MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN VỀCẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH . 1
1.1. KHÁI NIỆM VỀCẠNH TRANH . 1
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢNĂNG CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP . 2
1.2.1. Các yếu tốgóp phần tạo nên lợi thếcạnh tranh .2
1.2.1.1. Yếu tốvềtài sản, tài năng của doanh nghiệp . 2
1.2.1.2. Yếu tốvềnăng lựcquản lý của doanh nghiệp . 2
1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể. 3
1.2.2.1. Các yếu tốcủa bản thân doanh nghiệp . 3
1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng . 3
1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụtrợ. 3
1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủcạnh tranh . 4
1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH . 4
1.3.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí. 5
1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa. 5
1.3.3. Chiến lược trọng tâm hóa. 6
1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHỰA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾQUỐC DÂN 6
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH. 10
2.1. THỊTRƯỜNG NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH. 10
2.1.1. Thực trạng vềkhảnăng cung cấp của các doanh nghiệp.10
2.1.1.1. Nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa . 10
2.1.1.2 Tình hình cung cấp của các doanh nghiệp. 13
2.1.2. Thực trạng vềnhu cầu của thịtrường. 15
2.1.2.1 Thịtrường nội địa . 16
2.1.2.2. Thịtrường xuất khẩu. 17
2.2. THỰC TRẠNG VỀCƠCẤU SẢN PHẨM . 18
2.2.1. Cơcấu sản phẩm của 4 nhóm chủyếu .18
2.2.2. Thực trạng cơcấu sản phẩm trong từng nhóm .20
2.3. THỰC TRẠNG VỀCÔNG NGHỆSẢN XUẤT . 22
2.4. THỰC TRẠNG VỀTÀI CHÍNH . 26
2.5. THỰC TRẠNG VỀNGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC . 28
2.6. SO SÁNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HÀNG NHẬP NGOẠI VÀ SẢN
PHẨM DO ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI . 29
2.6.1. So sánh sản phẩm.29
2.6.1.1. Chất lượng . 29
2.6.1.2. Chủng loại sản phẩm. 32
2.6.1.3. So sánh giá cả. 32
2.6.2. So sánh phương thức cạnh tranh.33
2.6.3. Nguyên nhân của tình hình .33
2.6.3.1. Nguyên nhân trực tiếp. 34
2.6.3.2. Nguyên nhân gián tiếp . 34
2.7. NHỮNG NHÂN TỐKHÁCH QUAN VỀCƠCHẾ, CHÍNH SÁCH TÁC
ĐỘNG ĐẾN CƠCẤU, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA . 35
2.7.1. Các văn bản pháp luật .35
2.7.2. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu.35
2.7.3. Các chính sách vềthuế, tài chính, hải quan.36
Chương 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI
THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH . 39
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI
THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH . 39
3.1.1. Dựbáo vềtình hình ngành nhựa trong những năm tới . 39
3.1.1.1. Dựbáo vềphát triển kinh tếViệt Nam trong những năm tới . 39
3.1.1.2. Dựbáo vềtình hình ngành nhựa trong nước . 40
3.1.1.3. Dựbáo vềtình hình ngành nhựa trong nước . 45
3.1.1.4. Dựbáo nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa . 46
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành nhựa Thành phốHồChí Minh.46
3.1.2.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nhựa TP HồChí Minh46
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp nhựa Thành phốHồChí Minh . 47
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA TP HỒCHÍ
MINH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH . 48
3.2.1. Mởrộng thịtrường tiêu thụ.48
3.2.1.1. Đối với thịtrường trong nước. 49
3.2.1.2. Đối với thịtrường xuất khẩu. 50
3.2.2. Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm .50
3.2.3. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bịsản xuất .51
3.2.4. Tăng cường đầu tưvà vốn kinh doanh .53
3.2.5. Một sốgiải pháp phát triển nguồn nguyên liệu.56
3.2.6. Phát huy khảnăng quản lý và nguồn nhân lực .58
3.3. MỘT SỐKIẾN NGHỊVỀCHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM . 61
3.3.1. Hoàn thiện một sốchính sách phát triển kinh tế.61
3.3.2. Chính sách hỗtrợvốn nhằm đổi mới thiết bịcông nghệ .61
3.3.3. Chính sách hỗtrợmột sốmặt hàng sản xuất trong nước .63
3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước vềchất lượng sản phẩm .63
3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tưnhững ngành hàng mới 63
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đẩy lùi hàng ngoại trong giai đoạn 1990 – 1995. Thời kỳ
1995 – 2000, nhờ nhập khẩu thiết bị mới chủ yếu vẫn từ các nước trong khu vực
nên sản phẩm nhựa gia dụng tiếp tục chíếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời tham
gia xuất khẩu. Thiết bị ép phun của các doanh nghiệp sản xuất nhựa gia dụng còn
có thể tận dụng để sản xuất két bia, két nước ngọt để phục vụ công nghiệp chế
biến thực phẩm, đồ uống, két đựng thủy sản, vỏ TV, cassette, radio, phụ tùng nhựa
cho ngành lắp ráp xe gắn máy, ô tô, kệ pallet cho ngành công nghiệp. Giá trị nhập
khẩu thiết bị của ngành nhựa gia dụng tại TP.HCM có thể lên đến 150 triệu USD
và cả nước ước đạt 200 triệu USD.
- Về nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng trong giai đoạn từ năm 2001 đến
2004 đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh ước đạt trên 300 triệu USD. Sau khủng
hoảng kinh tế trong khu vực giai đoạn 1997, hàng loạt dự án xây dựng đã được
phục hồi trong giai đoạn này. Chính vì vậy nhu cầu về các sản phẩm vật dụng xây
dựng bằng nhựa tăng cao làm giá tăng do đó hàng loạt nhà máy sản xuất sản
phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa ra đời làm nhu cầu về vốn đầu tư cũng tăng rất
cao trong giai đoạn này.
- Về nhóm hàng nhựa kỹ thuật trong giai đoạn 1995 – 2004 toàn ngành đầu
tư 140 triệu USD nhập các loại thiết bị máy móc, nâng công suất tăng gấp 2 lần so
với năm 1995. Giai đoạn 2001 – 2004 vốn đầu tư đạt 96,5 triệu USD. Công ty
TNHH Nhựa Phú Vinh (Hải Phòng) đầu tư 100% vốn Đài Loan với dây chuyền
sản xuất vải giả da trị giá 4 triệu USD để sản xuất vải giả da PVC và màng mỏng
34
PVC là một trong những doanh nghiệp đầu tư đầu tiên vào lĩnh vực sản xuất nhựa
kỹ thuật có qui mô lớn đầu tiên.
Thuận lợi cơ bản trong những năm qua là với chính sách mở cửa kêu gọi
đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn được huy động rộng rãi hơn, chủ trương
phát huy nguồn nội lực với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã khơi dậy
trong dân nhiều doanh nghiệp mới được hình thành với nguồn vốn tự đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư thiết bị,
máy móc thường là vốn của các công ty nước ngoài chuyển vào đầu tư. Các doanh
nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ thường sử dụng nguồn
vốn vay tín dụng của ngân hàng thương mại. Riêng các doanh nghiệp tư nhân khó
vay được tín dụng ngân hàng thương mại nên thường phải sử dụng vốn tự có hoặc
mua thiết bị trả chậm từ các nhà cung cấp nước ngoài có chính sách thanh toán
linh hoạt.
Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành nhựa vẫn còn thiếu
vốn cho các dự án lớn và dài hạn, thiếu các tập đoàn tài chính để cung cấp vốn cho
các dự án lớn và dài hạn; thiếu các tập đoàn tài chính để cung cấp vốn cho các dự
án của doanh nghiệp; sự bảo lãnh của Nhà nước để vay vốn nước ngoài khó thực
hiện; khả năng huy động vốn qua công ty cổ phần, thị trường chứng khóan rất hạn
chế. Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp rất phổ biến.
2.5. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
Theo số liệu thống kê ở nước ta hiện nay có trên 11 ngàn người làm việc
trong ngành nhựa và cao su, chiếm 4,6% lao động toàn ngành công nghiệp; trong
đó, lao động của ngành nhựa khoảng 7 ngàn người, chiếm 2,9% lao động toàn
ngành công nghiệp. Lao động trực tiếp chiếm 83%, đại học và trên đại học 1%,
cao đẳng 8%, trung cấp kỹ thuật 4,6%, lao động gián tiếp 17%. Tuy nhiên trong số
lao động trực tiếp, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng 69,23% cao gấp
6,8 lần so với lao động công nghiệp nói chung. Điều này nói lên một thực trạng là
lực lượng lao động có kỹ thuật của ngành còn quá ít và chưa đáp ứng được đòi hỏi
của công cuộc đổi mới hiện nay.
- Công tác đào tạo: Hiện nay, ở nước ta cũng chưa có một trường đại học,
cao đẳng chuyên ngành đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành nhựa nói chung. Lực
lượng kỹ sư cao phân tử được đào tạo tại các khoa của các trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hầu hết chỉ được đào tạo về lý thuyết
mà không có kiến thức thực tiễn do không có cơ hội tiếp xúc với thiết bị máy móc
chuyên ngành. Mối quan hệ giữa các trường đào tạo với các doanh nghiệp không
chặt chẽ dẫn đến tình trạng sinh viên chỉ biết thiết bị, công nghệ trên giáo trình,
35
khi ra trường về doanh nghiệp phải mất 2 – 3 năm mới tìm hiểu làm quen với thực
tiễn máy móc, thiết bị ở cơ sở để bắt tay vào việc. Mặt khác các doanh nghiệp khi
tuyển dụng nhân viên cũng ít có chương trình đào tạo bài bản mà thông thường chỉ
thực hiện việc truyền đạt những kỹ năng cơ bản trong quá trình thử việc. Một số ít
các doanh nghiệp thật sự có quan tâm đến hoạt động đào tạo nhưng cũng chỉ có
thể tự xây cho mình những chương trình đào tạo tại chỗ với nội dung chính thông
thường là quy trình vận hành những máy móc thiết bị hiện có tại doanh nghiệp nên
lao động ngành nhựa chủ yếu học nghề theo kiểu “nghề dạy nghề”. Do vậy tỷ
trọng 69,23% lao động chưa được đào tạo là điều đáng lo ngại, thực sự là trở ngại
lớn cho phát triển của ngành vì với các thế hệ thiết bị ngày càng hiện đại, đòi hỏi
công nhân phải được trang bị những kiến thức tối thiểu mới có thể tiếp thu và làm
chủ được công nghệ mới.
Với đội ngũ cán bộ được đào tào trong và ngoài nước, sau nhiều năm công
tác đã giúp cho ngành nhựa được phát triển và đổi mới. Những kỹ sư trẻ có khả
năng độc lập giải quyết những công việc phức tạp, quản lý kỹ thuật. Nhưng số
nhiều chưa có khả năng quản lý kỹ thuật hoặc chỉ đạo công trình và tầm định
hướng chiến lược cho ngành. Phần lớn bị hạn chế vì nhiều lý do chưa có cơ hội để
tiếp cận trình độ kỹ thuật của thế giới. Trong nhiều năm nay việc đào tạo kỹ thuật
cho ngành nhựa chưa có một tổ chức nào đảm nhận với qui mô cần thiết của nó.
Nhìn chung đội ngũ kỹ thuật còn rất thiếu nhất là đội ngũ công nhân có tay
nghề cao, hệ thống đào tạo công nhân chưa có vì vậy thiếu đội ngũ bổ sung, hậu
bị. Số kỹ sư ít có điều kiện và khả năng tiếp cận nhanh chóng với công nghệ tiên
tiến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nhựa. Đây là
vấn đề cần phải nhanh chóng khắc phục và cần quan tâm đúng mức.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong ngành nhựa cũng chưa tạo ra được
những thành tựu có khả năng ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế thực sự. Thực
tế hiện nay trên cả nước đã có một vài trung tâm nghiên cứu của vài ba trường đại
học nhưng kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng vào thực tế còn rất hạn chế.
Khoảng cách của những cơ quan nghiên cứu và những nhà sản xuất hiện nay là rất
lớn do các nhà sản xuất chưa tìm được sự giúp đỡ có hiệu quả từ các cơ quan
nghiên cứu trong hầu hết các kĩnh vực kể cả tư vấn về kỹ thuật.
- Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ mang ý nghĩa xã hội đơn thuần mà
còn mang ý nghĩa kinh tế to lớn. Do ngành nhựa phát triển quá nhanh, thay thế quá
nhiều các vật liệu truyền thống nên đâu đâu cũng thấy nhựa, cộng thêm tính khó
tiêu hủy nên nhựa bị gắn cho “cái tội” gây ô nhiễm môi trường. Điều đặc biệt là sự
gây ô nhiễm này không hoàn toàn do nhà sản xuất mà chủ yếu là do sản phẩm sau
khi sử dụng gây ra.
36
Mặc dù, nếu xét về tiết kiệm năng lượng thì khoảng 50% sản phẩm được
bao gói bằng bao bì nhựa nhẹ hơn so với bao bì truyền thống như gỗ, kim loại.
Như vậy sử dụng bao bì nhẹ sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, nhiên liệu sẽ tiêu thụ
ít hơn, giảm khí độc hại thải ra môi trường xung quanh.
Theo đánh giá của Hiệp hội nhựa Châu Âu thì hiện nay bao bì nhựa chiếm
10% trọng lượng bao bì nhưng nó lại bao gói cho 40 – 50% lượng hàng hóa. Nếu
không có bao bì nhựa thì việc dùng bao bì gỗ, kim loại có tăng 291%, năng lực sản
xuất bao bì gỗ, kim loại tăng 10%, thể tích khí thải tăng 158%. Bao bì nhựa tạo ra
một thể tích rác thải rất thấp, chỉ 0,7% trọng lượng rác thải toàn Châu Âu.
2.6. SO SÁNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HÀNG NHẬP NGOẠI VÀ SẢN PHẨM
DO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
2.6.1. So sánh sản phẩm
2.6.1.1. Chất lượng
Nhìn chung, đối với những doanh nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thành công thì chất lượng sản phẩm của họ không thua kém hàng ngoại nhập hay
sản phẩm do đầu tư nước ngoài, vì nguồn nguyên liệu để sản xuất hơn 90% là
nhập khẩu, công nghệ sản xuất của ngành nhựa không có gì đặc biệt, đa số thiết bị
máy móc được nhập từ những nước có nền công nghiệp nhựa hiện đại. Đến hôm
nay thì số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế chưa nhiều,
nhưng hàng Việt Nam chất lượng cao cũng đã vào được thị trường các nước EU,
Mỹ, Nhật và khu vực. Điều này có thể nói hàng Việt Nam đã dần dần thu hút được
khách hàng ngoài nước bằng chất lượng của mình.
Theo nhận định của ông Trần Công Hoàng Quốc Trang – Chủ tịch Hiệp hội
Nhựa Thành phố Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp nhựa làm ăn hiệu quả thì
sản phẩm nhựa của họ không thua sản phẩm ngoại về chất lượng, nếu có thua thì
đó là do mẫu mã của mình còn hạn chế, độ bóng, độ sắc sảo của sản phẩm còn bị
kém hơn do vấn đề khuôn mẫu. Tình hình cụ thể của một số ngành hàng tiêu biểu
như sau:
- Sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao: Theo GSTS Nguyễn Hữu Niếu, giám
đốc trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer trường Đại học Bách Khoa Thành phố
Hồ Chí Minh cho biết chất lượng sản phẩm của mình tương đương với nước
ngoài. Các công ty nước ngoài dùng sản phẩm composite của Việt Nam họ rất hài
lòng về chất lượng, nhưng do đối với ngành hàng này, Việt Nam còn sản xuất thủ
công nên độ tinh xảo của sản phẩm chưa được cao lắm. Theo ý kiến của Ông
Nguyễn Đăng Cường, giám đốc công ty quốc doanh Compofact, một trong những
doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm bằng sản phẩm composite lớn nhất Việt
37
Nam thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ông rất cao, là doanh nghiệp sản
xuất được bồn nước lớn nhất Việt Nam với thể tích 300m3 cho một doanh nghiệp
nước ngoài. Hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Toyota, …đã đặt hàng
compofac sản xuất những linh kiện của xe hơi nhưng ông chưa dám nhận do điều
kiện sản xuất của mình chưa thuận lợi.
Với pallet và két nhựa thì ông Phan Văn Thanh, giám đốc công ty nhựa Sài
Gòn cho biết: Về chất lượng thì pallet nhựa của nước ngoài nhẹ hơn của mình và
độ sắc sảo của họ cũng hơn, nhưng về việc đáp ứng những thông số kỹ thuật thì
mình không thua kém. Cho nên hiện tại mình vẫn có được lợi thế cạnh tranh, vì
đây là hàng công nghiệp, khách hàng chỉ yêu cầu về chất lượng, đảm bảo được
những thông số kỹ thuật của sản phẩm là họ chấp nhận, còn tính chất bên ngoài
như màu sắc, độ bóng, …thì họ không quan trọng.
Với sản phẩm ống nước thì theo anh Nguyễn Đình Khánh, trưởng phòng kỹ
thuật công ty nhựa Tân Tiến thì sản phẩm của họ không thua hàng nước ngoài. Họ
chỉ thua về khuôn mẫu, do dùng khuôn mẫu sản xuất trong nước nên độ bóng của
sản phẩm không bằng khuôn mẫu của nước ngoài. Nhưng yếu tố này không ảnh
hưởng đến lợi thế cạnh tranh vì khách hàng chỉ đòi hỏi sản phẩm phải bền và đáp
ứng được những kích cỡ theo yêu cầu của họ chứ không không ai chọn lựa sản
phẩm nào có độ bóng lớn hơn.
- Sản phẩm nhựa dân dụng: Chất lượng và mẫu mã có được nâng cao hơn
trước nhiều nhưng vẫn còn thua nước ngoài. Theo bà Nguyễn Thị Cúc, phó giám
đốc công ty nhựa Rạng Đông thì hiện tại công ty Nhựa Rạng Đông nói riêng và
các công ty nhựa Việt Nam sản xuất màng mỏng và đồ nhựa gia dụng nói chung
thì trong quá trình cạnh tranh với hàng ngoại nhập hay sản phẩm do đầu tư nước
ngoài thì hàng của Việt Nam thua về hoa văn và mẫu mã sản phẩm, do khuôn mẫu
của mình bị hạn chế. Như chúng ta biết, đối với hàng nhựa dân dụng, khách hàng
không những yêu cầu sản phẩm phải bền mà họ còn đòi hỏi sản phẩm phải đẹp,
tiện sử dụng, thậm chí mẫu mã phải được thay đổi liên tục.
- Bao bì nhựa: Đây là ngành hàng có tốc độ phát triển lớn và có nhiều tiềm
năng. Nhưng nhìn chung, chúng ta chỉ phát triển ở loại bao bì để đóng gói sản
phẩm tiêu dùng, còn những bao bì khác như bao bì cho hàng container thì chúng ta
chưa phát triển. Hiện tại, chúng ta có Công ty Cổ Phần Nhựa 4 và Công ty Cổ
Phần Tân Đại Hưng sản xuất loại bao bì này, nhưng so với sản phẩm cùng loại
của công ty Matai của Nhật, sản xuất tại TP.HCM thì thì chất lượng của chúng ta
chưa bằng, bao bì của chúng ta chỉ sử dụng cho các mục đích thông thường còn
sản phẩm của Matai được sử dụng cho việc bao gói thực phẩm, dược phẩm do qui
trình sản xuất được vận hành theo quy trình “sạch” từ Nhật Bản, cho nên dù giá
của Matai là 7USD/kg còn của các công ty trong nước là USD2,5/kg mà Matai vẫn
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
38
- Vật liệu xây dựng: Theo nhận định của một số doanh nghiệp sản xuất
cũng như những cửa hàng kinh doanh loại sản phẩm này thì họ cho biết sản phẩm
của Việt Nam chất lượng còn thua hàng của nước ngoài như sản phẩm của mình
mỏng hơn, màu sắc, và độ sắc sảo của sản phẩm cũng không bằng, hàng Đài Loan
dùng bền hơn. Đây là những yếu tố rất quan trọng của vật liệu xây dựng. Vì đối
với ngành hàng này không những đòi hỏi độ bền mà còn đòi hỏi mức độ thẩm mỹ
của nó. Cho nên hiện tại việc cạnh tranh đối với ngành hàng vật liệu xây dựng của
ngành hàng nhựa còn gặp nhiều khó khăn.
2.6.1.2. Chủng loại sản phẩm
- Sản phẩm nhựa kỹ thuật cao: Sản phẩm chưa phong phú về chủng loại,
hiện tại chúng ta chỉ tập trung sản xuất được bồn chứa nước, thuyền đánh bắt xa
bờ, ca nô, pallet nhựa, mà chưa sản xuất được những sản phẩm cần độ chính xác
cao như linh kiện điện tử, chi tiết cho xe hơi, … do trình độ công nghệ, thiết bị và
trình độ công nhân còn hạn chế. Mặt khác, còn một nguyên nhân quan trọng là do
thị trường Việt Nam chưa quen với sản phẩm composite, chưa có nhu cầu, trong
khi các doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm này thường sản xuất theo đơn đặt
hàng. Một số công ty chỉ bắt đầu sản xuất các sản phẩm giả da.
- Bao bì nhựa: Như đã nói ở trên, bao bì của chúng ta sản xuất chỉ dừng lại
ở những chủng loại đơn giản. Ví dụ bao container của Matai có đến 4 lớp trong
khi của Công ty cổ phần Nhựa 4 chỉ có 1 lớp. Đây là do chúng ta còn hạn chế về
công nghệ và thiết bị.
- Nhựa dân dụng: Mẫu mã sản phẩm còn thua kém hàng nước ngoài. Những
năm gần đây thì chủng loại sản phẩm nhựa dân dụng của ta có phát triển nhiều, đã
dần dần thay thế được hàng cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc.
- Vật liệu xây dựng: Loại sản phẩm này được sản xuất bởi doanh nghiệp
Việt Nam còn ít. HIện tại chúng ta sản xuất chủ yếu là những tấm vách ngăn nhựa
dán tường, khung cửa, tole nhựa. Mẫu mã chưa phong phú lắm, Trong khi đó hàng
ngoại như hàng của Đài Loan chẳng hạn có rất nhiều mẫu mã. Do hiện tại trong
nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho ngành hàng này cả về công nghệ lẫn quy
mô.
2.6.1.3. So sánh giá cả
- Sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao là các sản phẩm bằng vật liệu
composite như ca nô, bồn nước chứa nước, bồn tắm. Giá cả của hàng Việt Nam
không cao hơn do sản phẩm này cồng kềnh, việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn,
chi phí nhập lớn, dẫn tới sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam sẽ cao. Hiện
tại chưa có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nào sản xuất sản phẩm này tại Việt
39
Nam nên đây cũng là một thuận lợi là ta ít bị cạnh trạnh, tuy nhiên nó cũng có mặt
yếu là ít kích thích phát triển.
- Bao bì nhựa: Đối với bao bì của hàng tiêu dùng thì giá của chúng ta không
cao hơn, nhưng đối với bao bì container thì như đã đề cập ở trên, do sản phẩm của
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tái sử dụng được nhiều lần và chất lượng của họ
cao nên dù đơn giá của họ có cao hơn hàng nội địa nhưng xét về chi phí dùng cho
doanh nghiệp loại bao bì này vẫn thấp hơn dùng bao bì của Việt Nam. Hiện nay
các doanh nghiệp sản xuất pallet nhựa đang lo ngại về loại sản phẩm này từ nước
ngoài vào Việt Nam dưới dạng là bao bì của sản phẩm, sau đó được bán lại với giá
rất rẻ, người trong ngành thường được gọi là “giá ve chai”.
- Sản phẩm nhựa dân dụng: Hàng Việt Nam giá rẻ hơn, ví dụ: tô đĩa, chén,
thúng đựng nước đá, … rẻ hơn sản phẩm của Đài Loan, Trung Quốc 2 lần, có sản
phẩm lên đến 3, 4 lần.
- Vật liệu xây dựng: Sản phẩm của Việt Nam rẻ hơn, ví dụ: cửa nhựa 1
cánh của Đài Loan là 350.000 đồng/cửa trong khi cửa của Việt Nam là 290.000
đồng/cửa.
2.6.2. So sánh phương thức cạnh tranh
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy các công ty do đầu tư nước ngoài cạnh
tranh chủ yếu dựa vào chất lượng và chủng loại sản phẩm. Họ xem chất lượng là
yếu tố hàng đầu để chiếm và giữ được khách hàng, chủng loại phong phú để thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao hơn của người tiêu dùng về mẫu mã, về kích thước.
Hều hết các công ty có đầu tư nước ngoài đều có công ty mẹ ở những nước khác
và đã tồn tại hàng chục năm. Họ cho biết rằng họ đứng vững và mở rộng thị
trường được đến ngày hôm nay là phần lớn nhờ uy tín về chất lượng. Giá cả cũng
làm họ quan tâm, nhưng họ không đặt nặng vấn đề giá rẻ là giá thấp mà đối với họ
giá rẻ là giá mà khách hàng có thể chấp nhận được với một sản phẩm có chất
lượng cao.
Đối với các công ty Việt Nam thì họ vẫn coi trọng chất lượng trong quá
trình cạnh tranh, nhưng không phải sản phẩm nội địa nào cũng đạt tiêu chuẩn Việt
Nam, chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp coi trọng yếu tố giá cả trong quá trình
cạnh tranh. Ngoài ra, để lôi kéo khách hàng về mình, đa số doanh nghiệp Việt
Nam luôn có hình thức bán hàng trả chậm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng trong quá trình mua hàng của mình, nhưng đối với các doanh nghiệp nước
ngoài thì họ không coi trọng yếu tố cạnh tranh này.
40
2.6.3. Nguyên nhân của tình hình
2.6.3.1. Nguyên nhân trực tiếp
Hàng Việt Nam còn thua hàng đầu tư của nước ngoài hay hàng nhập ở một
số điểm về mẫu mã, hoa văn, độ sắc nét, độ bóng của sản phẩm là do: Thiết bị máy
móc của chúng ta còn thua của họ. Một phần do chúng ta bị hạn chế về nguồn vốn
để hiện đại hóa, một phần do dùng thiết bị sản xuất trong nước nên độ chính xác
không bằng thiết bị của nước ngoài.
Trình độ cán bộ kỹ thuật và công nhân hiện tại của ngành nhựa còn hạn
chế. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thay đổi nơi làm việc. Nguồn nhân
lực dịch chuyển từ doanh nghiệp Việt Nam sang doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và doanh nghiệp liên nghiệp liên doanh cao hơn là sự dịch chuyển ngược lại.
Theo tài liệu nghiên cứu khảo sát thị trường công nghệ và chất xám ở Thành phố
Hồ Chí Minh của Sở Khoa học và Công nghệ, thì sự dịch chuyển này là:
- Muốn có thu nhập cao hơn: 24,7%
- Muốn nâng cao trình độ chuyên môn: 23,3%
- Đi làm việc thuận tiện hơn: 18,7%
- Hợp với chuyên môn hơn: 14,2%
- Môi trường làm việc tốt hơn: 14,2%
- Quan hệ người – người tốt hơn: 5%
Hàng Việt Nam cạnh tranh được là do chất lượng sản phẩm của chúng ta
nhìn chung tương đương với hàng ngoại nhưng giá lại rẻ hơn vì hơn 90% nguyên
liệu dùng cho sản xuất ta đều nhập khẩu, trình độ công nghệ của ngành nhựa
không có sự cách biệt đáng kể giữa các nước. Vì thế chất lượng sản phẩm của Việt
Nam tương đương với sản phẩm của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay sản
phẩm nhập khẩu. Giá sản phẩm của chúng ta rẻ vì lương lao động Việt Nam rẻ.
Ngoài ra, chúng ta cạnh tranh được một phần là do lợi thế chúng ta cạnh tranh
ngay trên đất nước của mình, chúng ta đã có một quá trình gắn bó với khách hàng.
2.6.3.2. Nguyên nhân gián tiếp
Khó khăn: Do những công ty của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là những
công ty lớn, hiện đại, hệ thống quản lý của họ chặt chẽ nên quá trình hoạt động
của họ sẽ hiệu quả hơn chúng ta. Ngoài ra, Nhà nước chưa có kế hoạch đầu tư
đúng mực cho ngành nhựa như vấn đề nhân lực, hỗ trợ vốn rất hạn chế…
41
Thuận lợi: Trên thị trường Việt Nam thì chúng ta có lợi thế hơn doanh
nghiệp nước ngoài nhờ chúng ta đã có được uy tín đối với khách hàng trong nước.
Như vậy, mặc dù ngành nhựa Việt Nam đi sau thế giới rất lâu, trong quá
trình hoạt động gặp rất nhiều khó khăn do chủ quan lẫn khách quan, nhưng các
doanh nghiệp đã luôn nghiên cứu thị trường để tìm hướng phát triển sản phẩm hợp
lý cho riêng mình cũng như chọn lựa một phương thức cạnh tranh đúng đắn, phù
hợp theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Đến hôm nay họ đã đạt những kết quả
khả quan, sản phẩm của Việt Nam đã xuất khẩu sang một số nước và quan trọng
hơn là hàng Việt Nam đã cạnh tranh được với hàng ngoại trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên, để đi xa hơn thì các doanh nghiệp nhựa Việt Nam cũng như Nhà nước
cần có sự đầu tư đúng mực về nhân lực, thiết bị và công nghệ cho ngành nhựa.
Các doanh nghiệp không nên đầu tư đại trà mà nên tập trung vào những ngành
hàng đang có nhu cầu cao.
2.7. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÁC
ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA
2.7.1. Các văn bản pháp luật
Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 sửa đổi, bổ sung các năm 1996
tạo cơ chế thông thoáng cho đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế kỹ thuật của
nền kinh tế nước ta, trong đó có ngành nhựa. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến
nay đã có 190 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựa sản xuất và kinh doanh nhựa
có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó có 100 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư
nước ngoài. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này đạt 2 tỷ USD, trong đó vốn nước
ngoài đầu tư chiếm 75%.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành năm 1994, sửa đổi
năm 1996, đặc biệt là luật doanh nghiệp ra đời năm 2000 đã thực sự khuyến khích
các thành phần kinh tế phát triển nhất là kinh tế tư nhân. Số lượng doanh nghiệp
(công ty TNHH) được thành lập trong 3 năm gần đây khá hơn đã đưa tổng số
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nhựa lên tới 800
đơn vị. Trong đó khu vực 1 chiếm gần 80%.
2.7.2. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu
Đối với mặt hàng nhựa, đa số nguyên liệu phải nhập ngoại và sản phẩm sản
xuất ra chủ yếu cho nhu cầu trong nước (dưới nhiều hình thức khác nhau). Cùng
với việc chuyển đổi cơ chế, nhiều chính sách mới liên quan tới xuất nhập khẩu ra
đời đã khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Như việc
từ 15/6/1998 tăng thuế suất nhập khẩu DOP (dầu hóa dẻo) từ 0% lên 5%, PVC
42
resin từ 0% lên 3% thì theo các nhà sản xuất trong nước, đây là một quyết định kịp
thời của Nhà nước nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa trong
nước và cũng tránh gây thiệt hại đến doanh nghiệp nội địa có sử dụng những
nguyên liệu này.
Để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp của ta khi
nhập nguyên vật liệu cho hàng gia công không phải tính thuế, khi xuất hàng thì
được thoái thu và thời gian hoàn thuế được kéo dài 270 ngày (không phải 90 ngày
như trước đây). Các mặt hàng nhựa xuất khẩu có thuế xuất bằng 0%, phần này đã
khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và tìm thị trường xuất khẩu.
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ khi được thông qua thì hàng Việt Nam
được hưởng chính sách ưu đãi về thuế quan sẽ giảm từ bình quân 40% xuống còn
4%. Hiệp hội nhựa TP.HCM đã hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
thực hiện xuất khẩu như công bố danh sách các đầu mối quan hệ xuất khẩu hàng
nhựa đi các nước trên thế giới với đầy đủ tên tuổi các đại diện và địa chỉ (tại thị
trường Mỹ đã có tới bốn đầu mối buôn bán, với ba đầu mối ở California và một ở
Washington DC và các đầu mối tại thị trường Pháp, châu Phi, Ucraina, Nga,
Singapore, Nhật Bản, Campuchia.
Tháng 4/1998, Bộ Kế Hoạch Đầu tư đã có quyết định số 229/98-QĐ BKH
quy định cụ thể đối với 24 loại sản phẩm khi bảo đảm xuất khẩu 80% tổng sản
lượng sẽ được cấp phép đầu tư nước ngoài. Hai mặt hàng nhựa PVC và các sản
phẩm nhựa gia dụng thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định này.
2.7.3. Các chính sách về thuế, tài chính, hải quan
Sự ra đời của luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và luật thuế thu nhập doanh
nghiệp (được thực thi từ đầu năm 1999). Luật thuế GTGT đã khắc phục tình trạng
đánh thuế trùng. Nhưng hiện tại các doanh nghiệp ngành nhựa đều có kiến nghị đề
nghị Chính phủ xét giảm 50% mức thuế suất thuế VAT cho các sản phẩm nhựa;
bỏ phụ thu 5% đối với nguyên liệu nhựa nhập khẩu.
Năm 1990, Nhà nước thực hiện thí điểm trao quyền quản lý và sử dụng
vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn cho DNNN. Năm 1991, mở rộng việc giao vốn nhà
nước và quy định trách nhiệm bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Sau khi luật
DNNN được công bố. Chính phủ đã có nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 (được
sửa đổi bổ sung bằng nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999) ban hành quy
chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN nhằm thay đổi về
chất trong quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đó là
Nhà nước chuyển hình thức cấp vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cho từng
doanh nghiệp sang hình thức xác định vốn điều lệ cho doanh nghiệp. DNNN được
43
quyền sử dụng vốn, quỹ và thay đổi cơ cấu vốn, tài sản để phục vụ phát triển kinh
doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, được quyền sử dụng
vốn, tài sản thuộc sở hữu của mình đầu tư ra ngoài doanh ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh.pdf