Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chương I: Lý luận chung về XKLĐ và Quản lý XKLĐ 3

I - Xuất khẩu lao động 3

1.1. Khái niệm. 3

1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động. 4

1.3. Đặc điểm. 5

1.4. Phân loại các hoạt động xuất khẩu lao động. 9

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động. 10

1.6. Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 12

1.6.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 12

1.6.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động XKLĐ ở Việt Nam. 13

1.6.3. Một số quy định của Nhà nước về hoạt động XKLĐ. 14

II- Quản lý xuất khẩu lao động 14

2.1. Khái niệm. 14

2.2. Sự cần thiết của quản lý xuất khẩu lao động. 15

2.3. Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động. 17

2.3.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động. 17

2.3.2. Tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 19

2.3.3. Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động. 21

2.3.4. Quản lý lao động đã xuất khẩu. 21

Chương II: Phân tích thực trạng quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh 24

I- Một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh 24

1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 24

1.2. Đặc điểm tự nhiên. 27

1.3. Đặc điểm của lao động trong tỉnh. 28

1.4. Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm gần đây. 38

II- Phân tích thực trạng 44

2.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh. 44

2.1.1. Về số lượng. 44

2.1.2. Về chất lượng. 51

2.2. Các yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh. 52

2.2.1. Về phía Nhà nước. 52

2.2.2. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh. 53

2.2.3. Về phía người lao động. 57

2.3. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý XKLĐ 58

2.3.1. Những thành tựu trhu được và những bất cập. 58

2.3.2. Nguyên nhân. 60

2.3.3. Nhận định chung về thực trạng hiện nay. 63

Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh 64

I- Phương hướng, mục tiêu đặt ra cho công tác xuất khẩu lao động và quản lý XKLĐ của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 64

1.1. Mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động trong các năm tới. 64

1.2. Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động. 64

II- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh 65

2.1. Giải pháp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động 65

2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động. 67

2.3. Giải pháp đối với người lao động. 70

PHẦN KẾT LUẬN 73

PHẦN PHỤ LỤC 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

docx97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động - việc làm tỉnh Bắc Ninh 1/7/2005) Với những số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng cơ cấu lao động của tỉnh Bắc Ninh là tương đối trẻ. Số lao động thuộc độ tuổi từ 15 đến 45 chiếm trên 65% tổng số lao động toàn tỉnh, còn số lao động có độ tuổi cao lại chiếm tỷ lệ thấp, thấp nhất là lao động thuộc độ tuổi từ 55 đến 59 tuổi chỉ chiếm có 5,2% tổng số lao động toàn tỉnh trong khi đó chiếm tỷ lệ cao nhất là số lao động thuộc độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm tới 29,62% trên tổng số lao động. Lao động trẻ là một vấn đề hết sức phức tạp cho tỉnh Bắc Ninh trong công tác quản lý lao động cũng như giải quyết việc làm. Điều này cho thấy tiềm năng cũng như thử thách lớn cho hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý hoạt động này của tỉnh Bắc Ninh hiện tại và trong thời gian tới. Cơ cấu lao động theo giới tính như sau: Biểu 2.1.8. Cơ cấu lao động theo giới tính tỉnh Bắc Ninh năm 2006 Chỉ tiêu Số lao động (người) Tỷ lệ % Toàn tỉnh 612.641 100 Nữ giới 304.605 49,72 Nam giới 308.036 50,28 (Nguồn: Điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2006) Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu lao động theo giới tính của tỉnh Bắc Ninh là tương đối đồng đều, có sự cân bằng về giới tính. Sự chênh lệch giữa giới tính là không đáng kể chỉ khoảng 0,56%, tuy nhiên cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giới tính bởi số lượng lao động nữ tham gia trong hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng đòi hỏi cần phải có chế độ đãi ngộ riêng sao cho đảm bảo bình đẳng giới tính cho người lao động. Như vậy, chúng ta có thể kết luận về số lượng lao động tỉnh Bắc Ninh như sau: quy mô tương đối lớn, lực lượng lao dộng dồi dào, phân bố không đều tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, lao động chủ yếu là lao động trẻ, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn tương đối cao, có sự cân bằng tương đối về giới tính. Với tốc độ tăng dân số 0,98%/năm, như vậy là trung bình mỗi năm tăng thêm gần 9.500 người, đây sẽ là lực lượng bổ sung khá hùng hậu cho lực lượng lao động của tỉnh mỗi năm do đó vấn đề giải quyết lao động - việc làm lại càng trở nên cấp thiết đối với Bắc Ninh trong thời gian tới. Về chất lượng lao động Biểu 2.1.9. Một số chỉ tiêu về chất lượng lao động tỉnh Bắc Ninh Tổng số Trình độ chuyên môn Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo Qua đào tạo nghề THCN CĐ, ĐH trở lên Tổng số 532.915 371.331 109.578 33.166 21.480 Theo khu vực 1. Thành thị 68.933 34.018 16.432 8.314 10.169 2. Nông thôn 463.982 337.313 93.146 21.852 11.671 Theo ngành 1. Nông, lâm, ngư nghiệp 262.809 241.475 11.012 7.906 2.412 2. Công nghiệp và xây dựng 152.086 61.376 79.012 7.648 4.050 3. Dịch vụ 118.020 68.480 19.554 14.612 15.378 (Nguồn: Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 2005) Dựa vào những số liệu trên chúng ta có thể xem xét chất lượng lao động tỉnh Bắc Ninh theo các khía cạnh sau: 1.3.2.1. Về trình độ học vấn. Biểu 2.1.10. Cơ cấu lực lượng lao động tỉnh chia theo trình độ học vấn giai đoạn 2001 – 2006. Năm Tổng số Mù chữ Chưa TN tiểu học Đã TN tiểu học Đã TN THCS Đã TN THPT 2001 100 0,6 7,0 27,8 43,4 21,2 2002 100 0,7 8,7 28,6 40,0 21,9 2003 100 1,1 6,9 28,9 41,8 21,4 2004 100 1,0 6,6 28,9 42,9 20,6 2005 100 0,8 6,2 26,6 45,5 20,9 (Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm 2001 –2005) Biểu 2.1.11. Cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn phổ thông tỉnh Bắc Ninh hai khu vực thành thị, nông thôn năm 2005. Thành thị Nông thôn Tổng số Trong đó: Mù chữ và chưa TNTH Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp PTCS Tốt nghiệp PTTH 100 3,3 14,8 37,2 44,7 100 7,5 28,4 46,7 17,4 (Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm 1/7/2005) Dựa vào kết quả trên ta có: Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở là 45,5% cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước 12,93%, còn tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông là 20,9% cũng cao hơn tỷ lệ chung của cả nước song lại thấp hơn 7,92% so với tỷ lệ này của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nhìn chung, trình độ học vấn của lao động tỉnh Bắc Ninh tuy có phần cao hơn so với cả nước nhưng so với tình hình chung của vùng kinh tế trộng điểm Bắc Bộ thì trình độ học vấn của lao động tỉnh vẫn còn phải có được sự quan tâm nhiều hơn nưa thì mới đạt được yêu cầu của một tỉnh công nghiệp. 1.3.2.2. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Biểu 2.1.12. Một số chỉ tiêu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh Bắc Ninh Năm Tổng lực lượng lao động (người) Lao động chưa qua đào tạo (người) Tỷ lệ so với tổng số LĐ (%) Lao động đã qua đào tạo nói chung (người) Tỷ lệ so với tổng số LĐ (%) Lao động đã tốt nghiệp THCN CĐ, ĐH và trên ĐH (người) Tỷ lệ so với tổng số LĐ (%) Lao động đã qua đào tạo nghề (người) Tỷ lệ so với tổng số LĐ (%) 2001 503300 394546 78,4 108754 21,6 31661 6,3 77093 15,3 2002 514468 395633 77,1 118835 22,9 36109 7 82726 16,1 2003 521468 392149 75,2 129319 24,8 39627 7,6 89692 17,2 2004 526676 387107 73,5 139569 26,5 40554 7,7 99015 18,8 2005 537766 373233 69,5 164533 30,5 54282 10 110251 20,5 2006 545816 370816 67,9 175000 32,1 56580 10,4 118420 21,7 (Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm tỉnh Bắc Ninh 2001 –2006) Theo kết quả điều tra trên chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nói chung của tỉnh Bắc Ninh năm 2006 là 32,1%, cao hơn so với mức bình quân của cả nước. Trong đó tỷ lệ qua đào tạo ở khu vực nông thôn là 27,5%; ở khu vực thành thị là 50,9%. Bình quân trong giai đoạn 2001 – 2006, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh tăng khoảng 2,2% với quy mô khoảng 13.950 người mỗi năm, trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 15,3% năm 2001 lên 21,7 năm 2006; tỷ lệ tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp trở lên tăng từ 6,3% lên 10,4% năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng cho thấy phần lớn lao động của tỉnh là chưa được qua đào tạo (gần 68% số lao động tức là cứ 100 lao động thì sẽ có khoảng 68 người chưa qua đào tạo, chỉ có 22 người qua đào tạo nghề và khoảng 10 người có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên), đó là một điểm yếu của lao động tỉnh nhà khi mà xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng ngày càng tăng lên. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế này, yêu cầu về trình độ đối với lao động trên thị trường cả trong nước và cả ngoài nước tăng cao thì nó cũng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động cũng như công tác quản lý hoạt động này. Nếu xét theo nhóm ngành kinh tế thì chúng ta có những con số về tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bắc Ninh như sau: Khu vực nông, lâm, thuỷ sản tỷ lệ lao động qua đào tạo là 8,2%. Trong đó: Qua đào tạo nghề là 4,2%; trung học chuyên nghiệp là 3,1%; cao đẳng, đại học và trên đại học là 0,95%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tỷ lệ này là gần 60%. Trong đó: Qua đào tạo nghề là 48,5%; trung học chuyên nghiệp là 5,3%; Cao đẳng, đại học và trên đại học là 2,67%. Khu vực dịch vụ tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung là 41,83%. Trong đó: Qua đào tạo nghề là 16,62%; trung học chuyên nghiệp là 12,41%; cao đẳng, đại học và trên đại học là 13,05% 1.3.2.3. Về mức độ phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Tính chung cả tỉnh, trong số những lao động đã qua đào tạo nói chung thì có khoảng 80% có việc làm phù hợp với ngành nghề đựơc đào tạo. Nếu xét theo trình độ cụ thể thì tỷ lệ này là 84,58% đối với lao động qua đào tạo nghề, 52,64% với những lao động đã tốt nghiệp THCN và trên 75% với lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học. Còn nếu chia theo khu vực thì tỷ lệ này là 79,08% đối với khu vực thành thị và 86,89% với lao động ở khu vực nông thôn. Điều này cho thấy đa số lao động đã qua đào tạo nói chung đều làm được công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo của mình. 1.3.2.4. Về năng lực cạnh tranh của lao động tỉnh Bắc Ninh. Trong điều kiện nước ta đang bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh gay gắt trong đời sống kinh tế thì trên thi truờng lao động sự cạnh tranh là điều tất yếu. Lao động của tỉnh Bắc Ninh nói chung là cần cù, chịu thương, chịu khó và thông minh nhưng cũng có những hạn chế nhất định đó là: kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, thể lực chưa tốt, tính kỷ luật của một bộ phận lao động chưa cao,…Chính vì vậy tính cạnh tranh trên thị trường lao động còn chưa cao, nhất là trên những thị trường khó tính như nước ngoài, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác xuất khẩu lao động và quá trình quản lý hoạt đông xuất khẩu lao động. Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm gần đây. 1.4.1. Tình trạng thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chính là tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Ta có số liệu về các chỉ tiêu trên qua các năm như sau: Biểu 2.1.13. Một số chỉ tiêu về tình trạnh thiếu việc làm qua các năm của tỉnh Bắc Ninh. Năm Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn 2001 5,81 76,29 2002 5,21 77,37 2003 4,87 78,5 2004 4,23 79,5 2005 4,17 80 2006 3,8 82,0 (Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc ninh qua các năm 2001– 2006) Theo kết quả trên thì chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tiến triển theo chiều hướng tích cực. Từ con số thất nghiệp chiếm tỷ lệ 5,81 năm 2001 xuống còn 3,8% năm 2006 đó là một kết quả đáng khích lệ của tỉnh Bắc Ninh. Tỷ lệ thất nghiệp tập chung chủ yếu ở độ tuổi trẻ khoảng 15 đến 24 tuổi (14,01%), thấp nhất là ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên (1,86%) bởi vì ở độ tuổi này người lao động đã tương đối ổn định về công ăn, việc làm; còn lứa tuổi thấp từ 15 đến 24 thì phần lớn còn đang học tập tại trường phổ thông, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp hay cao đẳng, đại học do đó tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, hơn nữa ở lứa tuổi này người lao động còn rất ít kinh nghiệm làm việc do đó cơ hội tìm việc làm ổn định là rất ít. Tỷ lệ này cho thấy rằng mục tiêu của công tác giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh sẽ phải tập trung chủ yếu vào các đối tượng trẻ tuổi và đây cũng sẽ là đối tượng mà công tác xuất khẩu lao động của tỉnh muốn hướng tới. Những đối tượng thuộc lứa tuổi này thường có sức khoẻ, trình độ, dễ dàng tiếp thu nghề nghiệp và học ngoại ngữ hơn những đối tượng lớn tuổi hơn, mặt khác các nước tiếp nhận lao động thường có quy định và đòi hỏi kỹ lưỡng về mặt tuổi tác, thường là những lao động trẻ tuổi. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng giống như tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị biểu hiện mức độ thất nghiệp ở nông thôn. Ở khu vực nông thôn hầu hết là làm nông nghiệp do đó xét theo mức độ có việc làm thì rất khó có thể tính được tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn do đó người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng thời gian lao động làm chỉ tiêu tính toán và đánh giá tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Điểm khác biệt giữa tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn là: nếu tỷ lệ thất nghiệp càng thấp càng hiệu quả thì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động càng cao thì càng tốt. Tỷ lệ này của tỉnh Bắc Ninh là khoảng 82% (năm 2006), điều đó chứng tỏ lao động ở khu vực nông thôn đã sử dụng hầu hết thời gian trong năm để lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa phải là cao so với yêu cầu của thực tế, trong thời gian tới Đảng và Chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa để người nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình với những công việc làm thêm đặc biệt là trong thời gian nông nhàn, điều đó không chỉ nâng cao được hơn nữa tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn mà còn làm giảm thiểu nhiều hơn tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, nâng cao hơn thu nhập cho nhân dân giúp họ cải thiện đời sống. Theo đó thì việc mở rộng, bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh là một việc làm không thể không coi trọng. 1.4.2Tình hình giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây. Công tác giải quyết việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Tại tỉnh Bắc Ninh, công tác này cũng được đặt ở một vị trí đặc biệt trong chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Kết quả của công tác giải quyết việc làm được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2001 – 2006: Biểu 2.1.14. Kết quả giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh qua các năm 2001 – 2005 Nội dung ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 1- Tổng số dân Người 960.500 970.736 978.639 987.003 998.318 Trong đó: Thành thị Nông thôn LĐ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm + Nông nghiệp + Công nghiệp + Dịch vụ ” ” ” ” ” ” 92.203 868.292 503.300 305.434 87.955 109.911 105.971 864.765 514.468 288.153 101.195 115.120 110.354 868.285 521.648 286.316 117.481 117.481 128.342 858.661 526.676 262.005 133.986 130.685 131.998 866.320 532.915 262.809 152.086 118.020 2- Giải quyết việc làm cho người lao động ” 12.324 12.640 15.260 16.250 18.000 Vào các doanh nghiệp Vào các khu CN,cụm làng nghề Lao đông xuất khẩu Thông qua quỹ cho vay GQVL Chuyển dịch cơ cấu KT phát triển làng nghề ” ” ” ” ” 3.598 2.870 794 4.024 1.038 3.680 2.915 800 4.400 845 3.023 4.155 1.912 4.520 1.650 2.500 5.550 2.150 4.850 1.200 3.000 5.500 2.500 5.000 2.000 (Nguồn: Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh hàng năm 2001-2005) Riêng năm 2006 có số liệu cụ thể như sau: Biểu 2.1.15. Lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2006 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%) 1. Dân số Người 998.318 1.011.000 101 2. Số LĐ tham gia trong nền KT ” 537.800 545.816 101 3. Tổng số lao động được tạo việc làm ” 18.000 19.075 106 Chia theo ngành Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Chia theo chương trình giải quyết việc làm Các chương trình phát triển KT – XH Dịch vụ Chia theo nơi làm việc Số lao động được tạo việc làm tại địa phương Lao động đi làm việc ở tỉnh, thành phố khác Xuất khẩu lao động và chuyên gia ” ” ” ” ” ” ” ” 11.000 1.500 5.500 12.500 5.500 15.500 - 2.500 11.611 1.607 5.824 13.238 5.837 16.056 - 3.019 106 107 106 106 106 104 - 121 4. Hoạt động của trung tâm GTVL Số trung tâm GTVL trên địa bàn Số người được tư vấn giới thiệu việc làm. Trong đó: số người tìm được việc làm Số người được dạy nghề tại các trung tâm. Trong đó: số người tìm được việc làm ” ” ” ” ” 4 10.484 2.213 1.385 1.760 4 13.000 2.868 2.050 2.010 100 124 124 148 114 5. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ” ” ” 44.420 1.800 4.420 38.200 49.500 1.825 5.500 42.175 111 101 124 110 (Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2006) Dựa vào những số liệu tổng hợp trên chúng ta có thể chia tình hình giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh theo các khía cạnh sau đây: Trước hết chúng ta xem xét trên khía cạnh tình trạng việc làm của lao động trong tỉnh. Trong tổng số 545.816 người có việc làm của cả tỉnh thì có 267.450 người làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng; 157.741 người làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và 120.625 người làm việc trong khu vực dịch vụ. Trong số đó thì có 49.500 lao động làm việc trong các doanh nghiệp với 1.825 người làm trong các doanh nghiệp nhà nước (tăng 25 người so với năm 2005), 5.500 người làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( tăng 1.080 người) và 42.175 lao động làm việc cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (tăng 3.975 người). Riêng năm 2006, Bắc Ninh đã giải quyết được việc làm cho 19.075 người tăng 1.075 người so với năm 2005, tăng 6.751 người so với năm 2001. Trong số đó, số lao động tìm được việc làm trong ngành công nghiệp là 11.611 người tăng 611 người so với năm 2005, số người tìm được việc làm trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 1.607 người tăng 107 người, số người tìm được việc trong lĩnh vực dịch vụ là 5.824 người tăng 324 người so với năm 2005. Về xuất khẩu lao động tăng từ 2500 lên 3019 người. Những con số này cho thấy rằng xu hướng hiện nay của lao động tỉnh Bắc Ninh là làm việc cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu. Tuy nhiên con số này còn rất thấp so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tính chung toàn tỉnh có thu nhập bình quân của một lao động có việc làm nói chung là 885 nghìn đồng/tháng. Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 1.392 nghìn đồng/ tháng cao gấp 1,7 lần khu vực nông thôn. Những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì hầu như đều có mức lương cao hơn những lao động có trình độ thấp. Mức lương bình quân của một lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên có việc làm là vào khoảng 1.880 nghìn đồng/tháng, còn với lao động đã qua đào tạo ở trình độ thấp hơn là vào khoảng 1.550 nghìn đồng/tháng và với lao động chưa qua đào tạo là 650 nghìn đồng/tháng (bằng 0,34 lần mức này của nhóm đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên). Còn xét theo nhóm ngành kinh tế thì ta có mức thu nhập bình quân một lao động có việc làm thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 360 nghìn đồng/tháng, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1.356 nghìn đồng/tháng và trong khu vực dịch vụ là 1.453 nghìn đồng/tháng cao nhất và gấp 4,03 lần của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Nhìn chung mức thu nhập bình quân của tỉnh Bắc Ninh chưa cao đặc biệt là đối với lao động chưa qua đào tạo, lao động thuộc khu vực nông thôn làm nông, lâm, ngư nghiệp. (Nguồn tham khảo: Chương trình phát triển nguồn nhân lực - giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh). Khía cạnh thứ hai mà chúng ta xem xét ở đây là các kết quả thu được từ công tác giải quyết việc làm và hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm trong tỉnh. Đầu tiên là việc giải quyết việc làm, trong 6 năm 2001- 2006 tỉnh đã giải quyết việc làm cho 93.549 người lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 15.591 người/năm. Từ những số liệu cụ thể trong biểu trên chúng ta nhận thấy rằng trong những năm gần đây số việc làm tạo ra trong nền kinh tế tỉnh là ngày một gia tăng song những con số đó vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm việc cao của lực lượng lao động trong tỉnh. Để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, Đảng và chính quyền tỉnh đã tập trung sử dụng rất nhiều biện pháp như tạo việc làm qua việc đẩy mạnh đầu tư phát triển các làng nghề truyền thông, qua việc tập trung mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiêp trên toàn tỉnh, …Trong đó bao gồm cả việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động - một biện pháp hữu hiệu là chủ đề chính của chúng ta trong bài viết này. Thứ hai là kết quả của công tác tư vấn, giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm trong tỉnh. Tính đến thời điểm năm 2006, tỉnh Bắc Ninh có 4 trung tâm giới thiệu việc làm chịu sự quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, số người được tư vấn giới thiệu việc làm là 13.000 người với số người tìm được việc làm là 2.868 người bằng 22,1% số người được tư vấn, tăng 655 người so với năm 2005. Các trung tâm cũng đào tạo nghề cho 2.050 người, trong đó có 2.010 người tìm được việc làm bằng 98,1% số người được đào tạo nghề tăng 250 người so với năm 2005. Những con số này cho thấy hoạt động dạy nghề của các trung tâm là tương đối hiệu quả song hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm của các trung tâm lại khá kém hiệu quả do đó yêu cầu các trung tâm trong thời gian tới cần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình là tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Nói tóm lại, trên đây là những đặc điểm chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý hoạt động này. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh như: Văn hoá, phong tục tập quán của địa phương; quan hệ ngoại giao với các nước,…song đây là những yếu tố có tính chất chung của cả nước ta do đó bài viết chỉ tập trung đề cập đến những yếu tố riêng của tỉnh Bắc Ninh mà bạn đọc cần phải biết để hiểu rõ hơn về thực trạng của tỉnh Bắc Ninh. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG. Thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh. Về số lượng. Trong những năm gần đây, song song với việc đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh thì công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh cũng dành được một sự quan tâm khá lớn do đó hoạt động xuất khẩu lao động cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh trong những năm qua. Những kết quả đạt được như sau: Biểu 2.2.1. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2006 stt Năm Số lượng từng năm Tỷ trọng của từng năm trên tổng số Lượng tăng tuyệt đối so với năm trước Tốc độ tăng so với năm trước (lần) Tốc độ tăng so với năm 2001 (lần) 1 2001 794 7,11% _ _ _ 2 2002 800 7,16% 6 1,01 1,01 3 2003 1.912 17,11% 1112 2,39 2,41 4 2004 2.150 19,24% 238 1,12 2,71 5 2005 2.500 22,37% 350 1,16 3,15 6 2006 3.019 27,02% 519 1,21 3,80 Tổng 11.175 100% 2225 _ _ (Nguồn: Báo cáo công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh năm 2001-2006) Trong đó cách tính các chỉ tiêu như sau: - Tỷ trọng của từng năm trên tổng số được tính bằng cách lấy số người của từng năm chia cho tổng số lao động đã được xuất khẩu của các năm. Lượng tăng tuyệt đối so với năm trước thì được tính bằng cách lấy số lượng của năm sau trừ đi số lượng của năm trước. Tốc độ tăng so với năm trước thì tính theo cách là lấy số lượng của năm sau chia cho năm trước. Tốc độ tăng so với năm 2001 được tính theo cách lấy số lượng từng năm chia cho số lượng của năm 2001. Dựa vào kết quả trên chúng ta có thể nhận xét về số lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh như sau: Số lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước; trong tổng số 11.175 người lao động đi xuất khẩu lao động thì năm 2006 chiếm tỷ trọng 27,02%, tăng 519 người so với năm 2005 tức là bằng 1,21 lần so với năm 2005 và bằng 3,8 lần so với năm 2001. Tuy nhiên lượng tăng giữa các năm không đều, năm tăng cao nhất là năm 2003 tăng 1.112 người so với năm 2002 (bằng 2,39 lần so với năm trước đó) trong khi năm tăng thấp nhất là năm 2002 với lượng tăng chỉ có 6 người, bằng 1,01 lần so với năm 2001. Để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về số lượng lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh, chúng ta cùng nhìn nhận các chỉ tiêu này trên giác độ so sánh với cả nước. Biểu 2.2.2. Số lượng xuất khẩu lao động của Bắc Ninh so với cả nước. Năm Cả nước Bắc Ninh Tỷ lệ so với cả nước 2001 36.168 794 2.20% 2002 46.122 800 1.73% 2003 75.000 1.912 2.55% 2004 67.447 2.150 3.19% 2005 70.594 2.500 3.54% 2006 78.885 3.019 3.83% Tổng 374216 11175 2.99% (Nguồn: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 2000-2006 – Phòng quản lý lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB & XH, năm 2007) Căn cứ vào những số liệu trên chúng ta có thể thể hiện tỷ trọng số lượng lao động xuất khẩu của Bắc Ninh so với cả nước như sau: (Nguồn: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 2000-2006 – Phòng quản lý lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB & XH, năm 2007 Nhìn vào lược đồ trên, chúng ta nhận thấy rằng so với cả nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tính chung bình chung số lượng lao động xuất khẩu của Bắc Ninh chỉ bằng gần 3% số lượng lao động của cả nước, riêng năm 2006 chiếm 3,83%. Con số khiêm tốn này đã đặt ra yêu cầu cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh. Về cơ cấu lao động xuất khẩu xét theo độ tuổi thì phần lớn lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh là lao động trẻ bởi đối tượng này là lực lượng chủ yếu của công tác xuất khẩu lao động nói chung. Biểu 2.2.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đoạn 2001 –2006 Tuổi 15 – 24 25 – 44 ≥60 Tổng Bắc Ninh 3.934 4.682 2.559 11175 Tỷ lệ % 35,2 41,9 22,9 100% Cả nước 168.771 102.161 103.284 374216 Tỷ lệ 45,1 27,3 27,6 100% (Nguồn: Cục quản lý lao dộng ngoài nước - Bộ LĐTB & XH, năm 2007) ( Nguồn: Báo cáo công tác xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2001-2006) Theo đó ta thấy rằng, lao động đi xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 15 đến 45 chiếm khoảng trên 70% tổng số lao động xuất khẩu trong đó nhóm tuổi 25 – 44 chiếm tỷ trọng cao nhất (41,9% tổng số lao động đi xuất khẩu), còn nhóm tuổi trung niên và cao tuổi từ 45 tuổi trở nên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 23% trên tổng số. Điều này phản ánh đúng thực tế bởi số người ở độ tuổi từ 15 – 44 thường có tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn các độ tuổi khác và cũng là đối tượng chủ yếu của công tác xuất khẩu lao động khi mà yêu cầu của phía bên nước ngoài thường là những đối tượng thuộc nhóm tuổi này vừa có sức khoẻ vừa có trình độ học vấn tốt hơn. Cũng theo số liệu ở bảng trên chúng ta có thể thấy cơ cấu lao động theo tuổi của cả nước c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh.docx
Tài liệu liên quan