MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II QUẢNG NINH. 3
I- Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Cụng ty 3
II- Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4
III- Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty: 5
3.1- Sơ đồ tổ chức quản lý: 5
3.2- Chức năng và nhiệm vụ các phũng ban: 6
II- CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY: 7
1- Vốn 7
2- Nguồn nhân lực: 9
3- Tình hình trang thiết bị kĩ thuật: 11
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 2 QUẢNG NINH VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 13
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 13
1.Thực trạng xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ trong 3 năm qua: 13
1.1 Tổng quan về thị trường Mỹ. 13
A. Giới thiệu chung về thị trường Mỹ 13
B. Nhu cầu đối với thuỷ sản của thị trường Mỹ 14
C. Xu hướng tiêu dùng: 15
D. Những quy định, chế tài khi nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa Kì 15
E .Tình hình nhập khẩu thuỷ sản tại Mỹ hiện nay 16
1.2. Thực trạng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh vào thị trường Mỹ. 17
A. Theo hình thức xuất khẩu 18
B. Chủng loại xuất khẩu: 21
3- Tổng hợp những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 22
3.1- Thuận lợi 22
3.- Khó khăn 23
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II QUẢNG NINH TRONG THỜI ĐIỂM HIỆN NAY 26
1- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường 26
2- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất khẩu cho nhân viên trong công ty: 29
3- Tăng cường vốn hiện có và sử dụng vốn có hiệu quả. 30
4- Nâng cao hiệu quả thu mua và nuôi trồng thuỷ sản. 32
5- Quảng bá thương hiệu, marketing bán hàng 33
6. Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. 34
KẾT LUẬN 35
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ Sản 2 Quảng Ninh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực phẩm… Tuy nhiên thiết bị máy móc của công ty vẫn rất lạc hậu, thiết bị phần lớn là cũ, hay hỏng hóc, thiếu đồng bộ nên hiệu quả sản xuất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, làm chậm tiến độ làm việc của công nhân, gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng với đối tác, tăng chí phí sửa chữa đại tu bảo dưỡng….
4. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
*Phân tích: Trong 3 năm trở lại đây( 2006, 2007, 2008). Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự cải thiện đáng kể.
- Về nguồn vốn công ty vẫn giữ ở mức ổn định, năm 2007 ( bằng 99,3% so năm 2006), năm 2008 (bằng 100,6% so năm 2007). Năm 2006 doanh thu đạt cao nhất trong 3 năm, tiếp đến là năm 2008 (bằng 112,3% so năm 2007) sau là năm 2007 ( chỉ bằng 69,1% so năm 2006). Năm 2006 cũng là năm có tổng chi phí đạt mức cao nhất trong 3 năm, vượt cả mức doanh thu đạt được trong năm đó. Tổng chi phí năm 2008 thấp hơn( bằng 110,8% so năm 2007) và thấp nhất là năm 2007( bằng 67,4% so năm 2006)
- Lao động tăng qua các năm và nhiều nhất là năm 2008( bằng 136,6% so năm 2007) tiếp đến là năm 2007( bằng 102,5% so năm 2006) thấp nhất là năm 2006 với 400 công nhân viên. Năng suất lao động giảm qua các năm và mạnh nhất là năm 2007( chỉ bằng 67,4% so năm 2006) tiếp đến là năm 2008( bằng 82,3% so năm 2007) cao nhất là năm 2006. Thu nhập bình quân tăng đều qua các năm, mạnh nhất là năm 2007( bằng 116% so năm 2006) và tăng nhẹ vào năm 2007( bằng 103,4% so năm 2006).
- Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn đều tăng. Số vòng quay của vốn tăng giảm không ổn định. Giảm 0,88 vòng vào năm 2007 so năm 2006 và tăng trở lại vào năm 2008( tăng 0,24 vòng so năm 2007)
Có được kết quả trên là do công ty đã có nhiều biện pháp hợp lý giảm thiểu chi phí, ổn định sản xuất kinh doanh, từ chỗ thua lỗ thường xuyên đã bắt đầu kinh doanh có lãi đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện và năng cao. Năm 2007 công ty gặp khó khăn theo tình hình chung của thế giới song công ty đã vững bước đi lên vượt qua khó khăn và bước đầu đã thu được những tín hiệu hết sức đáng mừng tạo dựng niềm tin trong nội bộ công ty từ đó cũng nâng cao uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước.
Chương 2: Tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản 2 quảng ninh vào thị trường Mỹ
trong những năm gần đây.
1.Thực trạng xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ trong 3 năm qua:
1.1 Tổng quan về thị trường Mỹ.
A. Giới thiệu chung về thị trường Mỹ
Mỹ là nước dân chủ hiện đại đầu tiên trên thế giới sau khi cắt đứt quan hệ phụ thuộc vào Anh( năm 1776) và thông qua hiến pháp( năm 1789). Trong thế kỉ 19, nhiều bang mới sáp nhập cùng 13 bang trước đó trở thành một đất nước trải rộng suốt vùng Bắc Mỹ và dành được nhiều quyền lợi ở nước ngoài. Chỉ có 2 sự kiện chấn động xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ là cuộc nội chiến(1861-1865) và cuộc đại khủng hoảng trong thập kỷ 30. Chiến thắng trong thế chiến thứ I và II, kết thúc chiến tranh lạnh năm 1991 Mỹ duy trì vị trí cường quốc số 1 trên thế giới. Nền kinh tế Mỹ luôn tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp, công nghiệp phát triển mạnh.
Dân số: 275,6 triệu( tháng7/2000)
Tiền tệ: 1USD= 100 xen
Kinh tế: Mỹ có nền kinh tế lớn, tiên tiến, đa dạng và mạnh về công nghiệp nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 33.900USD. Trong nền kinh tế định hướng thị trường này, các cá nhân và các hãng tư nhân thực hiện phần lớn các quyết định kinh doanh, nhà nước mua phần lớn hàng hoá và dịch vụ cần thiết từ khu vực này. Các doanh nhân Mỹ năng động và linh hoạt hơn những đối tác Tây Âu và Nhật Bản trong việc đưa ra các quyết định đầu tư vốn, sa thải công nhân dư thừa và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời họ cũng phải đối mặt với những cản trở lớn để gia nhập thị trường trong nước đầy tính cạnh tranh hơn các hãng nước ngoài tại thị trường Mỹ. Các công ty Mỹ luôn luôn hoặc cũng gần như đi đầu trong các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là máy tính và dược phẩm, hàng không và các thiết bị quân sự, mặc dù cũng có phần hạn chế sau Thế chiến thứ II. Sau năm 1975, trên thực tế phần tăng trong thu nhập chủ yếu thuộc về 20% các hộ gia đình giàu. Từ năm 1994-1999, sản lượng các ngành kinh tế tăng ổn định, mức lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp giảm tới 5%. Các vấn đề lớn như đầu tư không đủ trong lĩnh vực hạ tầng kinh tế, chi phí y tế cho người già tăng, thâm hụt lớn trong thương mại và thu nhập các hộ gia đình nghèo không tăng
GDP: 9.255 tỷ USD( năm 1999)
Xuất khẩu: 663 tỷ USD(FOB, 1998)
Nhập khẩu: 912 tỷ USD ( CIF, 1998)
Kiểu nhà nước: Cộng hoà liên bang, truyền thống dân chủ mạnh mẽ
B. Nhu cầu đối với thuỷ sản của thị trường Mỹ
Hiện nay Mỹ là nhà Nhập khẩu(NK) thuỷ sản lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau EU và Nhật Bản. NK thuỷ sản của Mỹ đã tăng liên tục trong hơn thập kỉ qua, từ 5 tỷ USD năm 1990 lên 11,3 tỉ USD năm 2004, trong khi đó XK thuỷ sản của Mỹ hầu như không tăng trong cùng kỳ. Về triển vọng lâu dài, tăng trưởng của NK sẽ mạnh hơn nhiều so với XK. Vì vậy kể từ năm 1992, thâm hụt thương mại ngày càng tăng, năm 2003 đã đạt mức kỉ lục 7,8 tỉ USD. Mặc dù tiêu thụ thuỷ sản trên đầu người của Mỹ vẫn ổn định ở mức 16,3pao/ năm trong nhiều năm nay, nhưng theo dự đoán mức tiêu thụ sẽ tăng do sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng ngày càng rẻ. Hiện nay Mỹ tiêu thụ gần 12tỷ pao thuỷ sản/ năm. Đến năm 2020 dự tính 50% nguồn cung cấp cho thị trường Mỹ sẽ xuất phát từ nuôi trồng. Hiện tại 70% thuỷ sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn NK, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng. Sự tăng trưởng về kinh tế, dân số tăng lên và sự chuyển dịch dân số sẽ dẫn đến những thay đổi trên thị trường thuỷ sản Mỹ trong thập kỷ tới, nó sẽ tác động đến sự lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng. Dự đoán tôm vẫn là mặt hàng dẫn đầu về tiêu thụ tại thị trường Mỹ.
Nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ được đánh giá là một lĩnh vực phát triển mạnh và mang đậm tính thương mại, họ chỉ nuôi những loài quý có nhu cầu cao và có lãi. Bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Mỹ phát triển mạnh và đạt trình độ và sinh lợi rất cao, có vai trò quyết định và mang lại hiệu quả cho cả ngành thuỷ sản nước này. Hiện Mỹ có khoảng 1500 cơ sở chế biến được trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra Mỹ sử dụng các nguyên liệu thủy sản trong nước và nhập khẩu để chế biến các loại thực phẩm rất đa dạng. Công nghiệp tập trung vào sản xuất ra ba dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không chỉ chế biến ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng mà còn chế biến thức ăn cho động vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác.
C. Xu hướng tiêu dùng:
Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưu thích về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều kích cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30con/pound và 36- 40con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là những mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kì. Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kì ngày càng ưu chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh với số lượng ngày càng tăng cao qua các năm.
D. Những quy định, chế tài khi nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa Kì
Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của các luật liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Bao bì và Nhãn hàng, và một số phần của Luật về Dịch vụ y tế. Ngoài ra còn có các quy định riêng của các Bộ. Ngoài hệ thống luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với Hiến pháp của Liên bang. Bất cứ hàng hoá nào nhập khẩu vào Hoa Kì phải đảm bảo các tiêu chuẩn như các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Hoa Kì, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa kì CFR để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh. Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể đưa hàng vào Hoa Kì. Bô luật Liên bang Hoa Kỳ 21 CFR, quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện kế hoạch HACCP có hiệu quả mới được đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
HACCP ( hazard analysis control critical point- hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là một kế hoạch quản lý tiếp cận mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản muốn xuất khẩu sang Hoa kì cần phải lập kế hoạch HACCP cho sản phẩm xuất khẩu của mình và gửi cho cơ quan FDA của Hoa Kì trước mỗi chuyến giao hàng thông qua nhà nhập khẩu.
E .Tình hình nhập khẩu thuỷ sản tại Mỹ hiện nay
Do suy thoái kinh tế thu nhập của người tiêu dùng thế giới giảm, nhu cầu tiêu thụ tôm thay đổi từ tôm cỡ lớn sang tôm cỡ nhỏ giá rẻ. Tình hình ảm đạm của nền kinh tế Mỹ khiến cho các nhà phân phối và thu mua thuỷ sản rất lo ngại. Nhu cầu đối với tôm và các sản phẩm thuỷ sản đều giảm vì người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn cho giá xăng, dầu tăng giá. Nền kinh tế suy thoái dẫn đến sự thay đổi trong thói quen người tiêu dùng. Theo khảo sát đối với 50.000 người tiêu dùng, khoảng 2/3 số người được hỏi đã giảm chi, và khoảng một nửa ít ăn hàng hơn trước. Khoảng 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các mặt hàng giá rẻ hơn. Một cuộc khảo sát khác trên 47.000 người cho biết đa số họ giảm mua thuỷ sản và một số thực phẩm đông lạnh khác. Xu hướng này tiếp tục ảnh hưởng tới nhu cầu đối với tôm tại các nhà hàng, kênh tiêu thụ tôm chính tại Mỹ. Giá tôm sú giảm mạnh, thấp hơn hẳn mức bán năm 2006.
1.2. Thực trạng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh vào thị trường Mỹ.
* Bảng tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ
Chỉ tiờu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sỏnh 2007/2006(%)
So sỏnh 2008/2007(%)
Tổng kim ngạch xuất khẩu
107.408
70.096
83.320
65
119
K. Ngạch xuất khẩu vào Mỹ
19.187
16.220
17.998
85
111
Hình thức xuất khẩu
* Trực tiếp
0
0
0
* Gián tiếp
19.187
16.220
17.998
85
111
Chủng loại xuất khẩu
* Tôm
18.175
15.260
17.008
84
112
* Mực
1.012
960
990
95
103
( Đơn vị tính: Triệu VNĐ)
( Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ)
Nhìn vào bảng số liệu trên dễ thấy Mỹ là thị trường truyền thống lâu đời và là một trong 3 thị trường chính của công ty. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ qua các năm luôn chiếm 1 tỷ lệ rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 3 năm gần đây lượng kim ngạch xuất khẩu có nhiều biến đổi bất ổn định. Giảm mạnh vào năm 2007( chỉ bằng 85% so năm 2006) song đã có tín hiệu khả quan tăng nhẹ vào năm 2008( bằng 111% so năm 2007). Có những bất ổn trên có nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới bắt đầu lan rộng mạnh mẽ vào năm 2007, làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này, khiến các nhà phân phối thuỷ sản ở nước này e dè hơn và ít nhập khẩu thuỷ sản hơn. Trong tình hình đó Công ty cũng chịu chung số phận của ngành. Lượng đơn đặt hàng, hợp đồng đều giảm khiến kim ngạch xuất khẩu năm 2007 giảm mạnh. Đến năm 2008 trong nửa đầu của năm tình hình không mấy khả quan, song nửa cuối năm tình hình đã có nhiều khởi sắc, các chính sách kích cầu tiêu dùng đã có tác dụng phần nào vào tâm lý người dân, khiến họ tiêu dùng nhiều hơn( trong đó có thuỷ sản). Km ngạch xuất khẩu năm 2008 qua đó cũng có sự tăng khả quan hơn.
A. Theo hình thức xuất khẩu
* Quy trình xuất khẩu
Quy trình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá đều theo một sơ đồ chung, song tuỳ thuộc vào mặt hàng xuất, nhập hay loại sản phẩm mà có các quy định riêng kèm theo nó.
Sơ đồ quy trỡnh xuất nhập khẩu thủy sản
Công ty nhận sản xuất sản phẩm theo hợp đồng đã kí kết với đối tác. Do một phần còn hạn chế về năng lực công ty chỉ nhận xuất FOB cho phía đối tác nhằm tránh các rủi ro có thể gặp phải. Quy trình xuất khẩu được tóm tắt lại như sau:
Sau khi công ty sản xuất các sản phẩm đảm bảo theo yêu cầu đã kí kết với phía đối tác. Công ty gửi hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu về cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) . Trong thời hạn 5 ngày làm việc, NAFIQAVED có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả cho phía công ty, trong thời hạn 15 kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, NAFIQAVED sẽ cấp giấy phép xuất khẩu (trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu dõ lý do. Sau khi được cấp phép hàng sẽ được chở tới cảng tập kết. Tại đây người đại diện cho công ty sẽ tiến hành làm các thủ tục Hải quan( nộp và xuất trình hồ sơ hải quan). Công chức hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ( trường hợp không chấp nhận đăng kí hồ sơ hải quan thì phải ghi rõ lý do không chấp nhận để người khai hải quan biết). Tùy theo quyết định của Chi cục trưởng Hải quan, hàng hoá sẽ có hình thức, biện pháp, cách thức kiểm tra phù hợp sau đó tiến hành đối chiếu giữa thực tế hàng hoá và hồ sơ hải quan. Hàng hoá sẽ được thông quan ngay sau khi người đại diện công ty có xác nhận của cơ quan hải quan trên tờ khai về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và hồ sơ hải quan, đồng thời nộp thuế theo quy định của pháp luật.
* Hợp đồng xuất khẩu: ( Theo điều kiện FOB INCOTERMS ( một cảng Việt Nam))
Thông tin chung về người bán và người mua(......)
Đã thoả thuận và kí hợp đồng với những điều kiện dưới đây:
1. Tên giao hàng:......
2. Số lượng:......
3. Quy cách sản phẩm:.......
4. Giá cả:.....
5. Thời gian giao hàng:.....
6. Bao bì, ký mã hàng:......
7. Giám định:......
8. Hun trùng:........( phải được xác nhận của Cục Bảo vệ thực vật nước Việt Nam)
9. Điều kiện xếp hàng và thưởng phạt:.....
10. Thanh toán:.....
11. Trường hợp bất khả kháng:....
12. Khiếu nại:....
13. Trọng tài:....
14. Các điều kiện khác:.......
Chữ kí của người bán và người mua.
* Hình thức xuất khẩu:
Do một số hạn chế về trình độ và điều kiện về nội tại, Công ty hiện vẫn chưa có kênh phân phối sản phẩm cho riêng mình. Hình thức xuất khẩu chỉ qua trung gian gián tiếp đến kí kết hợp đồng và phía công ty có nhiệm vụ đảm bảo làm theo hợp đồng đã được kí kết giữa 2 bên. Hình thức này tuy đảm bảo độ an toàn, tránh rủi ro cho phía công ty song về lâu dài lại là điều bất lợi. Về vi mô, Công ty sẽ không thể chủ động về lượng sản xuất mà luôn phụ thuộc vào đơn đặt hàng phía đối tác, cơ hội phát triển sang các thị trường xuất khẩu ít nhiều bị hạn chế. Lãi thu được từ sản phẩm sẽ thấp các công ty cùng ngành có các kênh phân phối tại nước ngoài, bán hàng trực tiếp, dẫn đến cơ hội cạnh tranh thấp hơn về giá, không có nhiều cơ hội quảng bá thương hiệu ra bạn bè thế giới thị trường sẽ thu hẹp hơn… Hinh thức xuất khẩu này cũng là thực tế chung của rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay do sự yếu kém về khâu tổ chức và quản lý. Trong thời cuộc hiện tại, nếu tình trạng này kéo dài trước hết chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước bạn, đội tàu và các hãng bảo hiểm trong nước sẽ khó phát triển mạnh và cơ hội nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sẽ bị hạn chế….
B. Chủng loại xuất khẩu:
* Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ theo chủng loại
Qua số liệu ở biểu trên dễ thấy tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty vào thị trường Mỹ song trong 3 năm qua kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng này có sự biến động. Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh vào năm 2007 (chỉ bằng 84% so năm 2006) và có tín hiệu tăng trở lại vào năm 2008( chiếm 112% so năm 2007) song vẫn ít hơn năm 2006. Có tình trạng này là do năm 2007 suy thoái kinh tế bùng phát mạnh mẽ và nhanh chóng lan rộng ra các nước ảnh hưởng tới tâm lý người dân, nhu cầu tiêu thụ thay đổi có chiều hướng sụt giảm. Người tiêu dùng lo ngại cho tình trạng khủng hoảng kéo dài đã hạn chế chi tiêu và sử dụng các sản phẩm thuỷ sản, các nhà phân phối là các đối tác của công ty lo ngại về tình trạng trên nên cũng hạn chế nhập khẩu sản phẩm tôm của công ty. Thêm nữa giá cả thuỷ sản trên thị trường Mỹ thời gian qua cũng có nhiều biến động, tăng giảm thất thường( đa phần là tăng) cũng ảnh hưởng đến triển vọng tiêu thụ thuỷ sản của nước này vào năm 2009. Lượng xuất khẩu mực chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ và hầu như không bị ảnh hưởng nhiều trong tình hình chung của ngành. Kim ngạch xuất khẩu khá ổn định, tăng giảm không đáng kể, do ở thị trường này không mấy ưu chuộng các sản phẩm về mực, hàng năm sản lượng mực được nhập khẩu vào Mỹ thấp và chủ yếu là chế phẩm mực ống nguyên con đông lạnh với giá bán thu được thấp hơn nhiều so tôm( gần bằng 1/3 so tôm) nên kim ngạch thu được cũng rất thấp.
3- Tổng hợp những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ
3.1- Thuận lợi
* Nguồn nguyên liệu:
Trong khi các doanh nghiệp khác cùng ngành lao đao vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và còn phụ thuộc nhiều vào lượng đánh bắt tự nhiên, Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản II Quảng Ninh có vùng nguyên liệu rộng lớn với khoảng 9.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện Yên Hưng và hàng trăm tàu thuyền đánh bắt của ngư dân với số lượng đánh bắt hàng năm 2000 đến 2500 tấn. Ngoài ra công ty đã xây dựng được quy trình liên hoàn( từ khâu tạo giống, nuôi trồng đến khâu thu mua chế biến và xuất khẩu thuỷ sản) nên chủ động hơn trong sản xuất và kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu vào, mô hình nuôi tôm công nghiệp của công ty ngay trong những năm đầu đã thu được kết quả hết sức khả quan, đảm bảo nguồn cung thường xuyên và ổn định cho sản xuất với chất lượng tốt.
* Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực lao động dồi dào ở địa phương với tay nghề thành thạo, cơ cấu lao động hợp lý với bộ máy quản lý được tinh giảm tối đa song vẫn hoạt động rất tốt và linh hoạt. Lao động chủ yếu thuần nông và là người địa phương nên rất chăm chỉ và cẩn thận, khéo léo, điều kiện sinh hoạt thuận tiện. => có nguồn nhân công giá rẻ với chất lượng tốt=> giá thành phẩm thấp hơn.
* Chính sách của Nhà nước:
Nhà nước luôn khuyến khích xuất khẩu và không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động xuất khẩu của mình. Mối quan hệ ngày càng tốt đẹp của Việt Nam với Mỹ cùng những chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo động lực không nhỏ doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư khai thác mở rộng thị trường trên phạm vi quốc tế để tìm kiếm bạn hàng. Ngoài ra lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng luôn quan tâm, nâng đỡ cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.
* Từ thị trường Mỹ:
Người dân Mỹ hạn chế sử dụng các sản phẩm thuỷ sản song lại tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm tôm đông lạnh cỡ nhỏ. Nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản ở thị trường này tuy hiện tại đang có chiều hướng giảm sút song nó vẫn rất lớn và đa dạng. Mỹ không những nhập khẩu để tiêu dùng ngay trong nước mà còn chế biến để xuất khẩu hoặc chế ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân trong nước. Do vậy họ nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản từ các chế phẩm mới qua sơ chế dưới dạng nguyên liệu đến các sản phẩm đã hoàn chỉnh có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một cơ hội rất tốt nếu công ty biết tận dụng, song công ty cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh, nhằm thâm nhập vào thị trường này tốt hơn.
3.- Khú khăn
* Về thị trường tiờu thụ:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới người dân các nước hạn chế chi tiêu, kéo theo sức mua giảm sút nên các nhà phân phối tại các thị trường này đã hạn chế nhập khẩu các mặt hàng, trong đó có thuỷ sản. Bên cạnh đó, Mỹ, một trong những thị trường lớn nhất của công ty là chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhiều nhất nên lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm đi đáng kể. Ngoài ra công ty cũng gặp phải sự canh tranh gay gắt từ thị trường Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia vì họ luôn chào hàng với giá thấp hơn Việt Nam do chi phí sản xuất của họ thấp hơn. Nhà nước lới lỏng các chính sách cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong đó có cả ngành Sản xuất và Xuất khẩu Thuỷ sản. Các doanh nghiệp đó họ có vốn lớn và đầu tư mạnh về trang thiết bị nên doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm sự cạnh tranh từ chính các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động cùng ngành và cùng xuất khẩu thuỷ sản khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ…
* Về nội tại công ty:
Công ty mới thực hiện Cổ phần hóa bước đầu chuyển sang cơ chế mới nên còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu thốn về nguồn vốn, nguồn nhân lực quản lý, trong những năm đầu doanh nghiệp chưa kiểm soát được chi phí, làm ăn thô lỗ hàng tỷ đồng, giám đốc công ty tham ô, bộ máy tổ chức có sự thay đổi lớn về cơ cấu nên không tránh khỏi những thiếu sót đáng tiếc…
* Về chất lượng sản phẩm:
Hiện chất lượng sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm bằng sức người do máy móc trang thiết bị thiếu đồng bộ, nhiều cái đã quá cũ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Nguồn nguyên liệu từ ngư dân chất lượng hạn chế do phương tiện đánh bắt còn thô sơ lạc hậu không thể tiến hành đánh bắt xa bờ. Khả năng chế biến các mặt hàng cao cấp còn kém, dù từ khi cổ phần hoá công ty đã tập trung nâng cấp máy móc trong thiết bị và mua mới nhiều máy móc hiện đại song do hạn chế về nhiều mặt như vốn và trình độ quản lý nên chất lượng sản phẩm vẫn chưa được cải thiện nhiều, chưa có điểm gì khác biệt nổi trội tạo dấu ấn cho các sản phẩm của công ty…
* Về hoạt động Marketing
Công ty hầu như chưa có hoạt động marketing trên thị trường nước ngoài. Đa phần là các bạn hàng truyền thống từ khi mới thành lập (song không nhiều) hoặc đối tác tự tìm đến kí kết hợp đồng giao dịch. Hiện công ty vẫn chưa có chi nhánh ở nước ngoài, chưa có văn phòng đại diện để thu thập, phân tích thông tin do đó việc mở rộng thị trường này còn hạn chế. Công ty mới Cổ phần hoá còn thiếu thốn về vốn và hạn chế về năng lực. Công ty chủ yếu chỉ nhận làm hợp đồng cho phía đối tác đến kí kết và giao hàng cho họ mà chưa có kênh phân phối, chưa kiểm soát được khi hàng ra nước ngoài. Để hạn chế chi phí công ty chưa có được trang website cho riêng mình nên bị hạn chế trong quảng bá được hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đến với các đối tác tiềm năng và đối tác muốn giao dịch với công ty qua mạng là không thể thực hiện, dẫn đến công ty sẽ mất đi những cơ hội được hợp tác với các đối tác tiềm năng, lợi thế cạnh tranh bị giảm (nếu không muốn nói là rất thấp), cơ hội nhận được thêm nhiều hợp đồng cũng ít đi….
* Về nguyên vật liệu đầu vào
Trong những năm gần đây doanh nghiệp đã có hệ thống quy trình nuôi trồng tôm đạt chất lượng tốt cung cấp nguyên liệu thường xuyên và đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu cho sản xuất song số lượng còn hạn chế chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn cung ứng từ phía các ngư dân nên còn chưa chủ động về chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó thời gian vừa qua do tình hình giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao và các chi phí để nuôi trồng tôm tại công ty tăng nhanh, nên giá thành nguyên liệu đầu vào dù đã cố gắng cắt giảm tối đa các chi phí nhưng vẫn còn cao, rất khó cạnh tranh với các sản phẩm thuỷ sản của các nước vốn có chi phí thấp hơn thuỷ sản của nước ta.
* Về thông tin thị trường xuất khẩu.
Công ty hầu như chưa biết nhiều về thị trường mình sẽ xuất khẩu nên sản phẩm làm ra nhiều khi bị phía đối tác trả lại do chất lượng còn chưa đảm bảo hoặc dư lượng các chất vượt quá mức giới hạn cho phép được nhập khẩu vào Mỹ, gây tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp. Chính vì còn nhiều hạn chế về thị trường xuất khẩu nên doanh nghiệp còn thụ động và bị phía đối tác nhiều khi ghìm giá và thoả thuận những điều khoản không có lợi cho công ty.
CHƯƠNG 3:
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng ninh trong thời điểm hiện nay
Vào thời điểm hiện tại, việc xuất khẩu thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn, và đó cũng là tình hình chung của ngành hiện nay, để có thể thúc đẩy và từ đó đưa công ty nói riêng và đưa ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung thoát khỏi tình trạng này, không thể chỉ có các biện pháp riêng lẻ cho mỗi công ty mà cần có các biện pháp mang tính tổng quát, thực hiện đồng bộ và mạnh mẽ cho toàn ngành. Trong khuân khổ bài viết có hạn tôi chỉ xin đưa ra các giải pháp về phía công ty và được trình bày dưới đây:
1- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường
Trong thời địa bùng nổ công nghệ thông tin, thương trường được ví như ‘‘chiến trường không tiếng súng” việc hiểu biết các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nhiều khi nó là yếu tố sống còn quyết định đến sự tồn vong của cả một doanh nghiệp. Việc có được thông tin và phân tích tốt sẽ như kim chỉ nam cho doanh nghiệp đi đúng hướng và từ đó phát triển vươn lên. Thành công của nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam là những dẫn chứng cụ thể nhất cho việc họ đã nghiên cứu thị trường tốt, để từ đó nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của người Việt tạo dựng chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên đối với Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản II Quảng Ninh, hoạt động này còn chưa được chú trọng. Hàng năm công ty chỉ trích ra từ doanh thu khoảng từ 2->3% để chi cho việc nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31942.doc