Một vài đánh giá về một số thị trường điển hình.
+ Nhật Bản: Đây đã từng là thị trường chính của công ty trong suốt quá trình hình thành và phát triển, từ khi công ty còn lấy xuất khẩu sắt vụ là chủ yếu. Hiện nay hàng hoá nhập khẩu sắt vụn là chủ yếu. Hiện nay hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản là xe máy, xe ôtô, máy xúc, cáp thép, thép ống. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu tử Nhật Bản đang giảm mạnh vào năm 1998 và 1999 nhưng tới năm 2000 đã tăng lên gấp 5 lần năm 1999. Năm 2001 tỷ trọng hàng nhập khẩu của công ty ở thị trường này đã giảm sút rất lớn so năm 2000.
+ SNG: Trong thời gian gần đây, do nhận định thị trường SNG có nhiều mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với ngành hàng kinh doanh của công ty , được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng về mặt chất lượng, giá cả, chủng loại. Công ty đã tìm hiểu nghiên cứu thị trường và nhập khẩu được nhiều máy móc thiết bị từ SNG.
SNG cũng là một quốc gia có ngành công nghiệp luyện kim phát triển. Mặt hàng kim khí sản xuất tại SNG đang có ưu thế giá rẻ, dễ mua bán. Điều này rất phù hợp với nhu cầu của công ty. Do đó định hướng coi SNG là thị trường nhập khẩu chủ yếu, là phương châm đúng đắn và hiệu quả . Tỷ trọng hàng hoá nhập từ thị trường SNG tương đối lớn trong cơ cấu hàng hoá NK của công ty.
SNG được đánh giá là thị trường dễ tính và có sức tiêu thụ hàng hoá lớn. Tuy nhiên tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của công ty sang thị trường này đang giảm sút, vì vậy công ty cần khắc phục dần
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp vụ chuyên ngành để đi sang thị trường của các nhà cung cấp.
Tất cả các tông tin có được từ bước nghiên cứu thị trường được đơn vị tổng hợp lại, số bộ lựa chọn thị trường nhập khẩu và lập phương án kinh doanh.
Trước đây thị trường XK chủ yếu là Nhật Bản, công ty thường xuất sang Nhật Bản một lượng sắt phế thải tới hàng chục trấn lượng sắt được công ty thu mua trong nước và nhập khẩu từ Liên xô cũ. Trong những năm 1985-1993, với mặt hàng XK chủ yếu đó đơn vị đã thu được nguồn lợi lớn mà không phải mất nhiều công sứ để khai thác nguồn hàng và tìm kiếm thị trường .
Từ năm 1993 trở lại đây thị trường xuất khẩu đã có thay đổi . đế năm 1997 (hình 1), Nhật Bản Không còn là bạn hàng XK , thay vào là Trung Quốc , Đài Loan , SNG . Trong đó Trung Quốc chiếm thị trường lớn nhất 65% .Nguyên nhân do từ năm 1994 nhà nước cấm xuất khẩu sắt vụn. Phát triển thị trường xuất khẩu là một giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên việc chiếm lính thị phần xuất khẩu khó hơn nhập khẩu nhiều. Mặt hàng xuất khẩu phải có tính cạnh tranh về giá, chất lượng...
Năm 1999 (hình 2 trang sau), bổ sung thêm 2 thị trường Hông Công và Singpo, năm 2000 có thêm thị trường Lào sự đa dạng hoá nhập khẩu đã dẫn tới sự đa dạng về thị trường NK (hình 3 trang sau). Từ năm 1997 trở lại đây, cơ cấu thị trường nhập khẩu của đơn vị ngày càng đa dạng có xu hướng dịch chuyến về khu vực Đông Âu. Cũng giống như thị trường xuốt khẩu, các nước Châu á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhât. Năm 2000, đứng đầu thị phần Châu á là Hàn Quốc, nhỏ nhất là thị phần của các nước như Đức, Pháp, Italia, Australia. Điều này chứng tỏ nhu cầu hàng hoá của những nước công nghiệp ở Tây âu vẫn còn quá cao so với khả năng của công ty.
Năm 2001, công ty đã mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh tư thực nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước. Do đó ngoài các mặt hàng nhập khẩu vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị thông thường như những năm trước, năm 2001 công ty đã thực hiện nhập khẩu 19.982 tấn thép các loại, 4988 tấn Amiăng, và
một số mặt hàng khác, ngoài ra công ty còn NK lượng dầu DO với trị giá 5.200.00 USD. Điều đó cho thấy rằng công ty đã mở rộng cơ cấu ngành hàng và ngay càng phát triển.
Một vài đánh giá về một số thị trường điển hình.
+ Nhật Bản: Đây đã từng là thị trường chính của công ty trong suốt quá trình hình thành và phát triển, từ khi công ty còn lấy xuất khẩu sắt vụ là chủ yếu. Hiện nay hàng hoá nhập khẩu sắt vụn là chủ yếu. Hiện nay hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản là xe máy, xe ôtô, máy xúc, cáp thép, thép ống.... Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu tử Nhật Bản đang giảm mạnh vào năm 1998 và 1999 nhưng tới năm 2000 đã tăng lên gấp 5 lần năm 1999. Năm 2001 tỷ trọng hàng nhập khẩu của công ty ở thị trường này đã giảm sút rất lớn so năm 2000.
+ SNG: Trong thời gian gần đây, do nhận định thị trường SNG có nhiều mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với ngành hàng kinh doanh của công ty , được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng về mặt chất lượng, giá cả, chủng loại. Công ty đã tìm hiểu nghiên cứu thị trường và nhập khẩu được nhiều máy móc thiết bị từ SNG.
SNG cũng là một quốc gia có ngành công nghiệp luyện kim phát triển. Mặt hàng kim khí sản xuất tại SNG đang có ưu thế giá rẻ, dễ mua bán. Điều này rất phù hợp với nhu cầu của công ty. Do đó định hướng coi SNG là thị trường nhập khẩu chủ yếu, là phương châm đúng đắn và hiệu quả . Tỷ trọng hàng hoá nhập từ thị trường SNG tương đối lớn trong cơ cấu hàng hoá NK của công ty.
SNG được đánh giá là thị trường dễ tính và có sức tiêu thụ hàng hoá lớn. Tuy nhiên tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của công ty sang thị trường này đang giảm sút, vì vậy công ty cần khắc phục dần
- Thị trường Singapo: Hiện nay công ty đã có hàng hoá xuất khẩu sang Singapo nhưng chủng loại vẫn còn nghèo nàn, chỉ có Sameguel và mây đã qua sơ chế. Việt nam và Singapo cùng ở trong khu vực Đông Nam á, do đó công ty nên tạn dụng điều kiện địa lý này để xuất khẩu hàng hoá với chi phí vận chuyển thấp
- Công ty cũng đã nhập khẩu nhiều loại hàng hoá từ thị trường Singapo. Năm 1999-2000 chủ yếu là nhập khẩu máy móc, thiết bị cho ngành điện, bưu chính viễn thông. Nhưng tới năm 2001 tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng trên giảm sút là do các mặt hàng đó hiện nay công ty đã chuyển sang NK từ SNG do giá rẻ hơn, chất lượng tương đương. Cuối năm 2001 công ty đã nhập khẩu từ Singapo lượng dầu có giá trị tương đối lớn để cung ứng cho tàu biển nước ngaòi cập cảng Việt nam và các ngành công nghiệp trong nước.
- Thị trường Đài Loan: Mặt hành sản xuất chủ yếu của đơn vị là phao cứu sinh cho ngành hành hải lam từ nguyên liệu chính: nhựa EPS loại nhựa này trước đây được nhập khẩu từ Liên xô cũ hoặc từ Nhật Bản.
- Sau một thời gian nghiên cứu thị trường Đài Loan, công ty đã quyết định chuyển hướng nhập khẩu nhựa EPS từ Đài Loan, với lý do chất lượng vẫn đảm bảo mà giá lại rẻ bằng 40% nhựa ND từ Nhật Bản, Liên xô. Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu một số loại máy móc nhỏ sản xuất tại Đài Loan
- Hàng xuất khẩu của công ty sang Đài Loan là các sản phẩm từ gỗ, cao su và tre. Tuy nhiên, hạn ngạch của Nhà nước về loại sản phẩm này đã hạn chế khả năng xuất khẩu. Việc tìm kiếm mặt hàng mới để xuất khẩu sang thị trường này đang là điều trăn trở của công ty
- Thị trường Hàn Quốc: Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá của Hàn Quốc đang dần dần tăng lên. Công ty nhập khẩu từ Hàn Quốc các phương tiện xếp dỡ vận tải, đặc biệt là các xe vật tải cỡ nhỏ. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu từ thị trường này các loại sắt thép xây dựng, tôn đóng tàu, nhôm nguyên liêu.. hiện nay công ty vẫn chưa xuất khẩu được một mặt hành nào sang Hàn Quốc.
Thị trường Trung Quốc: Do tính chất đặc biệt của ngành hàng trước đây nên công ty hầu như không nhập hàng hoá từ Trung Quốc. Quan hệ thương mại chủ yế là xuất khẩu, thị phần hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn ổn định, bao gồm những mặt hàng trái cây, mây sơ chế, chỉ sơ dừa... với định hướng tăng cường xuất khẩu hay tiêu dùng, công ty vẫn chưa khai thác được ưu thế giá rẻ
của hàng tiêu dùng Trung Quốc như địa lý thuận lợi giữa Trung Quốc và Nhà nước
Qua việc phân tích một số thị trường chính ta thấy rằng sau mỗi năm, công ty càng vươn rộng ra thị trường quốc tế, càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong buôn bán ngoại thương, đây là một ưu thế của công ty. Tuy nhiên cơ cấu thị trường xuất khẩu còn ít, công ty chưa tậm dụng được mối quan hệ thương mại của mình với các nước bạn hành nhập khẩu để từ đó xuất khẩu trở lại hàng hoá của Việt Nam.
Quy trinh nhập khẩu của công ty.
Công ty XNK vật tư đường biển trực tiếp thực hiện công tác kinh doanh với các đối tác. Qua việc nghiên cứu thị trường đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ trong lính vực kinh doanh XNK thực hiện quy định nhập khẩu qua các bước sau
1-Bước 1: Tập hợp nhu cầu khách hàng: Dựa trên kết quả của việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu giá cả, phân tích sự biến động của thị trường giá cả. Phòng thương mại – dịch vụ sau khi xem xét lại các đơn chào hàng của đơn vị đặt hàng. Phòng thương mại-dịch vụ tiến hành nhận định nhu cầu về quy cách, chủng loại hàng hoá , thời gian nhận hàng để lập biểu đơn hàng. Theo quy định củ công ty, đơn hàng phải chựu đựng những nội dung chủ yếu sau:
Tên hàng
Quy cách, phẩm chất
Mẫu mã chủng loại
Điều kện giao hàng
Phương thức thanh toán
Bao bì đóng gói
Điều kiện chào giá.
Các đơn chào hàng được kiểm tra lại và được trình lên giám đốc hoặc phó giám đốc công ty xem xét, phê duyệt. Khi trình duyệt đơn hàng, phòng TM-DV
phải gửi kèm theo báo cáo phân tích lựa chọn những nhà cung cấp để gửi đơn hàng. Đơn hàng phải được gửi ít nhất tới ba nhà cung cấp
2-Bước 2: Chào hàng: sau khi đơn hàng được giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt, phòng TM-DV gửi ngay đơn hàng cho các nhà cung cấp đã lựa chọn (đối với các đơn hàng được đặc chủng phục vụ cho những công tác đặc biệt độc quyền cung cấp thì phòng TM-DV phải báo cáo giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt thêm đơn chào hàng của các nhà cung cấp khác hoặc gia hạn thêm đợn hỏi hàng. Nếu như sau khi gia hạn thêm thời hạn của đơn hỏi hàng mà công ty vẫn chưa nhận được đủ ba đơn chào hàng thư giấy báo thì phòng TM-DV sẽ báo cáo giám đốc chọn chào hàng cạnh tranh như một giải pháp
Công tác tổ chức chào hàng tới các nhà cung cấp được phòng TM-DV thực hiện và sắp xếp hệ thống từ việc nghiên cứu, tìm hiểu uy tín của nhà cung cấp đến khả năng cung ứng hàng hoá đảm bảo đúng quy cánh chủng loại hàng hoá của họ:
3-Bước 3: Lập phương án kinh doanh
Sau khi xem xét tất cả các thông tin từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp. Công ty XNK vật tư đường biển đã tiến hành lập phương án kinh doanh. Mặt khác phương án kinh doanh được xây dựng dựa vào các căn cứ: dựa vào chiến lược kinh doanh tổng quát của công ty, dựa và khả năng của công ty , dựa và việc xác định các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
Sau khi xây dựng phương án kinh doanh xong phòng TM - DV trình duyệt lên giám đốc để phê duyệt.
4-Bươc 4: Công tác đàm phán:
Sau khi có quyết định phê duyệt của giám đốc về phương án kinh doanh do phòng TM-DV lập. Công ty đã đi đến việc đàm phám với các đối tác về các điều khoản để đi đến ký kết hợp đồng
Công tác đàm phán thường do giám đốc kinh doanh phụ trách với sự tham gia của các cán bộ trong phòng thương mại- dịch vụ thực hiện.Trong trường hợp phó giám đốc đi vắng, một trưởng phong hoặc phó phòng TM-DV sẽ chủ trì việc đàm phán, thương lượng của hai bên.
Việc đàm phán, thương lượng của hai bên có thể trực tiếp hoặc thông qua Fax, Telex hay các công văn giao dịch khác (Fax, telex đều phải qua giám đốc duyệt, ký)
Nội dung của cuộc đàm phán:
Các điều kiện đó là giá cả, phương thức giao hàng, giấy phép và thủ tục nhận hàng, phương thức thành toán, khiếu nại, bảo hiểm, phương thức vận chuyển....
Đàm phán về hàng hoá
+ Tên hàng
+ Số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất
Đàm phán về giá cả, và khả năng thanh toán
+ Đồng tiền tính giá
+ Phương pháp tính giá
Các bên trong hợp đồng có thể chọn một trong ba phương thức thanh toán tính gia là : Giá xác định ngay (giá cố đinh)
Giá quy định sau
Giá xét lại
Ngoài việc xác định giá cả, hai bên còn phải thoả thuận về đơn giávà điều kiện cơ sơ giao hàng tương ứng (theo Incoterm 2001)
VD: Unit price: 130.000 USD/MT CIF HP PORT
Total Amont: 130.000 USD
- Đàm phán về giao hàng: Đây là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng vì nó sẽ quy định cụ thể nghĩa vụ của người mua và người bán đồng thời cũng là ràng buộc các bên giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới có cơ sở để nạn hàng như mong muốn.
Đàm phán giao hàng thường bao gồm 5 bước
+ Địa điểm: Nơi giao hàng và các địa điểm thay thế
+ Vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển được sử dụng
+ Rủi ro: Quyền sở hữu, bảo hiểm, di chuyển rủi ro
+ Điều khoản Incoterm: Đàm phán về tranh chấp khiếu nại (nếu có)
5-Bước 5: Công tác ký kết hợp đồng
Công ty thường thực hiện công tác ký kết hợp đồng trực tiếp với các đối tác.
Theo quy định của công ty hợp đồng nhập khẩu được chính thức ký kết với nhà cung cấp khi có một trong các điều kiện sau:
Xác nhận của đơn vị đặt hàng hoặc phê duyệt của công ty về giá cả và xác nhận của đơn vị đặt hàng công ty về giá cả và xác nhật của đơn vị đặt hàng về số lượng, chủng loại chỉ tiêu kỹ thuật, thời hạn giao hàng được công ty ký với đơn vị đặt hàng
Khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên phòng TM-DV báo cáo phó giám đốc kiểm tra thống nhất để giám đốc ký
6-Bước 6: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Xin giấy phép nhập khẩu
Theo dùng quy định hiện hành của nhà nước việc thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá được bắt đầu bằng việc xim giấy phép nhập khẩu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó phòng TM-DV phải đảm nhiệm việc xin giấy phép nhập khẩu tại tổng cục hải quan của Việt nam.
2. Mở L/C
Tuỳ theo từng hợp đồng nhập khẩu, việc mởi L/C có thể có một số quy định khác nhau. Tuu nhiên, nhìn chung thì sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực một số, ngày nhất định (không quá 30 ngay) thì công ty xuất khẩu vật tư đường biển mở một thư tín dụng không huỷ nganh lại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho người hưởng lợi là bên bán thông qua một ngân hàng thông báo của nước xuất khẩu theo sự chỉ định của bên bán. Thư tín dụng được phát hành bằng đồng đô la Mỹ với 100% giá trị của hợp đồng và sẽ có hiệu lực tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định (từ 5 đến 10 tháng) kể từ ngày mở thư tín dụng và sẽ được bên mua giao hạn theo yêu cầu của bên bán (nếu cần) . Tất cả các chi phí cho việc mở L/C tại Việt Nam do công ty bên mua chịu , các chi phí ngân hàng ngoài Việt Nam do bên bán chịu . Sau khi L/C được mở và có hiệu lực , bên mua tiến hành theo dõi và đôn đốc nhà cung cấp thực hiện theo đúng lịch trình thời gian và yêu cầu trong hợp đồng . Đồng thời bên mua cũng chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cho bước tiếp theo trong quá trình thực hiện hợp đồng giao hàng .
3. Công tác giao nhận hàng tại cảng Hải Phòng .
Do công ty luôn nhập kẩu theo điều kiện (cơ sở giao hàng ) CIF và C $ F ()nên trong quy trình nhập công ty có trách nhiệm làm những công việc sau :
Theo quy trình của công ty thì chậm nhất là 5 ngày trước khi tàu trở hàng đến cảng , phòng Thương Mại Dịch Vụ có trách nhiệm hoà tất các thủ tục , giấy tờ liên quan đến việc nhận hàng và cung cấp cho chi nhánh ở Hải Phòng . Khi chi nhánh nhận được giấy tờ phải kiểm tra lại để phát hiện những thiếu xót cần bổ xung . Phòng TM _DV có trách nhiệm thông báo cho chi nhánh biết ngày dự kiến tàu đến cảng .Chi nhánh có nhiệm vụ liên hệ với các cơ quan chức năng của công ty cảng nơi tàu đến để hỗ trợ , sắp xếp phương tiện bốc dỡ hàng . Mọi thủ tục phải hoàn tất chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày lô hàng được dỡ xuống cảng và trước khi tàu sẵn sàng làm hàng đối với hàng giao sang mạn
Ngoài việc căn cứ vào B/L trong quá trình giám định hàng hoá nếu phát hiện thấy hàng có dấu hiệu tổn thất hoặc dư hại phải lập biên bản ROROCvà yêu cầu ngay coư quan bảo hiểmlàm giám định để xác nhận .
Chậm nhất là 3 ngày đối với biên bản giao nhận hàng với tàu và chậm nhất là 15 ngày đối với toàn bộ hồ sơ chuyển hàng . Chi nhánh ở Hải Phòng phải chuyển về công ty để phòng thương mại _ dịch vụ thực hiện các khâu tiếp theo . Sau khi nhận xong , phòng TM_DV lập bản kế toán giao nhận hàng hoá với tàu .các phòng trong công ty phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chi nhánh đại diện của công ty để thực hiện tốt việc giao nhận hàng .
- Công tác thanh toán tiền hàng
+ Đối với phương thức thanh toán L/C
Theo quy định của công ty, người xuất khẩu phải trình bộ chứng từ về thanh toán tiền hàng
Bộ chứng từ bao gồm
Hoá đơn thương mại
Vận đơn hoặc chứng từ vận tải
Giấy chứng nhận phẩm chất
Giấy chứng nhận xuất xứ
Đơn bảo hiểm
Phiếu kê khai, đóng gói
Hồi phiếu
+ Đối với phương thức thanh toán khác
Đối với phương thức thanh toán khác: chuyển tiền, nhờ thu.... chỉ được thực hiện khi phòng TM-DV báo cáo và được giám đốc phê duyệt
Công tác khiếu nại đòi bồi thường và tính tiền phạt. Trong trường hợp cần khiếu nại về số lượng, phẩm chất hàng hoá thì công ty có quyền khiếu nại nhà
cung cấp trong vòng 3 tháng kể thừ ngày giao hàng. Khi có biên bản xác nhận tình trạng hàng hoá của cưo quan có thẩm quyền kiểm tra trung gian, gửi hợp đồng đã ký kết, phòng TM-DV đòi bối thường tổn thất cho vi phạm hợp đồng gây ra.
Theo quy định của công ty thì số tiền phạt tiêng thưởng tuỳ vào gia trị của hợp đồng.
Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan đến hợp đồng mua bán giữa các bên công ty sẽ chủ trương giải quyết bằng thương lượng trực tiếp. Nếu sự việc giải quyết thương lượng không thành, công ty sẽ quyết định xử theo trình tự. Quyết định của trọng tài là trung thẩm
- Thanh lý hợp đồng
Sau khi thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, giải quyết khiếu nại (nếu có), các bên cùng nhau tiến hành thanh lý hợp đồng. Hình thức thanh lý:
+ Đối với hợp đồng nhập khẩu để kinh doanh: Công ty đưa hàng về kho, làm phiếu nhập kho. Sau đó lên kế hoạch tiêu thụ hàng trong thị trường nội địa (bằng hình thức bán buôn hay bán lẻ, nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh, kết chuyển tiền lãi vào tài khoản chờ phân phối).
+ Đối với hợp đồng nhập khẩu uỷ thác: Giao hàng đến kho của người uỷ thác tuỳ theo thoả thuận ma hai bên quy định trước để xác định địa điểm giao nhận và mức phí.
+ Sau khi nhận hàng hai bên sẽ tiến hành quá trình thanh lý hợp đồng uỷ thác (tỷ lệ %) trên trị giá hàng mua và các chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu
Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của công ty .
Ngay từ khi mới thành lập công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển đã đảm nhiệm hai chức năng: thương mại và dịch vụ tuy nhiên trong suốt quá trình phát triển của công ty, hoạt động XNK vẫn là hoạt động chính chiếm 92% tổng doanh thu. Thế mạnh trong hoạt động XNK của công ty là lĩnh vực nhập khẩu.
Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu đạt 6.811.770 USD tăng 165,7% so với năm 1997, năm 1999 doanh thu nhập khẩu đạt 14.067.707 USD tăng hơn 47% so với năm 1998, năm 1999 doanh thu nhập khẩu đạt 8.630.207 USD bằng 61,3% năm 1999 và năm 2001 doanh thu nhập khẩu đạt 18.495.549 USD tăng 214,3% so với năm 2000
Qua hình trang sau ta thấy rằng công ty đã bổ sung thêm nhiều mặt hàng mới như thiết bị máy móc và dụng cụ phụ tùng, đặc biệt cuối năm 2001 công ty đã nhập khẩu 30.000 tấn dầu, đã góp phần rất lớn trong tổng doanh thu nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên công ty vẫn bị đọng trong việc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu, nghĩa là khi khách hàng yêu câu thì công ty đáp ứng không có một kế hoạch cụ thể chủ động tìm nguồn hàng và nơi tiêu thụ cho từng lĩnh vực hàng hoá. Việc phát triển nhập khẩu những mặt hàng ngoài ngành (báo gồm hữg mặt hàng thuộc lĩnh vực tiêu dùng...) đã giúp công ty bù đắp sự giảm sút thị phần của các mặt hàng trong ngành hàng hải. Đó là một định hướng rất có ý nghĩa trong chiến lược đẩy mạnh hoạt động XNK của công ty
Lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không, điều đó phụ thuộc và việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Qua đó ta thấy lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hơn thế nữa lợi nhuận còn có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bởi lợi ích của mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng gắn với lợi ích của Nhà nước, của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đối với công ty XNK vật tư đường biển lợi nhuận có vai trò quan trọng tác động đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo sự cạnh tranh với các đối thủ khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó nó giúp co doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Bảng 2.4. kết quả hoạt động kinh doanh XNK
(1999-2001) của công ty
TT
Chỉ tiêu
1999
(tr VND)
2000
(tr VND)
2000 so
1999(%)
2001
(trVND)
2001 so
2000 (%)
1
Tổng doanh thu (DT)
197529
139905
70,4
3472155
248,2
Xuất khẩu
9879
18180
184
122833
675,6
Nhập khẩu
187713
127125
67,7
2244382
176,5
2
Nộp ngân sách
720
13896
1930
55167
397
3
Lợi nhuận gộp (LN)
4488
5722
27,5
7036
122,9
4
CPBH – QL
4561
5703
125
6984
122,5
5
Lợi tức thuần
-73
19
-26
52
273,7
6
Tỷ trọng giữa LN&DOANH THU
2,27%
4,09%
180
2,03
49,6
Nguồn phòng thương mại – dịch vụ
Qua bảng kết quả trên ta nhận xét rằng doanh thu từ hoạt động XNK năm 2000 băng 70,8% so với năm 1999 nhưng lợi nhuận gộp đã tăng lên 27,5 % so với năm 1999 mặt khác lợi nhuận thuần của doanh nghiệp đã tăng lên 26% và công ty đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cụ thể là doanh nghiệp nộp NS năm 2000 là 13.869 triệu đồng.
Năm 2001 doanh thu từ hoạt động XNK tăng gấp đôi so với năm 2000 nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 22,9% so với năm 2000, do đó công ty cần phải nghiên cứu tìm nguồn hàng có giá thấp hơn là tiêu thụ với mức giá cao hơn để lợn nhuận tăng hơn nữa. Mặc dù hợi nhuận đạt chưa cao nhưng công ty đã nộp ngân sách với Nhà nước năm 2001 là 55167 triệu VNĐ.
IV. Phân tích các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh nhập khẩu của công ty xnk vật tư đường biển .
Công ty XNK vật tư đường biển là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, với doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chiếm 80% tổng doanh thu của công ty. Do đó khi xảy ra tranh chấp thường gây ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp .
Các tranh chấp xảy ra do doanh nghiệp nước ngoài vi phạm hợp đồng và cách giải quyết.
Trong thời gian vừa qua, tranh chấp phát sinh do doanh nghiệp nước ngoài không giao hàng, giao hàng kém chất lượng phương pháp giải quyết tranh chấp thường được áp dụng khi doanh nghiệp nước ngoài vi phạm hợp đồng là thương lượng trực tiếp giữa hai bên và đi kiện ra trọng tài.
Các tranh chấp khi doanh nghiệp nước ngoài không giao hàng.
Đa số các tranh chấp phát sinh do doanh nghiệp nước ngoài không giao hàng được thương lượng trực tiếp giữa hai bên.
Thông thường, khi kinh doanh nước ngoài không giao hàng công ty XNK vật tư đường biển tìm hiểu và xác định rõ nguyên nhân của việc không giao
hàng. Nếu nguyên nhân của việc không giao hàng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm thì chấm dứt quan hệ hợp đồng và chấm dứt tranh chấp.
Nếu nguyên nhân của việc không giao hàng là do lỗi của doanh nghiệp nước ngoài, thì công ty XNK vật tư đường biển lập hồ sơ khiếu nại đòi nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại phát sinh và yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài, giải quyết, tức thương lượng thong qua thư từ, telex... Nhìn chung, không có doanh nghiệp nước ngoài nào chấp nhận khiếu nại ngay từ đầu, mà thường nêu nhiều lý do để khước từ khiếu nại. Khi đó công ty XNK vật tư đường biển kiên trì với khiếu nại của mình đưa ra những bằng chứng, những lập luận xác đáng để chứng minh, để thuyết phục doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế sau một thời gian thương lượng, một số doanh nghiệp nước ngoài đã chấp nhận giải quyết khiếu nại và nộp phạt, hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty.
Tuy nhiên có những doanh nghiệp nước ngoài ỳ ra không chấp nhận giải quyết khiếu nại, mặc dù có đủ bằng chứng, lập luận chứng minh lỗi của họ trong việc không giao hàng. Trong những trườgn hợp như vậy, công ty từ bỏ tranh chấp, không đi kiện vì thấy rằng trị giá tranh chấp nhỏ, không đãng để theo kiện, hoặc có đi kiện thì bản án cũng không thể thi nhành được vì nhiều lý do khác nhau.
ngoài việc thương lượng bằng khiếu nại công ty còn đi kiện để giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp nước ngoài do họ không giao hàng.
Thường công ty XNK vật tư đường biển chỉ đi kiện khi thương lượng bằng khiếu nại không công và xác định doanh nghiệp nước ngoài là có lỗi trong việc không giao hàng. Dưới đây là một ví dụ thực tế để chứng minh.
Ngày 20/9/1999 công ty XNK vật tư đường biển (người mua) ký hợp đồng số 189/99 mua của công ty KOREA (người bán) 4000 MT phôi thép cán nóng với giá 173 USD/MT CNP FO cảng Hải Phòng theo Incoterm 1991, giao hàng vào tháng 12/1999 thanh toán băng L/C không huỷ ngang trả tiền ngay, L/C phải được mở trước ngày 30/9/1999/
Điều 14 của hợp đồng quy định “nếu bất kỳ bên nào hợp đồng vì gặp các trường hợp bất khả kháng như bão động đất, lũ lụt, hoả hoạn, núi lửa phun, chiên tranh, đình công, bạo động của quần chúng , lệnh của chính phủ, nhà máy sản xuất bị đóng cửa thị được miễn trách nhiêm.”
Điều 15 hợp đồng quy định “nếu chậm giao hàng do những nguyên nhân khác với điều 14 thì 10 ngày chậm đầu tiên không phải nộp phạt, sau đó phạt 0,7% trị giá lô hàng cho mỗi tuần chậm trễ cho đến khi đạt tối đa là 3% trị giá lô hàng giao chậm”
Thực hiện hợp đồng người mua đã mởi L/C cho người bán hưởng lợi ngày 25/9/1999
Ngày 28/9/1999 người mua cong ty XNK vật tư đường biển ký hợp đồng bán lại lô thép cho một doanh nghiệp miền trung, Việt nam với nội dung như sau:
Số lượng phôi thép cán nóng xuất xứ tại Nga 4000 MT với giá 200 USD/ 1 MT, giao hàng trong hầm tàu tại cảng Hải Phòng
Thanh toán đặt cược 70.000 USD ngay sau khi ký hợp đồng. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày dỡ hàng đầu tiên. Nếu đến hạn mà người bán không có hàng giao thì phải chuyển ngay số tiền cho người mua, chịu lãi suất 0,2 % tháng trên số tiền đặt cọc và nộp phạt 0,1% / ngày nhưng không quá 10 ngày, nếu quá 10 ngày coi như không giao hang. Nếu người bán không có hàng để giao thì phải hoàn ngay cho người mua số tiền phạt 100% trị giá tiền đặt cọc (70.000USD)
Ngày 39/9/1999, người mua lại miền Trung đã chuyển vào tài khoản của công ty XNK vật tư đường biển 70.000 USD tiền đặt cọc.
Trong tháng 11+12/1999 công ty XNK vật tư đường biển theo hợp đồng ngoại đã nhiều lần điện giục người bán – công ty Hàn Quốc giao hang, người bán đã vài lần cam kết sẽ giao hàng, nhưng đến 15/6/2000 vẫn không giao hàng.
Vì thế công ty XNK vật tư đường biển không có hàng giao cho người mua – công ty miền Trung theo hợp đồng nội.
Ngày 9/2/2000, công ty XNK vật tư đường biển (người bán lại lô hàng) và công ty đã ký biên bản, theo đó, công ty XNK vật tư đường biển phải trả cho công ty miền Trung 70.000USD theo đúng quy định phải trả các khoản tiền này là 146.645USD (có phiếu thu và phiếu chi của hai bên).
Ngày 19/2/2000, công ty XNK vât tư đường biển nhận được từ người bán cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11687.DOC