Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương, tiền thưởng tại công ty Văn Phòng Phẩm Cửu Long

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA iv

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ CẤU CỦA THÙ LAO LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

1. KHÁI NIỆM THÙ LAO LAO ĐỘNG: 3

2. CƠ CẤU CỦA THÙ LAO LAO ĐỘNG: 3

3. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5

4. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN THƯỞNG 7

2.1.1 Hệ thống trả công và trình tự xây dựng hệ thông trả công lao động trong doanh nghiệp 9

3- NHỮNG YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP 20

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 21

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG 25

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG 25

I.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG 25

1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG 25

2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG 26

I.2-MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY VPP CỬU LONG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG 26

1. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VPP CỬU LONG 26

2. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG: 30

II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG: 34

1- PHÂN TÍCH CÁC CƠ SỞ ĐỂ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG: 34

1.1.Hệ thống đánh giá giá trị của các công việc trong công ty VPP Cửu Long: 35

1.1.1 Công tác phân tích công việc: 35

1.2. Phân tích hệ thống định mức lao động: 37

1.3. Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động : 44

1.4- Công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc: 48

1.5. Công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm: 49

2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG. 50

2.1. Những căn cứ pháp lý và nguyên tắc chung trong quản lý tiền lương của Công ty VPP Cửu Long: 50

2.2. Phân tích về quỹ tiền lương của Công ty VPP Cửu Long: 51

2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương: 61

2.4. Phân tích thực trạng việc áp dụng các hình thức tiền lương tại Công ty Văn Phòng Phẩm Cửu Long. 63

3- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG: 76

3.1. Các hình thức tiền thưởng áp dụng trong Công ty VPP Cửu Long: 76

3.2. Các nguồn hình thành quỹ tiền thưởng và nguyên tắc phân phối quỹ tiền thưởng, phúc lợi:: 78

4- PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỐC ĐỘ TĂNG TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VỚI TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG 80

Tr.đ/người/năm 81

III- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỜNG HIỆN NAY TẠI CÔNG TY VPP CỬU LONG 83

1. NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC: 83

2. NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG: 85

2.1. Những tồn tại của công tác quản lý tiền lương: 85

2.2. Về công tác quản lý tiền thưởng: 86

3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG: 86

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VPP CỬU LONG 88

1. Hoàn thiện bộ máy làm công tác tiền lương: 88

2. Hoàn thiện công tác quản lý các quỹ tiền lương, tiền thưởng: 90

2.1. Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương: 90

2.2. Hoàn thiện phương pháp thanh toán quỹ tiền lương thực hiện: 91

2.3. Quản lý năng suất lao động khi xây dựng quỹ tiền lương: 92

2.4. Phân định rõ quỹ tiền lương của bộ phận quản lý và bộ phận trực tiếp sản xuất. 92

3. Hoàn thiện công tác xây dựng đơn giá tiền lương: 93

4. Hoàn thiện các hình thức tiền lương, tiền thưởng: 94

4.1. Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương: 94

4.2. Hoàn thiện công tác quản lý tiền thưởng: 98

5. Hoàn các cơ sở để quản lý tiền lương, tiền thưởng trong Công ty văn phòng phẩm Cửu Long 100

5.1. Tiến hành phân tích công việc: 100

5.2. Xây dựng một hệ thống trả công phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty và độc lập hệ thống thang bảng lương của Nhà nước. 101

6. Tăng cường nhận thức của người lao động về các chính sách của Công ty. 101

7. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động 102

8. Tổ chức sắp xếp lại lao động: 102

9. Gắn công tác quản lý tiền lương, tiền thưởng với các hoạt động quản lý khác của Công ty một cách hài hoà và hiệu quả nhất: 102

9.1. Gắn quản lý tiền lương, tiền thưởng với tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu: 102

9.2. Gắn tiền lương với nâng cao chất lượng sản phẩm: 103

10. Hoàn thiện công tác kinh doanh: 103

PHẦN III: KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương, tiền thưởng tại công ty Văn Phòng Phẩm Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc của bộ phận gián tiếp đã được bố trí tương đối sạch sẽ và thoáng mát, trong phòng làm việc đã được trang bị đầy đủ các điều kiện tốt để làm việc. Đối với lao động trực tiếp cũng đã được trang bị đầy đủ dụng cụ, quần áo mũ bảo hộ lao động đầy đủ. Tuy nhiên đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng đã có đủ hệ thống chiếu sáng đầy đủ, với cửa sổ được bố trí hợp lý nhưng do điều kiện nhà xưởng còn chật hẹp nên khu vực sản xuất còn chưa được thông thoáng. Mặt khác do quy trình sản xuất của Công ty chủ yếu là máy móc theo một quy trình dây truyền, nhưng do điều kiện nhà xưởng còn chật hẹp nên việc bố trí máy móc chưa phù hợp với dây truyền công nghệ sản xuất do đó gây lãng phí và khó khăn cho người lao động khi thực hiện công việc. Hơn nữa có một đặc điểm là do máy móc tự động, chỉ mở và tắt khi kết thúc một ngày sản xuất nên việc bố trí ca và người lao động làm việc phải đảm bảo liên tục, gối nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người lao động khi phải làm việc liên tục trong 1 ca, do đặc điểm này Công ty cần có chế độ trả lương, trả thưởng hợp lý để bù đắp cho người lao động cho phù hợp. - Phục vụ nơi làm việc: Do đặc điểm của máy móc quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là tự động hoá và liên tục nên người lao động cũng phải làm việc liên tục, do đó việc tổ chức phục vụ sửa chữa máy móc và cung cấp nguyên vật liệu đòi hỏi phải được tổ chức tốt. Tuy nhiên hiện nay việc cung cấp nguyên vật liệu và vệ sinh nơi làm việc lại do người công nhân trực tiếp sản xuất đảm nhận, do đó ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra và ảnh hưởng đến mức tiền lương mà người lao động nhận được. Những tồn tại trên cần được Công ty khắc phục trong thời gian tới. 1.5. Công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm: Công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm là giai đoạn cuối cùng để tiến hành trả lương cho người lao động làm theo lương sản phẩm một cách chính xác. Đối với Công ty VPP Cửu Long thì công tác này càng đặc biệt quan trọng, bởi vì nó không những đảm bảo chất lượng sản phẩm để giữ uy tín với khách hàng mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiền lương và những công nhân làm theo lương sản phẩm nhận được, với đặc điểm của Công ty là đa số người lao động hưởng theo lương sản phẩm (72%) và từ đó cũng ảnh hưởng đến mức tiền lương của lao động quản lý của Công ty, bởi vì tiền lương của một bộ phận lao động quản lý của Công ty được theo hệ số so với mức lương bình quân chung của Công ty. Do đó việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được Công ty tiến hành một cách chặt chẽ ở từng bộ phận và Xí nghiệp do bộ phận KCS đảm nhận dưới sự trợ giúp của các phương tiện, thiết bị kiểm tra do Công ty trang bị cho mỗi đơn vị, Xí nghiệp trên cơ sở các thông số, tiêu chuẩn sản phẩm do phòng kỹ thuật thiết kế. Tuy nhiên do điều kiện nhà xưởng còn chật hẹp nên ảnh hưởng lớn đến công tác nghiệm thu sản phẩm, việc kiểm tra sản phẩm mới đánh giá được chất lượng sản phẩm mà chưa kiểm tra được mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu... Mặt khác trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm nếu sản phẩm có sai hỏng không đảm bảo chất lượng Công ty sẽ áp dụng hình thức phạt theo tỷ lệ % với giá thành sản phẩm hỏng đó vào tiền lương của người lao động. Điều này đã góp phần gắn trách nhiệm của người lao động với số lượng và chất lượng sản phẩm họ sản xuất ra, tránh tình trạng chạy theo số lượng sản phẩm. Tuy nhiên do tiền lương của bộ phận KCS lại phụ thuộc vào tiền lương bình quân chung của bộ phận họ đảm nhận nên kết quả đánh giá chưa thực sự khách quan. Những tồn tại trên làm cho điều kiện để trả lương theo sản phẩm cho người lao động còn chưa hợp lý và cần phải khắc phục trong thời gian tới. 2. Phân tích thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty Văn phòng phẩm Cửu Long. 2.1. Những căn cứ pháp lý và nguyên tắc chung trong quản lý tiền lương của Công ty VPP Cửu Long: 2.1.1- Những căn cứ pháp lý khi ban hành quy chế trả lương: Khi ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng của Công ty VPP Cửu Long luôn dựa trên những căn cứ pháp lý được Nhà nước quy định. Cụ thể là: Căn cứ vào NĐ 28/CP ngày 28/3/1997 và nghị định 03 ngày 11/1/2001 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước, thông tư 05/LĐTB-XH ngày 29/1/2001 về hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước; thông tư 14/LĐTBXH ngày 10/4/1997 về hướng dẫn phương pháp xây dựng và đăng ký định mức lao động đối với doanh nghiệp Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Tổng Công ty Nhựa và Bộ Công nghiệp về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước, và được áp dụng vào phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Sau đó căn cứ vào tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh và căn cứ vào đề nghị của phòng tổ chức - hành chính, sau khi đã trao đổi thống nhất với Công đoàn Công ty. Hội đồng xây dựng cơ chế trả lương của Công ty, do Giám đốc Công ty làm chủ tịch, đã ban hành quy chế trả lương và áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. 2.1.2- Những nguyên tắc chung về quản lý tiền lương ở Công ty Văn Phòng Phẩm Cửu Long: * Quy chế quản lý tiền lương - thu nhập của Công ty được xây dựng trên cơ sở các Nghị định và văn bản hướng dẫn của Nhà nước, và được áp dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. * Cán bộ công nhân viên trong Công ty được thanh toán tiền lương trên cơ sở là làm công việc gì, chức vụ được hưởng lương theo công việc, chức vụ đó, với mức lương của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất - công tác của bản thân và kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. * Các sản phẩm và dịch vụ của Công ty phải có định mức và định biên lao động, đơn giá tiền lương hợp lý. Khi có sự thay đổi về điều kiện lao động thì phải thay đổi định mức lao động và đơn giá tiền lương cho phù hợp. * Tiền lương và thu nhập của người lao động phải được thể hiện đầy đủ trong số lượng của doanh nghiệp theo mẫu của Bộ LĐTBXH ban hành theo thông tư số 13/LĐTBXH ngày 10/4/1997. Và tiền lương chỉ được dùng trả lương, thưởng cho CBCNV trong Công ty, tuyệt đối không được dùng tiền lương vào mục đích khác. * Khuyến khích tăng thu nhập cho người lao động bằng cách tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác, chống phân phối bình quân nhưng phải đơn giản, dễ hiểu và kịp thời. * Trường hợp có biến động lớn trong sản xuất kinh doanh do khách quan gây ra, khi quyết toán tiền lương, Giám đốc Công ty xem xét điều chỉnh để đỡ làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. 2.2. Phân tích về quỹ tiền lương của Công ty VPP Cửu Long: Bảng11 : Báo cáo tổng hợp về lao động-tiền lương của Công ty VPP Cửu Long năm 2002 : Chỉ tiêu kết quả SXDK ĐVT Kế hoạch 2002 Thực hiện 2002 So sánh TH/KH (%) I. Chỉ tiêu SXKD 1. Doanh thu Tỷ đồng 53,6 70,4 131,3% 2. Doanh thu Tỷ đồng 100 150 150% 3. Nộp ngân sách Tỷ đồng 2,5 4,6 184% II. Chỉ tiêu tính ĐGTL 1. Quỹ lương Tỷ đồng 3,24 4,82 149% 2. Lao động định biên Người 209 190 91% 3. Hệ số lương bình quân 2,5 2,5 100 4. Hệ số phụ cấp B.quân 0,22 0,22 100 5. Tiền lương tối thiểu áp dụng Đồng 445.046 445.046 100 III. Đơn giá tiền lương: 1. Đơn giá sản xuất % 8% 11,486 143,6 2. Đơn giá kinh doanh % 0,5 0,720 144 IV. Năng suất lao động theo doanh thu 1000đ/người/năm 256.459,3 370.526,3 144,5 V. Tiền lương bình quân đông/người/tháng 1.291.866 2114.035 163 (Nguồn :Báo cáo lao động tiền lương năm 2002, Phòng Tài chính-Kế toán) 2.2.1. Lập kế hoạch quỹ tiền lương: Hàng năm trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước và xét đến những điều kiện thực tế hiện tại cùng với việc nghiên cứu tình hình biến động trên thị trường, Công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, trình Bộ Công nghiệp xét duyệt. Sau đó trên cơ sở khối lượng sản xuất kinh doanh được giao, căn cứ vào định mức lao động thực tế và hệ số lương của từng lao động làm những công việc, Công ty VPP Cửu Long sẽ xác định số lao động định biên, hệ số mức lương bình quân. Từ đó, Công ty sẽ xác định quỹ tiền lương kế hoạch của mình. VKH = [ LĐB x TLMINDN x (HCB + HPC) + Vvc ] Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty VPP Cửu Long được xây dựng theo phương pháp lao động định biên, dựa trên căn cứ hướng dẫn của thông tư số 05/LĐTB-XH ngày 29/1/2001 về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể là: Theo công thức: ồVKH = vKHSX +VKHKD + VKHTG Từ đó ta có: Trong đó: SVKH : là tổng quỹ tiền lương kế hoạch SVKHSX : là tổng quỹ tiền lương kế hoạch bộ phận sản xuất (cả công nhân trực tiếp sản xuất và lao động quản lý) SVKHTG là tổng quỹ tiền lương thêm giờ kế hoạch SVKHKD là tổng quỹ tiền lương kế hoạch bộ phận kinh doanh. Ví dụ: Năm 2002, Công ty VPP Cửu Long tiến hành xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch như sau: * xây dựng mức lao động: Như phần trên ta đã phân tích trong mục hệ thống tiêu chuẩn để trả lương, trả thưởng trong Công ty VPP Cửu Long. Ta thấy: Trong hệ thống công tác định mức lao động của mình Công ty tiến hành xây dựng định mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm theo thời gian hao phí (giờ - người/1000 đơn vị sản phẩm) của từng loại sản phẩm mà Công ty sản xuất sau đó quy đổi ra số lao động định biên của từng bộ phận sản xuất ra các sản phẩm đó. Do đó theo kết quả phân tích ở trên ta thấy năm 2002 số lao động định biên mà Công ty xác định là 209 người, trong đó: + Lao động trực tiếp sản xuất là: Lyc = 145 người + Lao động quản lý là Lql = 27 người + Lao động phục vụ là Lpv = 37 người Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện thực tế số lao động hiện có và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Nhà nước về những ngày nghỉ trong năm, Công ty tiến hành xác định số lao động bổ sung và định biên số lao động làm thêm giờ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. + Số lao động bổ sung để thực hiện ngày nghỉ theo chế độ qui định của pháp luật được tính theo thông tư số 14/LĐTBXH ngày 10/4/1997 về hướng dẫn phương pháp xây dựng và đăng ký định mức lao động đối với doanh nghiệp Nhà nước như sau: LBS = (LYC + LPV). x Số ngày nghỉ theo chế độ 295 Trong đó: Số ngày nghỉ theo chế độ tính bình quân 1 năm cho 1 lao động trong Công ty là 26 ngày. 295: Là số ngày làm việc quy định trong năm của công ty LBS = (145 + 37) x 26 = 16 người 295 + Định biên số lao động làm thêm giờ Trên cơ sở quy định của Bộ luật lao động về thời gian làm thêm và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mỗi bộ phận dự tính số lao động cần huy động làm thêm để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất khi có biến động về kế hoạch sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Công ty dự tính mỗi người lao động phải làm thêm trung bình 2 giờ 1 ngày và sau thời gian làm thêm được nghỉ bù. Khi đó số lao động định biên quy đổi làm thêm giờ các bộ phận là: 16 người. * Xác định mức lương tối thiểu TLMINDN. TLNINDN = TLMIN (1 + Kđc) Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp được xác định theo thông tư 05/LĐ-TBXH ngày 29/1/2001 như sau: Với: + TLMIN = 210.000đ/tháng + Kđc = K1 + K2. Với: K1: Là hệ số điều chỉnh vùng, do Công ty đóng trên địa bàn Hà Nội Nên K1 = 0,3 K2 là hệ số điều chỉnh ngành, do là ngành kinh tế cấp 2,nên K2 =1,0 Do đó hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu được xác định: Kđc = K1 + K2 = 0,3 + 1,0 = 1,3 ị TLMINDN = TLMIN (1 + Kđc) = 210.000 (1,35 + 1) = 483.000đ Khi đó: Mức lương tối thiểu Công ty được lựa chọn trong khoảng 210.000 (đồng) Ê TLMINDN Ê 483.000 (đồng) Căn cứ vào điều kiện thực tế của mình Công ty chọn mức lương tối thiểu là: TL MINDN = 445.046 (đồng/tháng). * Xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân: Do công tác phân tích công việc và đánh giá công việc chưa được tiến hành 1 cách chính xác và khoa học nên Công ty chưa xác định được rõ cấp bậc cho từng công việc, do đó cấp bậc công việc được tính theo cấp bậc công nhân được quy định trong hệ thống thang bảng lương, cụ thể: + Hệ số lương cấp bậc bình quân của công ty: HCBBQ = S( Hi * Ni) S Ni Trong đó: HCBBQ là hệ số lương cấp bậc bình quân Hi là hệ số lương cấp bậc i Ni là số người hưởng hệ số lương cấp bậc i Vậy ta có hệ số lương cấp bậc bình quân của công ty năm 2002 là: HCBBQ = 419,85 +87,30 +14,34 = 2,50 209 + Hệ số lương cấp bậc lao động trực tiếp sản xuất: HCBBQSX = 419,85 = 2,31 182 + Hệ số lương cấp bậc bình quân lao động quản lý: HCBQBQL = 87,30 = 3,23 27 + Hệ số lương bình quân lao động dịch vụ: HCBQBQL = 14,34 = 2,86 5 * Xác định hệ số phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương: HPCBQ = S( HPci * Ni) S Ni Trong đó:HPCBQ là hệ số phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá tiền lương HPC i là hệ số phụ cấp loại i Ni là số người được hưởng phụ cấp loại i Trong năm 2002 các khoản phụ cấp trong công ty bao gồm: + Phụ cấp trách nhiệm: - Trưởng phòng, quản đốc: 6 x 0,2 = 1,2 - Phó phòng, phó quản đốc: 3 x 0,15 = 0,45 - Tổ trưởng sản xuất: 17 x 0,1 = 1,70 + Phụ cấp kiêm nhiệm: = 0,248 + Phụ cấp ca 3: 42 x 2,5 x 40% = 42 ị Tổng hệ số phụ cấp = 45,60 Vậy: HPCBQ = 45,60 = 0,22 209 * Xác định quỹ lương kế hoạch năm 2002: + Quỹ tiền lương kế hoạch sản xuất: VKHSX = [Lđb x TLMINDN x (Hcb + Hpc)] x 12 = [204 x 445.046 (2,5 x 0,22)] x 12 = 2.963.365. 493 (đồng) + Quỹ tiền lương thêm giờ kế hoạch VKHTG = [16 x 445.046 (2,50 + 0,22)] x 12 x 50% = 116.210.411 (đồng) + Quỹ tiền lương kế hoạch kinh doanh: VKHKD = [5 x 445.046 (2,86 + 0,22)] x 12 = 82.244.500 (đồng) Khi đó: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm 2002. SVKH = VKHSX + VKHTg + VKHKD = 3.234.451.911 (đồng) Nhận xét: Về cơ bản công tác lập quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty VPP Cửu Long đã thực hiện theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện của Công ty. Tuy nhiên đi sâu vào phân tích ta thấy còn nhiều bất cập. Cụ thể: Thứ nhất: Ta thấy việc xác định số lao động định biên có ảnh hưởng rất lớn đến quỹ tiền lương. Sự tăng giảm số lao động định biên là bao nhiêu sẽ khiến quỹ tiền lương tăng giảm bấy nhiêu. Mặc dù hiện nay về mặt lý thuyết thì số lao động định biên phụ thuộc vào định mức lao động và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch, và mức cho phép tự điều chỉnh 95% - 120% so với lao động định mức. Do đó đây là điều chưa thoả đáng vì quỹ lương sẽ không phản ánh đúng chi phí để sản xuất ra sản lượng kỳ kế hoạch, vì thực tế đó là số lao động có mặt tại Công ty ngày 31/12/2002 chỉ là 190 người, nhưng Công ty đã xác định số lao động định biên lên tới 209 người để tính quỹ lương. Mặt khác, việc Công ty đã xác định ra số lao động bổ sung để đảm bảo ngày nghỉ theo chế độ nhưng chưa đưa số lao động bổ sung này vào số lao động định biên để tính quỹ lương, mà việc lập này chỉ nhằm mục đích là xác định số lao động hiện tại còn thiếu so với lao động định biên kế hoạch. Điều này là không đúng bản chất, mục đích thực tế của việc xác định số lao động bổ sung theo quy định và hướng dẫn. Điều này cần được Công ty hiểu đúng hơn khi lập quỹ lương trong thời gian tới cho chính xác và đúng đắn. + Thứ hai là: Trong khi lập quĩ tiền lương cho các đối tượng khác nhau nhưng Công ty vẫn áp dụng hệ số lương bình quân và hệ số phụ cấp bình quân của cả Công ty để tính. Điều này là chưa phù hợp và sẽ làm tăng tổng quỹ lương lên, bởi lẽ khi lập quỹ tiền lương cho đối tượng nào chỉ áp dụng hệ số phụ cấp bình quân và hệ số lương cấp bậc bình quân của các đối tượng đó tương ứng mới phản ánh chính xác và đúng mục đích của quỹ lương được lập. Hơn nữa việc xác định hệ số lương cấp bậc bình quân lại tính theo cấp bậc công nhân là chưa phản ánh chính xác hao phí lao động và do đó ảnh hưởng đến chi phí tiền lương cũng chưa chính xác. Tất cả những hạn chế trên dẫn đến việc xác định quỹ tiền lương chưa phản ánh đúng chi phí tiền lương thực tế. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách và đến việc đảm bảo việc trả lương chính xác cho người lao động. 2.2.2. Xác định quỹ tiền lương thực hiện: Trên cơ sở đơn giá được Bộ công nghiệp phê duyệt và giao cho Công ty và căn cứ vào kết quả chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Công ty đã chọn để tính đơn giá tiền lương. Từ đó Công ty tiến hành xác định quỹ tiền lương thực hiện như sau: SVTH = (TTHSX x ĐGSX ) + (TTHKD x ĐGKD ) + VTG Trong đó: SVTH: là tổng quỹ tiền lương thực hiện TTHSX: là doanh thu sản xuất kỳ thực hiên ĐGSX: là đơn giá tiền lương bộ phận sản xuất kỳ thực hiện ĐGKD: là đơn giá tiền lương bộ phận kinh doanh kỳ thực hiện. TTHKD: là doanh thu thực hiện của bộ phận kinh doanh. SVTH = (TTHSX x ĐGSX ) + (TTHKD x ĐGKD ) Ví dụ : Trong năm 2002, quỹ tiền lương thực hiện của Công ty được xác định như sau: Trong đó: + Năm 2002 do không có kế hoạch làm thêm giờ nên VTG = 0 + Năm 2002 mặc dù ĐGSX và ĐGKD được tính thực tế là: ĐGsx= 8% doanh thu sản xuất, ĐGKD = 0,51% doanh thu kinh doanh. Tuy nhiên do kế hoạch sản xuất kinh- doanh năm 2002 của công ty đặt ra cao hơn rất nhiều so với năm 2001( vượt 150%) và một mặt nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty và khuyến khích cán bộ công nhân viên có vốn mua cổ phần trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp của công ty trong năm 2002. Trên cơ sở đề nghị của công ty, Bộ công nghiệp đã đồng ý phê duyệt cho công ty hưởng nguyên đơn giá như năm 2001, cụ thể là: ĐGSX =11,486%doanh thusản xuất và ĐGKD = 0,71% doanh thu kinh doanh . Do đó quỹ tiền lương thực hiện của công ty năm 2002 được xác định như sau: VSXTH = 11,486% x 40,6 = 4.663.316.000 (đồng) VKDTH = 0,72 x 29,8 = 214.456.000 (đồng) Vậy SVTH 2002 = VSXTH + VKDTH = 4.823.482.760 (đồng) Như vậy năm 2002, tổng quỹ tiền lương của Công ty VPP Cửu long là: 4.823.482.760 đồng, tăng 49% so với kế hoạch đặt ra, và tiền lương bình quân của toàn Công ty là: 2.144.035 đồng, tăng 63% so với kế hoạch đặt ra. Quỹ tiền lương và thu nhập tháng tăng không đều nhau là do lao động bình quân năm thực hiện nhỏ hơn số lao động kế hoạch Công ty lập và do năm 2002 kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện đạt vượt rất nhiều so với kế hoạch đề ra, cụ thể là doanh thu vượt 31,3%, lợi nhuận vượt 50% so với năm kế hoạch. Mặt khác từ qũy tiền lương sản xuất kinh doanh chung đó, căn cứ vào tình hình kết quả sản xuất kinh doanh năm trước và tình hình biến động của thị trường năm nay, Công ty xác định giá bán kế hoạch cho mỗi loại sản phẩm. Từ đó tính ra doanh thu kế hoạch cho từng bộ phận. Kết hợp với việc định mức lao động định biên cho từng bộ phận, Công ty sẽ xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch cho từng bộ phận và từ đó xác định mức lương bình quân kế hoạch để cố gắng phấn đấu bảo đảm cho người lao đng hàng tháng ở từng bộ phận. Bảng 12: Kế hoạch đơn giá tiền lương của các bộ phận năm 2002 Chỉ tiêu Doanh thu kế hoạch 2002 tr.đ Laođộng định biên kế hoạch 2002 (người) Đơn giá tiền lương KH 2002 (%so với doanh thu) Doanh thu thực hiện 2002 (Tỷ đồng) Lao động thực tế 2002 (người ) 1. Doanh thu sản xuất 37.600 204 8% 40,6 185 + Bao PP 29.300 159 8% 30,5 130 + Chai PET 5.700 34 9% 6,4 44 + Mực viết 200 2 13% 0,55 2 + Mực dấu 300 2 9% 0,65 2 + Giấy than 2.100 7 6% 2,5 7 2. Doanh thu KDVT 16.000 5 0,51% 29,8 5 Tổng cộng: (Nguồn:Bảng tổng hợp ĐMLĐ và ĐGTL năm 2002, phòng TC-KT) Đến kỳ thực hiện căn cứ vào kết quả doanh thu sản xuất kinh doanh thực hiện của từng bộ phận và số lao động thực tế của từng bộ phận và số lao động thực tế của từng bộ phận đó, Công ty sẽ tính ra quỹ tiền lương thực hiện của mỗi bộ phận tương ứng được nhận. Nhận xét: Đây là một hình thức giao khoán quỹ lương gắn liền với hạch toán kinh tế nội bộ, là một nguyên tắc quản lý sản xuất của toàn Công ty cũng như là ở từng đơn vị trực thuộc. Công ty VPP Cửu Long thực hiện hình thức giao khoán quỹ lương này nhằm hướng các đơn vị vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị trong lĩnh vực quản lý tiền lương, tiền thưởng, đẩy mạnh công tác hạch toán nội bộ từng đơn vị. Đồng thời khoán mức chi phí tiền lương này còn góp phần động viên các đơn vị phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất và quản lý lao động, khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của người lao động, đề cao trách nhiệm trong quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên việc giao khoán quỹ lương này chưa chặt chẽ và có hiệu quả bởi vì qua số liệu trên cũng cho ta thấy năm 2002 Công ty định biên số lao động quản lý là 27 người nhưng lại tính gộp số lao động quản lý này vào từng bộ phận sản xuất để lập chung một quỹ lương từng bộ phận sản xuất là chưa hợp lý, mặc dù tiền lương của một số lao động quản lý này phụ thuộc vào tiền lương của bộ phận sản xuất do tiền lương của họ được tính bình quân theo tiền lương của từng bộ phận mà họ phụ trách, tuy nhiên một số nhân viên quản lý còn lại được tính lương theo cách: lấy mức lương tối thiểu của doanh nghiệp nhân với hệ số lương tương ứng của họ. Do đó cần phải tách riêng quỹ lương của bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất để đảm bảo hợp lý hơn trong phân phối quỹ tiền lương, để tiền lương thực sự phản ánh chi phí lao động bỏ ra của từng bộ phận. 2.2.3. Nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương thực hiện của Công ty VPP Cửu Long: Căn cứ theo quyết định tỷ lệ tiền lương trên doanh thu được Bộ công nghiệp, Công ty xác định được quỹ tiền lương thực hiện cho từng đơn vị, với tỷ lệ phân phối như sau: + Quỹ tiền lương để chi thực tế chiếm 80% tổng quỹ tiền lương thực hiện. + Quỹ dự phòng cho năm sau chiếm 10% tổng quỹ lương thực hiện. + Quỹ khen thưởng từ quỹ lương cho những lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác, chiếm 10% tổng quỹ tiền lương thực hiện. Như vậy, nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương của Công ty VPP Cửu Long đã thực hiện đúng theo chế độ quy định và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Cụ thể là: Trong năm 2002: Quỹ tiền lương để trả trực tiếp cho người lao động làm theo lương khoán, lương sản phẩm là: 80% x 4.823.472.706 =3.858.786.208 đồng Quỹ dự phòng cho năm sau là: 10% x 4.823.482.760= 482.348.276 đồng Quỹ khen thưởng từ quỹ lương = 482.348.276 đồng Biểu đồ 5: Sự hiểu biết của người lao động về tổng quỹ lương của công ty 2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương: Công ty VPP Cửu Long tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương theo phương pháp % tiền lương so với kết quả sản xuất kinh doanh là doanh thu. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nên Công ty xây dựng 2 đơn giá tiền lương. Đó là một đơn giá cho sản xuất và 1 đơn giá cho bộ phận kinh doanh. ĐGSX = S quỹ lương sản xuất S doanh thu sản xuất ĐGKD = S quỹ lương kinh doanh S doanh thu kinh doanh Trong kỳ kế hoạch, trên cơ sở quỹ lương kế hoạch và doanh thu kế hoạch của 2 bộ phận này, Công ty tiến hành xây dựng 2 đơn giá để trình Bộ Công nghiệp xét duyệt. Cụ thể là kế hoạch năm 2002 Công ty xây dựng 2 đơn giá cho 2 bộ phận: sản xuất và kinh doanh như sau: + Quỹ lương kế hoạch bộ phận sản xuất năm 2002 là: VKHSX = 2.963.365.493 đồng + Doanh thu kế hoạch sản xuất năm 2002 là TKHSX = 37.600.000.000 (đồng) Vậy: ĐGSX = VKHSX = 8% TKHSX + Cũng từ quỹ lương kế hoạch và doanh thu kế hoạch năm 2002 của Bộ phận kinh doanh ở trên ta có: ĐGKHKD = VKHKD = 82.244.500 = 0,51% TKHKD 16.000.000.000 Hơn nữa là trong năm kế hoạch, từ quỹ tiền lương chung của bộ phận sản xuất, Công ty dựa vào số lao động định biên cho từng bộ phận và doanh thu kế hoạch của từng bộ phận để từ đó lập kế hoạch chia tỷ lệ đơn giá cho từng bộ phận sản xuất sản phẩm được nhận. Cụ thể là trong năm 2002, ta thấy tỷ lệ phân chia đơn giá kế hoạch cho từng đơn vị sản xuất theo loại sản phẩm được thể hiện ở bảng số liệu tổng hợp kế hoạch đơn giá tiền lương của Công ty VPP Cửu Long (xem bảng 11). Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Bộ Công nghiệp giao, năm kế hoạch mà Bộ Công nghiệp sẽ thẩm định và xét duyệt cho Công ty tỷ lệ đơn giá tiền lương được nhận theo bản đơn giá đã lập. Trong năm 2002 do mọi chỉ tiêu mà Bộ Công nghiệp giao cho Công ty đều cao và vượt 150% so với năm 2001. Mặt khác trong năm 2001mọi chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động năm 2001 đạt 208% so với kế hoạch, nhưng tốc độ tăng tiền lương bình quân không thay đổi, hơn nữa nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên và khuyến khích cán bộ CNV trong Công ty có vốn để mua cổ phần trong tiến trình kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp của doanh nghiệp của Công ty trong thời thời gian tới, trên cơ sở đề nghị của Công ty, Bộ Công nghiệp đã xét duyệt kế hoạch đơn giá năm 2002 cho Công ty hưởng tỷ lệ đơn giá như năm 2001. Cụ thể là: ĐGSXTH 2002 = 11,486%so với doanh thu sản xuất thực hiện và ĐGKD = 0,72% so với doanh thu kinh doanh thực hiện Nhận xét: Đơn giá tiền lương của Công ty xây dựng theo chỉ tiêu doanh thu thường không đảm bảo chính xác. Bởi vì mặc dù doanh thu năm 2001 Công ty VPP Cửu Long đã đạt và vượt rất cao so với kế hoạch nhưng do đặc điểm tiêu thụ sản ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29710.doc
Tài liệu liên quan