Chương I 1
THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 1
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT 1
1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT. 3
1.2. KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH. 6
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và vị trí của Kinh tế ngoài Quốc doanh: 6
1.2.1.1. Khái niệm Kinh tế ngoài Quốc doanh: 6
1.2.1.2. Đặc điểm của kinh tế ngoài Quốc doanh: 7
1.2.1.3. Vị trí, vai trò của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: 8
1.2.2. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh: 12
1.2.2.1. Quy trình đăng ký thuế. 12
1.2.2.2. Quy trình Điều tra doanh số ấn định (đối với hộ ấn định thuế) 13
1.2.2.3. Quy trình tính thuế, lập sổ bộ thuế (đối với hộ ấn định thuế). 14
1.2.2.4. Quy trình xử lý tờ khai (Đối với hộ kê khai theo phương pháp trực tiếp) 15
1.2.2.5. Xử lý giấy nộp tiền lập báo cáo kế toán thống kê thuế. 15
1.3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH. 16
1.3.1.1. Tầm quan trọng của việc quản lý thuế VAT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh: 16
1.3.1.2. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh hiện nay: 18
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 20
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY. 20
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN CẦU GIẤY. 20
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 20
Biểu 1: Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài. 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận Cầu Giấy: 22
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục thuế Quận Cầu Giấy. 23
2.2. Tình hình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy. 24
2.2.1. Khái quát về tình hình thực hiện thu thuế trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua: 24
Tỷ trọng 25
2.2.2. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế. 28
2.2.3. Tình hình quản lý căn cứ tính thuế. 32
2.2.3.1. Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: 32
2.2.3.2. Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp: 34
Biểu 4: Quản lý doanh thu tính thuế một số hộ điển hình nộp 35
thuế theo kê khai. 35
Đơn vị tính: 1000đ 35
2.2.3.3. Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh số: 36
2.2.4. Tình hình quản lý công tác thu nộp thuế 40
2.2.5. Công tác miễn giảm thuế: 43
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế GTGT: 43
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY. 45
2.3.1. Nhận xét chung: 45
2.3.2. Những vấn đề tồn tại ở Chi cục thuế quận Cầu Giấy 46
Chương 3 49
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 49
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRI GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 49
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy: 49
3.1.2. Một số giải pháp chung: 50
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 54
3.2.1 Các giải pháp trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế: 54
3.2.2. Các giải pháp trong công tác quản lý tính thuế: 56
3.2.3. Các giải pháp trong công tác quản lý thu nộp thuế: 58
3.2.4. Các giải pháp trong công tác thanh tra kiểm tra thuế: 58
Kết luận 61
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thu là chủ yếu. Trong năm 2000, với số thực tế thu là 19.593.773 đồng, chi cục đã hoàn thành kế hoạch đặt ra 13.174.585.000 đồng, vượt mức 104.2% (con số này trong năm 2001 là139.9%). Trong đó thuế TNDN và thuế GTGT là hai khoản thu lớn hơn cả. Nếu tính tỷ trọng số tiền thuế thu được đối với khu vục kinh tế ngoài quốc doanh qua hai năm gần đây thì thuế GTGT và thuế TNDN chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm 87.8 % năm 2001 ( thuế GTGT chiếm 35,5%; thuế TNDN chiếm 52,3 %) và năm 2000 (trong đó thuế TNDN chiếm 50.6% còn thuế GTGT 36.2%)
Đơn vị tính: 1000đ
Biểu 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu thuế ở chi cục thuế Quận Cầu Giấy trong thời gian qua
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tỷ trọng
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh %
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh %
Năm 2000
Năm 2001
Toàn quận
9120000
12823388
140.6
13174585
19593773
148.7
100.0
100.0
Thuế NQD
5000000
6996537
139.9
6970000
7260432
104.2
54.6
37.1
TTNDN
2276404
3543195
155.6
3654000
3796490
103.9
50.6
52,3
TGTGT
1873596
2534287
135.3
2436000
2576458
105.8
36.2
35,5
Thuế môn bài
850000
919055
108.1
880000
887477
100.8
13.2
12,2
Thuế SD ĐNN
120000
240000
200.0
108585
110650
101.9
1.9
0.6
Thuế nhà đất
1450000
1580007
109.0
1571000
1501396
95.6
12.3
7.7
Tiền thuê đất
2400000
3472830
144.7
2690000
3828452
142.3
27.1
19.5
Phí lệ phí
150000
370499
247.0
155000
301476
194.5
2.9
1.5
Thuế PS-QD
LP trước bạ
163515
1680000
6591368
392.3
1.3
33.6
Nhìn chung có thể thấy rằng, về mặt số lượng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Số thu thực tế và kế hoạch đặt ra qua các năm cho thấy không có những biến động đáng kể nào, chi cục đã đặt ra kế hoạch hợp lý và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn.
Về công tác quản lý số hộ nộp thuế môn bài: Chi cục thuế đã triển khai rà soát toàn bộ các đối tượng kinh doanh yêu cầu các hộ kinh doanh kê khai để cấp mã số thuế, tổng số 3.987 hộ đã cấp mã. Nhưng từ năm 1998 đến nay đã có 1413 hộ bỏ kinh doanh trong đó 1187 hộ đã thu hồi được mã số thuế trả Cục thuế, còn lại 226 hộ không thu hồi được mã do bỏ đi kinh doanh nơi khác không tìm được địa chỉ chủ hộ. Số hộ có mã còn lại là 2.800 hộ. Trong năm 2001, Chi cục đã quản lý thu thuế môn bài theo ghi thu và thu phát sinh 2589 hộ - số thuế 887.477.000 đồng và năm 2000 số thu là 919.055.000 đồng, trong đó thu theo ghi thu là 2.528 hộ - số thuế 896.540.000 đồng, thu phát sinh được 68 hộ 22.515.000 đồng).
Về thuế sử dụng đất nông nghiệp: Năm 2001 Chi cục quản lý 5 phường chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp với số hộ quản lý 2.949. Số thuế 139 tấn thực hiện được 110.650.000 đồng đạt 101,9% so với kế hoạch và so với năm 2000 đặt 46.1%.
Về thuế nhà đất: Kế hoạch giao năm 2001 là 1.571.000.000 đồng nhưng thực hiện chỉ đạt 1.501.396.000 đồng do đó tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 95,6% và giảm so với cùng kỳ năm trước là 5%. Qua tìm hiểu cho thấy, nguyên nhân của việc chi cục không hoàn thành kế hoạch đặt ra là do: trong năm 2001, quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều công trình xã hội và phúc lợi công cộng được triển khai xây dựng. Bên cạnh đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông thôn ra thành thị, từ các nghề trồng - chăn - nuôi sang các nghề kinh doanh buôn bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp... Sự chuyển dịch này đã khiến cho ngành nông nghiệp trên địa bàn ngày càng giảm, diện tích đất nông nghiệp cũng thu hẹp hơn.
Tiền thuê đất là một nguồn thu lớn trong dự toán ngân sách của Quận. Trong năm 2001 Chi cục đã tổ chức thu được 3.472.830.000 đồng đạt 145% so với kế hoạch và so với cùng kỳ đạt 96%.
Về tổng hợp tình hình thu toàn chi cục, năm 2001 Chi cục thuế Quận Cầu Giấy đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm với tổng số thu là 19.593.773.000 đồng, đạt 148,7% kế hoạch tăng so với cùng kỳ 52,8%.
Theo biểu 2, số thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2000 chiếm một tỷ trọng lớn (54,6%) trong tổng số thu của toàn Quận. Song con số này lại giảm đáng kể trong năm 2001, chỉ 37.1%. Đáng lưu ý là số thuế GTGT và thuế TNCD thực tế các đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoàii quốc doanh qua các năm lại không có gì biến động đáng kể: số thu thực hiện năm 2001/2000 là 7.260.432.000/6.996.537.000 đồng (tỷ lệ thay đổi: tăng 3,8%). Điều này chứng tỏ chi cục vẫn duy trì tốt tình hình thực hiện nhiệm vụ thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là hai loại thuế quan trọng, thuế TNDN và thuế GTGT, có tỷ trọng lớn trong nhiệm vụ thu kế hoạch. Vậy nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu thu này là ở đâu?
Cũng trong biểu 2 cho thấy, nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng số thuế thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh so với số thu toàn quận giữa hai năm là do tổng số thu toàn quận đã tăng lên khá nhiều (tăng 6.770.385.000 đồng, tương đương 52.8%). Số tiền thu này chủ yếu là tiền thu từ các khoản tiền thuê đất và lệ phí trước bạ. Đây là những khoản thu không chủ yếu, hoặc không nằm trong nhiệm vụ kế thu của chi cục nhưng cũng đã phản ánh đúng nội dung, tính chất của các khoản thu do chi cục quản lý.
Qua những phân tích trên đây, có thể nhận xét, trong những năm qua chi cục thuế quận Cầu Giấy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn quản lý. Không những thế, chi cục còn mở rộng các khoản thu nhằm tăng thu vào ngân sách Nhà nước những khoản thu thiết thực, chính đáng. Đây là thành tích đáng biểu dương, thể hiện sự lỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi cục. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả trên đây, chi cục thuế quận Cầu Giấy đã trải qua không ít khó khăn trong việc quản lý số hộ nộp thuế , xác định và điều chỉnh doanh số cho các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định và quản lý doanh số của các hộ nộp theo phương pháp kê khai. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng tiền thuế vi phạm nộp thuế vẫn xảy ra đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa.
2.2.2. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế.
Trong bất cứ luật thuế nào vấn đề cần xác định đối tượng nộp thuế vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác thu bởi mỗi loại đối tượng nộp thuế cơ quan thuế sẽ có quy định quản lý thu phù hợp.
Theo quy định luật thuế GTGT thì tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế. Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn phân loại hộ và phân ngành nghề để có thể quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Các đồng chí lãnh đạo thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, xuống tận địa bàn để xác minh các trường hợp nghi vấn. Nhiều hình thức khen thưởng và kỷ luật được Chi cục áp dụng cũng góp phần đưa việc kinh doanh trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đi vào nề nếp.
Biểu 3: Kết quả quản lý đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy năm 2001
Chỉ tiêu
Số hộ có ĐKKD
Số hộ thực tế KD
Số hộ quản lý trên Bộ
So sánh
Số tuyệt đối
Số tương đối(%)
(1)
(2)
(3)
(2 -3)
(3-1)
1. Hộ khấu trừ:
92
92
92
0
0
100.0
Ngành sản xuất
14
14
14
0
0
100.0
Ngành dịch vụ
30
30
30
0
0
100.0
Ngành thương nghiệp
48
48
48
0
0
100.0
2. Hộ kê khai
1174
1229
1188
41
14
96.7
Ngành sản xuất
53
67
61
6
8
91.0
Ngành dịch vụ
231
253
234
19
3
92.5
Ngành thương nghiệp
759
770
761
9
2
98.8
Ngành ăn uống
131
139
132
7
1
95.0
3. Hộ khoán DT
2046
2228
2163
65
117
97.1
Ngành sản xuất
339
349
340
9
1
97.4
Ngành dịch vụ
428
442
431
11
3
97.5
Ngành thương nghiệp
897
998
991
7
94
99.3
Ngành ăn uống
382
439
401
38
19
91.3
Tổng cộng
3312
3549
3443
106
131
97.0
Trong năm 2001, Chi cục được giao quản lý số hộ sản xuất kinh doanh cá thể thu theo phương pháp khoán doanh thu chủ yếu. Cụ thể số hộ đang quản lý thu thuế là 3443 hộ trong đó hộ thu theo phương pháp khấu trừ là 92 hộ, hộ thu theo kê khai là 1188 hộ, còn lại 2163 hộ thu theo khoán doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh (62,82%), trong khi đó số hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ chỉ chiếm 2,67%.
Do quy mô kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nhỏ, việc thực hiện sổ sách kế toán chưa đầy đủ và không đúng quy định đã gây không ít khó khăn cho quá trình nộp thuế của khu vực. Số hộ do Chi cục quản lý thu thuế so với số hộ thực tế kinh doanh là 97%. Gây thất thu cho ngân sách Nhà nước tập trung vào các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán doanh thu, đặc biệt là ngành ăn uống. Trong năm 2001 Chi cục đã tiến hành kiểm tra được tổng số 67 hộ không đăng ký kinh doanh - số thuế truy thu và phạt là 415.581.000 đồng. Trong đó Chi cục tự kiểm tra 44 hộ - số thuế là 116.511.000 Đồng, và số do phối kết hợp với các ngành để kiểm tra là 15 hộ - số thuế truy thu thêm 299.070.000 Đồng.
Mặc dù có những khó khăn mang tính đặc thù như vậy nhưng tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Chi cục vẫn vượt, phát hiện và đưa vào quản lý 60 hộ có doanh thu. Con số chưa phải là lớn song cũng là một thành tích và đã phản ánh những cố gắng lớn lao của Chi cục trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế, hạn chế được một cách tối đa việc bỏ sót các hộ kinh doanh trên địa bàn.
Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế thì quản lý các hộ nghỉ cũng có vai trò quan trọng. Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng các hộ nghỉ trên 15 ngày/tháng thì được xét giảm thuế, các hộ nghỉ cả tháng hoặc có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu thì được xét miễn thuế. Qua thực tế cho thấy các hộ kinh doanh với các lý do sau:
+ Nghỉ kinh doanh để chuyển hướng kinh doanh.
+ Nghỉ kinh doanh để sáp nhập, chia tách.
+ Nghỉ kinh doanh do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
+ Nghỉ kinh doanh để chuyển địa điểm
+ Nghỉ hay tạm nghỉ vì một số nguyên nhân khác.
Trong mọi trường hợp, đội thanh tra của Chi cục đã tiến hành phân loại các đơn xin nghỉ để kiểm tra, xác minh, ký nhận chuyển bộ phận nghiệp vụ có kế hoạch lập và duyệt hộ đưa vào quản lý tháng sau, đồng thời báo cho lãnh đạo Chi cục ra quyết định miễn giảm. Nhưng trên thực tế, do lực lượng thanh tra mỏng nên chỉ kiểm tra đối với các đối tượng nghi vấn. Do đó vẫn không có ít hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ nhưng vẫn sản xuất kinh doanh và lợi dụng trốn thuế. Năm 2001 Chi cục đã kiểm tra phát hiện 36 hộ “nghỉ giả” xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh, số thuế truy thu và phạt là 10.356.000 đồng. (So với năm 2000 thì số hộ này đã có giảm hơn 9 hộ).
Sở dĩ vẫn còn tồn tại các hộ “nghỉ giả” là do cán bộ thuế chưa thực sự giám sát những biến động trong sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế (số hộ bỏ kinh doanh, số hộ dời địa điểm kinh doanh cũ đi kinh doanh nơi khác...) dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn cho việc quản lý đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó nhận thức của các cơ sở kinh doanh chưa cao, chưa thấy ý nghĩa, mục đích của Nhà nước trong việc cấp mã số thuế do đó có những trường hợp thấy việc trả lại mã số thuế cho cơ quan thuế sau khi ngừng kinh doanh là không quan trọng. Ngoài ra ý thức thiếu tự giác và thiếu hợp tác của các đối tượng đã gây cản trở không ít cho cán bộ thuế trong quá trình thu hồi mã số thuế.
Theo kinh nghiệm của cán bộ thuế tại chi cục, các đối tượng có những thủ đoạn rất tinh vi để chốn thuế. Các thủ đoạn đó thường là:
- Lợi dụng công tác xét cho nghỉ kinh doanh còn chưa chặt chẽ nên một số đối tượng xin nghỉ để được miễn giảm nhưng vẫn lén lút kinh doanh.
- Nhiều cơ sở kinh doanh khi chuyển đổi ngành nghề hay chia tách, sáp nhập không tự giác đăng ký lại nên thực tế số hộ kinh doanh cao hơn số đăng ký. Bên cạnh đó có mộ số hộ mới ra sản xuất kinh doanh không thực hiện đăng ký kinh doanh một phần do quy mô kinh doanh nhỏ, một phần do muốn kinh doanh thử một thời gian. Khi bị cơ quan chủ quản kiểm tra phát hiện, hoặc quá trình kinh doanh có lãi mới tiến hành đăng ký kinh doanh.
Lợi dụng sự quen biết với cán bộ thuế hoặc lợi dụng một vài sơ hở trong công tác quản lý “lách thuế”: Như thực tế cho thấy, số lượng các cơ sở kinh doanh Chi cục quản lý thì nhiều, trong khi đó số cán bộ quản lý trực tiếp và làm công tác nghiệp vụ, thanh tra lại ít. Chính vì vậy số hộ do chi cục quản lý chỉ đạt 96,7% so với số hộ thực tế kinh doanh.
Phần đông các đối tượng nộp thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, công nhân viên chức làm thêm ở nhà. Một phần trong số họ tổ chức sản xuất hàng thủ công tại gia đình nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Dựa vào tình hình này, một số đối tượng kinh doanh mặt hàng ăn uống (sáng sớm hoặc tối khuya). Bên cạnh đó còn có các trường hợp cho thuê nhà cửa, mặt hàng nhưng lại khai báo dưới danh nghĩa là cho mượn...
Đây mới chỉ là một số ít trong số những “thủ thuật” mà đối tượng nộp thuế sử dụng để “che mắt” các cán bộ thuế gây cản trở không ít cho việc quản lý. Bên cạnh các trở ngại đó, chi cục cũng đã xác định được một số mặt hạn chế khác như:
1/. Trong quá trình quản lý số hộ kinh doanh, cán bộ thuế vẫn chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ của ban ngành, đoàn thể do đó việc bỏ sót một số lượng nhỏ trong số đông các đối tượng nộp thuế là một thực tế dễ xảy ra;
2/. Tính tự giác của đối tượng nộp thuế còn rát kém, sẵn có tư tưởng trốn lậu thuế, không chịu chủ động đăng ký kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế;
3/. Trình độ hiểu biết của người dân còn rất hạn chế, do đó ý thức chấp hành pháp luật thuê còn kém, không chịu hợp tác với cán bộ thuế, đôi khi còn che giấu cho các đối tượng xấu sản xuất kinh doanh không đúng pháp luật.
Đồng thời chi cục cũng đã thẳng thắn thừa nhận một số điểm còn thiếu sót cần khắc phục và xem đó như là bài học kinh nghiệm:
- Đa số các cán bộ thuế có tâm lý mong muốn hoàn thành thu thuế một cách nhanh chóng cho nên khi tiến hành tính thuế, thu thuế một số cán bộ còn “lơ là” công tác kiểm tra. Hơn nữa do số lượng công việc nhiều nên quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã tạo ra sơ hở cho những đối tượng xấu lợi dụng sản xuất kinh doanh “chui” trốn thuế gây tổn thất về số thu cho Chi cục.
- Một số cán bộ thuế còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, để các đối tượng lợi dụng sơ hở để chốn thuế. Số cán bộ khác vẫn chưa thực sự độc lập giữa công việc với quan hệ cá nhân, đặc biệt là quan hệ với đối tượng nộp thuế.
- Trong quá trình quản lý, còn thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ gữa các bộ phận, thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra của cấp trên.
2.2.3. Tình hình quản lý căn cứ tính thuế.
Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế không những phải quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế mà còn phải xác định chính xác doanh thu, mức thuế theo từng ngành nghề,loại hình kinh doanh và từng loại sản phẩm riêng biệt. Bởi vì nếu không xác định được doanh thu số tính thuế một cách sát thực thì mối quan hệ lợi ích giữa chính phủ và người nộp thuế sẽ không giải quyết được, gây mất công bằng xã hội. Do đó công tác quản lý doanh thu tính thuế có một ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
Chi cục quản lý 3443 hộ trong đó có các hộ thực hiện việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, phương pháp kê khai và khoán doanh thu. Vì thế vấn đề đặt ra là ngoài quản lý doanh thu tính thuế còn phải quản lý giá tính thuế và các hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan.
2.2.3.1. Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - hộ kinh doanh đã thực hiên việc mua, bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn chứng từ ghi chép sổ sách kế toá - trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế là giá trị tính thuế ghi trên hoá đơn GTGT. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp đơn vị cấu kết với các đơn vị khác kê khai giá tính thuế GTGT đầu vào tăng lên làm tăng chi phí đầu vào trong khi đó hàng hoá dịch vụ bán ra lại không ghi hoá đơn hoặc ghi giảm so với thực tế để giảm doanh thu. Như vậy có thể nói quản lý chặt chẽ các con số ghi trên hoá đơn là điều rất cần thiết. Điều đó đòi hỏi cán bộ thuế ngoài chuyên môn vững vàng còn có kiến thức thực tế.
Hiện nay Chi cục quản lý 92 đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ với số thuế 390.511.692 đồng. Do số lượng quản lý ít nên việc quản lý căn cứ tính thuế đối với các đối tượng này là tương đối tốt. Các đồng chí lãnh đạo Chi cục đã xuống địa bàn trực tiếp kiểm tra, xem xét, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện hoặc hành vi thiếu trung thực trong việc sử dụng hoá đơn chứng từ cũng như việc ghi chép sổ sách kế toán.
Trong năm 2001, có một số trường hợp xin đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Chi cục đã tiến hành kiểm tra, xác minh phát hiện hộ không đủ điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên đã tiến hành lập biên bản yêu cầu hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Việc thực hiện thu nộp tờ khai được cán bộ thuế cũng như đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm túc. Thuế suất đối với các mặt hàng cũng được Chi cục thuế nghiên cứu và áp dụng chính xác hợp lý.
Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Về nguyên nhân khách quan:
- Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ít, dễ dàng cho Chi công việc quản lý cũng như kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh.
- Việc thu thuế GTGT theo phương pháp này có rất nhiều ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế trong quá trình quản lý, giúp cho việc thu nộp thuế đơn giản và thuận tiện hơn.
Về nguyên nhân chủ quan:
- Các cán bộ quản lý thuế công tác tại Chi cục đều đã được tập huấn thu thuế GTGT đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Bằng nghiệp vụ chuyên môn vững vàng các đồng chí dã nhanh chóng phát hiện ngăn chặn các hành vi sai phạm.
Sang Quý I năm 2002 Chi cục đang quản lý thêm 6 đối tượng nộp thuế theo phương pháp kháu trừ, cộng thêm 31 đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do Cục thuế Hà Nội chuyển về. Vì vậy với việc làm tốt các khâu trong quy trình quản lý từ các đối tượng này sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước nói chung và Chi cục thuế Quận Cầu Giấy nói riêng.
2.2.3.2. Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp:
Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp thì trọng tâm quản lý là doanh số mà các hộ kê khai. Hiện nay, các đối tượng nộp thuế luôn tìm mọi biện pháp cách thức để kê khai giảm doanh số tính thuế. Vấn đề đặt ra là các cán bộ thuế cần phải quản lý chặt chẽ và chính xác hơn nữa doanh số tính thuế là doanh số thực tế mà các hộ kinh doanh có được. Điều này sẽ góp phần làm tăng vai trò của thế là đảm bảo sự công bằng xã hội một cách hợp lý.
Hiện nay Chi cục đang quản lý 1188 hộ nộp thuế kê khai. Các hộ này phải nộp thuế kê khai là do việc ghi chép sổ sách kế toán chưa đầy đủ, sử dụng hoá đơn chứng từ chưa đảm bảo đúng quy định mà chỉ là hình thức chiếu lệ. Mặt khác, do tính tự giác của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao nên nhiều cơ sở kinh doanh đã lợi dụng quy trình quản lý thuế mới (tự kê khai, tự tính thuế) đã kê khai không đúng hoạt động kinh doanh thực tế nhất là các đơn vị có hoạt động ăn uống, dịch vụ, và khách sạn. Vì vậy Chi cục đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế kinh doanh của các hộ kinh doanh ăn uống cao cấp, thương nghiệp, karaoke, tiến hành lập biên bản để ấn định doanh thu thực tế đảm bảo mức thuế hợp lý và công bằng. Chi cục thuế đã tiến hành điều tra và lập biên bản một số đối tượng có hành vi trốn lậu thuế dưới hình thức khai báo sai hoá đơn chứng từ, cố tình vi phạm chế độ về ghi chép sổ sách kế toán. Tất cả các trường hợp trên đều bị truy thu thuế và áp dụng hình thức phát thích đáng.
Cụ thể như sau:
Biểu 4: Quản lý doanh thu tính thuế một số hộ điển hình nộp
thuế theo kê khai.
Đơn vị tính: 1000đ
Tên hộ
Ngành nghề
DT kê khai
DT điều tra
DT tính thuế
Trần Thu Hà
Dịch vụ
10000
15200
15200
Hoàng Văn Định
KD ăn uống
15000
25000
25000
Vũ Văn Thanh
Thưng nghiệp
8000
12000
12000
Bảng số liệu trên cho thấy doanh thu thực tế điều tra cao hơn rất nhiều so với doanh thu kê khai. Đây là một số hộ điển hình mà Chi cục đã điều tra phát hiện và xử lý. Tuy đã có nhiều cố gắng từ phía cán bộ thuế nhưng vì mục tiêu lợi nhuận nhiều đối tượng nộp thuế đã tìm mọi hình thức tinh vi để trốn lậu thuế.
Để thấy rõ hơn nữa tình hình quản lý căn cứ tính thuế đối với hộ kê khai tại Chi cục trong thời gian qua ta xem xét bảng số liệu sau:
Biểu 5: Quản lý doanh thu tính thuế đối với đối tượng nộp thuế theo kê khai trên địa bàn.
Đơn vị tính: 1000đ
Ngành nghề
Kinh doanh
Doanh thu quý 1/2000
Doanh thu quý 1/2001
So sánh
(%)Số tuyệt đối
Số tương đối
Sản xuất
988677
534672
-454005
54
Thương nghiệp
8231616
13761360
5529744
167
Ăn uống
190119
328407
138288
173
Dịch vụ
858726
1387047
528321
162
Cộng
10269138
16011486
5742348
156
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2001 doanh thu tính thuế quý I năm 2001 so với quý I năm 2000 tăng 5.742.348.000 đồng (tăng tương đương 56%). Trong đó:
- Ngành sản xuất giảm 4.540.05.000 đồng giảm 54%
- Ngành thương nghiệp tăng 5.529.744.000 đồng tăng 67%
- Ngành ăn uống tăng 138.288.000 đồng tăng 73%
- Ngành dịch vụ tăng 5.742.348.000 đồng tăng 62%
Qua số liệu đã tính toán trên ta thấy doanh thu của ngành thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ đều tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Riêng kinh tế ngành sản xuất quý I năm 2001 giảm so với quý I năm 2000. Nguyên nhân là do một số hộ đóng cửa sản xuất, một số hộ chuyển sang lĩnh vực ngành nghề khác làm cho doanh thu của ngành sản xuất giảm vì những hộ này kinh doanh không có lãi. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là một số cán bộ thuế chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình có khi chỉ làm cho xong việc chứ không muốn xuống tận địa bàn kiểm tra nắm tình hình một cách cụ thể và rõ ràng, từ đó tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh khai giảm doanh thu để phải đóng thuế ít đi. Đây là vấn đề Chi cục cần phải quan tâm nhằm giúp cho Chi cục hoàn thành tốt nhiệm vụ do Nhà nước giao.
2.2.3.3. Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh số:
Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh số - hộ chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hhoá dịch vụ - thì việc xác định doanh thu mang một vai trò quan trọng trong quá trình quản lý. Việc ổn định doanh thu được quy định từ 6 tháng 1 năm.
Xuất phát từ công thức tính thuế:
=
x
x
Thuế GTGT
phải nộp
Doanh thu
ấn định
Tỉ lệ GTGT tính
trên doanh thu
Thuế suất
thuế GTGT
Trong đó:
- Doanh thu ấn định được dựa chủ yếu vào hình thức hiệp thương doanh số giữa Chi cục và hội đồng tư vấn thuế của Chi cục với các hộ kinh doanh để xem xét mức doanh số dự kiến ấn định, trên cơ sở đó làm căn cứ tính thuế.
- Tỷ lệ GTGT ấn định được quy định như sau:
Thương nghiệp: 10%
Sản xuất chế biến lương thực: 18%
Ngành ăn uống: 32%
Dịch vụ may mặc, giặt là, nhuộm quần áo: 40%
Do đó công việc đặt ra là cán bộ thuế phải nắm bắt được mức độ chuyển biến của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định, từ đó điều chỉnh doanh thu ổn định một cách hợp lý tránh vượt quá khả năng của người nộp thuế và tránh thất thu. Để ổn định được doanh thu, cán bộ thuế phải rà soát các đối tượng kinh doanh trong kỳ ổn định lập danh sách, kiểm soát doanh thu của các đối tượng này. Hiện nay có hai phương pháp tiến hành kiểm tra là kiểm tra điểm theo ngành nghề và kiểm tra toàn diện. Chi cục tiến hành kiểm tra điểm theo ngành nghề từ đó đưa ra mức doanh thu ổn định.
Trong năm 2001 Chi cục đã chỉ đạo đội thuế rà soát ổn định mức thuế từ 6 tháng đến 1 năm đối với 1390 hộ kinh doanh và đã tiến hành điều chỉnh 612 lượt hộ số thuế tăng 42.592.000đ và ngay đầu tháng 3 - 2001 Chi cục cũng tiến hành điều chỉnh 75 lượt hộ - số thuế tăng 2945000đ. Tuy mới thành lập còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng Chi cục đã chú trọng tìm hiểu sự biến động của thị trường, sự biến động của hộ khoán để điều chỉnh doanh số khoán và xác định doanh số ban đầu vì vậy đã đạt được kết quả nhất định trong công tác quản lý điều chỉnh doanh thu và thu thuế. Đây là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ riêng đối với Chi cụ thuế Quận Cầu Giấy và đối với tất cả các Chi cục khác. Xác định doanh thu khoán chính xác và việc điều chỉnh doanh thu một cách kịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số thực tế và doanh số tính thuế, đặc biệt khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ. Để nắm bắt được cụ thể công tác điều chỉnh diabg số ổn định của Chi cục chúng ta xem xét biểu sau:
Biểu 6: Tình hình điều chỉnh doanh thu và mức thuế
ĐVT: 1000đ
Tênphường
Số hộ
Donh thu cũ
Doanh thu mới
Thuế cũ
Thuế mới
So sánh (%)
Dthu
Thuế
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Quan Hoa
160
852201
1043285
28276
33990
122.4
120.2
Nghĩa Đô
76
813559
999991
22440
27372
122.9
122.0
Nghĩa Tân
81
838280
1002904
30961
36771
119.6
118.8
Mai Dịch
64
541630
677946
18344
23249
125.2
126.7
Dịch Vọng
6
30954
43459
1485
2178
140.4
146.7
Yên Hoà
42
185252
248078
6775
8868
133.9
130.9
Trung Hoà
55
298104
454082
9504
14928
152.3
157.1
Cộng
484
3559980
4482186
117785
148027
125.9
125.7
Nhìn chung công tác ổn định doanh thu tính thuế của Chi cục được thực hiện khá nghiêm túc và có hiệu quả, Chi cục luôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34259.doc