Luận văn Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Sự cấp thiết của đề tài. 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu luận văn 3

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 4

1.1. Lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, phân loại, tác động cạnh tranh đối với nền kinh tế. 4

1.1.1.1. Khái niệm. 4

1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh. 7

1.1.1.3. Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế. 8

1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9

1.1.2.1. Các quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9

1.1.2.2. Các khái niệm lợi thế cạnh tranh, vị thế cạnh tranh và mối quan hệ với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.1.3. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 15

1.1.3.1. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 15

1.1.3.2. Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh 21

1.1.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 28

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 37

1.1.4.1. Các nhân tố nội tại doanh nghiệp. 37

1.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 41

1.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 43

1.2.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 43

1.2.2. Các nhân tố làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay. 45

1.2.3. Các nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay. 47

1.3. Những vấn đề chung về thị trường tư vấn xây dung. 48

1.3.1. Khái niệm về tư vấn, thị trường tư vấn xây dựng. 48

1.3.1.1. Khái niệm tư vấn xây dựng. 48

1.3.1.2. Khái niệm thị trường tư vấn xây dựng. 49

1.3.2. Chức năng, đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng. 50

1.3.2.1. Chức năng của thị trường tư vấn xây dựng. 50

1.3.2.2. Đặc điểm của thị trường tư vấn xây dựng. 50

1.3.3. Phân loại thị trường tư vấn xây dựng. 52

1.3.3.1. Theo tính chất của thị trường tư vấn. 52

1.3.3.2. Theo phạm vi vùng lãnh thổ hoạt động. 52

1.3.3.3. Theo mức độ chiếm lĩnh thị trường. 52

1.3.3.4. Theo mức độ cạnh tranh. 52

1.3.3.5. Theo nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình. 53

1.3.3.6. Theo đặc điểm, tính chất của loại dự án. 53

1.3.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng. 53

1.3.5. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn xây dựng. 54

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINASHIN – TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 56

2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng. 56

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 56

2.1.2. Tổ chức, quản lý và điều hành. 62

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động hiện hành. 62

2.1.2.2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban lãnh đạo. 63

2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thành viên. 66

2.1.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. 70

2.1.4. Công tác đấu thầu. 71

2.1.5. Khả năng tài chính của doanh nghiệp. 72

2.1.5.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu. 73

2.1.5.2. Một số chỉ tiêu khác. 74

2.1.6. Trang thiết bị công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin. 76

2.1.7. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 79

2.1.8. Các nội dung khác 84

2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 85

2.2.1. Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 85

2.2.1.2. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh. 85

2.2.1.3. Lựa chọn tiêu thức đánh giá. 86

2.2.1.4. Phân tích đánh giá các tiêu thức. 87

2.2.2. Sử dụng ma trận phân tích lợi thế và bất lợi để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 102

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINASHIN – TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 105

3.1. Một số vấn đề còn bất cập về hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 105

3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phẩn Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng. 108

3.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược chung. 108

3.2.1.1. Xác định mục tiêu chiến lược. 108

3.2.1.2. Nghiên cứu xác định thị trường mục tiêu 110

3.2.1.3. Xây dựng chiến lược cạnh tranh. 111

3.2.1.4. Phát triển vị thế thương hiệu của doanh nghiệp 116

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể. 117

3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức sản xuất. 117

3.2.2.2. Nâng cao năng lực con người. 123

3.2.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu để nâng cao năng lực trúng thầu. 134

3.2.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường và tham gia xây dựng tổ chức hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam. 138

KẾT LUẬN 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

PHỤ LỤC 145

 

doc154 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất kinh doanh, tư vấn chuyên môn về công tác quy hoạch, hạ tầng cơ sở, giao thông. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu của chủ đầu tư. - Thực hiện hạch toán chi tiêu các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy định của Nhà nước, quy chế của công ty, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các chứng từ chi tiêu của đơn vị mình. - Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. b. Phòng Kiến trúc – Dân dụng – Công nghiệp. Chức năng: là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyên môn về công tác thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu của chủ đầu tư. - Thực hiện hạch toán chi tiêu các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy định của Nhà nước, quy chế của công ty, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các chứng từ chi tiêu của đơn vị mình. - Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. c. Phòng Thuỷ công. Chức năng: là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyên môn về công tác thiết kế các công trình thuỷ công. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu của chủ đầu tư. - Thực hiện hạch toán chi tiêu các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy định của Nhà nước, quy chế của công ty, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các chứng từ chi tiêu của đơn vị mình. - Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. d. Phòng Dự toán. Chức năng: là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyên môn về công tác lập dự toán các công trình. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu của chủ đầu tư. - Thực hiện hạch toán chi tiêu các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy định của Nhà nước, quy chế của công ty, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các chứng từ chi tiêu của đơn vị mình. - Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. e. Phòng Dự án. Chức năng: là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyên môn về công tác lập dự án các công trình. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu của chủ đầu tư. - Thực hiện hạch toán chi tiêu các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy định của Nhà nước, quy chế của công ty, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các chứng từ chi tiêu của đơn vị mình. - Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. f. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật. Chức năng: - Là cơ quan tham mưu giúp việc Giám đốc về lĩnh vực kế hoạch, triển khai thực hiện sản xuất kinh doanh, tư vấn pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: - Lập và báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quy định; tổ chức tiếp thị khai thác thị trường, hướng dẫn và tổ chức tham gia thi tuyển đấu thầu các công trình. - Chủ trì hoặc phối hợp với các đầu mối dự thảo các hợp đồng kinh tế. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu, thanh toán các hợp đồng để trình Giám đốc ký. - Lập hoặc phối hợp các đơn vị lập quyết định giao nhiệm vụ trình Giám đốc phê duyệt. - Phối hợp với các bộ phận thực hiện theo dõi, đôn đốc các hợp đồng theo tiến độ ký kết. - Xây dựng các quy chế, nội quy thuộc phạm vi chức năng của Phòng trình Giám đốc ký ban hành áp dụng trong toàn Công ty. - Quản lý vật tư, thiết bị và chịu trách nhiệm về trạng thái kỹ thuật của trang thiết bị chung của đơn vị. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện học tập an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, v.v… - Xây dựng đơn vị Phòng vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. g. Phòng Tổ chức. Chức năng: Là cơ quan tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác tổ chức lao động - tiền lương. Nhiệm vụ: - Thực hiện công tác quân số, lao động tiền lương và các chính sách đối với người lao động (lên lương, xếp lương, bảo hiểm,...). h. Phòng Hành chính. Chức năng: - Trực tiếp chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo, Giám đốc về công tác hành chính, hậu cần và công tác tổ chức bảo vệ cơ quan. Nhiệm vụ: - Tổ chức đảm bảo công tác hậu cần (văn phòng phẩm, xăng xe,…) và công tác hành chính văn phòng (phô tô, chuyển tài liệu,...) theo đúng chế độ và phục vụ yêu cầu của các đơn vị. Kể cả công tác Quản lý văn phòng cho thuê. - Tổ chức thực hiện công tác bảo mật, lưu trữ theo chế độ quy định. - Tổ chức, duy trì chương trình các hội nghị: giao ban, hội nghị, hội họp tiếp khách theo quy định. - Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. i. Phòng Kế toán. Chức năng: - Là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch tài chính phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, nguồn kinh phí đảm bảo sản xuất kinh doanh. - Thực hiện công tác hạch toán sản xuất kinh doanh và báo cáo quyết toán theo quy định. - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát hạch toán ở các đơn vị thành viên để đảm bảo đúng chế độ kế toán thống kê. - Thực hiện công tác công khai tài chính đúng quy định, chế độ; báo cáo sơ kết, tổng kết công tác tài chính theo yêu cầu của lãnh đạo, chỉ huy. - Xây dựng đơn vị Phòng vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. k. Trung tâm thí nghiệm và kiểm định công trình Vinashin. Chức năng: - Thực hiện các công việc thí nghiệm, kiểm định công trình theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam. - Tham gia nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh, nghiên cứu theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao; đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu của chủ đầu tư, Giám đốc công ty. - Thực hiện hạch toán chi tiêu, các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy định của Nhà nước, quy chế của công ty; chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ chi tiêu của đơn vị mình. - Xây dựng đơn vị trung tâm vững mạnh toàn diện. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. 2.1.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thoả mãn tốt được nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường. Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng do Phòng Kế hoạch của Công ty phụ trách. Hiện nay, Tập đoàn kinh tế Vinashin có 29 dự án đang triển khai có Tổng mức đầu tư 5.495 tỷ đồng và dự kiến từ nay đến năm 2015, triển khai hơn 30 dự án có tổng mức đầu tư 67.239 tỷ đồng. Đây là nguồn cầu công việc đáng kể cho Công ty tập trung nghiên cứu, đầu tư và chiếm lĩnh thị trường tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế các dự án do Tập đoàn làm chủ đầu tư. Với kinh nghiệm và nguồn lực hiện có, công ty đã đặt mục tiêu và đã thực hiện tư vấn xây dựng các công trình công nghiệp (đặc biệt là nhà xưởng có cầu trục tải trọng lớn), các công trình thuỷ công phục vụ xây dựng các nhà máy đóng tàu. Tuy vậy, việc mở rộng hoạy động tư vấn đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình cao tầng, các công trình ngầm,... chưa được quan tâm đúng mức. Quá trình nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường kinh doanh, phân tích so sánh số liệu đó và rút ra kết luận, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này hiện nay chỉ mang tình định tính, chưa có sự nghiên cứu một cách cụ thể, sâu rộng, định hướng chiến lược cho công ty. Hoạt động nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở mức “tìm việc cho công ty” để có nguồn thu cơ bản nhằm đáp ứng một số hoạt động của đơn vị. 2.1.4. Công tác đấu thầu. Sau khi Luật đấu thầu được ban hành, thị trường xây dựng trở nên hết sức sôi động, trong đó có cả sự tham gia của các nhà thầu tư vấn nước ngoài tại Việt Nam. Đấu thầu đang dần trở thành phương tiện chính để nhận hợp đồng tư vấn. Trong tình hình đó Công ty đã cố gắng đổi mới trang thiết bị, tăng cường và đổi mới công tác quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn…Chính vì vậy công ty đã tham gia đấu thầu nhiều công trình lớn. Bảng 2.2: Công tác đấu thầu trong năm 2006 (chỉ kể đến đấu thầu tư vấn không kể liên danh thi công và cung cấp dây chuyền thiết bị buồng sơn): Dự thầu Trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 15 (gói) 45,77 tỷ 9 (gói) 21,92 (tỷ) 60% 47,89% Bảng 2.3: Công tác đấu thầu trong năm 2007: Dự thầu Trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 15(gói) 44,89 tỷ 10 (gói) 21,46 (tỷ) 66% 47,81% Qua số liệu trên có thể rút ra những nhận định khái quát như sau: - Số lượng tham gia đấu thầu các gói thầu tư vấn khá nhiều. - Tuy tỷ lệ trúng thầu là 60-66% là tương đối cao nhưng không phản ánh đúng thực trạng công tác đấu thầu ở Công ty. - Các công trình đấu thầu chủ yếu của Công ty thuộc các dự án của Tập đoàn, các công trình thế mạnh, Công ty thắng với tư cách “chơi trên sân nhà”. Để hội nhập một cách chủ động, Công ty cần nhìn rõ thực lực, khả năng của mình để tiến tới đổi mới và ngày càng hoàn thiện hơn. 2.1.5. Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Trong những năm qua Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng luôn hoàn thành kế hoạch, tạo nên sự phát triển bền vững về tài chính. uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định với việc được Tập đoàn kinh tế Vinashin và rất nhiều chủ đầu tư trên cả nước giao cho tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế các công trình có quy mô lớn và phức tạp. 2.1.5.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt Công ty đã thực hiện khá tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây. Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình phát triển của Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng năm 2005-2007. Đơn vị tính: Triệu đồng TT Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 Phát triển Phát triển 1 2 3 2/1 3/2 1 Tổng doanh thu 19.651 19.720 21.321 1,00 1,08 2 Lợi nhuận trước thuế 502 553 631 1,10 1,14 3 Tổng nguồn vốn 15.959 17.076 19.126 1,07 1,12 4 Thu nhập bình quân (đ) 2.500.000 2.950.000 3.500.000 1,18 1,19 5 Tỷ suất LN/DT 0,0255 0,0280 0,0296 1,10 1,06 6 Tỷ suất LN/vốn SX 0,0315 0,0324 0,0330 1,03 1,02 Bảng 2.5: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu các năm từ 2005-2007 Qua tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2005-2007 của Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng có thể rút ra một số nhận xét sau: - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là phát triển tốt, vượt mức kế hoạch do Tập đoàn đề ra. - Tổng doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng, điều đó chứng tỏ khả năng tìm kiếm công việc tốt. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. - Thu nhập cán bộ công nhân viên đều tăng theo từng năm. - Giá trị tổng sản lượng thực hiện ngày càng tăng - Về chỉ tiêu nộp ngân sách: Đây là chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp với nhà nước. Đối với công ty việc thực hiện chỉ tiêu này luôn đạt và vượt mức Tập đoàn đề ra. - Khả năng sinh lợi của Công ty qua các năm thay đổi không nhiều. - Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sản suất kinh doanh thể hiện: + Năm 2005: 1 đồng vốn đem lại 0,0315 đồng lợi nhuận + Năm 2006: 1 đồng vốn đem lại 0,0324 đồng lợi nhuận + Năm 2007: 1 đồng vốn đem lại 0,0330 đồng lợi nhuận Như vậy khả năng sinh lợi của Công ty khá ổn định qua các năm. Với các số liệu nêu trên có thể cho thấy tính năng động trong tìm kiếm công việc và tạo công ăn việc làm cho người lao động để đạt được doanh số cao, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 2.1.5.2. Một số chỉ tiêu khác. a. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Theo tổng hợp trong bảng dưới đây: Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng doanh thu thuần Tr.đồng 18.752 19.503 20.869 2 Tổng lợi nhuận thuần Tr.đồng 493 545 619 3 Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 5.565 6.066 6.794 4 Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu Lần 3,37 3,22 3,07 5 Tỷ suất lợi nhuận thuần/doanh thu thuần % 2,63% 2,79% 2,97% 6 Tỷ suất lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sở hữu % 8,86% 8,98% 9,11% Trong thời gian qua hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty không ngừng nâng cao. b. Tình hình thu hồi công nợ. Bảng 2.6: Tình hình thu hồi công nợ. (kể cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn) Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng số nợ phải trả 10.194 11.010 12.332 2 Tổng số nợ phải thu 5.583 7.817 8.756 a. Nợ quá hạn 546 630 718 Công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng và thu hồi công nợ tuy đi sau một bước nhưng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Khuyết điểm chung là công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng trong thời gian qua còn chậm chễ, chưa dứt điểm, để nợ đọng khó đòi kéo dài. Trong công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng với chủ đầu tư còn tồn tại như đã nói ở trên do một số nguyên nhân chủ yếu: - Đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến mục tiêu của thanh toán, quyết toán hợp đồng đã ký kết. - Một số công trình sử dụng vốn ngân sách, việc bố trí vốn chậm, thậm chí không có vốn hoặc do nhiều cơ quan cùng quản lý nguồn vốn này nên công ty còn bị động, lúng túng khi giải quyết các khó khăn này với chủ đầu tư. c. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán. Theo bảng 2.20, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 35,52% trong tổng nguồn vốn, cho they khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty không cao. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,832, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 0,945 đều nhỏ hơn 1. Công ty không có khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời. Tóm lại, thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng cho thấy khả năng về tài chính của Công ty đứng ở vị trí trung bình, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng tự chủ về mặt tài chính không cao. Hiện nay về cơ cấu, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đang bộc lộ những điểm yếu kém đòi hỏi cần sớm được khắc phục nếu như Công ty không có những giải pháp thực sự hữu hiệu và kịp thời. 2.1.6. Trang thiết bị công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin. a. Về trang thiết bị công nghệ. Nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất, từng bước hiện trang thiết bị công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển của đơn vị, tăng năng suất lao động, sản phẩm tư vấn có chất lượng tốt hơn, Công ty luôn có kế hoạch nghiên cứu đầu tư vào các trang thiết bị công nghệ hiện có phục vụ sản xuất, để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như kết quả tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.7: Trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất hiện tại của công ty. TT Nhãn hiệu trang thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật chủ yếu Ghi chú I Phục vụ thiết kế + dự toán 1 Máy tính loại để bàn (P.IV) 60 Dùng để thiết kế, tính toán và triển khai hồ sơ nối mạng 2 Máy tính xách tay 8 3 Máy chiếu (Projector) 1 Thuyết trình đồ án 4 Máy in phun màu Epson 1 In khổ Ao với màu sắc tuỳ chọn 5 Máy in phun màu Nhật 1 In khổ A4 – A3 6 Máy in Laze 4 In khổ A3 7 Máy in Laze 12 In khổ A4 8 Máy Scanner 2 9 Máy photocopy 2 Khổ A3 – A4 10 Máy photocopy 1 Khổ A0 11 Máy đóng sách 1 12 Máy Fax 2 13 Máy ảnh kỹ thuật số 2 14 Camera kỹ thuật số 1 15 Phần mềm Autocad, Photoshop, 3D Max, Corel Draw Dùng thiết kế, chỉnh ảnh Không bản quyền 16 Phần mềm Sharp, Etabs, Safe Dùng tính toán kết cấu, nội lực công trình Không bản quyền 17 Phần mềm Plaxis Dùng tính nền, cừ thép, đê vây thi công Không bản quyền 18 Phần mềm Slowp Dùng tính ổn định công trình Không bản quyền 19 Phần mềm Mapsite Dùng tính toán khối lượng san lấp Không bản quyền 20 Phần mềm Dự toán Dùng tính dự toán Có bản quyền II Phục vụ trắc địa, bản đồ 1 Máy kinh vĩ Sokia C41 Nhật 2 Đo đạc bản đồ 2 Máy thuỷ chuẩn 2 3 Máy toàn đạc 2 Lập bản đồ phục vụ thiết kế III Phục vụ khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn 1 Máy khoan XY - 1 4 Khoan KS địa chất 2 Máy khoan Zip 150 2 Khoan KS địa chất 3 Máy khoan Zip 600 3 Khoan KS địa chất 4 Máy đo địa vật lý 1 Thăm dò nước ngầm và điện trở suất của đất Công ty CP Vinashin – Tư vấn đầu tư xây dựng có đa dạng chủng loại trang thiết bị, đủ về số lượng đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng. b. Về ứng dụng công nghệ thông tin: - Đã có những tiến bộ vượt bậc đem lại hiệu quả to lớn trong công tác nghiên cứu, tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế: Nhờ có máy tính việc tính tự động hoá được cao hơn, tính toán chuẩn xác hơn, trình bày, thể hiện cũng đẹp hơn. trừ một số công việc ở bộ phận hành chính, còn lại tất cả các công việc đã sử dụng tin học. - Công ty đã có mạng nội bộ, mạng internet ở tất cả các máy tính. Việc trao đổi công việc qua mạng, thu thập thông tin trên mạng internet đã được thực hiện và góp phần mạng lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế sử dụng rất nhiêu phần mềm hỗ trợ nhưng hầu hết các phần mềm đang được công ty sử dụng hiện nay là không có bản quyền. Chỉ có phần mềm dự toán với chi phí thấp được trang bị là có bản quyền. Đây là vấn đề rất cần được giải quyết khi chúng ta đã chính thức là thành viên của WTO. Mặt khác việc sử dụng các phần mềm không bản quyền sẽ gây khó khăn cho người sử dụng vì rất hay gặp lỗi, các tính năng không được khai thác hết. 2.1.7. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ của sản phẩm tư vấn. Trong tình hình vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt với các đối tác tư vấn xây dựng khác vừa phải hội nhập để tồn tại, vấn đề cốt lõi là phải có chiến lược đầu tư xây dựng nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê về cán bộ kỹ thuật và quản lý tính đến ngày 31/12/2007 (không kể cộng tác viên) như sau: Tổng số lao động : 123 người. - Trên đại học : 12 người (chiếm 9,76%). - Đại học : 94 người (chiếm 76,42%). - Cao đẳng : 2 người - Trung cấp : 8 người - Lao động phổ thông : 7 người Theo ngành nghề: - Kiến trúc sư : 8 người. - Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp : 20 người. - Kỹ sư cầu đường : 5 người. - Kiến trúc sư quy hoạch đô thị : 3 người. - Kỹ sư công trình biển và dầu khí : 2 người. - Kỹ sư cảng đường thuỷ : 21 người. - Kỹ sư xây dựng thuỷ lợi : 2 người. - Kỹ sư kinh tế xây dựng : 8 người. - Kỹ sư kinh tế và quản lý đô thị : 1 người. - Kỹ sư cấp thoát nước : 5 người. - Kỹ sư trắc địa công trình : 2 người. - Kỹ sư địa chất công trình - địa chất thuỷ văn : 9 người. - Kỹ sư điện khí hoá : 3 người. - Kỹ sư vật liệu xây dựng : 2 người. - Kỹ sư tin học xây dựng : 1 người. Còn lại là các ngành khác như tham gia công tác quản lý như luật sư – cử nhân luật (2 người), cử nhân kinh tế (12 người), trung cấp các ngành, lao động phổ thông. * Về trình độ, kinh nghiệm của các cán bộ: - Về bằng cấp: Tỷ lệ những người có bằng đại học, trên đại học đạt 86,18%. Còn tính riêng cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ này đạt 100%. Đây là một trong những nhân tố giúp tăng trưởng và tạo uy tín cao cho doanh nghiệp trên thị trường. - Về kinh nghiệm: Độ tuổi Xét toàn công ty Chỉ tính cán bộ tư vấn 22 đến 30 52,8% 47,25% 30 đến 50 40,7% 45,05% > 50 6,5% 7,69% Qua thống kê trên cho thấy, độ tuổi trung bình của lực lượng cán bộ trong công ty tương đối trẻ. * Các cán bộ từ 50 tuổi trở lên: - Ưu điểm: Đây là đội ngũ được rèn luyện trong thực tiễn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong các thời kỳ nền kinh tế tập trung, bao cấp và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó dần thích nghi và đạt được những thành công về tổ chức quản lý kinh doanh, tạo được uy tín trong ngành nghề, có mối quan hệ tin cậy, bền vững với khách hàng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận chính trị và hiểu biết xã hội, có tinh thần đoàn kết thống nhất gắn bó với tập thể. - Nhược điểm: Một số cán bộ còn nặng về ý thức kinh nghiệm chủ nghĩa, ngại học tập nâng cao trình độ chuyên môn và và nghiệp vụ công tác, khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ cao hạn chế, trình độ tiếng Anh sẵn sàng cho hội nhập yếu, kiến thức pháp luật không cập nhật thường xuyên, tư tưởng một số còn bảo thủ trì trệ, tác phong chậm chạp, thiếu linh hoạt. Một số cán bộ tuy có bằng cấp đã qua đào tạo nhưng đào tạo chắp vá và không có hệ thống nên hiểu biết vận dụng vào quản lý điều hành, xử lý tình huống kém hiệu quả. * Các cán bộ từ 30 đến dưới 50 tuổi: - Ưu điểm: Đây là đội ngũ cán bộ đã đạt đến độ chín trong sự nghiệp cả về kinh nghiệm và năng lực quản lý, xác định gắn bó lâu dài và trung thành với công ty, là lực lượng nòng cốt góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cả về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và điều hành của Công ty. - Nhược điểm: Tâm lý đòi hưởng thụ dần hình thành. Một số người không thoả mãn với nhu cầu đáp ứng của Công ty, cho rằng mình chưa được trả công xứng đáng dần dẫn đến sức ỳ trong công việc. * Các cán bộ có tuổi dưới 30: - ưu điểm: Đây là đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tương đối sâu, tiếp thu khoa học công nghệ nhanh, hăng hái, nhiệt tình, ham học hỏi, cầu tiến, có ý chí phấn đấu, có sức khoẻ tốt. - Nhược điểm: Thiếu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hiểu biết xã hội ít, bản lĩnh chính trị chưa thật vững vàng vì chưa qua thử thách, rèn luyện nhiều, dễ nản chí khi gặp khó khăn gian khổ, dễ mắc phải sai lầm trong tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Đây cũng là nhóm tuổi khó ổn định công việc. Tỷ lệ người chuyển công tác ở nhóm tuổi này là cao nhất. * Về công tác tổ chức, quản lý nhân lực: + Trong thời gian qua Công ty đã nghiên cứu cách sắp xếp, tổ chức, thành lập mới các đơn vị sản xuất sao cho việc điều hành có hiệu lực, phối hợp được nhịp nhàng, phù hợp với quy mô dịch vụ được giao. Đã chú ý xây dựng các văn bản quản lý trong đơn vị, quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, mối quan hệ giữa trên và dưới, cách quản lý sao cho phát huy được tính sáng tạo của cán bộ, nhân viên nhưng lại kiểm soát được công việc của các đơn vị, cá nhân (như các hợp đồng nội bộ, phiếu giao việc, bảng theo dõi tiến độ cho nhóm công tác, cho cá nhân ở trong và ngoài đơn vị). + Trong quản lý nhân lực đã chú ý đến việc tuyển dụng một cách xác đáng, công bằng để tìm chọn được người có năng lực cho doanh nghiệp, thu hút các sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp đến tìm việc, thu hút cán bộ có năng lực, kinh nghiệm bằng cách công bố tuyển chọn công khai, điều tra ở các trường, tổ chức thi kiểm tra đầu vào, phỏng vấn, trắc nghiệm. Ngoài ra đã chú ý lưu trữ dữ liệu về cán bộ, nhân viên, quy định đánh giá năng lực của họ một cách xác thực để có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, cất nhắc. Cải thiện chế độ trả lương, đãi ngộ để kích thích cán bộ công nhân viên (bằng nhiều cách như trả lương khoán theo sản phẩm, trích thưởng khi vượt tiến độ hoặc làm tốt công việc…) cũng được các đơn vị quan tâm. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vấn tồn tại vấn đề sau: + Việc nắm tình hình cán bộ, nhân viên còn chưa chắc chắn dẫn đến việc giao việc nhiều khi không đúng người, đúng việc gây chậm trễ, thiệt hại. + Vấn đề tính toán lương và chế độ đãi ngộ tuy đã được quan tâm nhưng chưa thoả đáng nhất là tầng lớp cán bộ trẻ. Mặt khác chưa chú ý đúng mực đến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp nên khá nhiều cán bộ, nhân viên còn quá chú ý đến lợi ích trước mắt, chạy theo đồng tiền, bỏ chạy đơn vị này sang đơn vị khác gây ra việc chảy máu chất xám (ở Công ty tỷ lệ này khá cao, trung bình 4 -5 người 1 năm tương ứng khoảng 3 - 4%). + Hiện tượng lấy người vào vì các quan hệ cá nhân vẫn còn tồn tại làm cho bộ máy cồng kềnh (nhất là khối gián tiếp sản xuất), có nơi người không làm được việc được hưởng đãi ngộ nhiều hơn người làm việc gây so bì về lợi ích. * Về đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên: Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, ranh giới giữa làm và học không tồn tại nữa, học để mà làm, làm cũng chính là học mang những điều đã học ra áp dụng để nhận thức sâu sắc, thực hiện nhuần nhuyễn hơn. Đây là khâu then chốt để nâng cao năng lực cạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van 7.doc
  • docBia luan van.doc
  • pptluanvan.ppt
  • docLY LICH KHOA HOC.DOC
  • docMuc luc.doc
  • docNew Microsoft Word Document.doc
  • docTrich yeu luan van cao hoc(2).doc
Tài liệu liên quan