Luận văn Một số giải pháp nhằm duy trì và tăng cường thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 5

Chương I: Cơ sở lý luận chung về thu hút khách du lịch trong kinh doanh khách sạn 7

1. Một số khái niệm cơ bản. 7

1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn. 7

1.1.1. Khách sạn. 7

1.1.2. Kinh doanh khách sạn. 8

1.1.2.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn. 8

1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn. 8

1.2. Khách của khách sạn. 10

1.2.1. Nhu cầu du lịch. 10

1.2.2. Khách du lịch và phân loại khách du lịch. 13

1.2.3. Khách của khách sạn. 15

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách của du lịch của một khách sạn. 16

2.1. Nhóm các nhân tố khách quan. 17

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch của vùng. 17

2.1.2. Tình hình chính trị luật pháp, kinh tế và an toàn xã hội. 17

2.1.3. Mức độ cạnh tranh trên thị trường khách sạn. 18

2.1.4. Sức ép từ các nhà cung cấp và các tổ chức trung gian trong các kênh phân phối sản phẩm của khách sạn. 18

2.1.5. Thị trường khách du lịch. 19

2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan. 21

2.2.1. Vị trí kiến trúc của khách sạn. 21

2.2.2. Uy tín và thứ hạng của khách sạn. 22

2.2.3. Chính sách Marketing mix của khách sạn. 22

3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và tăng cường thu hút khách du lịch trong kinh doanh khách sạn. 24

3.1. Nâng cao chất lượng phục vụ. 25

3.2. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và tạo tính dị biệt cho sản phẩm của khách sạn. 28

3.3. Sử dụng chính sách giá hợp lý, linh hoạt. 29

3.4. Tăng cường các hoạt động quảng cáo khuyếch trương. 29

3.5. Tạo lập và mở rộng các mối quan hệ với các đơn vị khác. 30

4. Sự cần thiết của việc áp dụng các giải pháp duy trì và tăng cường thu hút khách du lịch của khách sạn 30

4.1. Do yêu cầu của bản thân hoạt động kinh doanh khách sạn 30

4.2. Do đặc điểm của sản phẩm khách sạn 31

4.3. Do sức ép của cạnh tranh trên thị trường. 31

Chương II: Thực trạng duy trì và thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 33

1. Giới thiệu về khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 33

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 33

1.2 Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 34

1.2.1. Điều kiện về tổ chức của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 34

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. 36

1.2.3. Tình hình nhân lực của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 39

1.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Công Đoàn Việt Nam 40

1.3.1. Trong kinh doanh lưu trú. 40

1.3.2. Trong kinh doanh dịch vụ uống. 42

1.3.3. Trong kinh doanh dịch vụ bổ sung 42

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn trong những năm gần đây. 43

2. Thực trạng nguồn khách và khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 45

2.1. Đặc điểm nguồn khách của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 45

2.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc 48

2.2.1.Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam 48

2.2.1.1. Động cơ và mục đích chuyến đi 48

2.2.1.2. Sở thích và thói quen tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc 49

2.2.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam 51

2.2.2.1. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến tiêu dùng sản phẩm của khách sạn Công Đoàn Việt Nam 51

2.2.2.2. Cơ cấu khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam 52

2.2.2.3. Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 54

2.3. Thực trạng các giải pháp duy trì và thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 55

2.3.1. Nâng cao chất lượng phục vụ. 55

2.3.1.1. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. 55

2.3.1.2. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chật kỹ thuật. 56

2.3.1.3. Nâng cao chất lượng lao động. 57

2.3.2. Chính sách giá cả linh hoạt. 58

2.3.3. Tăng cường và mở rộng quan hệ với các đối tác. 59

2.3.4. Sử dụng chính sách quảng cáo. 60

 

2.4. Một số đánh giá chung về công tác duy trì và thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam 60

2.4.1. Những thuận lợi. 60

2.4.2. Những khó khăn. 61

2.4.3. Đánh giá về các hoạt động duy trì và thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 62

Chương III: Một số giải pháp nhằm duy trì và tăng cường thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 64

1. Phương hướng mục tiêu phát triển của khách sạn Công Đoàn Việt Nam 64

1.1. Những cơ hội và thách thức của năm 2003 64

1.2. Các mục tiêu chủ yếu năm 2003 của khách sạn Công Đoàn Việt Nam 65

1.3. Các biện pháp thực hiện 66

2. Một số giải pháp nhằm duy trì dữ chân khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 66

2.1. Hoàn thiện hơn nữa chính sách sản phẩm. 67

2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. 69

2.3. Một số giải pháp khác nhằm tăng cường hơn nữa công tác duy trì dữ chân khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn CĐVN 72

3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam 73

3.1. Hoàn thịên hơn nữa chính sách giá cả. 73

3.2. Hoàn thịên hơn nữa chính sách phân phối. 74

3.3. Tăng cường hơn nữa hoạt động quảng cáo khuyếch trương. 75

4. Một số kiến nghị với nhà nước và tổng cục. 76

Kết luận. 78

Tài liệu tham khảo 79

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm duy trì và tăng cường thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đích trao đổi để thu lợi nhuận. Do vậy sản phẩm khách sạn có các đặc điểm chủ yếu sau: + Dịch vụ khách sạn mang tính vô hình + Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm gần như trùng nhau về mặt thời gian. + Sản phẩm khách sạn được tạo ra phụ thuộc rất lớn vào yêu cầu của khách khi tiêu dùng dịch vụ. Xuất phát từ những đặc điểm của khách sạn mà công tác thu hút khách và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch là công việc rất khó khăn đối với các nhà kinh doanh khách sạn, đòi hỏi họ phải áp dụng các biện pháp duy trì và thu hút khách một cách hữu hiệu nhất để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. 4.3. Do sức ép của cạnh tranh trên thị trường. Kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh trong một nền công nghiệp mang tính cạnh tranh lớn vì thế các nhà kinh doanh trong lĩnhvực khách sạn luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh cao. Hiện nay, tình trạng xây cất quá nhiều trong nền công nghiệp khách sạn tạo ra sự quá tải trong kinh doanh khách sạn, kết quả của việc cung vượt quá cầu đã tác động đến việc giảm giá và giảm sút lợi nhuận. Đứng trước những khó khăn thách thức đó, để tồn tại không còn cách nào khác các nhà kinh doanh khách sạn phải tìm mọi cách để duy trì và thu hút khách đến khách sạn của mình. Mà các biện pháp duy trì và thu hút khách trong kinh doanh kinh doanh như đã nói trên, nó sẽ trả lời cho các nhà kinh doanh khách sạn biết làm thế nào để duy trì và thu hút khách, làm thế nào để khai thác thị trường khách có hiệu quả nhất. Có rất nhiều biện pháp duy trì và thu hút khách mà các công ty du lịch và khách sạn có thể áp dụng. Vấn đề là biện pháp nào tốt và ưu việt nhất, phù hợp nhất là điều mà các nhà quản trị kinh doanh du lịch phải tìm hiểu dựa trên đặc điểm riêng của khách sạn mình và mục tiêu cuối cùng là hiệu quả hoạt động kinh doanh phải là cao nhất. Chương II: Thực trạng duy trì & thu hút khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt nam. 1. Giới thiệu về khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 1.1. Lịch sử hình thành & phát triển của khách sạn Công Đoàn Việt Nam Ngay từ sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, nhu cầu giao lưu giữa hai miền Nam - Bắc, nhu cầu thăm quan, nghỉ ngơi đã thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của nhân dân mà trong đó phần đông là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và người lao động ngay từ những năm 1976 – 1980, ban thư ký Tổng Công Đoàn Việt Nam đã có chủ trương chỉ đạo các cấp Công Đoàn phát triển sự nghiệp bảo hiểm xã hội trong lĩnh vực nghỉ ngơi, thăm quan du lịch. Ngày 23 tháng 11 năm 1985 ban thư ký Tổng Công Đoàn Việt Nam đã ra quyết định thành lập phòng Du lịch Công Đoàn trực thuộc ban bảo hiểm xã hội Tổng Công Đoàn Việt Nam. Giai đoạn đó phòng Du lịch có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các chương trình, tuyến điểm tham quan du lịch. Xây dựng chính sách chế độ điều lệ thăm quan du lịch của cán bộ, công nhân viên chức trong cả nước, hưỡng dẫn nghiệp vụ cho các cấp Công Đoàn, các cơ sở du lịch Công Đoàn, xây dựng các chương trình hợp tác với Tổng Cục Du Lịch Việt Nam. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 khi nền kinh tế của nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cơ sở kinh tế chuyển sang chế độ hạch toán trong đó có cả các nhà nghỉ, trạm du lịch, đơn vị kinh tế Công Đoàn do Công Đoàn quản lý. Trước những thay đổi cơ bản của cơ chế quản lý Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã đệ trình lên Hội Đồng Bộ trưởng nay là Chính Phủ về việc xin phép thành lập Công Ty Du Lịch trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, ngày 07 tháng 11 năm 1988 Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Thủ Tướng Chính Phủ đã ra thông báo số 2830/Công Ty Du Lịch cho phép Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam được thành lập Công Ty Du Lịch thực thuộc tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, đúng một năm sau, ngày 07 tháng 11 năm 1989 Ban thư ký Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ra quyết định số 508 QD/TLD thành lập Công Ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam trực thuộc Ban thư ký Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam có trụ sở đóng tại 65 Quán Sứ Hà Nội. Từ ngày 07 tháng 11năm 1989 ngành Du lịch Việt Nam đã có thêm một thành viên mới, Công Ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam đã trở thành một doanh nghiệp đoàn thể đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh Du lịch. Ngày 12/7/2001, khách sạn đã chính thức đi vào hoạt động & đem lại hiệu quả kinh doanh rất cao. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam có 124 phòng & có 8 tầng, là loại khách sạn 3 sao. Hiện nay khách sạn đang tiếp tục chỉnh lí, sửa đổi giá trị một số hạng mục để phù hợp với tình hình thực tế & đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có thể nói việc công ty có trụ sở mới tại 1b Yết Kiêu & khách sạn tại khu 14 Trần Bình Trọng là một mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của công ty du lịch Công Đoàn. Tên tiếng Việt: khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM trade Union Hotel. Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng. Điện thoại: 04.9421776. 1.2. Điều kiện về tổ chức của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 1.2.1. Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Mô hình 1: Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. (Nguồn dữ liệu KSCĐViệt Nam) Giám đốc khách sạn Phó giám đốc KS Phòng dịch Vụ ăn uống Phòng phục vụ khách nghỉ Phòng hành chính Phòng kế toán Tổ Bếp Tổ Bar Tổ Buồng Tổ Kỹ Thuật Tổ Làm Sạch Tổ Tiếp Phẩm Quầy Lưu Niệm Tổ Bàn Tổ Dịch Vụ thể Thao Công tác thu hút khách Kế Toán kho Kế Toán Động Sản Tổ Thu Ngân Bộ phận thị trường Bộ phận lễ tân Bộ phận giặt là Bộ phận bảo vệ Phòng tổ chức lao động và tiền lương - Nhận xét và đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Qua sơ đồ trên ta thấy, mối quan hệ quản lý của khách sạn là mối quan hệ trực tuyến và mang tính chất tập trung. Giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động của khách sạn, tất cả các hoạt động của khách sạn đều được các bộ phận chức năng báo lên giám đốc, qua đó giám đốc lắm tình hình, có kế hoạch điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời và các bộ phận chức năng này chịu sự chỉ đạo trực tuyến từ giám đốc. Mối quan hệ quản lý này có ưu điểm là gọn nhẹ về tổ chức, thông tin được đảm bảo thông suốt, đường đi của thông tin là ngắn do đó sai lệch thông tin là không lớn, phù hợp với chế độ một thủ trưởng lãnh đạo. Nếu chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được xác định rõ ràng thì trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, cơ cấu này đảm bảo tập chung các nguồn lực để giải quyết các vấn đề trọng tâm. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là việc áp cơ cấu quản lý này dễ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và nó đòi hỏi giám đốc phải là người am hiểu về mọi mặt trong đời sống, xã hội. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. + Giám đốc: Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm, thưc hiện công tác đối nội và đối ngoại hoạt động kinh doanh của khách sạn: lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra trong quá trình hoạt động kinh doanh. +Phó giám đốc: Giúp giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đảm bảo an toàn. Theo dõi mua sắm thay đổi trang thiết bị, tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế của khách sạn.Phó giám đốc giúp giám đốc và chịu trách động về công tác hợp tác đầu tư liên doanh liên kết, tiêu chuẩn định mức sản phẩm. + Phòng hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính cho khách sạn. Mua sắm trang Thiết bị quản lý các giấy tờ của khách sạn và một số các công việc hành chính khác. +Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính của khách sạn là công cụ thông tin phục vụ cho quá trình quản lý trong khách sạn. Theo dõi cập nhật hàng hoá xuất nhập trong khách sạn. Theo dõi thực hiện phần thu chi của khách sạn. Phản ánh báo cáo với giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn khách sạn qua các biểu mẫu báo cáo. Cung cấp các số liệu phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh doanh, so sánh giữa chu kì kinh doanh để đề ra phương án kinh doanh tốt nhất để phù hợp với tình hình cụ thể + Phòng tổ chức lao động tiền lương: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý nhân sự, làm công tác lao động tiền lương, quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ, đánh giá khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân viên. Thực hiện chế độ chính sách tuyển dụng lao động theo yêu cầu các phòng ban, các bộ phận trong khách sạn. + Bộ phận thị trường: Tham mưu cho giám đốc về thị trường du lịch, chính sách khuyến khích kinh doanh và các biện pháp thu hút khách, tổ chức các tour, ký kết các hợp đồng, đưa đón, hướng dẫn khách tham quan ở tuyến điểm du lịch. Thực hiện việc tìm hiểu thị trường tuyên truyền quảng bá và giới thiệu sản phẩm của khách sạn trong và ngoài nước nhằm thu hút khách tối đa hoá lợi nhuận. + Bộ phận bảo vệ Có nhiệm vụ bảo đảm an toàn về thân thể và tào sản cho khách trong khách sạn. + Bộ phận giặt là Có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu về giặt là cho khách và chuyển chuyển hoá đơn cho bộ phận buồng. + Phòng dịch vụ ăn uống: Đảm nhận tất cả các công việc từ ăn uống đến phục vụ khách ăn uống hàng ngày và các bữa tiệc lớn, nhỏ. Thực hiện các chức năng tiêu thụ và bán hàng: đưa ra thực đơn, giới thiệu các món ăn, thuyết phục khách sử dụng. Nghiên cứu nhu cầu ăn uống của khách, tổ chức chế biến, phục vụ các loại thực đơn phù hợp với các loại khách. Quảng cáo khuếch trương các dịch vụ ăn uống của khách sạn. Đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Thoả mãn mọi nhu cầu của khách về ăn uống. + Phòng phục vụ khách ngủ: Là bộ phận tạo ra doanh thu chính cho khách sạn. Chăm lo sự nghỉ ngơi cho khách trong thời gian lưu trú ở khách sạn, đảm bảo an toàn cho khách. Phối hợp với bộ phận lễ tân theo dõi và quản lý cho thuê phòng nghỉ khách sạn( số phòng có khách, số phòng khách đã đi vắng…). Bảo quản các trang thiết bị nội thất và làm vệ sinh hàng ngày Nhận chuyển các nhu cầu của khách như giặt là, massage và các dịch vụ bổ sung khác Thông báo cho bộ phận lễ tân lập hoá đơn các khoản tiêu dùng của khách thuộc phạm vi quản lý ( các khoản mà bộ phận buồng nhận thu hoá đơn ) Tiếp nhận các vật tư từ bộ phận hành chính nhân sự, các vật tư phục vụ cho làm vệ sinh buồng. + Bộ phận lễ tân Có chức năng đại diện cho khách sạn trong mở rộng các mối quan hệ, tiếp xúc với khách. Có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách, làm cầu nối liên hệ giữa khách với các bộ phận khác trong khách sạn, trong định hướng tiêu dùng của khách và giới thiệu các dịch vụ của khách sạn với khách. Bộ phận lễ tân đóng vai trò là trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các bộ phận trong khách sạn. Tham mưu cho giám đốc, cung cấp thông tin về khách. Bán dịch vụ phòng nghỉ và các dịch vụ khác cho khách. Tham gia vào các hoạt động kinh doanh phòng ngủ của khách sạn như: đón tiếp khách, bố trí phòng, giữ đồ cho khách, thanh toán … Giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của khách. Tình hình nhân lực của khách sạn Công Đoàn Việt Nam Đến năm 2002 khách sạn Công Đoàn Việt Nam có tổng số 164 lao động trong đó: có 73 nam và 81 nữ Biên chế khung: 2 người chiếm 1,2% Hợp đồng dài hạn ( từ 2 đến 3 năm ): 145 người chiếm 88,4% Thử việc: 9 người chiếm 5,5% Hợp đồng ngắn hạn: 8 người chiếm 4,9% Đơn vị: Người Tên các bộ phận Số lượng Nam Nữ Ban giám đốc 2 2 0 Phòng hành chính 8 4 4 Phòng kế toán lao động tiền lương 12 3 9 Phòng thị trường 4 1 3 Tổ lễ tân 15 6 9 Tổ buồng 27 5 22 Tổ bàn 28 8 20 Tổ bếp 18 9 9 Tổ kĩ thuật 8 8 0 Tổ làm sạch 17 7 10 Tổ bảo vệ 14 14 0 Tổ giặt là 11 4 7 Tổng 164 73 81 (Nguồn số liệu phòng TCLĐTL khách sạn CĐVN) Bảng 1: cơ cấu lao động của khách sạn Công Đoàn Việt Nam Tuổi bình quân của lãnh đạo : 32,5 tuổi Tỷ lệ giữa lãnh đạo và nhân viên là 12% ( 20 người ) Tuổi bình quân của nhân viên: 26,5 tuổi Trình độ: Đại học, cao đẳng: 55% Trung cấp: 30% Lao động phổ thông: 15% Có 60% lao động được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo Khách sạn Công Đoàn Việt Nam có đội ngũ lao động trẻ, có trình độ nghiệp vụ ,nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên còn một hạn chế rất lớn là số người biết sử dụng tiếng Trung và tiếng Pháp rất ít ( lễ tân chỉ có 2 người biết sử dụng tiếng Trung còn hầu như không nhân viên nào có thể sử dụng tiếng Pháp). Đây là hạn chế rất lớn của khách sạn khi khai thác thị trường khách quốc tế . Để khắc phục tình trạng này khách sạn cần tổ chức các lớp ngoại ngữ mang tính bắt buộc và có kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ như một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Khách sạn cũng cần tuyển thêm người có khả năng sử dụng tiếng Trung và tiếng Pháp nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của khách sạn Công Đoàn Việt Nam 1.3.1 Trong kinh doanh lưu trú. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam được thiết kế 8 tầng với 130 phòng nghỉ sang trọng với nhiều cấp hạng và đầy đủ tiện nghi, có trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn của khách sạn ba sao, tiền sảnh rộng 250 m2, quầy lễ tân rộng 25 m2 có trang bị camera kiểm soát. Trong 130 phòng có 10 phòng ở tầng 2 cho thuê làm văn phòng, 120 phòng kinh doanh lưu trú với nhiều chủng loại. trang bị chính trong một phòng gồm: Số thứ tự Tên thiết bị Số lượng 1 Tủ lạnh 1 2 Tủ tường 1 3 Điều hoà 1 4 Ti vi 1 5 Điện thoại 1 6 Két an toàn 1 7 Bộ ấm chén 1 8 Bộ cốc sứ 2 9 Phích điện 1 10 Dép tông 2 11 Giỏ đựng đồ giặt là 1 12 Biển dọn phòng 1 13 Cốc đánh răng 1 14 Đĩa thuỷ tinh 1 15 Hộp xà phòng 1 16 Khăn mặt 2 17 Khăn tắm 2 18 Khăn tay 2 19 Hộp sơn mài 1 20 Cặp da 1 21 Hộp chè 1 22 Thảm chân 1 (Nguồn dữ liệu tổ buồngKSCĐVN) Bảng 3: Thống kê các trang thiết bị nội thất trang bị cho 1 phòng hai giường của khách sạn Công Đoàn Việt Nam Các vật dụng như dép tông, các loại khăn, cốc sứ sẽ phụ thuộc số giường còn các thiết bị khác không thay đổi. Hiện tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam có 10 phòng cho các doanh nghiệp thuê dài hạn để đặt văn phòng. + 12 phòng đơn loại tiêu chuẩn cao + !0 phòng đôi loại tiêu chuẩn + 20 phòng đôi loại tiêu chuẩn cao + 76 phòng ba loại tiêu chuẩn + 6 phòng căn hộ - Bộ phận lễ tân: Trang thiết bị gồm 3 máy nối mạng, máy fax, máy điều hoà nhiệt độ, máy đếm tiền, bản đồ thành phố, telex gọi trực tiếp ra nước ngoài, két sắt, máy phô tô, ti vi có truyền hình cáp bắt trên 16 kênh truyền hình của cả trong và ngoài nước, nền trải thảm. Bên canh đó càn có phòng khách, quầy lưu niệm, quán bar, bể cá cảnh, cây cảnh, và các đồ vật cần thiết khác... 1.3.2. Trong kinh doanh ăn uống Kinh doanh ăn uống là bộ phận quan trọng trong kinh doanh khách sạn, đóng góp phần doanh thu rất lớn trong tổng doanh thu khách sạn. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống còn rất mới, đồng bộ và tương đối đầy đủ. Khách sạn có hai nhà hàng lớn : Nhà A có 390 chỗ ngồi, nhà hàng B có 168 chỗ ngồi chủ yếu phục vụ khách nghỉ ở khách sạn, nhận phục vụ tiệc và đám cưới. Bộ phận bếp: Gồm nhiều vật dụng phục vụ cho nấu ăn như: 6 bếp ga to, 8 bép ga nhỏ, lò nướng bằng sóng, lò rán, lò hấp hơi, tủ lạnh loại to, máy hút gió, máy thái, máy xay... và các vật dụng cần thiết khác. Bộ phận bar: Khách sạn có quầy bar với đa dạng các chủng loại thức ăn, đồ uống. Có các vật dung trang trí đẹp sang trong giúp cho khách thư giãn... 1.3.3. trong kinh doanh dịch vụ bổ sung Các cơ sở của bộ phận cung cấp các dịch vụ bổ xung: như sân tennis, bể bơi, bàn bóng bàn, cửa hàng kiốt tạp phẩm, quầy lưu niệm, phòng mát xa, tắm hơi, phòng karaoke, vũ trường... tất cả đều được trang bị các đồ dụng hiện đại, có độ thẩm mỹ cao. đánh giá chung về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Nhìn chung do mới đi vào hoạt động ( từ tháng 7 năm 2001 ) nên các cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của khách sạn còn mới, đồng bộ và hiện đại. Tuy nhiên khách sạn có hạn chế rất lớn là diện tích mặt bằng nhỏ ( 5000 m2 ) nên không thể tạo được một khuôn viên đẹp và khó khăn trong quy hoạch chỗ để xe cho khách và mở rộng các loại hình kinh doanh. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn Việt Nam trong thời gian hoạt động. STT Giai đoạn Chỉ tiêu 6 th cuối năm 2001 6 th đầu năm 2002 6 th cuối năm 2002 1 Tổng doanh thu (1000đ) Tốc độ tăng trưởng (%) 6.761.000. 8.820.000 30,45 11.380.000 29,02 2 Doanh thu lưu trú đ (1000đ) 2.913.000 3.792.600 4.893.400 3 Doanh thu ăn uống (1000đ) 2.970.000 3.880.800 5.007.200 4 Doanh thu Dvụ bổ sung (1000đ) 868.000 1.146.600 1.479.400 5 Thuế VAT nộp (1000đ) 614.636 801.818 1.034.545 6 Doanh thu sau thuế (1000đ) 6.146.346 8.018.182 10.345.455 7 Tổng chi phí (1000đ) 6.082.302 7.853.685 10.031.978 8 Lợi nhuận trước thuế (1000đ) 64.062 164.424 303.477 9 Thuế TNDN (1000đ) 20.500 52.615 100.313 10 Lợi nhuận sau thuế (1000đ) Tốc độ tăng trưởng (%) 43.562 111.808 166,5 213.146 90,64 11 Công suất sử dụng phòng (%) 70% 72% 85% (Nguồn dữ liệu phòng kế toán KSCĐ Việt Nam) Bảng 4: thống kê tài chính của khách sạn Công Đoàn Việt Nam Nhận xét chung: Qua bảng tổng kết trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn Việt Nam qua những năm gần đây có những bước phát triển nhanh cụ thể là 6 tháng cuối năm 2001 tổng tổng doanh thu đạt 6.761.000.000 đ sang 6 tháng đầu năm 2002 con số này là 8.820.000.000 đ, đạt tốc độ tăng trưởng là 30,45%, sang 6 tháng cuối năm 2002 đạt tổng doanh thu là 11.380.000.000 đ và đạt tốc độ tăng trưởng là 29,02%. Điều này cho ta thấy tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu qua các giai đoạn của khách sạn là rất cao và khá ổn định trung là 30%. Ta thấy tuy khách sạn mới đi vào hoạt động chưa được 2 năm mà đã đạt kết quả cao như vậy là một dấu hiệu rất đáng mừng. Để biết khách sạn hoạt động có hiệu quả hay không ta phải phân tích phần lợi nhuận mà khách sạn đạt được. Ta thấy 6 tháng cuối năm 2001 lợi nhuận khách sạn đạt được là 43.562.200, sang 6 tháng đầu năm 2002 con số này là 111.808.320 đạt mức tăng trưởng 156,6% và 6 tháng cuối năm 2002 khách sạn thu được mức lợi nhuận là 213.146.000 đ đạt tốc độ tăng trưởng 90,64%, ta thấy mức lợi nhuận khách sạn đạt được qua các giai đoạn luôn tăng và đạt tốc độ tăng trưởng cao trung bình > 100%. Điều này cho thấy ban lãnh đạo khách sạn đã áp dụng những chiến lược và chính chính sách hết sức hợp lý để có thể tăng doanh thu và giảm được chi phí đầu vào từ đó tăng lợi nhuận. Nhưng ta cũng thấy rằng do khách sạn mới đi vào hoạt động cho lên mức lợi nhuận ban đầu còn thấp cho lên sang các giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng mới tăng cao như vậy, khách sạn cần phải luôn cố gắng lỗ lực hơn nữa để duy trì và đạt kết quả cao hơn nữa trong những năm tới. Về tỷ trọng của các dịch vụ đóng góp vào tổng doanh thu của khách sạn ta đi phân tích bảng số liệu sau Giai đoạn Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 6 tháng cuối năm 2002 VND (%) VND (%) VND (%) Doanh thu lưu trú 2.913.000.000 43,2 3.792.600.000 42,5 4.893.400.000 43 Doanh thu ăn uống 2.970.000.000 44 3.880.800.000 44,5 5.007.200.000 43,5 Doanh thu bổ sung 868.000.000 12,8 1.146.600.000 13 1.479.400.000 13,5 Tổng 6.751.000.000 100 8.820.000.000 100 11.380.000.000 100 (Nguồn dữ liệu phòng kế toán KSCĐViệt Nam) Bảng 5: Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ của khách sạn Ta thấy doanh thu từ các bộ phận tăng nhanh qua các giai đoạn làm cho tổng doanh thu tăng nhanh như đã phân tích ở trên. tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ ăn uống và lưu trú chiếm tỷ trọng lớn trung bình qua các giai đoạn là hơn 40%, điều này cho thấy Mảng kinh doanh lưu trú và ăn uống trong khách sạn rất phát triển trong những năm qua công suất sử dụng phòng của khách sạn luôn cao và tăng dần qua các giai đoạn,6 tháng cuối năm 2001 là 70%, sang 6 tháng đầu năm 2002 là 75% và 6 tháng cuối năm 2002 là 85%. Và trong kinh doanh ăn uống thời gian qua khách sạn cũng đã phục vụ rất nhiều các đoàn khách lớn, phục vụ nhiều cuộc hội nghị, hội thảo và phục vụ cho nhiều đám cưới, tiệc, sinh nhật… Còn doanh thu từ các dịch vụ bổ sung trong khách sạn là rất thấp chỉ chiếm trung bình trên 10%, điều này nó cũng phán ánh đúng thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dịch vụ bổ sung trong khách sạn còn rất nghèo nàn, đây là điều mà ban lãnh đạo khách sạn cần phải quan tâm để trong thời gian tới dịch vụ bổ sung có thể đóng góp một phần quan trọng trong tổng doanh thu của khách sạn. Thực trạng về thị trường khách và khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Đặc điểm thị trường khách của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Khách sạn Công Đoàn Việt Nam mới đi vào hoạt động từ 07/2001 đến nay nên số lượng khách đến khách sạn là chưa lớn. Nhưng nhờ vào sự cố gắng lỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn nhân viên trong khách sạn, khách sạn đã dần đi vào hoạt động có hiệu quả và đã có sự chuyển biến rõ rệt qua hai năm 2001 và 2002. Để tiện cho việc phân tích các số liệu về khách sạn ta chia tình hình hoạt động của khách sạn qua ba giai đoạn: 6 tháng cuối năm 2001, 6 tháng đầu năm 2002 và 6 tháng cuối năm 2002. Giai đoạn Đối tượng 6 tháng cuối năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 6 tháng cuối năm 2002 Lượt Khách(LN) Tỷ Trọng (%) Lượt Khách(LN) TỷTrọng (%) Lượt Khách(LN) Tỷ Trọng (%) Khách DL quốc tế 5.228 28 4.960 21 9.764 36 Khách DL nội địa 13.361 72 13.689 79 16.376 64 Tổng số 18.559 100 18.649 100 26.500 100 (Nguồn dữ liệu phòng lễ tân KSCĐViệt Nam) Bảng 6: Số lượng khách đến khách sạn từ 7/2001-12/2002 Theo bảng tổng kết trên ta thấy số lượng khách nội địa đến khách sạn chiếm tỷ trọng lớn, song sang năm 2002 tỷ trọng khách quốc tế đến khách sạn đã có sự gia tăng đáng kể. Nếu 6 tháng cuối năm 2001 số lượt khách quốc tế đến khách sạn là 5.288 lượt khách chiếm 28% tổng lượt khách đến khách sạn thì sang 6 tháng đầu năm 2002 con số này là 4.960 lượt khách chiếm 21% tổng số lượt khách đến khách sạn, tỷ lệ này đã giảm 7% so với 6 tháng cuối năm 2001, điều này không có nghĩa là số lượng khách quốc tế đến khách sạn sang năm 2002 đã giảm. Bởi vì, khách quốc tế thường thích sang thăm Việt Nam vào dịp cuối năm. Để làm rõ điều này ta thấy số lượt khách quốc tế đến khách sạn 6 tháng cuối năm 2002 là 9.764 lượt khách chiếm 36% tổng số lượt khách đến khách sạn, ta thấy tỷ lệ này đã tăng 15% so với 6 tháng đầu năm 2002 và tăng 8% so với 6 thang cuối năm 2001, con số này là điều khích lệ rất lớn đối với toàn khách sạn. Điều này chứng tỏ sang năm 2002 khách sạn đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý và đang đi đúng hướng, tỷ trọng khách quốc tế đã tăng lên rất đáng kể đây chính là mục tiêu của khách sạn. Khách sạn cần phải cố gắng duy trì và áp dụng các chiến lược, chính sách linh hoạt hợp lý hơn nữa để tỷ lệ khách quốc tế đến khách sạn ngày càng tăng qua các năm tới, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc.Vì lượng khách Trung Quốc đến khách sạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các giai đoạn. Để làm rõ điều này ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu sau. Giai đoạn Đối tượng 6 tháng cuối năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 6 tháng cuối năm 2002 Lượt Khách (LN) Tỷ Trọng (%) Lượt Khách (LN) Tỷ Trọng (%) Lượt Khách (LN) Tỷ trọng (%) Khách Trung Quốc 3.383 65 3.336 68 6.500 67 Khách quốc tế khác 1.845 35 1.624 32 3.264 33 Tổng số 5.228 100 4.960 100 9.764 100 (Nguồn dữ liệu phòng lễ tân KSCĐViệt Nam) Bảng 7: Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch đến khách sạn từ 7/2001-12/2002. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng khách Trung Quốc so với tổng số khách quốc tế đến khách sạn qua các giai đoạn là luôn cao, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2001 là 65%, 6 tháng đầu năm 2002 là 68% và 6 tháng cuối năm 2002 là 67%. Qua đây ta thấy số lượng khách Trung Quốc đến khách sạn là rất lớn, là nguồn khách mang lại phần doanh thu quan trọng cho khách sạn, khách sạn cần phải có các biện pháp tích cực hơn nữa để tăng cường thu hút nguồn khách tiềm năng này.Còn số lượng khách quốc tế khác như: Pháp, Anh,Nhật... Đến khách sạn qua các giai đoạn có tăng lên, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2001 là 1.845.lượt khách đến 6 tháng cuối năm 2002 đã là 3.264 lượt khách nhưng tỷ trọng của các loại khách này so với số khách quốc tế đến khách sạn là còn thấp tổng cộng trung bình mới đạt hơn 30%. Trong những năm tới khách sạn cần phải có các biện pháp tích cực hơn để có thể thu hút được số lượng lớn khách này. Vì đây là loại khách có khả năng thanh toán cao, sẵn sàng chi trả cao cho các dịch vụ của khách sạn. số ngày lưu trú bình quân của khách tại khách sạn. Số ngày lưu trú bình quân = Tổng số ngày khách Tổng số lượt khách Giai đoạn Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 6 tháng cuối năm 2002 Nội Địa Quốc Tế Nội Địa Quốc Tế Nội Địa Quốc Tế Tổng số ngày khách (NK) 26.722 7.058 28.473 6.944 50.208 14.646 Tổng Số lượt khách (LK) 13.361 5.228 13.689 4960 16.736 9.764 Số ngày LTBQ (Ngày) 2 1,35 2,08 1,4 3 1,5 (Nguồn dữ liệu phòng lễ tân KSCĐViệt Nam) Bảng8: Diễn biến thời gian lưu trú bình quân của khách tại khách sạn Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc17081.DOC