Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phú Khang Gia

MỤC LỤC

Nội Dung Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2

I. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC 2

1. Khái niệm 2

2. Vai trò của chiến lược 3

II. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC 4

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 7

1. Phân tích môi trường 7

2. Tiến trình xây dựng chiến lược kinh doanh 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH, HOẠCH ĐỊNH, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 18

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ KHANG GIA 18

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 18

1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 20

1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty 20

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 21

1.2.3. Các Trung Gian 22

1.2.4. Tình hình nguồn nhân sự tại Công ty Phú Khang Gia 23

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 25

1.3.1. Tình hình tiêu thụ tại các trung gian 30

1.4. Đánh giá tình hình nội tại của Công ty 31

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 35

2.1. Nhận thức chiến lược hiện tại của Công ty 35

2.2. Cách thức hình thành chiến lược của Công ty 38

2.3. Đánh giá công tác thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty 38

2.4. Hệ thống bán hàng của công ty 41

III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 41

3.1. Đánh giá môi trường kinh doanh 44

3.1.1. Môi trường vĩ mô 44

3.1.2. Đánh giá các yếu tố của Môi trường vi mô 50

3.1.3. Sau khi phân tích môi trường ta tiến hành đánh giá 56

3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh 58

3.2.1 Phân tích điểm mạnh điểm yếu hoạt động Kinh Doanh 58

3.2.2. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của đối thủ 60

3.2.3. Đánh giá đối thủ cạnh tranh của Công ty 62

3.2.4. Sau khi phân tích môi trường ta tiến hành đánh giá 63

3.3. Phân tích thị trường 65

3.3.1. Phân tích lựa chọn thị trường mục tiêu 68

3.3.2. Tình hình thực tế và dự báo nhu cầu xây dựng 65

3.3.3. Phân tích ma trận 71

3.3.4. Phân tích lựa chọn chiến lược 75

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ KHANG GIA 78

I. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 78

II. PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP 78

a) Giải pháp 1: Hỗ trợ hàng mẫu, Tăng tỷ lệ chiết khấu 78

b) Giải pháp 2: Tăng cường Quãng cáo, tổ chức even 80

c) Giải pháp 3: Mua các thông in về các dự án xây dựng, danh sách khách hàng 81

d) Giải pháp 4: Mở rộng hệ thống đại lý, Công ty tư vấn thiết kế, Công ty kinh doanh cửa gỗ, Tuyển dụng, đào tạo nhân viên sales chuyên nghiệp 82

III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP 83

IV. LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP & ĐỀ XUẤT 87

KẾT LUẬN 90

Tài liệu tham khảo 92

Phụ lục 93

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phú Khang Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải qua các năm hoạt động cùng với sự phát triển của xã hội cho đến hiện nay chiến lược của Công ty đã được hình thành theo kiểu kế hoạch hóa. Tuy nhiên qua quá trình phân tích, đánh giá ta mới nhận thấy được chứ trên thực tế Công ty chưa hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể mà mọi hoạt động của Công ty mang tính chiến lược chỉ được thông qua các bảng kế hoạch của năm. Trong khi đó qua các bảng kế hoạch ta chỉ thấy được những mục tiêu mang tính ngắn hạn còn những mục tiêu dài hạn thì Công ty lại chưa đề cập đến. Nhưng với những biện pháp được đặt ra như trên cũng phần nào giải quyết được những vấn đề cấp thiết của Công ty và giúp Công ty khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh. 2.3. Đánh giá công tác thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty. a) Ưu điểm: Mặc dù trong nhiều năm qua Công ty chưa hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng nhưng qua phân tích ta thấy được chiến lược của Công ty hình thành theo kiểu xâm nhập và phát triển thị trường và đã mang lại cho Công ty nhiều thành tựu đáng kể như sau : Công ty đã xây dựng được cho mình một chiến lược và một kênh phân phối bán hàng, tiêu thụ sản phẩm vững chắc. Công ty đã chủ động trong việc kinh doanh của mình, doanh số của Công ty và các đơn vị trực thuộc chiếm trên 70% là do bán hàng cho các kênh mang lại. Công ty đã xây dựng hệ thống bán hàng và bảo hành sản phẩm trên các địa bàn trong nước. Sản phẩm mang thương hiệu Phú Khang Gia - Hàn Quốc được nhiều người biết đến b) Nhược điểm: Các mặt hàng truyền thống của Công ty như tay nắm cửa, ván lót sàn, Bản lề tự động đóng cửa trong những năm đầu cực kỳ khó khăn trong việc triển khai thị trường. Các mặt hàng này phần lớn bị nhập thuế cao và đa phần các sản phẩm của Công ty có giá thành tương đối cao phù hợp với thị trường trung - cao cấp nên hàng lậu trốn thuế rất nhiều làm cho phần lớn các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch không thể nào cạnh tranh nổi. Riêng năm 2008 doanh số bán hàng của Công ty bị giảm sút do các chính sách, sự điều tiết của chính phủ, có nhiều biến động nhất là các quy định về thị trường bất động sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty c) Nguyên nhân: Sở dĩ, Công ty vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém như vậy là do Công ty chưa hoạch định một chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng nên từ khi thành lập đến nay Công ty vẫn không xây dựng cho mình một bản báo cáo sứ mệnh nhằm giới thiệu cho mọi người bên trong lẫn bên ngoài Doanh nghiệp biết mình là ai, mình sản xuất cái gì và sản xuât cho ai? Hơn nữa, một khi không có chiến lược kinh doanh cụ thể thì Công ty nói chung và đội ngũ nhân viên nói riêng không biết được mục tiêu dài hạn và mục tiêu cần hướng đến là gì và đi theo con đường nào là đúng , là hợp lý… Mặc dù, với nhận thức chiến lược của Công ty được hình thành theo cách thức xâm nhập và phát triển thị trường và đã có sự phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và môi trường, nhìn nhận rõ hoàn cảnh của Doanh nghiệp nhưng nhìn chung việc đánh giá này vẫn còn thiếu sót, chưa vận dụng những phương pháp thu thập mang tính khoa học mang tính dự báo nhu cầu và định vị cho mình một tầm nhìn chiến lược dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro bất trắc xảy ra trong một thị trường luôn biến đổi như hiện nay. Đặc biệt là trong thời điểm Việt Nam đã gia nhập WTO gánh nặng cạnh tranh đè nặng trên vai với sự xuất hiện của nhiều Doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước cùng với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thay thế… sẽ khiến cho Công ty rơi vào tình thế khó khăn. Vì vậy Công ty cần phải chủ động và linh hoạt hơn nữa trong quá trình định rõ mục tiêu, hướng đi của mình nhằm định rõ năng lực cạnh tranh, tạo lợi thế vững chắc cho tương lai phát triển của Công ty. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và tầm hiểu biết của đội ngũ nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, Công ty cũng đã có những biện pháp, chính sách nhằm đào tạo huấn luyện về kỹ thuật nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên trong Công ty rất chặt chẽ nhưng kiến thức, mức độ hiểu biết về chiến lược cũng như tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng rất hạn chế. Điều này cho thấy Công ty vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức thậm chí chưa coi vấn đề xây dựng chiến lược là một vấn đề cấp bách trước một loạt các cam kết hội nhập. Qua đó, ta thấy thực trạng công tác hoạch định chiến lược của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế, Công ty chưa nhận thức hết được tầm quan trọng cũng như cái lợi trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Vấn đề đặt ra là Công ty cần đầu tư chiều sâu về hoạt động này. Cụ thể là phải xây dựng cho riêng mình một chiến lược kinh doanh cụ thể hoặc nghiên cứu bổ sung vào chiến lược hiện tại của Công ty được hình thành theo cách thức kế hoạch hóa nhằm hoàn thiện hơn về tiến trình hành động trên cơ sở căn cứ vào khách hàng, vào đối thủ cạnh tranh và vào chính năng lực bản thân Doanh nghiệp. Từ đó Công ty có biện pháp triển khai và thực thi chiến lược nhằm đạt được mục tiêu chiến lược mà Công ty theo đuổi. 2.4. Hệ Thống bán hàng của Công ty a) Hệ Thống kênh phân phối cả nước: Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống bán hàng của Công ty trên địa bàn cả nước CÔNG TY CP PHÚ KHANG GIA Công ty đại Diện Thương Mại 33c, NGõ 26, Phố chợ Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội Phân Phối Tại Miền Trung Công ty Đại Phú Gia 52 Núi Thành, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng Hệ Thống Phân Phối Tại Miền Nam b) Hệ thống kênh phân phối tại Miền Nam Hình 2.12: Sơ đồ hệ thống bán hàng tại khu vực miền Nam PHÒNG KINH DOANH HỆ THỐNG ĐẠI LÝ CẤP I TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI LÝ CẤP 1 TẠI CẦN THƠ – VŨNG TÀU ĐẠI LÝ CẤP 1 TẠI BÌNH DƯƠNG c) Hệ thống Phân phối Tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Hình 2.13 : Sơ đồ hệ thống bán hàng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh Phòng Kinh Doanh Đại Lý cấp I Đại Lý cấp II Người tiêu dùng Công ty Cửa Gỗ Công ty Tư Vấn Thiết Kế Đại Lý cấp I : Là các cửa hàng đại lý có quy mô lớn thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, phân bố trên các tuyến đường chính chuyên về lĩnh vực vật liệu xây dựng, các đại lý cấp I này bán hàng cho các đại lý cấp II là những cửa hàng có quy mô nhỏ hơn ỏ khu vực xa trung tâm thành phố và các cửa hàng nằm trên địa bàn lân cận thành phố, đại lý cấp I cũng có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (nhưng theo một mức giá mà Công ty Phú Khang Gia đã quy định sẵn để tránh chồng chéo về giá giữa đại lý cấp I và cấp II khi bán cho người tiêu dùng….). Công ty Tư vấn Thiết kế và chủ đầu tư : Phòng Kinh doanh còn có bộ phận Sales chuyên chăm sóc giới thiệu sản phẩm mới cho các Công ty tư vấn thiết kế vì đây là các đối tượng khách hàng sẽ giúp sale của Công ty giới thiệu trực tiếp đến chủ đầu tư như biệt thự, cao ốc văn phòng, chung cư…… Hoặc khi không có đủ điều kiện thì thông qua đội ngũ thiết kế của Công ty tư vấn thiết kế mà sale của Công ty có thể gặp chủ đầu tư để tư vấn trực tiếp cho chủ đầu tư để giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra đội ngũ nhân viên kinh doanh phụ trách về lĩnh vực này có thể đến tận công trình tìm hiểu, tiếp xúc - giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người phụ trách như giám sát, quản lý… Bộ Phận Sale Công ty Cửa gỗ: Đây là nhóm nhân viên sale tiếp xúc trực tiếp với các Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh về cửa gỗ, đây là đối tượng khách hàng mà thông qua họ bán hàng tực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, hiện tại doanh số của Công ty bán ra ở khâu này chiếm một khối lượng lớn nhất của phòng kinh doanh. Cả ba bộ phận trên đều có mối quan hệ tác động qua lại và hỗ trợ hai chiều với nhau để giúp cho sản phẩm của Công ty đến với khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY : 3.1. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 3.1.1. Môi trường vĩ mô: a) Môi trường dân số: Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay có thể nói là cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương với mức tăng vào khoảng 1,98%/năm. Dân số nước ta hiện nay đã hơn 85 triệu người. Theo dự báo, đến năm 2050 xếp thứ 15, với số dân 117 triệu người và Việt Nam trở thành một trong 16 nước có trên 100 triệu dân; lúc đó dân số Việt Nam đông hơn Nhật Bản (101 triệu dân) và gần bằng Nga (119 triệu dân). Trong khu vực Đông Nam á, dân số Việt Nam xếp thứ 3 (sau Indônêxia và Phi-líp-pin). Đến năm 2050 trật tự này vẫn không thay đổi  . Hiện nay, mật độ dân số nước ta đã là 252 người/km2, gần gấp đôi mật độ dân số của thế giới. Hình 2.14 Biểu đồ Dân số Việt Nam qua các thời k b) Môi trường kinh tế: Theo Bộ Thương Mại, sau hơn 3 tháng đưa vào cắt giảm thuế theo lộ trình CEPT/AFTA/WTO, nhìn chung không khí thị trường nội địa chưa có biến động đáng kể, giá cả trên thị trường không ổn định, thậm chí chỉ số giá tiêu dùng tháng còn tăng các mặt hàng thuộc diện đã cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 20% . Đặc biệt là cuối năm 2008 vừa qua chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ và miễn giảm tiền nộp thuế cho các Doanh nghiệp Công ty có vốn dưới 10,000,000 là 25%. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho các Doanh nghiệp có thể hạ giá bán sản phẩm hay tăng chiết khấu để thu hút khách hàng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 18-3 đã dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009 là 4,75%. Tuy nhiên, IMF nhấn mạnh lạm phát và cân bằng thương mại của Việt Nam đã được cải thiện. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 là 4,5%, thấp hơn so với những dự báo trước đó của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4,75%) và Ngân hàng Thế giới (5,5%). Theo ADB, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2010, cao hơn nhiều so với nhiều dự đoán của các tổ chức có uy tín khác như Ngân hàng Standard Chartered, với mức dự báo là 5,5% năm 2010 và 6% năm 2011. Cơ sở này được căn cứ trên tình hình Việt Nam đã thực hiện thêm một số biện pháp kích thích tài chính bên cạnh các biện pháp đã được thông qua trong tổng số 1 tỷ USD năm 2009. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ duy trì chính sách tiền tệ tương đối nới lỏng, chừng nào lạm phát vẫn được giữ ở mức thấp. Thâm hụt tài khóa năm 2009 của Việt Nam được ADB dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP, phần lớn là do sự suy giảm trong nguồn thu từ dầu mỏ và việc giảm thuế suất cơ bản của thuế thu nhập Doanh nghiệp từ 28% xuống 25%. c) Môi trường tự nhiên : Người tiêu dùng hiện nay ngoài sự quan tâm và chú trọng đến các sản phẩm có chất lượng còn chú ý đến quy trình và mức độ sản xuất có gây ảnh hưởng đến đời sống và môi trường xung quanh hay không, hiểu và nắm bắt được sự quan tâm đó của khách hàng, Công ty cổ phần Phú Khang Gia đã nghiên cứu tìm hiểu nguồn cung cấp các sản phẩm “Sạch – thân thiện” và đã chọn ra được những nhà cung cấp hàng đầu và có uy tín từ Hàn Quốc với giấy chúng nhận về chất lượng cũng như các chứng chỉ về bảo vệ môi trường. Qua đó khi cung cấp các bảng thông tin cho chủ đầu tư nhất là chủ đầu tư nước ngoài với những dự án chung cư cao cấp, cao ốc văn phòng, các sản phẩm của Công ty luôn được đề cao, phần lớn trúng thầu. d) Môi trường công nghệ Hiện nay, với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thì ngày càng có nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, vật liệu mới được phát minh. Vì vậy để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu về sản phẩm có chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng thì đòi hỏi Công ty Phú Khang Gia phải luôn luôn tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín và luôn đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất của Công ty để có thể sản xuất ra các sản phẩm tốt cung cấp cho khách hàng Đất nước Hàn Quốc là một trong những nước có chế độ kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, luôn đề cao về sản phẩm công nghệ. Nên phần lớn các nhà cung cấp của Công ty luôn không ngừng đầu tư và đổi mới công nghệ cũng như thiết kế các mẫu mã sản phẩm phù hợp với xu hướng của thị trường, đây là một yếu tố đảm bảo cho sự liên kết – hỗ trợ và hợp tác 2 chiều của Công ty Phú Khang Gia và các đối tác từ phía đất nước Hàn Quốc. e) Môi trường chính trị và pháp luật : Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực và được đánh giá cao trên thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn và là một trường đầu tư rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Vì vậy tính đến thời điểm hiện tại các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản tai Việt Nam có nguồn vốn từ nước ngoài chiếm rất lớn, Nhà nước cấp nhiều giấy phép cho các Công ty nước ngoài đầu tư vào trong nước tham gia kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu dẫn đến các Doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt. Tính đến năm 2009 khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 65% các dự án đầu tư tại Việt Nam… Bên cạnh đó, đối với sản xuất trong nước, nhà nước ban hành các văn bản luật cùng với các biện pháp quản lý vĩ mô nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, Bộ Thương Mại chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông sản phẩm các phụ kiện về vật liệu xây dựng f) Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã tăng khá, từ 289 USD năm 1995 lên 402 USD năm 2000, lên 639 USD năm 2005, 835 USD của năm 2007 tăng lên 960 USD vào năm 2008 (đạt hơn 90% so với kế hoạch) và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009 nhưng còn khá thấp so với mức bình quân của các nước khi bình quân của thế giới khoảng trên 7.500 USD, của châu Á khoảng gần 3.000 USD, của Đông Nam Á khoảng gần 2000 USD. Chương trình giảm nghèo: Kế hoạch đề vào năm 2010 là còn 11 - 12% hộ nghèo vào năm 2010, nhưng năm 2007 chỉ còn 14,7% và mục tiêu giảm 3% trong năm 2008 xuống còn 12% hộ nghèo Theo tổng cục thống kê đưa ra thì năm 2008, mức tăng trưởng GDP đạt 6,23%, thấp hơn chỉ tiêu đã được điều chỉnh xuống 7%. Với tăng trưởng như thế, thu nhập bình quân đầu người lần đầu tiên đạt 1.024 USD h) Tốc độ tăng trưởng thị trường: Bảng 2.15 : Thống kê GDP và Lạm phát qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP 7,34% 7,79% 7,08% 8,44% 6,23% 6,26% Lạm phát 10% năm 2009 Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát của việt Nam : Trong các năm qua, dự kiến trong thời gian đến: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết mặc dù phải chịu tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu như ở nhiều nước khác, Việt Nam có thể vẫn đạt được tăng trưởng ở mức độ vừa phải, dự tính đạt  4,5% trong năm 2009 và hồi phục ở mức 6,5% trong năm 2010. Khi kinh tế phục hồi vào năm 2010, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng sẽ giảm xuống còn 9,7% GDP so với mức 11,5%. Nhà nước thực hiện biện pháp kích thích tài chính tác động đến toàn bộ nền kinh tế, tăng trưởng của VN dự kiến sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2010. Thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống còn 5,3% GDP vào năm 2010. Giá dầu thế giới được dự báo sẽ tăng vào năm 2010, do đó nguồn thu từ dầu mỏ của VN cũng tăng. Tăng trưởng kinh tế phục hồi sẽ thúc đẩy tổng thu của Chính phủ. Tổng chi tiêu sẽ giảm xuống do không có biện pháp kích thích tài chính lớn nào dự kiến sẽ được áp dụng trong năm tới. Tăng trưởng GDP nhiều khả năng sẽ hồi phục ở mức 7 - 7,5% do dòng vốn FDI chảy vào mạnh. Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho FDI mặc dù đã trải qua những bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm 2008. Trên thực tế, những cam kết FDI mới đã tăng hơn gấp 3 lần trong năm 2008, từ mức 20,3 tỉ USD năm 2007 lên mức 64 tỉ USD. Mặc dù dòng vốn FDI thực tế được dự đoán sẽ giảm trong năm nay, nhưng dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2010 và tiếp tục tăng trong trung hạn. Các chuyên gia dự báo chỉ số giá tiêu dùng năm nay có thể ở mức trên 9%. * Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trong quý một năm nay đã là 14,47%, so với cùng thời kỳ năm ngoái. Lạm phát ở Việt Nam đã có lúc lên tới hơn 28,3% vào tháng tám năm 2008, nhưng nay giá cả đã tăng chậm lại, lạm phát bình quân theo hàng năm được cho là sẽ giảm xuống mức 6% trong năm 2010 do GDP sẽ ở dưới mức tiềm năng và giá cả hàng hóa thế giới dự kiến sẽ thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm ngoái. 3.1.2. Đánh giá các yếu tố của Môi trường vi mô: a) Đối thủ cạnh tranh: Bảng 2.16: Bảng thống kê đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh Sản Phẩm Công ty HAFLE Tay nắm và các phụ kiện về cửa Công ty GIA LONG Tay nắm và các phụ kiện về cửa Công ty Thịnh Phát Tay nắm và các phụ kiện về cửa Công ty JMT Tay nắm và các phụ kiện về cửa Thị trường vật liệu xây dựng đang diễn ra sự cạnh tranh khá là gay gắt khi các Công ty khác liên tục đưa ra các sản phẩm mới phục vụ cho những thị trường khác nhau trên tất cả các phương diện như giá cả, kiểu dáng, chất lượng, các dịch vụ khuyến mãi trước trong và sau khi bán …nhất là kiếu dáng và chất lượng hiện nay đang được các Công ty đặc biệt quan tâm, phục vụ cho thị hiếu của giới trẻ (nhà đầu tư trẻ) là chính với mẫu mã, màu sắc thể hiện sự trẻ trung năng động…Do đó, để thu hút được sự chú ý và cảm tình của khách hàng, Công ty không chỉ quan tâm đến sản phẩm mà cón phải chú trọng đến nhu cầu của khách hàng theo từng thời điểm khác nhau, các chiến lược, chính sách của đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra các chiến lược thích hợp. Hiện nay Công ty đã xác định cho mình 3 nhóm đối thủ cạnh tranh: Công ty HAFLE : Vốn là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các phụ kiện vật liệu xây dựng tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Mười lăm năm có mặt tại Việt Nam, luôn là Doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành phụ kiện cửa. Sản phẩm phụ kiện cửa của Hafle luôn là sản phẩm được khách hàng ưa thích nhất. Với chiến lược bao phủ thị trường, chính sách linh hoạt tham gia đấu thầu và cung cấp sản phẩm cho các công trình nổi tiếng ở Việt Nam cùng với các dịch vụ sau bán hàng chu đáo, các sản phẩm của Hafle đã dần chinh phục được suy nghĩ, nhu cầu của khách hàng Việt Nam trong việc cung cấp vật liệu xây dựng. Đặc trưng của Công ty Hafle là luôn đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, có các chính sách bán hàng hợp lý và hiệu quả nhằm giữ vững thị phần, khả năng bao quát thị trường tốt, chất lượng sản phẩm được đảm bảo với công nghệ tiên tiến được sản xuất theo tiêu chuẩn của Đức cùng với nguồn vốn lớn. Bên cạnh đó, Hafle còn chú trọng tới đào tạo và phát triển nguôn nhân lực với các khóa học thường xuyên trong Công ty, nhất là chương trình đạo tạo nhân viên sale am hiểu tất cả cả các sản phẩm của Công ty trước khi tiếp xúc khách hàng…=> đây được xem là đối thủ mạnh nhất của Công ty. Công ty JMT: không đa dạng bằng Hafle, nhưng các sản phẩm này cũng nhanh chóng chiếm lĩnh những thị trường tốt với sản lượng tăng dần qua các năm cho dù thị trường thu hẹp, các Công ty này cũng luôn có những sản phẩm mới được tung ra thị trường trong thời gian qua và luôn đổi mới kiểu dáng, mẫu mã, nên cũng nhận được sự quan tâm của khách hàng. Trong thời gian qua, JMT có tung ra các sản phẩm phụ kiện cửa có mẫu mã đẹp + giá thành rẻ, do đánh trúng tâm lý người tiêu dùng (trong giai đoạn lạm phát) nên tình hình tiêu thụ các sản phẩm này cũng rất lớn. Tuy nhiên, do sản phẩm của Công ty đựoc sản xuất tại Đài Loan và chất lượng của các sản phẩm theo tiêu chuẩn Đài loan nên sản phẩm của Công ty chỉ ở phân khúc thụ trường cấp trung bình, phù hợp với người thu nhhập có mức trung bình khá, nếu tham gia đấu thầu vào các dự án chung cư cao cấp thì sẽ có phần hạn chế => Đây cũng là đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty trong phân khúc thị trường cấp thấp. Công ty Gia Long: cũng là một Công ty mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam, Gia Long cũng đã chinh phục được rất nhiều khách hàng nhờ mẫu mã thay đổi liên tục, ngày càng đẹp hơn, chất lượng được cải tiến liên tục sản phẩm của Công ty có giá thành rất cạnh tranh, đội ngũ nhân viên sale rất năng động, các sản phẩm của Công ty được sản xuất tại Trung Quốc nhưng theo tiêu chuẩn của Đức nên cũng được khách hàng tín nhiệm lớn. Hiện nay tốc độ phát triển mạng lưới của Công ty này đang gia tăng một cách nhanh chóng và đang dần thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tính linh hoạt cao và Makerting khá, từ thị trường chính tại Miền Bắc đến nay các sản phẩm của Công ty đã bao phủ cả 3 miền => Đây là đối thủ cạnh tranh có nhiều điểm tương đồng với Công ty chúng ta. Nhà cung cấp: Trong môi trường kinh doanh thì uy tín là một yếu tố quan trọng để Công ty đạt được mục tiêu. Vì vậy, khi lựa chọn nhà cung cấp Công ty cần chọn một số nhà cung cấp có uy tín lớn trên thương trường. Ngoài những nhà cung cấp trong nước thì Công ty có thể lựa chọn các nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo nguyên vật liệu, dịch vụ phụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty được suông sẽ và đạt được hiệu quả tốt đẹp. Khi tiến hành lựa chọn nhà cung cấp cần chú ý các vấn đề như: số lượng nguồn cung ứng các loại, đặc điểm khả năng và uy tín của từng người cung ứng, các điều kiện giao hàng và giá cả, phương thức thanh toán. Là Công ty độc quyền phân phối chính cho 5 hãng tay nắm của Hàn Quốc và các phụ kiện nội thất của các tập đoàn xây dựng nổi tiếng như LG, Xzeron, YoungLim....., các nhà cung cấp này rất linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm cũng như hỗ trợ giá hay sản phẩm cho việc trưng bày tại các Show room... c) Các trung gian Maketing: Chủ yếu là các nhà bán lẻ, bán sỉ và các Công ty đại diện thương mại, các Công ty tư vấn thiết kế, công ty kinh doanh cửa, nội thất...Mục đích Công ty sử dụng các trung gian này nhằm tiêu thụ sản phẩm và đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn. Đồng thời các trung gian này giúp Công ty tiến hành các hoạt động Marketing như quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động trưng bày sản phẩm ở các quầy hàng. Ngoài ra các trung gian đều có điều kiện tiếp xúc với nhiều khách hàng nên họ có thể tìm hiểu, quan sát, đánh giá các hành vi, thái độ của người tiêu dùng sau đó phản ảnh lại cho Công ty để Công ty từ đó có biện pháp bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại hiện nay. d) Trung gian ngân hàng: là Công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng thường xuyên nhập hàng cũng như xuất khẩu hàng hóa với các đối tác như Hàn Quốc, Singapor, Campuchia…nên tạo dựng mối quan hệ với các đối tác ngân hàng là một điều rất quan trọng, hiện tại Công ty đang có quan hệ thân thiết, gắn bó và được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các ngân hàng hàng đầu của Việt Nam như Dong A bank, HSB bank, teckcom bank… Các ngân hàng này đảm bảo nguốn vốn cho Công ty trong việc nhập hàng, xuất khẩu hàng hóa với các đối tác trong nước và nước ngoài. e) Khách hàng: Phần lớn khách hàng của Công ty là những đại lý (nhà bán sỉ và bán lẻ) nhà phân phối có uy tín trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phủ rộng khắp 3 miền trên đất nước, ngoài ra Công ty còn tạo được những mối quan hệ hỗ trợ giữa Công ty và các Công ty tư vấn thiết kế - các Công ty xây dựng lớn như Investco, Cotec Group, Himlam... Bên cạnh đó khách hàng là quan trọng nhất, có số lượng sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất là các Công ty xuất nhập khẩu kinh doanh về cửa gỗ như Savimex, Vietcan. Sadeco, American Door… * Ưu điểm: - Các đại lý, các Công ty kinh doanh về cửa gỗ, các Công ty tư vấn thiết kế thường là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nên họ nắm bắt được những sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng, thường thông báo cho Công ty nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng để kịp thời đưa ra những giải pháp kinh doanh mới. * Nhược diểm: Họ cũng nhanh chóng thay đổi phong cách bán hàng, vì lợi nhuận có lúc sự trung thành của họ ít đi, có lúc tác phong bán hàng, cách trung bày sản phẩm ở các đại lý thường không thu hút khách hàng, tạo nên những thiện cảm không tốt về sản phẩm không tốt cho sản phẩm của Công ty, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Công ty. f) Nghiên cứu và phát triển. Hiện nay đối với công tác này thì Công ty chưa có sự quan tâm đúng mức, các công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm Công ty phân bổ cho các phòng khác nhau mà không có bộ phận chuyên trách chính thức nên hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này chưa cao. Vấn đề đặt ra trong những năm đến là Công ty phải thành lập một bộ phận hay một phòng chuyên nghiên cứu thị trường, và có những kế hoạch phát triển thị trường, phân phối sản phẩm của Công ty đến khách hàng một cách nhanh chóng về hiệu quả. Hiện nay, các tay nắm của và bản lề tự động đóng của IONE là mặt hàng chủ lực của Công ty đồng thời với xu thế hiện nay, người tiêu dùng rất ưa chuộng loại tay nắm độc đáo, bản lề hiện đại có những tính năng ưu việt nên tận dụng đặc điểm này mà Công ty đề xuất với các đối tác là các nhà cung cấp cải tiến sản phẩm hiện có hay cho ra một sản phẩm có tính năng ưu việt hơn nữa. Cụ thể đối với những loại bản lề có giá trị vừa, trong quá trình phát triển cải tiến sản phẩm Công ty có thể đưa hệ thống giảm chấn, giảm phát ra tiếng động mỗi khi của đóng vào (vì khi đóng cửa lực của bản lề rất lớn), đối với các sản phẩm thuộc dòng tay nắm cửa xu thì xu hướng của khách hàng hiện nay rất ưa chuộng các loại tay nắm không có ốp bản sảnh lớn mà thích dùng các loại tay nắm có sẵn ổ khóa trên chốt tay cấm, đây cũng là một ý tưởng Công ty nên đề xuất với các nhà sản xuất để nghiên cứu đưa ra sản phẩm kịp thời với thị trường. Nếu đặc điểm này được người tiêu dùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe_tai_CLKD da sua.doc
  • docbia bao cao tot nghiep_CLKD.doc
  • docdanh muc cac hinh bang_CLKD.doc
  • docloi cam on_CLKD.doc
  • docmuc luc_18.11.2010_CLKD_moi.doc
  • docnhan xet cua giao vien huong dan_CLKD.doc
Tài liệu liên quan