Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Việt Trì

MỤC LỤC.1

PHẦN MỞ ĐẦU.7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.11

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) .11

1.1.1. Khái niệm NHTM: .11

1.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM:.11

1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) ,,,.12

1.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM.14

1.2.1. Khái niệm tín dụng: .14

1.2.2. Chức năng của tín dụng: .14

1.2.3. Các hình thức tín dụng:.16

1.2.4. Tín dụng ngân hàng: .16

1.2.5. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế: .18

1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM.19

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng.19

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.20

1.3.3 Các phương pháp nghiên cứu .21

1.4 Rủi ro tín dụng .22

1.4.1. Khái niệm về RRTD:.22

1.4.3 Nguyên nhân của RRTD:.24

1.4.4. Ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

và nền kinh tế xã hội:.25

1.5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.26

1.5.1. Đối với ngân hàng: .26

1.5.2. Đối với nền kinh tế: .26

1.5.3. Đối với người đi vay:.27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH VIỆT TRÌ.28

pdf74 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN VIỆT TRÌ 2.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội: MB được thành lập theo Quyết định số 0054/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/9/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/9/1994, số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với định hướng chủ yếu trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Cổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng công ty, Công ty và các Nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng. Ngay từ khi ra đời mục tiêu hoạt động của MB đã được xác định rõ là thực hiện hoạt động như một ngân hàng đa năng phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế và làm dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế. Qua 19 năm hình thành và phát triển, MB đã khẳng định được vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, liên tục giữ vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Vốn điều lệ đạt 10.625 tỷ VND với các cổ đông chính là Công ty vật tư công nghiệp Bộ quốc phòng (GAET); Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam; Tổng công ty xây dựng Trường Sơn; Công ty Tân Cảng; Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Vietcombank) và khoảng 7.000 cổ đông pháp nhân và thể nhân khác. Mạng lưới chi nhánh đạt trên 200 điểm giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Hiện MB có 05 công ty thành viên là Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS); Công ty Quản lý quĩ đầu tư Chứng khoán Hà nội (HFM); Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản(AMC); Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MB Land); Công ty bảo hiểm Quân đội (MIC). 29 Trong thời gian qua MB đã đạt được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế quan trọng như Sao vàng đất Việt, Thương hiệu mạnh Việt Nam, Giải thanh toán quốc tế. Trong những năm gần đây MB đã đạt được những kết quả khá ấn tượng. Qua các con số cho thấy sự an toàn và ổn định trong hoạt động của MB, tuy nhiên đứng trên một gốc độ hiệu quả cho thấy sự thận trọng trong hoạt động kinh doanh của MB, mức dư nợ cho vay chỉ chiếm khoảng 70% tổng vốn huy động. Sự thận trọng này là điều kiện thuận lợi đối với MB trong thời gian thị trường tài chính ngân hàng gặp khủng hoảng vừa qua, khi mà phần lớn các ngân hàng đều gặp khó khăn về tỷ lệ thanh khoản. Nhiệm vụ đặt ra cho MB chính là việc cân đối giữa sự an toàn và tính hiệu quả trong mọi điều kiện hoàn cảnh của thị trường. MB cũng xác định mục tiêu của mình là trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào: khách hàng doanh nghiệp có truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn; tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân; mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn; phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư và liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh. Về kế hoạch phát triển trong tương lai, bên cạnh yếu tố tăng trưởng, MB chú ý nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả. MB sẽ tiếp tục tái cơ cấu , hoàn thiện mô hình tổ chức hướng tới khách hàng và quản trị rủi ro. Đồng thời MB cũng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Về dài hạn MB thực hiện kế hoạch tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động, tăng cường hợp tác, liên minh đồng thời đa dạng hoá hoạt động để trở thành một tập đoàn đa năng trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính - bảo hiểm. 30 2.1.2 Sự ra đời và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Việt Trì: MB CN Việt Trì được thành lập theo Quyết định số 158/QĐ-NHQĐ-HĐQT ngày 27/6/2006 của Hội đồng quản trị MB, là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc MB. MB CN Việt Trì được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh Tây bắc. Từ khi ra đời, MB đã chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu đặc điểm khách hàng trên địa bàn, đưa ra các sản phẩm vừa mang phong cách của Ngân hàng Quân đội vừa phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, MB CN Việt Trì cũng từng bước mở rộng quy mô hoạt động, cùng với hệ thống MB, không ngừng áp dụng những công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ. Tính đến nay MB CN Việt Trì đã thành lập 4 phòng giao dịch trên địa bàn, tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng là gần 600 pháp nhân và trên 28.400 thể nhân. Kế hoạch đặt ra cho MB CN Việt Trì là trở thành một trong 3 ngân hàng đứng đầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với thị phần khoảng 10% vào cuối năm 2015, từ đó nâng cấp trở thành ngân hàng cấp vùng, quản lý các tỉnh khu vực Tây Bắc. Trước mắt trong năm 2012 đạt quy mô 1.100 tỷ huy động vốn, 750 tỷ dư nợ và đạt lợi nhận trên 11 tỷ đồng. 31 2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại MB CN Việt Trì 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI CN VIỆT TRÌ 2.2.1 Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của CN Việt Trì 2.2.1.1. Phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên thị trường. MB luôn xác định huy động vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ. Bởi muốn cho vay được phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là Ban giám đốc Phòng Dịch vụ khách hàng Bộ phận QLTD Phòng KHDN Phòng KHCN Phòng Hồ trợ Phòng giao dịch Phú Hộ Phòng giao dịch Nam Việt Trì Phòng giao dịch Đền Hùng Quỹ tiết kiệm Lâm Thao 32 chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay... Huy động vốn được xem xét trên các yếu tố sau: Quy mô huy động: Tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng huy động vốn tại MB CN Việt Trì đã có những thành quả đáng kể. Huy động vốn năm 2011 đạt 1.081 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.245 tỷ đồng và 6 tháng năm 2013 đạt 1.351 tỷ đồng. Huy động vốn năm 2012 tăng 15% so với năm 2011, huy động 6 tháng năm 2013 tăng 8,5% so với năm 2012 Biểu đồ 2.1 Diễn biến huy động vốn của MB CN Việt Trì Đơn vị: tỷ đồng 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2011 2012 30/06/2013 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011; 2012; 6 tháng 2013 - MB CN Việt Trì) Khi mà các sản phẩm về huy động vốn giữa các Ngân hàng hầu như không có sự khác biệt thì trong năm 2013 để đạt được thành quả trên là do MB CN Việt Trì đã làm tốt công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng, thông qua nhiều hình thức như báo, đài, băng rôn, tờ rơi.... Đưa ra nhiều các chương trình khuyến mãi như tặng quà cho khách hàng nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm có ý nghĩa. Đặc biệt MB CN Việt Trì đã rất chú trọng phong cách giao dịch đối với khách hàng đổi mới phương châm phục vụ: nhanh chóng, thuận tiện, văn minh, lịch sự, thể hiện phong cách phục vụ mang tính 33 chuyên nghiệp tạo được lòng tin đối với khách hàng. Có các chính sách chăm sóc khách hàng như: huy động tại nhà, thu tiền ngoài giờ .... Qua phân tích cho thấy quy mô huy động vốn của MB CN Việt Trì không có sự ổn định, mặc dù nguyên nhân là do vấn đề khủng hoảng kinh tế, ngân hàng và do chính sách chung của MB. Việc không ổn định của nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Cơ cấu vốn huy động: Bảng 2.1 Huy động vốn của MB CN Việt Trì Chỉ tiêu /Năm 2011 2012 6 tháng 2013 I. Phân theo đối tượng huy động 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 250 tỷ đồng 255 tỷ đồng 210 tỷ đồng Tỷ trọng so với tổng nguồn 23% 21% 16% 2. Tiền gửi dân cư 831 tỷ đồng 990 tỷ đồng 1.141 tỷ đồng Tỷ trọng so với tổng nguồn 77% 79% 84% II. Phân theo thời hạn huy động 1. Tiền gửi không kỳ hạn 175 tỷ đồng 198 tỷ đồng 160 tỷ đồng Tỷ trọng so với tổng nguồn 16% 16% 12% 2. Tiền gửi có kỳ hạn 906 tỷ đồng 1.047 tỷ đồng 1.191 tỷ đồng Tỷ trọng so với tổng nguồn (%) 84% 84% 88% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011; 2012; 6 tháng 2013 - MB CN Việt Trì) Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi của dân cư tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng cao. Song nguồn vốn này khá nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, tức là khách hàng gửi tiền đã có sự tính toán trước. Chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi thì có thể tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này cho thấy các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau gay gắt và quyết liệt. Khi lãi suất huy động giữa các Ngân hàng tương đương nhau thì việc nâng cao chất lượng phục vụ, bố trí 34 mạng lưới thuận tiện đáp ứng kịp thời nhu cầu gửi và lĩnh tiền của Ngân hàng là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, mức độ tăng trưởng không ổn định. Đây thường là nguồn tiền gửi lãi suất huy động loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. MB- Việt Trì cần tích cực tìm kiếm và chăm sóc các khách hàng thường xuyên có vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội. Phần tiền gửi này có giảm mạnh trong năm 2013 do tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng lên, các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của mình. Nguồn vốn huy động loại không kỳ hạn tương đương với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, vì các tổ chức kinh tế thường gửi không kỳ hạn để đảm bảo sự chủ động về nguồn vốn khi cần thiết, trong khi các cá nhân đều gửi có kỳ hạn để mang lại được lợi ích kinh tế. Qua đó ta thấy tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của MB CN Việt Trì, phần tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng. Xét về tính lâu dài và ổn định thì cơ cấu huy động vốn của MB CN Việt Trì tương đối tốt, sự ổn định cao. 2.2.1.2 Phân tích, đánh giá hoạt động cho vay Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại thì 2 khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay. Mức độ sinh lời và chất lượng ở khâu cho vay sẽ quyết định đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động và mức độ huy động và cơ cấu nguồn vốn sẽ quyết định đến danh mục tín dụng của một ngân hàng thương mại. Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, hoạt động cho vay của MB CN Việt Trì đã không ngừng mở rộng, dư nợ năm 2011 35 của MB CN Việt Trì đạt 710 tỷ đồng, năm 2012 đạt 750 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 770 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2012. Biểu đồ 2.2 Diễn biến dư nợ của MB CN Việt Trì Đơn vị: tỷ đồng 680 700 720 740 760 780 2011 2012 30/06/2013 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011; 2012; 6 tháng 2013 - MB CN Việt Trì) Để đạt được sự ổn định tương đối, mức dư nợ của một chi nhánh cần đạt được khoảng 800 tỷ. Để đạt được định hướng phát triển đến năm 2015 chiếm thị phần 10% thì tốc độ tăng trưởng như vậy là thấp. Với mức tổng dư nợ trên toàn tỉnh Phú Thọ đến 30/6/2013 là 20.100 tỷ đồng, dự kiến đến hết năm 2015 khoảng 25.000 tỷ đồng, để đạt thị phần 10%, MB CN Việt Trì cần có mức tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 180%. Như vậy nhiệm vụ đặt ra cho MB CN Việt Trì là mở rộng quy mô tín dụng tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an toàn hiệu quả. 2.2.1.3 Phân tích, đánh giá các hoạt động khác Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận gửi và cho vay, hiện nay các Ngân hàng thương mại đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đó là xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại. Nắm được xu thế phát triển chung đó, MB đã từng bước ứng dụng các thành 36 tựu của khoa học-công nghệ hiện đại cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động. Về dịch vụ thanh toán Nhờ việc ứng dụng công nghệ mới về thông tin, chất lượng thanh toán được tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện bảo đảm an toàn, chính xác. Năm 2012, cùng với hệ thống MB, MB CN Việt Trì đã chính thức hoàn thành chương trình hiện đại hoá công nghệ thông tin, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, quản lý dữ liệu từ đó thu hút được nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch làm tăng phí dịch vụ cho ngân hàng. Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu MB là một trong những Ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình thanh toán quốc tế của các Ngân hàng nước ngoài với việc xây dựng trung tâm thanh toán, tại các chi nhánh chỉ thành lập các bộ phận tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Tuy mới thành lập nhưng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB CN Việt Trì cũng đạt được kết quả khả quan, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 3.280.000 USD, năm 2012 đạt 12.060.000 USD, 6 tháng năm 2013 đạt 22,29 triệu USD. Nhiều L/C có giá trị cao được mở và thanh toán qua MB CN Việt Trì. Việc thanh toán xuất nhập khẩu và thực hiện chuyển tiền được thực hiện thuận tiện, đảm bảo đúng hạn và đúng với thông lệ quốc tế. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khích lệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB CN Việt Trì năm 2011 đạt tổng giá trị mua bán là 1,5 triệu USD, năm 2012 đạt 25 triệu USD và 6 tháng năm 2013 đạt 35,039 triệu USD. Cùng với việc đáp ứng đủ 37 nhu cầu của khách hàng đặc biệt là đáp ứng tốt cho những khách hàng truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn mang lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng. 2.2.1.4 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh MB CN Việt Trì là một trong những Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn đạt được kết quả kinh doanh khá cao so với quy mô hoạt động. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh tại MB CN Việt Trì Đơn vị: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Thu nhập: 308.147 192.549 111.813 - Thu từ h/động tín dụng 306.424 190.326 110.043 - Thu từ k/doanh ngoại tệ 900 1.123 870 - Thu khác 850 1.100 900 Chi phí: 298.258 185.992 102.368 Lãi trước thuế 9.889 6.557 9.445 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011; 2012; 6 tháng 2013 - MB CN Việt Trì) Lợi nhuận của MB CN Việt Trì trong năm 2012 đã giảm ~ 34% so với năm 2011. Điều này là khủng hoảng kinh tế làm nợ xấu của các ngân hàng tăng cao Qua phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của MB CN Việt Trì nhận thấy, để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra MB CN Việt Trì cần chú trong vào việc phát triển quy mô cả về huy động vốn và hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy đã có một số thành công nhưng cần phải tìm các giải pháp để phát triển hơn nữa, nhất là trong công tác tín dụng khi đây là một địa bàn có nhiều tiềm năng để khai thác, vấn đề đặt ra là MB CN Việt Trì phải phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp cho từng đối tượng cụ thể. 38 2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội CN Việt Trì 2.2.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Bảng 2.3: Chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng nguồn vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 30/06/2013 Tổng dư nợ 710 750 770 Tổng ngồn vốn 1.263 1.358 1.532 Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn 56% 55% 50% Chỉ tiêu Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn cho thấy tỷ trọng cho vay trên tổng nguồn vốn của MB CN Việt Trì đang có xu hướng giảm. Điều này cần phải được cải thiện trong thời gian tới để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.2.2.2 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên vốn huy động Bảng 2.5: Chỉ tiêu tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 30/06/2013 Tổng dư nợ 710 750 770 Tổng ngồn vốn huy động 1.081 1.245 1.532 Tổng dư nợ/ tổng NV huy động 56% 55% 50% Chỉ tiêu này thấy tỷ trọng cho vay trên tổng nguồn vốn huy động của MB CN Việt Trì đang có xu hướng giảm. Điều này là do hoạt động huy động vốn của MB CN Việt Trì đang làm khá tốt trong khi hoạt động cho vay chưa tăng trưởng kịp với tốc độ tăng trưởng của việc huy động vốn. Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động tín dụng của MB CN Việt Trì đang không được tốt, trong thời gian tới cần có chính sách để tăng trưởng về qui mô của hoạt động tín dụng. 39 2.2.2.3 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ Bảng 2.6: Chỉ tiêu nợ xấu/Tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 30/06/2013 Tổng dư nợ 710 750 770 Nợ xấu 12 25 32 Nợ xấu/ tổng dư nợ 1,7% 3,3% 4,2% Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng tín dụng của MB CN Việt Trì đang đi xuống, điều này là do khủng hoảng kinh tế chung chưa có dấu hiệu hồi phục. Chi nhánh cần không để phát sinh thêm nợ xấu mới và tập trung xử lý triệt để các khoản nợ xấu đã phát sinh. Cố gắng giảm tỷ lệ nợ xấu xuống <3% trong năm 2013 2.2.2.4 Chỉ tiêu hệ số thu nợ Bảng 2.7: Chỉ tiêu hệ số thu nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 30/06/2013 Doanh số thu nợ 1.633 2.109 933 Doanh số cho vay 1.614 1.866 876 Hệ số thu nợ 101% 113% 106% Chỉ tiêu này cho thấy tình hình thu nợ của MB CN Việt Trì là có thể chấp nhận được, khách hàng của chi nhánh vẫn có ý thức trả nợ khá tốt 2.2.2.5 Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.8: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 30/06/2013 Doanh số thu nợ 1.633 2.109 933 Dư nợ bình quân 650 730 760 Hệ số thu nợ (vòng) 2,5 2,9 1,2 40 Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ quay vòng các khoản vay của MB CN Việt Trì là tốt, các khoản vay ngắn hạn đang quay vòng nhanh đảm bảo an toàn của hoạt động tín dụng 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng 2.2.3.1 Nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn, nhiều bất ổn - Các ngân hàng vẫn đang bị cuốn vào cuộc chạy đua lãi suất và tăng trưởng tín dụng - Khách hàng thiếu khả năng quản trị tài chính, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh - Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chậm sửa đổi 2.2.3.2 Nhân tố chủ quan - Chính sách tín dụng của MB nói chung còn nhiều bất cập - Chi nhánh vẫn chưa chú trọng đúng mức cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh - Việc phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong chi nhánh còn chưa tốt; thủ tục luân chuyển hồ sơ còn rườm rà nên việc giải ngân còn chậm trễ khiến khách hàng phàn nàn - Chất lượng thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh chưa cao - Năng lực và kinh nghiệm của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế - Công tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất lượng. 2.3 Tóm lược nội dụng và nhiệm vụ của chương 3 Qua các nội dung về tình hình thực tế về hoạt động kinh doanh của MB nói chung và của MB CN Việt Trì nói riêng đã đạt được nhiều thành công, hoạt động có sự tăng trưởng tốt, đạt hiệu quả tuy nhiên yếu tố còn thiếu chính là tốc độ phát triển cũng như quy mô hoạt động cần phải chú trọng hơn nữa. 41 Vấn đề này đã được MB cũng như MB CN Việt Trì xác định rõ ràng và coi đây là chiến lược trong thời gian tới của mình. Về công tác tín dụng tại MB CN Việt Trì đã có sự phát triển tốt và đạt được những kết quả cao nhưng để đạt mục tiêu đề ra thì nhiệm vụ của MB CN Việt Trì là cần phải đẩy mạnh phát triển tín dụng, tăng trưởng hơn nữa về quy mô đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, an toàn và hiệu quả. Trong công tác tín dụng thì nổi bật các vấn đề quan tâm là tín dụng ngắn hạn, tín dụng đối với khách hàng cá nhân và công tác thẩm định tín dụng. Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và khá ổn định trong tổng hoạt động tín dụng cả về các chỉ tiêu dư nợ hay thu nhập. Tín dụng ngắn hạn đã góp phần lớn tạo nên thành công cho công tác tín dụng tại MB CN Việt Trì, hiệu quả tín dụng của MB CN Việt Trì phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên tín dụng ngắn hạn vẫn còn bộc lộ những điểm yếu như: trong xem xét cho vay chưa xây dựng chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chưa áp dụng các sản phẩm mới để thu hút khách hàng, vấn đề quản lý khách hàng chưa được sát sao, chặt chẽ.... từ đó không những không đạt được sự tăng trưởng như kỳ vọng, các yếu tố đó còn làm giảm hiệu quả tín dụng, phát sinh nợ xấu. Đối với cho vay khách hàng cá nhân, MB CN Việt Trì hiện đang chú trọng vào phát triển đối tượng này và cũng đã tạo được những thành công nhất định như tốc độ tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thu nhập đạt được khá cao, tuy nhiên vẫn có những hạn chế đó là: trong khâu xem xét đánh giá cho vay chưa có một chính sách cụ thể phù hợp, việc quản lý khách hàng chưa có một quy chế cụ thể ngoài ra việc phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ đi kèm nhằm tăng thu dịch vụ chưa được chú trọng thực hiện và đặc biệt vấn đề nổi cộm là hiệu quả tín dụng không tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn khá cao, điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng nói chung của MB CN Việt Trì. 42 Công tác thẩm định tại MB CN Việt Trì hiện nay chưa được quan tâm nhiều, hiện chưa có quy trình riêng đồng thời thực hiện theo những nội dung trong quy trình cho vay đã được xây dựng cách đây 5 năm dẫn đến có nhiều nội dung chỉ mang tính định hướng, chung chung, chưa thể hiện rõ những nội dung quan trọng cần phải đánh giá. Qua kết quả các cuộc thanh tra cho thấy công tác thẩm định tín dụng còn nhiều sai sót. Cả hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng là quy trình nghiệp vụ và nhân tố con người đều có nhiều hạn chế. MB CN Việt Trì tuy đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng đối với hiệu quả tín dụng nhưng chưa có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác này. Từ những lý do trên, vấn đề đặt ra là cần phải đưa ra 3 giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng tại MB CN Việt Trì. Thứ nhất là nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn, thứ hai là nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại MB CN Việt Trì. Đây là nhiệm vụ chính của chương 3 cần phải giải quyết. 43 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH VIỆT TRÌ. 3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ CỦA MB TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong giai đoạn tới: Ngành ngân hàng trong giai đoạn tới gặp rất nhiều thánh thức do Việt Nam đã gia nhập WTO và chuẩn bị gia nhập TTP. Khi gia nhập WTO thị trường ngân hàng có hai nội dung chính liên quan đó là: thứ nhất, từ ngày 01/4/2007 các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cùng với một số điều kiện nhất định về vốn và an toàn; Thứ hai, các ngân hàng nước ngoài được phép mua tối đa 30% cổ phần của các ngân hàng nội địa. Thựa tế đến nay đã có Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế đặc biệt trong các các sản phẩm dịch vụ tài chính đòi hỏi công nghệ cao, cần nhiều thông tin và nhiều kinh nghiệm hoạt động như kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ hoặc thẩm định các dự án đầu tư có quy mô tài chính lớn, thẩm định giá.... và một đặc điểm tạo nên lợi thế cho ngân hàng nước ngoài là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nào thì là thị trường của ngân hàng nước đấy, trong khi Việt Nam đang có thị trường đầu tư nước ngoài rất lớn. Về thông lệ và đặc thù hoạt động của ngân hàng nước ngoài việc cho vay không cần có tài sản thế chấp, miễn là khách hàng có phương án kinh doanh khả thi và thực hiện đúng quy định trong giao dịch, họ hướng đến thu phí dịch vụ và bán chéo sản phẩm nhiều hơn. Lãi suất cho vay cạnh tranh hơn hẳn, không thế chấp, giảm thiểu thủ tục hành chính.... đây chính là tâm lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn. 44 Tuy nhiên, ngân hàng nước ngoài cũng vấp phải khó khăn đó là mạng lưới và nguồn nhân lực còn hạn chế, họ chưa có nhiều am hiểu về con người Việt Nam, thói quen, tập tục, sinh hoạt của người Việt Nam. Để khắc phục vấn đề này ngân hàng nước ngoài lại lựa chọn hình thức trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng nội địa. Nhưng ngược lại các ngân hàng trong nước lại có cơ hội để nâng cao năng lực, khả năng quản trị điều hành. Còn đối với các ngân hàng thương mại trong nước, qua thời gian vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động đã bộc lộ việc quản lý và kinh doanh tài chính ngân hàng còn nhiều bất cập. Khi có biến cố thị trường tất cả đều bị động chạy theo. Công cụ và kiểm soát quản trị rủi ro có không ít vấn đề. Các ngân hàng thương mại nhỏ bộc lộ ít nhiều điểm yếu về tính thanh khoản. Và có thể nói, đây chính là điểm yếu nhất. Nguyên nhân cốt lõi là năng lực quản trị các cấp còn yếu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272836_961_1951770.pdf
Tài liệu liên quan