MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
4. Kết cấu đề tài 2
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1. Chiến lược kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 4
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh doanh nghiệp 4
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 4
1.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.1.3. Nội dung của chiến lược kinh doanh 7
1.1.2. Một vài nét về quản trị chiến lược kinh doanh doanh nghiệp 7
1.1.2.1. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh 7
1.1.2.2. Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh 8
1.2. Khái niệm, mục tiêu và nội dung của hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 9
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh 9
1.2.2. Mục tiêu của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 10
1.2.2.1. Mục tiêu ngắn hạn 10
1.2.2.2. Mục tiêu dài hạn. 10
1.2.3. Quy trình hoạch định chiến lược. 11
1.2.4. Nội dung của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 12
1.2.4.1. Phân tích môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.4.1.1. Môi trường vĩ mô 13
1.2.3.1.2. Môi trường đặc thù 14
1.2.4.2. Phân tích các nguồn lực bên trong 18
1.2.4.3. Sử dụng ma trận SWOT trong việc đánh giá và lựa chọn các chiến lược 19
1.2.4.4. Xây dựng các chiến lược dựa trên các mục tiêu đã chọn 20
1.2.4.5. Ra quyết định chọn chiến lược 21
1.2.4.6. Thực hiện công việc hoạch định chiến lược 21
1.3. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 24
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 24
1.3.3. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 25
Chương 2: Thực trạng công tác hoạch định chiến lược ở trung tâm đăng kiểm Bình Dương 26
2.1. Giới thiệu chung về trung tâm đăng kiểm Bình Dương 27
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm đăng kiểm Bình Dương 27
2.1.1.1. Trụ sở cơ quan 27
2.1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 29
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 29
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của trung tâm 29
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 30
2.1.4. Nguồn lực của trung tâm 31
2.1.4.1. Nguồn nhân lực 31
2.1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 33
2.1.4.3. Tiềm lực tài chính 36
2.1.5. Quy trình hoạt động của trung tâm 38
2.1.5.1. Sơ đồ quy trình kiểm định của trung tâm 38
2.1.5.2. Trình tự kiểm định xe cơ giới khi vào kiểm định 38
2.1.5.3. Thông tư 10/2009/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung kiểm tra an toàn kỹ thuật theo quy trình, quy định tại các công đoạn trên dây chuyền kiểm định 39
2.1.5.4. Mặt bằng bố trí dây chuyền kiểm định trung tâm đăng
kiểm 42
2.2. Phân tích thực trạng công tác hoạch định chiến lược 43
2.2.1. Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của trung tâm trong giai đoạn 2010-2015 43
2.2.1.1. Chiến lược đầu tư chiều sâu 43
2.2.1.2. Chiến lược marketing 44
2.2.1.3. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 44
2.2.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010-2015 45
2.3. Phân tích công tác hoạch định chiến lược giai đọan 2010-2015 46
2.3.1. Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010-2015 46
2.3.2. Xác định các nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh giai đoạn
2010-2015 46
2.3.3. Đánh giá công tác phân tích môi trường bên ngoài 47
2.3.3.1. Nội dung phân tích 47
2.3.3.1.1. Môi trường vĩ mô 48
2.3.3.1.2. Các nhân tố từ môi trường đặc thù 50
2.3.3.2. Kết quả phân tích môi trường bên ngoài 53
2.3.3.2.1. Thời cơ 53
2.3.3.2.2. Thách thức 54
2.3.4. Đánh giá công tác phân tích môi trường bên trong 55
2.3.4.1. Nội dung phân tích 55
2.3.4.2. Kết quả phân tích môi trường bên trong 58
2.3.4.2.1. Điểm mạnh 58
2.3.4.2.2. Điểm yếu 59
2.3.5. Xây dựng các phương án chiến lược 60
2.3.5.1. Sử dụng mô hình SWOT trong việc xây dựng các phương
án chiến lược 60
2.3.5.2. Các phương án chiến lược dự thảo 62
2.3.6. Lựa chọn chiến lược 62
2.3.7. Ra quyết định thực hiện chiến lược 64
2.3.7.1. Thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu 64
2.3.7.2. Thực hiện chiến lược marketing 64
2.3.7.3. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 65
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại trung tâm đăng kiểm Bình Dương trong giai đoạn 2010-2015 66
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của trung tâm đăng kiểm Bình Dương từ nay đến năm 2015 67
3.1.1. Phương hướng phát triển ngành 67
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của trung tâm trong những năm tới 67
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại trung tâm đăng kiểm Bình Dương 69
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh 69
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường bên trong và bên ngoài 71
2.2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng các phương án chiến
lược 73
3.2.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn chiến lược 73
3.2.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát xây dựng chiến
lược 74
3.2.6. Các kiến nghị nhằm nâng cao công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của trung tâm đăng kiểm Bình Dương 75
3.2.6.1. Bộ Giao Thông Vận Tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao Thông Vận Tải 75
3.2.6.2. Trung tâm đăng kiểm Bình Dương 75
Kết luận 77
Danh mục tài liệu tham khảo 78
Phụ lục 79
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại trung tâm đăng kiểm Bình Dương, giai đoạn 2010- 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thị trường, có kinh nghiệm về tình hình công tác kinh doanh. Đây là điểm mạnh về nhân lực, tạo thế vững mạnh cho sự phát triển của trung tâm trong tương lai. Từ khi chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế mới, trung tâm đã đổi mới tổ chức và cơ cấu quản lý nhằm có được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của trung tâm.
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lao động
41
100
43
100
43
100
Nhân viên quản lý
04
9,7%
04
9,3%
04
9,3%
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chánh)
Hiện nay, trung tâm gồm có 43 cán bộ công nhân viên.
Trong đó, Nam : 28 người
Nữ : 15 người
Tuổi : Dưới 30 tuổi : 10 người Từ 30 – 40 tuổi : 16 người
Từ 41 – 50 tuổi : 8 người Từ 50 tuổi trở lên : 9 người
Trình độ học vấn:
Trên đại học: 01 người; Đại học : 27 người; Cao đẳng : 03 người;
Trung cấp : 12 người.
Trình độ học vấn
Trên đại học
2%
Đại học
63%
Cao đẳng
7%
Trung cấp
28%
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chánh)
Hình 2.2: Biểu đồ trình độ học vấn của trung tâm
Nhận xét:
Hiện nay, trung tâm có nguồn nhân lực có trình độ cao (65% Đại học và trên Đại học). Đây là điểm mạnh về nhân lực, có thể tạo được thế mạnh cho sự phát triển của trung tâm, tạo được thế mạnh trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ.
Tuy nhiên, nguồn nhân sự trẻ (dưới 30 tuổi) chỉ chiếm khoảng 23% nguồn nhân lực. Đây là nguồn nhân lực trẻ, đầy nhiệt huyết. Vì vậy, đó cũng là hạn chế của trung tâm.
Hàng năm, tất cả cán bộ công nhân viên trung tâm đều phải kiểm chuẩn định kỳ, được thực hiện bởi các cán bộ của Cục ĐKVN. Điều này giúp nhân viên trung tâm luôn nắm bắt được các tiêu chuẩn, các quy định của nghành, góp phần thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc kiểm định.
2.1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quyết định số 50/2005/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2001 ban hành tiêu chuẩn nghành: “Tiêu chuẩn Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới” – số đăng ký – 22TCN 226-2005.
- Địa điểm: đúng tiêu chuẩn, được xây dựng phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho phương tiện ra vào kiểm định.
- Diện tích: đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn, đủ để xây dựng nhà xưởng, dây chuyền kiểm định, diện tích làm bãi đỗ xe và đường cho xe ra vào kiểm định tối thiểu chiếm 70% diện tích mặt bằng theo quy định.
- Mặt bằng:
+ Mặt bằng trung tâm phải đảm bảo không ngập úng trong mọi điều kiện.
+ Hệ thống đường cơ giới ra, vào tối thiểu đảm bảo tiêu chuẩn đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12mét để đảm bảo cho phương tiện ra vào thuận tiện.
+ Bãi đỗ xe tối thiểu bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng.
+ Nhà kiểm định có chiều cao thông xe phù hợp, không thấp hơn 4,5mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sang phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị kiểm định khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn hiện hành.
+ Khu văn phòng bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện giao dịch.
- Thiết bị kiểm định: Máy móc trang thiết bị là yếu tố lao động không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào. Là một doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế bao cấp: các dây chuyền sản xuất của trung tâm đều do nhà nước cung cấp, chủ yếu là dây chuyền cũ, lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng không cao. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này, trung tâm đã nhanh chóng cải tiến những dây chuyền không hoạt động được, mạnh dạn đầu tư những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Hiện nay trung tâm có 2 cơ sở, trung tâm không ngừng xây dựng nhà xưởng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trung tâm cũng đã nâng cấp lại hệ thống máy vi tính được đảm bảo chất lượng trong quá trình lưu trữ và truyền số liệu.
+ Kiểu loại các thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phù hợp với kiểu loại thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất trong mạng lưới trung tam kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc.
+ Trang bị cho dây chuyền kiểm định ở trung tâm gồm các thiết bị kiểm tra sau:
Thiết bị kiểm tra phanh.
Thiết bị cân trọng lượng.
Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng.
Thiết bị phân tích khí xả.
Thiết bị đo độ khói.
Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi.
Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước.
Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ.
Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm.
Thiết bị nâng xe phục vụ kiểm tra gầm.
Máy phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện.
Ngoài ra, dụng cụ kiểm tra cho mỗi dây chuyền kiểm định tối thiểu ở trung tâm gồm có:
Dụng cụ kiểm tra độ rơ vôlăng lái.
Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp.
Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại.
Đèn soi, đèn pin.
Búa chuyên dùng kiểm tra.
Thước đo các loại.
Yêu cầu kỹ thuật của từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới phải theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành.
Hiện nay, tất cả các thiết bị, công cụ sử dụng tại trung tâm đều được kiểm chuẩn định kỳ hàng năm, được thực hiện bởi các cán bộ của Cục ĐKVN, vì vậy luôn đảm bảo độ chính xác trong quá trình kiểm định phương tiện, góp phần rút ngắn thời gian nhanh nhất có thể.
2.1.4.3. Tiềm lực Tài chính
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của trung tâm từ năm 2007-2010.
Vốn
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Mức (Trđ)
Tỷ trọng (%)
Mức (Trđ)
Tỷ trọng (%)
Mức (Trđ)
Tỷ trọng (%)
Mức (Trđ)
Tỷ trọng (%)
Theo cơ cấu:
1. Vốn cố định
20.378
72,50
28.274
74,55
35.132
74,31
44.152
74,34
2. Vốn lưu động
6.720
27,50
9.652
25,45
12.143
25,69
15.243
25,66
Tổng
27.098
100,00
37.926
100,00
47.275
100,00
59.395
100,00
Theo nguồn:
1.Ngân sách
12.453
45,96
16.541
43,61
18.165
38,42
22.480
37,84
2. Vay ngân hàng
11.860
43,76
15.247
40,20
20.873
44,15
25.873
43,56
3. Tự có
2.785
10,28
6.138
16,19
8.237
17,43
11.142
18,60
Tổng
27.098
100,00
37.926
100,00
47.275
100,00
59.395
100,00
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Ngoài cơ cấu vốn kinh doanh, trung tâm còn đầu tư vốn để nâng cấp cải tạo mua sắm trang thiết bị, công nghệ, từng bước chuyển hướng hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường, cải tạo nâng cấp kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá của Bộ GTVT, Cục ĐKVN.
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm vào 3 năm 2007-2009
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng số lượt xe đã kiểm định
Lượt
27.241
(Tổng cộng có 3 trạm đến 11/5/2007)
26.866
28.792
Số lượt đạt tiêu chuẩn
Lượt
23.617 (86,7%)
22.340 (83,15%)
23.275 (80,84%)
Tổng doanh thu
Đồng
4.491.108.200
4.307.555.089
6.471.960.331
Thu nhập bình quân
Đồng
2.342.691
3.629.457
4.312.000
Tổng nộp ngân sách nhà nước
Đồng
531.916.687
735.414.905
1.905.598.124
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Qua phân tích bảng báo cáo hoạt động trong 3 năm từ 2007-2009 ta thấy:
- Tổng lượt phương tiện đến trung tâm đăng kiểm, tổng doanh thu và thu nhập bình quân tăng hằng năm, chứng tỏ trung tâm đang có chiến lược phát triển đúng đắn.
- Số lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, đảm bảo đủ điều kiện tham gia giao thộng giảm hằng năm, nghĩa là số phương tiện không đủ điều kiện tham gia giao thông tăng lên, chứng tỏ trung tâm đã đặt vấn đề an toàn giao thông lên trên hết, kiểm định đúng quy trình, quy định của nghành, của Cục ĐKVN đề ra, giảm nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên cả nước.
2.1.5. Quy trình hoạt động của trung tâm
2.1.5.1. Sơ đồ quy trình kiểm định phương tiện của trung tâm
Nộp hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ
Lập phiếu theo dõi, thu phí
Kiểm định phương tiện
In kết quả kiểm định
Soát xét, đánh giá kết quả kiểm định
In ấn chỉ
Ký duyệt hồ sơ
Cấp phát hồ sơ
Dán tem kiểm định
1
2
Chủ phương tiện
Nhân viên nghiệp vụ
3
4
5
6
7
8
9
10
CB-CNV trung tâm
Nhân viên nghiệp vụ
Ban lãnh đạo
Nhân viên nghiệp vụ
Phụ trách dây chuyền
Nhân viên nghiệp vụ
Đăng kiểm viên
Nhân viên nghiệp vụ
Thứ tự Nội dung công việc Người thực hiện
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm định phương tiện của trung tâm
2.1.5.2. Trình tự kiểm định xe cơ giới khi vào kiểm định
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ (Nhân viên nghiệp vụ).
Bước 2: Đăng ký kiểm định (Nhân viên nghiệp vụ).
Bước 3: Kiểm tra xe cơ giới (Đăng kiểm viên).
Đăng kiểm viên đưa xe vào dây chuyền và thực hiện:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa tài liệu kỹ thuật và thực tế của xe.
- Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và đánh giá kết quả kiểm định theo quy định của thông tư 10/2009/TT-BGTVT.
- Lập biên bản kiểm tra cấp sổ kiểm định (đối với kiểm tra lần đầu cấp sổ kiểm định); ghi nhận và truyền kết quả kiểm tra về máy chủ sau khi kết thúc kiểm tra ở mỗi công đoạn.
Phụ trách dây chuyền thực hiện:
- Soát xét, hoàn chỉnh các nội dung của phiếu kiểm định, kiểm tra và ký xác nhận.
- Đối với xe cơ giới không đạt, ghi các nội dung không đạt vào trang “Kết quả kiểm định” tiếp theo của sổ kiểm định và thông báo kết quả kiểm tra không đạt.
Đối với xe cơ giới kiểm tra lại trong ngày, nếu các hạng mục đã đạt trong lần kiểm tra trước đó không bị thay đổi hoặc hư hỏng, chỉ cần kiểm tra lại các hạng mục không đạt. Riêng đối với các hạng mục liên quan đến hệ thống phanh, nếu có hạng mục không đạt, phải kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục có liên quan đến hệ thống phanh. Các xe cơ giới kiểm tra lại trong ngày khác phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ (Nhân viên nghiệp vụ).
Bước 5: Ký duyệt hồ sơ (Lãnh đạo đơn vị).
Bước 6: Trả kết quả (Nhân viên nghiệp vụ).
2.1.5.3. Thông tư 10/2009/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung kiểm tra an toàn kỹ thuật theo quy trình, quy định tại các công đoạn trên dây chuyền kiểm định
Công đoạn 1: Kiểm tra các nội dung sau:
Stt
Nội dung kiểm tra
01
Biển số đăng ký
02
Số khung
03
Số động cơ
04
Động cơ và các hệ thống liên quan, ắc quy
05
Màu sơn
06
Kiểu loại, kích thước xe
07
Bánh xe và lốp dự phòng
08
Các cơ cấu chuyên dùng, mâm xoay, chốt kéo, búa phá cửa sự cố
09
Các cơ cấu khóa hãm
10
Đèn chiếu sáng phía trước
11
Các đèn tín hiệu, đèn kích thước, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số
12
Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau, chắn bùn
13
Bình chữa cháy
Hình ảnh minh họa: Hình 2.1 trang : “Danh sách các hình ảnh…”
Công đoạn 2: Kiểm tra các nội dung sau:
Stt
Nội dung kiểm tra
01
Tầm nhìn, kính chắn gió
02
Gạt nước, phun nước rửa kiếng
03
Gương quan sát phía sau
04
Các đồng hồ và đèn báo trên bảng điều khiển
05
Vô lăng lái, càng lái của phương tiện ba bánh có một bánh dẫn hướng
06
Trụ lái và trục lái
07
Sự làm việc của trợ lực lái
08
Các bàn điều khiển ly hợp, phanh
09
Sự làm việc của ly hợp
10
Cơ cấu điều khiển hộp số
11
Cơ cấu điều khiển phanh đỗ
12
Tay vịn, cột chống, giá để hàng, khoang hành lý
13
Ghế người lái, ghế hành khách, dây đai an toàn
14
Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng
15
Sàn bệ, khung xương, bậc lên xuống
16
Cửa và tay nắm cửa
17
Dây dẫn điện (phần trên)
Hình ảnh minh họa: Hình 2.2 trang : “Danh sách các hình ảnh…”
Công đoạn 3: Kiểm tra các nội dung sau:
Stt
Nội dung kiểm tra
01
Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng
02
Sự làm việc và hiệu quả phanh chính
03
Sự làm việc và hiệu quả phanh đỗ
04
Sự lảm việc của trang thiết bị phanh khác
Hình ảnh minh họa: Hình 2.3a, 2.3b trang : “Danh sách các hình ảnh…”
Công đoạn 4: Kiểm tra các nội dung sau:
Stt
Nội dung kiểm tra
01
Độ ồn
02
Còi điện
03
Khí thải động cơ cháy cưỡng bức: Nồng độ CO, HC
04
Khí thải động cơ cháy do nén
Hình ảnh minh họa: Hình 2.4 trang : “Danh sách các hình ảnh…”
Công đoạn 5: Kiểm tra các nội dung sau:
Stt
Nội dung kiểm tra
01
Khung và các liên kết, móc kéo
02
Dẫn động phanh chính
03
Dẫn động phanh đỗ
04
Dẫn động ly hợp
05
Cơ cấu lái, các thanh đòn dẫn động lái
06
Khớp cầu và khớp chuyển hướng
07
Ngõng quay lái
08
Moay ơ bánh xe
09
Bộ phận đàn hồi (Nhíp, lò xo, thanh xoắn)
10
Hệ thống treo khí
11
Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình
12
Giảm chấn
13
Các khớp nối của hệ thống treo
14
Các đăng
15
Hộp số
16
Cầu xe
17
Hệ thống dẫn khí xả, bầu giảm âm
18
Dây dẫn điện (phần dưới)
Hình ảnh minh họa: Hình 2.5 trang : “Danh sách các hình ảnh…”
Bảng 2.4: Các công đoạn kiểm định trên dây chuyền
2.1.6.4. Mặt bằng bố trí dây chuyền kiểm định Trung tâm Đăng kiểm
Hiện nay, trung tâm đang hoạt động 2 cơ sở với 02 dây chuyền kiểm định, vì lượng xe thường ùn tắc nên Trung tâm đang có kế hoạch mở rộng số lượng dây chuyền kiểm định (mỗi cơ sở 02 dây chuyền) để phù hợp với tiêu chuẩn của Cục ĐKVN (01 dây chuyền chỉ được kiểm định tối đa 45lượt xe/ngày theo Quyết định số 50/2005/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2005 ban hành tiêu chuẩn nghành: “Tiêu chuẩn trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới” – số đăng ký – 22TCN226-2005).
Hình ảnh minh họa: Hình 2.6 trang : “Danh sách các hình ảnh…”
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.2.1. Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của trung tâm trong giai đoạn 2010-2015
Giai đoạn 2010-2015 là những năm tiếp theo của quá trình chuyển đổi phương thức làm ăn mới của trung tâm đăng kiểm Bình Dương. Đó là phương thức tự hạch toán kinh doanh tìm lợi nhuận. Bài toán đặt ra với trung tâm như một thử thách lớn khi mà trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, trong khi các đối thủ cạnh tranh cũ ngày càng lớn mạnh và có sự vượt trội. Các câu hỏi luôn được đặt ra đối với ban lãnh đạo trung tâm là làm thế nào để có thể giữ vững được thị phần và đảm bảo mức tăng trưởng bình quân 10%/năm khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Đứng trước những vấn đề nan giải đó, ban lãnh đạo trung tâm đã nhìn nhận một cách rất khách quan các thời cơ và đe doạ từ môi trường trên cơ sở kết hợp với thực trạng các nguồn lực của trung tâm sau 15 năm đổi mới để đưa ra và thực hiện các chiến lược kinh doanh được xem như là có thể đem lại luồng sinh khí mới cho trung tâm vượt lên.
2.2.1.1. Chiến lược đầu tư chiều sâu
Đây là chiến lược cũ được trung tâm nâng cấp lên theo thời gian. Đó là một chiến lược rất hiệu quả đã giúp trung tâm thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lạc hậu trong 15 năm để vượt lên thành một trung tâm có quy mô lớn và hiện đại hàng đầu trong cả nước đủ sức đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có khả năng cạnh tranh cao so với các trung tâm đăng kiểm. Chiến lược đầu tư chiều sâu ngày càng được mở rộng hơn khi trung tâm quyết định đầu tư đào tạo các chương trình mới. Chính vì vậy:
- Năm 2011, trung tâm đầu tư hệ thống máy vi tính gần 400 triệu đồng.
- Năm 2012, trung tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ đăng kiểm 500 triệu đồng.
- Dự tính năm 2012, trung tâm tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 02 dây chuyền kiểm định mới, khoảng 2,5 tỷ đồng.
2.2.1.2. Chiến lược Marketing
Mục tiêu chính của chiến lược marketing trong đánh giá 2010-2015 là làm thế nào để làm tăng thị phần của trung tâm trên thị trường, nhằm xác định một vị thế nhất định. Các nhiệm vụ chính mà trung tâm cần thực hiện khi tiến hành chiến lược marketing là chính sách định giá sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, quảng bá hình ảnh, văn hóa trung tâm đến khách hàng.
Về chính sách giá sản phẩm: Một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của trung tâm, ngoài chất lượng là giá và các dịch vụ đi kèm. Trong đó, cạnh tranh bằng các dịch cụ đi kèm gây được sự chú ý và thuyết phục hơn cả đối với khách hàng. Do vậy, khi có sự thay đổi nhỏ về giá và các dịch vụ đi kèm của sản phẩm giữa các trung tâm khác nhau thì thường dẫn tới hiện tượng cầu đối với trung tâm có giá và dịch vụ đi kèm mềm hơn sẽ tăng vọt. Nắm bắt được đặc điểm đó, trung tâm đã tìm mọi phương pháp để giảm chi phí đầu vào (chi phí sản xuất, chi phí quản lý,…) để làm giảm giá thành và kèm theo các dịch vụ đi kèm. Một trong những phương pháp làm giảm chi phí đầu vào hiệu quả là đưa ra các phương pháp dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, lựa chọn các nhà cung ứng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất,…
2.2.1.3. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Đi cùng với chiến lược đầu tư chiều sâu và chiến lược marketing, để nâng cao năng lực sản xuất, tăng thị phần khách hàng cũng như tạo thêm việc làm nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, thì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm luôn là một chiến lược quan trọng giúp trung tâm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đó là lời giải để trung tâm bảo đảm đầu ra hiệu quả.
Đa dạng hóa sản phẩm cũng chính là đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Căn cứ vào thực tế đó và căn cứ vào những quyết định, tiêu chuẩn, quy định của Cục ĐKVN, trung tâm không chỉ tập trung mọi năng lực vào sản xuất một sản phẩm, mà trung tâm còn tập trung sản xuất các sản phẩm khác có khả năng cạnh tranh cao và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Cụ thể, trung tâm đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm như sau:
- Mở rộng kiểm định khí thải xe máy (áp dụng từ 01/01/2011 theo quyết định số 249/2005/QĐ-TTg quy định xe môtô, xe gắn máy sản xuất, nhập khẩu mới phải được kiểm soát theo mức tiêu chuẩn Euro).
- Tăng cường kiểm định các loại xe máy chuyên dùng.
- Thiết kế, cải tạo thùng xe tải theo thiết kế mẫu.
- Tư vấn kỹ thuật.
2.2.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010-2015
Giai đoạn 2010-2015 là giai đoạn chuyển mình lớn của trung tâm đăng kiểm Bình Dương. Trung tâm đã có những bước đi rất táo bạo để lập vị thế của mình.
Trước năm 2009, trung tâm tưởng chừng gặp rất nhiều khó khăn khi xuất hiện các trung tâm Đăng kiểm tư nhân (theo Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ GTVT phê duyệt đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành”), nay đã trở thành trung tâm nhà nước hàng đầu phía nam, có quy mô và tầm hoạt động lớn. Điều đó không thể phủ định những thành quả đem lại từ công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo trung tâm.
Ngoài những ưu điểm như tạo mức tăng trưởng bình quân hàng năm tăng trên 10%, uy tín vị thế ổn định trên thị trường, thị trường ngày càng mở rộng, mức đóng góp vào ngân sách hàng năm, năm sau cao hơn năm trước (xem bảng 2.3).
Nhưng nhược điểm cũng không thể tránh khỏi và hết sức nặng nề. Do mức đầu tư chiều sâu quá lớn, đội ngũ nhân viên còn có suy nghĩ bao cấp, thực hiện việc kiểm định không đủ quy trình, bỏ sót công đoạn trong quá trình kiểm định, những nghiên cứu về thị trường chưa thật sự chính xác nên hiệu suất làm việc chưa cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của trung tâm.
2.3. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2010-2015
2.3.1. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015
Giai đoạn 2010-2015 là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi phương thức làm ăn mới, tự hạch toán kinh doanh, tìm các giải pháp thu được lợi nhuận nhiều nhất khi mà sự cạnh tranh trong ngành diễn ra ngày càng quyết liệt khi các đơn vị tư nhân được phép hành nghề đăng kiểm. Trước tình hình diễn biến phức tạp khó khăn như vậy, Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ chủ chốt của trung tâm đã nghiên cứu phân tích và đánh giá sát thực tế, đồng thời căn cứ trên các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2005-2010, hình thành nên các mục tiêu chính của giai đoạn mới. Chính vì vậy, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010-2015 có sự chuyển biến rõ rệt cả về tính chất và phương hướng hoạt động. Nhưng về cơ bản vẫn kế thừa và phát huy được các chiến lược cũ giai đoạn 2005-2010. Trung tâm xác định ba mục tiêu chiến lược kinh doanh quan trọng mới mà công ty cần đạt được trong 5 năm 2010-2015. Đó là:
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của trung tâm.
+ Thực hiện việc kiểm định đúng quy trình, đúng quy định.
+ Tăng mức lợi nhuận.
2.3.2. Xác định các nhiệm vụ của chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015
Để có thể đạt được ba mục tiêu chiến lược quan trọng trên thì yêu cầu đặt ra cho trung tâm là phải từng bước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn này. Đó sẽ là các cách thức giúp trung tâm có thể hoàn thành được các mục tiêu của mình.
- Nhiệm vụ chiến lược mà trung tâm cần thực hiện là tiếp thu hoàn thiện công nghệ, trang thiết bị để ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng năng suất hoạt động của máy móc.
- Nhiệm vụ chiến lược nghiên cứu các loại sản phẩm mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, của thị trường, làm tăng tính đa dạng hóa sản phẩm của trung tâm.
- Nhiệm vụ chiến lược nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhu cầu mới của thị trường để có hướng đầu tư mới.
- Nhiệm vụ chiến lược nâng cao công tác cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng đồng thời giảm mức chi phí nguyên vật liệu ở mức thấp nhất có thể để hạ giá thành và kèm theo các dịch vụ đi kèm. Điều này liên quan đến mối quan hệ và cách chọn lựa các nhà cung ứng.
- Nhiệm vụ chiến lược nâng cao trình độ, tay nghề công nhân viên, đáp ứng sự đòi hỏi của quá trình vận hành bằng công nghệ mới, trang thiết bị mới, hướng tới tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc.
- Nhiệm vụ chiến lược luôn ý thức tầm quan trọng trong việc thực hiện kiểm định phương tiện tuân thủ đúng quy định, quy trình của Bộ GTCT, Cục ĐKVN nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong tỉnh nhà và trên cả nước.
- Nhiệm vụ chiến lược hoàn thiện các chính sách về giá, các chính sách về thanh toán,…
- Nhiệm vụ chiến lược nghiên cứu, phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của thị trường ở mức cao nhất có thể.
- Nhiệm vụ chiến lược hoàn thiện các chính sách quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới.
2.3.3. Đánh giá công tác phân tích môi trường bên ngoài
2.3.3.1 Nội dung phân tích môi trường bên ngoài của trung tâm
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, có vai trò như các nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trung tâm đăng kiểm Bình Dương cũng không nằm ngoài sự tác động đó, thực tế cho thấy các doanh nghiệp không thể kiểm soát được các biến cố đem lại từ môi trường bên ngoài, mà chỉ có thể tìm kiếm các thông tin làm tăng các cơ hội thuận lợi và hạn chế các rủi ro.
Nội dung phân tích môi trường bên ngoài của trung tâm là quy trình tìm kiếm, phân tích và lựa chọn thông tin hữu ích từ môi trường bên ngoài, từ đó làm căn cứ xác định các cơ hội và thách thức đối với trung tâm.
Khi thu thập các thông tin về môi trường vĩ mô bao gồm các môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hoá, môi trường công nghệ và môi trường nhân khẩu học. Các thông tin về môi trường vi mô gồm các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn. Các thông tin từ việc thu nhập này đã trở thành các nguồn cung cấp hữu ích cho mọi dịch vụ của trung tâm. Nhưng trên thực tế chỉ có 45% thông tin thu nhập được là có thể sử dụng được cho các chiến lược hoạt động của trung tâm. Do vậy, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của trung tâm khi đánh giá môi trường bên ngoài đòi hỏi phải có sự lựa chọn các thông tin cần thiết và hữu ích.
2.3.3.1.1. Môi trường vĩ mô
a. Về môi trường kinh tế
Trung tâm quan tâm nhiều đến tỷ giá ngoại tệ và các chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước đối với các mặt hàng liên quan tới hoạt động sản xuất của trung tâm. Phần lớn nguyên vật liệu sản xuất mà trung tâm sử dụng là nhập khẩu, đó là yếu tố đảm bảo đầu vào chất lượng nên sự biến động của tỷ giá ngoại tệ có tác động rất lớn đến việc thanh toán bằng ngoại tệ cho các nhà cung cấp. Nếu tỷ giá giảm thì có lợi cho trung tâm nhưng nếu tăng thì chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào cao. Tính đến thời điểm tháng 12/2010, tỷ giá VNĐ/USD là 21.570 đ/usd, như vậy tăng cao so với bình quân thực tế.
Ngoài ra, thị trường thế giới tăng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới các dịch vụ của trung tâm. Đặc biệt, một số biến động về giá điện và nước cũng tạo một phần không nhỏ những khó khăn cho trung tâm (xăng dầu xấp xỉ 1800đ/lít, điện tăng 1500 đ/kw, nước tăng 3000đ/m3...) trong việc giảm chi phí để ổn định giá thành.
b. Về môi trường chính trị
Giai đoạn 2010-2015: là giai đoạn thời kỳ Việt Nam thiết lập mối quan hệ thương mại song phương với Mỹ, mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới như EU, AFT