MỤC LỤC
Trang
Mở đầu . 1
Chương 1. Tổng quan vềcổphần hóa . 3
1.1. Lý luận vềcông ty cổphần. . 3
1.1.1. Công ty cổphần. . 3
1.1.1.1. Khái niệm . 3
1.1.1.2. Các nguồn tài trợcho công ty cổphần trên TTCK. 3
1.1.2. Cổphần. . 7
1.1.3. Cổ đông. . 7
1.1.4. Cổphiếu. . 7
1.1.5. Cổtức. . 7
1.2. Lý luận vềcổphần hóa. . 7
1.2.1. Khái niệm cổphần hóa . 7
1.2.2. Phân loại. . 8
1.2.3. Đặc trưng cổphần hóa ởViệt Nam. . 9
1.2.4. Lợi ích của cổphần hóa đối với sựphát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. . 10
1.2.4.1. Lợi ích của cổphần hóa đem lại cho xã hội. . 10
1.2.4.2. Lợi ích của cổphần hóa đem lại cho doanh nghiệp. . 12
1.2.4.3. Lợi ích của cổphần hóa đối với người lao động. . 13
1.3. Kinh nghiệm cổphần hóa ởmột sốquốc gia trên thếgiới. . 14
1.3.1. Hungary . 16
1.3.2. Nga . 17
1.3.3. Trung Quốc . 17
Kết luận chương 1. . 22
Chương 2. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và vấn đềcổphần hóa
các doanh nghiệp nhà nước tại thành phốNha Trang. . 23
2.1. Tình hình cổphần hóa ởnước ta trong thời gian qua. . 23
2.1.1. Bối cảnh làm xuất hiện nhu cầu cổphần hóa ởViệt Nam. . 23
2.1.2. Tình hình cổphần hóa ởnước ta trong thời gian qua. . 24
2.2. Thực trạng vềcông ty cổphần và cổphần hóa ởthành phốNha Trang. 27
2.2.1. Sơlược tình hình cổphần hóa ởtp. Nha Trang. . 27
2.2.2. Thực trạng cổphần hóa ởtp. Nha Trang. . 29
2.2.2.1. Đối với các doanh nghiệp đã cổphần hóa. . 29
2.2.2.1.1. Trước cổphần hóa. . 29
a. Những kết quả đạt được. . 29
b. Những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đã gặp phải . 33
2.2.2.1.2. Sau cổphần hóa. . 34
a. Những kết quả đạt được. . 34
b. Những mặt còn hạn chế. 40
c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ởcác doanh nghiệp. 41
2.2.2.2. Những vướng mắc đối với các doanh nghiệp đang trong tiến
trình thực hiện cổphần hóa. . 44
Kết luận chương 2. . 47
Chương 3. Một sốgiải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quảcổphần hóa
các doanh nghiệp nhà nước tại thành phốNha Trang. . 49
3.1. Chủtrương cổphần hóa các doanh nghiệp nhà nước ởthành phốNha Trang. . 49
3.2. Các căn cứ đềxuất giải pháp. . 49
3.3. Đềxuất một sốgiải pháp. . 49
3.3.1. Nhóm giải pháp vi mô. . 49
3.3.1.1. Vềviệc xác định giá trịdoanh nghiệp cổphần hóa. . 50
3.3.1.2. Công khai hóa thông tin tài chính doanh nghiệp. . 53
3.3.1.3. Tiếp tục bổsung và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các
công ty sau cổphần hóa. . 54
3.3.1.4. Phát triển trình độ đội ngũlao động, tạo động lực cho tập thể
và cá nhân người lao động. . 57
3.3.1.5. Đổi mới công tác quản trịvà tổchức sản xuất. . 59
3.3.1.6. Đối mới kỹthuật- công nghệ. . 60
3.3.1.7. Tăng cường mởrộng quan hệcầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội. . 61
3.3.2. Nhóm giải pháp vĩmô. . 62
3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
chủtrương, đường lối của Đảng và Nhà nước vềCPH . 62
3.3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơchế, chính sách vềCPH DNNN. 64
3.3.2.3. Cần đơn giản hóa thủtục, cải cách hành chính trong tiến trình cổphần hóa. . 67
3.3.2.4. Nâng cao hiệu quảhoạt động của cơquan chuyên trách vềcổphần hóa. . 67
3.3.2.5. Tạo “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp . 69
3.3.2.6. Đẩy mạnh việc bán cổphần, niêm yết và phát triển TTCK . 70
Kết luận chương 3. . 71
Kết luận. . 73
Tài liệu tham khảo . 75
Phụlục . 77
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 DNNN được CPH từ năm 2004 trở về trước, chúng tôi nhóm các
doanh nghiệp theo ngành và theo năm CPH để tính toán các chỉ tiêu của năm 2005
so với năm DNNN hoàn thành CPH.
Bảng 2.4 và 2.5 cho thấy thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các
DNNN trước khi tiến hành CPH. Có thể nhận xét rằng các DNNN được chọn CPH
hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi, đều là những DNNN
hoạt động khá tốt trong tỉnh. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
chưa cao, thể hiện ở các tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu bình quân, lợi nhuận
sau thuế/vốn CSH bình quân, thu nhập bình quân người lao động, vốn chủ sở hữu
bình quân và các khoản nộp NSNN còn thấp.
Các doanh nghiệp chưa đảm bảo được nhu cầu vật chất cho người lao động,
thu nhập bình quân người lao động quá thấp, không quá 300.000 đồng/tháng. Vốn
chủ sở hữu bình quân của các DNNN trong các ngành nghề khá thấp, cao nhất là
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với 10.668 triệu đồng và thấp
nhất là lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin chỉ có 1.867 triệu đồng. Trong các
ngành nghề hoạt động kinh doanh, thì các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông,
lâm, thủy sản hoạt động có hiệu quả nhất còn lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin
hoạt động dường như ít hiệu quả hơn, các chỉ số hầu như đều thấp hơn các chỉ số
bình quân của những doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.
b. Những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đã gặp phải.
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên thì quá trình CPH
các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều vướng mắc:
Trước hết là nhận thức về cổ phần hóa DNNN còn chưa đầy đủ và thống
nhất. Đặc biệt, những doanh nghiệp lâu nay làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh
tranh kém, cung cách quản lý không xoay kịp theo nền kinh tế thị trường, chủ yếu
vẫn dựa vào cơ chế bao cấp, cơ chế “xin - cho” không nhận thấy được là đã đến lúc
68
thị trường khó chấp nhận những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu như vậy, nếu không
chuyển đổi nhanh, rất có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp đổ vỡ hàng loạt, nếu tồn tại
được thì cũng sẽ hết sức vất vả. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 16
doanh nghiệp cổ phần hóa để tìm hiểu những lý do chính các DNNN này tiến hành
CPH, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Lý do chính dẫn đến CPH công ty:
Lý do Số công ty Tỷ lệ %
1. Do đề nghị bắt buộc từ các cơ quan quản lý
Nhà nước
12 75
2. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 6 37,5
3. Để huy động thêm vốn với chi phí thấp 0 0
4. Do được ưu đãi về thuế 0 0
Nguồn: kết quả điều tra
Bên cạnh đó, trước khi CPH đa số doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh
doanh thấp và tốc độ phát triển chưa cao. Hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm
đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và sở hữu công nghiệp. Mặt hàng xuất
khẩu của doanh nghiệp chưa phong phú, đa dạng cũng như chưa được quan tâm thật
sự về chất lượng do vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tâm lí đây là DNNN, được sự hỗ trợ
của nhà nước vì vậy lãi lỗ không quan trọng. Thêm vào đó, việc đầu tư đổi mới
công nghệ còn chậm, trình độ công nghệ của đại bộ phận DNNN còn lạc hậu so với
thế giới. Hậu quả là sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao, chất lượng thấp, khả
năng cạnh tranh kém trên thị trường.
Hơn nữa, trình độ quản lý doanh nghiệp phần lớn còn yếu kém, chưa đạt yêu
cầu mà cơ chế thị trường đòi hỏi. Nhiều cán bộ quản lý chậm được đào tạo, đào tạo
lại và không thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, điều
hành sản xuất kinh doanh, nên không thích ứng kịp với môi trường sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường. Việc bảo toàn và phát triển vốn ở một số DNNN
thực hiện chưa tốt, tình hình ăn dần vào vốn, mất vốn vẫn còn. Không ít DNNN
chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ tại doanh nghiệp, nhất là công khai tài chính.
Công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót. Định hướng hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp chưa vững chắc.
69
Về việc quản lý nhà nước vẫn còn nhiều vướng mắc như có quá nhiều văn
bản pháp quy chồng chéo, thiếu tính khả thi, trói buộc quyền tự chủ kinh doanh của
doanh nghiệp, không phù hợp với cơ chế thị trường nhưng chậm được sửa đổi...
Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với DNNN còn chưa bình đẳng thể hiện là
khi doanh nghiệp vi phạm thì bị xử lý, còn cơ quan quản lý nhà nước không chịu
trách nhiệm gì về những quyết định sai trái gây tổn thất cho doanh nghiệp. Nhưng
vướng mắc chủ yếu vẫn là chưa phân định rõ được quyền quản lý của Nhà nước với
DNNN; quyền của cơ quan nhà nước với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp tại doanh
nghiệp; quyền sử dụng vốn và quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn
nữa, cải cách hành chính còn tiến hành chậm, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của
DNNN và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Vẫn còn
nhiều thủ tục gây khó khăn, phiền hà, tốn kém tiền bạc, thời gian và mất cơ hội kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng như chưa phát huy đầy đủ quyền tự chủ, tính
năng động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Không chỉ vậy, nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng chưa được sửa
đổi, bổ sung kịp thời như:
+Về đầu tư: Nhà nước vừa buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào quyền tự
chủ đầu tư của doanh nghiệp và người quyết định đầu tư không chịu trách nhiệm
khi phương án đầu tư không có hiệu quả. Vì vậy, việc phân cấp, giao quyền quyết
định đầu tư cho doanh nghiệp chưa phù hợp, rõ ràng, không gắn với trách nhiệm và
chưa có cơ chế kiểm soát để đầu tư có hiệu quả.
+Về tổ chức, cán bộ quản lý: Trong các tổng công ty Nhà nước, cơ chế quyết
định nhân sự chưa phát huy được trách nhiệm và hiệu lực điều hành quản lý của Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc. Đối với các DNNN, việc bổ nhiệm nhân sự chủ
yếu do cấp trên quyết định nên không phát huy được đầy đủ dân chủ và trách nhiệm
của doanh nghiệp, cũng như năng lực cán bộ.
+Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới DNNN còn có
những vướng mắc, nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời, gây nhiều lúng túng,
chậm trễ trong tổ chức thực hiện. Chẳng hạn trong việc xác định giá trị doanh
70
nghiệp, vấn đề đấu giá cổ phần chậm được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể,
nên mỗi địa phương chỉ đạo thực hiện khác nhau, thiếu sự thống nhất trong cả nước.
Hay vẫn có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp CPH, thể hiện ở chính
sách cho vay, cho thuê đất đai, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý cho chính
những doanh nghiệp đã cổ phần hóa cũng như các DNNN sẽ thực hiện sắp xếp, cổ
phần hóa.
Các doanh nghiệp cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định giá trị
doanh nghiệp. Khi chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức đa sở
hữu (cổ phần hóa), việc xác định giá trị những tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ)
của doanh nghiệp hết sức khó khăn. Cho đến nay, hầu hết các DNNN đã CPH đều
không xác định được hoặc không đưa các đối tượng sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng
hóa, kiểu dáng công nghiệp...) vào việc định giá giá trị doanh nghiệp để CPH.
Việc giải quyết một lượng lớn lao động thiếu việc làm và lao động dôi dư
cũng là một trong những khó khăn lớn, ảnh hưởng đến quá trình đổi mới và phát
triển doanh nghiệp nhà nước.
2.2.2.1.2. Sau cổ phần hóa.
a. Những kết quả đạt được.
Sau khi CPH các doanh nghiệp đã thực hiện được các mục tiêu CPH như:
Từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu Nhà nước, cổ phần hóa đã tạo ra loại hình
doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh
nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp, trong đó người lao động trong doanh nghiệp
trở thành người chủ thực sự phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần. Và theo
bình quân kết quả cổ phần hóa trên địa bàn thành phố thì tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ
của Nhà nước là 30,19% (tương ứng 56678 triệu đồng); của người lao động trong
doanh nghiệp là 50,42% (tương ứng 94.643 triệu đồng) và của cổ đông ngoài doanh
nghiệp là 19,39% (tương ứng 36.389 triệu đồng).
71
19.39%
50.42%
30.19%
Nhà nước
Cán bộ CNV trong công ty
Các nhà đầu tư bên ngoài
Nguồn: Ban đổi mới DNNN tỉnh Khánh Hòa
Hình 2.2: Cơ cấu sở hữu của DNNN sau cổ phần hóa
Bên cạnh đó, cổ phần hóa đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất
trong cơ cấu lại DNNN, giúp DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào
những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, và cũng là một giải pháp huy động
thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài việc đánh giá
lại khách quan hơn vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, giúp nguồn vốn này tiếp cận
hơn với phương thức thị trường, quá trình CPH DNNN còn huy động được vốn của
các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội vào doanh nghiệp để kinh doanh đầu tư phát triển
sản xuất. Từ đó, phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH không những không
bị giảm đi mà còn được bảo toàn và phát triển nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp CPH ngày càng tăng.
DNNN sau khi cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động theo luật doanh
nghiệp, tạo động lực mới trong sản xuất kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát
có hiệu quả hơn của cổ đông và người lao động đối với doanh nghiệp; tiết kiệm
được chi phí quản lý; năng suất lao động tăng; hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng
cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh; thu nhập của người lao động được bảo đảm
và có xu hướng ngày càng tăng; lợi ích của doanh nghiệp, của nhà nước được bảo
đảm. Một số doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị; đổi mới công nghệ; mở
rộng ngành nghề; tăng cường liên doanh liên kết, nên năng lực, hiệu quả sản xuất
kinh doanh tăng đáng kể; tiêu biểu là các công ty cổ phần: Phụ liệu may Nha Trang,
Chế biến lâm thủy sản, Vật tư thiết bị giao thông, Thương mại vật liệu và khí đốt...
So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp về doanh thu thuần bình quân, vốn chủ
sở hữu bình quân, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân, lợi nhuận sau
72
thuế/doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động, tổng nộp ngân sách nhà
nước... (xem bảng 2.4, 2.5, 2.7, 2.8), chúng ta thấy rằng nhìn chung các chỉ tiêu này
đều tăng so với trước khi cổ phần hóa.
Nhìn vào bảng 2.4 và bảng 2.7 chúng ta có nhận xét là các doanh nghiệp đã
tiến hành cổ phần hóa sớm có sự biến chuyển rõ nét hơn. Chẳng hạn như so với
trước khi CPH, các doanh nghiệp CPH từ năm 1999 đã tăng tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế/vốn chủ sở hữu bình quân từ 6,99% lên đến 69,52%; còn các DNNN đã tiến
hành CPH từ năm 2002, tỷ lệ này tăng từ 7,64% lên tới 24,51%.
Trong số các DNNN đã CPH thì các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nông
lâm, thủy sản có tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân cao nhất
(65,05%), tiếp đến là lĩnh vực xây dựng, giao thông, vận tải (22,24%) và thương
mại, dịch vụ, du lịch (21,98%). Đây là những lĩnh vực có lợi thế của thành phố.
Ngoài ra, CPH còn tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng
cao vai trò làm chủ của doanh nghiệp, làm chủ thật sự của phần vốn góp của mình.
Họ có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp bằng việc dự Đại hội cổ đông để thông
qua điều lệ công ty bầu các thành viên hội đồng quản trị, và Ban kiểm soát, biểu
quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền
Đại hội cổ đông. Nhờ đó nâng cao được tính chủ động và ý thức kỷ luật, tinh thần
tự giác, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
CPH không những cắt giảm lượng lao động mà thậm chí còn tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động. Sau CPH, doanh nghiệp đã có sự xắp xếp lại lao động
cho phù hợp để có thể phát huy hết năng lực, thay thế những lao động thiếu trách
nhiệm, yếu kém chuyên môn bằng những lao động năng động, sáng tạo, làm việc có
hiệu quả. Vì vậy, trong vài năm đầu khi doanh nghiệp vừa mới CPH xong, việc bố
trí, sắp xếp lao động còn đang ở bước khởi đầu nên số lượng lao động bình quân có
thể giảm xuống, tăng lên hoặc gần như không đổi, như so với năm 2005 số lao động
trong các DNNN CPH năm 2001 (217 so với 209), năm 2002 (300 so với 295), năm
2004 (267 so với 262) giảm xuống, trong khi số lao động trong các DNNN CPH
73
năm 2003 (92 so với 104) lại tăng lên. Tuy nhiên, với sự xắp xếp lao động ngày
càng phù hợp như vậy thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng
được nâng lên, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình. Do đó,
nhu cầu lao động sẽ tăng lên, thậm chí nhiều hơn rất nhiều so với số lượng đã sa
thải trước đây. Điều này thể hiện rõ trong số lượng lao động bình quân của các
DNNN năm 1999 là 226 người, vậy mà sau khi CPH đến nay đã tăng gần gấp đôi là
405 người. Không chỉ tạo thêm việc làm cho người lao động mà từ việc nâng cao
hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, thu nhập của người lao động còn tăng lên
đáng kể. Doanh nghiệp càng CPH sớm thì đến nay thu nhập bình quân người lao
động càng cao, càng tăng từ 230-600 nghìn đồng. Vì vậy, đời sống của người lao
động được bảo đảm và nâng cao hơn. Đó cũng là một trong những lý do mà người
lao động rất đồng tình và ủng hộ việc DNNN sớm CPH.
Người được lợi không chỉ là người lao động và doanh nghiệp, mà việc
DNNN CPH hoạt động có hiệu quả còn là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách
nhà nước. Điểm nổi bật là đa số các doanh nghiệp CPH đều hoạt động hiệu quả
được thể hiện rõ trong phần nộp NSNN. Nếu như trước đây (năm 1999) số tiền nộp
NSNN bình quân các doanh nghiệp chỉ là 679 triệu đồng thì sau CPH đến nay số
tiền này đã tăng lên gần 4,44 lần tức 3041 triệu đồng, hay so với số tiền nộp NSNN
của các doanh nghiệp CPH trong những năm 2002, 2003 đến nay số tiền này đã
tăng gần 1,4-2 lần. Đó là những dấu hiệu đáng mừng trong kết quả đạt được thời
gian qua.
Thêm vào đó, tài chính của công ty cổ phần được minh bạch hơn, công khai
hơn, cùng với những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông, tạo điều
kiện cho việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và
khá triệt để.
b. Những mặt còn hạn chế:
-Số lượng doanh nghiệp CPH tuy có tăng đáng kể, nhất là trong những năm
gần đây, nhưng so với yêu cầu đổi mới còn hạn chế, tốc độ cổ phần hóa còn chậm,
74
thời gian thực hiện CPH còn quá dài. Trung bình việc CPH một doanh nghiệp kéo
dài khoảng 300 ngày.
-Việc đa dạng hóa sở hữu trong CPH còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp thuộc
dạng không cần giữ cổ phần chi phối nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ. Nhiều người
lao động trong doanh nghiệp chưa đủ khả năng mua cổ phần với số lượng lớn ngoài
số cổ phần ưu đãi; trong khi đó, không ít người lao động không những không mua
cổ phần, lại bán cổ phần ưu đãi ngay sau khi mua. Việc thu hút cổ đông ngoài
doanh nghiệp cũng chưa được nhiều (mới chỉ đạt 19,39% vốn điều lệ) và chưa rộng
rãi, đặc biệt là chưa có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài. Rất nhiều doanh
nghiệp thực hiện CPH khép kín, có tới 17 doanh nghiệp không bán cổ phần ra bên
ngoài (chiếm 50% số doanh nghiệp cổ phần).
-Vốn Nhà nước trong các DNNN cổ phần hóa còn quá nhỏ, và việc huy động
vốn trong quá trình CPH doanh nghiệp Nhà nước chưa được nhiều. Quy mô vốn
bình quân tại một doanh nghiệp đã CPH xấp xỉ 5 tỷ đồng. Mục tiêu huy động vốn
ngoài xã hội nhằm tăng quy mô vốn, tăng năng lực sản xuất kinh doanh thực hiện
còn rất hạn chế.
c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệp:
Việc chuyển đổi từ DNNN sang công ty cổ phần đã mang lại một môi trường
kinh doanh mới, nhưng từ đây cũng nảy sinh những khó khăn như: đất đai của
doanh nghiệp sau CPH; kiểm kê đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp cổ phần;
vướng mắc về chính sách tài chính, hoàn thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế nhập khẩu,
xuất khẩu... Trong đó, vấn đề được doanh nghiệp quan tâm chính là đất đai, tín
dụng và thủ tục hành chính... do sự thiếu rõ ràng về quyền sử dụng đất cũng như
chưa giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ đất đai có liên quan trước khi đăng
ký dưới hình thức công ty cổ phần.
Nhìn chung việc sắp xếp DNNN chủ yếu mới thu gọn đầu mối về mặt số
lượng. Cơ cấu và chất lượng các doanh nghiệp sau khi đổi mới, sắp xếp còn nhiều
tồn tại. Vốn ngân sách đầu tư cho các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chủ yếu là
doanh nghiệp tự đi vay để đầu tư nên hiệu quả chưa cao, năng lực sản xuất, khả
75
năng mở rộng thị trường và sức cạnh tranh của nhiều DNNN còn nhiều hạn chế.Bên
cạnh các doanh nghiệp sau khi CPH đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới,
thì vẫn còn một số các doanh nghiệp chưa thực sự thoát khỏi “bầu sữa mẹ”. Các
doanh nghiệp này vẫn chưa thật sự chuẩn bị hành trang cho một sự đổi mới về chất.
Vì vậy, trong thời gian đầu khi mới tiến hành CPH, một số doanh nghiệp hoạt động
vẫn chưa thực sự hiệu quả, tốc độ phát triển còn chậm. Một số doanh nghiệp sau khi
CPH vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu sản
phẩm, tạo uy tín cho thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, việc đầu tư
đổi mới công nghệ vẫn chậm, trang thiết bị công nghệ còn lạc hậu so với nhiều
nước trong khu vực. Ngoài một số doanh nghiệp như Dệt Tân Tiến, công ty nước
khoáng Khánh Hòa, công ty Vật liệu may Nha Trang có đầu tư máy móc thiết bị
tiên tiến, trình độ công nghệ tương đối hiện đại, còn đại bộ phận DNNN vẫn còn sử
dụng các thiết bị máy móc, công nghệ lạc hậu so với trong nước và thế giới. Vì vậy,
sản phẩm có giá thành cao, chất lượng thấp, mẫu mã, bao bì kém đa dạng, khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài không cao. Việc tìm kiếm thị
trường tiêu thụ ở các nước trong khu vực và trên thế giới, công tác tiếp thị đã bước
đầu được quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Các trang web giới thiệu về
công ty chưa ấn tượng và chưa thể hiện được thế mạnh công ty. Việc tham gia các
hội chợ triển lãm nước ngoài vẫn còn hạn chế. Không ít DNNN chưa thực hiện tốt
quy chế dân chủ tại doanh nghiệp, nhất là công khai tài chính.
Việc bán cổ phần thiếu sự công khai minh bạch, còn khép kín trong nội bộ
doanh nghiệp ở một số trường hợp đã dẫn đến những yếu kém của DNNN sau CPH
và chậm được khắc phục. Với xu hướng CPH trong nội bộ doanh nghiệp, các công
ty cổ phần sẽ không thực hiện được việc mở rộng đối tượng, quyền mua cổ phần
của các nhà đầu tư cũng như việc huy động vốn và thay đổi phương thức quản lý,
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay, chưa có một DNNN đã CPH nào ở TP. Nha Trang có cổ phiếu
niêm yết trên TTCK và khi được hỏi các doanh nghiệp cũng chưa có ý định lên sàn,
nguyên nhân chính là do hầu hết các công ty có vốn điều lệ thấp, không đủ điều
76
kiện niêm yết, bên cạnh đó các công ty cổ phần ngại phải công khai báo cáo tài
chính hàng năm khi được niêm yết trên TTCK, mặt khác những điều kiện, thủ tục
niêm yết, sự can thiệp mang tính hành chính cũng cản trở việc niêm yết trên TTCK
Vì vậy, thị trường ngầm về cổ phiếu đã diễn ra tương đối phổ biến.
Hầu hết các DNNN ở Nha Trang sau khi chuyển thành công ty cổ phần ít
được đổi mới mà do bộ máy lãnh đạo trước đây đảm nhận, cách quản lý điều hành
vẫn như cũ. Việc duy trì đội ngũ lãnh đạo cũ với cách làm và nếp nghĩ cũ không
phù hợp với địa vị pháp lý mới của doanh nghiệp và không phù hợp với cơ chế thị
trường. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp sau khi CPH đã gặp không ít khó khăn về
vốn, phương thức hoạt động và công tác quản lý kinh doanh. Một số khác tìm mọi
cách để thôn tính dần số cổ phiếu của cổ đông là Nhà nước, mua gom số cổ phiếu
khác dưới nhiều thủ tục rất tinh vi nhằm thâu tóm quyền lực. Một số DNNN được
sắp xếp, chuyển đổi theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 còn
thiếu những ràng buộc cần thiết nên ngay sau khi chuyển đổi đã có hiện tượng mua
gom cổ phần vào một số ít cá nhân. Khi chuyển thành công ty cổ phần, chưa quan
tâm đúng mức đến đổi mới phương thức quản trị và điều hành doanh nghiệp, hiệu
quả sản xuất, kinh doanh của một số công ty cổ phần chưa cao.
Vấn đề quản lý nhà nước về hành chính, về phần vốn Nhà nước nắm giữ
cũng gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp sau CPH. Khi còn là DNNN, số vốn
Nhà nước trong doanh nghiệp chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản. Sau CPH, chế
độ cơ quan chủ quản không còn, nhiều doanh nghiệp xử lý vấn đề này hết sức lúng
túng. Như trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn sau khi cổ phần hóa, các đơn vị gặp
nhiều khó khăn đối với hệ thống ngân hàng. Khi còn là DNNN, nếu thiếu vốn
doanh nghiệp có thể vay ngân hàng đã có cơ quan chủ quản cấp trên đứng ra bảo
lãnh nhưng sau CPH, doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế
chấp, mà tài sản thế chấp của doanh nghiệp thường lại không có đầy đủ các loại
giấy tờ liên quan, đặc biệt là giấy chứng nhân quyền sử dụng đất đai (sổ đỏ)... Còn
đối với kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán thì các doanh nghiệp đều dè
dặt khi tiếp cận. Bên cạnh đó, những điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản
77
và lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối với công ty cổ
phần trước và sau khi chuyển đổi. Có khoảng cách khá xa giữa quy định và thực tế
thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng, chưa tạo được môi trường bình đẳng
cho doanh nghiệp CPH. Đây là những trở ngại đối với các công ty cổ phần. Mặt
khác, sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như
khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ, chuyển vốn vay thành vốn Nhà nước đầu tư... sau CPH
đã không còn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi có
nhu cầu, ngoài huy động nguồn vốn nội bộ hạn chế, rất nhiều doanh nghiệp phải tự
huy động vốn từ bên ngoài và đây đang là nguồn vốn quan trọng đối với nhiều
doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp mang tính tình thế không thể áp dụng
về lâu dài.
Việc giải quyết số lao động dôi dư sau CPH đang là một bài toán không kém
phần nan giải. Trong khi đó, doanh nghiệp lại không được hỗ trợ kinh phí như trước
đây để đào tạo và sắp xếp lại số lao động này khiến cho khả năng hoạt động của
doanh nghiệp bị hạn chế. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ chủ chốt một số doanh nghiệp
còn kém về năng lực cũng như phẩm chất, được đề bạt trong cơ chế cũ, nay chuyển
sang công ty cổ phần đã không đảm đương được nhiệm vụ được giao.
Các doanh nghiệp đã CPH chỉ sau khi nộp thuế thu nhập mới được tính cổ
tức, nhưng nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì lãi vay lại được hạch toán vào
chi phí, sau đó mới tính thuế thu nhập. Đây là quy định rất bất bình đẳng, ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều cổ đông nhỏ trong các doanh nghiệp CPH thường không biết
quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong công ty, không am hiểu việc chuyển nhượng cổ
phiếu như thế nào, tỷ lệ ra sao, bởi công tác thông tin còn chưa đầy đủ... Ngoài ra,
hàng loạt các vấn đề về pháp lý, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực tài
chính, kinh nghiệm quản lý tốt để hợp tác, học hỏi, nhằm củng cố vị thế phát triển...
cũng là những vấn đề bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp sau CPH.
Có thể khẳng định, những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp sau
CPH đi trước gặp phải, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ không chỉ cản trở
78
sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần, mà còn trở thành rào cản tâm lý khiến các
doanh nghiệp chưa CPH nhìn vào e ngại, không mặn mà với việc CPH.
2.2.2.2. Những vướng mắc đối với các doanh nghiệp đang trong tiến trình thực
hiện cổ phần hóa.
Tính đến tháng 10/2006, trên địa bàn tp. Nha Trang có 10 DNNN đang tiến
hành cổ phần hóa theo chủ trương của tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi đã tiến hành phát
phiếu điều tra cho cả 10 doanh nghiệp để tìm hiểu những vướng mắc các doanh
nghiệp đang gặp phải với 7 tiêu chí và kết quả khảo sát như bảng 9.
Tiến độ cổ phần hóa DNNN tại tp. Nha Trang gặp khó khăn do nhiều nguyên
nhân, đặc biệt là quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Có 8/10 công ty cho rằng
họ đang gặp vướng mắc rất lớn trong việc định giá doanh nghiệp. Mặc dù giá trị
doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của
Nhà nước, nhưng việc xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn mang tính chủ quan,
hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn. Một số đơn vị kiểm
toán được lựa chọn tham gia quá trình này non yếu về nghiệp vụ gây tình trạng kéo
dài. Hầu hết các DNNN tại tp. Nha Trang nằm trong chủ trương CPH năm 2006
được chỉ định mời trung tâm định giá Miền Nam xác định giá trị doanh nghiệp. Khi
được hỏi lý do chưa tiến hành CPH doanh nghiệp đã than phiền rằng mặc dù trung
tâm đã tiến hành tính toán giá trị doanh nghiệp 2 lần nhưng vẫn chưa thể xác định
giá trị cuối cùng của doanh nghiệp, lúc thì cho rằng giá định ra lần đầu quá rẻ phải
định lại, còn khi định giá lần thứ hai vẫn kêu chưa được vì giá quá cao.
Bảng 2.9: Những vướng mắc các DNNN đang CPH gặp phải:
Vướng mắc Số DN Tỷ lệ %
1. Phương pháp định giá tài sản (theo qui định của nhà nước) 8 80
2. Những trở ngại về hành lang pháp lý 6 60
3. Những trở ngại về thủ tục hành chính 3 30
4. Thiếu sự ủng hộ từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45581.pdf