Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I: Một số lý luận cơ bản 3

I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển 3

1. Khái niệm 3

2. Đặc điểm của đầu tư phát triển. 3

3. Vai trò của đầu tư phát triển. 4

3.1. Xét trên góc độ vĩ mô 4

3.2. Xét trên góc độ vi mô. 8

4. Nguồn vốn đầu tư 8

4.1. Nguồn vốn huy động trong nước 9

4.2. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài 10

4.3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài 11

II. Một số vấn đề lý luận chung về ngành dệt may. 12

1. Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may 12

1.1. Sản phẩm của ngành có tính thiết yếu và thường xuyên thay đổi 12

1.2. Tiến bộ khoa học công nghệ tác động lên cả quá trình sản xuất lẫn tiêu dùng hàng dệt may 12

1.3. Là ngành sử dụng nhiều nhân công với trình độ kỹ thuật đòi hỏi không cao. 13

1.4. Các khâu trong mối liên kết dọc của ngành có quy mô không giống nhau và không nhất thiết phải phát triển khép kín. 13

1.5. Quá trình sản xuất có thể được tổ chức theo quy mô vừa và nhỏ, tạo thành màng lưới gia công theo các hợp đồng phụ. 15

1.6. Có tác động đến việc phát triển các ngành nghề sản xuất phục vụ cho ngành dệt may 15

2. Vai trò của ngành công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế 15

2.1. Giảm tình trạng thất nghiệp 16

2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 16

2.3. Mở rộng thương mại quốc tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. 17

3. Sơ lược về tình hình phát triển ngành dệt may thế giới và một số bài học kinh nghiệm. 18

4. Các lợi thế và điều kiện cơ bản phát triển ngành dệt may Việt Nam. 19

III. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may 22

1. Sự cần thiết phải đầu tư cho ngành dệt may. 22

2. Nội dung của đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam. 24

2.1. Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng (CSHT). 24

2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 26

2.3. Đầu tư cho nguyên liệu (trồng bông, trồng dâu nuôi tằm) 28

2.4. Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. 29

2.5. Đầu tư khác 30

Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 33

I. Khái quát tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam. 33

1. Quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam. 33

2. Cơ cấu tổ chức 34

3. Chính sách phát triển ngành dệt may 37

3.1. Chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước 37

3.2. Chính sách khuyến khích xuất khẩu 38

3.3. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may 40

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1997 đến nay 40

II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 42

1. Thực trạng về vốn đầu tư 42

2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư 43

2.1. Nguồn vốn trong nước 44

2.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 46

3. Cơ cấu vốn đầu tư 47

3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ 47

3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 54

3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 55

3.4. Đầu tư nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. 58

3.5. Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. 61

3.6. Đầu tư khác: đầu tư hàng tồn trữ, xử lý môi trường. 62

III. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 65

1. Kết quả đạt được 65

1.1. Nâng cao sản lượng toàn ngành 65

1.2. Nâng cao kim ngạch xuất khẩu 66

1.3. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã hàng hoá 67

1.4. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của công nhân ngành dệt may 68

1.5. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng, địa phương 69

2. Hiệu quả đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 69

3. Thành công và hạn chế 70

3.1. Thành công 70

3.2. Những hạn chế 71

Chương III: Chiến lược tăng tốc và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2010 73

I. Tính tất yếu phải có chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 73

II. Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 74

1. Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư phát triển của ngành dệt may Việt Nam 74

2. Nội dung định hướng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 76

III. Dự báo thị trường 79

IV. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam và một số kiến nghị 81

1. Giải pháp về tài chính và vốn: 81

2. Giải pháp về nguồn nhân lực 83

3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu 84

3.1. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu trọng điểm 85

3.2. Giải pháp về kỹ thuật. 85

4. Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ 86

4.1. Tiếp tục thực hiện chính sách " hai tầng công nghệ" 86

4.2. Thực hiện phát triển công nghệ một cách hiệu quả nhất (đặc biệt là đối với công nghệ nhập) 86

4.3. Tăng cường các tác nhân thúc đẩy công nghệ. 87

4.4. Tạo môi trường công nghệ thuận lợi 87

5. Giải pháp về thị trường 87

6. Một số kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 88

6.1. Về phía Nhà nước 88

6.2.Về phía các Bộ ngành 92

6.3. Về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam 93

Kết luận 94

Danh mục tài liệu tham khảo 95

Phụ lục 1 96

Phụ lục 2 97

Phụ lục 3 97

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ để thâm nhập tạo chỗ đứng chân. Sản phẩm nhập vào Mỹ chủ yếu là dệt kim (nhập khẩu vải), còn sản phẩm áo Sơ mi và Jacket nhập vào Mỹ ít. Đồng thời chỉ số giá cả hàng tiêu dùng trong nước năm 2000 giảm 0,6% so với tháng 12 năm 1999 làm cho giá xuất khẩu giảm đáng kể, ví dụ: Thị trường Nhật Bản giảm từ 10-15%, trong khi chi phí sản xuất tăng do giá nguyên, nhiên vật liệu, cước vận chuyển, phí Hải quan tăng (Ví dụ: so với năm 1999 giá bông xơ tăng 15-20%, giá điện xăng dầu tăng trên 10%, BHXH tăng 25% do lương tối thiểu tăng). Tuy nhiên, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu (giá hợp đồng) vẫn đạt 212 tr.USD tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 99, trong đó các sản phẩm dệt đạt 103,6 tr.USD tăng 20%, các doanh nghiệp may đạt 96,9 tr.USD tăng 26,6%. Kim nghạch xuất khẩu (giá tính đủ) toàn ngành công nghiệp dệt may đạt 546 tr.USD tăng 12,7%, trong đó các doanh nghiệp Dệt đạt 141,8 tr.USD tăng 9,5%, các doanh nghiệp may đạt 376,9 tr.USD tăng 17%. Chuyển sang năm 2001, 2002 những năm mở đầu kế hoạch 5 năm 2001-2005, các doanh nghiệp dệt may có một số thuận lợi cơ bản như: kinh tế nước ta đang có đà khôi phục, Nhà nước tăng cường các hoạt động đối ngoại mở rộng thị trường, ngành dệt may được chính phủ quan tâm phê duyệt chiến lược phát triển kèm theo các chính sách ưu đãi tạo điều kiện vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới..., song đứng trước những khó khăn lớn và những biến động phức tạp khác. Nhìn chung các chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng khá từ 6% đến 14% năm, đặc biệt là trong mấy năm gần đây tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và số lượng sản phẩm may mặc có sự tăng đột biến. Điều này cho thấy làn sóng dệt may đã thực sự thâm nhập vào nước ta và đang phát triển với tốc độ cao. II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam 1. Thực trạng về vốn đầu tư Trong ngành dệt may, lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn từ 50 đến 70% trong tổng số vốn đầu tư. Điều này cũng dễ hiểu vì để tiếp cận được các thị trường lớn thì các doanh nghiệp dệt may mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các thị trường lớn. Bảng 2: Tổng vốn đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn đầu tư 860 841 1800 3200 3579 Tốc độ tăng liên hoàn (%) -2,2 114,03 77,77 11,84 Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư Qua bảng số liệu nhìn chung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp dệt may tăng khá. Tuy nhiên đi vào từng năm cụ thể thì thấy lượng vốn giảm sút từ năm 1997 và năm 1998 chỉ có 841 tỷ đồng. Song đến năm 1999, vốn đầu tư đã bắt đầu tăng, cụ thể là 1800 tỷ đồng. Đến năm 2000 vốn đầu tư tăng rất mạnh do việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài cũng như khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn trước. Đồng thời, có sự phục hồi rất nhanh của nền kinh tế các nước trong khu vực. Ngành dệt may nước ta đứng trước nhiều cơ hội lớn trong việc làm ăn buôn bán với các bạn hàng lớn như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nguồn vốn này càng tăng mạnh hơn khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được hai nước thông qua. Cơ hội mở ra, nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta đã mạnh dạn đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để huy động mọi nguồn vốn để đầu tư. Vì thế lượng vốn đầu tư tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên tốc độ tăng liên hoàn qua các năm lại có xu hướng giảm. Từ năm 1998 đến 1999, tốc độ tăng liên hoàn tăng lên rõ ràng, từ –2,2 % lên 114,03 %. Nhưng từ năm 1999 đến nay, tốc độ tăng liên hoàn đã giảm liên tục qua các năm: 2000/1999 là 77,77; 2001/2000 chỉ còn là 11,84. 2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chia thành hai khu vực lớn là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn đầu tư của khu vực trong nước. 2.1. Nguồn vốn trong nước Có thể coi những bước phát triển của Tổng công ty dệt may Việt Nam là đại diện cho quá trình phát triển khu vực trong nước của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam Theo báo cáo của Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex, nguồn vốn đầu tư được phân bổ trong Tổng công ty như sau: Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của VINATEX (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 1991-1998 1999 2000 2001 2002 Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 400 107.1 171.2 127 2698 Khấu hao cơ bản và tự bổ sung 581.5 76.7 125 262 420 Vay ngân hàng thương mại 1768.8 558.9 1166 950 900 Ngân sách 6 8.6 24.1 30.2 ODA 170 180 229 81 - Tổng 979.2 1699.8 1444.1 4048.2 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 18.38 13.47 5.6 Nguồn Tổng công ty dệt may Việt Nam Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có biến động lớn, không theo chiều hướng nhất định, tăng từ 107,1 tỉ đồng năm 1999 lên 171.2 tỉ đồng năm 2000 và lại giảm xuống còn 127 tỉ đồng năm 2001. Tuy nhiên nguồn này tăng mạnh vào năm 2002 là 2698 tỉ đồng do Nhà nước hỗ trợ tín dụng mạnh cho các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp mới cùng với những dự án đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu. Cùng với sự cải tiến của hình thức tín dụng từ cấp phát sang cho vay theo chương trình dự án. Đối với nguồn khấu hao cơ bản và vốn tự bổ sung đang có chiều hướng tăng. Các doanh nghiệp đang dần thích nghi với môi trường cạnh tranh, đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả, có tích luỹ và tỉ lệ tái đầu tư trong mỗi doanh nghiệp ngày càng tăng. Cũng từ bảng trên ta thấy nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt may. Nguồn vốn này thường là cho vay ngắn hạn với lãi suất cao. Mặc dù vậy nguồn này vẫn bị đánh giá là quá nhỏ so với tiềm năng của nó. Hiện nay các doanh nghiệp đang rất cần có vốn để đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thậm chí bất chấp khó khăn các doanh nghiệp đã phải vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao để tiến hành đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm, mức độ mạo hiểm cao thậm chí họ phải trả giá bằng chính sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Hiện nay cơ hội đầu tư đang rộng mở, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay vốn nếu họ có phương án đầu tư tốt. Phạm vi các doanh nghiệp vay vốn không chỉ bó hẹp ở các ngân hàng thương mại trong nước mà cả các ngân hàng thương mại nước ngoài. Các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa nguồn vốn này. Trong chiến lược phát triển kinh tế mà Nhà nước đề ra, ngành dệt may được coi là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo và được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, khi cả nước tiến hành CNH- HĐH đất nước, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần vốn để đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách trở nên quá ít ỏi. Trong điều kiện chung như vậy, vốn ngân sách dành cho Tổng công ty dệt may Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chỉ chiếm khoảng 0.6% trong tổng vốn đầu tư cho toàn Tổng công ty. Nếu so sánh với tổng vốn đầu tư cho toàn ngành dệt may (Tổng công ty dệt may và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài) thì con số đó còn nhỏ hơn nhiều. Lượng vốn này chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường... Các doanh nghiệp phải tự cố gắng không nên trông chờ vào nguồn vốn này. Đối với nguồn vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lượng vốn đầu tư ngày càng tăng góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh ngay trong nước. Một số doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của ngành. Nguồn vốn nước ngoài duy nhất là ODA do các chính phủ, tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và khu vực cho vay với lãi suất thấp. Nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư của Tổng công ty và thường không ổn định qua các năm. Khó khăn thường gặp phải với nguồn vốn này là việc rút vốn phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ của các tổ chức cho vay, phải qua rất nhiều khâu, do vậy, thời gian thường kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của Tổng công ty. Và nguồn vốn này cũng đòi hỏi Tổng công ty phải có vốn đối ứng kịp thời. Hơn nữa, các đối tác cho vay ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe trong khi mức lãi suất không giảm mà còn có phần tăng. Chính vì vậy mà tỷ trọng của nguồn vốn này bắt đầu giảm. Trước năm 1999, tỷ trọng của nó < 10%, nhưng đến năm 1999, tỷ trọng của nó tăng lên 18.38% sau đó giảm liên tục qua các năm. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giáo dục, đầu tư và cải thiện môi trường làm việc chung trong ngành. Điều kiện đầu tiên của bài toán đầu tư là vốn, phải có vốn thì Tổng công ty mới có thể tiến hành đầu tư phát triển được. Cho đến nay, bài toán về vốn để đầu tư phát triển Tổng công ty dệt may nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung vẫn đang là vấn đề “bức xúc” với các nhà quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô. Việc huy động các nguồn vốn cho sự phát triển của Tổng công ty dệt may là rất quan trọng nhưng tỷ trọng các nguồn vốn cần có sự thay đổi, như giảm tỷ trọng của tín dụng thương mại và đặc biệt là cần phải phát huy vai trò của nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, cổ phần hoá của các doanh nghiệp thành viên. 2.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành tại Việt Nam ngày 29/12/1987, ngày càng đóng vai trò quan trọng, bổ sung nguồn vốn và đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư cho các công ty nước ngoài đưa vào sản xuất kinh doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài. Từ khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển khởi sắc, nhờ vào nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo xu thế chuyển dịch của công nghiệp dệt may thế giới, trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tăng mạnh. Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã thu hút đáng kể lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2002, có 284 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, với số vốn đăng ký là 2098,128 triệu USD. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam (đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Dệt May mặc Phụ liệu Toàn ngành 1. Số dự án 101 171 12 284 Tỷ trọng (%) 35,5 60,2 4,3 100 2. Vốn đăng ký 1692 372 34,128 2098,128 Tỷ trọng (%) 80,64 17,73 1,63 100 3. Vốn thực hiện 597 233,89 28,184 859,074 Nguồn vụ kế hoạch đầu tư bộ công nghiệp Qua bảng số liệu trên, ta thấy, số dự án đầu tư trực tiếp vào khu vực may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất (60,2%). Trong khi đó, đầu tư cho ngành dệt chỉ chiếm 35,5% so với đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn ngành. Còn lại là đầu tư cho ngành phụ liệu. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do: trong xu hướng hội nhập mở cửa hiện nay, cân đối cung cầu không chỉ được xét trong phạm vi một quốc gia mà còn được xem xét trong khu vực và trên toàn thế giới. Đầu tư vào ngành dệt đã được tập trung từ đầu những năm 90 tại các nước trên thế giới. Tại các quốc gia này, ngành dệt vẫn đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, khi đầu tư vào Việt Nam, một lợi thế được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chú ý là nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp. Đây là một lợi thế rất phù hợp với ngành May. Ngành May lại đòi hỏi vốn đầu tư nhỏ, thu hồi vốn nhanh hơn so với ngành dệt. Đó là những lý do cơ bản khiến tỷ trọng số dự án của khu vực May là cao nhất. Tuy nhiên số vốn đăng ký lại không tương ứng với số dự án của các ngành. Số vốn đăng ký của ngành dệt chiếm 80,64% tổng vốn đầu tư nước ngoài toàn ngành, 2 ngành còn lại mới chiếm 19,36%. Nguyên nhân là do ngành dệt là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. 3. Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung hoạt động 3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ Trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều thế hệ thiết bị, công nghệ mới ra đời trong vòng 5-7 năm đã lạc hậu. Nhất là khi lĩnh vực tin học, điện tử được ứng dụng thì thời gian “lão hoá” một sản phẩm, một công nghệ lại càng ngắn hơn nhiều. Do vậy, việc đầu tư cho thiết bị, công nghệ trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Ngành công nghiệp dệt may là một ngành phát triển từ lâu của các dân tộc trên thế giới. Trong quá trình phát triển, ngành không ngừng đổi mới thiết bị, công nghệ nên đã đạt được những đỉnh cao mới trong tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của con người về chất lượng, chủng loại sản phẩm và những yêu cầu phục vụ cho phát triển của các ngành khác. Hội nhập với kinh tế thế giới, công nghiệp dệt may Việt Nam ý thức rõ vai trò quan trọng của việc đầu tư vào thiết bị, công nghệ. Đầu tư vào thiết bị, công nghệ tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt với ngành dệt may là ngành đòi hỏi sự đa dạng trong mẫu mã. Bảng 5: Tình hình đầu tư thiết bị cho từng loại sản phẩm ngành dệt may Stt Nội dung đầu tư đơn vị Số lượng cần đầu tư Thực hiện % thực hiện Kéo sợi Cọc sợi 250000 87500 35 Dệt thoi 1000m2 1300 416 32 Nhuộm, in vải dệt thoi 1000m2 1300 455 35 Dệt kim tròn (dệt- nhuộm-may) Tấn 45000 18000 40 Khăn bông Tấn 28000 18200 65 Dệt bit tất (dệt-nhuộm) Tấn 3000 1050 35 Dệt kim đan dọc (dệt- nhuộm-hoàn tất) Tấn 14000 6720 48 Vải không dệt (dệt hoàn tất) Tấn 5000 1850 37 Sản phẩm dệt khác Tấn 20000 9000 45 Thiết bị may Máy 26000 23400 90 Nguồn: vụ kế hoạch đầu tư bộ công nghiệp Nếu xét riêng Tổng công ty dệt may Việt Nam, có thể nói đầu tư cho thiết bị, công nghệ chiếm một tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực đầu tư. Bảng 6: Danh mục đầu tư các thiết bị giai đoạn 1997-2001 (đơn vị: tỷ đồng) STT Loại thiết bị Công ty dệt Công ty may Tổng cộng Phía bắc Phía nam Phía bắc Phía nam Thiết bị kéo sợi 197,792 268,195 0 0 465,987 Thiết bị dệt- dệt kim 236,417 423,84 0 0 660,257 Thiết bị nhuộm- hoàn tất 208,719 233,141 0 0 441,86 Thiết bị may 65,975 97,608 168,792 196,142 528,517 Tổng cộng 708,903 1022.784 168,792 196,142 2096,621 Nguồn tổng công ty dệt may Việt Nam Thời gian qua, Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đầu tư 2096,621 tỷ đồng cho thiết bị các loại. Giá trị đầu tư cho thiết bị ngành may là 528,517 tỷ đồng. Con số này tuy không lớn nhưng là một bước tiến mạnh so với bản thân ngành may, đáp ứng được yêu cầu của nhiều khách hàng nước ngoài và góp phần đáng kể trong việc đưa kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may lên vị trí quan trọng như hiện nay. Trong tổng giá trị đầu tư đó, bên cạnh giá trị đầu tư là 364,934 tỷ đồng của các doanh nghiệp thuần may, các doanh nghiệp dệt cũng dành một phần đầu tư cho phát triển khâu may với trị giá là 163,583 tỷ đồng vì hầu như trong bất cứ một công ty dệt nào cũng có một phân xưởng may đi kèm. Vốn đầu tư cho thiết bị ngành dệt là 1568,104 tỷ đồng (bao gồm cả ba loại: thiết bị kéo sợi, thiết bị dệt- dệt kim và thiết bị nhuộm hoàn tất). Khâu dệt- dệt kim được đầu tư nhiều nhất (660,257 tỷ đồng, chiếm 42,1% tổng số vốn đầu tư cho ngành dệt) tuy khâu nhuộm- hoàn tất là khâu rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng và ngoại quan của vải nhưng lại được đầu tư ít nhất (441,86 tỷ đồng, chiếm 28,2% tổng số vốn đầu tư cho thiết bị dệt). Quan điểm đầu tư cho thiết bị công nghệ dệt may là kết hợp đầu tư máy móc hoàn toàn mới với máy đã qua sử dụng (ĐQSD). Mặc dù đối với những thiết bị đã qua sử dụng khi đầu tư gặp phải nhiều rủi ro nhưng vẫn được các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vì những thiết bị này thường có trình độ công nghệ phù hợp với trình độ người lao động, giá rẻ hoặc thậm chí rất rẻ so với thiết bị cùng loại. Hơn nữa, nếu lựa chọn những thiết bị có xuất xứ từ các nước tiên tiến và thời gian chế tạo, sử dụng không quá lâu thì chất lượng thiết bị còn tốt hơn hẳn thiết bị mới có xuất xứ từ các nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực trong các năm 1997-1998 đã khiến nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản bị phá sản và việc chuyển dịch cơ cấu ngành dệt may đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam mua được những thiết bị cũ có chất lượng tốt. Cụ thể ta hãy xem tỷ trọng này của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Bảng 7: Tỷ trọng đầu tư các loại thiết bị công nghệ giai đoạn 1997-2001 Công nghệ Loại thiết bị Miền bắc Miền nam Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kéo sợi Thiết bị ĐQSD 37,086 18,75 65,57 24,45 Thiết bị mới 160,706 81,25 202,625 75,55 Tổng hợp 197,792 100 268,195 100 Dệt- dệt kim Thiết bị ĐQSD 6,08 2,57 172,93 40,80 Thiết bị mới 230,337 97,43 250,91 59,2 Tổng hợp 236,417 100 423,84 100 Nhuộm- hoàn tất Thiết bị ĐQSD 3,88 1,86 50 21,45 Thiết bị mới 204,839 98,14 183,141 78,55 Tổng hợp 208,719 100 233,141 100 May Thiết bị ĐQSD 4,46 1,9 5,52 1,88 Thiết bị mới 230,307 98,10 288,23 98,12 Tổng hợp 234,767 100 293,75 100 Nguồn Tổng công ty dệt may Việt Nam 3.1.1. Thực trạng đầu tư thiết bị công nghệ ngành dệt Cho đến đầu năm 1990, thực trạng các thiết bị dệt của ngành dệt may Việt Nam hầu hết đều đã quá cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu cho may xuất khẩu và cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bởi vậy, tại thời điểm đó, đối với các công ty dệt việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ là rất cần thiết và cấp bách nhưng mọi điều kiện lại hết sức khó khăn. Trong suốt giai đoạn qua, toàn ngành dệt may Việt Nam đã cố gắng nỗ lực để tạo cho thiết bị, công nghệ những đổi mới đáng kể. Các công ty Dệt tập trung đầu tư thiết bị, công nghệ vào các khâu còn yếu như khâu dệt và một số thiết bị hoàn tất nhằm nâng cao chất lượng vải. Việc đầu tư thiết bị, công nghệ tại một số công ty dệt đã đi theo hướng tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển như: Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Cộng hoà liên bang Đức, Italia… Đã có một số dây chuyền công nghệ kéo sợi đồng bộ và hiện đại được các công ty dệt đầu tư và khai thác tốt như: - Dây chuyền kéo sợi RIETER (10000 cọc) của công ty dệt Nha Trang. - Dây chuyền kéo sợi HOWA (26000 cọc) của công ty dệt Thành Công. - Dây chuyền kéo sợi HOWA TOYOTA (24000 cọc) của công ty dệt Nam Định. - Dây chuyền kéo sợi Nhật (9600 cọc) của công ty dệt Việt Thắng. Đây là những dây chuyền sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, được trang bị hệ thống máy tính đạt năng suất chất lượng cao, tính năng sử dụng rộng. Song song với việc đầu tư công nghệ, dây chuyền đồng bộ, hiện đại, các công ty dệt đã trang bị bổ sung, nâng cấp, thay mới các máy đã qua sử dụng, tổng cộng 220960 cọc sợi, với vốn đầu tư 45964407 USD. Việc bổ sung, nâng cấp, thay mới các máy này trong dây chuyền kéo sợi của các công ty cũng đạt trình độ công nghệ của thập kỷ 90. Hầu hết các công ty trong ngành đã cố gắng đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng mà chủ yếu để cải thiện chất lượng sợi về độ đều, độ sạch (bông kết, tạp chất) như lắp đặt bản kim cố định trên máy chải, thay thế kéo dài cũ bằng bộ kéo dài SKF, thay cọc sợi... Do vốn đầu tư vào thiết bị, công nghệ của ngành dệt cao hơn nhiều lần so với ngành may, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó tìm kiếm hơn nên đầu tư vào ngành dệt của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty dệt may và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có tiến hành đầu tư vào ngành dệt nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước như công ty gấm Thái Tuấn là ví dụ điển hình. Nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng, mẫu mã ngày càng cao của ngành may, đặc biệt là may xuất khẩu, các công ty dệt đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cho mình những sản phẩm chuyên môn hoá. Ví dụ điển hình như: công ty Dệt Việt Thắng, dệt Nam định đầu tư cho vải cotton chất lượng cao, Dệt Thắng Lợi và dệt 8/3 tập trung vào sản phẩm cotton, tăng năng lực in hoa, dệt Vĩnh Phúc chuyên về vải mộc, dệt Phước Long đầu tư cho vải jacket, dệt Thái Tuấn đầu tư cho sản phẩm gấm... Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tại một số công ty Dệt đang thực hiện khá tốt, bước đầu đã đáp ứng được sự phát triển của thị trường tiêu thụ trong nước và hướng ra xuất khẩu. Tiêu biểu như: Dệt Thành Công bổ sung thiết bị kéo sợi sản xuất được sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, cung cấp cho may xuất khẩu vào Mỹ, Nhật, đưa tỷ lệ xuất khẩu vào Mỹ lên 37%. Dệt Thắng Lợi, Phước Long đầu tư thiết bị tạo mặt hàng mới, giảm giá thành... Trong quá trình đầu tư thiết bị công nghệ, ngành dệt vẫn còn nhiều bất cập. Trước hết, tỷ lệ thiết bị, công nghệ được đầu tư còn thấp so với nhu cầu. Nếu như căn cứ vào số lượng cần đầu tư giai đoạn 1996-2000 thì thực tế mới chỉ đạt được khoảng 35%. Để ngành Dệt có thể phát huy vai trò của mình, đảm bảo chất lượng, mẫu mã... để phục vụ cho ngành may và hướng ra xuất khẩu thì trong giai đoạn tới ngành dệt may cần cải thiện con số trên. Công nghệ ngành dệt may đầu tư trong giai đoạn qua là nhập khẩu, do đó các công ty dệt Việt Nam phải chấp nhận nhiều những ràng buộc của bên nước ngoài như: phải phụ thuộc bên nước ngoài trong việc thay thế thiết bị khi có hang hóc... Do vốn đầu tư có hạn nên phần lớn các máy móc được đầu tư của ngành dệt Việt Nam mới chỉ đạt trình độ trung bình hoặc trên trung bình. Lựa chọn đầu tư vào thiết bị, công nghệ cho phù hợp với trình độ, quy hoạch phát triển ngành, tận dụng được lợi thế của Việt Nam là bài toán còn nhiều vướng mắc cần phải giải quyết. Vai trò của Tổng công ty dệt may Việt Nam trong bài toán này rất quan trọng, là đơn vị chủ chốt, định hướng trong chiến lược đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 3.1.2. Thực trạng đầu tư thiết bị, công nghệ ngành May Ngành may là ngành đi đầu trong việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất. Nghề may vốn là một nghề thủ công nay đã phát triển thành ngành sản xuất công nghiệp, có tổ chức sản xuất theo dây chuyền, có trình độ chuyên môn hoá cao. Sử dụng nhiều chủng loại thiết bị chuyên dùng. Năng suất và chất lượng sản phẩm ở ngành may công nghiệp phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bị, nhất là các thiết bị may những đường đặc biệt. Trang thiết bị may của toàn ngành dệt may Việt Nam được đầu tư đổi mới tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng, từ máy đạp chân C22 của Liên Xô cũ, máy 8322 của Đức đến JUKI của Nhật và FFAP của CHLB Đức. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng tăng của sản phẩm, việc đầu tư vào số máy chuyên dùng cũng tăng lên đáng kể như: máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, trần giầy pát, máy cạp 4 kim, bàn là treo, bàn là hơi có đệm hút chân không... Trong từng công đoạn sản xuất cũng được đầu tư trang bị thêm máy móc với tính năng công dụng mới nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm trên mỗi công đoạn của chu trình sản xuất. Nếu như trong giai đoạn trước ngành may mới chỉ chú trọng đầu tư vào những khâu trọng yếu sản xuất ra sản phẩm mà chưa chú trọng khâu hoàn tất, đóng gói sản phẩm, như vậy làm giảm rất nhiều giá trị của sản phẩm, dẫn tới giảm giá sản phẩm, thì trong giai đoạn 1995-2000 rút ra bài học kinh nghiệm, mọi khâu đoạn đều được ngành đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp. Điển hình như công nghệ sử dụng trong khâu hoàn tất cũng được ngành may chú trọng đầu tư nhằm nâng cao giá trị sản phẩm với các thiết bị như: thiết bị là hết diện tích, đóng túi, súng bắn nhăn, máy dò kim... Từ đó tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm may mặc của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngành may được đầu tư thiết bị, công nghệ với tỷ lệ tương đối cao (92% so với nhu cầu). Hầu hết thiết bị trong các công ty may đều đã được trang bị nâng cấp, mua mới. Sở dĩ con số đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ ngành may cao như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu như: ngành có thị trường xuất khẩu nên có doanh thu ngoại tệ để đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị, đồng thời máy móc, thiết bị cho ngành may không yêu cầu vốn đầu tư qúa lớn, lại có khả năng thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên đa số mới chỉ dừng lại ở mức độ tiên tiến. Các máy móc có trình độ công nghệ như công nghệ ép dính sản phẩm đã được ngành may sử dụng với các thiết bị ép dính tiên tiến nhập từ Tây Âu nhưng do giá máy quá cao nên không nhập được thiết bị đồng bộ, phải sử dụng một số thiết bị của Nhật Bản có giá thấp hơn kèm theo chất lượng ép dính thấp hơn, việc này cần được đầu tư thay thế trong tương lai gần. Hay công đoạn may lắp ráp sản phẩm có thể được coi là quyết định trong việc quyết định "dáng" sản phẩm, cần được ưu tiên đầu tư số một. Các thiết bị may của các công ty may bắt đầu được đầu tư theo hướng tự động. Tuy nhiên loại thiết bị này chủ yếu mới được đầu tư tại công ty lớn, số đông các công ty thuộc Tổng công ty dệt may. Chủng loại các thiết bị được đầu tư đạt trình độ tự động cũng rất ít. Dịch chuyển đầu tư theo hướng tăng cường các sản phẩm cao cấp, hiệu quả cao đó là xu thế của các công ty may hiện nay. Hầu hết các công ty may đều đang tích cực chuẩn bị đầu tư cho sản phẩm chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan