LỜI CẢM ƠN.i
LỜI CAM ĐOAN .ii
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. v
LỜI MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài: .ix
2. Mục đích nghiên cứu:. x
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:. x
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:. x
5. Những đóng góp của luận văn: . x
6. Kết cấu của luận văn:.xi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ. 1
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC . 1
1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực:.1
1.1.1. Nguồn nhân lực.1
1.1.1.1. Khái niệm. 1
1.1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực . 1
1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực:.2
1.1.2.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực . 2
1.1.2.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực. 4
1.2. Các chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực.5
1.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực.5
1.2.2. Nhóm chức năng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .5
1.2.3. Nhóm chức năng về duy trì nguồn nhân lực.6
1.3. Nội dung phân tích đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực .7
116 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong sở y tế tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
re có
thể thu hút được những người tài năng nhất trên toàn quốc làm việc cho Chính phủ
Tuy nhiên, tuyển được nhân tài đã khó, nhưng việc giữ được nhân tài còn
khó hơn rất nhiều lần trong một khu vực vốn được đánh giá là có sức ỳ rất lớn. Vì
vậy, Singapore đã có những chính sách vô cùng linh hoạt để trả công thỏa đáng cho
công chức nhà nước trong quá trình sử dụng họ. Ngay từ năm 1974, công chức
Singapore đã “được hưởng tháng lương thứ 13 để tương đương với tiền thưởng
hàng năm của khu vực tư nhân”. Cũng từ rất sớm, Singapore áp dụng tiêu chuẩn thị
trường trong xác định mức lương cho đội ngũ công chức, trong đó, lương của bộ
trưởng và công chức cao cấp liên tục được đánh giá và điều chỉnh thường xuyên, để
đảm bảo mức cạnh tranh đối với khu vực tư nhân.
38
Tuy nhiên, trên thực tế, để đảm bảo người tài ở lại trong lĩnh vực công,
lương không phải là tất cả. “trọng dụng” người tài bao gồm cả “trọng” và “dụng”,
đó chính là nhân tố chủ chốt để họ sẵn sàng ở lại lâu dài
Những chính phủ thành công trong giữ người tài là những chính phủ dám
trao trọng trách, ngay cả cho những người trẻ, dựa trên năng lực của họ. Cựu thủ
tướng Singapore Lý Quang Diệu nổi tiếng với triết lý dùng người : “Tôi ưu chuộng
hiệu quả. Với một công chức trẻ ở vị trí cao, tôi không quan tâm anh ta đã làm việc
bao nhiêu năm. Nếu anh ta là người tốt nhất cho vị trí đó, hãy xếp anh ta ở đó”.
Như vậy, có thể khẳng định, Singapore đã biến việc trọng dụng nhân tài trở
thành một thương hiệu quốc gia, từ đó, tạo lực kéo người đến và giữa người ở lại để
phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu dài cảu đất nước Trong chính sách trọng dụng
nguồn nhân lực tài năng, Singapore đã tận dụng tối đa lợi thế linh hoạt, dễ thích ứng
của một nước nhỏ để có những điều chỉnh sát với diễn biến của thực tế nhằm giữ
được những người ưu tú nhất và tránh được hiện tượng chảy máu chất xám từ khu
vực công sang khu vực tư. Những bài học kinh nghiệm về Sự đầu tư dài hạn và
thích đáng cho những công chức trẻ xuất xắc để chuẩn bị đội ngũ cho tương lai; sự
tin tưởng và dám giao trọng trách cho đội ngũ trẻ; sự linh hoạt trong chính sách trả
công thỏa đáng cho người tài; thậm trí là sự mạnh dạn thay thế những cá nhân lỗi
nhịp trong bộ máy công quyền...là rất đáng quan tâm nghiên cứu và vận dụng trong
quá trình đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài ở Việt Nam.
39
KẾT LUẬN CHƯƠNG I:
Qua những nội dung đã trình bày trong chương này, chúng ta đã có cái nhìn
tổng quan về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực cũng như tầm quan trọng
của nó. Các nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lưc, nhóm chức năng đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực, nhóm chức duy trì nguồn nhân lực. Những yếu tố chính
từ bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của Sở y
tế. Đặc biệt là các phương pháp đánh giá nhân sự trong tổ chức công để hoàn thiện
chất lượng đánh giá thực hiện công việc sẽ được phân tích cụ thể ở các chương sau.
Nội dung chương I làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh, đánh giá thực
trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Sở y
tế Phú Thọ sẽ được đề cập tại chương II và chương III.
40
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI SỞ Y TẾ PHÚ THỌ
2.1 Tổng quan về Sở Y tế tỉnh Phú Thọ:
2.1.1. Thông tin chung về Sở y tế.
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, giúp UBND
tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y
dược học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; về các dịch vụ
công thuộc ngành y tế; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của
UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật
- Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
- Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của
UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ của Bộ Y tế.
- Website:
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở y tế:
Sở Y tế Phú Thọ (trước đây là Ty Y tế Phú Thọ), được thành lập năm 1945
với cơ sở ban đầu là Ban hành chính Ty gồm 01 y sĩ, một số y tá và cán bộ hành
chính, 1 bệnh viện với 50 giường bệnh.
Năm 1954, Sở Y tế Phú Thọ có 100 cán bộ, bệnh viện đã có 52 y sĩ, nhiều
cán bộ đã trưởng thành trong kháng chiến. Năm 1957 có thêm bệnh xá Việt Trì với
50 giường bệnh. Năm 1959, Trường Y sĩ Phú Thọ ra đời đã giúp phần quan trọng
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành; mạng lưới y tế gồm 2 cơ sở khám,
chữa bệnh, 1 số trạm chuyên khoa tuyến tỉnh và 18 Trạm y tế xã. Đến năm 1966 hệ
thống y tế đã tương đối hoàn chỉnh, gồm Bệnh viện Đa khoa tỉnh (được nâng cấp từ
Bệnh viện Phú Thọ, 8 bệnh viện huyện, 5 trạm chuyên khoa, 10 phòng khám đa
41
khoa khu vực và 270 Trạm y tế xã), Ngành Y tế Phú Thọ đã trưởng thành vượt bậc,
đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và phục vụ sản xuất, chiến đấu.
Năm 1968 hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, các
đơn vị trực thuộc gồm 02 Bệnh viện tỉnh, 18 Bệnh viện huyện, 10 cơ sở phòng
bệnh, 100% số xã có Trạm y tế; tổng số bác sĩ là 85 người. Sau hơn 30 năm sáp
nhập, Sở Y tế đã lãnh, chỉ đạo Ngành Y tế Vĩnh Phú có những đóng góp không nhỏ
cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đội ngũ cán bộ ngày càng lớn
mạnh về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại hơn,
đáp ứng phần lớn nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập, Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Ngành Y tế
phát huy tiềm năng, đẩy mạnh hoạt động trên các lĩnh vực, thực hiện thành công
nhiều chương trình y tế, thức đẩy sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân
các dân tộc trong tỉnh ngày càng phát triển, góp phần quan trọng trong việc thực
hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hơn nửa thế kỷ qua, Ngành Y tế Phú Thọ cùng với Ngành Y tế cả nước đã
giành được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, do có sự
phát triển vượt bậc. Trong hệ thống chung của Ngành đã hình thành và phát triển
mạng lưới bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở tất cả các tuyến từ tỉnh đến cơ
sở.
Về phòng bệnh, đã khống chế, đẩy lùi được nhiều bệnh dịch nguy hiểm,
không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Về khám chữa bệnh đã thực hiện nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại,
chất lượng chẩn đoán và điều trị được nâng cao rõ rệt, cứu chữa được nhiều người
mắc các bệnh hiểm nghèo.
Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, cung cấp các dịch vụ y tế đến gần người
dân hơn. Hiện nay, Ngành Y tế Phú Thọ đó đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra là:
Tuổi thọ của người dân được tăng lên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
giảm, tỷ lệ chết mẹ và chết trẻ sơ sinh giảm rõ rệt; 100% số xã có bác sĩ, 65% số xã
42
đạt chuẩn quốc gia về y tế góp phần quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
Trong nhiều năm qua, Sở Y tế Phú Thọ đã được UBND tỉnh, Bộ Y tế tặng
Bằng khen, cờ thi đua: Năm 1985 được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương lao
động hạng Ba; năm 1998 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng
Nhất; năm 2005 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất. Một
số đơn vị trực thuộc được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động các
hạng. Nhiều tập thể và cá nhân trong ngành được tặng Cờ thi đua, Bằng khen của
Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ Y tế.
Tỉnh Phú Thọ luôn xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế là
khâu đột phá để nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ nhân lực cũng như đội
ngũ khám, chữa bệnh. Ngành y tế thực hiện gửi bác sĩ đi đào tạo chuyên sâu ở trong
nước và nước ngoài; đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học theo địa chỉ; đào tạo nâng cao
tại chỗ, đào tạo cán bộ quản lý và có chính sách đái ngộ khi bác sĩ về các cơ sở y tế
trong tỉnh công tác. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đó cử hàng trăm lượt cán bộ y tế đi
đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, II, bác sĩ đa khoa tại các cơ sở đào tạo
trong và ngoài nước. Riêng năm 2010, ngành đã thu hút được 74 bác sĩ về làm việc
tại các cơ sở y tế trong tỉnh, cử đi đào tạo bác sĩ được 146 lượt cán bộ theo học dưới
nhiều hình thức tại các bệnh viện tuyến trên. Ngoài ra, các bệnh viện cũng cử nhiều
cán bộ đến một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
và một số nước như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản để được nâng cao trình độ
quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành y tế, tiếp nhận, triển khai các kỹ thuật mới
hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị.
2.1.3 Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ:
Theo báo cáo Sở Y tế, năm 2012 Sở Y tế có tổng số 59 cán bộ, công chức,
viên chức. Trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ, chuyên khoa cấp 1, cấp 2 Trong
đó: Giám đốc Sở là tiến sĩ (chuyên khoa cấp 2) và 2 cấp Phó Sở là thạc sĩ (chuyên
khoa cấp 1); có 2 cán bộ trình độ thạc sĩ; cán bộ có trình độ Đại học 47 người (20
43
Bác sĩ, 10 dược sĩ, 17 người đại học khác); trình độ cao đẳng 8 người; trình độ trung
cấp và sơ cấp: 2 người.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC SỞ Y TẾ - 2012
Hình 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ Y tế - Sở y tế tỉnh Phú Thọ)
Tình hình phân bố nhân lực tại các phòng, ban của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Tình hình phân bố nhân lực tại Sở y tế
STT Đơn vị Số lao động
Trong đó
Nam Nữ
1 Ban Giám đốc 4 3 1
2 Văn phòng 10 5 5
3 Phòng Tổ chức cán bộ 8 6 2
4 Thanh Tra 8 6 2
5 Phòng Kế Hoạch Tài Chính 7 5 2
6 Phòng Nghiệp Vụ Y 7 2 5
7 Phòng Quản Lý Dược 5 2 3
8 Phòng Quản Lý Hành Nghề 6 3 3
9 Công đoàn Ngành Y Tế 4 2 2
Tổng 59 34 25
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Y tế tỉnh Phú Thọ)
44
Cơ cấu tổ chức của Sở y tế là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận, phòng
ban có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân cấp quản lý với chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn được quy định của Bộ y tế nhằm thực hiện các chức năng quản lý
nhà nước trên lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh, bộ máy tổ chức của sở y tế không
ngừng được hoàn thiện.
Cơ cấu bộ máy của Sở y tế theo cấu trúc phân quyền. Tính tập trung của cấu
trúc rất cao, thể hiện ở mọi quyền lực trong lĩnh vực phụ trách tập trung vào người
đứng đầu ngành là giám đốc. Sở y tế quản lý và chỉ đạo về mặt tổ chức, nhiệp vụ
cho các đơn vị trực thuộc gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức
năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn
vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế ( sau đây gọi chung là y
tế ).
2.1.4. Giới thiệu chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc: giám đốc Sở là thủ trưởng của cơ quan chịu trách nhiệm cá
nhân trước Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Bộ Y tế và trước pháp luật về
toàn bộ công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Giám đốc Sở có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; tài chính; tài sản; vật tư; tài liệu... của ngành Y tế theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
- Thực hiện tốt chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan.
- Là chủ tài khoản của cơ quan.
- Chỉ đạo và kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện các
quy định của nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn. Ban hành các văn bản hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực được giao theo đúng thẩm quyền quy
định.
45
- Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan thu thập tài liệu báo cáo,
thông tin cần thiết phục vụ cho công tác y tế trên địa bàn.
- Quyết định theo thẩm quyền quản lý hoặc kiến nghị với các cơ quan có
thẩm quyền xử lý những văn bản của các ngành, các cấp trái pháp luật hoặc không
còn phù hợp về lĩnh vực y tế.
- Ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở giải quyết các công việc của Sở khi
Giám đốc vắng mặt.
Phó giám đốc:
- Giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước
pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; tham gia ý kiến với Giám đốc về công
việc chung của cơ quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở khi Giám đốc Sở ủy
quyền. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm
điều hành các hoạt động của Sở Y tế.
- Được chủ tài khoản ủy quyền đăng ký chữ ký tại Kho bạc Nhà nước
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố thuộc Trung ương là
tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ. Có chức năng tham mưu, tổng hợp, đề xuất và tổ
chức thực hiện lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách và bảo vệ chính
trị nội bộ của ngành y tế.
- Công tác Tổ chức
- Công tác quản lý cán bộ, công chức
- Chế độ chính sách và lao động tiền lương:
- Bảo vệ chính trị nội bộ
- Thông tin, báo cáo
- Giúp Giám đốc Sở Y tế tổ chức thực hiện công tác Pháp chế y tế trong
toàn ngành
- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
46
Văn phòng Sở
Văn phòng Sở là tổ chức thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu giúp
Giám đốc Sở tổng hợp, điều phối hoạt động của các tổ chức trong ngành theo
Chương trình, kế hoạch công tác của Lãnh đạo Sở; Thực hiện công tác Hành chính,
văn thư lưu trữ, quản trị, hậu cần, Công nghệ thông tin và một số công tác khác do
Lãnh đạo phân công.
Phòng kế hoạch tài chính
Phọ̀ng Kế hoạchTài chính thuộc Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá có chức năng
tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác
quy hoạch, kế hoạch, thống kê tin học y tế và tài chính kế toán trong ngành y tế.
Phòng nghiệp vụ y
Phòng nghiệp vụ Y thuộc Sở Y tế có chức năng tham mưu cho Giám đốc
Sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác chuyên môn
nghiệp vụ y và phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành y tế.
Phòng nghiệp vụ được
Phòng Quản lý Dược thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là tỉnh), có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong
việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Dược và các loại Mỹ phẩm có liên
quan trực tiếp đến sức khỏe của con người (sau đây gọi tắt là Mỹ phẩm) trên địa bàn
tỉnh.
Thanh tra sở
- Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở
Y tế cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Y tế.
- Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra
viên. Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau
khi thống nhất với Chánh Thanh tra cấp tỉnh; các Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc
Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở.
Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
47
Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân
Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân thuộc Sở Y tế Phú Thọ , có
chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ trong việc thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn toàn
tỉnh, góp phần huy động mọi nguồn lực chủa xã hội cho công tác chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ nhân dân và xã hội hoá công tác y tế.
Công đoàn ngành
- Công đoàn Ngành Y tế Phú Thọ được tổ chức theo nghề nghiệp, chuyên
Ngành, do Ban Chấp hành Liên Đoàn Lao Động tỉnh Phú Thọ thành lập phù hợp
với các quy định của Luật Công đoàn.
- Công đoàn Ngành Y tế Phú Thọ trực thuộc Liên Đoàn Lao Động tỉnh
Phú Thọ là đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CB, CN, VC, người
lao động của Ngành Y tế trong tỉnh đồng thời xây dựng tổ chức công đoàn
ngày càng lớn mạnh.
- Công đoàn Ngành Y tế Phú Thọ hoạt động theo Bộ Luật Lao Động và
Luật Công đoàn nước CHXHCN Việt Nam.
2.1.5. Kết quả hoạt động Sở Y tế tỉnh Phú Thọ trong năm 2012.
Thực hiện chức năng của Sở Y tế là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh,
giúp thực hiện công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo chuyên
môn nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. Trong năm 2012 Sở Y tế Phú Thọ đã
tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch hành động của UBND tỉnh về
thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện
chính sách pháp luật xã hội hoá, để nâng cao chất lượng CSSKND trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung về bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân theo tinh thần Nghị Quyết số 46/NQTW.
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện "Quy tắc ứng xử của cán
bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế" và tổ chức thành công tổ chức Hội thi
“Tuyên truyền về thực hiện Quy tắc ứng xử” của ngành.
48
- Phục vụ các hội nghị: Tổng kết hoạt động của Sở Y tế năm 2012; Tổng kết
công tác tuyển dụng nhân sự tại Sở năm 2012; Tổ chức hội nghị cán bộ công chức
cơ quan phòng Tổ chức cán bộ của Sở
- Tham mưu xây dựng chương trình công tác của Sở năm 2012
- Tổng hợp chương trình công tác năm 2012 của các phòng nghiệp vụ, đơn vị
trực thuộc Sở
- Công tác thi đua khen thưởng tiếp tục được nâng cao về nhận thức và tổ
chức thực hiện. Hoạt động thi đua đã đi vào thực chất, thiết thực và hiệu quả hơn vì
vậy có tác dụng quan trọng trong việc khơi dậy, khích lệ tinh thần tự giác hăng hái
thi đua thực hiện nhiệm vụ được giao của từng cá nhân trong đơn vị.
Ngay từ đầu năm ngành đã tổ chức lễ phát động thi đua và ký giao ước thi
đua giữa các đơn vị với Sở y tế; Kiện toàn Hội đồng thi đua khen thưởng; sửa đổi
bổ sung quy chế thi đua khen thưởng; ban hành kế hoạch công tác thi đua khen
thưởng của ngành. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện thi đua khen thưởng theo 03
Cụm thi đua, và các Cụm đã tiến hành kiểm tra chéo công tác thi đua khen thưởng
giữa các đơn vị trong cụm.
Kết quả xét thi đua năm 2012 như sau: đề nghị Hội đồng thi đua cấp nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho 01 tập thể, Thủ tướng
Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 cá nhân; trình Bộ Y tế xét tặng danh hiệu thầy
thuốc ưu tú cho 03 thầy thuốc, công nhận 05 Bệnh viện đạt tiêu chuẩn Bệnh viện
xuất sắc toàn diện và tặng Bằng khen cho 01 cá nhân, tặng Kỷ niệm chương cho 63
cá nhân; đề nghị UBND tỉnh khen thưởng cho một số cá nhân và đơn vị có thành
tích trong phong trào thi đua thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2012
- Hướng dẫn thi đua khen thưởng năm 2012. Xây dựng dự thảo Quy chế thu
đua, khen thưởng của Sở cho phù hợp với quy định của Luật thi đua khen thưởng,
các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của Bộ Y Tế, Quy chế thi đua khen
thưởng của tỉnh và tình hình thực tế.
49
- Hoàn thành dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế thi đua, khen thưởng ngành y
tế; quy trình xét duyệt, chấm điểm các đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm của
Sở trình lãnh đạo Sở phê duyệt
- Hoàn thiện thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn chất lượng
ISO 9001: 2012 tại cơ quan Sở và tập huấn nghiệp vụ đánh giá chất lượng nội bộ
sau khi được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2012 tại Sở
- Tập huấn nghiệp vụ triển khai luật và các văn bản quy về Bình đẳng giới
cho các bộ lãnh đạo và nghiệp vụ của Phòng các địa phương và các tổ chức đoàn
thể chính trị, xã hội của tỉnh
- Tham mưu đánh giá tổng kết đợt thi đua chào mừng 65 năm ngày thành lập
ngành; kết quả 5 năm phong trào 2006-2011 và tổ chức Đại hội thi đua ngành 2011
theo sự chỉ đạo của Ban thi đua, khen thưởng tỉnh
- Rà soát tiến độ thực hiện chương trình công tác năm 2012 của phòng tổ
chức và các phòng, đơn vị trực thuộc để tham mưu cho lãnh đạo, điều hành nhằm
hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2012
- Tham mưu cho Hội đồng Khoa học Sở tổ chức Hội nghị đánh giá, nghiệm
thu các đề tài, sáng kiến cải thiện kinh nghiệm của các cá nhân thuộc Sở
- Năm 2012 công NCKH được quan tâm hơn, thực hiện theo quy định quản
lý của Sở Y tế và các quy định liên quan. Các đơn vị kiện toàn Hội đồng khoa học
và xây dựng kế hoạch NCKH phù hợp với tình hình của đơn vị. Trong năm có 31 đề
tài nghiên cứu khoa học được triển khai, trong đó 8 đề tài và 01 sáng kiến đã được
nghiệm thu. Hội đồng khoa học Sở Y tế đã nghiệm thu cấp cơ sở 2 đề tài cấp tỉnh,
đề xuất 6 đề tài cấp tỉnh năm 2012 với Sở Khoa học và Công nghệ. Hiện tại 01 đề
tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đang được thực hiện. Tuy nhiên trong công tác
NCKH một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định quản lý, chưa chú ý đến công
tác báo cáo về tình hình thực hiện và triển khai nghiên cứu khoa học nên chất lượng
một số đề tài chưa cao, kết quả ứng dụng còn hạn chế.
2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Sở Y Tế tỉnh
Phú Thọ.
50
2.2.1. Cơ cấu lao động của Sở y tế Phú Thọ.
Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn chuyên môn..
Trình độ chuyên môn được hiểu là văn bằng chứng minh trình độ đã đào
tạo. Những văn bằng này cũng dùng để phân biệt các cấp bậc đào tạo, hiện là cơ sở
quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của công chức viên chức.
Đồng thời, văn bằng cũng là căn cứ có ý nghĩa quyết định đến việc tuyển dụng, bố
trí công việc và trả lương cho người lao động trong tổ chức. Trong Sở y tế hiện nay,
CBCCVC có các loại văn bằng về trình độ chuyên môn sau:
- Tình độ sau đại học gồm :Bác sĩ chuyên khoa 1 (thạc sĩ); , chuyên khoa
2 (tiến sĩ ) ; Dược sĩ chuyên khoa 1 (thạc sĩ)
- Trình độ Đại học;
- Trình độ Cao đẳng;
- Trình độ Trung cấp
Cụ thể nguồn nhân sự theo trình độ học vấn chuyên môn tại Sở Y tế Tỉnh
Phú Thọ trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 5: Sự phát triển nguồn nhân sự về trình độ học vấn tại Sở Y tế giai
đoạn 2010- 2012
Năm
Nguồn
nhân sự
Trình độ
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
Trình độ
khác
2010 46 1 1 24 14 6
2011 54 0 1 38 11 4
2012 59 0 2 47 8 2
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ)
51
Hình 5: Sự phát triển nguồn nhân sự tại Sở Y tế Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ)
Bảng 6: Sự phát triển nguồn nhân sự về trình độ học vấn tại Sở Y tế Vĩnh
Phúc giai đoạn 2010- 2012
Năm
Nguồn
nhân sự
Trình độ
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
Trình độ
khác
2010 40 1 1 16 15 7
2011 50 0 2 28 13 6
2012 55 0 2 38 9 4
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Y Tế tỉnh Vĩnh Phúc)
Hình 6: Sự phát triển nguồn nhân sự tại Sở Y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Y Tế tỉnh Vĩnh Phúc)
52
Nhìn trên bảng 5 và hình 5 của Phú Thọ, có thể nhận thấy sự phát triển
nguồn nhân lực tại Sở y tế giai đoạn 2010 – 2012, có sự phát triển gia tăng đội ngũ
cán bộ công chức viên chức có trình độ. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ CBCCVC có trình
độ đại học chiếm tỷ lệ 52,17 % đến năm 2012 tăng lên 79,66 % ; trình độ sau đại
học đạt tỷ lệ 4,34% giảm xuống 3,39% năm 2012 nhưng trong 3 năm số thạc sĩ vẫn
tăng thêm và trình độ cao đẳng tỷ lệ giảm dần từ 30,43% năm 2010 xuống còn
13,56% năm 2012. Để có thể so sánh sự tương đồng về trình độ chuyên môn của
tỉnh Vĩnh Phúc ta thấy: năm 2010 CBCCVC có trình độ đại học đạt 40%, năm
2011: 56%, năm 2012: 69,09%; trình độ sau đại học năm 2010: 5%, năm 2011: 4%,
năm 2012: 3,63%; Cao đẳng năm 2010: 37,5%, năm 2011: 56%, năm 2012:
69,09%.
Như vậy, về trình độ đại học đội ngũ cán bộ, công chức Sở y tế Phú Thọ
chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỉnh Vĩnh Phúc và cao đẳng tỷ lệ cũng giảm hơn. Điều đó
cho tấy đội ngũ nhân sự của Sở y tế ngày càng được nâng cao và được các cấp lãnh
đạo Sở quan tâm, xác định là nhân tố hạt nhân quyết định cho sự phát triển của
ngành y tế tỉnh Phú Thọ, đáp ứng được yêu cầu của công việc và phù hợp với xu thế
phát triển của tỉnh và của toàn ngành. Tuy nhiên nhân sự có trình cao trên đại học
thì Sở y tế Vĩnh Phúc lại tốt hơn tỉnh Phú Thọ.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Nhìn vào bảng 7 ta thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi của Sở y tế được chia
thành 3 độ tuổi
- Lao động trẻ tuổi đời từ 20-35: Với cơ cấu trong độ tuổi này, Sở y tế Phú
Thọ có lực lượng lao động được trẻ hóa hơn so với Sở y tế Vĩnh Phúc, do có chính
sách trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của ban lãnh đạo của đơn vị. Nên
số lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao hơn và gia tăng hơn so với độ tuổi khác qua các
năm. Đây là một yếu tố thuận lợi cho Sở y tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lớp trẻ này. Cụ thể năm 2010 là 12 người
chiếm 26,08% số lao động trong Sở y tế. Năm 2011 là 23 người chiếm 42,59% số
53
lao động trong Sở y tế. Và đến năm 2012 nhân có sự thay đổi 5 người so với năm
2011 chiếm 47,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271795_8626_1951918.pdf