Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành ở Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 4

Chương 1.Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 6

1.1. Tổng quan về lữ hành và kinh doanh lữ hành 6

 1.1.1. Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành 6

 1.1.2. Các loại hình kinh doanh lữ hành 6

1.2. Doanh nghiệp lữ hành 7

 1.2.1. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành 7

 1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành 8

 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành 8

 1.2.4. Phân loại doanh nghiệp lữ hành 9

 1.2.5. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 10

1.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành 11

 1.3.1. Hiệu quả và hiệu quả kinh doanh 11

 1.3.2. Hiệu quả kinh doanh lữ hành 12

 1.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành 16

1.3.4.Giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 26

Chương 2.Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 28

2.1. Khái quát về Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 28

 2.1.1. Sơ lược quát trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 28

 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 29

 2.1.3. Nguồn vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 30

 2.1.4. Môi trường và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 31

 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Du lịch và Thương mại Hồng Phát 35

 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong 3 năm 2003, 2004, 2005 của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 35

 2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 39

 2.2.3. Các biện pháp mà Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát sử dụng để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành 44

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 46

2.4.Kết luận về hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 47

Chương 3.Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 49

3.1. Thị trường du lịch Việt Nam những năm gần đây 49

 3.1.1. Thị trường du lịch Việt Nam 49

 3.1.2. Thị trường du lịch Hà Nội 51

3.2. Các chiến lược, kế hoạch kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát trong giai đoạn tới 52

 3.2.1. Chiến lược kinh doanh ngắn hạn 52

 3.2.2. Chiến lược kinh doanh dài hạn 54

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 54

 3.3.1. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý

 55

 3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 56

 3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 57

 3.3.4. Giải pháp về vốn 58

 3.3.5. Xây dựng một chính sách thị trường phù hợp 58

 3.3.5. Áp dụng chính sách marketing hỗn hợp một cách linh hoạt 59

 3.4. Một số kiến nghị 64

Kết luận 66

Tài Liệu Tham Khảo 67

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành ở Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết yếu để doanh nghiệp có thể xác định chính xác vị thế của mình trên thương trường. Thông qua hệ thống chỉ tiêu nay làm cơ sở dự báo về số lượng khách, doanh thu cũng như xu hướng kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. Việc sử dụng ba hệ thống chỉ tiêu trên là rất cần thiết và quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành. Các quyết định quản lý doanh nghiệp có chất lượng hay không là phụ thuộc vào mức độ thường xuyên, chính xác và tin cậy của hệ thống các chỉ tiêu này. 1.3.4.Giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành có thể hiểu theo nghĩa chung nhất là tạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm dịch vụ cao trong một thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường . Để tạo ra và tiêu thụ được sản phẩm dịch vụ nhiều, doanh nghiệp lữ hành có thể chọn giải pháp mở rộng qui mô kinh doanh, tăng cường quảng cáo, tiếp thị, hạ giá khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của mình .Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vồn lớn mới có thể thực hiện thành công . Tiết kiệm chi phí xem ra có thể dễ thực hiện nhưng không phải như vậy. Tiết kiệm chi phí có thể giảm giá thành dịch vụ nhưng lại làm giảm chất lượng dịch vụ khiến doanh nghiệp mất khách hàng. Cho nên việc tiết kiệm chi phí phải cân nhắc xem có thực sự cần thiết không. Nếu như tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí thì tăng chi phí lúc này lại là cần thiết . Chúng ta xét đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng qui mô thì không có vốn, tiết kiệm chi phí thì làm giảm chất lượng dịch vụ vậy thì phải cạnh tranh như thế nào với các doanh nghiệp lớn? Thực ra thị trường du lịch rất rộng lớn các doanh nghiệp lớn không thể chiếm lĩnh hết được các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tìm thế mạnh của mình chọn đoạn thị trường phù hợp với khả năng của mình để phát triển. Tăng cường quan sát, học hỏi các đối tác có kinh nghiệm, xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên trung thành, giàu trình độ. Xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài có tính đến nội lực doanh nghiệp và những thay đổi của thị trường. Tích luỹ vốn để phát triển khi có cơ hội. Trong cạnh tranh hiện nay, cạnh tranh bằng giá đã chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm khiến khách hàng quyết định có mua tiếp nữa hay không .Cho nên một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Thế thôi chưa đủ chúng ta còn cần phải có chính sách khuyếch trương, quảng cáo, xúc tiến hỗn hợp để thu hút và giữ chân khách hàng. Tất cả nhưng điều vừa nói chính là Maketing Mix, một trong những vấn đề mà doanh nghiệp nào muốn thành công cũng phải quan tâm, nghiên cứu. Tất nhiên tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước, đem đến sự phát triển kinh tế và xã hội thì mới có thể tồn tại và bền vững. Bài toán nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành là một bài toán khó mỗi doanh nghiệp phải tìm cách giải phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình trong từng giai đoạn phát triển. Sau đây chúng ta sẽ giải bài toán đó tại một doanh nghiệp cụ thể - Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát - ở các chương sau. Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CễNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG PHÁT 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát được thành lập năm 2001 theo số đăng ký kinh doanh 0102023579 Quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Công ty đã từng bước ổn định tổ chức nhân sự, xây dựng chiến lược kinh doanh với những biện pháp cụ thể, xác thực, từng bước hoà nhập và mở rộng thị trưòng kinh doanh. Công ty ban đầu kinh doanh chủ yếu là hoạt động làm đại lý du lịch. Sau một thời gian công ty đã mở rộng sang lĩnh vực tổ chức tour du lịch, đại lý vé tàu hoả, máy bay, cho thuê xe máy, xe đạp. Trong quá trình kinh doanh công ty luôn lấy khách hàng làm trung tâm, mọi hoạt động tập trung làm sao cho họ cảm thấy thoải mái và được phục vụ tốt nhất. Trong quan hệ với bạn hàng, công ty cũng luôn xác định lấy chữ tín làm đầu. Hồng Phát luôn cố gắng thực hiện tốt các cam kết của mình. Do vậy được các đối tác đánh giá khá cao. Hiện nay trụ sở công ty đặt tại 10C - Đinh Liệt - Hà Nội, trong khu phố cổ luôn sầm uất hoạt động kinh doanh buôn bán. Để dạt được thành tích kinh doanh như vậy ngoài những yếu tố khách quan còn phải kể đến dự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ nhân viên trong công ty và sự quản lý đúng đắn, kịp thời sát sao của lãnh đạo. Hiện nay công ty đang có tham vọng có thể tự mình tổ chức tour du lịch quốc tế đi Thái Lan, Singapore, Trung Quốc... Để có thể làm được ngoài sự nỗ lực, công ty còn cần có một chiến lược kinh doanh đầy đủ và hiệu quả. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Để kinh doanh thành công và hiệu quả, cần có một bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ và khoa học đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội. Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức hành chính của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát : Giám Đốc Bộ phận Văn Phòng Bộ phận Hướng dẫn viên Bộ phận Marketing Mô hình tổ chức của công ty là mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến từ trên xuống dưới. Kiểu mô hình này đơn giản và thống nhất không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Hồng Phát có một Giám đốc quản lý, điều hành và kiểm tra chung toàn bộ các bộ phận chức năng. Giám đốc là người có quyền lực cao nhất đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những hoạt động của công ty. Các bộ phận chức năng của công ty gồm có: bộ phận marketing ,bộ phận văn phòng, bộ phận hướng dẫn viên. Tổng số lao động là 10 người. Bộ phận marketing có nhiệm vụ : giao dịch trực tiếp với khách hàng, qua điện thoại, internet. giao dịch với các đại lý. tiếp thị trực tiếp với các cơ quan đoàn thể có nhu cầu tham quan du lịch. thiết kế, in ấn , quảng cáo các chương trình du lịch. thu thập thông tin về xu hướng tiêu dùng, dự báo nguồn khách, chính sách mới ... tham mưu cho giám đốc kế hoạch kinh doanh. Bộ phận văn phòng có nhiệm vụ : thống kê các khoản thu chi của công ty. làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính. quyết toán các khoản thu chi. tính lương, thưởng, phạt của nhân viên. điều hành các chương trình du lịch, giám sát trong suốt quá trình bán các dịch vụ, đảm bảo tính liên tục, hiệu quả của chúng. cho thuê và quản lý xe máy, xe đạp. Bộ phận hướng đẫn viên có nhiệm vụ : đưa đón, hướng đẫn khách trong quá trình du lịch. thực hiện việc kết nối các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch. giải quyết hoặc chuyển tới bộ phận văn phòng các thắc mắc kiến nghị của khách. 2.1.3. Nguồn vốn và cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 2.1.3.1.Nguồn vốn Bảng 2.1. Nguồn vốn của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Cơ cấu vốn Đơn vị tính Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn Triệu đồng 600 - Vốn cố định Triệu đồng 230 38% Vốn lưu động Triệu đồng 370 62% Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Tổng nguồn vốn của công ty còn nhỏ so với các công ty lữ hành khác nhưng được đầu tư khá hợp lý. Với số vốn cố định 230 triệu đồng, Hồng Phát đã đầu tư mua sắm đầy đủ thiết bị, đồ đạc phục vụ kinh doanh theo yêu cầu hợp lý, đầy đủ và sang trọng. 370 triệu đồng còn lại được Hồng Phát đưa vào vốn lưu động, công ty đã rất cố gắng sử dụng số vốn này để đầu tư vào các chương trình du lịch nhằm đem lại lợi nhuận và tăng chu kỳ quay vòng vốn. 2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất của Hồng Phát được đầu tư tốt. Các thiết bị phục vụ văn phòng như bàn ghế ,công cụ ,dụng cụ cũng được trang bị loại tốt, hợp thời, hợp cảnh, tạo ra không gian dễ chịu. Hằng năm công ty đều xem xét thay thế các thiết bị cũ và hỏng. Hệ thống thông tin liên lạc của công ty cũng được thiết lập một cách chặt chẽ và khoa học để có được quá trình liên lạc nhanh nhất giữa khách hàng với công ty và trong quá trình điều hành, tổ chức… hệ thống này được trang bị với các máy điện thoại, máy fax, máy tính điện tử nối mạng internet, hệ thống in ấn và các thiết bị khác. Trong quá trình kinh doanh công ty gặp phải khá nhiều khó khăn do lượng vốn nhỏ không có điều kiện mua ô tô phục vụ khách nên kế hoạch kinh doanh khá bị động, phụ thuộc. Việc này làm ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động và giá thành của chương trình du lịch. 2.1.4. Môi trường và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 2.1.4.1. Môi trường kinh doanh Những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao thúc đẩy cung du lịch phát triển. Cùng với nó là sự thành lập hàng loạt các công ty kinh doanh lữ hành, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn ...Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát cũng đón nhận thời cơ phát triển, tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có mặt hạn chế, đó là sự cạnh tranh khốc liệt và không lành mạnh. Đứng trước thời cơ và thử thách đó Hồng Phát luôn cố gắng cạnh tranh để có chỗ đứng cho mình. Có thể thấy, nước ta có nền chính trị ổn định, đây là lợi thế trong cạnh tranh du lịch quốc tế. Một số nước trước đây có tiềm năng du lịch rất lớn ,thậm chí còn thu hút được một lượng khách đông đảo ,nhưng khi những có những bất ổn về chính trị như đảo chính ,nội chiến hoặc xung đột sắc tộc thì ngay lập tức nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh du lịch và thể hiện đó là lượng khách giảm sút mạnh ,cầu du lịch cũng giảm đáng kể. Tình hình chính trị ổn định ,cộng với việc nhà nước có những chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩy cầu du lịch đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty và cho các doanh nghiệp khác. Năm 2005 là năm ra đời của Luật Du lịch đánh đấu bước phát triển trong việc luật hoá và tăng cường trong việc kiểm tra giám sát với các hoạt động kinh doanh du lịch của các cơ quan chức năng. Với môi trường sinh thái và đặc điểm địa lý phong phú đa dạng thêm với khí hậu nhiệt đới gió mùa riêng có, Việt Nam có sức thu hút lớn với các du khách nước ngoài đến nghỉ ngơi, thưởng ngoạn. Ngay cả trong nước, những đặc điểm khác nhau về khí hậu giữa các vùng cũng đã kéo được lượng khách nội địa đi du lịch ngày càng đông. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân ngày càng cao dẫn đến việc họ có thể tiêu tiền dư thừa bằng cách đi du lịch, chính điều đó đã tạo ra một môi trường tiềm năng cho ngành kinh doanh du lịch. Hiện nay dịch cúm gia cầm đã được đẩy lui tuy nhiên cũng làm ảnh hưởng không tốt tới tâm lý khách du lịch. Họ cần những điều kiện du lịch có độ an toàn cao hơn. Riêng đối với Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát, vị trí ngay tại trung tâm của thủ đô, lượng khách du lịch đông đã tạo điều kiện cho công ty dễ dàng tiếp cận khách hàng. Nhưng do nằm trong địa bàn tập trung quá nhiều doanh nghiệp cùng ngành nên công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, quyết liệt cao. Phố Đinh Liệt hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Sau mỗi trận mưa thường úng ngập gây bất lợi cho công ty trong việc bảo vệ tài sản ,đón tiếp khách hàng. Những thuận lợi và khó khăn luôn song hành, để phát triển bền vững Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát cần thường xuyên nghiên cứu thị trường, tìm ra cơ hội kinh doanh, nhu cầu, tâm lý khách, những thay đổi của cơ chế chính sách nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 2.1.4.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Hiện nay các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát bao gồm : Xây dựng và bán chương trình du lịch. Đại lý du lịch. Dịch vụ quảng cáo và thông tin du lịch. Đặt phòng khách sạn ,đặt giữ chỗ máy bay, tàu hoả. Hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh. Cho thuê xe máy, xe đạp. Công ty đang hết sức cố gắng phát huy tiềm năng của các lĩnh vực kinh doanh này nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Hiện nay công ty mới chỉ tự mình tổ chức được các chương trình du lịch trong nội địa nhưng cũng khá phong phú. Công ty có nhiều chương trình du lịch phía Bắc với các địa điểm nổi tiếng như :Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Chùa Hương, Sa pa, Tam Cốc ...Ngoài ra nếu khách hàng có nhu cầu công ty có thể thiết kế các chương trình du lịch trọn gói từ Bắc - Trung - Nam cho khách đoàn. Nội dung các chương trình du lịch thường là thăm quan, nghỉ ngơi kết hợp với tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quán, mua sắm ...Cũng có thể có những chương trình đặc biệt như tìm lại cội nguồn, thăm lại chiến khu xưa, du lịch kết hợp học tập ,nghiên cứu. Công ty còn làm đại lý giới thiệu và bán các chương trình du lịch quốc tế của các công ty lớn với các chương trình du lịch đi Thái Lan ,Trung Quốc ,Singapore ... Một số chương trình du lịch của Hồng Phát: Hà Nội - Đồ Sơn - Casino Đồ Sơn Hà Nội - Hạ Long - Tuần Châu Hà Nội - Sa Pa - Hà Khẩu - Vân Nam Hà Nội - Cửa Lò - Nghệ An Hà Nội - Phong Nha - Kẻ Bàng Hà Nội - Hội An - Mỹ Sơn Hà Nội - Huế - Đà Nẵng Hà Nội - Nha Trang - Đà Lạt Hà Nội - Tp HCM - Phú Quốc Hà Nội - Hội An - Mỹ Sơn Hà Nội - Băngkok - Pattaya Hà Nội - Băngkok - Phuket Hà Nội - Bắc Kinh Hà Nội - Hồng Kông - Thâm Quyến Hà Nội - Singapore ..... Nhìn chung các chương trình du lịch này khá phong phú, tổ chức chu đáo đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân nên thu hút được nhiều khách. Đặc biệt công ty rất chú trọng đến thị trường khách du lịch nội địa. Đây là thị trường rộng lớn và dễ tính, thường yêu cầu chất lượng vừa phải, giá rẻ. Công ty đã tổ chức nhiều chương trình du lịch cho khách nội địa với số lượng lớn như đoàn khách UBND Phường Hàng Bồ đi Hạ Long - Tuần Châu - Trà Cổ - Móng Cái có 150 người đi trong 5 ngày 4 đêm. Thị trường khách quốc tế của Hồng Phát chủ yếu là người Trung Quốc còn lại non nửa là khách lẻ phương Tây đi du lịch ba lô. Khi xây dựng chương trình du lịch, công ty luôn chú ý tới tính thời vụ và đặc điểm nhu cầu, tâm lý của từng đối tượng khách phục vụ. Trong nội dung chương trình du lịch luôn chú trọng tới việc giới thiệu đặc trưng văn hoá địa phương, các phong tục, tập quán lâu đời, các món ăn lạ ... Ngoài ra công ty còn nhận đặt giữ chỗ khách sạn, vé máy bay, tầu hoả, làm Visa theo yêu cầu của khách. Công ty đang liên hệ làm đại lý vé máy bay cho Tiger Airway, Thai Airway để mở rộng khả năng phục vụ khách. Dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp của công ty được nhiều khách phương Tây sử dụng với mức giá cho thuê vừa phải. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Năm 2005 là năm có nhiều dip lễ kỷ niệm và lễ hội lớn của nước ta, do công tác tuyên truyền tốt nên thu hút khá đông khách du lịch quốc tế cũng như nội địa tham dự. Chúng ta có thể thấy con số 3,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2005 là một thành công của ngành du lịch nước ta trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Nhiều khách du lịch nhận xét :''Việt Nam là điểm du lịch an toàn, thân thiện, có nhiều thắng cảnh đẹp đang chờ khám phá, bản sắc dân tộc nhiều nơi còn đậm nét ...'' Tuy vậy ngành du lịch nước ta còn gặp không ít khó khăn do dịch cúm gà và thiên tai đem lại. Chúng đã tàn phá và gây thiệt hại khá lớn cho nền kinh tế cũng như ngành du lịch nói chung. Trong hoàn cảnh vừa thuận lợi và khó khăn như vậy, Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát vẫn nỗ lực duy trì và phát triển những hoạt động của mình .Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh tốt với nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn năm trước. 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong 3 năm 2003, 2004, 2005 của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 2.2.1.1. Chỉ tiêu tổng doanh thu: Bảng 2.2. Tình hình thực hiện doanh thu Đơn vị tính: 1triệu đồng Năm Tổng doanh thu kế hoạch Tổng doanh thu thực tế Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch Tốc độ tăng giảm doanh thu liên hoàn thực tế (%) 2003 2000 2200 110 - 2004 2300 2350 102 107 2005 2500 2600 104 111 Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu vượt mức không cao nhưng đều chứng tỏ công ty dự đoán được chính xác mức độ phát triển của mình và doanh thu nhìn chung là phát triển ổn định ~10%/1 năm. Để thấy rõ hơn nguồn thu từ các bộ phận ,ta phân tích thêm các hoạt động của công ty. Bảng 2.3. Doanh thu từ các hoạt động Đơn vị tính: 1triệu đồng Các chỉ tiêu Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Tỷ lệ tăng giảm % 2004/2003 2005/2004 - Tổng doanh thu 2200 2350 2600 107 111 - D. thu lữ hành q.tế 900 1010 1150 112 114 Tỷ trọng % 41 43 44 +2 +1 - D. thu lữ hành nội địa 1100 1160 1200 105 103 Tỷ trọng % 50 49 46 -1 -3 - D. thu từ các d.v khác 200 180 250 90 139 Tỷ trọng % 9 8 10 -1 +2 Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Ta thấy hầu hết các chỉ tiêu doanh thu đều tăng ổn định, đặc biệt là doanh thu từ lữ hành quốc tế (>12%). Doanh thu từ dịch vụ đặt vé máy bay, tầu hoả và cho thuê xe đạp, xe máy năm 2005 tăng cao 139% so với năm 2004. Tỷ trọng doanh thu lữ hành nội địa có xu hướng giảm nhẹ từ 50% năm 2003 xuống còn 46% năm 2005. 2.2.1.2. Tình hình chi phí kinh doanh: Bảng 2.4. Tổng chi phí Đơn vị tính:1 triệu đồng Năm Tổng chi phí Tỷ suất chi phí Tốc độ tăng giảm chi phí 2003 2030 92% - 2004 2150 91% 106% 2005 2330 89.6% 108% Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phá Ta thấy rằng tỷ suất phí công ty mỗi năm giảm nhẹ, công ty cần có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn để tăng lợi nhuận thu được. Cần khai thác hiệu quả đội ngũ nhân viên, giảm chi phí thuê cộng tác viên, quan hệ tốt với các nhà cung cấp để được mức giá ưu đãi ... a. Chi phí hoạt động kinh doanh Bảng 2.5. Chi phí hoạt động kinh doanh Đơn vị tính : 1triệu đồng Năm So sánh tỷ lệ 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Chi phí bán sản phẩm 180 198 210 110% 106% Chi phí quản lý DN 20 25 28 125% 112% Chi phí hoạt động tài chính 2.5 3 3.2 120% 106% Chi phí h/đ bất thường 7 8 7 114% 87.5% Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Ta thấy là chi phí bán sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá, đó là do công ty tăng lương và thưởng cho nhân viên. Điều này là đúng đắn vì trong hoàn cảnh hiện tại giữ chân được nhân viên giỏi sẽ là một tài sản vô hình rất lớn giúp công ty phát triển ổn định. Các chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường tăng giảm không có quy luật nhưng ở giá trị nhỏ nên vẫn chấp nhận được. b. Chi phí tiền lương và các khoản bảo hiểm Bảng 2.6. Chi phí tiền lương và các khoản bảo hiểm Đơn vị tính: 1triệu đồng Năm So sánh tỷ lệ 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Trả lương nhân viên 150 160 165 107% 103% Bảo hiểm y tế 15 16 16.5 107% 103% Bảo hiểm xã hội 7.5 8 8.25 107% 103% Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Qua bảng trên cho ta thấy tình hình chi phí tiền lương và các khoản bảo hiểm là khá. Tuy nhiên do chỉ số giá tiêu dùng trong 2 năm qua tăng khá cao nên thu nhập thực tế của nhân viên không tăng công ty cần cố gắng nâng mức lương nhân viên lên cao hơn nữa. 2.2.1.3. Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Bảng 2.7. Thuế và các khoản phải nộp Đơn vị tính: 1 triệu đồng Năm So sánh tỷ lệ 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Thuế phải nộp 150 160 172 107% 108% Thuế VAT 135 140 148 104% 106% Thuế thu nhập 14 14.6 15.4 104% 105.4% Các khoản phải nộp khác 6 7 7 116.6% 100% Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Công ty nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, nhanh chóng góp phần xây dựng tổ quốc. Các khoản thu năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công ty đã tuân thủ đầy đủ qui định của nhà nước ,hoàn thành nghĩa vụ của mình tốt. 2.2.1.4. Chỉ tiêu lợi nhuận: Bảng 2.8. Tổng lợi nhuận Đơn vị tính: 1triệu đồng Năm So sánh tỷ lệ 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Lợi nhuận sau thuế 170 200 270 117.6% 135% Tỷ suất lợi nhuận/D.thu 7.2% 8.5% 10.4% +1.3% +1.9% Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Lợi nhuận của công ty tăng cao qua 2 năm chứng tỏ Hồng Phát đã đúc rút được cho mình những kinh nghiệm kinh doanh đúng đắn. Tất nhiên ,đóng góp vào thành công của công ty còn phải kể đến môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng không thể phủ nhận những cố gắng của đội ngũ nhân viên. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 2.2.2.1. Tình hình thu hút khách du lịch: Trong những năm qua, công ty luôn củng cố vị thế và khẳng định mình trên thị trường bằng tất cả những gì tốt nhất có thể đem lại cho khách qua việc phục vụ khách đến với công ty. Chính vì vậy mà ngoài lượng khách đã quen thuộc, đã là bạn hàng tin cậy của công ty, công ty còn xây dựng được một lượng khách tiềm năng tương đối lớn cho quá trình hoạt động kinh doanh tiếp theo. Sau đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này qua bảng thống kê khách du lịch của công ty. Bảng 2.9. Thống kê khách du lịch đi tour Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 1. Tổng số lượt khách khách 4840 4970 5230 - Khách quốc tế khách 1750 1680 1790 - Khách nội địa khách 3090 3290 3440 2. Tổng số ngày khách ngày khách 15488 17146 17782 - Khách quốc tế ngày khách 7350 7224 7118 - Khách nội địa ngày khách 8138 9922 10664 3. Số ngày bình quân 1 tour ngày 3.2 3.45 3.4 - Khách quốc tế ngày 4.2 4.3 3.98 - Khách nội địa ngày 2.63 3.02 3.1 Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Qua bảng thống kê ta thấy rằng :tổng số lượt khách hàng năm của công ty tăng đều .Tổng số lượt khách nội địa gấp đôi khách quốc tế ,cho thấy công ty rất trú trọng vào thị trường này. Công ty thường xuyên cử nhân viên đến các công sở, trường học, chợ ... để giới thiệu chương trình du lịch với khách đồng thời tìm hiểu luôn nhu cầu của họ để thiết kế tour cho phù hợp. Nhìn chung số ngày khách quốc tế thường cao hơn số ngày khách nội địa do họ có khả năng thanh toán và thời gian dành cho chuyến đi nhiều hơn. Trong các thời gian du lịch, họ thường cố gắng tìm hiểu những phong tục tập quán, món ăn truyến thống ... Họ cũng yêu cầu vệ sinh rất cao, nếu khách quốc tế không biết, nhân viên hướng dẫn thường phải nếm trước và giới thiệu cho họ an tâm. Thời gian ngày khách nội địa cũng có xu hướng tăng cho thấy, người Việt Nam ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi, du lịch. 2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành a. Xét các chỉ tiêu tổng hợp : * Chỉ tiêu kinh tế: Biểu 2.1. Hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 D 1 triệu đồng 2250 2360 2600 F 1 triệuđồng 2030 2150 2330 H Lần 1.108 1.098 1.116 Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Ta thấy hiệu quả kinh tế của năm 2005 lớn nhất, 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1.116 đồng doanh thu. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế này không phải là cao so với toàn ngành nhưng cũng thể hiện cố gắng của công ty trong kinh doanh. Công ty còn đang trong giai đoạn khẳng định mình, phải đầu tư nhiều để xây dựng chương trình du lịch nhằm giữ vững uy tín và thị phần nên chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như thế là khá tốt. * Chỉ tiêu doanh lợi: Ngày nay, chỉ tiêu doanh lợi được các nhà quản trị cũng như các bên có liên quan đều rất quan tâm. Bởi vì qua chỉ tiêu này có thể phản ánh được hoạt động của công ty có hiệu quả hay không, mặt khác nó còn phản ánh mức độ hiệu quả của công việc sử dụng chi phí vào kinh doanh. Biểu 2.2. Doanh lợi Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 L 1triệu đồng 170 200 270 F 1triệu đồng 2030 2150 2330 I Lần 0.084 0.093 0.116 Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Chỉ tiêu doanh lợi của công ty tăng đều đây là kết quả tốt chứng tỏ tình hình sử dụng chi phí của Hồng Phát hợp lý, tiết kiệm nhưng không làm giảm chất lượng dịch vụ,đảm bảo lợi nhuận thu được. * Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp khác: Biểu 2.3.Các chỉ tiêu hiệu quả khác Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 L 1triệu đồng 170 200 270 L' Lần 0.077 0.085 0.104 HF Lần 1.084 1.093 1.116 S Lần 5.946 6.351 7.027 TG Tháng 2.018 1.889 1.7076 W triệu đồng/1 LĐ 220 235 260 Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát Các chỉ tiêu hiệu quả khác của Hồng Phát khá tốt. Ta thấy thời gian một vòng luân chuyển vồn giảm theo từng năm cho thấy vốn lưu động được sử dụng hợp lý đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Năng xuất lao động bình quân của nhân viên tăng cho thấy trình độ nghiệp vụ của họ tăng đáng kể cũng như trình độ quản lý của Hồng Phát cũng tăng theo thời gian. b. Xét các chỉ tiêu đặc trưng đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành: Biểu 2.4.Các chỉ tiêu đặc trưng đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 T Chuyến 140 152 160 K Người 4840 4970 5230 N Ngày khách 15488 17146 17782 KTB Người/1 chuyến 34 32 33 NTB T Ngày khách/1 chuyến 110 113 111

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32550.doc
Tài liệu liên quan