Là doanh nghiệp có quy mô lớn, công ty 20 đã có bộ phận chuyên trách thực hiện các hoạt động về quản trị nhân lực của công ty thuộc biên chế của phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất (KH - TCSX) với cơ cấu:
1 Trưởng phòng
1 Trợ lý giám đốc
2 Phó phòng
Ban Kế hoạch - điều độ sản xuất (3 nhân viên)
Ban Tổ chức - Lao động - Tiền lương (TC - LĐ - TL) (1 Trưởng ban và 2 nhân viên)
Trong công tác đào tạo - phát triển, phòng KH - TCSX được quyền kiến nghị các phương án tổ chức biên chế, bố trí sắp xếp lao động, đề nghị giám đốc điều động lực lượng lao động cho phù hợp yêu cầu sản xuất, công tác của các đơn vị trong toàn công ty. Tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên theo kế hoạch, tiêu chuẩn đã được công ty phê duyệt. Đảm bảo cân đối đủ lao động cho các đơn vị theo tổ chức biên chế. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch thi nâng bậc, xét nâng lương, nâng bậc cho công nhân viên toàn công ty theo chế độ quy định.
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn vốn
Tỷ đồng
106,58
116,30
150,12
6
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
17,6
17,51
22,55
7
Thu nhập bình quân/người
VND
1.150.000
1.170.000
1.192.000
8
Giá trị XNK trong tổng doanh thu
USD
18463741
20509274
27532251
Nguồn: Phòng TC - KT
Từ số liệu thống kê ta có bảng phân tích một số các chỉ tiêu qua các năm như sau:
Bảng 7. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 2001 - 2003
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002 so với 2001
Năm 2003 so với 2002
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1
2
3
4
5
6
7
Doanh thu (Tỷ đồng)
Giá trị gia tăng (Tỷ đồng)
Lợi nhuận (Tỷ đồng)
Lao động bình quân (Người)
Nguồn vốn (Tỷ đồng)
Giá trị XNK trong Tổng doanh thu (USD)
Thu nhập bình quân/người
22,62
6,361
0,718
369
9,72
2045533
20000
7,2
9,83
5,03
10,10
9,12
11,07
1,73
41,91
9,393
0,118
642
33,82
7022977
22000
11,43
13,22
0,83
15,96
29,07
34,24
1,88
Nguồn: Phòng TC - KT
Bảng phân tích cho thấy doanh thu của công ty đã tăng mạnh qua các năm: Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 22,62 tỷ đồng, tương đương 7,2%, năm 2003 so với năm 2002 tăng là 41,91 tỷ đồng tương đương 11,43% do công ty dã có các đơn hàng tương đối ổn định, bên cạnh đó còn đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh như mua bán sợi, vải, các sản phẩm may mặc...giá trị gia tăng và lợi nhuận qua các năm đều tăng. Năm 2002 giá trị gia tăng đạt 71,044 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 14,98 tỷ đồng, đến năm 2003 các con số tương ứng là 80,437 tỷ đồng và 15,09 tỷ đồng.
Nguồn vốn của công ty cũng được đảm bảo, năm 2003 so với năm 2002 đã tăng mạnh từ 116.3 tỷ đồng lên 150.12 tỷ đồng
Giá trị xuất nhập khẩu trong cơ cấu tổng doanh thu cũng tăng lên đáng kể. Từ kết quả sản xuất kinh doanh như vậy, công ty đã đảm bảo về thu nhập, phúc lợi cho người lao động, và hoàn thành tốt các nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước
Là doanh nghiệp Nhà nước có bề dày lịch sử, phát huy truyền thống đó, Công ty 20 trong thời gian qua đã có nhiều điều chỉnh hợp lý bằng việc chuyển đổi hợp lý cơ cấu các mặt hàng, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý. Máy móc thiết bị ngày càng được đầu tư mới và nâng cao hệ số sử dụng, chú ý đến hình thành và phát triển mạng lưới tiêu thụ cả trong nước và nước ngoài. Vì vậy trong những năm vừa qua công ty làm ăn liên tục có lãi, thu nhập và mức sống của người lao động được đảm bảo.
Bước vào năm 2004, thị trường Dệt – may vẫn biến động và cạnh tranh gay gắt, tỷ giá ngoại tệ, giá điện, giá nguyên vật liệu không ngừng tăng, song công ty vẫn tiếp nhận và triển khai kế hoạch sản xuất các đơn hàng Quốc phòng theo đúng tốc độ, đáp ứng kịp thời yêu cầu và nhiệm vụ của Quân đội. Mặt khác công ty đã khai thác được một số đơn hàng kinh tế xuất khẩu nên trong quý I đã đảm bảo được việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đạt được các kết quả sản xuất kinh doanh khá khả quan
+ Doanh thu: 87.429 tỷ đồng đạt 269% kế hoạch năm
Trong đó:
- Hàng quốc phòng là 67,343 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch năm
- Hàng kinh tế là 20,086 tỷ đồng, đạt 20% kế hoạch năm
+ Lợi nhuận trước thuế là 3,8 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch năm
+ Nộp ngân sách 6,080 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch năm
+ Thu nhập bình quân lao động: 1084000 đồng/người/tháng
Vì đặc điểm của ngành dệt - may là nhu cầu tiêu dùng trong các thời kỳ không ổn định, thường ít vào đầu năm vì vậy một số các chỉ tiêu trong quý I/2004 đạt được chưa cao như doanh thu của hàng kinh tế, hay thu nhập bình quân/người.
Trong thời gian tới, công ty cần chủ động đẩy mạnh khai thác các đơn hàng kinh tế, tránh thái độ trông chờ, dựa dẫm vào các đơn vị cấp trên, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công ty, không để rơi vào tình trạng trì trệ, thua lỗ như một số doanh nghiệp Nhà nước đã mắc phải.
II. Phân tích thực trạng công tác Đào tạo - phát triển
tại công ty 20
1. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo - phát triển tại Công ty 20
Là công ty có lịch sử phát triển lâu năm, với quy lớn (hơn 4000 lao động) nên công tác Đào tạo - Phát triển rất được coi trọng với nhiều hình thức đào tạo phong phú được tổ chức bởi hệ thống các phòng ban, trung tâm,... khá khoa học.
1.1. Phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất
Là doanh nghiệp có quy mô lớn, công ty 20 đã có bộ phận chuyên trách thực hiện các hoạt động về quản trị nhân lực của công ty thuộc biên chế của phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất (KH - TCSX) với cơ cấu:
1 Trưởng phòng
1 Trợ lý giám đốc
2 Phó phòng
Ban Kế hoạch - điều độ sản xuất (3 nhân viên)
Ban Tổ chức - Lao động - Tiền lương (TC - LĐ - TL) (1 Trưởng ban và 2 nhân viên)
Trong công tác đào tạo - phát triển, phòng KH - TCSX được quyền kiến nghị các phương án tổ chức biên chế, bố trí sắp xếp lao động, đề nghị giám đốc điều động lực lượng lao động cho phù hợp yêu cầu sản xuất, công tác của các đơn vị trong toàn công ty. Tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên theo kế hoạch, tiêu chuẩn đã được công ty phê duyệt. Đảm bảo cân đối đủ lao động cho các đơn vị theo tổ chức biên chế. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch thi nâng bậc, xét nâng lương, nâng bậc cho công nhân viên toàn công ty theo chế độ quy định.
Trong đó, Ban TC - LĐ - TC trực tiếp phụ trách thống nhất công tác đào tạo - phát triển của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Nhân viên
lao động -
tiền lương
Nhân viên
lao động
Trưởng ban
TC - LĐ - TL
Nhân viên
quản lý lao động
Hình 9. Sơ đồ Ban Tổ chức - Lao động - Tiền lương
Trưởng ban trực tiếp quản lý, tổ chức điều hành nghiệp vụ của ban TC - LĐ - TL về quản lý lao động, nâng lương, nâng bậc, chính sách BHXH, BHYT, BHLĐ, an toàn lao động.Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch đào tạo, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thủ tục tuyển dụng lao động ...
Nhân viên lao động - tiền lươngtham gia xây dựng định mức lao động, trực tiếp xây dựng lương sản phẩm khối cơ quan, tổng hợp thực hiện thanh toán lương, thu nhập toàn công ty...
Nhân viên quản lý lao động trực tiếp thực hiện theo dõi nâng lương nâng bậc , theo dõi thống kê , báo cáo quân số , tình hình sử dụng lao động, thời gian lao động, quản lý hồ sơ và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
Nhân viên lao động trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHLĐ và các nhiệm vụ khác được giao.
1.2. Trung tâm đào tạo (TTĐT) của Công ty 20
Do công ty có lượng lao động được đào tạo hàng năm là rất lớn (đào tạo mới, đào tạo nâng bậc...) nên công ty đã xây dựng riêng cho mình một trung tâm đào tạo nghề và đào tạo nâng cao cho đội ngũ công nhân sản xuất của công ty.
Ra đời vào tháng 6/1992, qua 12 năm phát triển, hiện nay trung tâm đã có một cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật tương đối:
+ Hơn 1500m2 diện tích mặt bằng phục vụ Đào tạo giảng dạy
+ 50 máy bằng một kim
+ 1 máy vắt sổ 2 kim, 5 chỉ
+ 1 máy đính
+ 6 bàn là hơi
Với cơ cấu biên chế như sau:
1 Giám đốc trình độ đại học
1 Phó giám đốc
3 Giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp
1 Kế toán viên trình độ trung cấp
1 Nhân viên sửa chữa thiết bị điện - công nhân kỹ thuật
Trung tâm đào tạo có chức năng đào tạo nghề cho lực lượng lao động các ngành dệt vải, dệt kim, may cơ khí của công ty. Là cơ quan phối hợp tham gia trong công tác sát hạch tay nghề, tuyển dụng, thi nâng bậc, thi thợ giỏi hàng năm của công ty.
Trung tâm có nhiệm vụ biên soạn các giáo trình giảng dạy, đào tạo nghề dệt – may, đào tạo bồi dưỡng thợ kỹ thuật bậc cao cho các đơn vị may toàn quân theo kế hoạch của TCHC - BQP giao cho công ty. Đào tạo nghề theo kế hoạch bổ sung lao động hàng năm của công ty. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất trên các dây chuyền sản xuất, tham gia trông và chấm các đợt thi như thi tuyển dụng, thi nâng bậc, thi thợ giỏi... Quản lý trực tiếp các lớp đào tạo nghề dệt may của công ty, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề dệt - may.
Trong thời gian qua, Trung tâm đã thực hiện đào tạo nâng bậc và đào tạo mới cho một lực lượng lao động lớn đáp ứng vững được yêu cầu sản xuất - kinh doanh của công ty đặt ra.
Song theo đánh giá của Giám đốc Trung tâm đào tạo thì phần lớn các thiết bị máy móc dùng để giảng dạy đã cũ, lạc hậu (tuổi đời sử dụng hầu hết trên 10 năm) và được nhận từ các xí nghiệp khi không còn được sử dụng nữa. Hiện tại công ty còn thiếu các máy móc thiết bị phục vụ đào tạo Dệt. Bên cạnh đó trung tâm còn cần được trang bị các thiết bị quản lý và giảng dạy khác (như máy tính...)
Về lực lượng giảng dạy, công ty hiện mới có giáo viên dạy nghề may. Phần lớn lực lượng này đi lên từ công nhân kỹ thuật giỏi tại các xí nghiệp nên còn hạn chế về trình độ sư phạm. Trung tâm chưa có giáo viên đào tạo nghề dệt và cơ khí.
Đây là các mặt còn hạn chế của Trung tâm cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả đào tạo và đáp ứng được khối lượng công việc đặt ra cho Trung tâm trong giai đoạn mới.
Ngoài phòng KH-TCSX & TTĐT, trong công ty còn có các bộ phận khác tham gia phụ trách thực hiện quá trình đào tạo - phát triển như phòng Kỹ thuật - Công nghệ (Nghiên cứu bồi dưỡng, đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty ) phòng Chính trị (tham mưu sản xuất xuất với Đảng uỷ và Giám đốc công ty về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đúng nguyên tắc, chế độ của Đảng - Quân đội và hướng dẫn của cục Chính trị - TCHC) và các bộ phận cấp xí nghiệp như phòng kỹ thuật xí nghiệp.
2. Quy trình đào tạo - phát triển tại công ty 20
Để đảm bảo cho công tác đào tạo - phát triển đạt hiệu quả cao và được thực hiện một cách thống nhất, Công ty 20 đã xây dựng quy trình đào tạo theo sơ đồ sau:
Trách nhiệm
Quy trình thực hiện
Ban giám đốc công ty
Trưởng các bộ phận
Phòng KHTCSX
Giám đốc công ty
Do các trường bên ngoài đào tạo
Do công ty tự đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ
Do các trường bên ngoài
Nội bộ công ty đánh giá
Phòng KH - TCSX
Gửi trả bộ phận đề nghị
Xác định nhu cầu đào tào
Xem xét phân tích
Phê duyệt
Thực hiện đào tạo
Đào tạo bên ngoài
Đào tạo mới
Đào tạo nội bộ
Đào tạo kết hợp
Đánh giá kết quả đào tạo
Cập nhật hồ sơ đào tạo
Hình 10. Sơ đồ quy trình đào tạo Công ty 20
2.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Dựa trên định hướng đầu tư cho sản xuất kinh doanh theo bề rộng hay chiều sâu mà Ban Giám Đốc công ty sẽ xác định chiến lược Đào tạo nhân lực trong các ngành nghề. Đồng thời các đơn vị sẽ rà soát lại lực lượng lao động cân đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra cho đơn vị mình hàng năm để xây dựng kế hoạch xin đào tạo. Sau đó trưởng các bộ phận làm phiếu đề nghị đào tạo theo mẫu gửi về phòng KH - TCSX
2.1.1. Cấp công ty
* Xác định nhu cầu đào tạo đối với lao động quản lý
Ban Giám Đốc công ty được sự tham mưu của các phòng chức năng như phòng KH - TCSX, phòng chính trị sẽ cân đối lao động tại các phòng ban, bộ phận và lao động quản lý các đơn vị thành viên theo cơ cấu biên chế lao động mà công ty xây dựng được Tổng Cục Hậu Cần phê duyệt (về số lượng và cơ cấu trình độ). Nếu thấy thiếu thì sẽ tuyển người hoặc đào tạo người của bộ phận để đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.
* Xác định nhu cầu đào tạo đối với công nhân sản xuất
Trước hết công ty xây dựng Bộ quy chuẩn và định mức thời gian lao động để sản xuất ra bộ Quy chuẩn đó
Hiện tại, Bộ quy chuẩn được quy định tại Công ty 20 là Bộ quân phục chiến sỹ
Sau đó công ty sẽ quy định hệ số quy đổi cho các sản phẩm khác như Bộ đại lễ phục là 1.8 hay quân phục sỹ quan là 1.4 tuỳ vào khối lượng công việc và mức độ phức tạp của từng loại sản phẩm so với Bộ quy chuẩn.
Ví dụ. Với kế hoạch sản xuất 5000 Bộ đại lễ phục và 30.000 bộ quân phục sỹ quan thì công ty sẽ xác định được số người cần có để sản xuất đơn hàng theo kế hoạch với chế độ làm việc 22 ngày/tháng, 8h/ngày/người. Thời gian lao động định mức của một Bộ quân phục chiến sỹ là 10h.
Theo kế hoạch, số bộ Quân phục chiến sỹ quy đổi là:
5000*1.8 + 30000*1.4 =51000(bộ)
Số lao động hao phí:
51000 *10 = 510000 (giờ – người)
Trong năm 2004, số giờ - người cần thiết để sản xuất theo kế hoạch công ty đặt ra là: 10.000.000 giờ thì số người cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty là 10.000.000/8*22*12 = 4735(người)
Từ đó công ty so sánh lao động hiện có, cân đối với số người nghỉ theo chế độ, dự tính số người thôi việc để biết số lượng lao động cần bổ sung trong năm tới.
2.1.2 Cấp xí nghiệp
Ban giám đốc xí nghiệp sẽ cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất được giao trong năm và lượng lao động hiện có, số người nghỉ hưu, số máy móc được trang bị hàng năm... nếu thiếu thì xin bổ sung hoặc xin đào tạo theo yêu cầu công việc.
Từ nhu cầu xin bổ sung lao động của các đơn vị, phòng KH - TCSX sẽ tiến hành xem xét, phân tích để có kế hoạch đào tạo tổng thể theo định hướng của lãnh đạo công ty. Nếu kế hoạch đào tạo của các đơn vị không phù hợp với thực tế cũng như định hướng hàng năm của công ty thì không được chấp nhận.
2.2. Thực hiện đào tạo
Việc đào tạo có thể do công ty tiến hành hoặc do các trung tâm, trường lớp bên ngoài đảm nhận, tuỳ từng đối tượng và nội dung đào tạo. Công ty đang có các hình thức đào tạo khá phong phú, đáp ứng được các nhu cầu đào tạo đặt ra tại công ty.
Hàng năm, do việc mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi công ty phải tuyển dụng một lượng người lớn, trong số đó có những người đã biết nghề, có thể đáp ứng được ngay yêu cầu công việc, song cũng có những người chưa biết nghề, vì vậy để sử dụng được, công ty cần tiến hành đào tạo nghề cho họ (đào tạo mới)
Mặt khác, việc đầu tư theo chiều sâu cho quá trình sản xuất - kinh doanh đòi hỏi công ty phải thực hiện các khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất (đào tạo nâng bậc) hay thực hiện kèm cặp đối với những lao động mới tuyển trong thời gian thử việc. Bên cạnh đó công ty còn cử người đi học tại các trường, các trung tâm bên ngoài. Ngoài ra công ty còn tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động.
Cụ thể các hình thức đào tạo trong công ty đang được tiến hành như sau.
2.2.1. Đào tạo ngoài công việc
2.2.1.1. Đào tạo nghề
Đào tạo nghề trong công ty được áp dụng để đào tạo công nhân sản xuất trực tiếp. Đối tượng đào tạo là những những người chưa biết nghề được tuyển dụng vào công ty. Công ty 20 thực hiện đào tạo nghề để đáp ứng lao động cho cả nghề dệt và nghề may
Sau khi thực hiện tuyển dụng, đối với những người chưa biết nghề may, phòng KH - TCSX sẽ lập kế hoạch giao cho Trung tâm đào tạo của công ty tiến hành đào tạo. Mỗi lớp đào tạo bao gồm từ 45 đến 50 người được giảng dạy hướng dẫn trong 3 tháng, trong đó chương trình giảng dạy gồm hai phần: Dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành trên máy.
Trong một lớp đào tạo, các giáo viên của trung tâm có trách nhiệm kèm cặp chung. Việc giảng dạy lý thuyết được tiến hành ngay tại trung tâm bên cạnh bàn máy của mỗi học viên (trung tâm không có khu dạy lý thuyết riêng), thời lượng học lý thuyết chiếm 20% thời lượng chương trình bao gồm các nội dung:
- Nội quy, quy chế của công ty
- An toàn lao động, phòng chống cháy nổ
- Vệ sinh công nghiệp
- Cách thức để may một bộ quần áo hoàn chỉnh
Sau khi học xong lý thuyết, người lao động được hướng dẫn may và thực hành từ may các chi tiết bộ phận sản phẩm đến khi hoàn tất sản phẩm. Người giáo viên của trung tâm sẽ kiểm tra, đánh giá sản phẩm của học viên.
Sau 3 tháng đào tạo, công ty sẽ thành lập hội đồng chấm thi để sát hạch tay nghề học viên. Đối với những người đạt thì được công nhận là thợ bậc 2 và được tuyển gọi vào làm việc tại công ty. Số lao động này được phân bổ tới các xí nghiệp theo yêu cầu xin bổ sung trong kế hoạch
Để bù đắp một phần chi phí cho công tác đào tạo mới, mỗi học viên sẽ phải đóng học phí là 200.000đồng/người/tháng
Về đào tạo cho ngành dệt, do công ty chưa có giáo viên và máy móc thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề dệt nên việc đào tạo công nhân dệt mới chỉ được thực hiện kèm cặp ngay tại nơi sản xuất. Do sản xuất ngành dệt còn nhỏ và biến động lao động tương đối ổn định hàng năm nên việc đào tạo theo cách này hiện đang được duy trì trong công ty, đảm bảo được lực lượng lao động kế cận và bổ sung hàng năm. Người lao động được đào tạo theo cách này được thợ bậc cao kèm cặp trong vòng từ 1,5 đến 2 tháng sau đó người quản lý trực tiếp sẽ đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, nếu đạt Giám đốc sẽ xem xét ký hợp đồng lao động. Do đào tạo ngay tại nơi làm việc nên người học nghề được thực hành nhiều, dễ thạo việc song yếu về lý thuyết và dễ gây ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Số lượng lao động được đào tạo mới qua các năm so với tổng số lao động hàng năm còn chiếm tỷ lệ thấp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Lao động được đào tạo nghề qua các năm
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm 2004
Tổng số lao động
được đào tạo
132
68
72
56
1.1. Đào tạo nghề may
120
50
50
50
1.2. Đào tạo nghề dệt
12
18
22
6
1.3. Tổng số lao động
3653
4022
4664
Nguồn: Phòng KH - TCSX
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ lao động được đào tạo mới so với tổng số lao động qua các năm giảm dần từ 2001 đến 2003 tương ứng lần lượt là 3.61%; 1.69%; 1.54%. Trong đó đào tạo ngành may chiếm tỷ trọng cao hơn, đồng thời có số lượng cao nhất vào năm 2001 là 132 người. Trong năm 2002 , năm 2003 và kế hoạch năm 2004 có mức ổn định cao (50 người)
Do thời gian đào tạo tương đối dài (3 tháng), mặt khác trong những năm vừa qua công ty tập trung vào tuyển dụng những người biết nghề nên số lượng lao động đào tạo mới là tương đối ít.
Số lượng đào tạo nghề dệt hàng năm là thấp và không ổn định qua các năm, tăng đột biến vào năm 2003 là 22 người do trong năm công ty đã đầu tư hơn 16384 triệu đồng để đưa 30 máy dệt mới vào sử dụng để sản xuất hàng quân trang và các mặt hàng kinh tế.
Sang năm 2004, về nghề dệt công ty chỉ đào tạo mới 6 người để thay thế số người nghỉ hưu và tăng cường bổ sung khi xảy ra thiếu hụt lao động trong xí nghiệp Dệt (Xí nghiệp 5)
Như vậy trong một năm, Trung tâm đào tạo mới thực hiện được từ 1 đến 2 khoá đào tạo, năm 2001 là 2 khoá, năm 2002 và 2003 mỗi năm 1 khoá. Do đó công ty cần có kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp thời gian để khai thác tốt hơn nữa tiềm năng của trung tâm.
Theo ý kiến của lãnh đạo trung tâm thì trong năm 2002 số lao động được đào tạo là thuộc diện đào tạo lại, do dư dôi lao động từ các bộ phận khác như phục vụ, bao gói... trong khi đó bộ phận may đang có nhu cầu bổ sung người nên công ty đã thực hiện đào tạo nghề cho họ để có thể tiếp tục sử dụng.
2.2.1.2. Đào tạo ngoài công ty
Do nhu cầu đào tạo không chỉ đặt ra đối với bộ phận công nhân sản xuất mà còn phải được tiến hành đối với đội ngũ cán bộ và nhân viên quản lý của công ty, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ, bên cạnh đó công ty cũng chỉ có thể tiến hành đào tạo đối với công nhân sản xuất ngành may và dệt, còn đối với công nhân cơ khí, công nhân kỹ thuật thì công ty phải cử đi học ở bên ngoài.
Hiện tại, công ty đang liên hệ cử người đào tạo tại các trường như Đại Học Bách Khoa, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, trường Trung cấp May và Thời trang I, các đơn vị bạn... ngoài ra để tăng cường cho việc phát triển thị trường xuất khẩu, công ty còn cử người đi học ở nước ngoài như EU.., nhưng số này là không nhiều.
Việc đi học bên ngoài của người lao động có thể do công ty cử đi (trong trường hợp này nhiệm vụ của người đi học được phân giao cho người khác trong bộ phận chia sẻ thực hiện) hoặc người lao động xin đi học, ngoài giờ do đó vẫn có thể thực hiện công việc tại công ty. Tuỳ từng trường hợp mà công ty sẽ có các chế độ ưu đãi và trợ cấp khác nhau cho người học.
Bảng 11: Tổng hợp lao động được đào tạo ngoài công ty năm 2001 - 2003
Đơn vị: Người
Số lượng lao động
Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
KH
TH
1. Công nhân sản xuất
50
38
46
60
22
2. Cán bộ quản lý
Trong đó,
- Học tại chức ngoài giờ
24
16
18
13
32
18
35
25
Tổng số lao động được đào tạo
74
56
78
95
Nguồn: Phòng KH - TCSX
Qua bảng số liệu ta thấy: Số lượng công nhân sản xuất được đào tạo ngoài công ty khá lớn do công ty thường xuyên trang bị các máy móc thiết bị mới, đặc biệt là máy chuyên dùng như máy thùa, máy bổ túi, máy đính, máy vắt sổ, máy di bọ...
Ví dụ. Đối với xí nghiệp may 3, Giám đốc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ công nhân sản xuất của xí nghiệp hàng năm. Ngay trong năm 2004, xí nghiệp đã gửi đi đào tạo 2 công nhân sử dụng lò hơi tập trung (bên Gia Lâm), đã đào tạo xong, theo đánh giá của Giám đốc xí nghiệp thì 2 người này đã thực hiện tốt công việc.
Xí nghiệp cũng đã cử 2 thợ cơ khí đi học trung cấp máy May nhưng kết quả thực hiện công việc chưa tốt, cần kèm cặp để làm tốt hơn.
Xí nghiệp đã có kế hoạch gửi đi đào tạo nâng cao tay nghề, định hướng sử dụng lâu dài 15 người trình độ trung cấp và có thể đảm nhiệm được chức vụ từ tổ trưởng sản xuất xuống đến nhân viên kỹ thuật.
Đối với các cán bộ quản lý, trong cơ cấu số người được đi học thì số lượng học tại chức ngoài giờ chiếm tỷ lệ lớn năm 2001 là 66.6%, năm 2002 là 72.2%, năm 2003 là 56.2%. Năm 2003, số lượng đào tạo bên ngoài tăng mạnh trong đó số lượng lao động do công ty cử đi tăng đột biến (đạt 14 người) là do trong năm 2004 công ty có kế hoạch điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu, biên chế tổ chức. Đồng thời số lao động học tại chức ngoài giờ đặt ra trong kế hoạch 2004 là khá cao do việc sáp nhập và luân chuyển cán bộ đòi hỏi người quản lý phải có các kỹ năng, nghiệp vụ mới.
2.2.1.3. Đào tạo kết hợp
Đây là hình thức mà công ty tiến hành thường xuyên hàng năm và chương trình đào tạo có thời gian tương đối dài đối với các khoá đào tạo cao đăng và đại học
Trong năm 2000 đến 2004, công ty liên tiếp mở các lớp đào tạo về trung cấp và cao đẳng dệt - may
Ví dụ trong 2001 - 2004, công ty đã thực hiện đào tạo cho 240 người bằng hình thức liên kết đào tạo đối với công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao.
Năm 2000 - 2002, mở lớp cao đẳng dệt - may cho 50 người (phối hợp với Đại Học Bách Khoa - khoa công nghệ may)
Năm 2001 - 2004, mở lớp cao đẳng dệt nhuộm cho 50 người (phối hợp với Đại Học Bách Khoa)
Năm 2001 - 2003, công ty đã phối hợp với giáo viên của trường Trung cấp may và Thời trang I mở 2 lớp đào tạo công nhân bậc cao về may, mỗi lớp gồm 70 người.
Về lao động quản lý, trong thời giai đoạn 2001 - 2004, Công ty tổ chức một lớp đại học tại chức về chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại công ty, do các giảng viên của trường Đại Học Kinh Tế quốc Dân giảng dạy, cho 45 học viên bao gồm cán bộ quản lý công ty và cán bộ của các doanh nghiệp thuộc TCHC. Lớp này được tổ chức học tập trung 4 tháng/kỳ.
Lớp học theo hình thức này được cán bộ quản lý đơn vị đánh giá đạt hiệu quả cao, do việc tập trung dễ dàng, dễ kiểm soát các học viên, mặt khác học viên có điều kiện đặt ra và nghiên cứu các tình huống mà thực tế doanh nghiệp đang gặp phải.
Ngoài ra, công ty còn thực hiện đào tạo ngắn ngày cho công nhân kỹ thuật khi có các thiết bị máy móc mới được chuyển giao (máy dệt vải, dệt kim....). Việc đào tạo được tiến hành do người của công ty và các chuyên gia bên ngoài và nước ngoài thực hiện. Đối với các trường hợp mà chi phí mời chuyên gia cao thì công ty sẽ bố trí cho đội ngũ lao động kỹ thuật dự giảng, sau đó bộ phận này soạn bài giảng để phổ biến lại cho công nhân các xí nghiệp.
Đối với trường hợp mà chi phí đào tạo tương đối thấp và liên quan trực tiếp đến một vài bộ phận sản xuất trực tiếp thì lúc này xí nghiệp sẽ tổ chức lớp học trực tiếp ngay cho công nhân đứng máy và các bộ phận liên quan.
Ví dụ. Tại Xí nghiệp may3, khi nhập máy dán chống thấm (trị giá hàng trăm triệu đồng một máy) để tăng cường hiệu quả sử dụng Giám đốc xí nghiệp đã xin kinh phí đào tạo mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy hướng dẫn sử dụng, bảo quản và sửa chữa nhỏ cho 40 người tại xí nghiệp. Nội dung chương trình gồm 4 bài theo trình tự sau:
Bài 1: Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị (Giám đốc xí nghiệp) trực tiếp lên lớp nhằm quán triệt mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc đào tạo.
Bài 2: Giới thiệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng máy dán chống thấm do chuyên gia giảng dạy. Đồng thời chuyên gia sẽ giảng về máy móc phụ trợ như: Máy thử độ kín, máy nén khí, máy dán tăng cường.
Bài 3: Chuyên gia sẽ giới thiệu về các loại vải và loại băng dán về tính chất cơ, lý, hoá của từng loại và sự tương hợp giữa chúng. Bên cạnh đó người học được giảng về yêu cầu của các đường dán, về độ chính xác, tiết kiệm và yếu tố thẩm mỹ...
Bài 4: Giám đốc xí nghiệp hoặc chuyên gia phòng kỹ thuật của công ty sẽ giảng dạy bài cuối: '' Dán chống thấm và các bộ phận sản xuất liên quan''. Lúc này người dự giảng không chỉ bao gồm công nhân trực tiếp sử dụng máy dán chống thấm mà còn có đại diện các khâu trong quá trình sản xuất có liên quan như: Bộ phận nhận vải, nhận băng dán...
Bước tiếp theo chuyên gia sẽ dùng máy để hướng dẫn người công nhân vận hành và dán thử, sau đó kiểm tra, đánh giá kết quả.
Hiện tại hình thức đào tạo này công ty đang áp dụng phổ biến và theo đánh giá của cán bộ quản lý là đạt hiệu quả cao.
2.2.1.4. Các lớp tập huấn ngắn ngày
Tuy hình thức đào tạo này không được công ty xếp trong các loại hình đào tạo của quy trình đào tạo mà công ty đã xây dựng nhưng lại được thực hiện khá phổ biến như tập huấn về an toàn bảo hộ lao động, về nhận thức ISO 9001 - 2000
Bảng 14: Lao động được đào tạo - tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 20.DOC