MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO . 7
1.1. Rủi ro đối với lợi thếkinh doanh của doanh nghiệp:. 7
1.1.1. Khái niệm rủi ro: . 7
1.1.2. Phân loại rủi ro: . 7
1.1.2.1. Rủi rokinh doanh: . 7
1.1.2.1.1. Rủi ro do bản chất kinh doanh: . 7
1.1.2.1.2. Rủi ro hoạt động : . 7
1.1.2.2. Rủi ro tài chính :. 8
1.1.2.2.1. Rủi ro thị trường: . 8
1.1.2.2.2. Rủi ro do sử dụng đòn bẩy: . 10
1.2. Rủi ro của ngành vận tải biển thế giới:. 11
1.2.1. Rủi ro kinh doanh củangành vận tải biển: . 11
1.2.2. Rủi ro tài chính của ngành vận tải container thế giới:. 12
1.3. Quản trị rủiro tàichính . 14
1.3.1. Lợi ích của quản trị rủi ro:. 14
1.3.2. Quản trị rủi ro: . 15
1.3.3. Các biện pháp đo lường rủi ro tài chính được phản ánh trong các báo cáo tài chính:. 16
1.3.3.1. Các chỉ số trong bảng cân đối kế toán: . 16
1.3.3.2. Các chỉ số trong báocáo thu nhậphợp nhất: . 19
1.3.3.3. Các chỉ số trong báo cáo dòng tiền: . 20
1.4. Tăng trưởng bền vững: . 20
1.4.1. Rủi ro tài chính và tăng trưởng bền vững: . 20
1.4.2. Phương trình tăng trưởng bền vững: . 21
1.4.3. Rủi ro do tăng trưởng quá nhanh . 21
1.4.4. Tăng trưởng cân bằng. 22
1.5. Chương trình quản trị rủi ro tài chính: . 23
1.5.1. Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro: . 23
1.5.2. Chiến lược quản trị rủi ro tài chính: . 23
Kết luận chương 1 . 27
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY ĐẠI LÝ VẬN TẢICONTAINER VIỆT NAM. . 28
2.1. Rủi ro đối với ngành vận tải container: . 28
2.1.1. Rủi ro ngành vận tải biển Việt Nam nói chung và dịch vụ vận tải container nói riêng: . 28
2.1.1.1. Rủi ro về luật pháp của Việt Nam:. 29
2.1.1.2. Rủi ro do cam kết WTO về ngành dịch vụ hàng hải – đại lý tàubiển: . 31
2.1.1.3. Rủi ro do gia tăng đầu tư nước ngoài:. 32
2.1.1.4. Rủi ro do cung vận tải vượt cầu vận tải:. 33
2.1.1.5. Rủi rohoạt động: . 33
2.1.2. Đo lường rủi ro tàichính. 37
2.1.2.1. Đo lường rủi ro bằng bảng cân đối kế toán: . 37
2.1.2.2. Đo lường rủi ro bằng báo cáo tài chính hợp nhất: . 44
2.1.2.3. Đo lường rủi ro bằng báo cáo dòng tiền:. 45
2.1.2.4. Phương trình tăng trưởng cânbằng : . 45
2.2. Thực trạng quản trị ri ro tại công ty đại lý vận tải biển: . 46
2.2.1. Rủi ro công nghệ và rủi ro hoạt động: . 46
2.2.2. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững:. 47
2.2.3. Công ty có cần phải quản trị rủi rotài chính? . 47
2.2.4. Thị trường cung cấp dịch vụphái sinh ở Việt Nam: . 48
Kết luận chương 2. . 49
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO NGÀNH
DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN. 50
3.1. Nhóm các chính sách vĩmô:. 50
3.1.1. Luật pháp và quản lý nhà nước về ngành hàng hải. . 50
3.1.2. Quy định về chứng từ điện tử. . 53
3.2. Nhóm các chính sách vi mô:. 53
3.2.1. Nhóm các chính sách về nguồn nhân lực:. 53
3.2.1.1.Về bộ máy tổ chức: . 53
3.2.1.2. Về con người. 54
3.2.2. Nhóm các chính sách về quy trình nghiệp vụ: . 56
3.2.2.1. Rủi ro công nghệ:. 57
3.2.2.2. Rủi ro quitrình nghiệp vụ:. 58
3.3. Nhóm các chính sách về quản trị rủi ro tài chính . 60
3.3.1. Chính sách về tỷ lệ tăng trưởng: . 60
3.3.2. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tài chính. 62
3.3.2.1. Thị trường dịch vụ phái sinh tại Việt Nam : . 62
3.3.2.2. Giải pháp xây dựng chiến lược quản trị rủi ro kiệt giá tàichính: . 65
Kết luận chương 3 . 70
KẾT LUẬN . 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 72
PHỤ LỤC . 73
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp,phát triển lợi thế cạnh tranh thông qua việc tăng cường quản lý rủi ro tại doanh nghiệp làm đại lý vận tải biển trong giai đoạn hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng nhanh theo tốc độ hội nhập và đầu tư nước ngoài của
kinh tế. (xem Phụ lục 8. Bảng 2.4. Thống kê tăng trưởng vận chuyển container các
khu vực trên thế giới).
Do những ưu điểm về giá vận chuyển (vận tải container là loại hình vận
chuyển hàng hóa liên quốc gia, liên lục địa rẻ nhất), ngành vận tải biển gần như
đảm nhận 80% khối lượng hàng hóa luân chuyển giữa các nước. Hàng loạt tàu thế
hệ mới được mua sắm nhằm chiếm thị phần vận tải thế giới, các hợp đồng đóng tàu
cho đến năm 2011 tăng 48.7% công suất vận tải so với hiện nay. ( Phụ lục 9.Bảng
2.5. Tàu container đóng mới đến năm 2011). Thật ngoài mong muốn, hiện nay nhu
cầu về đóng mới tàu biển đã vượt xa cầu vận tải (theo cơ quan dự báo kinh tế Anh
EIU, kinh tế thế giới tăng trưởng trung bình 3.5%/năm đến năm 2020). Các hãng
tàu phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành giật thị phần.
2.1.1.5. Rủi ro hoạt động:
Rủi ro công nghệ: Môi trường công nghệ cao là một lợi thế trong ngành
dịch vụ hàng hải. Đổi mới công nghệ hãng tàu là nhiệm vụ cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay. Hãng tàu thường xuyên có một khối lượng khối lượng dữ liệu khổng
33
lồ cần chuyển cho các cảng chuyển tải, cảng đích và các bên liên quan về mỗi
container hàng đượïc xuất đi hoặc nhập về. (xem phụ lục 10. Bảng 2.6. Thống kê
khối lượng vận chuyển của hãng tàu Evergreen tại Việt Nam năm 2006).
Mỗi một thao tác chậm hay sai sót đều dẫn đến việc sai sót trong khai báo
hàng đến tại cảng đến. Và hậu quả là sẽ bị phạt do khai báo sai và một loạt các chi
phí phát sinh do lưu container lưu bãi. Ví dụ mức phạt hải quan do khai báo sai tên
người nhận tại Pháp là EUR 150 cho 1 lần, khai sai trọng lượng là EUR 150, lưu
container USD 150 cho một ngày. Mức tiền phạt và chi phí phát sinh cho một sai
sót có thể vào khoảng EUR 1000. Nếu so sánh với cước thu vào khoảng EUR 800
cho một container thì áp lực để giảm thiểu sai sót đối với công ty là không nhỏ .
Hệ thống công nghệ hiện nay được thiết kế dựa trên tính cần mẫn và chủ
động của nhân viên, yêu cầu nhân viên có hiểu biết cao về quy trình hoạt động của
công ty. Rủi ro vẫn xảy ra nếu nhân viên chủ quan, thiếu tính cần mẫn, lơ đãng,
thiếu kinh nghiệm, không có hiểu biết về nghiệp vụ.
Môi trường công nghệ của các bên Việt Nam liên quan đến công ty chưa
cao. Trong năm 2006, điều độ cảng bắt đầu chú trọng đến việc vi tính hóa hệ thống
quản lý bãi, nhưng ở mức độ chưa cao. Vì vậy, việc nối mạng giữa hai công ty vẫn
chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Rủi ro do hoạt động cho nợ cước: có hai loại cước đối với vận tải biển là
cước trả trước do người gửi hàng trả khi hàng lên tàu và cước trả sau do người
nhận hàng trả khi hàng đến nơi cảng đích. Hình thức cho nợ này có tác dụng làm
tăng khách hàng, tăng doanh số nhưng cũng làm tăng tính rủi ro cho công ty trong
trường hợp người nợ cước kéo dài thời gian thanh toán hoặc không thanh toán đầy
đủ. Để dung hòa lợi ích kinh doanh và việc kiểm soát rủi ro, công ty phải tìm ra
một chính sách cho nợ cước hợp lý, hiệu quả và phân tán rủi ro.
34
Tại công ty Evergreen Việt Nam cho thấy thường xuyên có 80% số lượng
khách hàng trì hoãn việc trả cước và các phí mà họ lẽ ra phải trả ngay khi tàu chạy.
Thường xuyên công ty bị chiếm dụng khoảng USD 250,000 /tháng, công việc phải
nhân lên rất nhiều: phải có nhân viên theo dõi công nợ, đốc thúc khách hàng trả
tiền, phải đối diện rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng trì hoãn trả nợ vì lý do vô tình hay
cố ý, rủi ro khách hàng xù nợ luôn luôn hiện diện, nhân viên phải làm thêm giờ
(do chênh lệch múi giờ), chi phí lưu bãi có thể phát sinh thêm (usd 200/ngày – đối
với hàng đi Mỹ). Trong năm 2006, công ty Evergreen mất khoảng usd 8,500 cước
và phí không thể thu hồi. Hiện nay, công ty vẫn chưa tìm được biện pháp hiệu quả
để buộc khách hàng trả cước và phí đúng thời hạn.
Việc các hãng tàu (100%) sử dụng việc cho nợ cước như là một chính sách
cạnh tranh thu hút khách hàng dẫn đến việc chạy theo và lạm dụng chính sách này
ở hầu hết các hãng tàu là một rủi ro lớn của ngành.
Rủi ro do khách hàng không nhận hàng: đối với loại hàng khô (hàng
nguyên vật liệu, hàng may mặc, đồ gỗ…) rủi ro nếu khách hàng không nhận hàng
thấp hơn so với hàng lạnh (trái cây, hàng đông lạnh…) do hàng có thể bảo quản lâu
hơn. Khi khách hàng không nhận hàng, hãng tàu sẽ gặp các rủi ro sau: chi phí lưu
container lưu bãi cao, giảm hiệu suất quay vòng của container, chi phí để bán thanh
lý hàng … Đối với hàng lạnh, ngoài các chi phí như hàng khô còn phát sinh thêm
các chi phí khác như: chi phí chạy điện, chi phí đổ bỏ hàng rất cao vì có liên quan
đến vấn đề vệ sinh an toàn môi trường…. Trong cả hai trường hợp, các năm trước
đây hãng tàu thường bị lỗ vì hầu như không thu được gì mà cũng không thể khởi
kiện để đòi khách hàng vì chi phí và thời gian tòa thụ lý vụ việc còn mất nhiều thời
gian hơn. Mỗi năm tại hãng tàu Evergreen thường xuyên có ít nhất 5 container bị
khách hàng từ chối nhận hàng. Ngoài ra, cũng có trường hợp khách hàng không từ
35
chối cũng không cam kết nhận hàng, hãng tàu vừa mất cước tàu lại còn mất tiền
cho thuê container, tiền lưu bãi, nhưng không thể lấy lại container ngay.
Theo Nghị định 46/2006/NĐ-CP 16/5/2006 về xử lý hàng hóa do người vận
chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam, người vận chuyển phải tuân thủ một thủ
tục rất dài : thông báo cho khách hàng bằng văn bản, 30 ngày sau thông cáo báo
chí về việc lưu giữ hàng, sau 60 ngày ký hợp đồng ủy thác đấu giá hàng hóa...
Trước đó người vận chuyển phải thuê giám định chất lượng hàng hóa. Như vậy
trung bình một trường hợp phải mất ít nhất 4 tháng và phải đưa ra tòa án nếu trường
hợp số tiền sau đấu giá vẫn không đủ để thu hồi nợ. Thực tế, khách hàng chỉ từ bỏ
hàng khi hàng có giá trị rất thấp, không thể bù đắp chi phí phát sinh. Vậy thì, hãng
tàu phải chấp nhận lỗ trong trường hợp này vì nếu đưa ra tòa thì container còn phải
bị giam thêm ít nhất là 1 năm. Thiệt hại về chi phí cho một trường hợp vào ít nhất
là usd 30,000 cho một container 20 feet hàng khô, USD 100,000 cho một lô hàng
đông lạnh. Đó là còn chưa kể đến thiệt hại không thể tính được do mất cơ hội kinh
doanh, lỗ khấu hao tài sản.
Trước Nghị định 46/2006/NĐ-CP 16/5/2006, công ty vận tải biển có thể thực
hiện việc từ bỏ hàng hóa theo thông tư 05/2003/TT-BTC. Công ty phải chấp nhận
từ bỏ hàng, quyền xử lý thuộc về hội đồng cảng và chính quyền thành lập, nếu còn
dư tiền – thuộc ngân sách thành phố, nếu thiếu- lỗ của cảng biển. Tuy vậy, trong
trường hợp này doanh nghiệp lại rất bị động vì hội đồng thanh lý này chỉ lập mỗi
năm một lần. Vậy thì công ty chỉ đạt được mục đích là tránh được thủ tục đấu giá,
nhưng cũng không thể nào lấy container lại ngay.
Rủi ro do sai sót trong nghiệp vụ - vấn đề liên quan đến con người: hậu quả
tài chính do sai sót cá nhân trong nghiệp vụ của hãng tàu rất lớn. Cụ thể:
Bộ phận làm chuyển tải- sai tàu chuyển tải: hàng đi đến những cảng xa như
Châu Âu, Mỹ thường phải qua nhiều chặng chuyển tải. Sai sót khi chỉ định tàu
36
chuyển tải dẫn đến hậu quả tài chính không nhỏ. Ví dụ: hàng đi bờ đông của Mỹ,
nhưng nhân viên lại chỉ định chuyển tải lên tàu đi bờ tây, khi đó sẽ phát sinh cước
để chuyển ngược container từ bờ tây sang bờ đông, khoản cước phát sinh thêm này
là khoản lỗ mà hãng tàu phải gánh chịu. Khoản lỗ này có thể ít nhất là là usd 1,000
cho mỗi trường hợp sai, có trường hợp chi phí lên đến USD 3000.
Bộ phận chứng từ- sai do phát hành bill do lỗi đánh máy của cá nhân: Hải
quan các nước đều có quy định nghiêm ngặt về vấn đề khai báo chi tiết hàng hóa
như số lượng, trọng lượng hàng, tên hàng, người nhận… Kèm theo quy định là một
mức phạt phí nếu vi phạm. Sai sót thường gặp là trọng lượng và số lượng bị nhập
sai, dẫn đến chậm trễ do bị phạt hải quan. Ngoài ra còn có sai sót do nhập thiếu
các khoản phải thu tại cảng đích dẫn đến việc thu sót cước và các phụ phí.
Mức phạt của hải quan Thổ Nhĩ Kỳ : phí kiểm tra container: USD 450, phí
cân container USD 240, chi phí chỉnh sửa USD 250. Tổng cộng: USD 940. Mức
phạt của hải quan Mỹ do vi phạm quy định là USD 5000.
Ngoài ra còn có các chi phí khác phát sinh do không theo đúng quy trình
nghiệp vụ khác như sai do khai báo Hải quan thiếu do lỗi cá nhân hay do lỗi máy
in. Không gửi giấy báo nhận hàng. Không thông báo cho khách hàng biết các quy
định nghiêm ngặt về Hải quan của nước đến dẫn đến việc trì hoãn nhận hàng. Đối
với bộ phận sales –sai sót do áp dụng sai hợp đồng vận chuyển, chào cước thiếu chi
phí…
Tổng cộng các chi phí phát sinh cho những sai sót xảy ra là khoảng USD
3000 cho năm 2006.
2.1.2. Đo lường rủi ro tài chính
2.1.2.1. Đo lường rủi ro bằng bảng cân đối kế toán:
Tính thanh khoản:
37
(Xem Phụ lục 11. Bảng 2.7.Các hệ số của bảng cân đối kế toán ).
Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi đến hạn thanh toán cho các hợp đồng cung
cấp dịch vụ như bãi, cảng, cảng vụ, sữa chữa container, đến hạn chuyển cước cho
hãng tàu … nhưng công ty không thể tạo ra dòng tiền mặt để thanh toán.
Xem bảng cân đối kế toán thì khả năng thanh toán của công ty khá tốt: khả
năng thanh toán gấp 3 lần số nợ phải trả. Vì vậy công ty không ty chưa quan tâm
đến vấn đề phòng ngừa rủi ro cho dòng tiền vào và dòng tiền ra. Đây là một đặc
điểm khá riêng của công ty làm dịch vụ vận tải biển. Khả năng thanh khoản cuối
năm không cao bằng đầu năm vì nợ ngắn hạn cuối năm cao hơn đầu năm với nhiều
hợp đồng với các đối tác và tiền thưởng cho nhân viên phải thanh toán. Tuy nhiên,
cũng cần lưu ý đến việc vốn để dưới hình thái tiền tệ lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn.
Nguyên nhân của tính thanh khoản cao là do công ty chủ yếu làm dịch vụ
cho hãng tàu Evergreen, tài sản lưu động là khá lớn. Tài sản lưu động của công ty
lớn do công ty phải thu của khách hàng rất nhiều khoản phí như cước tàu, và các
phụ phí, phí lưu container, phí lưu bãi … trong lúc các khoản phải trả thì chỉ có phí
thuê bãi, phí trả cho cảng vụ, phí sữa chũa container, các phí khác…
Tài sản cố định của công ty không nhiều, các dịch vụ như vận chuyển
container, sữa chữa container, vệ sinh container…. được thực hiện bởi cảng và các
bên đối tác.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thương mại.
Khác với hãng tàu Evergreen được giảm rủi ro tỷ giá do đa dạng hóa dòng
tiền., công ty Evergreen Việt Nam không có cơ hội đa dạng hóa dòng tiền do giao
dịch chủ yếu bằng USD ( chiếm tỷ trọng khoảng 99% ).
Đối với công ty Evergreen Việt Nam, nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn
từ các giao dịch thương mại là loại phổ biến nhất mà công ty gặp phải. Do công ty
38
làm dịch vụ đại lý cho hãng tàu nước ngoài cho nên các khoản phải thu của công ty
tại Việt Nam là bằng USD, sau đó lại được chuyển định kỳ ra nước ngoài bằng
USD. Rủi ro công ty gặp phải là do quy định không được thu ngoại tệ của ngân
hàng nhà nước, công ty phải quy đổi từ USD sang VNĐ thu vào, sau đó phải mua
USD để chuyển ra.
Khi đồng VND giảm giá so USD , công ty sẽ lỗ khi chuyển khoản tiền đã
thu sang USD để chuyển trả cho hãng tàu do số tiền đã thu không đủ để đổi sang
USD.Ví dụ: ban đầu công ty thu với tỷ giá 1 USD = 15,980 VND; khi chuyển tiền
tỷ giá 1USD =16,016 VND. Vậy công ty sẽ bị thiệt 36VND cho mỗi USD chuyển
đi. Với trung bình thu vào khoảng USD 30,000 mỗi ngày, công ty mất 1,080,000
VND.
Các khoản phải thu gồm: cước tàu và phụ phí, phí lưu container, phí lưu bãi,
các khoản phải thu khác. Do chênh lệch tỷ giá giữa kỳ thu và kỳ chuyển tiền, chi
phí phát sinh do chênh lệch tỷ giá của năm 2005 là 176,4 triệu chiếm 1,11% tổng
chi phí của năm . Năm 2006 là 360,7 triệu đồng chiếm 1.22% tổng chi phí của năm
2006.
Nguy cơ từ các khoản vay bằng ngoại tệ: công ty có khả năng tiếp cận với
các nguồn vốn bằng ngoại tệ với chi phí thấp. Năm 2007, công ty có kế hoạch vay
500,000 USD phục vụ cho dự án nâng cấp hệ thống mạng on-line nối với hệ thống
nội bộ hãng tàu trên toàn thế giới. Khoản vay này được cung cấp bởi công ty mẹ
với lãi suất khá mềm. Nhưng, khoản vay này đặt công ty vào nguy cơ về độ nhạy
cảm tỷ giá khi thanh toán lãi vay và khi thanh toán nợ gốc nếu tỷ giá biến động
xấu đi. (Xem Phụ lục 12. Bảng 2.8. Kế hoạch vay năm 2008). Bảng trên là một ví
dụ cụ thể về mức độ thiệt hại nếu tỷ giá biến động. Nếu tỷ giá USD/VND tăng
công ty sẽ bị thiệt VND 420,000,000. Khoản tiền này không nhỏ nếu so sánh với
tổng quỹ lương của công ty: nó bằng 90% quỹ lương tháng của công ty.
39
Nguy cơ độ nhạy cảm kinh tế: Nếu đồng Việt Nam lên giá, khối lượng
hàng xuất khẩu của VN sẽ giảm cạnh tranh và có thể bị mất hợp đồng xuất hàng.
Điều này sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của công ty vận tải biển vì đây là
đối tượng chuyên chở duy nhất của công ty. Hậu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp
đến sự thịnh vượng của công ty.
(Xem phụ lục 5. Bảng 2.1. Thống kê khối lượng vận tải xuất nhập khẩu
bằng container Việt Nam). Bảng trên cho thấy sự tăng trưởng khá tốt của khối
lượng hàng xuất nhập khẩu bằng container qua các cảng Việt Nam tăng trưởng đều
đặn theo tốc độ tăng trưởng GDP cho đến năm 2006. Sau khi gia nhập WTO tình
hình xuất nhập khẩu Việt Nam rất khởi sắc: 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng 22% nhập khẩu tăng nhảy vọt 32.8% so với
cùng kỳ 2006 (con số này vào cùng thời điểm năm 2006 là 9.5%, 23.6%).
Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển container vẫn tiềm ẩn rủi ro do sự phát
triển thiếu bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu vì sự thiếu đa dạng trong cơ cấu
hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành như
dệt may, giày da, hải sản, cà phê, đồ gỗ, phụ thuộc nhiều vào một số thị trường
trường truyền thống và phụ thuộc vào nguyên liệu thô và biến động giá cả. Hàng
dệt may chủ yếu xuất đi Châu Âu, Mỹ, dễ bị biến động như bị áp thuế cao hay bị áp
quota, ngành giày dép phụ thuộc 85% nguyên liệu nhập khẩu lại dễ bị tổn thương
bởi những vụ kiện chống phá giá của EC, ngành thủy hải sản xuất khẩu phải đối mặt
với những hạn chế về nuôi trồng và chế biến, năng lực chế biến thấp, năng lực xác
định và loại trừ dư lượng thuốc kháng sinh, ngành cà phê hạn chế về chế biến. Năng
lực sản xuất của các mặt hàng chủ lực như than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt điều,
tiêu (kim ngạch xuất khẩu tăng rất khiêm tốn khoảng 6.8%, nếu tính bằng mức giá
năm 2006 thì kim ngạch chỉ tăng khoảng 4.5%) xuất khẩu khó tạo sự bùng nổ như
mong đợi.
40
Việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, tính dễ tổn
thương của các ngành XNK hiện nay làm giảm tính bền vững của hoạt động xuất
nhập khẩu Việt Nam. Vì vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành
vận tải biển.
Nhìn chung, đồng tiền giảm giá có lợi cho việc chuyển đổi tỷ giá của hãng
tàu nhưng không có lợi cho xuất khẩu. Tuy vậy, rủi ro ảnh hưởng xấu đến xuất
khẩu là một rủi ro lớn đến đối tượng vận chuyển của hãng tàu. Nên, đồng tiền Việt
Nam giảm giá vẫn là một thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của hãng tàu.
Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với tỷ giá:
Là một chi nhánh của hãng tàu quốc tế Evergreen Marine CORP, công ty
cũng có độ nhạy cảm chuyển đổi trong báo cáo tài chính hàng năm cho hãng tàu
tại Đài loan. Tuy là độ nhạy cảm này thật sự không làm thay đổi giá trị tài sản của
công ty nhưng nó sẽ có ảnh hưởng xấu hay tốt hơn đối với báo cáo tài chính hợp
nhất của hãng tàu tại Đài loan. Và vì vậy ảnh hưởng đến giá trị cổ phần của các cổ
đông Đài loan do họ chỉ nhìn vào báo cáo tài chính hợp nhất để đánh giá giá trị
công ty. Cụ thể chênh lệch do chuyển đổi tỷ giá trong báo cáo hợp nhất của hãng
tàu EMC so với chi phí ban đầu là 136,383 TWD năm 2005 ; 179,963 TWD năm
2006.
Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ việc chuyển lợi nhuận về nước hay còn gọi là độ
nhạy cảm dài hạn về tỷ giá: cũng tương tự như trên, công ty cũng chịu nguy cơ độ
nhạy cảm tỷ giá khi chuyển lợi nhuận cho hãng tàu tại Đài loan. (Xem phụ lục 7.
Bảng 2.3. Đồ thị thống kê chỉ số tỷ giá USD/VND )
Năm 2006: Do quy định khống chế biên độ tỷ giá +/- 0.25%, tỷ giá đô la
tăng nhưng không nhiều: mức tăng cao nhất là 1% tháng 12/2006 so với tháng
12/2005, tỷ giá biến động nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 5: chênh lệch 0.8%,
khuynh hướng sụt giảm từ tháng 5 đến tháng 7, tăng từ tháng 8 cho đến cuối năm.
41
Năm 2007: biên độ được nới rộng lên +/- 0.5%, biến động của tỷ giá tăng
tháng 1,3 giảm tháng 2,4. độ biến động của tỷ giá gia tăng khi nới rộng biên độ. Tỷ
giá tăng làm tăng rủi ro thâm hụt do chuyển đổi tỷ giá. Việc nới rộng biên độ này
là một bước trong tiến trình tiến tới tự do hóa tỷ giá. Khi đó biến động tỷ giá càng
lớn, độ rủi ro cho doanh nghiệp càng cao. Khuynh hướng tăng tỷ giá là một rủi ro
cho công ty có nhu cầu thường xuyên giao dịch bằng USD.
Rủi ro này càng tăng khi thời gian để thực hiện xong một dịch vụ chuyển
khoản của ngân hàng thường xuyên là +1 ngày đối với trong cùng hệ thống, ít nhất
+ 2 ngày đối với khác hệ thống ngân hàng. Sự chậm trễ của ngân hàng làm cho
doanh nghiệp bị thiệt hại về tỷ giá.
Độ nhạy cảm lãi suất: do sự phức tạp và rủi ro cao của lãi suất thả nổi, công ty
không vay theo loại hình này.
Độ nhạy cảm đối với giá:
Rủi ro về giá của hoạt động dịch vụ chủ yếu do sự cạnh tranh gay gắt từ
các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành dẫn đến việc giảm giá cước để giành
khách hàng thay vì gia tăng chất lượng dịch vụ. Ước tính cả nước có khoảng 200
doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải và giao nhận hàng hóa. Càng có nhiều doanh
nghiệp thì cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.
Do tập quán ưa chuộng giá rẻ, có đến 90% khách hàng sẽ chuyển sang các
hãng tàu có thể chào cước giá rẻ hơn. Cước tàu thế giới giảm từ tháng 7/2006 đến
tháng 1/2007. (Phụ lục 2.Bảng 1.2.) Cước tàu giảm làm giảm doanh thu đầu vào
trong lúc các chi phí khác đều gia tăng theo mức độ gia tăng lạm phát là một rủi ro
đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Rủi ro về giá dầu: (Xem phụ lục 13. Bảng 2.9. Tỷ trọng giá dầu trong cước
vận chuyển). Giá dầu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cước vận tải. Sự biến động
của giá dầu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của hãng tàu. Do đặc thù hoạt
42
động kinh doanh của hãng tàu, hợp đồng vận chuyển ký theo nhiều kỳ hạn, nên
mỗi một thay đổi trong thành phần cước phải thông báo cho khách hàng trước khi
áp dụng ít nhất một tháng. Vì vậy, chỉ khi giá dầu tăng ít nhất 10%, thì giá dầu mới
được điều chỉnh để áp dụng sau đó một tháng. Do độ trễ của thời gian áp dụng giá
dầu điều chỉnh như trên, hãng tàu đã phải chấp nhận một mức độ nhất định rủi do
do biến động giá dầu.
Mặt khác, do tính cạnh tranh cao trong điều kiện cung vận tải cao hơn cầu,
đặc biệt do ảnh hưởng tính mùa vụ của các hợp đồng xuất khẩu, trong giai đoạn
hàng xuất giảm hãng tàu phải chấp nhận lỗ chi phíù về dầu để giữ cho hoạt động
kinh doanh tiếp tục đều đặn.
Công ty sử dụng đòn bẩy cao đến mức nào?
Năm 2006, công ty có đòn cân nợ bằng không. Nợ phải trả của công ty chủ
yếu là các khoản phải trả. Do ngoài tài sản hiện có của công ty, các khoản phải thu
rấùt nhiều với hệ số thanh toán ngắn hạn và dài hạn của công ty khá tốt, công ty
không cần vay thêm cho kinh doanh. Tuy nhiên, với yêu cầu đầu tư cho công nghệ
cao nhằm cải tiến dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như yêu cầu tương thích
với hệ thống mạng điện tử của các nước phát triển, công ty dự kiến sẽ sử dụng đòn
bẩy nợ ( vay USD 500,000 # VND 8,080,000,000 để đầu tư hệ thống trên) trong
năm 2007.
Tỷ số nợ Nợ/vốn 0.17
Hệ số thanh toán lãi vay
(EBIT+
I)/I 73.97
Với khoản nợ này, Hệ số nợ và thanh toán lãi vay là khá tốt, phản ánh tình hình tài
chính lành mạnh, ít rủi ro.
43
2.1.2.2. Đo lường rủi ro bằng báo cáo tài chính hợp nhất:
(Xem phụ lục 14. Bảng 2.10. Báo cáo tài chính của hãng tàu Evergreen Marine
corp. Taiwan). Do công ty Evergreen Việt Nam không có cáo tài chính hợp nhất
cho nên tôi chọn Bảng tóm tắt từ báo cáo tài chính hợp nhất của hãng tàu EMC
để đo lường rủi ro của hãng tàu.
Doanh thu: trong năm 2006, doanh thu hoạt động chính của hãng tàu tăng
5.5%, doanh thu phụ giảm 8.22%. Vốn và Chi phí của hoạt động chính tăng lần lượt
18.69% và 2.31% , chi phí hoạt động phụ tăng 19.61%. Tổng doanh thu tăng 5.1%
so với chi phí tăng 18.21%. Mặc dù doanh thu có tăng nhưng không tăng nhanh
bằng mức tăng chi phí. Kết quả là năm 2006 công ty đã lỗ 240,234,000 TWD.
Nguyên nhân chi phí của năm 2006 tăng:
- Trong năm 2006, giá cước đã giảm đáng kể do cung vượt cầu trên toàn thế giới và
các hãng tàu đua nhau giảm giá để giành giật khách hàng vì tàu chạy không có
hoặc không đủ hàng càng lỗ nặng.
-Giá dầu biến động tăng liên tục, do nhiều hợp đồng vận chuyển ký dài hạn không
thể gia tăng cước. Ngoài ra, còn phải kể đến độ trễ thời gian khi thực hiện các
thông báo gia tăng chi phí đối với khách hàng.
-Cước vận chuyển đường bộ, đường tàu lửa tại Mỹ và các nước gia tăng. Hãng tàu
cung cấp dịch vụ vận tải không những từ cảng đến cảng O/O mà còn sâu trong nội
địa D/D, R/R, O/R, O/D, O/R. Do sự gia tăng giá nhiên liệu nên giá cước đường bộ,
tàu thủy, xe tải … mà hãng tàu phải trả cho bên cung cấp tăng lên.
-Cạnh tranh gay gắt do sự phát triển nhanh của các đối thủ cạnh tranh như Maersk,
Apl, Hanjin. Hãng tàu Mearsk hợp nhất với hãng tàu P&O làm gia tăng thị phần
của họ, trước kia Mearks 10% , nay tăng 15% của P&O và họ còn phát triển thêm
18%. Hãng tàu cạnh tranh Mearsk vừa mới đóng mới một loạt tàu thế hệ mới tiết
44
kiệm chi phí hơn các thế hệ tàu cũ cho nên họ có thể chịu đựng được việc giảm giá
cước.
-Ngườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp, phát triển lợi thế cạnh tranh thông qua việc tăng cường quản lý rủi ro tại doa.pdf