MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY DỆT MINH KHAI. 3
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI 3
1.Giai đoạn 1970-1980 3
2.Giai đoạn 1980-1990 4
3.Giai đoạn 1990 đến nay 4
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI 5
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của công ty 5
2. Đặc điểm về sản xuất của công ty. 8
3. Đặc điểm về sản phẩm của công ty 9
4. Đặc điểm về thị trường. 10
5. Đặc điểm về trang thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất. 11
6. Đặc điểm về lao động 14
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 28
I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 28
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 30
1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản. 30
1.1. Kết quả xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật 31
1.2.Hình thức xuất khẩu và kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu của công ty sang Nhật . 36
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai sang Nhật Bản. 42
2.1.Những thành tựu mà công ty đạt được 42
2.2.Những khó khăn tồn tại 44
2.3 . Một số nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 50
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 50
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. 51
1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản. 51
2.Thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm 53
3. Xây dựng nhãn mác, thương hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm 54
4. Đồng bộ hoá hệ thống máy móc, thiết bị của công ty. 55
5. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 57
6. Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chất lượng cao 58
7. Đẩy mạnh quảng cáo ở thị trường Nhật 59
8. Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm dệt sang Nhật 59
9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 61
10. Xây dựng chính sách giá linh hoạt và hợp lý. 63
III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH DỆT MAY. 64
1. Về phía nghành công nghiệp dệt may Việt Nam 64
2. Đối với nhà nước: 66
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sản phẩm của công ty sang Nhật
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn xuất khẩu một mặt phải dựa vào năng lực của chính mình. Mặt khác, cũng phụ thuộc vào nhân tố khách quan là thị trường của nước nhập khẩu. Việc tìm hiểu về thị trường Nhật Bản, về những quy định cũng như những chính sách mà chính phủ Nhật Bản áp dụng đối với việc nhập khẩu hàng dệt may nói chung và của công ty dệt Minh Khai nói riêng cần phải được nghiên cứu và xem xét một cách cụ thể để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Khi xuất khẩu sang thị truờng này công ty cần lưu ý một số quy định sau :
*Về nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hoá là tính phân biệt với các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá thể hiện chất lượng, tiếng tăm và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Một hàng hoá mà có nhãn hiệu mà được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến và xác nhận thì nó sẽ có mức độ tiêu thụ lớn.
Để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì sản phẩm của công ty phải được gắn nhãn mác và tên nhà sản xuất, cụ thể như công ty Dệt Minh Khai đã lấy nhãn mác để gắn vào sản phẩm của mình là Mikhatex. Bên cạnh đó, theo quy định của Nhật Bản thì các sản phẩm xuất khẩu buộc phải dán nhãn chất lượng bao gồm các sản phẩm như khăn bông, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm, khăn trải giường, bít tất...
*Một số tiêu chuẩn của Nhật Bản :
- Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản ( JIS ), đây là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Những sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS sẽ được ưu tiên tiêu thụ.
- Dấu chứng nhận chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, các sản phẩm của công ty xuất khẩu sang Nhật Bản phải có dấu chữ Q ( Quality)
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là bạn hàng truyền thống và lâu đời của công ty dệt Minh Khai. Công ty dệt Minh Khai bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản từ năm 1983, và từ đó cho tới nay đã hơn 20 năm, lượng xuất khẩu vào thị trường này ngày càng tăng và trở thành một thị trường chính của công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật luôn chiếm trên 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Còn lại dưới 10% là kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu và Châu Á. Điều này đã dẫn đến tình trạng công ty phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Nhật Bản và bất cứ một biến động nào ở thị trường Nhật Bản dù là nhỏ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
Trong thị trường đầy biến động như ngày nay, để tồn tại và phát triển công ty cần đề ra cho mình những phương án cụ thể như sau:
- Mở rộng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu ngoài Nhật Bản, công ty cần tìm các thị trường khác để tăng doanh thu xuất khẩu, nhưng để làm được điều này đòi hỏi công ty phải có nguồn lực lớn và thời gian dài để tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường khác.
- Công ty tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản. Với nền tảng có sẵn là có quan hệ làm ăn lâu đời với Nhật Bản, công ty cần cố gắng hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khâu sang Nhật bằng cách tìm hiểu kỹ hơn thị trường này ,cải tiến đa dạng hoá sản phẩm, bảo đảm về chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, hạ giá thành sản phẩm…thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng Nhật. Phương hướng này không đòi hỏi chi phí nhiều như phương án trên và thời gian để thực hiện cũng ngắn hơn. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty hiện nay.
1.1. Kết quả xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật
1.1.1) Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật
Công ty xuất khẩu sang Nhật những sản phẩm như khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm và một số sản phẩm khác như thảm chùi chân, ga trải giường, khăn phủ ghế….
Với sản phẩm khăn bông, công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông 100% nên có độ thấm nước, độ mềm mại cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng của người tiêu dung.
+ Kết quả xuất khẩu sang Nhật của công ty theo cơ cấu mặt hàng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 10 : Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật của công ty
(từ năm 2001-2005 )
Đơn vị : USD
SPXK
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KNXK
%
KNXK
%
KNXK
%
KNXK
%
KNXK
%
1. Khăn bông
2.972.335
78
2.903.850
75
2.959.104
74
3.431.054
71
3.746.009
74,5
- Khăn ăn
724.030
19
696.924
18
799.758
20
821.520
17
930.217
18,5
-Khăn mặt
1.333.740
35
1.277.694
33
1.199.636
30
1.546.390
32
1.634.165
32,5
- Khăn tắm
304.855
8
348.462
9
279.915
7
289.948
6
377.115
7,5
-Sản phẩm khác
609.709
16
580.770
15
679.794
17
773.195
16
804.512
16
2. Áo choàng tắm
838.352
22
976.950
25
1.039.685
26
1.401.417
29
1.282.191
25,5
Tổng KNXK
3.810.686
100
3.871.800
100
3.998.789
100
4.832.471
100
5.028.200
100
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai
Qua bảng trên ta thấy khăn bông luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của công ty. Trong đó kim ngạch xuất khẩu khăn mặt là cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu khăn bông và có tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm. Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 2.972.335USD, năm 2004 đạt 3.431.054USD, đến năm 2005 đạt 3.746.009 USD ( chiếm 74,5% KNXK )Sản phẩm khăn ăn cũng có xu hướng tăng, năm 2001 đạt 724.030 USD, năm 2005 đạt 930.217 USD, vì khăn mặt và khăn ăn là những mặt hàng thông dụng nó được dùng cả trong gia đình, các khách sạn và phục vụ cho việc ăn của mọi người, nên khăn mặt luôn giữ vị trí đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Nhật. Sản phẩm khăn tắm chiếm tỷ lệ ít hơn, kim ngạch xuất khẩu khăn tắm thấp nhất là do khăn tắm đã có một sản phẩm thay thế khác là áo choàng tắm. Kim ngạch xuất khẩu áo choàng tắm của công ty sang Nhật luôn tăng lên từ năm 2001 chỉ đạt 838.352 USD chiếm 22%, sang năm 2004 đã đạt 1.401.417 USD và chiếm tới 29%, năm 2005 đạt 1.282.191 USD chiếm 25,5%. Sở dĩ như vậy là do áo choàng tắm có nhiều tiện lợi với mầu sắc phong phú, chất lượng tốt, khách hàng mặc áo choàng tắm thoải mái và lịch sự hơn là chỉ khoác khăn tắm… hiện nay xu hướng sử dụng áo choàng tắm có xu hướng tăng nên công ty cần có hướng nghiên cứu sản xuất đa dạng hoá mẫu mã mấu sắc cho mặt hang này.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Nhật năm 2005 của công ty được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ sau :
1.1.2) Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật theo thời gian của công ty.
Thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của công ty vì nó liên quan tới mọi hoạt động của công ty, từ việc lập kế hoạch đến việc chuẩn bị các yếu tố để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra một cach cân đối và liên tục.
Giá trị xuất khẩu sang Nhật theo thời gian của công ty dệt Minh Khai (từ năm 2000-2005 ) được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 11: Giá trị xuất khẩu sang Nhật theo thời gian của công ty dệt Minh Khai (từ năm 2001-2005 )
Đơn vị : USD
Thời gian
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
GT
%
GT
%
GT
%
GT
%
GT
%
Quý I
501.632
13,4
464.616
12
439.867
11
623.388
12,9
663.722
13,2
Quý II
1.467.114
38,5
1.471.284
38
1.423.567
35,6
1.908.826
39,5
1.885.575
37,5
Quý III
411.554
10,8
271.026
7
299.909
7,5
575.064
11,9
467.622
9,3
Quý IV
1.400.389
37,3
1.664.874
43
1.835.446
45,9
1.725.193
35,7
2.011.281
40
Tổng KNXK
3.810.686
100
3.871.800
100
3.998.789
100
4.832.471
100
5.028.200
100
Nguồn : Phòng kế hoach thị trường – Công ty dệt Minh Khai
Nhìn vào bảng ta thấy giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty luôn thu được kết quả cao trong quý II và quý IV, đặc biệt là trong quý IV giá trị xuất khẩu liên tục tăng trong 3 năm từ năm 2000- 2003, năm 2001 giá trị xuất khẩu đạt 1.400.389 USD chiếm 37,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2002 đạt 1.664.874 USD, năm 2003 đạt 1.838.446 USD, năm 2004 giá trị này giảm xuống còn 1.725.193 USD chiếm 35,7% là do chủ trương của nhà nước cần phải quan tâm hơn đến thị trường trong nước . Đến năm 2005 đạt 2.011.281 chiếm 40% KNXK. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu trong các năm từ 2001-2005 tăng giảm không ổn định, kim ngạch xuất khẩu trong quý II đạt từ 35-40% và trong quý 4 đạt từ 35-46% giá trị xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu theo thời gian của công ty sang Nhật Bản năm 2005 được thể hiện trong biểu đồ sau :
Giá trị xuất khẩu trong 2 quý II và IV luôn đạt tỷ trọng cao là vì trong khoảng hai thời gian này sản lượng sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh do có nhiều đơn đặt hàng. Thời điểm quý II là vào mùa hè, số khách du lịch tới Nhật Bản tăng lên nhiều vì vậy các khách sạn cần nhiều khăn ăn, khăn tăm, khăn mặt hơn. Vào quý IV, do có nhiều ngày lễ, ngày tết nên người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Mặt khác vào những dịp cuối năm thường là những tháng người bán đưa ra nhiều hoạt động khuyến mãi do đó đây là những tháng có tiêu dùng lớn vì vậy lượng tiêu dùng sản phẩm của công ty tăng lên là hợp lí.
Như vậy yếu tố mùa vụ đã ảnh hưởng rất rõ rệt đến việc xuất khẩu sản phẩm khăn bông. Công ty cần phải tiến hành bố trí kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý vào những quý có nhu cầu lớn để kịp bố trí giao hàng cho khách. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên đa dạng hoá mặt hàng để có thể tận dụng lúc thời gian nhàn rỗi vào những tháng không có nhiều đơn đặt hàng. Điều này sẽ giúp công ty hoạt động có năng suất cao hơn, hiệu quả lớn hơn.
1.1.3) Kim ngạch xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật Bản .
Thị trường chính của công ty là thị trường Nhật Bản. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Nhật luôn chiếm khoảng 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Có thể nói, Nhật Bản là là bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất quyết định sự sống còn của công ty.
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12 : Kim ngạch XK và doanh thu XK sản phẩm sang Nhật của công ty (từ năm 2001-2005 )
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số lượng
Tá
176.626
179.004
182.894
211.680
187.551
Kim ngạch XK
USD
3.810.686
3.871.800
3.998.789
4.832.471
5.028.200
Tỷ giá
VND/USD
14.725
15.185
15.443
15.690
15.768
Doanh thu XK
Nghìn VND
56.112.351
58.793.283
61.753.298
75.821.470
79.284.657
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai
Qua bảng ta thấy, doanh thu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật của công ty tăng giảm không đều, bình quân trong 4 năm 2001-2004, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Nhật là 3.809.550 USD với tỷ giá giao dịch bình quân là 15.261(VND/USD) thì doanh thu xuất khẩu sang Nhật đạt trên 58 tỷ đồng. Năm 2005 công ty đã đạt được trên 79 tỷ đồng. Số lượng xuất khẩu sản phẩm qua các năm cũng tăng lên nhưng với mức độ tăng chậm.
Doanh thu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật của công ty dệt Minh Khai ( từ năm 2001-2005) được thể hiện qua biểu đồ sau :
1.2.Hình thức xuất khẩu và kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu của công ty sang Nhật .
1.2.1.Hình thức xuất khẩu sang Nhật
Hình thức mà công ty lựa chọn khi tiến hành xuất khẩu sản phẩm sang Nhật là xuất khẩu trực tiếp. Với hình thức này, công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao và đã thu được một lượng ngoại tệ đáng kể, điều này chứng tỏ công ty tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, các sản phẩm của công ty đã được khẳng định và có vị trí trên thị trường Nhật Bản.
Với phương thức xuất khẩu trực tiếp, công ty có thể nắm được những thay đổi về nhu cầu thị hiếu, giá cả và phân phối ở nước ngoài. Tuy nhiên, công ty phải đầu tư nguồn lực khá lớn.
1.2.2 Kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu sang Nhật
Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tốt thì công ty không chỉ đưa ra những sản phẩm tốt với mức giá phù hợp mà còn đáp ứng được đúng thời gian và địa điểm.
Đối với công ty dệt Minh Khai, hệ thống phân phối sản phẩm được tiến hành chủ yếu qua các nhà nhập khẩu nước ngoài rồi tới các siêu thị hay người tiêu dùng qua mạng lưới phân phối chính của họ. Kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Kênh phân phối sản phẩm sang Nhật của công ty dệt Minh Khai
Người tiêu dùng
Nhà nhập khẩu
Công ty dệt Minh Khai
Siêu thị
Qua mô hình trên ta có thể nhận thấy rằng kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản của công ty vẫn còn đơn giản, mới chỉ có hai thành viên trong kênh.
Thành viên thứ nhất trong kênh phân phối là các nhà nhập khẩu Nhật Bản bao gồm các công ty thương mại ASAHI, ITOCHO, VINASEIKO, HOUEI, DAIEL, FUKIEN… đây là những nhà phân phối sản phẩm chính của công ty.
Thành viên thứ hai trong kênh phân phối là các nhà bán lẻ bao gồm các siêu thị, các khách sạn, nhà hàng. Với kênh phân phối này trong những năm qua công ty dệt Minh Khai đã từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản. Hàng năm doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn đạt mức tỷ trọng cao, góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận xuất khẩu cho công ty. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế của công ty vì thông tin từ người tiêu dùng cuối cùng mà công ty có được đều do các công ty Nhật Bản và các nhà phân phối cung cấp. Công ty không có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng để tìm hiểu nhu cầu cũng như sở thích tiêu dùng của họ. Vì vậy việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty phụ thuộc rất lớn vào các đơn đặt hàng của các nhà phân phối này trên thị trường Nhật Bản. Trong những năm tới công ty cần có biện pháp mở rộng kênh phân phối của mình để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của công ty hơn nữa.
1.2.3. Công tác giao dịch đàm phán , ký kết hợp đồng xuất khẩu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty dệt Minh Khai rất coi trọng công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hợp đồng xuất khẩu. Vì hoạt động xuất khẩu là hoạt động chính của công ty.
Hàng năm số lượng đơn đặt hàng mà công ty nhận được là khá cao trung bình có khoảng 20 đơn đặt hàng từ phía thị trường Nhật Bản.
Công tác giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty do phòng kế hoạch -thị trường đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
Các cán bộ và nhân viên trong phòng này hầu hết đều có trình độ và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, vì vậy tất cả đều nắm rõ được các nghiệp vụ cũng như các thủ tục để tiến hành giao dịch ký kết hợp đồng xuất khẩu. Trong thời gian qua công ty đã ký được rất nhiều hợp đồng xuất khẩu với các khách hàng Nhật Bản. Điều này thể hiện trong kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản luôn chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm trở lại đây công ty đã ký kết thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu với một số khách hàng Nhật Bản mới như trung tâm thương mại ITOCHU, ASAHI.
Công tác giao dịch của công ty thường bắt đầu từ việc công ty nhận các đơn đặt hàng từ phía Nhật Bản và giao dịch bàng thư từ, điện tín, fax, hoặc gặp mặt trực tiếp nếu là khách hàng mới, thông qua đó để thoả thuận các điều kiện giao dịch về số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, các điều kiện giao nhận, thanh toán…
1.2.4.Công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Đây là một trong những công tác rất quan trọng của công ty, vì nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng làm cơ sở để duy trì quan hệ kinh doanh lâu dài với bạn hàng nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản.
Công ty dệt Minh Khai tiến hành tổ chức sản xuất trên cơ sở các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho sản xuất, bố trí sắp xếp thời gian sản xuất hợp lý để đảm bảo cho việc giao hàng đúng tiến độ như đã quy định trong hợp đồng. Công ty cũng rất chú trọng đến việc đóng gói bao bì cho sản phẩm xuất khẩu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
Công ty thường ký kết hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản theo hình thức FOB nên công ty không phải làm các công việc thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá của mình.
Công ty tiến hành giao hàng theo phương thức đủ một côngtenơ, chịu chi phí vận chuyển hàng hoá đến cảng giao hàng quy định và giao hàng lên tàu.
Cách thức giao hàng theo điều kiện FOB nói chung là an toàn cho công ty, công ty không phải chịu rủi ro gì trong quá trình vận chuyển hàng hoá tới cảng đích vì mọi rủi ro đã được chuyển giao sang cho người mua tại cảng đi kể từ khi công ty giao hàng lên tàu. Tuy nhiên cách thức giao hàng này lại làm cho công ty mất đi một khoản lợi nhuận cho công ty từ việc thuê tàu. Đây là một hạn chế của hình thức giao hàng này.
Các hình hợp đồng xuất khẩu của công ty thường được đảm bảo thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ. Đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho các nhà xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao nhất.
Quy trình xuất khẩu của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 4 : Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu sang Nhật của
công ty dệt Minh Khai
Tiếp nhận và xác định yêu cầu của khách hàng
Thoả thuận-xem xét –ký hợp đồng
Sửa hợp đồng
Lập kế hoạch sản xuất
Chuẩn bị hàng hoá
Kiểm tra hàng hoá
Làm thủ tục hải quan
Giao hàng hoá lên tàu
Thanh toán
Giải quyết khiếu nại
(nếu có )
Xem xét và báo giá
Bước 1: Tiếp nhận và xác định yêu cầu của khách hàng
Toàn thể cán bộ công nhân viên thuộc phòng kế hoạch - thị trường có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu của khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thông tin khách hàng truyền đến, có thể dưới hình thức bằng văn bản như thư yêu cầu hoặc gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại.
Bước 2: Xem xét và báo giá
Trưởng phòng kế hoạch - thị trường hoặc phó phòng phụ trách mua bán hàng xem xét các yêu cầu của khách hàng - đưa báo giá cho khách hàng. Toàn bộ ý kiến sau khi xem xét được ghi vào sổ theo dõi khách hàng tên khách hang, điều kiện giao hàng và các yêu cầu khác.
Bước 3: Xem xét - thoả thuận - ký hợp đồng
Khi đơn đặt hàng của khách hàng được chấp nhận giữa hai bên, phòng kế hoạch thị trường sẽ soạn thảo hợp đồng và trình giám đốc ký. Trong hợp đồng xuất khẩu có ghi rõ số lượng, chủng loại, giá cả, thời gian và điều kiện giao hàng.
Bước 4: Sửa đổi hợp đồng.
Sau khi ký hợp đồng, nếu có sự thay đổi do phía công ty hay phía khách hàng đều phải trình lên giám đốc phê duyệt. Phòng kế hoạch - thị trường chịu trách nhiệm sửa đổi hợp đồng.
Bước 5: Lập kế hoạch sản xuất
Sau khi ký hợp đồng, cán bộ phòng kế hoạch - thị trường sẽ lập kế hoạch sản xuất và có trách nhiệm thông báo tới các bộ phận, các phân xưởng để tiến hành sản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng trong hợp đồng đã ký. Chuẩn bị hàng hoá theo yêu cầu và tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn sản phẩm.
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Các cán bộ phòng kế hoạch - thị trường sẽ tiến hành đăng ký lô hàng xuất khẩu với cơ quan hải quan.
Bước 7: Giao hàng lên tàu
Phòng kế hoạch - thị trường căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng để giao hàng. Trước khi giao hàng phòng kế hoạch - thị trường tiến hành thuê tàu, lập chứng từ, sổ sách để theo dõi.
Bước 8: Thanh toán
Sau thời gian khoảng một tuần, công ty sẽ nhận được tiền hàng từ phía khách hàng thông qua Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Bước 9: Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Trong quá trình giao hàng công ty ghi chép sổ sách để theo dõi và căn cứ vào chứng từ, sổ sách, và hợp đồng đã ký giữa hai bên, công ty sẽ tiến hành giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá.
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai sang Nhật Bản.
2.1.Những thành tựu mà công ty đạt được
Vè doanh thu xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu của công ty sang Nhật phát triển mạnh mẽ và là một hoạt động cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh thu xuất khẩu của công ty luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh thu ( khoảng 80-85%). Năm 2001 doanh thu xuất khẩu sang Nhật của công ty chỉ đạt 56.112 triệu đồng nhưng đến năm 2005 đã đạt 79.284 triệu đồng tức là tăng lên 29,2%.
Doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản và doanh thu của công ty được thể hiện qua bảng sau : Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm
2005
Doanh thu xuất khẩu sang Nhật
56.112
58.793
61.753
75.821
79.284
Tổng doanh thu
77.271
79.441
79.980
97.338
99.134
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường _ công ty dệt Minh Khai
Qua biểu đồ ta thấy, doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng doanh thu của công ty. Chính vì vậy mà thị trường Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớ công ty.
Về thị trường xuất khẩu
Công ty đã tạo lập được uy tín với khách hàng Nhật Bản, và đã tạo được mối quan hệ làm ăn được hơn 20 năm nay. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp mở rộng và thâm nhập sâu vào thị trường này hơn nữa.
Về sản phẩm xuất khẩu
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là khăn bông các loại chiếm khoảng 70% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty, do vậy trong thời gian tới công ty cần đưa ra những sản phẩm khăn bông mới với mẫu mã đa dạng và mầu sắc phong phú hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người Nhật. Bên cạch đó, công ty còn xuất khẩu thêm sản phẩm áo choàng tăm và màn tuyn, tuy nhiên kim nghạch xuất khẩu những sản phẩm này còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty
Để có được thành công trên còn là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Công ty có đội ngũ lao động có tay nghề luôn được đào tạo để tiếp thu những công nghệ mới thông qua chuyển giao, có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm.
2.2.Những khó khăn tồn tại
Khó khăn về khía cạnh con người
Cán bộ công nhân viên trong toàn công ty còn hạn chế về trình độ quản lý. Nhận thức phần lớn của cán bộ công nhân viên về hội nhập kinh tế thế giới và cạnh tranh của cơ chế thị trường chưa rõ ràng và còn nhiều hạn chế. Trình độ tay nghề của người lao động nói chung mới chỉ ở mức trung bình khá. Số cán bộ kỹ thuật chưa được bổ xung nhiều, số công nhân kỹ thuật lành nghề tuổi đã cao, sức khoẻ đã yếu. Do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty, phần lớn là lao động tốt nghiệp phổ thông, trung cấp còn đại học thì rất hạn chế, do vậy ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy móc và trình độ công nghệ của công ty. Ngoài ra, công ty cũng gặp khó khăn trong việc thu hút người lao động có trình độ và tay nghề cao, những cán bộ trẻ tuổi có năng lực mới tốt nghiệp ở các trường đại học hoặc cao đẳng...
Khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường
Công tác điều tra nghiên cứu thị trường của công ty vẫn còn hạn chế, nó chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tài liệu sách báo về thị trường do Bộ Thương mại và bạn hàng cung cấp hoặc thông qua các thương vụ, qua Internet...Việc cử cán bộ trực tiếp đi điều tra nghiên cứu tại các thị trường xuất khẩu của công ty còn rất hạn chế. Do đó các thông tin mà công ty thu được không được cập nhật liên tục và thiếu chính xác, gây khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường của công ty. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường của công ty trong những năm qua vãn chiếm một tỷ lệ quá nhỏ trong tổng doanh thu điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 13: Chi phí cho điều tra nghiên cứu thị trường Nhật bản
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2002
2003
2004
2005
GT
%/01
GT
%/02
GT
%/03
GT
%/04
Chi phí điều tra NCTT, Q.cáo, xúc tiến sang Nhật Bản
Tr.đ
580
120
847
146
1.100
129
1.550
141
Tổng doanh thu
Tr.đ
79.441
79.980
97.338
99.134
%/Doanh thu
%
0,73
1,06
1,13
1,6
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường - công ty dệt Minh Khai)
Chi phí cho điều tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến sang Nhật bản so với tổng doanh thu năm 2005 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Nhìn vào biểu đồ và bảng trên ta thấy mặc dù chi phí cho công tác điều tra nghiên cứu thị trường Nhật Bản có tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong doanh thu. Điều đó chứng tỏ công ty chưa đầu tư thoả đáng cho công tác này.
Giá xuất khẩu của công ty còn cao
Do công ty phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất vì nguyên liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng, giá cả và cước phí vận chuyển lại cao nên giá thành sản phẩm của công ty cao, do đó giá xuất khẩu vì thế cũng còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đối với thị trường xuất khẩu công ty áp dụng một chính sách giá thống nhất. Với chính sách giá này công ty trở lên kém linh hoạt với sự biến động của giá cả trên thị trường. Trong thời gian gần đây, một số công ty thương mại của Nhật Bản gây sức ép đòi công ty giảm giá một số mặt hàng tạo ra không ít khó khăn cho ban lãnh đạo công ty. Trong xu thế cạnh tranh tự do như ngày nay thì việc áp dụng chính sách giá này trở lên không thích hợp với các điều kiện cạnh tranh trên thị trường, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty là phải tìm mọi biện pháp để giảm tối đa giá thành sản phẩm, từ đó mới có thể giảm giá xuất khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Giá cả một số mặt hàng của công ty xuất khẩu sang Nhật Bản được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 14: Giá cả một số mặt hàng của công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
STT
Mặt hàng
Mã hàng
Kích cỡ
(Cm)
Đơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx