Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu . 1

 

Chương I - Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng . 3

I. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng . 3

1. Khái niệm tín dụng ngân hàng . 3

2. Phân loại tín dụng ngân hàng . 4

3. Vai trò của tín dụng ngân hàng . 5

3.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế . 6

3.2. Vai trò của nghiệp vụ tín dụng đối với các NHTM . 8

II. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại . 8

1. Quan điểm chung về rủi ro tín dụng . 8

2. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng . 10

2.1. Nợ quá hạn . 10

2.2. Tổn thất tín dụng . 12

2.3. Rủi ro tiềm năng . 12

3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng . 13

3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan . 13

3.1.1. Môi trường tự nhiên . 14

3.1.2. Môi trường kinh tế . 14

3.1.3. Môi trường pháp lý . 14

3.1.4. Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước . 15

3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan . 15

3.2.1. Về phía khách hàng . 15

3.2.2. Về phía ngân hàng . 17

4. Tác động của rủi ro tín dụng . 20

4.1. Tác động của rủi ro tín dụng đến ngân hàng . 20

4.2. Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế . 21

Chương II - Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 22

I. Khái quát chung về Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 22

1. Lịch sử hình thành và phát triển . 22

2. Cơ cấu tổ chức . 24

3. Tình hình hoạt động của Sở giao dịch trong thời gian qua . 27

II. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sở. 34

1. Một số quy định chung đối với hoạt động tín dụng . 34

1.1. Quy trình cho vay . 34

1.2. Nguyên tắc cho vay . 37

1.3. Điều kiện vay vốn . 37

1.4. Đối tượng cho vay . 38

2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch . 38

2.1. Cơ cấu tín dụng theo loại cho vay . 38

2.2. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế . 42

2.3. Cơ cấu tín dụng theo tính chất bảo đảm . 45

3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch . 47

3.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo loại cho vay . 48

3.2. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế . 51

3.3. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo khả năng thu hồi . 53

4. Đánh giá . 56

4.1. Những kết quả đạt được . 57

4.2. Những mặt còn hạn chế . 58

5. Nguyên nhân . 59

5.1. Nguyên nhân khách quan . 59

5.1.1. Môi trường tự nhiên . 60

5.1.2. Môi trường kinh tế . 60

5.1.3. Môi trường pháp lý . 61

5.2. Nguyên nhân chủ quan . 62

5.2.1. Từ phía khách hàng . 62

5.2.2. Từ phía ngân hàng . 63

Chương III - Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam . 68

I. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong năm 2002 . 68

II. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 72

1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng . 73

1.1. Thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng trước khi

cho vay . 73

1.2. Tăng cường công tác thu thập thông tin . 77

1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay . 77

1.4. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng . 78

1.5. Đa dạng hoá đầu tư . 79

1.6. Có chế độ thưởng phạt hợp lý đồng thời đẩy mạnh công tác đào

tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng . 80

2. Nhóm giải pháp xử lý rủi ro tín dụng . 81

2.1. Đôn đốc giám sát các khoản nợ quá hạn . 81

2.2. Đối với công tác thu nợ . 82

2.3. Yêu cầu cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán doanh nghiệp . 82

2.4. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp . 83

Kết luận . 89

Danh mục tài liệu tham khảo . 90

 

 

docx64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng thanh toán quốc tế là trung tâm thanh toán đối ngoại của Sở giao dịch NHĐT&PT Việt nam, trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng của Sở giao dịch và khách hàng của các chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp, đồng thời là trung tâm chuyển tiếp cho các chi nhánh NHĐT&PT trong hệ thống Tham mưu cho ban Giám đốc Sở giao dịch về thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ kinh doanh đối ngoại theo hướng dẫn chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Thực hiện các nhiệm vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tổng giám đốc, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện dịch vụ Ngân hàng quốc tế khác. Phòng Tổ chức hành chính kho quỹ: Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc thu chi các quỹ lương, thưởng... Phòng Giao dịch: Gồm có các quỹ tiết kiệm - quỹ tiết kiệm số 1 tại 35 Hàng Vôi, quỹ tiết kiệm số 2 tại 3 Hàng Vôi, quỹ tiết kiệm số 3 tại 194 Trần Quang Khải, quỹ tiết kiệm số 4, 5 tại 53 Quang Trung; và tổ cho vay cầm cố. Phòng Kiểm soát nội bộ: Thực hiện công tác kiểm soát trong nội bộ các hoạt động kinh doanh tại Sở Giao Dịch theo quy chế của ngành, của pháp luật cũng như của bản thân Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Phòng Điện toán: Chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật các tài sản máy móc, thiết bị... của Sở Giao Dịch, thực thi các kế hoạch đầu tư sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất của Sở Giao Dịch. Tình hình hoạt động của Sở Giao Dịch trong thời gian qua: Năm 2001, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định có mức tăng trưởng cao hơn các năm trước, cơ cấu kinh tế có những bước chuyển dịch tích cực việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư đạt kết quả khá. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nước ta cũng phải đương đầu với những khó khăn, biến động phức tạp. Nhận thức được điều đó ngay từ đầu năm 2001, Sở giao dịch đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với tốc độ tăng trưởng cao tất cả các mặt và đã đạt được những kết quả so với năm 2000 như sau: Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tổng thu nhập 431.312 100,00 541.598 100,00 552.430 100,00 - Lãi cho vay 332.426 77,06 417.425 77,07 425.774 77,08 - Lãi tiền gửi 46.611 10,08 58.529 10,81 59.700 10,81 - Thu dịch vụ 10.751 3,23 15.012 2,77 20.839 3,77 - Thu khác 41.516 9,63 50.632 9,35 46.117 8,34 2. Tổng chi phí 380.415 100,00 478.387 100,00 481.580 100,00 - Trả lãi tiền gửi 201.625 29,70 253.543 53,00 255.236 53,00 - Trả lãi tiền vay 113.001 53,01 142.099 29,73 143.047 29,73 - Chi phí khác 65.789 17,29 82.745 17,27 83.297 17,27 3. Lợi nhuận 50.897 63.202 70.850 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Qua kết quả tại Bảng 1 cho thấy thu nhập hàng năm của Sở tăng lên, tuy chi phí có tăng theo nhưng lợi nhuận vẫn tăng một cách rõ rệt. Điều đó đã chứng minh rằng tình hình hoạt động của Sở ngày càng hiệu quả. Ngoài ra, Sở đang cố gắng thay đổi tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập, tỷ trọng này tăng lên và trong năm 2001 chiếm 3,77% tương ứng với số tiền là 20.839 triệu đồng. Xu hướng chung trong tương lai, Sở sẽ cố gắng tăng thêm các dịch vụ tiện ích như ATM, Home Banking... để tạo thu nhập cho ngân hàng. Để biết rõ hơn về hoạt động của Sở đã tạo ra lợi nhuận như thế nào chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các hoạt động sau: Nguồn vốn huy động Đây là một hoạt động tiền đề và tạo ra động lực để các hoạt động tín dụng, dịch vụ... của Sở có thể thực hiện được. Vốn được Sở huy động từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều mục đích khác nhau được thể hiện trên bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền (±) SS (%) Số tiền (±) SS (%) TG khách hàng + TG có KH + TG không KH 1.156 262 894 1.485 422 1.063 329 160 169 128 161 119 1.953 633 1.320 468 211 257 132 150 124 TG dân cư + Tiết kiệm + Kỳ phiếu + Trái phiếu 2.571 1.564 467 540 3.727 1.916 728 1.083 1.156 352 261 543 145 123 156 200 4.392 2.350 904 1.139 665 433 156 56 118 123 121 105 Huy động khác. 33 31 -2 96 97 66 308 Tổng cộng 3.760 5.339 1.579 142 6.651 1.316 124 Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh Qua bảng 1: Ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Sở Giao Dịch ngày càng tăng qua các năm. Nó thể hiện năm 1999 tổng nguồn vốn huy động là 3.760 tỷ VND, sang năm 2000 tăng lên 1.579 tỷ VND hay tăng 42% (tổng huy động trong năm 2000 là 5.339 tỷ VND) so với năm 1999. Tốc độ tăng này được giữ vững và có phần mở rộng thêm sang năm 2001, tổng vốn huy động là 6.651 tỷ VND tăng 24% (hay tăng 1.312 tỷ VND ) so với năm 2000. Nó thể hiện qua từng hình thức huy động sau. Với huy động nhờ tiền gửi của khách hàng: năm 2000 đạt 1.485 tỷ VND tăng 28% tương đương với 329 tỷ VND. Trong đó: tiền gửi không kỳ hạn tăng 69% tương đương 119 tỷ VND, tiền gửi có kỳ hạn tăng 61% tương đương 161 tỷ VND nhưng mức tăng này lại bị giảm sút sang năm 2001 chỉ còn 32% tương đương với 467 tỷ VND trong đó, tiền gửi có kỳ hạn tăng 24% tương đương 258 tỷ VND. Tiền gửi không kỳ hạn tăng 50% tương đương 211 tỷ VND. Với nguồn huy động từ tiền gửi của dân cư: năm 1999 đạt 2.572 tỷ VND sang năm 2000 đạt 3.728 tỷ VND tăng 45% (hay 1.156 tỷ VND), năm 2001 đạt 4.393 tỷ VND tăng 18% (hay 666 tỷ VND) so với năm 2000. Có thể đưa ra một số nguyên nhân làm tiền gửi dân cư của Sở Giao Dịch tăng nhanh trong những năm qua là: cơ hội đầu tư ít, lãi suất ít biến động..., Sở đã khắc phục được các yếu điểm, tập trung mở rộng mạng lưới huy động, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, manh tính cạnh tranh, phối hợp chặt chẽ các mặt nghiệp vụ khác với công tác huy động vốn. Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ khách hàng. Tín dụng Đến 31/12/01, dư nợ tín dụng là 5.224 tỷ đồng tăng trưởng là 6.63% so với 31/12/00 số tuyệt đối tăng là 325 tỷ đồng. Bảng 3: Phân theo kỳ hạn cho vay (31/12/01) Loại cho vay Tổng hợp 31/12/01 % 31/12/00 Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.310 tỷ đồng 139,66 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 2.840 tỷ đồng 88,28 Trong đó: DN CV TDH TM 1.813 tỷ đồng 249,72 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001 Phân theo nội ngoại tệ (31/12/2001) Dư nợ cho vay bằng nội tệ đạt 2.676 tỷ đồng, chiếm 51,25% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm 48,75% tổng dư nợ cho vay (quy đổi sang VNĐ) ước đạt 2.546 tỷ đồng. Công tác khách hàng: Tổ chức tốt Hội nghị khách hàng từ đầu năm, thực hiện kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ngay sau hội nghị để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Có chính sách khách hàng linh hoạt, tăng cường các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt chú trọng tìm kiếm có hoạt động xuất khẩu, phối hợp thực hiện công tác khách hàng giữa các bộ phận đồng bộ, nhịp nhàng và phát huy hiệu quả. Kết quả là trong năm đã tăng trưởng 613 khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH Trong đó: Khách hàng quan hệ tín dụng: 54 Khách hàng có quan hệ tiền gửi: 239 Khách hàng sử dụng dịch vụ: 320 Dịch vụ ngân hàng: Tài chính - kế toán - kho quỹ Về công tác tài chính: Đảm bảo hạch toán chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành; thực hiện thanh toán nhanh gọn chính xác. Doanh số thanh toán trong nước năm 2001 đạt 110.000 tỷ VND, trong đó thanh toán bằng tiền mặt và ngân phiếu thanh toán gần 29.000 tỷ VND. Thu từ thanh toán TN đạt 2.199 triệu VND gấp 2,18 lần năm 2000. Thực hiện chi tiêu tài chính tiết kiệm, đúng chế độ trong khuôn khổ cho phép của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Về công tác kế toán: Quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi, tiền vay đảm bảo thu lãi thu nợ đúng hợp đồng đã ký. Báo cáo quyết toán đảm bảo đúng thời gian và đạt chất lượng quyết toán tốt. Từng bước thực hiện hạch toán phân tán. Mở rộng dịch vụ ngân hàng như: làm dịch vụ trả lương, dịch vụ thanh toán góp phần làm tăng nguồn huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân cư. Về công tác kho quỹ: Thực hiện tốt công tác kho quỹ, tăng cường kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành nội quy an toàn kho quỹ. Kết quả công tác kho quỹ luôn đảm bảo đủ tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho nhu cầu hoạt động hàng ngày, an toàn kho quỹ được đảm bảo. Cán bộ kho quỹ đã 75 lần trả tiền thừa cho khách hàng trong năm 2001 với số tiền là 44,650 triệu VND và 33.060 USD. Đã kịp thời phát hiện và tịch thu khối lượng tiền giả là 44,360 triệu VND và 2.600 USD. Đã tạo được niềm tin cho khách hàng đối với Sở giao dịch. Công tác kiểm tra nội bộ: Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn về hoạt động ngân hàng. Kiểm tra hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, công tác huy động vốn, chi tiêu nội bộ, chế độ hạch toán chứng từ, thực hiện kiến nghị của các đoàn kiểm tra trước đây. Kiểm tra toàn diện mọi mặt hoạt động của Sở giao dịch theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành, đưa công tác kiểm tra nội bộ trở thành một công cụ quan trọng giúp ban giám đốc có thể kiểm tra, kiểm soát và hướng được toàn bộ hoạt động ngân hàng tại Sở giao dịch đúng theo quy định của pháp luật. Xử lý các khiếu nại, tố cáo của công dân thấu tình đạt lý. Công tác bảo lãnh Đây là nghiệp vụ thể hiện được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng cũng như của ngân hàng đối với khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng bảo lãnh cho các công ty tham gia dự thầu, trúng thầu các dự án lớn. Dự án xây dựng thuỷ điện Yaly, dự án xây dựng thuỷ điện sông Đà... Do vậy, các nhà thầu đã tăng được sản lượng, mở rộng sản xuất, ổn định việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên. Nghiệp vụ này đã mang lại cho ngân hàng một phí dịch vụ là 6000 triệu VND gấp 1,2 lần năm 2000. Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2001 hơn 980.000 triệu VND, đưa số dư bảo lãnh đến 31/12/2001 đạt 1070 tỷ VND (không kể bảo lãnh vay vốn nước ngoài), tăng 2,3% so với cuối năm 2000. Chất lượng bảo lãnh tốt, thủ tục nhanh gọn góp phần nâng cao uy tín của Sở giao dịch đối với khách hàng. Thông qua công tác bảo lãnh, Sở giao dịch đã thực hiện tư vấn cho khách hàng, đồng thời có thêm nguồn thông tin về các doanh nghiệp cũng như các dự án có khả năng đầu tư. Tuy nhiên, với doanh số lớn như vậy, nhưng thu phí dịch vụ còn khá thấp, nguyên nhân là do có sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, để chiếm lĩnh được thị phần đòi hỏi Sở giao dịch phải có mức thu phí thấp, cạnh tranh. Thanh toán quốc tế Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 2001: Năm 2001, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu được lợi nhuận từ nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Thu về kinh doanh ngoại tệ đạt 3.468 triệu VND tăng 110% so với năm 2000. Năm 2001 ngân hàng đã chủ động khai thác nguồn mua của các đơn vị xuất khẩu là USD 4.002.100 tăng 10% so với năm 2000 (gồm các công ty Lilama, tổng công ty Vinaconex, công ty phá dỡ tàu cũ - XNK - Vinasin, công ty đèn hình Orion - Hanel... ) Mua của các ngân hàng khác, mua của các đại lý và mua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Việc bán ngoại tệ được bán chủ yếu tập trung cho các đơn vị làm hàng xuất khẩu và các đơn vị nhập khẩu nguyên liệu, mua thiết bị và các hàng hoá khác. Nói chung, ngân hàng đã và đang phát triển và đi từ mối quan hệ tốt với các đối tác mua bán ngoại tệ để đảm bảo có giá mua hợp lý, luôn thấp hơn giá mua bán liên ngân hàng trên địa bàn, phục vụ kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2001 Doanh số thanh toán quốc tế đạt 370 triệu USD. Trong năm đã mở 800 L/C nhập trị giá 140 triệu USD, thực hiện thanh toán khoảng 130 triệu USD, thực hiện chiết khấu và đòi tiền 369 bộ chứng từ hàng xuất trị giá hơn 20 triệu USD. Chuyển tiền điện khoảng 720 món trị giá 50 triệu USD. Thực hiện 90 món nhờ thu hàng xuất trị giá 1,1 triệu USD. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 4,7 tỷ VND tăng 36,5% so với năm 2000, cung cấp dịch vụ khép kín cho khách hàng và qua đó tăng phần tiền gửi và tín dụng khách hàng. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch Nghiệp vụ Năm 2001 Năm 2000 So sánh (01/00) Số món Số tiền Số món Số tiền L/C nhập 800 140 607 112 125% Nhờ thu đến 369 20 347 18 111% Thanh toán 521 130 495 105 124% Nhờ thu đi 720 50 700 42 119% Thông báo L/C xuất 369 20 341 17 118% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001 Mặc dù khối lượng thanh toán quốc tế phát sinh lớn nhưng Sở vẫn bảo đảm thanh toán, không để sai sót gây khó khăn cho khách hàng. Ngoài ra, phòng thanh toán quốc tế còn phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ tại Sở thực hiện các biện pháp Marketing đối với các khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoàn thiện thủ tục thanh toán xuất nhập khẩu, tránh các rủi ro trong thanh toán, tạo lòng tin đối với khách hàng. Doanh số thanh toán quốc tế 430 triệu USD trong năm đã mở 807 L/C nhập trị giá 160 triệu USD thực hiện thanh toán khoảng 130 triệu USD, thực hiện chiết khấu và đòi tiền 369 bộ chứng từ, 726 món chuyển tiền điện trị giá 53 triệu USD. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH: Một số quy định chung đối với hoạt động tín dụng: Sở Giao Dịch I là một Hội sở thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên hoạt động cho vay của Sở cũng được áp dụng theo văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được chi tiết hoá theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sau đây là một số quy định chung đối với hoạt động cho vay tại Sở Giao Dịch: Quy trình cho vay: Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về các điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn Ngân hàng, nếu khách hàng chấp thuận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và các giấy tờ cần thiết: giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch vay vốn, trả nợ, các báo cáo tài chính ở thời điểm gần nhất. Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. Trong bước này, cán bộ tín dụng phải điều tra thu thập tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng, bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin do cán bộ tín dụng điều tra từ các nguồn thông tin ở các cơ quan có liên quan, thị trường. Bước 3: Phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. Nội dung cơ bản của phân tích và thẩm định tín dụng tập trung vào hai vấn đề chủ yế sau: Năng lực khách hàng và phương án vay vốn. Cán bộ tín dụng thẩm định về năng lực pháp lý, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Đánh giá kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập, chi phí, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng. Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định. Để nếu xảy ra tranh chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn pháp lý cho Ngân hàng. Thời gian thẩm định một món vay thông thường không quá 5 ngày làm việc. Bước 4: Quyết định cho vay Sau khi đã hoàn thiện thủ tục thẩm định và xét thấy có đủ các nguyên tắc và nguyên tắc cho vay theo thể lệ, chế độ quy định mới được quyết định cho vay. Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Trước khi phát tiền vay, các cán bộ tín dụng kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ: hồ sơ cho vay, thế chấp, cầm cố phải lưu lại hồ sơ gốc trong suốt quá trình theo dõi thu nợ, gia hạn nợ hoặc xử lý rủi ro cho đến khi hết nợ. Riêng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Ngân hàng phải giữ bản gốc duy nhất và không cho khách hàng mượn lại với bất kỳ lý do nào. Bước 6: Phát tiền vay Trong bước này phải đảm bảo quản lý lượng tiền vay để khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Bước này nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện, dự báo kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản cho vay có vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời thông qua kiểm tra tại cơ sở của khách hàng. Theo dõi tình hình thị trường và ngành sản xuất kinh doanh của người vay, đánh giá tài sản thế chấp theo giá hiện hành. Phân tích, đánh giá các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Cùng với việc đánh giá là quá trình phân tích, xếp loại các khoản nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý thích hợp. Bước 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ. Việc thu hồi nợ dựa trên nguyên tắc thu từ tất cả các nguồn thu hình thành từ vốn đi vay Ngân hàng và các nguồn tài chính khác đã được khách hàng thoả thuận trong kế hoạch trả nợ. Ngân hàng phải thu nợ ngay khi khách hàng có nguồn thu, không để khách hàng sử dụng vào mục đích khác. Đối với các khoản nợ có vấn đề, khi khách hàng đề nghị gia hạn nợ, cán bộ tín dụng phải thẩm định kiểm tra thực tế, lập tờ trình cho giám đốc hoặc phó giám đốc quyết định. Các khoản nợ không gia hạn được phải thu hồi cả gốc và lãi bằng mọi biện pháp. Bước 9: Xử lý rủi ro. Đối với những món nợ đã dùng mọi biện pháp nhưng không thu hồi được, phải xử lý rủi ro, thì căn cứ vào chế độ văn bản quy định lập đầy đủ hồ sơ pháp lý để giải quyết. Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay vốn. Sau khi đã thu hết nợ gốc và lãi, xử lý các khoản nợ không thể thu hồi thì việc thanh lý hợp đồng vay vốn là việc đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của khách hàng, chuyển hồ sơ vào kho lưu trữ. Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn của Sở Giao Dịch phải tuân theo các nguyên tắc sau: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Điều kiện vay vốn: Khách hàng được Ngân hàng xem xét cho vay khi có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết và phải có số vốn tự có nhất định tham gia vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống theo quy định của Ngân hàng trong cho vay ngắn, trung và dài hạn. Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi. Ngoài những điều kiện nêu trên, riêng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, việc cho vay còn cần thêm một số điều kiện như sau: Đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì chi nhánh chỉ cho vay ngắn hạn không có bảo đảm bằng tài sản sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết tài sản để cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng. Mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với một doanh nghiệp không vượt quá 1 lần vốn tự có của doanh nghiệp đó. Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân) hoặc hộ khẩu thường trú cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng đóng trụ sở. Các trường hợp khác phải được sự đồng ý của giám đốc Sở Giao Dịch. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những bước đi tích cực, cơ cấu tín dụng đã có sự thay đổi qua từng năm, dần đạt đến cơ cấu hợp lý. Doanh số cho vay tăng dần qua mỗi năm và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Để hiểu rõ tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch, có thể phân tích qua một số chỉ tiêu về cơ cấu tín dụng như cơ cấu tín dụng theo loại cho vay, cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế và cơ cấu tín dụng theo tính chất bảo đảm. Cơ cấu tín dụng theo loại cho vay: Trong năm 2001, tổng dư nợ kể cả ngoại tệ quy ra VND đến ngày 31/12/2001 là 5.223.826 triệu VND tăng so với năm 2000 là 324.664 triệu VND, đạt tốc độ tăng trưởng 6.63%. Nhìn chung, mỗi năm tổng dư nợ đều tăng lên, tăng chủ yếu ở cho vay trung và dài hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng đáng kể. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 5. Bảng 5: Tình hình tín dụng theo loại cho vay tại Sở giao dịch Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh % (00/99) So sánh % (01/00) Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Ngắn hạn 565 13,92 938 19,15 1.310 25,08 166,02 139,66 Trung dài hạn TM 547 13,48 726 14,82 1.813 34,70 132,72 249,72 Trung dài hạn theo KHNN 2.147 52,89 2.490 50,82 1.027 19,66 115,98 41,24 Tài trợ, uỷ thác, cho vay khác 800 19,71 745 15,21 1.074 20,56 93,13 144,16 Tổng 4.059 100 4.899 100 5.224 100 120,69 106,63 Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh Đối với tín dụng ngắn hạn: dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ. Năm 1999, dư nợ cho vay ngắn hạn là 565 tỷ đồng chiếm 13,92% trong tổng dư nợ. Đến năm 2000, dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng lên đáng kể, đạt 938 tỷ đồng, tăng 373 tỷ đồng so với năm 1999 và đạt tốc độ tăng trưởng là 66,02%. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ chỉ chiếm 19,15% nguyên nhân là do tổng dư nợ trong năm 2000 đã tăng trưởng cao hơn so với năm 1999. Sang năm 2001, do Sở giao dịch đã đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đến 31/12/2001 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 1310 tỷ đồng, tăng 372 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2000, đạt tốc độ tăng trưởng 39,66%. Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên cả bằng VND và ngoại tệ đối với các tổng công ty, các khách hàng có quan hệ thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch. Kết quả là Sở giao dịch đã có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường xuyên lớn như: PETROLIMEX, Công ty dệt Hà nội, Công ty FPT, LILAMA, Tổng công ty cơ khí xây dựng, trung tâm kinh doanh VINACONEX, Công ty Cầu 12, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ, công ty phá dỡ tàu cũ - XNK - VINASIN, Dệt Hà nội, các Công ty thuộc tổng công ty xây dựng Sông đà, Công ty đèn huỳnh quang ORION - HANEL... Đối với tín dụng trung và dài hạn: cho vay trung và dài hạn là hoạt động thường xuyên của Sở giao dịch. Có thể nói đây là một thế mạnh, một lợi thế so sánh của Sở so với các ngân hàng khác. Điều này được thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất, với đặc thù của một ngân hàng chuyên xử lý các dự án tín dụng trung, dài hạn, được Chính phủ giao trọng trách cung cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cung cấp vốn cho xây dựng phát triển các dự án lớn nên hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sở chiếm tỷ trọng rất cao đặc biệt là tín dụng trung dài hạn theo kế hoạch nhà nước. Thứ hai, với cơ cấu nguồn vốn huy động đa dạng, tập trung phục vụ mục đích cho vay trung và dài hạn nên có thể nói lãi suất đối với cho vay trung và dài hạn tại Sở nói riêng cũng như các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung có ưu thế cạnh tranh hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác. Đây cũng là một lý do khiến cho tín dụng trung và dài hạn của Sở luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 1999, dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại tại Sở đạt 574 tỷ đồng chiếm 13,48% trong tổng dư nợ. Sang năm 2000, con số này là 726 tỷ đồng tăng 152 tỷ đồng so với năm 1999, đạt tốc độ tăng trưởng 32,72% và chiếm tỷ trọng 14,82% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy, tín dụng trung dài hạn thương mại đã được Sở quan tâm phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2000. Đến năm 2001, đối với tín dụng trung và dài hạn thương mại, Sở đã xác định đây là hoạt động chủ yếu của Sở Giao Dịch khi tín dụng KHNN được điều chuyển sang cho Quỹ đầu tư phụ trách. Ngay từ đầu năm 2001, Sở giao dịch đã triển khai tích cực công tác tín dụng đầu tư, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để có thể ký hợp đồng tín dụng. Dư nợ trong năm 2001 đạt 1.813 tỷ VND, trong đó doanh số cho vay bằng đồng VND đạt gấp 3 lần và doanh số cho vay ngoại tệ đạt gấp 4 lần doanh số cho vay trong năm 2000 đưa số dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại chiếm 34,72% tổng dư nợ, đạt tốc độ tăng trưởng 49,72% so với năm 2000. Trong năm Sở giao dịch đã ký kết được 44 hợp đồng tín dụng thương mại đầu tư trung và dài hạn với tổng số vốn 705 tỷ VND và trên 80 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn với vốn vay đồng tài trợ như: nhà máy xi măng Chinfon Hải phòng, Tổng công ty Sông đà, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - ký hợp đồng bổ sung 25 tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan