Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên xu hướng không ổn định của các chỉ tiêu cho thấy mặc dù hoàn thành tốt kế hoạch song cảng lại không tạo được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh dẫn tới có những năm điển hình là năm 99 các chỉ tiêu tăng vượt trội sau đó lại giảm. Bên cạnh những mặt hàng bốc xếp chính là than, thức ăn gia súc bốc dỡ qua cảng tăng về sản lượng vẫn còn một số mặt hàng như xi măng, cát vàng đều giảm. Năm 97 lượng xi măng qua cảng là 99.487 tấn, năm 98 giảm xuống 91.471 tấn thì đến năm 99 chỉ còn 36.639 tấn. Nguyên nhân chính là do các đại lý cấp I của các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Chinfon,. đã thay đổi phương thức vận tải từ vận chuyển bằng xà lan sang vận chuyển bằng ôtô cho nên dẫn tới tình trạng số lượng mặt hàng này giảm hẳn
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của cảng Khuyến Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố doanh nghiệp phát triển lên quy mô lớn, thu hút nhiều lao động và kinh doanh có hiệu quả trong đó phải kể đến các doanh nghiệp như cảng Hà nội, cảng Phà đen, công ty vận tải Sông Hồng, công ty vận tải Thăng Long là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cảng Khuyến Lương. Hầu hết các cảng do tư nhân quản lý chỉ có số lao động dưới 100 người được huy động từ những người ngoại tỉnh về Hà nội tìm việc làm, thiết bị bốc dỡ thô sơ dựa trên sức lao động là chính cho nên cước phí rất thấp, thu hút được các chủ hàng có quy mô nhỏ, vốn ít. Còn lại các cảng nhà nước do phải thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí quản lý nên giá cước phí cao không có lợi trong cạnh tranh. Đây là vấn đề nan giải cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ phía các cơ quan nhà nước.
Thị trường vận tải và kinh doanh vật liệu đối với cảng Khuyến Lương được trải rộng trên nhiều địa bàn phía Bắc như Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,...trong đó lớn nhất phải kể đến là Hà Nội. Riêng tại Hà Nội một số công trình lớn sắp được xây dựng như cầu Thanh Trì, các khu nhà ở phía Nam Thành Công,...thu hút rất nhiều đối với lĩnh vực vận chuyển, kinh doanh vật liệu. Bởi vậy triển vọng mở rộng quy mô sản xuất là rất lớn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cảng Khuyến Lương cũng có những lợi thế lớn là cảng duy nhất bốc dỡ các mặt hàng, mã hàng siêu trường, siêu trọng có trọng tải hơn 30 tấn như container... Khả năng tăng lĩnh vực này rất lớn nguyên nhân là do nhà nước đang đầu tư, xây dựng mới nhiều công trình như nhà máy thuỷ điện Yaly, nhà máy điện Nga sơn,..hầu hết các thiết bị đều nhập khẩu qua cảng Hải phòng và được đưa về Hà nội và chuyển đến chân công trình. Hiện nay cảng đang có kế hoạch mở rộng quy mô đón nhận các tầu có trọng tải từ 300 đến 1000 tấn ra vào cảng cho nên cơ hội kinh doanh mở ra rất lớn song khó khăn vẫn còn nhiều cụ thể là phải đầu tư, tân trang lại thiết bị công nghệ,... để làm giảm giá thành bốc dỡ có như thế thì mới có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh và khai thác triệt để các thị trường hiện tại, mở rộng thị trường tiềm năng.
3.Đặc điểm về tài sản cố định và máy móc thiết bị.
Tài sản cố định được đánh giá theo hai cách: phân theo nguồn vốn và phân theo tiêu thức. Nếu theo nguồn vốn tổng giá trị tài sản bao gồm tài sản cố định ngân sách cấp, TSCĐ vay ngân hàng và TSCĐ do các nguồn vốn khác hoặc tự bổ xung và được phản ánh ở bảng sau
Biểu 4: TSCĐ phân phối theo nguồn vốn
đvị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Nguyên
Giá
Đã khấu
hao
Còn lại
Nguyên
Giá
Đã khấu
hao
Còn lại
TSCĐ ngân sách cấp
7.083,087
1.543,206
5.539,881
7.156,617
1.977,001
5.177,517
TSCĐ vay ngân hàng
852,348
752,864
991,843
1.170,168
664,177
505,991
TSCĐ tự bổ sung
2.174,655
493,935
1.608,72
3.797,817
749,346
3.051,085
Tổng
10.110,09
2.790,025
7.320,085
12.124,622
3.390,574
8.734,647
Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính
Từ biểu 4 ta thấy trong tổng giá trị tài sản tỷ trọng của TSCĐ ngân sách cấp chiếm đa số, TSCĐ từ nguồn vốn tự bổ sung chỉ chiếm khoảng 1/5, nếu so sánh với mặt bằng chung thì con số trên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn. Nếu xem xét về TSCĐ phân theo tiêu thức thì tổng giá trị TSCĐ bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị công tác, phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ văn phòng được cho trong bảng sau.
Biểu 5: TSCĐ phân theo tiêu thức
đvị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Ngiá
Đã k.hao
Còn lại
Ngiá
Đã k.hao
Còn lại
Nhà cửa vật KT
7202,766
700,654
6502,112
8430,219
1053,741
7376,487
Máy móc t.bị
1737,947
1294,850
488,097
2504,328
1820,915
683,413
Phương tiện v.tải
960,630
696,231
264,319
964,254
364,324
617,930
Thiết bị d.cụ vp
208,748
144,789
63,959
95,859
42,428
57,431
Tổng
10110,091
2791,524
7318,567
12124,622
3390,574
8734,647
Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính
Nhận xét chung: máy móc thiết bị của cảng hiện nay hầu hết đều đã quá cũ nát do sử dụng từ khi bắt đầu thành lập cuối những năm 80 đầu những năm 90, hỏng hóc phải sửa chữa lớn rất nhiều, các máy xúc, máy cẩu đều là của Liên Xô cũ được điều chuyển từ XNLH về, và đã sắp hết khấu hao do vậy năng suất rất thấp làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Nếu cảng muốn tạo uy tín đối với khách hàng dựa trên thời gian và tốc độ phục vụ thì cần phải chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư mua sắm thiết bị dùng cho sản xuất, có như vậy mới nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Đặc điểm về vốn.
Biểu 6 cho ta thấy nguồn vốn vay của cảng ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng. Năm 1998 nợ vay chỉ chiếm 29,76% tổng vốn kinh doanh, năm 1999 chiếm 38,74% tăng hơn so với 1998 xấp xỉ 10% đến năm 2000 đã tăng lên 49,77%. Sở dĩ có hiện tượng trên vì tốc độ tăng của tổng nguồn vốn chậm hơn tốc độ tăng của nợ vay.
Biểu 6: cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Lượng (tr.đồng)
%
Lượng (tr.đồng)
%
Lượng (tr.đồng)
%
+Nợ phải trả
3028,636
29,76
4416,050
38,74
6903,372
49,77
-Nợ ngắn hạn
2756,886
27,09
3513,200
30,82
5637,852
40,64
-Nợ dài hạn
755,400
6,63
1205,370
8,69
-Nợ khác
271,750
2,67
147,450
1,29
60,150
0,44
+Vốn chủ sở hữu
7148,096
70,24
6982,977
61,26
6967,176
50,23
Tổng cộng
10176,732
11399,027
13870,548
Nguồn: bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính.
Cũng theo đó mà tỷ trọng của vốn chủ sở hữu ngày càng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy khả năng độc lập về vốn ngày càng kém đi, lãi suất vay sẽ trở thành một sức đè đối với tăng trưởng của hiệu quả kinh doanh. Trong cơ cấu vốn vay nợ ngắn hạn ngày càng chiếm đa số, điều này có lợi cho hiệu vì chi phí vốn vay ngắn hạn thấp hơn vốn vay dài hạn nhưng đây lại là nguồn vốn không ổn định.
Riêng đối với nguồn vốn chủ sở hữu sự thay đổi qua các năm được thể hiện trong bảng sau đây:(biểu 7)
Từ biểu 7 ta nhận thấy nguồn vốn kinh doanh có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng rất chậm, năm 1999 chỉ tăng so với 1998 là 72,141 triệu đồng năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 208,035 triệu đồng, con số này không đáng kể so với số tăng của nợ vay như đã nêu trên. Bởi vậy cảng cần có những biện pháp hữu hiệu để làm thay đổi tình hình, giữ vai trò tự chủ về vốn.
Biểu 7: Tình hình thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu
đvị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
I.NV kinh doanh
6836,285
6516,477
6724,512
1.NSNN cấp
6308,027
6102,803
6130,803
2.Tự bổ sung
538,258
395,674
593,709
3.Vốn liên doanh
4.Điều chuyển nội bộ
II. Các quỹ
114,377
78,210
88,061
1.Quỹ phát triển kd
85,102
77,961
77,961
2.Quỹ dự phòng
3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
29,225
10,249
10,1
III.NV đầu tư XDCB
198,035
198,034
198,035
Tổng
6756,147
6802,721
6812,572
Nguồn : thuyết minh báo cáo tài chính.
Đặc điểm về lao động.
Số lượng lao động của cảng được phân bổ như sau:
Biểu 9: Bảng phân bổ lao động
Chỉ tiêu
Nhu cầu LĐ
Số lao động thực tế
Tổng
Khai thác cảng
KD cát
Vận tải
XDCB
KD khác
LĐ trực tiếp
152
73
42
24
17
5
178
LĐ phục vụ
76
37
16
12
8
3
76
LĐ gián tiếp
30
15
6
5
3
1
30
Tổng số
258
125
64
41
28
9
267
Nguồn: bảng cơ cấu lao động
Biểu 9 cho thấy tổng số lao động của cảng cần cho hoạt động kinh doanh là 258 người trong khi đó theo thống kê của phòng nhân chính thì tổng số lao động lên đến 267 người theo danh sách năm 2000. Như vậy cảng đã giảm bớt số lao động dôi dư nhằm đạt hiệu quả trong sử dụng lao động song vẫn chưa triệt để vì vẫn còn một lượng nhỏ lao động dư thừa. Trong cơ cấu lao động như trên ta có thể xác định được số lao động trực tiếp là 178 người chiếm 58,91%, số lao động phục vụ là 76 người chiếm 29,46%và số lao động gián tiếp là 30 người chiếm 11,63%, cơ cấu trên chưa phải là một cơ cấu hợp lý bởi vì số lao động phục vụ bằng một nửa số lao động trực tiếp. Do vậy có thể kết luận là mặc dù cảng đã xây dựng kế hoạch sử dụng tối ưu song vẫn chưa đem lại hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do việc kinh doanh không ổn định đã dẫn tới việc xây dựng kế hoạch lao động được tiến hành trong trạng thái động.
Về trình độ quản lý, với 276 lao động bao gồm xấp xỉ 70 lao động quản lý chiếm tỷ lệ 25,36% là quá lớn so với tình hình thực tế tại cảng dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.
Biểu 10: Cơ cấu trình độ chuyên môn năm 2001.
Chỉ tiêu
Số lượng
%
Đại học, cao đẳng
46
17,23
Trung cấp
23
8,61
Công nhân kỹ thuật
177
66,29
Lao động phổ thông
6
2,25
Còn lại
15
5,62
Tổng
267
Nguồn: phòng nhân chính.
Biểu 10 cho thấy tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm cao nhất 66,29% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 17,23%, đây là con số đáng khích lệ vì trong những năm tới con số này có thể sẽ còn tăng do một số cán bộ công nhân viên của cảng đang theo học những khoá đào tạo tại chức, chuyên tu nâng cao tay nghề.
Tóm lại với tuổi đời bình quân của cán bộ công nhân viên trong khoảng từ 30-35 có thể nói cảng đang sở hữu một lực lượng lao động tương đối trẻ, trình độ công nhân ở mức trung bình trở lên, đây sẽ là một động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nếu cảng có các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng hợp lý và có sự kế thừa kinh nghiệm của các lao động giỏi, kỹ năng cao.
Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Khác với những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, nguyên vật liệu không đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến giá thành. ở đây nguyên, nhiên vật liệu chỉ có tính chất làm năng lượng để chạy thiết bị: ôtô, tầu vận tải, máy xúc, tầu hút, đầu kéo,… chủ yếu là xăng và dầu Diezen nên tỷ trọng của nó không cao trong tổng chi phí kinh doanh. Tỷ trọng của nó được xác định ở bảng sau:(biểu 11)
Từ biểu 11 ta thấy chi phí nguyên, nhiên vật liệu chỉ chiếm trên dưới 10% tổng chi phí sản xuất kinh doanh , năm 1998 tỷ trọng này đạt 8,25%, năm 1999 tăng lên 13,43% đến năm 2000 lại giảm còn 10,26%. Trong khi đó chi phí vận chuyển bốc xếp thuê ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt trên 30% tổng chi phí. Tuy nhiên mặc dù chi phí nguyên vật liệu không là nhân tố chính quyết định đến tổng chi phí sản xuất kinh doanh song doanh nghiệp vẫn đang cố gắng từng bước hạ thấp chi phí này nhằm tăng lợi nhuận. Trong quá trình thực hiện cảng luôn bám sát thực tế sản xuất tính toán và đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý, công tác quản lý vật tư cũng rất được chú trọng nhằm hạn chế những hao phí có ảnh hưởng đến tài chính cho doanh nghiệp.
Biểu 11: Chi phí SXKD theo yếu tố
Đvị tính: triệu đồng
Yếu tố chi phí
1998
1999
2000
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
1.CP NVL
1230,435
8,52
1583,118
13.43
1504,279
10,26
2.CP nhân công
1771,054
11,87
2074,457
17,6
2678,005
18,27
3.CP KHTSCĐ
496,102
3,33
523,187
4,44
736,408
5,02
4.CP v/c, bốc xếp thuê ngoài
7289,309
48,86
3575,334
30,33
4981,004
33,97
5.Giá mua hàng hoá
1346,606
9,03
1485,422
12,6
2733,581
18,64
6.CP khác bằng tiền
2780,588
18,64
2548,001
21,61
2028,574
13,84
Tổng
14919,098
11789,513
14661,789
Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính.
Một số đặc điểm khác.
Ngoài những đặc điểm vừa nêu ra ở phần trên hiệu quả kinh doanh của cảng còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác:
Thứ nhất, là một doanh nghiệp nhà nước có nhiều lợi thế hơn trong việc ký hợp đồng vận chuyển, bốc dỡ bởi đa số các chủ hàng đều tin tưởng vào cảng. Trước khi xoá bỏ bao cấp lượng hàng hoá thông qua cảng rất ổn định vì cảng được ưu tiên về nguồn hàng và có sự sắp đặt từ cấp trên Hiện nay khi mà cơ chế bao cấp đã bị thay thế bởi cơ chế thị trường thì các nguồn hàng cũng bị cắt giảm. Cảng phải tự tìm khách hàng để đảm bảo công việc sản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ, công nhân có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy nhiên do cơ chế cũ đã hình thành nên thói quen bị động trong cung cách làm ăn của cảng đã dẫn đến các mối quan hệ cũ bị mất nó đã gây không ít khó khăn cho cảng trong việc nâng cao hiệu suất kinh doanh. Bên cạnh đó XNLH lại còn đang trong giai đoạn khôi phục lại và thoát ra khỏi bờ vực phá sản do vậy cảng không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía XNLH mà cảng phải tự mình xây dựng hướng đi, đưa mình nên tầm cao mới những yếu tố trên cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai là cơ sở hạ tầng, cảng nằm trên bờ phải sông Hồng cách trung tâm thành phố 15 km đây là khu vực tập trung khá nhiều cảng như cảng Phà Đen, cảng Hà Nội,… tổng diện tích đất sử dụng của cảng là 11 ha. Do vậy ngoài khu vực dành riêng cho cầu tầu, bến bãi, khai thác cát đen … cảng vẫn còn cho thuê 2 lô đất: một cho liên doanh sản xuất thức ăn gia súc Procon và một cho tư nhân thuê để kinh doanh cát, và thu từ hoạt động này hàng tháng lên đến 100 triệu đồng. Điều đó tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của cảng bởi bên cạnh việc cho Procon thuê đất cảng còn làm đại lý vận chuyển chính thức của họ với tổng sản lượng bốc dỡ khoảng 60 nghìn tấn/năm. Nhận thức được điều này cảng cũng rất chú trọng trong công tác giao dịch nhằm làm tăng mối quan hệ giữa cảng với nhà máy Procon để ký kết được những hợp đồng dài hạn. Thông qua đó nó tạo điều kiện nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
III. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Từ biểu 12 ta thấy một số chỉ tiêu đánh giá kết quả của cảng có xu hướng tăng như doanh thu thuần, tổng vốn kinh doanh, lợi nhuận sau thuế,.. điều này cho thấy công việc kinh doanh của cảng đã có dấu hiệu khả quan. Nếu so sánh với các đối thủ lớn như cảng Hà nội thì kết quả trên mới chỉ ở mức trung bình nhưng đây cũng là một ưu điểm của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu có xu hướng chững lại thậm chí còn giảm sút như chỉ tiêu vốn chủ sở hữu hay chỉ tiêu chi phí kinh doanh lại tăng lên. Điều này có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh doanh.
Biểu 12: phân tích hiệu quả tổng hợp
đvị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Lợi nhuận sau thuế
50,497
53,589
180,256
154,602
Doanh thu thuần
13707,212
14991,454
11954,252
14756,358
Lãi trả vốn vay
308
465
520
940,4
Tổng vốn kinh doanh
9593,399
10176,732
11399,027
13870,549
Vốn chủ sở hữu
6097,88
7148,096
6802,721
6812,572
CPKD theo yếu tố
12457,365
14919,098
11789,513
14661,789
Doanh lợi doanh thu (%)
0,368
0,357
1,507
1,048
Doanh lợi tổng vốn KD (%)
3,737
5,096
6,143
7,894
Doanh lợi vốn tự có (%)
0,821
0,75
2,56
2,269
HQKD theo chi phí (%)
0,405
0,359
1,529
1,054
Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo kết quả HĐKD
Theo kết quả tính toán ở biểu 12 ta có thể đánh giá về từng chỉ tiêu hiệu quả như sau:
*Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu:
Giá trị tổng doanh thu thuần các năm đều tăng từ 13707,212 năm 1997 lên 14756,358 năm 2000 (chỉ có năm 1999 tăng thấp nhất) điều này cho thấy cảng đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nâng cao doanh thu dẫn tới lợi nhuận từng bước được nâng cao. Khi so sánh doanh lợi doanh thu giữa các năm ta thấy:
Năm 1998 so với năm 1997 cảng bán được nhiều cát đen hơn làm cho khối lượng vận tải tăng theo vì vậy làm tăng thu nhập từ hai hoạt động vận chuyển và kinh doanh cát dẫn đến làm tăng doanh thu thuần. Lợi nhuận cũng tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nguyên nhân là do bên cạnh việc tăng doanh thu, một số chi phí khác của cảng cũng tăng như chi phí quản lý và đặc biệt là chi phí bán hàng vì tăng tiêu thụ vật liệu xây dựng, vận chuyển làm cho khối lượng nguyên, nhiên, vật liệu đều phải tăng. Trong khi phương tiện của cảng đã lạc hậu phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn làm cho chi phí của khoản mục này tăng lên. Ngoài ra cảng còn phải thuê thêm lực lượng bốc xếp từ bên ngoài với chi phí rất cao. Bên cạnh đó chi phí quản lý cũng tăng trong khi lãi từ hoạt động tài chính và lãi bất thường không thay đổi lớn. Điều này làm cho doanh lợi doanh thu có xu hướng giảm.
Năm 1999 so với năm 1998 do Cảng phải cạnh tranh với các cảng lân cận về khối lượng hàng hoá vận chuyển và bốc dỡ cũng như kinh doanh cát nên Cảng đã phấn đấu hạ giá thành xuống 3.278 triệu đồng tương đương với 23,57% trong đó đáng kể nhất là việc giảm chi phí vận chuyển bốc xếp thuê ngoài hơn 1/2 làm cho khoản mục này chỉ còn chiếm 30,33% tổng chi phí giảm 17% so với năm 1998 dẫn đến làm tăng lợi nhuận với tốc độ rất cao. Điều này cho thấy trong năm 1999 doanh nghiệp đã thành công trong việc bố trí lao động đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc tăng lợi nhuận. Tuy nhiên trong năm 1999 doanh thu thuần lại giảm rất thấp so với năm 1998 vì cảng phải cạnh tranh với một số cảng khác trong việc kinh doanh vật liệu xây dựng, vận chuyển. Mặt khác máy móc phương tiện của Cảng đều đã quá cũ nên năng suất lao động không cao, khối lượng hàng hoá thông qua cảng giảm. Cho nên mặc dù doanh lợi doanh thu tăng rất nhanh nhưng không ổn định.
Năm 2000 do không thành công trong việc hạ thấp các chi phí cần thiết dẫn tới tổng chi phí kinh doanh tăng trong đó chủ yếu là do việc tăng tiêu thụ mặt hàng vật liệu xây dựng nên tăng giá mua hàng hoá khoảng 1300 triệu đồng và chi phí vận chuyển bốc xếp thuê ngoài 1600 triệu đồng. Điều này làm cho lợi nhuận giảm, ngược lại doanh thu năm 2000 lại tăng do vậy doanh lợi doanh thu có giảm song vẫn đạt ở mức cao hơn so với hai năm 1997, 1998.
*Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh.
Doanh lợi vốn kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng điều này cho thấy doanh nghiệp sử dựng vốn kinh doanh ngày càng có hiệu quả. So sánh giữa các năm: vốn kinh doanh của Cảng tăng với tốc độ vừa phải nhưng do cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu thay đổi theo hướng tăng nợ vay, chủ yếu là vay ngắn hạn. Năm 1998 nợ phải trả chỉ chiếm 29,76% đến năm 2000 đã tăng lên 49,77% gần gấp đôi so với năm 1998. Do vậy hàng năm doanh nghiệp phải trích một khoản lớn để trả lãi và gốc vay. Đây là nguyên nhân chính làm cho doanh lợi vốn kinh doanh tăng. Ngoài ra còn do doanh nghiệp đã từng bước tăng cao lợi nhuận cho nên đây là ưu điểm mà Cảng cần phát huy.
*Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có
Năm 1998 so với năm 1997 doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm vì trong năm 1998 lượng vốn chủ sở hữu của Cảng đã tăng lên 1000 triệu đồng chủ yếu là do tăng các quỹ và nguồn vốn tự bổ sung, chỉ tính riêng việc trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi đã tăng gấp hai lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất chú trọng trong việc tăng lượng vốn tự có bằng chính khả năng của mình nhằm chủ động về vốn để mở rộng quy mô vốn. Mặt khác lợi nhuận năm 1998 có tăng so với năm 1997 song không đáng kể chỉ tăng khoảng 3 triệu đồng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của vốn rất nhiều làm cho doanh lợi vốn tự có giảm.
Năm 1999 vốn chủ sở hữu của cảng đã giảm khoảng 300 triệu đồng so với năm 1998 chủ yếu là do vốn tự bổ sung giảm trong khi đó lợi nhuận của cảng lại tăng rất mạnh vì sản lượng bốc xếp qua cảng tăng, việc tiêu thụ cát xây dựng tốt, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng cả hai đường thuỷ và bộ đều tăng dẫn đến làm tăng doanh lợi vốn tự có.
Năm 2000 so với năm 1999 chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt ở mức cao hơn so với năm 1997, 1998. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng do Cảng được cấp thêm ngân sách và tăng trích nộp các quỹ. Bên cạnh đó do việc tiêu thụ các mặt hàng VLXD tăng làm tăng chi phí mua hàng và chi phí thuê ngoài dẫn đến làm giảm lợi nhuận kéo theo sự giảm của doanh lợi vốn tự có.
*Hiệu quả kinh doanh theo chi phí:
Năm 1998 chi phí kinh doanh tăng hơn 2000 triệu đồng chủ yếu là doviệc tăng chi phí vận chuyển bốc xếp thuê ngoài và chi phí nhân công, bên cạnh đó cảng đã không quản lý chặt chẽ chi phí khác làm phát sinh tăng gần 700 triệu đồng. Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh theo chi phí.
Năm 1999 do có sự cạnh tranh rất mạnh giữa các cảng cho nên cảng đã chú trọng tới việc hạ thấp các chi phí cần thiết nhằm hạ thấp giá thành đặc biệt là việc hạ 50% dịch vụ mua ngoài. Nó đem lại thành công cho cảng do đó bên cạnh việc hạ thấp được giá vốn hàng bán Cảng còn tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh từ đó tăng hiệu quả kinh doanh theo chi phí.
Năm 2000 do lợi nhuận giảm trong khi doanh nghiệp không phát huy được thành tích trong việc giảm chi phí đặc biệt là khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khác đều tăng. Do đó hiệu quả kinh doanh theo chi phí giảm nhưng vẫn đạt cao hơn năm 1997, 1998.
Như vậy nếu so với các doanh nghiệp cảng khác cùng kinh doanh trên khu vực hiệu quả kinh doanh nêú xét theo chỉ tiêu doanh lợi của chi phí kinh doanh đạt ở mức thấp do chi phí kinh doanh luôn tăng trong khi lợi nhuận tăng rất chậm. Do vậy cảng cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận
1.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Biểu 13 cho thấy vốn lưu động bình quân ngày càng tăng từ 8099,275 năm 1997 lên 9529,7495 năm 2000. Điều này cho thấy cảng đã chú trọng đến việc đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải (năm 1999 cảng đã đầu tư mua sắm một cẩu có sức nâng 40 tấn nhằm nâng cao công suất bốc dỡ, ngoài ra còn đầu tư cho kho bãi A1,B1, năm 2000 mua thêm ôtô tải…)
Biểu 13: phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
đvị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
DT thuần
13.707,212
14.991,454
11.954,252
14.756,358
VCĐ đầu kỳ
7.894,635
8.303,914
8.699,586
9.600,699
VCĐ cuối kỳ
8.303,914
8.699,586
9.600,699
9.458,800
VCĐ bình quân
8.099,275
8.501,741
9.150,134
9.529,7495
Lợi nhuận sau thuế
50,497
53,589
180,256
154,602
Sức sản xuất của VCĐ
1,692
1,763
1,306
1,548
Sức sinh lời của VCĐ
0,00623
0,0063
0,022
0,016
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán
Khi xem xét các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thấy:
Đối với chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định
Năm 1998 đạt cao hơn so với năm 1997 vì Cảng đã nâng cao năng suất lao động, nâng cao thời gian hoạt động của máy làm tăng sản lượng bốc xếp thông qua cảng dẫn tới tăng doanh thu. Do đó trong khi vốn cố định bình quân chỉ tăng 402,466 triệu đồng tương đương 4,97% thì doanh thu đã tăng hơn 1100 triệu đồng tương đương 8,02% lớn hơn tốc độ tăng vốn cố định rất nhiều làm cho sức sản xuất của vốn cố định giảm.
Năm 1999 do máy móc thiết bị hỏng hóc nhiều dẫn đến thời gian nằm chờ sửa chữa lâu làm giảm thời gian sản xuất do vậy mặc dù vốn cố định bình quân vẫn tiếp tục tăng song năng suất lao động lại giảm, sản xuất không ổn định dẫn đến làm giảm doanh thu thuần từ đó mà giảm sức sinh lời của vốn cố định.
Song năm 2000 Cảng đã chú trọng hơn tới khâu phục hồi chức năng của máy móc thiết bị, rút ngắn thời gian sửa chữa tăng thời gian sản xuất đồng thời mua sắm thêm một số phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất làm cho năng suất lao động lại tăng dẫn tới doanh thu tăng và sức sinh lời của vốn cố định cũng tăng song vẫn nhỏ hơn so với năm 1998.
Dễ thấy sức sản xuất vốn cố định của Cảng chưa cao vì nguyên nhân vốn cố định ít không cho phép Cảng có điều kiện mở rộng kinh doanh đạt hiệu suất cao.
Đối với chỉ tiêu sức sinh lời của vốn cố định
Năm 1998 so với năm 1997 sức sinh lời của vốn cố định tăng không đáng kể vì lợi nhuận ít thay đổi tốc độ tăng của lợi nhuận ít thay đổi tốc độ tăng của lợi nhuận tương đương với tốc độ tăng của vốn cố định bình quân.
Nhưng năm 1999 doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận đặc biệt là việc hạ thấp chi phí kinh doanh hơn 3000 triệu đồng nâng cao khả năng cạnh tranh với các cảng lân cận. Ngoài ra Cảng còn tập trung nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường làm cho lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. Trong khi vốn cố định bình quân chỉ tăng 7,6% do Cảng không sắm mới hay đầu tư cho máy móc thiết bị mà chỉ sửa chữa, nâng cấp một số cẩu và xà lan làm tăng sức sinh lời của vốn cố định.
Năm 2000 mặc dù Cảng rất nỗ lực trong việc nâng cao hơn nữa lợi nhuận nhưng do phải cạnh tranh với một số cảng khác, hơn nữa một số hợp đồng vận chuyển với các đại lý cũ đã hết thời hạn mà không ký tiếp được hợp đồng nên lợi nhuận giảm thấp hơn năm 1999 trong khi vốn cố định bình quân vẫn tiếp tục tăng do doanh nghiệp mua sắm thêm một số máy móc thiết bị do đó sức sinh lời của vốn cố định bình quân giảm.
Như vậy doanh nghiệp đã rất nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Điều này thể hiện ở chỗ năm 1997 các chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời của vốn cố định đều đạt ở mức thấp và tăng dần trong các năm 1999, 2000. Tuy nhiên nếu so sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh như cảng Hà nội,… thì vẫn chưa cao. Do vậy cảng cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Do quá trình sản xuất kinh doanh của cảng sử dụng nhiều máy móc thiết bị như cẩu, máy xúc, máy nạo, hút do vậy bên cạnh việc phân tích sức sinh lời của vốn cố định ta phải phân tích thêm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Biểu 14: phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định
đvị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Lợi nhuận sau thuế
50,497
53,589
180,256
154,602
Giá trị TSCĐ
7.320,086
7.344,215
8.758,177
9.177,758
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
0,0069
0,0073
0,025
0,016
Nguồn: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100178.doc