MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 7
I. Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD 7
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh 7
2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 7
3. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD 8
3.1. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp 8
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 10
1.1. Các nhân tố bên ngoài 10
4.2. Các nhân tố bên trong 13
5. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD 16
III. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD 17
1. Chỉ tiêu doanh lợi 17
2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh kinh tế 18
3. Hiệu quả sử dụng vốn 18
4. Hiệu quả sử dụng lao động 20
5. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 20
III. Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 21
1. Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD 21
1.1. CPH huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động SXKD 21
1.2. CPH tạo ra doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu 21
1.3. CTCP tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp 22
1.4. CTCP tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt 23
2. Những vấn đề còn vướng mắc phát sinh trong CTCP làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 23
2.1. Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa CTCP và Nhà nước 23
2.2. Những bất cập trong quản trị doanh nghiệp 24 2.3. Những vấn đề tồn đọng của quá trình CPH 25
2.4. Những vấn đề về tài chính và lao động 26
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC 27
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 27
1. Lịch sử hình thành và phát triển 27
2. Tình hình lao động trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 29
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 29
3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 30
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 31
4. Đặc điểm cơ cấu vốn, cổ phần, cô phiếu và cổ đông 33
5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 36
5.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty 36
5.2. Các hình thức kinh doanh cụ thể 37
II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH 39
1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty 39
1.1. Năng lực nội bộ công ty 39
1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty 40
2. Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH 42
3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH 45
3.1. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH 45
3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD 50
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC 60
I. Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc năm 2006 60
1. Về tổ chức và lao động 61
2. Kế hoạch SXKD, các chế độ chính sách đối với nhà nước 62
3. Kế hoạch phương tiện 63
4. Kế hoạch SXKD của Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa năm 2006 64
5. Kế hoạch kinh doanh trung tâm đào tạo năm 2006 65
II. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 66
1. Giải pháp về phía công ty 66
1.1. Giải pháp về vốn và tài chính 66
1.2. Giải pháp về lao động 68
1.3. Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận tương quan 70
2. Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan 71
2.1.Giải pháp về vốn 71
2.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp 72
2.3. Một số giải pháp khác 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định hình thức xử lý đối với thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty; ấn định mức thù lao và quyền lợi của Hội đồng quản trị và kiểm soát viên; thông qua điều lệ bổ xung sửa đổi nếu cần.
- Đại hội cổ đông bất thường được triệu tập khi phát sinh những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công ty, Đại hội cổ đông thông qua nghị quyết tại các phiên họp hoặc bằng văn bản có chữ ký của tất cả các cổ đông hoặc bằng hỏi ý kiến thông qua thư tín.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông; HĐQT có 5 thành viên do Đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm
- HĐQT quyết định chiến lược phát triển, quyết định phương án đầu tư, chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, huy động vốn theo hình thức khác; quyết định giải pháp phát triển thị trường; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
- Thành viên HĐQT là những người có trình độ học vấn, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp; có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết pháp luật.
Chủ tịch HĐQT để lãnh đạo hoạt động của HĐQT, là người đứng đầu HĐQT được bầu ra theo cách các thành viên HĐQT lựa chọn trong số họ để bầu một người làm chủ tịch HĐQT.
Chủ tịch HĐQT là người được các cổ đông uỷ quyền thực hiện các chức năng và quyền hạn của chủ sở hữu đối với công ty, toàn quyền đứng ra bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của công ty. Là người đại diện của công ty trước pháp luật và các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm chấp hành các nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước. Là người chịu trách nhiệm chuẩn bị các chương trình nghị sự , tổ chức xây dựng và dự thảo nội dung các văn bản , nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và HĐQT, triệu tập và điều hành hoạt động của đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp của HĐQT. Chỉ đạo giám đốc điều hành chuẩn bị báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động SXKD, báo cáo về tài chính, về phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty để trình đại hội đồng cổ đông và hội nghị của HĐQT.
Phó chủ tịch HĐQT có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ do chủ tịch phân công, thay mặt chủ tịch thực thi công việc được uỷ quyền trong thời gian chủ tịch đi vắng. Thành viên HĐQT trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được HĐQT phân công, không uỷ quyền cho người khác, họ có nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá tình hình , kết quả hoạt động và góp vốn vào việc xây dựng phương hướng phát triển, kết quả hoạt động SXKD của công ty trong từng thời kỳ.
Các phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính: gồm 5 người có chức năng và nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và ban lãnh đạo công ty. Thực hiện tốt công tác quản lý về nhân sự, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và an ninh trật tự an toàn xã hội trong công ty và khu vực quản lý lao động, tiền lương. Định mức kế hoạch của công ty, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của Nhà nước.
Phòng tài vụ: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 kế toán, 01 thủ quỹ. Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc về mặt tài chính hàng năm trên cơ sở SXKD đồng thời kiểm tra thực hiện kế hoạch SXKD của công ty.
Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 02 nhân viên có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch SXKD cho toàn công ty , trình lên ban điều hành và những người có thẩm quyền phê duyệt. Đôn đốc, giám sát, điều hành thực hiện kế hoạch đã phê duyệt. Nghiên cứu cơ chế thị trường để kịp thời điều chỉnh mực khoán cho từng đầu xe từng luồng tuyến sao cho hợp lý và hiệu quả, vận chuyển hành khách đúng thời điểm, trả khách đúng tuyến, nơi quy định, khai thác triệt để các luồng đường. Đảm bảo thủ tục cho các phương tiện hoạt động trên đường hợp lệ. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật vật tư nắm rõ tình trạng của từng xe, kiểm tra định kỳ nhằm đưa ra kế hoạch sửa chữa kịp thời, hợp lý đảm bảo chạy xe an toàn đúng tiến độ và chỉ tiêu được giao đối với từng phương tiện và từng luồng tuyến.
Các đội xe:
- Đội xe 01: quản lý các xe chạy tuyến cố định
- Đội xe 02: quản lý các xe chạy hợp đồng và du lịch
- Đội xe 03: quản lý tuyến xe bus (Vĩnh Yên- Khu công nghiệp Quang Minh)
e. Hai đơn vị trực thuộc:
- Trung tâm dạy nghề: 01 giám đốc, 01 kế toán, 01 thủ quỹ có nhiệm vụ đào tạo lái xe mô tô hạng A1; đào tạo nghề; liên kết mở các lớp đại học tại chức.
- Xí nghiệp sửa chữa chuyên tu sửa chữa xe ô tô, bảo dưỡng các phương tiện đảm bảo phục vụ hoạt động SXKD của công ty và một phần phục vụ thị trường bên ngoài công ty. Kinh doanh xăng dầu, mỡ chuyên dùng trong ngành vận tải.
4. Đặc điểm cơ cấu vốn, cổ phần, cô phiếu và cổ đông
Khi chuyển sang CTCP, cơ cấu vốn của công ty đã khác biệt so với trước. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc tự chủ về tài chính, tự lo liệu tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung tự chịu trách nhiệm, có quyền quyết định đối với phần vốn của mình và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động SXKD hiệu quả hoạt động SXKD của công ty.
Vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng hiện vật và được hạch toán theo một đơn vị thống nhất là việt nam đồng. Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là + 4,185 tỷ đồng (Bốn tỷ một trăm tám lăm triệu đồng việt nam) hiện nay vốn điều lệ được bổ sung là: + 6,185 tỷ đồng (Sáu tỷ một trăm tám mươi lăm triệu đồng việt nam) trong đó bao gồm vốn góp bằng tiền là chủ yếu, ngoài ra còn góp vốn bằng vàng, quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Việc tăng giảm vồn điều lệ do đại hội cổ đông quyết định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thủ tục. Vốn điều lệ chỉ được sử dụng cho hoạt động SXKD như: mua sắm tài sản cố định, máy móc trang thiết bị mở rộng quy mô hoạt động của công ty; phát triển kỹ thuật nghiệp vụ; mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh; các dự trữ cần thiết về động sản, bất động sản; kinh doanh theo nội dung hoạt động của công ty. Không sử dụng vốn điều lệ để chia cho cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào.
Cổ phần, cổ phiếu: Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc được chia thành nhiều phần bằng nhau, giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần do công ty phát hành gọi là cổ phiếu, số tiền ghi trên cổ phiếu là giá trị cổ phiếu của cổ đông mua cổ phần
Vốn điều lệ của công ty được chia thành 60.000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100 Việt nam đồng. Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc có nhiều mệnh giá, mệnh giá tối thiểu của một cổ phiếu bằng 100.000 Việt nam đồng, mỗi cổ phần có giá trị ngang nhau về mọi mặt.
Hình thức cổ phiếu: Cổ phiếu của công y được phát hành theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính, mọi cổ phiếu đều phải có chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và được đóng dấu công ty.
Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc phát hành hai loại cổ phiếu:
- Cổ phiếu ghi danh, là cổ phiếu thuộc các chủ sở hữu là nhà nước, thành viên hội HĐQT, người lao động nghèo trong công ty được mua với giá ưu đãi trả dần trong 10 năm không phải trả lãi suất có ghi rõ số cổ phiếu, loại cổ phiếu và số tiền đóng góp; việc chuyển nhượng các cổ phiếu ghi danh phải tuân thủ các điều kiện của bản điều lệ công ty và các quy định khác của pháp luật
- Cổ phiếu không ghi danh, là cổ phiếu phát hành cho các cổ đông không phải là các đối tượng trên.
Quy định chung về cổ đông: Cổ đông của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là những pháp nhân hoặc cá nhấn sở hữu một hoặc nhiều cổ phần, được công nhận chính thức khi đã đóng đủ tiền mua cổ phiếu và được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông lưu trữ tại công ty. Người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc do UBND Tỉnh Vĩnh Phúc cử và trúng cử chủ tịch HĐQT nếu được Đại hội cổ đông bầu. Cổ đông được chia cổ tức tương ứng với phần vốn góp, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần, được mua bán, chuyển nhượng và thừa kế cổ phần theo điều lệ công ty và phù hợp với pháp luật; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn ít nhất 6 tháng có quyền đề cử người vào HĐQT hay Ban kiểm soát; khi công ty giải thể được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với cổ phần của mình; được thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của công ty; cổ đông được ứng cử vào HĐQT khi là đại diện pháp nhân có từ 25% vốn điều lệ trở lên hoặc ít nhất 0.5% vốn điều lệ.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông: Thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Căn cứ vào tình hình công ty người lao động làm việc phải có ít nhất số cổ phần theo quy định đã được quy địnhc cụ thể tại điều lệ công ty.
Người lao động tại công ty được mua cổ phần với giá ưu đãi, 1 năm làm việc cho nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần, với mức giảm giá 30%; Người lao động nghèo trong công ty được mua cổ phần trả dần từ nguồn vốn nhà nước theo giá ưu đãi, không được chuyển nhượng nó.
5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
5.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc được chuyển đổi từ DNNN và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2000 với mục tiêu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc SXKD về vận tải hành khách, hành hoá, và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
Ngành nghề kinh doanh của công ty: Kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách bằng ô tô và đường bộ; đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ; kinh doanh các loại thiết bị, vật tư, phụ tùng, xăng dầu, mỡ chuyên dùngcho ngành vận tải đường bộ và ngành nông nghiệp; dịch vụ đại lý bán xe ô tô, xe máy các loại; kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật. Thời gian hoạt động của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là 20 năm (kể từ ngày ghi trong quyết định chuyển thể từ DNNN sang CTCP của UBND tỉnh Vĩnh Phúc). Việc chấm dứt hay gia hạn thời kỳ hoạt động của công ty do đại hội cổ đông quyết định nhưng không trái với Luật doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh của công ty luôn gắn với thị trường, làm phát huy thế mạnh của bản thân công ty, giành ưu thế cạnh tranh. Hơn cả là chiến lược phải cụ thể, có tính thực thi cao, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp ở từng giai đoạn, từng thời kỳ với mục đích đạt hiệu quả tối đa.
Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận lên hàng đầu bằng các chiến thuật để tăng doanh thu từng bộ phận SXKD. Phương châm lớn của công ty là hoạt động SXKD an toàn, phục vụ hành khách chu đáo, dùng chiến thuật về giá và sự phục vụ của công nhân viên lao động nhất là bộ phận lái xe và phụ xe trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
5.2. Các hình thức kinh doanh cụ thể
Kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động chủ yếu tạo doanh thu cho công ty. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động công ty đã xác định lĩnh vực vận chuyền hành khách là nhiệm vụ trọng tâm và đã được đầu tư phát triển trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động của các xe bằng việc mở mới thêm các luồng tuyến, đầu tư lắp ráp mới phương tiện vận chuyển nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Đến nay công ty đã có hệ thống xe khách phủ kín nhiều tỉnh thành, các tuyến xe chạy Bắc nam, hệ thống xe bus (tuyến khu công nghiệp Quang Minh- Vĩnh Yên), đội xe du lịch chất lượng tương đối tốt đưa khách đi lữ hành dài ngày nội địa và đang có kế hoạch mở rộng các tuyến du lịch quốc tế.
Hệ thống các tuyến cố định:
Lập thạch - Gia Lâm
Lập thạch- Mỹ Đình
Lập thạch- Giáp Bát
Lập thạch- Hà Tây
Lập Thạch- Thái Nguyên
Lập Thạch- Sài Gòn
Tam Dương- Gia Lâm
Tam Đảo- Mỹ Đình
Tam Đảo- Giáp Bát
Vĩnh Tường- Mỹ Đình
Vĩnh Tường- Sơn La
Vính Tường- Hà Tây
Vĩnh Tường- Lào Cai
Vĩnh Tường- Giáp Bát
Vĩnh Tường- Móng Cái
Yên Lạc- Mỹ Đình
Yên Lạc- Sài Gòn
Yên Lạc- Sơn Dương
Yên Lạc- Lục Yên
Yên Lạc- Phù Yên
Vĩnh Yên- Lào Cai
Vĩnh Yên- Sơn Dương
Vĩnh Yên- Sài Gòn
Phúc Yên- Hà Giang
Phúc Yên- Mỹ Đình
Phú Thọ- Hà Nội
Việt Trì- Thái Bình
Phú Thọ- Sài Gòn
Hệ thống xe khoán gọn:
Chi nhánh Hà Nội
Công ty Bắc Hà
Du lịch Quảng Ninh
Hệ thống xe du lịch gồm các đội xe du lịch thuộc đội xe III quản lý
Hệ thống xe bus chạy tuyến Khu công nghiệp Quang Minh- Vĩnh Yên
Đóng mới vỏ xe, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải. Hoạt động này chủ yếu phục vụ nhu cầu của công ty vì số lượng xe của công ty tương đối lớn, nhu cầu sửa chữa là thường xuyên. Định kỳ đóng mới vỏ xe, duy tu bảo dưỡng tạo ra một lượng công việc rất lớn cho bộ phận này. Hoạt động của bộ phận này đã giảm được một lượng chi phí rất lớn so với việc công ty mang thực hiện bên ngoài. Bộ phận này của công ty cũng rất được chú trọng đầu tư nâng cấp và mua mới thiết bị sửa chữa, tiến hành cho công nhân viên học tập tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề. Doanh thu sửa chữa hàng năm là trên 1 tỷ đồng.
Mua bán vật tư thiết bị, phụ tùng cơ khí, kinh doanh xăng dầu, mỡ và đại lý ô tô xe máy. Là lĩnh vực kinh doanh nhằm đảm bảo và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động giúp cho công ty có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Cũng như xí nghiệp sửa chữa, hoạt động chủ yếu của nó phục vụ nhu cầu chủ yếu của công ty, ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu thị trường bên ngoài tăng doanh thu bằng việc tận dụng lợi thế sẵn có của công ty, nhất là hoạt động kinh doanh xăng dầu, mỡ là thị trường đầy tiềm năng do hoạt động giao thông hiện nay bằng phương tiện ô tô, mô tô và các thiết bị sử dụng nhiên liệu này là rất lớn tuy rằng phải đối đầu với sự cạnh tranh rất lớn từ các đơn vị tư nhân.
Đại lý bảo hiểm, dịch vụ đào tạo nghề bao gồm các hoạt động bảo hiểm, đào tạo lái xe hạng A1, liên kết mở lớp đại học tại chức. Đây là lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hoạt động chính của công ty là vận chuyển hành khách, mục đích chủ đạo vẫn là tăng doanh thu hàng năm cho công ty, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo ra lực lượng bổ sung có trình độ, doanh thu hàng năm là trên 300 triệu đồng.
II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH
1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty
Bước sang hoạt động là CTCP, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến hết sức tích cực về hiệu quả hoạt động SXKD so với khi còn là DNNN, có nhiều nhân tố tác động đến sự biến chuyển này, quy về những nhân tố sau:
1.1. Năng lực nội bộ công ty
Thực hiện CPH là chuyến sang hình thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn. Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới đã xác định rõ để công ty tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trò của bản thân mình đối với việc xây dựng công ty.
Sự nhiệt tình trong công việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của đội ngũ lãnh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho công ty. Công ty luôn cố gắng xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng và các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong SXKD.
Một bộ phận khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch SXKD của công ty đó là cơ sở vật chất được trang bị của công ty. Từ chỗ công ty hầu như không có gì khi tách ra khỏi Công ty vận tải ô tô Vĩnh Phú, nhà cửa vật kiến trúc chỉ có được trên chục gian nhà cấp bốn sắp phải thanh lý, chỉ có 48 chiếc phương tiện ô tô, 02 xe 12 chỗ, 01 xe con, 02 chiếc máy ủi, 02 máy cày bừa. Tình trạng này dẫn đến hiệu quả hoạt động SXKD trong thời gian này là không cao.
Trong quá trình phát triển, công ty đã dần vực dậy và đầu tư mua sắm, lắp ráp thiết bị, mở rộng diện tích nhà xưởng bến bãi. Tất cả là nhờ vào sự linh động nhanh nhạy của đội ngũ cán bộ và sự giúp đỡ của UBND Tỉnh và Sở giao thông Vĩnh Phúc, nhất là khi công ty được toàn quyền quyết định với phần vốn góp của mình . Đến nay đã đầu tư thêm 74 chiếc phương tiện, đưa vào hoạt động tuyến xe bus đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thị xã. Xây dựng 03 gian nhà xưởng bán vĩnh cửu diện tích rộng 200m2, san mặt bằng bãi đỗ xe diện tích 700m2 06 gian nhà điều hành có diện tích 130m2, nâng tải sản cố định lên 33,5 tỷ đồng. Nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng ăng lên đáng kể từ 3,519 tỷ đồng lên 7,585 tỷ đồng năm 2004.
Những thay đổi đáng kể về quản lý, điều hành, những nâng cấp rõ rệt về cơ sở vật chất đã tạo một bộ mặt mới cho công ty, tinh thần lao động đóng góp cho công ty của cán bộ công nhân viên lao động đã thật sự có hiệu quả hơn nhiều, đây là điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.
1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty
Kế hoạch SXKD của công ty phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường, hàng năm công ty nghiên cứu rất kỹ nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch SXKD cho ừng bộ phận. Nhất là đối với Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc hoạt động chủ yếu là chuyên chở hành khách thì nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá quyết định lượng doanh thu thực tế của công ty. Cuối năm công ty căn cứ vào kết quả thực tế và so sánh với kế hoạch để có cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động SXKD.
Thị trường hay khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc bao gồm: lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển từ tỉnh Vĩnh Phúc đi các tỉnh và khu vực lân cận nơi có tuyến xe của công ty hoạt động và ngược lại; Lượng khách đi du lịch, tham quan nghỉ mát trên địa bàn toàn quốc; lượng hành khách thường xuyên đi chuyến xe bus dọc tuyến đường từ tỉnh Vĩnh Phúc xuống Hà Nội. Ngoài ra còn có lượng khách hàng thuộc bộ phận dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng duy tu xe ôtô, mô tô; bộ phận bán xăng dầu, mỡ, thiết bị, phụ tùng liên quan đến giao thông vận tải; Lượng người tham gia học và thi lấy bằng mô tô hạng A1, lượt học viên tham gia học tại các lớp học tại chức, chuyên tu. Các chính sách của Nhà nước và đối thủ cạnh tranh.
Bảng 1: Lượng khách đi xe và sản lượng doanh thu tuyến cố định và du lịch trong ba năm gần đây:
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Người đi xe
HK
698.361
786.964
912.543
Lượng luân chuyển
HK/km
41.357.561
52.527.687
59.404.015
Tổng doanh thu
1.000đ
5.622.396
7.685.356
9.900.607
(nguồn:Báo cáo kết quả SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/5/2005- Phòng Tổ chức hành chính)
Các lĩnh vực hoạt động SXKD của công ty luôn luôn phải phù hợp theo đường lối chung của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo chính sách của Đảng và Nhà nước về quy chế hoạt động của một CTCP. Ngoài ra công ty hoạt động trong môi trường hiến pháp và pháp luật Việt nam, các lĩnh vực hoạt động SXKD phù hợp với đăng ký kinh doanh và không trái pháp luật.
Hiện nay để khuyến khích các DNNN tiến hành CPH nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, các chính sách của nhà nước tạo rất nhiều ưu đãi cho hoạt động của doanh nghiệp sau CPH
Những ưu đãi của nhà nước cho phép Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc phát huy được những ưu thế của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Các luật giao thông đường bộ, nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định 4127, 4128 của Bộ Giao thông vận tải được các cơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách rất đồng bộ, kiên quyết nên hoạt động kinh doanh đã đi vào nề nếp hơn, giảm được các xe dù chạy vòng vo, xe không vào bến đón trả khách, giảm tai nạn.
Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc cũng là một lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty theo hướng làm giảm doanh thu. Do đặc điểm thị trường của công ty là rất lớn, trải dài trên đại bàn nhiều tỉnh thành, việc kiểm soát thị trường hầu như là không thể. Thêm vào đó trong thời gian gần đây lực lượng phương tiện vận tải khu vực tư nhân phát triển mạnh do Nhà nước bỏ hình thức giấy phép tuyến, xe của công ty mỗi chuyến đi đều bị kiểm soát chặt chẽ theo chế độ tài chính kế toán đã quy định hoá đơn chứng từ đầu vào phải đầy đủ, còn xe tư nhân chỉ nộp thuế tháng. Hiện tượng đón trả khách tự do, bắt khách dọc đường, phá giá... đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty.
2. Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH
Chương trình sắp xếp đổi mới DNNN mà trọng tâm là CPH DNNN được thí điểm từ năm 1992, kết quả của quá trình này là tạo ra CTCP hoạt động tự chủ năng động hơn và tất yếu là hiệu quả hơn so với DNNN. Số lượng các doanh nghiệp tiến hành CPH qua các giai đoạn được cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2: Các doanh nghiệp tiến hành CPH trong thời gian qua
Giai đoạn
Số lượng doanh nghiệp CPH
1992-1998
123
1998-1999
235
1999-2000
212
2000-2001
205
2001-2002
164
2002-2003
532
2003-2004
753
2004-2005
724
(nguồn: Tạp chí Quản lý nhà nước, số 116 tháng 09/2005, trang 23)
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư PGS.TS. Trần Đình Ty “Doanh nghiệp sau CPH, thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11/2005, trang15
, đến năm 2005 có 2966 doanh nghiệp CPH, trong đó các doanh nghiệp ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 65,5%; các doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại dịch vụ chiếm 28,7%, doanh nghiệp thuộc các ngành nông lâm, ngư nghiệp chiếm 5,8%.
Báo cáo nghiên cứu về hậu CPH DNNN của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương dangcongsan.vn- Kết quả và những hạn chế, vướng mắc khi tiến hành CPH DNNN, cập nhật ngày 20/01/2006.
, sau CPH hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đều được triển khai tích cực. Qua khảo sát 559 doanh nghiệp CPH hơn 1 năm trở lên thì có 87,53% khẳng định kết quả hoạt động SXKD là tốt hơn, tuy rằng còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Về khả năng sinh lời: ngay trong năm đầu tiên CPH, doanh thu bình quân của doanh nghiệp tăng 13%, lợi nhuận sau thuế tăng 48,8% chi thấy việc chuyển sang CTCP đã có tác động mạnh tới kết quả kinh doanh. Tỷ lệ tăng lợi nhuận trung bình cua các doanh nghiệp là 0 đến 2%, có những doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trên dưới 3%, chỉ một số ít có tỷ lệ tăng âm. Nhìn chung tỷ lệ này chưa phải là cao nhưng so sánh với các loại hình doanh nghiệp khácm nhất là DNNN thì đây là một tỷ lệ chấp nhận được.
Với những doanh nghiệp đã CPH nhiều năm, hiện nay đã đi vào hoạt động ổn định thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn được duy trì, doanh thu hàng năm tăng 13,4%, lợi nhuận trước thuế tăng 9,4%, đặc biệt lợi nhuận sau thuế tăng đến 54,3%. Năng suất lao động bình quân tăng 8,3%, đầu tư TSCĐ tăng 11,5%, lương bình quân tăng 11,4%.
Qua khảo sát các chuyên gia cũng cho biết tốc độ gia tăng giá trị gia tăng là 26%, trong khi đó tốc độ gia tăng tài sản là 20%, nghĩa là tốc độ tăng đầu vào chậm hơn tốc độ tăng đầu ra, như vậy hoạt động kinh doanh của các CTCP là có hiệu quả.
Qua khảo sát các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương khẳng định sau CPH cán bộ quản lý và người lao động đã gắn bó với doanh nghiệp hơn, nhờ đó đã có tác động tích cực tới hiệu quả SXKD. Có 96% doanh nghiệp khẳng định cán bộ quản lý đã thật sự quan tâm tới doanh nghiệp, 88% doanh gnhiệp cho biết kết quả sản xuất của người lao động đã tăng lên khi tiền lương được tính toán trên cơ sở hiệu quả SXKD. Hiệu quả SXKD tăng lên có thể được nhận thấy thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất và nguồn lực ngày càng tốt hơn, có 85% doanh nghiệp khẳng định điều này. Tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm của các công ty là 20%.
Khả năng tạo việc làm: tỷ lệ việc làm mới trong các doanh nghiệp CPH trung bình là 5%, đây là một con số khiêm tốn, xong với các phương án tiến hành CPH, với khả năng hoạt động còn nhiều hạn chế thì bước đầu là có kết quả tốt. Kết quả này còn góp phần xoá bỏ dư luận cho rằng sau khi chuyển sang CTCP thì nhiều lao động sẽ bị sa thải.
3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH
3.1. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH
Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/04/2000, trong quá trình thực hiện phương án SXKD và điều lệ công ty có những thuận lợi và khó khăn sauPhần này được tóm tắt từ Báo cáo kết quả hoạt động SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/05/2005- Phòng tổ chức hành chính.
:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành chức năng đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo chế độ chính sách và pháp luật nhà nước, về luật khuyến khích đầu tư trong nước để doanh nghiệp có điều kiện về nguồn vốn để tái sản xuất, đầu tư theo chiều sâu, mở rộng SXKD của doanh nghiệp.
Sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm đều đạt tỷ lệ cao từ 8- 12%, nhất là lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, thu hút bên ngoài đầu tư xây dựng vào tỉnh nên nhu cầu về vận tải bằng ô tô ngày càng cao.
Có sự lãnh đạo sát sao của lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nước về luồng tuyến.
HĐQT và Ban giám đốc điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên la
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx