Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa ở công ty Sông Đà 12

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Sông Đà 12 3

1. Giới thiệu chung về công ty 3

1.1. Giới thiệu chung 3

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4

1.2.1 Chức năng 4

1.2.2 Nhiệm vụ 5

1.3. Lịch sử phát triển của công ty 5

1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ cấu sản xuất. 7

1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy 7

1.4.2 Các phòng ban trực thuộc công ty 8

2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 12 trong những năm trở lại đây: 11

2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh: 11

2.2. Đánh giá hoạt động quản trị 13

2.1.1. Theo chức năng quản trị: 13

2.2.2. Theo hoạt động tác nghiệp 14

Phần II. Thực trạng tiến trình cổ phần hóa ở Công ty Sông Đà 12 17

I. Các nhân tố thúc đẩy và cản trở tiến trình cổ phần hóa ở Công ty Sông Đà 12 17

1. Phân tích các nhân tố thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa 17

1.1. Vài nét về quá trình cổ phần hoá chung ở nước ta hiện nay 17

1.2. Tầm quan trọng của việc cổ phần hóa Công ty Sông Đà 12 18

1.3 Các nhân tố thúc đẩy từ phía môi trường 19

2. Phân tích các nhân tố cản trở tiến trình Cổ phần hóa Công ty Sông Đà 12 24

2.1 Vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần hóa 24

2.2 Vấn đề định giá doanh nghiệp 25

2.3 Cản trở từ phía cá nhân đó là tâm lý ngại thay đổi 26

II. Tình hình thực hiện Cổ phần hóa ở công ty Sông Đà 12 27

1. Quy trình cổ phần hóa DNNN của Bộ Tài Chính 27

2. Triển khai quy trình vào thực tiễn (Kế hoạch tiến độ cổ phần hóa của Công ty Sông Đà 12) 33

3. Những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa và nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hóa ở Công ty Sông Đà 12 36

3.1. Về mặt tư tưởng 36

3.2. Vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần hóa 37

3.3 ề đối tượng bán cổ phần và quyền hạn chế mua cổ phần 39

3.4 Về việc xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá 41

A. Tài sản cố định tăng: 1.684.156.036 đồng 43

B. Lợi thế doanh nghiệp. 48

3.5 Tình hình tài chính ở Công ty Sông Đà 12 còn thiếu tính lành mạnh 53

3.6 Quy trình tổ chức triển khai việc cổ phần hoá chưa hợp lý 53

3.7 Chưa tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp 54

Phần 3. Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa công ty Sông Đà 12 55

A. Giải pháp 55

Giải pháp 1: Làm rõ mục tiêu, thực chất của quá trình cổ phần hóa Công ty Sông Đà 12 55

Giải pháp 2: Giải pháp về việc sử dụng lao động sau cổ phần hóa và sắp xếp lại lao động dôi dư sau cổ phần hóa 56

Giải pháp 3: Thành lập và kiểm soát hoạt động của Quỹ cổ phần hóa 57

Giải pháp 4: Lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp 58

Giải pháp 5: Hoàn thiện quy trình cổ phần hóa để việc thực hiện được dễ dàng hơn 59

Giải pháp 6: Giải pháp cho vấn đề mua bán cổ phần và ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp khi mua cổ phần. 60

B. Định hướng phát triển và phương án SXKD của Công ty cổ phần Sông Đà 12 giai đoạn 2005 - 2007. 61

1. Tên giao dịch, trụ sở, ngành nghề kinh doanh chính: 61

2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh. 61

2.1 Tổ chức bộ máy SXKD 61

2.2 Tổ chức quản lý 61

2.3 Tổ chức sản xuất: 65

3. Định hướng phát triển 67

4. Vốn kinh doanh của Công ty 67

5. Mục tiêu 68

6. Các giải pháp thực hiện 68

6.1. Thuận lợi, khó khăn 68

6.2. Giải pháp 70

Kết luận 77

Tài liệu tham khảo 78

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa ở công ty Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý c/ Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, trong đó nêu rõ: - Phương án đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh (nếu có) - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo (kế hoạch sản phẩm, thị trường, sản lượng,…) d/ Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Dự kiến hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. Xác định cơ cấu vốn điều lệ bao gồm: số cổ phần của nhà nước dự kiến nắm giữ; số cổ phần dự kiến bán cho người lao động trong doanh nghiệp. Các loại cổ phiếu phát hành và phương thức phát hành cổ phiếu (do doanh nghiệp thực hiện hay qua tổ chức trung gian) 7.2 Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành 7.3 Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hóa. Để đại hội đạt kết quả tốt, trước khi tổ chức đại hội, Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp cần gửi dự thảo cho các bộ phận trong doanh nghiệp thảo luận và tổng hợp các vấn đề cần xin ý kiến. 7.1 Căn cứ vào ý kiến tham gia tại Hội nghị Đại Hội công nhân viên chức, Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp hoàn thiện phương án cổ phần hóa để trình lên cơ quan quyết định cổ phần hóa xét duyệt. Bước 8. Thẩm định và phê duyệt phương án cổ phần hóa 8.1 Đối với các doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty nhà nước: Hội đồng quản trị của các Tổng công ty nhà nước thẩm định và chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên hoàn thiện phương án cổ phần hóa trước khi trình Bộ, UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. 8.2 Khi nhận được phương án cổ phần hóa các DN gửi lên, Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp |Bộ, UBND tỉnh, thành phố ra quyết định phê duyệt phương án theo đúng quy định của chế độ nhà nước. Bước 9. Thực hiện phương án cổ phần hóa. 9.1 Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. 9.2 Thông báo công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa và các thông tin về việc bán cổ phần của DN theo đúng chế độ Nhà nước đã quy định. 9.3 Tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng đã đăng ký mua. 9.4 Báo cáo kết quả bán cổ phần và danh sách cử người dự kiến trực tiếp tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần về cơ quan quyết định cổ phần hóa để có ý kiến chính thức. 9.5 Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cơ quan quyết định cổ phần hóa và danh sách các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần, Ban đổi mới tại DN tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần, phương án sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trong những năm kế tiếp, bầu hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và bộ máy điều hành của công ty cổ phần. Bước 10. Ra mắt công ty cổ phần 2. Triển khai quy trình vào thực tiễn (Kế hoạch tiến độ cổ phần hóa của Công ty Sông Đà 12) STT Nội dung công việc Kế hoạch tiến độ Thời gian thực hiện Những công việc còn phải làm I Chuẩn bị cổ phần hóa 1 Thành lập Hội đồng kiểm kê, đánh giá, xác định GTDN 5/2004 7/2004 Cần ổn định danh sách Hội đồng đánh giá và thuê người đào tạo, huấn luyện thêm về nghiệp vụ 2 Chuẩn bị tài liệu,.. Phục vụ cổ phần hóa 5/2004 7/2004 Cần có thêm tài liệu tuyên truyền cho CBCNV về Cổ phần hóa a Hồ sơ pháp lý khi thành lập Công ty b Hồ sơ pháp lý về đất đai, nhà xưởng c Hồ sơ công nợ (đặc biệt nợ tồn đọng) Còn nhiều nợ tồn đọng, dây dưa. Cần lật lại hồ sơ và hạch toán rạch ròi, không để nợ khó đòi biến thành tài sản. d Hồ sơ về: Tài sản cố định, vật tư, công cụ dụng cụ kém phẩm chất e Báo cáo tài chính các năm 2001,2002,2003 f Lập danh sách lao động thường xuyên của Công ty tại thời điểm Quyết định CPH; tiến hành phân loại lao động. Đăng ký danh sách lao động được mua cổ phần ưu đãi, cổ phần trả chậm Chưa thống nhất được danh sách mua cổ phần ưu đãi, trả chậm vì lý do người lao động còn e dè, chưa mạnh dạn đầu tư. g Lập dự toán chi phí Cổ phần hóa II Kiểm kê, xử lý vấn đề tài chính, lao động 1 Kiểm kê tài sản, vật tư tiền vốn (Lập phiếu kiểm kê), công nợ đối chiếu, khóa sổ kế toán của Công ty đến 31/12/2003 6/2004 2 Xử lý các tồn tại về tài chính, lao động,.. Trước khi cổ phần hóa 6/2004 11/2004 Cần nhiều thời gian hơn để xử lý các rắc rối tài chính và giải quyết vấn đề lao động dôi dư. Thực ra đến tháng 11/2004 mới có Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp. III Thực hiện Cổ phần hóa 1 Thành lập Hội đồng xác định GTDN. 6/2004 2 Làm việc với Bộ Tài chính giải quyết các vớng mắc về Tài chính, xác định giá trị thực tế của Công ty; giá trị vốn Nhà nước 6/2004 3 Quyết định giá trị thực tế của Công ty 6/2004 11/2004 4 Xây dựng phương án bán cổ phần 6/2004 5 Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động 6/2004 6 Xây dựng phương án Cổ phần hóa 6/2004 7 Trình Bộ Xây Dựng phê duyệt phương án CPH 7/2004 15/11/2004 Tổng công ty mới phê duyệt phương án cổ phần hóa của Công ty Sông Đà 12 8 Trình BXD chuyển DNNN thành Cty Cổ phần 9/2004 11/2004 9 Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của CTCP 9/2004 12/2004 10 Thông báo bán cổ phần a Lập danh sách đăng ký mua cổ phần b Thông báo công khai tình hình tài chính của công ty tại thời điểm cổ phần hóa Chưa thực hiện được vì tình hình tài chính trong công ty còn có nhiều vướng mắc. c Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần; Tổ chức bán cổ phần của Cty cho các cổ đông d Báo cáo kết quả bán cổ phần về Tổng công ty 11 Dự kiến cử người để bầu vào HĐQT quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần 12 Triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh của những năm kế tiếp; Bầu hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành của Cty 10/2004 III Ra mắt Công ty cổ phần Cần phải làm thật nhanh trong thời gian tới vì nếu theo kế hoạch là đã chậm 06 tháng 1 Đăng ký kinh doanh 11/2004 2 Nộp con dấu của Cty Sông Đà 12 và khắc dấu của Công ty cổ phần 11/2004 3 Mua cổ phiếu trắng của Kho bạc nhà nước, tiến hành in ấn và phát cho cổ đông 11/2004 4 Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo thành lập doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. 11/2004 5 Bàn giao vốn, tài sản, lao động, danh sách cổ đông và toàn bộ tài liệu, sổ sách của công ty cho HĐQT Công ty cổ phần 12/2004 3. Những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa và nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hóa ở Công ty Sông Đà 12 3.1 Về mặt tư tưởng Một bộ phận không nhỏ trong cán bộ, công chức, người lao động trong Công ty chưa hiểu thấu đáo thực chất và lợi ích của quá trình chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Chưa phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa cổ phần hoá doanh nghiệp với quá trình tư nhân hoá (chuyển từ sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân). Do sợ chệch hướng nên không ít cán bộ, kể cả một số cán bộ lãnh đạo còn có tư tưởng chần chừ, do dự khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Tiến hành cổ phần hoá công ty, tất yếu phải thay đổi nhiệm vụ và theo nó là quyền lợi của một số người đang trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý, điều hành công ty. Do vậy, đã và sẽ có một số cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp chưa hoàn toàn đồng tình, thậm chí còn có hành vi, việc làm gây khó khăn, cản trở quá trình cổ phần hoá. Trong khi đó việc tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh với tư tưởng này chưa được đặt ra một cách nghiêm khắc và chưa có biện pháp hữu hiệu đủ mạnh để khắc phục. Đối với người lao động, lợi ích cao nhất của họ là việc làm và thu nhập. Hiệu quả lao động của công ty cổ phần chắc chắn sẽ cao hơn khi còn là doanh nghiệp nhà nước, và vì vậy, việc làm và thu nhập của người lao động sẽ được đảm bảo hơn. Do đó, cần khẳng định không có lực cản từ phía người lao động. Nhưng ở Công ty Sông Đà 12, công tác tuyên truyền, vận động còn yếu, chưa giúp cho người lao động nhận thức tư tưởng đúng đắn và hiểu rõ được lợi ích của cổ phần hoá để từ đó ủng hộ và tích cực tham gia vào quá trình cổ phần hóa. 3.2 Vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần hóa Đây là một trong những khó khăn có tác động to lớn đến tiến trình cổ phần hóa của Công ty vì theo như đúng kế hoạch sẽ có khoảng 240 người lao động sẽ bị mất việc làm. Chính vì tâm lý sợ mất việc làm đã gây cản trở lớn đến tiến trình cổ phần hóa, người lao động không hưởng ứng việc cổ phần hóa, người quản lý thì e ngại. Phương án sắp xếp lại lao động sau cổ phần hóa của công ty Sông Đà 12: 1. Công văn số: 2451/TCT-TC ngày 05/11/2004. Tổng công ty Sông Đà đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp lao động và phương án tài chính hỗ trợ LĐ dôi dư của Công ty Sông Đà 12; Vụ tổ chức cán bộ đã kiểm tra, xác định tính hợp lệ của những nội dung sau: 1. Thời điểm lập hồ sơ: Công ty đã lập hồ sơ đủ căn cứ pháp lý để xử lý LĐ dôi dư gồm: - Thời điểm tính chế độ đối với LĐ dôi dư: 30/9/2004 - Báo cáo tài chính năm 2002, 2003 và quý 3/2004 của Công ty 2. Xác định đối tượng hỗ trợ: - Tổng số lao động hiện có đến 30/9/2004 là : 1.317 người - Số lao động có nhu cầu sử dụng là: 1.077 người - Số lao động không có nhu cầu sử dụng là: 240 người Trong đó: + Đối tượng thực hiện NĐ41/CP là: 232 người + Đối tượng giải quyết khác: 08 người 3. Tổng kinh phí hỗ trợ LĐ dôi dư là: 8.868.662.950 đ - Kinh phí cấp phát từ Quỹ cho DN: 8.605.740.665 đ - Nguồn của DN 2002, 2003 và 2004 chi là: 262.922.285 đ ( Số dư quỹ mất việc làm năm 2002 còn : 61.335.600 đ; năm 2003 và quý 3/2004 trích 3% quỹ tiền lương đóng BHXH là : 518.980.401 đ; đã sử dụng 317.393.285 đ, có giải trình đầy đủ) Tổng nguồn quỹ mất việc làm tính đến tháng 9/2004 xác định là: 262.922.285 đ. 2. Đề nghị cấp phát kinh phí hỗ trợ LĐ dôi dư : Ngày 30/10/2004 Công ty Sông Đà 12 đã làm đơn đề nghị cấp phát kinh phí gửi Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong đó kinh phí cấp cho giải quyết lao động dôi dư được ghi rõ như trong công văn 2451/TCT-TC và đã được gửi lên Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước_ Cục tài chính doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ : Tổng dự toán kinh phí cấp cho doanh nghiệp : 8.605.740.665 đồng - Dự toán kinh phí trả cho người lao động về hưu trước tuổi : 280.350.250 đồng. - Dự toán kinh phí trả cho người lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mất việc làm : 5.347.688.850 đồng - Dự toán kinh phí hỗ trợ từ quỹ cho phần việc còn thiếu để chi trả thêm cho người lao động bị mất việc làm thuộc phần trách nhiệm của doanh nghiệp : 2.977.721.565 đồng. Hội nghị của cuộc họp thẩm định phương án hỗ trợ tài chính, để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ, tham gia ý kiến tập trung vào số lao động bàn giao sang Công ty cổ phần, số lao động phải đào tạo lại nghề trong phương án sử dụng lao động của Công ty. Đối với số lao động dôi dư, đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí, gồm các nội dung sau: Hội nghị thống nhất và đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí, sau khi trừ hết số dư quỹ dự phòng mất việc làm còn đến 30/9/2004 là 8.605.740.655 đồng. Số tiền này đã được Bộ Xây Dựng, Đại diện công đoàn Xây dựng Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Công ty Sông Đà 12 phê duyệt.. Nhưng khó khăn ở chỗ đã phê duyệt nhưng do nguồn quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Nhà nước có hạn nên phải cấp dần dần không thể cấp một lúc hết ngay được cho nên khoản hỗ trợ cho những lao động mất việc làm thuộc phần trách nhiệm của đơn vị (2.977.721.565 đồng) còn chưa thanh toán hết cho lao động. 3.3 Về đối tượng bán cổ phần và quyền hạn chế mua cổ phần Trước đây việc triển khai cổ phần hoá chỉ "khép kín" trong phạm vi mỗi doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó biết, mọi thông tin về cổ phần hoá của doanh nghiệp đó hầu như không được tiết lộ ra bên ngoài. Số cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp, theo thống kê ban đầu, tính bình quân trong số công ty cổ phần được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp nhà nước; cổ phần nhà nước chiếm 38%, cán bộ công nhân viên doanh nghiệp nhà nước, kể cả người cung cấp nguyên liệu chiếm 54%, cổ đông ngoài doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 8%. Đó là tình hình chung, mặt khác người lao động trong Công ty còn nghèo. Vì vậy, để họ được sở hữu một số cổ phần, tạo quyền làm chủ thực sự cho người lao động là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này còn một số tồn tại. Nhà nước duy trì hai hình thức. Cấp quyền sử dụng cổ phần (quyền sở hữu vẫn là của Nhà nước) và mua chịu cổ phiếu trong 5 năm với lãi suất 5%/năm. Việc quản lý, thu hồi các cổ phiếu rất khó khăn. Hơn nữa cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng nên không thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, không thật hấp dẫn đối với người sở hữu cổ phần này; số cổ phần cấp cho người lao động hưởng cổ tức khống chế 6 tháng lương cấp bậc và chức vụ là quá thấp so với mức khống chế tối đa 10% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (6 tháng lương cấp bậc; chức vụ chỉ chiếm khoảng 2,7% vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Do đó rất ít trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi tới 10% như nhà nước đã quy định. Việc cổ phần hoá Công ty là nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động nhiều hơn khi chưa cổ phần hoá. Lợi ích đó mới cơ bản, lâu dài chứ không phải ở chỗ người lao động được hưởng ưu đãi nhiều hay ít. Cổ phần hoá là nhằm huy động vốn đầu tư và phát triển, nên nếu ưu đãi quá nhiều sẽ mâu thuẫn với mục tiêu này, hãy vì mục tiêu phát triển chung của Công ty trước. Nước ta có hàng ngàn dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Hình thức đầu tư trực tiếp đã có rất nhiều dự án 100% hoặc đại bộ phận vốn nước ngoài. Nhưng trong nhiều năm, chúng ta chưa có quy chế bán cổ phần cho người nước ngoài để tạo khuôn khổ pháp lý cho họ được trực tiếp đầu tư vào công ty cổ phần. Điều này đã hạn chế đến huy động vốn công nghệ và năng lực quản lý của họ, nhất là những nhà đầu tư chiến lược. Hơn nữa, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 12 cần rất nhiều vốn và công nghệ mà hầu như chỉ có nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng nổi. Về quyền mua cổ phần, Nhà nước khống chế quyền mua cổ phần của mỗi cá nhân không quá 10%, mỗi pháp nhân không quá 20% tổng số cổ phần phát hành. Điều này là phù hợp với lĩnh vực nhà nước cần nắm cổ phần chi phối và những nơi số người mua cổ phần nhiều. Nhưng đối với lĩnh vực nhà nước không giữ cổ phần chi phối, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cần huy động rất nhiều vốn như công ty Sông Đà 12 hoặc thậm chí có lĩnh vực nhà nước không cần tham gia cổ phần người mua không nhiều mà khống chế cổ phần như trên thì những người lao động trong doanh nghiệp, các đối tượng mua cổ phần ngoài doanh nghiệp còn thấp, do đó chưa huy động vốn nhàn rỗi của xã hội. Chưa phát huy được lợi thế của Công ty Cổ phần 3.4 Về việc xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá 3.4.1 Kết quả định giá Công ty Sông Đà 12. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp như sau: STT Chỉ tiêu Số liệu sổ sách kế toán Số liệu xác định laị Chênh lệch A B 1 2 3 = 2 - 1 A Tài sản đang dùng 699.220.490.160 703.827.269.519 4.606.779.359 I Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 55.626.156.313 57.310.312.349 1.684.156.036 1 Tài sản cố định 32.928.695.304 34.612.851.340 1.684.156.036 a Tài sản cố định hữu hình 32.906.485.112 34.590.641.148 1.684.156.036 b Tài sản cố định vô hình 22.210.192 22.210.192 0 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 18.973.300.000 18.973.300.000 0 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.724.161.009 3.724.161.009 0 4 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0 II Tài sản LĐ và đầu tư ngắn hạn 643.594.333.847 643.594.333.847 0 1 Tiền 5.468.133.735 5.468.133.735 0 Tiền mặt tồn quỹ 2.397.359.679 2.397.359.679 0 Tiền gửi ngân hàng 2.790.774.038 2.790.774.038 0 Tiền đang chuyển 280.000.000 280.000.000 0 2 Đầu tư tài chính ngắn hạn 124.000.000 124.000.000 0 3 Các khoản phải thu 568.633.374.427 568.633.374.427 0 4 Giá trị vật tư hàng hoá tồn kho 62.067.081.388 62.067.081.388 0 5 Tài sản lưu động khác 7.301.744.279 7.301.744.279 0 III Giá trị lợi thế kinh doanh của DN 2.922.623.323 2.922.623.323 IV Giá trị thực tế của DN(I+II+III) 699.220.490.160 703.827.269.519 4.606.779.359 V Nợ thực tế phải trả 672.033.523.726 672.033.523.726 0 Nợ phải trả 671.628.416.799 671.628.416.799 0 Quỹ khen thởng phúc lợi 351.106.927 351.106.927 0 Tổng giá trị thực tế vốn NN tại DN 27.186.966.434 31.793.745.793 4.606.779.359 B Tài sản không cần dùng 1.674.886.509 1.674.886.509 0 I Tài sản cố định không cần dùng 1.554.995.549 1.554.995.549 1 Máy móc thiết bị 1.339.572.132 1.339.572.132 0 2 Phương tiện vận tải 143.969.561 143.969.561 0 3 Thiết bị dụng cụ quản lý 11.453.856 11.453.856 II Tài sản lưu động không cần dùng 119.890.960 119.890.960 1 Nguyên vật liệu không cần dùng 69.361.629 69.361.629 2 Công cụ dụng cụ không cần dùng 50.529.331 50.529.331 C Tài sản chờ thanh lý 0 0 0 3.4.2 Phương pháp tính và nguyên nhân tăng giảm - Phương pháp tính: Xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản - Nguyên nhân tăng giảm: A. Tài sản cố định tăng: 1.684.156.036 đồng 1. Nhà xưởng vật kiến trúc tăng: 333.288.068 đồng   Công ty Sông Đà 12 có 14 tài sản là nhà cửa vật kiến trúc, trong đó có 07 tài sản mới được đưa vào sử dụng trong vòng 3 năm trở lại đây. Căn cứ chi tiết của Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002. Hội đồng xác định giá trị 07 tài sản trên theo giá trị phản ánh trên sổ sách kế toán. Các tài sản còn lại được đánh giá cụ thể như sau: 1.1 Xí nghiệp Sông Đà 12.3: 166.769. đồng a, Xưởng sản xuất bao bì kho 3 tăng: 92.694.153 đồng Nguyên giá: 418.499.000 đồng Hiện trạng: đang sử dụng bình thường Tổng diện tích sàn: 1.008 m2 Nguyên giá của xưởng sản xuất bao bì kho 3 trên sổ sách kế toán lớn hơn giá trị đánh giá lại theo đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ban hành kèm theo Quyết định 44/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Hòa Bình, vì vậy Hội đồng giữ nguyên nguyên giá và xác định giá trị còn lại của tài sản như sau: Đánh giá: Chất lượng còn lại sau 24 năm, đã qua nâng cấp, cải tạo là : 25% Giá trị còn lại: 104.624.750 đ = 418.499.000*25% Giá trị còn lại tăng là: 92.649.153 đ b, Xưởng sản xuất cột điện ly tâm tăng: 74.075.557 đ Hiện trạng: đang sử dụng bình thường Tổng diện tích sàn: 1.008 m2 Đánh giá: Hội đồng đánh giá xác định lại nguyên giá của Xưởng sản xuất cột điện ly tâm tương đương với tổng chi phí cải tạo, phục hồi Xưởng sản xuất bao bì kho 3 là: 418.499.000 đồng Chất lượng còn lại sau 24 năm sử dụng: 20% Giá trị còn lại: 83.699.800 đ = 418.499.000 * 20% Giá trị còn lại tăng là: 74.075.557 đ 1.2 Xí nghiệp Sông Đà 12.4 tăng: 109.378.756 đồng a, Nhà làm việc 2 tầng tăng 54.390.022 đồng Đánh giá: Giá trị nhà xây mới: 222 m2*816.667 đ/m2 = 181.300.074 đ Chất lượng còn lại sau 14 năm sử dụng: 30% Giá trị còn lại: 54.390.022 đ = 181.300.074 đ*30% Giá trị còn lại tăng là: 54.390.022 đ b, Nhà hội trường tăng: 20.020.014 đ Hiện trạng: Đang sử dụng bình thường Tổng diện tích sàn: 60 m2 Đánh giá: Giá trị nhà xây mới: 60m2*466.667đ/m2 = 30.800.022 đ Chất lượng còn lại sau 14 năm sử dụng: 65% Giá trị còn lại: 20.020.014 đ = 30.800.022*65% Giá trị còn lại tăng là: 20.010.014 đ c, Kho bãi tăng là: 34.977.719 đ Hiện trạng: Đang sử dụng bình thường Đánh giá: Nguyên giá của kho bãi phản ánh trên sổ sách kế toán lớn hơn giá trị xác định lại theo Bảng đơn giá của UBND thành phố Hải Phòng, vì vậy Hội đồng giữ nguyên giá của tài sản này và đánh giá giá trị còn lại như sau: Chất lượng còn lại sau 7 năm sử dụng là: 45% Giá trị còn lại xác định lại là: 360.873.337 đ = 801.940.794 đ*45% Giá trị còn lại tăng là: 34.977.719 đ 1.3 Trụ sở tại Hòn Gai-Xí nghiệp Sông Đà 12.7 tăng: 57.130.602 đ Hiện trạng: Đang sử dụng bình thường Tổng diện tích sàn: 408 m2 Đánh giá: Căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tập I do Viện kinh tế Bộ Xây Dựng ban hành năm 2003 áp dụng cho nhà 2-3 tầng, nhà không phải kiểu biệt thự, kết cấu khung chịu lực bê tông cốt thép, tường bao xây gạch, sàn, mái có đổ bê tông tại chỗ. Hội đồng thẩm định tính toán lại nguyên giá Trụ sở làm việc tại Hòn Gai cơ sở đơn giá tính cho phần xây lắp là: 1.600.000 đ/m2 - Giá trị Nhà xây mới: 1.600.000 đ * 408 m2 = 625.800.000 đ Giá trị còn lại sau 11 năm sử dụng: 30% Giá trị còn lại: 195.840.000 đ = 30%*625.800.000 đ Giá trị còn lại tăng: 57.130.602 đ 2. Máy móc thiết bị: 153.488.343 đ 2.1 Xí nghiệp Sông Đà 12.3: a, Cần trục giàn KKC – trọng tải 10 tấn, năm sử dụng 1981 Nguyên giá: 270.129.430 đ Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% Giá trị còn lại: 54.025.886 đ = 270.129.430 đ*20% Giá trị còn lại tăng: 54.025.886 đ b, Cần trục giàn KKC – trọng tải 5 tấn, năm sử dụng 1981 Nguyên giá: 135.064.715 đ = 1/2*270.129.430 đ Tỷ lệ giá trị còn lại: 20 % Giá trị còn lại:27.012.943 đ Giá trị còn lại tăng: 27.012.943 đ 2.2 Máy móc thiết bị khác: Các tài sản cố định khác là máy móc thiết bị, Hội đồng đánh giá theo nguyên tắc giá trị còn lại không nhỏ hơn 20 % nguyên giá. 3. Phương tiện vận tải tăng: 1.172.916.541 đ 3.1 Xí nghiệp Sông Đà 12.4 Xí nghiệp 12.4 hiện có 5 sà lan là 24C, 29C, 37C, 39C công suất 250 tấn và 19Đ - công suất 200 tấn, sử dụng từ những năm 1983,1986, 1987. Qua nhiều lần trung đại tu, hiện nay 5 sà lan vẫn sử dụng bình thường (hiện nay loại sà lan này không còn sản xuất). Vận dụng quy định về giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu của một số nhóm mặt hàng theo Quyết định số 164/2002/QĐ-BTC ngày 27/12/2002 của Bộ trưởng bộ Tài chính, hội đồng xác định lại nguyên giá của 3 sà lan trên bằng 55% giá trị của loại Sà lan có công suất tương đương do đơn vị đầu tư mới năm 2001 là Sà lan boong nổi 52D của Xí nghiệp Sông Đà 12.7, cụ thể như sau: a, Sà lan 19D, trọng tải 200 tấn, năm sử dụng 1986: - Nguyên giá: 238.464.286,đ = 433.571.429,đ*55% - Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% - Giá trị còn lại: 47.629.857,đ = 238.464.286,đ*20% b, Sà lan 24C, 29c, 37C, 39C trọng tải 250 tấn, năm sử dụng 1986, 1987. So sánh công suất thiết kế giữa các sà lan này với sà lan 19D trọng tải 200 tấn, Hội đồng đánh giá nguyên giá và giá trị còn lại như sau: b1. Sà lan 24C, sản xuất năm 1986: - Nguyên giá: 298.080.357,đ = 1/4*(238.464.286,đ*5) - Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% - Giá trị còn lại: 59.616.071,đ = 20%*298.080.357,đ b2. Sà lan 29C, sản xuất năm 1986: - Nguyên giá: 298.080.357,đ = 1/4*(238.464.286,đ*5) - Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% - Giá trị còn lại: 59.616.071,đ = 20%*298.080.357,đ b3 . Sà lan 37C, sản xuất năm 1987: - Nguyên giá: 298.080.357,đ = 1/4*(238.464.286,đ*5) - Tỷ lệ giá trị còn lại: 23% - Giá trị còn lại: 68.558.428,đ. b4 . Sà lan 39C, sản xuất năm 1986: - Nguyên giá: 298.080.357,đ = 1/4*(238.464.286,đ*5) - Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% - Giá trị còn lại: 59.616.071,đ = 20%*298.080.357,đ c, Tàu kéo SĐ 29 và tầu kéo SĐ 14 được sử dụng từ năm 1985, 1986. Hiện nay đang hoạt động bình thường do đã được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần. Loại tầu này có tính năng công tác và giá trị hữu ích tương đương với tầu kéo đi sông SĐ 23 của XN 12.7 được đại tu phục hồi năng lực công tác năm 2000, vì vậy hội đồng xác định nguyên giá và giá trị còn lại của Tầu kéo SĐ 29 và 14 như sau: Tầu SĐ 29: - Nguyên giá: 159.466.667,đ - Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% - Giá trị còn lại: 31.893.333,đ Tầu SĐ 14: - Nguyên giá: 159.466.667,đ - Tỷ lệ giá trị còn lại: 25% - Giá trị còn lại: 39.866.667,đ 3.2 Xí nghiệp Sông Đà 12.7: 140.739.216,đ Hiện có 02 tầu kéo đi sông là tầu SĐ 05 và tầu SĐ 16 qua sử dụng đã lâu và được trung đại tu nhiều lần. So sánh tính năng công tác và giá trị hữu ích với tầu kéo đi sông SĐ 23 của XN, Hội đồng xác định nguyên giá và giá trị còn lại như sau: Tầu SĐ 05: - Nguyên giá: 159.466.667,đ - Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% - Giá trị còn lại: 31.893.333,đ Tầu SĐ 16: - Nguyên giá: 159.466.667,đ - Tỷ lệ giá trị còn lại: 20% - Giá trị còn lại: 31.893.333,đ 4. Thiết bị dụng cụ quản lý tăng: 24.463.084 đồng B. Lợi thế doanh nghiệp. Giá trị lợi thế doanh nghiệp là :2.922.623.323 đồng. Cụ thể: 1. Công ty Sông Đà 12 được thành lập từ tháng 3/1993 Là đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, hạch toán độc lập với ngành nghề kinh doanh chính là cung ứng vật liệu xây dựng. Ba năm qua, đơn vị kinh doanh có lãi, vì vậy có đủ tiêu chí để xác định lợi thế kinh doanh theo quy định Thông tư số 79/2002/TT - BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình hình kinh doanh của đơn vị không ổn định do chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường vật liệu xây dựng cũng như những thay đổi trong quá trình tái cơ cấu sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Từ năm 2002-2004, Công ty Sông Đà 12 có 6 đơn vị trực thuộc đã chuyển thành công ty cổ phần. Trong quá trình cổ phần hóa Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp đã xác định giá trị doanh nghiệp đã xác định lợi thế của các đơn vị trên. Để chỉ tiêu lợi thế kinh doanh phản ánh đúng tiềm năng phát triển thực sự và ổn định của công ty Sông Đà 12. Hội đồng tính toán giá trị lợi thế kinh doanh trên cơ sở vốn, lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36226.doc
Tài liệu liên quan