Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 3

1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 3

1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại: 3

1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế: 4

1.2.1 Chức năng cung cấp điểm nhận tiền gửi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ. 4

1.2.2 Chức năng thanh toán: 5

1.2.3 Chức năng tạo tiền: 5

1.3 Cho vay –Lí do tồn tại cơ bản của một ngân hàng. 6

1.4 Kinh tế ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng: 9

1.4.1 Vị trí của tín dụng ngoài quốc doanh đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng 9

1.4.2 Khó khăn của ngân hàng khi thực hiện hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh: 10

2 BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG: 11

2.1 Khái niệm về bảo đảm tiền vay : 11

2.2 Sự cần thiết có sự bảo đảm đối với khoản cho vay của ngân hàng. 13

2.3 Ý nghĩa của bảo đảm tiền vay đối với các đối tượng tham gia quan hệ vay vốn 16

2.4 Các hình thức bảo đảm tiền vay: 20

2.4.1 Bảo đảm đối nhân: 20

2.4.1.1 Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: 21

2.4.1.2 Bảo lãnh của bên thứ ba: 21

2.4.2 Bảo đảm đối vật: 22

2.4.2.1 Bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay: 22

2.4.2.2 Bảo đảm bằng tài sản cầm cố của khách hàng vay: 23

2.4.2.3 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: 23

2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm tiền vay: 23

2.5.1 Môi trường pháp lý: 23

2.5.2 Quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng: 24

2.5.3 Những yếu tố liên quan đến bản thân ngân hàng: 24

2.5.4 Mức độ an toàn của các tài sản bảo đảm: 25

2.5.5 Các yếu tố từ phía khách hàng vay: 26

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH 26

1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH. 27

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình. 27

1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình: 28

1.3 Những hoạt động chủ yếu của Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Ðình: 30

1.4 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Ba Ðình: 32

1.4.1 Về tình hình huy động vốn: 32

1.4.2 Về công tác tín dụng: 33

1.4.3 Về hoạt động kinh doanh đối ngoại: 35

1.4.4 Về công tác kế toán: 36

1.4.5 Công tác tiền tệ kho quỹ : 37

1.4.6 Về công tác kiểm tra - kiểm soát 38

2 TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM TIỀN VAY: 38

2.1 Thời kì trước tháng 7/1989 38

2.2 Thời kỳ từ tháng 8/1989 đến 16/8/1996 38

2.3 Thời kì từ 17/8/1996 đến 14/01/2000 40

2.4 Thời kì từ tháng 1/2000 đến nay. 42

3 KHÁT QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH: 44

3.1 Bối cảnh ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngoài quốc doanh 44

3.2 Kết quả hoạt động cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình. 45

3.2.1 Cho vay vốn lưu động đối với kinh tế ngoài quốc doanh: 45

3.2.2 Cho vay trung dài hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh: 46

4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ÐẢM TIỀN VAY ÐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH: 48

4.1 Các hình thức bảo đảm tiền vay áp dụng đối với khách hàng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 48

4.2 Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay: 50

4.3 Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố của khách hàng vay: 54

4.4 Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba: 57

4.5 Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: 58

4.6 Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: 58

4.7 Đánh giá về công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình: 59

4.7.1 Những kết quả mà chi nhánh đã đạt được trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay: 59

4.7.2 Những hạn chế và vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay: 62

CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH 66

1 ÐỊNH HƯỚNG HOẠT ÐỘNG CHO VAY NGOÀI QUỐC DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 69

2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC bẢO ÐẢM TIỀN VAY ÐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH: 70

2.1 Nhóm giải pháp nhằm thực hiện hình thức bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay: 70

2.1.1 Xây dựng chiến lược khách hàng truyền thống: 70

2.1.2 Nâng cao khả năng thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh của các cán bộ tín dụng. 71

2.1.2.1 Thành lập bộ phận thẩm định độc lập. 71

2.1.2.2 Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. 72

2.2 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản: 73

2.2.1 Thiết lập hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng về định giá tài sản bảo đảm. 73

2.2.2 Cơ cấu lại bộ phận tín dụng ngoài quốc doanh theo hướng đa dạng hoá chuyên ngành của các cán bộ tín dụng. 73

2.2.3 Ða dạng hoá danh mục tài sản bảo đảm. 74

3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ÐẢM TIỀN VAY ÐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH: 75

3.1 Ðối với Chính Phủ: 75

3.1.1 Về bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố,thế chấp và bảo lãnh của bên thứ 3: 76

3.1.2 Về bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: 78

3.1.3 Tăng cường các biện pháp khuyến khích trong các chương trình bảo lãnh tín dụng: 80

3.2 Ðối với Ngân hàng Nhà nước: 80

3.2.1 Cho phép các ngân hàng thu phí giao dịch và phí giám sát đối với cho vay ngoài quốc doanh: 80

3.2.2 Thu thập và sắp xếp lại những văn bản liên quan đến bảo đảm tiền vay: 81

3.2.3 Phối hợp với các cơ quan khác để thành lập một trung tâm cung cấp thông tin hoạt động có hiệu quả. 81

3.2.4 Xây dựng một công ty định giá tài sản: 82

3.3 Ðối với Tổng cục địa chính, bộ tư pháp vá các bộ ngành khác có liên quan. 82

3.4 Ðối với Ngân hàng Công thương Việt nam: 84

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ lành nghề. Bảng 2: Tình hình thanh toán: Ðơn vị: triệu đồng 1998 1999 2000 2001 Thanh toán tiền mặt 1847844 2322953 3043362 3175635 Thanh toán không dùng tiền mặt 15257603 16831374 20518587 23381930 Séc 491689 538601 615028 730038 Uỷ nhiệm chi 7113774 9481613 11409451 14261813 Uỷ nhiệm thu 17550 25241 25126 25864 Thanh toán khác 7634590 6785919 8468982 11407215 Theo số liệu của phòng tổng hợp Doanh số thanh toán 26556,12 tỷ VND tăng hơn năm 2000 là 2995 tỷ VND với 331283 lượt chứng từ giao dịch và 2420 món chuyển tiền nhanh với tổng số tiền 141140 triệu. Trong năm 2001 được sự giúp đỡ của Ngân hàng công thương Việt nam, chi nhánh đã bổ sung thêm một số máy vi tính lắp đặt tại một số phòng nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Công nghệ thanh toán trong chi nhánh luôn luôn vận hành kịp thời, an toàn, chính xác và đảm bảo thông suốt không bị tắc nghẽn. Công tác tiền tệ kho quỹ : Với khối lượng thu chi tiền mặt ngày càng tăng, khối lượng vận chuyển tiền mặt trong ngày lớn, những trong năm qua công tác tiền tệ kho quỹ vẫn luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối và giữ được chữ tín với khách hàng trong việc nộp và lĩnh tiền mặt. Khối lượng thu tiền mặt và ngân phiếu 2963 tỷ tăng 288 tỷ, trong đó riêng thu tiền mặt 2534 tỷ tăng hơn năm trước 449 tỷ. Thu ngoại tệ là 33200 triệu USD tăng thêm 13400 triệu USD so với năm trước. Khối lượng chi tiền mặt, ngân phiếu 2923 tỷ tăng 9%. Chi ngoại tệ 32,4 triệu USD tăng 35% An toàn kho quỹ là mục tiêu chủ yếu trong hoạt động thu chi tiền mặt. Chi nhánh đã thực hiện rất nghiêm túc các quy trình nên hoạt động tiền tệ kho quỹ an toàn tuyệt đối , phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống kinh tế xã hội của dân cư. Với nỗ lực phấn đấu của tập thể 257 cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh mặc dù tình hình kinh doanh không nhiều thuận lợi lại có sự thay đổi về công tác hạch toán chi phí theo quy định của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam đã làm tăng chi phí thêm 23827 triệu nhưng lợi nhuận hạch toán kết thúc năm của chi nhánh cũng đã đạt 24 triệu. Về công tác kiểm tra - kiểm soát Trong những năm qua, chi nhánh đã tiến hành việc kiểm tra lại hoạt động của chi nhánh về mọi mặt như : nghiệp vụ tín dụng thông qua việc kiểm tra các hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, các món cho vay sinh viên, đối chiếu nợ của khách hàng ngoài quốc doanh; nghiệp vụ kế toán thông qua hình thức kiểm tra, rà soát lại các chứng từ và các bộ hồ sơ mở tài khoản. Đồng thời chi nhánh cũng tiến hành kiểm tra các quỹ tiết kiệm, đối chiếu với các khách hàng đến giao dịch và kiểm tra đột xuất kho quỹ để đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác nguồn vốn và kho quỹ. Qua kiểm tra, chi nhánh đã phát hiện được một số sai sót và đã kịp thời tiến hành sửa chữa. tiẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM TIỀN VAY: Thời kì trước tháng 7/1989 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thời kỳ này là hoạt động diễn ra trong bối cảnh kinh tế tập trung mang nặng tính bao cấp. Vốn của nhà nước cung ứng cho các xí nghiệp quốc doanh hợp tác xã, các ngành nghề kinh tế luôn phải tuân theo nguyên tắc có vật tư tương đương làm bảo đảm. Giai đoạn này, việc bảo đảm tiền vay bằng biện pháp cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cho khách hàng vay chưa được qui định. Do đó khi cho vay, ngân hàng không có cơ sở pháp lý cũng như cơ sở hạch toán để thu hồi nợ. Nhà nước là đơn vị duy nhất có trách nhiệm xử lý nợ khi rủi ro phát sinh. Thời kỳ từ tháng 8/1989 đến 16/8/1996 Sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng là cơ sở pháp lý chính thức chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được công bố tại Lệnh số 37/LTC/HÐNN và Lệnh số 38/LCT/HÐNN8 ngày 24/5 /1990, có hiệu lực thi hành từ 1/10/1990 đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong hệ thống cơ chế chính sách, từng bước phù hợp với sự chuyển đổi hoạt động ngân hàng thích ứng với cơ chế thị trường. Các qui định về bảo đảm tiền vay được ban hành đã từng bước phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, tiến trình ra đời của các qui định này trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1989 đến 15/ 9/1994 Thời kì này áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay theo qui định về thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, ban hành kèm quyết định 156-NH/QÐ ngày 18/11/1989 của ngân hàng nhà nước theo nguyên tắc vay vốn nêu tại các thể lệ tín dụng ngắn, trung và dài hạn ban hành kèm các quyết định: số 04/NH-QÐ ngày 18/1/1991, số 23/NH-QÐ ngày 6/3/1991. Theo các thể lệ tín dụng được ban hành, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp mới chỉ áp dụng với đối tượng khách hàng là tư doanh, cá thể, kinh tế tập thể. Như vậy, đã có sự phân biệt đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước với các khách hàng là tư doanh, cá thể, kinh tế tập thể, từ đó tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, cho vay và bảo đảm tiền vay. Hơn nữa, các quy định còn tạo ra sự phân biệt ngay cả đối với các tổ chức tín dụng và tín dụng quốc doanh, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh trong quyết định lựa chọn khách hàng vay có dự án khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ nhưng không có tài sản bảo đảm. Giai đoạn từ 16/ 9 /1994 đến16/ 8/1996 Nhận thấy việc tạo ra sự khác biệt giữa các thành phần kinh tế trong cho vay và bảo đảm tiền vay là thiếu cơ sở kinh tế, ngày 16/9/1994 và ngày 21/2/1995 ngân hàng nhà nước đã ban hành hai thể lệ tín dụng ngắn hạn và thể lệ tín dụng trung dài hạn theo quyết định số 198-QÐ/NH1 và số 367-QÐ/NH1 thay thế hai thể lệ tín dụng. Theo quy định về thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng ban hanh kèm quyết định số 156-NH/QÐ ngày 18/11/1989, các tổ chức tín dụng khi cho vay phải có tài sản cầm cố, thế chấp nên khi cho vay, cũng không thể căn cứ vào hiệu quả của doanh nghiệp cũng như tiềm lực của doanh nghiệp trong nền kinh tế . Thời kì từ 17/8/1996 đến 14/01/2000 Cơ chế bảo đảm tiền vay được thực hiện theo các văn bản : Qui chế thế chấp, cầm cố,bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm Quyết định 217/QÐ-NH1 ngày 17/8/1996 của thống đốc NHNN. Nghị quyết 49/CP-m ngày 6/5/1997 của Chính phủ, tại điểm I mục II quy định doanh nghiệp nhà nước khi vay vốn tại ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp và công văn 417/CV-NH14 ngày 31/5/1997của ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị quyết 49/CP-m của chính phủ. Hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng phục vụ người nghèo không phải thế chấp tài sản theo qui định 525/TTg ngày 31/8/1995 của thủ tướng chính phủ. Chị thị số 09/CT-NH1 ngày 27/8/1997 của Thống đốc NHNN xử lý một số vấn đề cụ thể về điều kiện và thủ tục tín dụng. Cùng với các văn bản của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể. Quá trình thực hiện đã giúp cho công tác điều hành vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước nhanh nhậy, sát hợp và có hiệu quả theo tín hiệu thị trường. Ðồng thời góp phần quan trọng vào thành công của hệ thống ngân hàng Việt nam trong thời gian qua là kiềm chế đẩy lùi lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, hạn chế rủi ro, an toàn vốn, giải quyết tốt các chính sách xã hội, tạo cơ chế gắn trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm của bên vay trong việc sử dụng có hiệu quả vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, khi triển khai các qui định này, các ngân hàng gặp phải không ít khó khăn, một phần do bối cảnh nền kinh tế năm 1997 có dấu hiệu chững lại về tốc độ tăng trưởng, nhưng phần lớn do qui định về bảo đảm tiền vay trong thời kì thắt chặt quá mức cần thiết. Các thủ tục cầm cố, thế chấp phức tạp, chặt chẽ nhưng không phù hợp với thực tế, nên đã gây lãng phí thời gian của cả doanh nghiệp nhà nước và khách hàng. Mặc dù đã có sự thay đổi trong các văn bản về bảo đảm tiền vay, nhưng về cơ bản, những quy định này cũng giống như những quy định ở giai đoạn từ năm 1989 đến tháng 9/1994; tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước và các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế cũng như giữa tổ chức tín dụng quốc doanh và ngoài quốc doanh. Các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh ít được trao quyền tự chủ trong quyết định lựa chọn khách hàng vay, đồng thời về mặt pháp lý, cũng không được bảo đảm an toàn khi có quyết định cho vay dựa trên sự tín nhiệm của khách hàng vay. Ðây chính là một trong số những nguyên nhân làm gia tăng nợ quá hạn ngân hàng trong thời kì này. Qui định trên vô hình trung đã coi việc bảo đảm tiền vay bằng cách lấy cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 là điều kiện tiên quyết trong cho vay. Trong khi chất lượng tài sản bảo đảm thời kì này rất kém, thậm chí là tài sản không hợp pháp, tài sản đi thuê mượn, dùng tài sản khác, giấy tờ không đủ cơ sở pháp lý nên không thể xử lý để thu hồi nợ.Việc cho vay như vậy chẳng khác nào dùng tiền nhà nước để mua tài sản không có nhu cầu sử dụng, chôn vốn tín dụng vào những tài sản kém giá trị, biến vốn sống thành vốn chết. Hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay đã xuất hiện, nhưng chỉ mới áp dụng đối với các dự án vì quốc kế dân sinh hoặc các khoản vay do tổng giám đốc hoặc giám đốc các tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm. Nhưng trong qui định lại không làm rõ khái niệm vì quốc tế dân sinh, nên hình thức này nhìn chung không phù hợp với nhu cầu của thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức chính trị-xã hội cho các thành viên của các tổ chức đó được vay vốn ngân hàng, thực chất là các tổ chức trên dùng uy tín của mình, cam kết ngân hàng về khả năng trả nợ của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi tham gia vay vốn. Nhưng vấn đề uy tín, tiêu chuẩn xác định uy tín và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội vẫn còn chung chung. Do đó, khi áp dụng trên thực tế, xảy ra khá nhiều trường hợp các tổ chức chỉ kí mà ít có trách nhiệm đối với khoản nợ ngân hàng. Mặt khác, quy định các thủ tục thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay buộc phải công chứng trong bối cảnh mạng lưới công chứng nhà nước còn thưa thớt, trách nhiệm của cơ quan công chứng chưa được qui định cụ thể đã làm mất quá nhiều thời gian của khách hàng vay. Trong khi đó khoảng thời gian từ lúc doanh nghiệp ký được hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng là có hạn, nhất là trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện theo đơn đặt hàng.Vô hình trung thủ tục phức tạp đó đã làm mất cơ hội của nhiều doanh nghiệp. Mặt khác hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, với qui định ngặt nghèo về bảo đảm tiền vay như trên, ngân hàng rất có thể sẽ trở thành nạn nhân của rủi ro tín dụng vì sự chậm trễ cung ứng vốn cho doanh nghiệp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hợp đồng kinh tế không hoàn thành đúng thời hạn. Ðó là chưa kể đến việc doanh nghiệp phải sử dụng một khoản chi phí lớn do vi phạm hợp đồng, kết quả là doanh nghiệp sử dụng tiền vay sai mục đích nên không tạo được nguồn để trả nợ ngân hàng. Cơ chế bảo đảm tiền vay thời kì này có rất nhiều bất cập như : mang nặng tính bao cấp, tạo ra sự ưu đãi riêng có tính xin cho, tạo sự phân biệt, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng như giữa tổ chức tín dụng quốc doanh và ngoài quốc doanh. Chính sự phân biệt này khiến các doanh nghiệp Nhà nước không phát huy nội lực để vươn lên, hằn sâu tâm lý chây ỳ, ỷ vào bao cấp của nhà nước. đó cũng chính là một nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, mặt khác làm kém hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại quốc doanh. Thời kì từ tháng 1/2000 đến nay. Ðây là thời kì nghiên cứu và ứng dụng nhiều văn bản quản lý pháp luật về bảo đảm tiền vay nhất từ trước tới nay. Các qui định về bảo đảm tiền vay được đề cập đến trong những văn bản sau: Nghị định 178/1999/NÐ-CP ngày 29/12/1999: về bảo đảm tiền vay của tài chính tín dụng. Thông tư 06/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000: hướng dẫn thực hiện 178. Quy định 993/2001/QÐ-NHNN ngày 06/8/2001: quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản ngân hàng thương mại nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo. Quy định 991/2001/QÐ-NHNN ngày 06/8/2001: quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với quỹ tín dụng nhân dân các cấp. Quy định 992/2001/QÐ-NHNN ngày 06/8/2001: quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh. Nghị định 08/2000/NÐ-CP ngày 10/3/ 2000 của chính phủ về đăng kí giao dịch bảo đảm. Quy định 67/1999/QÐ-ttg ngày 30/3/1999 và 148/1999/QÐ-ttg ngày 07/7/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Quy định 103/2000/QÐ-ttg ngày 25/8/2000 về một số chính sách phát triển giống thuỷ sản. Quy định 132/2000/ QÐ-ttg ngày 24/11/2000 về một số chính sách phát triển khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị quyết 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000: về giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2000. Thông tư 10/2000/TT-NHNN1 ngày 31/8/2000 và thông tư 12/2000/TTLT-NHNN-BTP-BTC-TCÐC ngày 22/11/2000 hướng dẫn thực hiện giải pháp về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. Nghị định 24/2000/ NÐ-CP ngày 31/7/2000 của chính phủ: quy định chi tiết về luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thông tư liên tịch số 772/2001/TTLT- TCÐC- NHNN. Thông tư 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCÐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng . Ðây là hệ thống các văn bản liên quan đến cơ chế mới về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, tạo cơ sở kinh tế cũng như cơ sở pháp lý để thu hồi các khoản nợ, nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Cơ chế mới tạo ra sân chơi bình đẳng cho tổ chức tín dụng , khách hàng vay, xoá bỏ cơ chế xin - cho, bước đầu tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại. KHÁT QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH: Bối cảnh ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngoài quốc doanh Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh tại ngân hàng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: hành lang pháp lý, tình hình kinh tế xã hội và chính sách cho vay của bản thân ngân hàng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tự nó đã khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Với tỉ trọng đóng góp vào giá trị sản xuất trong nước ở mức 35%, kinh tế ngoài quốc doanh vừa là đối trọng, vừa là một đối tác đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Cùng với khu vực này, kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm bổ sung cho thị trường. Chính sách mở cửa đầu tư nước ngoài và tiếp nhận sự hỗ trợ của công ty tài chính quốc tế IFC mang lại nhiều cơ hội phát triển thuận lợi cho khu vực. Nhiều doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã ra đời trong năm 2001 và công ty trong khu vực kinh tế tư nhân được IFC rót vốn trực tiếp, thể hiện tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế. Nhận được sự ủng hộ của nhiều đối tượng khác nhau, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng mở rộng hoạt động và kết quả là nhu cầu vốn của họ cũng không ngừng được nâng lên. Mặc dù, đã có những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước, nhưng do những yếu kém mà lịch sử để lại, trong con mắt của các nhà làm luật, khu vực này vẫn là khu vực hoạt động bấp bênh, thiếu uy tín. Vì vậy, khung pháp lý áp dụng đối với khu vực không thông thoáng, thậm chí gò ép cả đối với cán bộ thực hiện cho vay. Kết quả hoạt động cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình. Cho vay vốn lưu động đối với kinh tế ngoài quốc doanh: Cho vay vốn lưu động là các khoản vay ngắn hạn đối với các hãng kinh doanh, chúng thường được dùng để mua hàng hoá hoặc nguyên vật liệu. Thông thường các khoản vay vốn lưu động được sử dụng để đáp ứng mức sản xuất và nhu cầu tín dụng trong thời kì cao điểm của chu kì kinh doanh. Với đặc điềm đó, khi cho vay vốn lưu động, ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Tại ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình, hình thức cho vay vốn lưu động luôn chiếm tỉ trọng lớn trong doanh số cho vay và tổng dư nợ. Hiện tượng này hoàn toàn phù hợp với thực tế huy động vốn của ngân hàng. Bảng 3: Tình hình cho vay vốn lưu động Ðơn vị: triệu đồng Năm Đối tượng 1999 2000 2001 Doanh số cho vay Dư nợ Doanh số cho vay Dư nợ Doanh số cho vay Dư nợ Công ty TNHH 9637 7886 7854 5411 30766 19499 HTX-Tổ SX 650 190 600 115 500 0 Tư nhân-cá thể 8394 3084 18154 5038 25040 8362 Cho vay sinh viên 64 145 829 1035 698 1074 Cho vay ngoại tệ 0 0 2522 950 2354 2278 Tổng cộng 18745 11305 29959 12549 59358 29559 Theo số liệu của phòng tín dụng ngoài quốc doanh Năm 2001, hoạt động cho vay ngoài quốc doanh tăng mạnh so với những năm 2000. Mặc dù cơ chế cho vay đối với khu vực này có khắt khe hơn so với những năm 1995-1996, nhưng do nhu cầu đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong khu vực tăng nhanh. Doanh số cho vay năm 2001 tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Dư nợ cho vay vốn lưu động chiếm 61,67% tổng dư nợ ngoài quốc doanh. Con số này tăng hơn năm 2000 là 1,58 lần. Sự tăng trưởng này chủ yếu bắt nguồn từ sự gia tăng trong nhu cầu vốn của các công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân, cá thể. Hiện tượng này, một phần là kết quả của hàng loạt các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách kích cầu thông qua các công cụ như giảm lãi suất cho vay, ưu đãi về thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, cũng như việc hỗ trợ lãi suất đầu tư đã dần đi vào cuộc sống. Ðã có rất nhiều các doanh nghiệp,các công ty ra đời và đi vào hoạt động. Phần lớn các công ty mới thành lập hoạt động trên lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu, nên nhu cầu vốn lưu động cao. Cho vay trung dài hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh: Là loại hình cho vay kinh doanh có độ rủi ro cao nhất. Các khoản vay này chủ yếu tập trung vào việc đầu tư vào các dự án hay xây dựng các tài sản cố định dự kiến sẽ mang lại thu nhập trong tương lai. Thông thường cho vay đối với một dự án trung dài hạn tại ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình đòi hỏi quy trình thẩm định khá chặt chẽ. Các cán bộ tín dụng khi nhận được hồ sơ vay vốn sẽ vận dụng các kiến thức của mình để thẩm định sơ bộ dự án đó. Một hội đồng thẩm định ( không chính thức) được lập ra, chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp của các yếu tố trong hồ sơ vay vốn. Công việc này thường được thực hiện thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay vốn, điều tra trực tiếp tại cơ sở, gặp gỡ các cấp chính quyền địa phương hoặc các đối tác làm ăn với khách hàng để chứng thực các thông tin. Sau đó, dựa trên các kỹ thuật thẩm định dự án, hội đồng thẩm định tính khả thi của dự án. Vì đây là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng , nên chi nhánh khá dè dặt trong việc cung cấp các khoản vay. Hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tình hình cho vay trung và dài hạn Ðơn vị: triệu đồng 1999 2000  2001 Cho vay Dư nợ Cho vay Dư nợ Cho vay Dư nợ Cho vay trung dài hạn 0 6337 10810 13449 17313 20521 Cho vay EC 0 500 0 1095 0 1093 Cho vay Việt Ðức 0 274 500 0 0 0 Cho vay vốn Ðài Loan 0 9276 0 7195 0 6125 Tổng cộng 0 16377 11310 21739 17313 27739 Nguồn: báo cáo của phòng tín dụng ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng của hoạt động cho vay trung dài hạn chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trong hoạt động cho vay vốn lưu động. Các khoản vay từ nguồn vốn tài trợ trong vài năm gần đây hầu như không thực hiện được, mà ngân hàng chỉ chủ yếu tập trung vào hoạt động thu nợ. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động này, từ 10 tỉ VND lên 16 tỉ VND tương ứng với tốc độ tăng là 60%. Sở dĩ có được kết quả này là do nỗ lực không ngừng của các cán bộ tín dụng trong việc khơi thông nguồn vốn tín dụng, đồng thời phải kể đến nhu cầu đầu tư cho các dự án gia tăng. Mặc dù, chiếm tỷ trọng nhỏ so với hoạt động cho vay ngoài quốc doanh, nhưng nợ quá hạn của các dự án vay lại khá cao. Nguyên nhân chính là vì các dự án vay vốn này khi đưa vào vận hành gặp phải nhiều vướng mắc như thiếu kinh nghiệm trong đàm phán với nước ngoài, thiếu thông tin, công nghệ lựa chọn không phù hợp, lại không có được chuyên viên kỹ thuật tư vấn. Kết quả là sản phẩm làm ra không phù hợp với thị trường. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ÐẢM TIỀN VAY ÐỐI VỚI TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH: Các hình thức bảo đảm tiền vay áp dụng đối với khách hàng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Ngân hàng là một thể chế tài chính hoạt động trong một hành lang pháp lý hẹp nhất so với bất kì một tổ chức kinh tế nào. Khung pháp lý này lại càng khắt khe hơn đối với những ngân hàng được xây dựng trong một nền kinh tế đang chập chững bước vào cơ chế thị trường. Cũng như vậy, ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng công thương Việt nam. Mọi hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là hoạt động cho vay của chi nhánh phải tuân thủ các nghị định, nghị quyết của chính phủ, quy chế và thể lệ của Ngân hàng Nhà nước và chỉ thị, công văn của Ngân hàng công thương. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN đã mở ra cho chi nhánh một hướng hoạt động mới: hoàn toàn tự chủ trong quyết định cho vay cũng như việc lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay. Đồng thời Nghị định 178/1999/NĐ-CP cũng quy định các hình thức bảo đảm tiền vay mà Ngân hàng có thể áp dụng là : Biện pháp bảo đảm bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Biện pháp bảo đảm trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Tổ chức tính dụng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Tổ chức tín dụng Nhà nước được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định của Chính phủ. Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị, xã hội. Như đã đề cập ở chương I, việc lựa chọn khách hàng vay là biện pháp quan trọng nhất trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay. Do đó, bất kỳ khách hàng nào khi đến với ngân hàng, các cán bộ tín dụng đều phải đánh giá khách hàng trên các khía cạnh tài chính và phi tài chính, đồng thời thẩm định phương án sử dụng vốn vay. Và tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng, uy tín của khách hàng cũng như hiệu quả của dự án mà chi nhánh quyết định hình thức bảo đảm đối vật hay đối nhân. Tuy nhiên, một phần do hạn chế từ phía khung pháp lý, mặt khác do sự dè dặt của các cán bộ tín dụng nên chi nhánh không áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà thường yêu cầu khách hàng sẵn sàng chấp nhận những điều kiện về tài sản kèm theo. Vì lẽ đó, các điều kiện về tài sản mà khách hàng phải thực hiện khi vay vốn ngân hàng bao gồm: Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên. Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay là hình thức bảo đảm tiền vay chủ yếu mà chi nhánh áp dụng đối với khách hàng tham gia vay vốn, đặc biệt là đối với cho vay trung dài hạn. Các tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp: Theo thông tư 06/2000/TT-NHNN1, các tài sản mà khách hàng được phép thế chấp để bảo đảm cho khoản tiền vay của mình bao gồm: - Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả tài sản gắn với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất. - Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp. Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thoả thuận. - Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt nam, tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt nam trong trường hợp được thế chấp. - Các tài sản khác theo quy định của Pháp luật Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. Nhưng do đặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8385.DOC
Tài liệu liên quan