MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ VÀ VAI TRÒ
THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY TẠI MỸ. 1
1.1.1. Đặc điểm của thị trường dệt may Mỹ.1
1.1.1.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh tại thị trường Mỹ . 1
1.1.1.2. Tình hình cung cầu hàng dệt may tại thị trường Mỹ . 5
1.1.1.3. Hệ thống cơ chế chính sách của Mỹ đối với hàng nhập khẩu . 11
1.2. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM .15
1.3. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU DỆT MAY
VIỆT NAM .17
1.3.1. Ý nghĩa của việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ .17
1.3.2. Triển vọng của thị trườngMỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt nam .17
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY NÓI CHUNG VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA.20
2.1.1. Tình hình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua .20
2.1.1.1. Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua . 22
2.1.1.2. Về thị trường xuất khẩu . 22
2.1.1.3. Về đối thủ cạnh tranh . 24
2.1.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu .25
2.1.2.1. Về năng lực sản xuất . 26
2.1.2.2. Về tình hình đầu tư cho sản xuất . 27
2.1.2.3. Về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may . 28
2.1.2.4. Về chi phí nhân công . 29
2.1.3. Cơ chế và chính sách của Nhà Nước đối với hàng dệt may xuất khẩu .30
2.1.3.1. Chính sách đối ngoại. 30
2.1.3.2. Chính sách đối nội . 31
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu ngành dệt may Việt nam trong thời
gian qua .31
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀO MỸ
TRONG THỜI GIAN QUA .32
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng .33
2.2.1.1. Về xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Mỹ thời gian qua . 33
2.2.1.2. Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng giá trị xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường Mỹ . 34
2.2.1.3. Về tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam . 35
2.2.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của các doanh nghiệp .36
2.2.2.1. Về thương hiệu hàng dệt may . 36
2.2.2.2. Về quy mô đơn hàng . 37
2.2.2.3. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu . 38
2.2.2.4. Về chất lượng và giá cả sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu . 39
2.2.2.5. Về phương thức xuất khẩu . 40
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .41
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 .44
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XUẤT
KHẨU NGÀNH DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ .46
3.2.1. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường bên ngoài
tác động đến ngành Dệt May Việt Nam .46
3.2.2. Phân tích các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố môi trường bên trong
tác động đến ngành dệt may Việt Nam .48
3.2.3. Xác định các giải pháp chủ yếu nhằm thúcđẩy xuất khẩu của ngành dệt may
Việt Nam vào thị trường Mỹ .50
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.53
3.3.1. Nhóm giải pháp 1 : Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu 53
3.3.2. Nhóm giải pháp 2 : Hỗ trợ phát triển thị trường .58
3.3.3. Nhóm giải pháp 3 : Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .62
3.4. KIẾN NGHỊ .63
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân Việt Nam không cao dẫn
đến mất dần lợi thế cạnh tranh về giá. Tình trạng thiếu hụt công nhân lành nghề
và cán bộ quản lý trong ngành chưa được khắc phục.
39
- Năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng chưa khai thác hết công
suất, nhiều doanh nghiệp mới chỉ khai thác được 20% công suất. Trình độ sản xuất
nhìn chung vẫn ở tình trạng lạc hậu, mất cân đối giữa khâu dệt và khâu may.
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀO
MỸ TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng
Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 60 – 70 tỷ USD hàng dệt may. Nguồn
nhập khẩu chủ yếu từ các nước Châu Aù ( chiếm khoảng trên 50% kim ngạch nhập
khẩu hàng dệt may của Mỹ ). Thị trường Mỹ được đáng giá là thị trường chủ chốt
của dệt may Việt Nam. Từ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với
Việt Nam ngày 3/2/1994 các doanh nghệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận thị trường
đầy tiềm năng này. Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu và tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, chúng ta lần
lượt xem xét và phân tích các mặt sau đây.
2.2.1.1. Về xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Mỹ trong thời
gian qua
Bảng 2.6 : Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Mỹ trong thời
gian qua
( Đơn vị tính : triệu USD ) ( * dự tính)
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004* 2005*
KNXK hàng dệt
may Việt Nam
sang Mỹ
23,6 37,1 49,5 51,4 909,4 1975 2500 2600
( Nguồn : Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn )
Qua số liệu của bảng 2.6 trên, chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may sang Mỹ từ con số hết sức khiêm tốn là 23,6 triệu USD năm 1998 đã lên tới
1,975 tỷ USD năm 2003. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1998 –
2003 là 330%. Nếu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân toàn ngành dệt
may trong thời gian này chỉ là 34,58% thì con số tăng trưởng xuất khẩu vào thị
trường Mỹ gấp gần 10 lần, thật là con số đầy ấn tượng.
40
Năm 2003, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 7
trên thị trường Mỹ với tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,975 tỷ USD, tăng 161,4% về giá
trị và 131,04% về sản lượng so với năm 2002.
Trong năm 2004 và 2005, dự kiến dệt may Việt Nam sẽ xuất khẩu đạt 2,5
tỷ và 2,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 26,5% và 4%. Nguyên nhân
làm cho tốc độ tăng trưởng trong 2 năm trở lại đây không mạnh như những năm
trước đó là thị trường Mỹ đã được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khai thác
hết các mặt hàng nóng có hạn ngạch, trong khi vẫn chưa mở rộng xuất khẩu sang
những mặt hàng phi hạn ngạch, và khả năng tăng hạn ngạch xuất khẩu vẫn chưa
được phía Mỹ chấp thuận
2.2.1.2. Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng giá trị xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ
Bảng 2.7 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng giá trị xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ
( đơn vị tính : triệu USD )
năm
chỉ tiêu
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
KNXK hàng dệt
mayVN vào Mỹ 23,6 37,1 49,5 56 975 1975 2500
tổng KNXK hàng
hóa VN vào Mỹ
553 609 821 1100 2391 3401 4472
tỷ trọng % 4,3 6,1 6,03 5,1 40,8 58,1 55,9
( nguồn : Kỷ yếu xuất nhập khẩu Việt Nam )
Qua bảng 2.7, xét trong giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ từ
năm 1998 cho đến nay, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may dao động
trong khoảng từ 4,3% đến 55,9% . Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
trong tổng kim ngạch xuất khẩu cùng với giá trị tuyệt đối đều tăng liên tục qua
từng năm. Đặc biệt mức độ tăng lớn nhất là vào năm 2002 khi Hiệp Định Thương
Mại Việt Nam – Mỹ được thực thi, chiếm tới 40,8% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam vào Mỹ . Mặc dù hàng dệt may Việt Nam chưa được đối xử
bình đẳng với nhiều nước do bị áp đặt hạn ngạch, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều
41
nước như Trung Quốc , Thái Lan , Aán Độ …nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ ngày
càng cao, năm 2004 ước tính chiếm tới 55,9%.
2.2.1.3. Về tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam
Bảng 2.8 : Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam
( đơn vị tính : triệu USD )
năm
chỉ tiêu
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
KNXK hàng dệt
mayVN vào Mỹ 23.6 37.1 49.5 56 975 1975 2500
tổng KNXK hàng
dệt may VN õ
1380 1748 1900 2000 2751 3650 4500
tỷ trọng % 1.7 2.1 2.61 2.8 35.4 54.1 55.6
( nguồn : Kỷ yếu xuất nhập khẩu Việt Nam )
Qua bảng 2.8 ở trên chúng ta thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường Mỹ có xu hướng tăng lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói
chung. Từ con số khiêm tốn là 1,7% năm 1998, đến năm 2004 tỷ trọng xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đã chiếm hơn nửa tổng kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành dệt may. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt của thị
trường Mỹ đối với kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam . Dự kiến năm 2005
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là 2,6 tỷ USD tăng 4% so
với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 55,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của cả nước. Trong khi những khó khăn làm sụt giảm xuất khẩu ở những thị
trường khác như Nhật Bản, EU … do sự cạnh tranh gay gắt thì xuất khẩu vào thị
trường Mỹ vẫn tăng trưởng đều đặn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì thế,
chúng ta có thể nói thị trường Mỹ đã và sẽ là thị trường lớn nhất đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam. Điều đó hoàn toàn khả thi do kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với
kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
42
năm 2003 là 55,7 tỷ USD, như vậy kim ngạch xuất khẩu của chúng ta mới chiếm
có 4,48% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Theo ước tính năm 2005,
Việt Nam sẽ xuất khẩu số lượng hàng trị giá 2,6 tỷ USD thì chúng ta cũng mới chỉ
chiếm có 4,6% giá trị nhập khẩu của thị trường dệt may Mỹ. Trong khi đó ngay từ
năm 2003 khi chưa bãi bỏ hạn ngạch dệt may, những nước là đối thủ chính của
chúng ta như : Trung Quốc - xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 6 tỷ USD , Mêhicô –
7,2 tỷ, Hongkong – 3,98 tỷ USD . Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng quy mô xuất
khẩu của dệt may Việt Nam là còn rất nhỏ bé và chúng ta còn phải cố gắng rất
nhiều để tiếp tục giữ vững thị trường và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
2.2.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của các doanh nghiệp
Ngoài tình hình hoạt động chung ở phần 2.1, hoạt động của các doanh
nghiệp Việt Nam đối với thị trường Mỹ còn thể hiện ở một số nội dung sau.
2.2.2.1. Về thương hiệu hàng dệt may
Nhãn hiệu hàng hóa là tiêu chuẩn quan trọng để hội nhập và khẳng định
chỗ đứng vững chắc và lâu dài trên thị trường Mỹ. Đồng thời nâng cao tính cạnh
tranh, tăng thêm lợi nhuận . Thương hiệu hàng dệt may Việt Nam là vấn đề chưa
được chú trọng do các doanh nghiệp, một phần, chưa có tầm nhìn dài hạn, tiềm lực
tài chính chưa đủ mạnh, phần khác, không đủ năng lực để tạo dựng tên tuổi. Theo
thống kê của các chuyên gia, trong số những thương hiệu dệt may mà Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ thì có tới 80% là sản phẩm gia công ( tức là mang thương hiệu
của bên mua hàng), còn lại là mua bản quyền thương hiệu nước ngoài, chỉ có một
phần rất nhỏ là thương hiệu của Việt Nam với mục đích là bán thử, chào hàng là
chính.
Tuy vậy, phải nhìn nhận rằng đối với thị trường Mỹ, người tiêu dùng nước
này đã quen với những thương hiệu nổi tiếng từ hàng chục năm nay và các thương
hiệu này được liên tục đầu tư với kinh phí khổng lồ. Chính vì vậy, với điều kiện
thực tế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã lựa chọn và bắt đầu thành công
với chiến lược : tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu doanh nghiệp xuất khẩu
43
có uy tín về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hàng nhanh, đúng hẹn và có trách
nhiệm với cộng đồng. Mục tiêu là tạo dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp
sản xuất có uy tín nhằm thu hút đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu Mỹ có nhãn
hiệu nổi tiếng với đơn hàng lớn, ổn định và giá cao. Các công ty như May Việt
Tiến, Dệt Thành Công, WEC Sài Gòn.. ở phía Nam, May 10, May Thăng Long,
Hanosimex…ở phía Bắc là những trường hợp nổi bật. Chính nhờ thương hiệu uy tín
mà May Việt Tiến, Việt Thắng có thể bán áo sơmi cotton với giá FOB từ 5-6 USD.
Trong khi đó, giá của các doanh nghiệp khác chỉ là 3-4 USD. Tương tự như vậy,
May Nhà Bè hay May 10 có thể nhận gia công áo sơmi với giá từ 1,1 - 1,2 USD
trong khi các doanh nghiệp không có thương hiệu chỉ nhận được 0,6 - 0,7 USD.
2.2.2.2. Về quy mô đơn hàng
Thị trường dệt may Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới vì thế các nhà nhập
khẩu Mỹ thường đặt hàng với số lượng rất lớn. Thêm nữa, các công ty kinh doanh
hàng dệt may Mỹ thường là các tập đoàn đa quốc gia, họ không chỉ bán hàng ở
Mỹ mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy khi các tập đoàn này đặt hàng
thì đơn hàng có số lượng rất nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp phải sản
xuất số lượng lớn để cung ứng kịp thời, ví dụ chỉ riêng công ty Unionbay tổng nhu
cầu hàng năm đã lên đến 3,5 – 4 triệu sản phẩm. Số lượng hàng lớn mà thời gian
giao hàng thì rất sát sao nên với điều kiện hiện tại của bản thân doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay thì khó lòng đảm đương nổi. Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam
khuyến khích các doanh nghiệp liên kết và hợp tác với nhau nhằm giành lấy
những hợp đồng xuất khẩu lớn. Đi đầu trong ngành dệt may là tổng công ty dệt
may Việt Nam (Vinatex), ngoài việc tăng cường liên kết giữa các thành viên, tổng
công ty đã giao cho các thành viên của mình tiến hành liên doanh hoặc hợp tác với
các tỉnh thành khác xây dựng các nhà máy tại địa phương để mở rộng quy mô sản
xuất, tận dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại chỗõ như May Việt tiến triển
khai hợp tác với các tỉnh Ninh thuận, Vĩnh long, Tiền giang, May Nhà bè hợp tác
với Lâm đồng, An giang, Đồng tháp…Thực tế cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn
44
và kịp thời của ngành. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may cũng đã nhận ra sự
cần thiết việc phải hợp lực với nhau nhằm đủ sức thực hiện những đơn hàng lớn từ
phía Mỹ, giảm giá thành sản phẩm nên việc thực hiện diễn ra rất nhanh gọn và
bước đầu thu được những thành công. Tuy nhiên, bước đi này vẫn chỉ được gói gọn
trong một vài công ty. Để có thể nhân rộng hơn nữa, ngành dệt may Việt Nam cần
phải có sự chỉ đạo thống nhất và đủ mạnh cũng như cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà
nước nhằm tháo gỡ những khó khăn phát sinh.
2.2.2.3. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Bảng 2.9 : Cơ cấu những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ
(đơn vị tính : triệu USD)
Năm Nhóm sản phẩm
2002 2003 1-9/2004
Hàng dệt và quần áo 971.34 2514.1 2192.3
Quần áo may sẵn, dệt kim,
đan hoặc móc 435,8 1096,4 936,7
Quần áo may sẵn không
thuộc dệt kim, đan hoặc móc 437,1 1240,9 1069
Các sản phẩm túi du lịch, túi
xách và các loại bao hộp
tương tự
62 100,7 90,9
Mũ khăn, mạng, đội đầu và
các bộ phận của các sản
phẩm trên
23,9 38,6 45,8
Các loại hàng dệt may khác 12,54 38,6 45,8
( nguồn : Hải quan Mỹ )
Qua bảng 2.9, chúng ta thấy cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu,trong hai
năm trở lại đây, đã mở rộng hơn rất nhiều với hàng loạt các sản phẩm mới. Nếu so
với thời kỳ đầu mới xuất khẩu sang Mỹ, trong năm 2001, hàng dệt may Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ mới có 8 cat thuộc các chương HS 61 và 62 với
tổng kim ngạch là 49 triệu USD thì đến năm 2003 số lượng cat dệt may Việt Nam
sản xuất để xuất khẩu vào Mỹ là 80 cat với sự đa dạng về chủng loại sản phẩm.
Theo số liệu của hải quan Mỹ, năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường
45
Mỹ gần 2 tỷ USD hàng dệt may. Trong đó, hàng dệt may xuất khẩu phi hạn ngạch
là 493 triệu USD chiếm 24%. So với năm 2002, xuất khẩu hàng dệt may tăng gần
160% và chiếm tới 58,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng Việt
Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trị giá xuất khẩu hàng dệt may nói trên bao
gồm các loại quần áo thuộc chương HS 61 và HS 62 chiếm 93%. Các loại mũ đội
thuộc chương HS 65, các loại hàng dệt may khác thuộc chương 63 và 50 đến 59.
Với kim ngạch xuất khẩu như vậy, thị phần của hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ đã
tăng lên đáng kể. Riêng nhóm hàng quần áo, Việt Nam đã trở thành nước xuất
khẩu lớn thứ 5 vào Mỹ tính theo trị giá và đứng hàng thứ 7 về số lượng hàng xuất
khẩu.
2.2.2.4. Về chất lượng và giá cả sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu
Chất lượng được coi là thước đo rất quan trọng, là chìa khóa để thâm nhập
vào thị trường Mỹ. Tiêu chuẩn của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu rất cao,
đòi hỏi phải đáp ứng những quy định khắt khe về chất lượng kể cả tính an toàn sản
phẩm, độ bắt lửa của sản phẩm. Ngoài ra, người Mỹ thường coi trọng những sản
phẩm đạt được tiêu chuẩn về môi trường, về tiêu chuẩn sử dụng lao động …
Trong khi đó, chất lượng sản phẩm chính là điểm yếu của ngành dệt may.
Đối với ngành dệt, yêu cầu của thị trường Mỹ không giống với các thị trường
truyền thống khác. Thị trường Mỹ chuộng các mặt hàng may bằng vải cotton dạng
vân popơlin với kỹ thuật cao cấp. Tương tự ở thị trường Đông Aâu chúng ta có thể
xuất khẩu loại sợi chi số 40 thì đối với thị trường Mỹ, nhà nhập khẩu đòi hỏi phải
sợi chi số 80 – 120. Màu sắc các loại vải cotton xuất sang Mỹ cũng khác với màu
sắc khi xuất sang thị trường EU, người Mỹ ưa chuộng màu đậm như xanh đen, hoa
văn phải nổi bật. Nhưng Việt Nam lại chưa có nhà máy dệt nào có thể đáp ứng
được yêu cầu này. Thêm nữa, do chưa chuẩn bị tốt được nguồn bông nguyên liệu
nên chất lượng bông thu hoạch đưa vào sản xuất vừa thiếu lại chất lượng không
cao ảnh hưởng đến chất lượng vải dệt.
46
Để khắc phục tình trạng này Chính phủ đã đưa ra các cơ chế ưu đãi và cấp
vốn tín dụng ưu đãi cho ngành dệt đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng
sản phẩm, quy hoạch và mở rộng vùng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm. Tuy
nhiên, mặc dù đã đầu tư hàng trăm triệu đôla, nhưng cho đến nay, chỉ khoảng 15%
nguyên liệu trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho sản xuất hàng
xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là khâu dệt, nhuộm và hoàn tất trong nước còn
yếu, nghịch lý là công nghệ sản xuất ở nhiều nhà máy rất hiện đại nhưng vì chưa
làm chủ được công nghệ nên các doanh nghiệp chưa phát huy được ưu thế máy
móc. Do đó, chưa sản xuất được nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất hàng
xuất khẩu sang Mỹ. Mặc dù, ngành dệt Việt Nam đã tiến hành thuê tư vấn và thuê
đào tạo chuyển giao công nghệ cho cán bộ trực tiếp sản xuất nhưng thực tế cho
thấy chi phí tăng lên nhưng chất lượng vẫn còn là điểm yếu của ngành.
Đối với ngành may, so với ngành dệt đã có sự đổi mới nhất định, các doanh
nghiệp may mặc đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất để nâng cao chất
lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng như đầu tư máy may có tốc độ cao (
4000 – 5000 vòng/phút), máy chuyên dùng, công nghệ CAD – CAM đã bắt đầu
được thử nghiệm ở vài công ty lớn. Tuy nhiên nhìn chung, các doanh nghiệp may
Việt Nam đa số có quy mô nhỏ và vừa. Việc đầu tư lớn chỉ tập trung ở vài doanh
nghiệp thuộc VINATEX hay ở các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài. Vì
vậy trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất vẫn còn thấp nếu so với mặt bằng
chung của các nước khác trong khu vực như Inđônêxia, Trung Quốc …
Giá thành sản phẩm dệt may còn cao vì năng suất lao động của công
nhân ngành dệt may Việt Nam còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Công
nghệ máy móc thiết bị dù đã được chú ý đầu tư nhiều nhưng vẫn lạc hậu hơn so
với các đối thủ cạnh tranh , nguyên phụ liệu phần lớn là nhập khẩu nên giá thành
cao và các doanh nghiệp không chủ động được trong sản xuất. Thêm nữa, do lương
trong ngành may thấp nên lao động ngành may thường không ổn định. Sự dịch
chuyển lao động làm cho tay nghề của công nhân không được nâng cao dẫn đến
không sản xuất được nhiều những sản phẩm cao cấp có giá bán cao
47
2.2.2.5. Về phương thức xuất khẩu
Hiện nay ngành dệt may Việt Nam tiến hành xuất khẩu hàng dệt may vào
thị trường Mỹ thông qua hai phương thức chủ yếu xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu
ủy thác gia công.
ª Xuất khẩu trực tiếp
Phương thức xuất khẩu này là phương thức chiến lược của dệt may Việt
Nam . Hiện tại do những khó khăn trong vấn đề nội địa hóa sản phẩm cũng như
vấn đề cung cấp nguyên vật liệu nên không nhiều doanh nghiệp có thể xuất khẩu
trực tiếp. Doanh thu xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ theo phương thức
này còn thấp chiếm chưa tới 30% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Một số công ty
có uy tín và kinh nghiệm trên thương trường như May Việt Tiến, May 10, Dệt
Thắng Lợi , Dệt Thành Công .. đã thực hiện khá thành công phương thức này. Ưu
điểm của phương thức này là các doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và
xuất khẩu. Chi phí về nguyên liệu và các phụ phí khác phát sinh trong quá trình
sản xuất sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa.
ª Gia công xuất khẩu
Đây là phương thức chủ yếu của đại đa số các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam không chỉ đối với thị trường Mỹ mà còn với các thị trường khác. Xuất phát từ
nguồn nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
cũng như màu sắc của đối tác nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam phải
nhập khẩu nguyên phụ liệu của khách hàng để gia công xuất khẩu. Phần lớn
những mặt hàng thâm nhập vào thị trường Mỹ trong thời gian qua được sản xuất và
xuất khẩu theo phương thức này. Với phương thức này, giá trị gia tăng tạo ra trên
sản phẩm gia công chủ yếu chỉ là tiền lương cán bộ quản lý sản xuất và lương
công nhân, trung bình khoảng 1 USD/ áo hay quần. Với dạng gia công xuất khẩu
này, các nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất gần như do các đối tác
cung cấp toàn bộ điều đó dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào đối tác, luôn bị động
và thiếu ổn định trong kế hoạch sản xuất.
48
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.3.1. Những thuận lợi
- Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam đã chú trọng nhiều đến
việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Nhiều công ty đã thu được
thành công bước đầu rất đáng khích lệ.
- Các doanh nghiệp dệt may đã ý thức được việc phải liên kết và hợp tác
chặt chẽ với nhau để thực hiện những đơn hàng lớn đáp ứng yêu cầu đặt hàng của
phía Mỹ.
- Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ngày càng được mở rộng, các mặt hàng phi
hạn ngạch đã được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bước đầu khai thác. Điều
đó cho thấy, các doanh nghiệp dệt may đã có nhiều cố gắng mở rộng thị trường,
khai thác sản phẩm mới.
2.3.2. Những khó khăn
- Gia công xuất khẩu vẫn là phương thức chủ yếu của các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự năng động và
khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của ngành.
- Thị phần của dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ còn rất nhỏ bé
(khoảng 3,2%) chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Các mặt hàng xuất khẩu
còn phụ thuộc nhiều vào hạn ngạch, chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị
trường và khai thác những mặt hàng không bị khống chế hạn ngạch.
- Chất lượng sản phẩm ngành may nói chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thị
trường Mỹ, đặc biệt đối với những sản phẩm trung và cao cấp. Sản xuất nguyên
liệu trong nước nhằm thay thế hàng ngoại nhập dù đã được đầu tư lớn nhưng chất
lượng không cao dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa vẫn ở mức thấp.
- Hiệu quả xuất khẩu còn thấp do phần lớn thực hiện theo phương thức gia
công. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự năng động và khai thác
tốt tiềm năng và lợi thế của ngành.
49
- Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả xuất khẩu còn
thấp do có tới 70% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công.
Thêm nữa, vì may gia công nên doanh nghiệp Việt Nam bị lệ thuộc vào khách
hàng về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu vải..
- Các doanh nghiệp vẫn hạn chế trong việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh như
tạo ra các sản phẩm có tính thời trang, mẫu mã mới, tính tiện dụng … để tăng thêm
giá trị gia tăng và mở rộng hơn nữa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua những số liệu được phân tích ở chương 2 cho thấy, dệt may Việt Nam
trong thời gian qua đã có rất nhiều cố gắng mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh
tranh. Kết quả là ngành đã thu được những thành quả đáng khích lệ, đặc biệt là
việc khai thác có hiệu quả thị trường Mỹ.
Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng ngành dệt may còn tồn tại nhiều yếu kém
trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, chưa khai thác tương xứng với tiềm năng.
Những điểm yếu của ngành vẫn chưa được khắc phục như tỷ lệ nội địa hóa thấp,
đầu tư chưa đạt hiệu quả cao, chưa có chính sách đào tạo dài hạn phát triển nguồn
nhân lực, khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm mới yếu kém ..
Trong tình hình hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ, sự cạnh tranh tại thị trường
Mỹ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp hiệu
quả để khắc phục những hạn chế và yếu kém nói trên để ngành dệt may Việt Nam
luôn giữ được nhịp độ phát triển. Qua đó, thúc đẩy các ngành công nghiệp liên
quan phát triển, góp phần đưa đất nước tiến lên. Chương 3 của luận văn sẽ đưa ra
những giải pháp khoa học dựa trên những nội dung đã phân tích tại chương 1 và
chương 2thông qua sử dụng sơ đồ xương cá nhằm tận dụng tối đa cơ hội và điểm
mạnh đồng thời giảm thiểu những nguy cơ và điểm yếu
50
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.pdf