Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiên hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của công ty xây dựng cấp thoát nước – WASEENCO

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

Chương1: Vai trò, nội dung và hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 5

I.Vai trò của nhập khẩu của doanh nghiệp sản xuất. 5

1.Vai trò. 5

2. Khái niệm về nhập khẩu. 7

II. Nội dung và hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 8

1.Những nội dung chủ yếu của hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 8

2. Các hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 20

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 23

1.Nhóm nhân tố bên trong của doanh nghiệp. 23

2. Nhóm yếu tố bên ngoài. 24

Chương 2: Phân tích thực trạng nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của công ty xây dựng cấp thoát nước. 29

I- Khái quát về Công ty Xây dựng Cấp thoát nước và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . 29

1.Quá trình hình thành và phát triển. 29

2. Chức năng , nhiệm vụ của công ty 31

3. Hệ thống tổ chức của công ty 33

4. Nguồn lực của công ty 37

II- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của công ty trong những năm gần đây 39

1. Sự cần thiết phải nhập khẩu thiết bị ngành nước 39

2. Tình hình nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của WASEENCO trong những năm gần đây. 40

III- Đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của công ty trong những năm gần đây 53

1-Ưu điểm 53

2. Những tồn tại chủ yếu 53

3. Những nguyên nhân của tồn tại trên 53

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của công ty xây dựng cấp thoát nước 53

I.Triển vọng thị trường và phương hướng nhập khẩu trong thời gian tới. 53

1) Triển vọng thị trường : 53

2) Phương hướng nhập khẩu trong thời gian tới. 53

II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty WASEENCO. 53

1.Biện pháp đối với công ty : 53

a) Tăng cường phương thức nhập khẩu: 53

b) Đẩy mạnh nghiên cứu và mở rộng thị trường. 53

c) Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu . 53

d) Hoàn thiện chính sách marketing. 53

e) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. 53

2. Kiến nghị đối với các cấp quản lý vĩ mô 53

a) Kiến nghị đối với Tổng công ty 53

b) Kiến nghị đối với Bộ xây dựng. 53

c) Kiến nghị với Nhà nước 53

Kết luận 53

Tài liệu tham khảo 53

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiên hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của công ty xây dựng cấp thoát nước – WASEENCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các xí nghiệp thành viên: + XN xây lắp cấp thoát nước số 101, 102, và 104: Xây dựng và lắp đặt các công trình về chuyên ngành cấp thoát nước, công trình dân dụng và công nghiệp do các xí nghiệp tự tìm kiếm, được ký các hợp đồng kinh tế do Giám đốc công ty uỷ quyền, đảm bảo đời sống của cán bộ CNV trong xí nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ đối với công ty và nhà nước. + XN khoan cơ khí và xây lắp cấp thoát nước: Tham gia thi công các giếng khoan khai thác nước ngầm, khoan khảo sát thăm dò địa chất, làm các công việc về gia công cơ khí, phụ tùng cấp thoát nước, công trình dân dụng và công nghiệp do công ty giao hoặc do xí nghiệp tự tìm kiếm. Được ký các hợp đồng do Giám đốc uỷ quyền, đảm bảo đời sống cho CBCNV trong xí nghiệp. Thực hiện các nghĩa vụ đối với công ty và nhà nước. + Các chi nhánh của công ty tại thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh có chức năng tham gia thi công các công trình chuyên ngành cấp thoát nước, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác khi được uỷ quyền của Giám đốc công ty. Trên đây vừa khái quát chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của công ty. Tất cả các bộ phận đều có quan hệ móc xích với nhau tạo thành một cỗ máy vận hành nhịp nhàng, tạo khí thế hăng say lao động trong toàn công ty. Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy của Công ty Xây dựng cấp thoát nước là hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất trong quản lý điều hành hoạt động sản suất kinh doanh của công ty. 4. Nguồn lực của công ty a. Tình hình Vốn-Tài sản: Là một đơn vị hạch toán độc lập, công ty xây dựng cấp thoát nước WASEENCO đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đạt mức tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua, trở thành đơn vị đứng đầu trong Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam và là một đơn vị mạnh trong ngành xây dựng. Để thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã hội tụ được một lượng vốn kinh doanh khá lớn từ 3 nguồn chủ yếu: tự tích luỹ, vốn nhà nước giao và vốn vay ngân hàng. Bảng tổng kết về tình hình tài chính hiện tại của công ty có thể cho thấy rõ hơn tình hình vốn kinh doanh cuả công ty. Bảng số 1:Tình hình vốn của công ty năm 2001: Tài sản và nguồn vốn Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ trọng ( % ) A.Tổng tài sản 109.682 100% -Tài sản lưu động 96.470 88% +Tiền 8.234 7% +Các khoản phải thu 75.350 69% +Hàng tồn kho 12.886 12% -Tài sản cố định 13.212 12% B. Nguồn vốn: Tổng 109.682 100% -Nợ phải trả 87.658 80% +Vay ngắn hạn 80.347 73% +Vay dài hạn 7.311 7% -Vốn chủ sở hữu 22.024 20% +Nguồn vốn kinh doanh 14.650 13% +Các quỹ 7.374 7% Nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính của công ty Tài sản cố định của công ty là 13.212 triệu đồng, chiếm 12% tổng giá trị tài sản của công ty trong năm 2001. Chứng tỏ công ty rất chú trọng đầu tư TSCĐ - nền tảng vật chất của sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, do công ty còn nhiều công trình đang thi công chưa hoàn thành, chưa sử dụng đến lượng vật tư trong kho và công nợ các công trình xây dựng dở dang chưa huy động được. Đây cũng là đặc diểm thường thấy ở các công ty xây lắp. Về nguồn vốn: nợ phải trả của công ty năm 2001 chiếm tỷ trọng lớn (80%), trong đó nợ ngắn hạn 73% là rất cao. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là theo dự án với thời gian dài, nhiều công trình dở dang chưa quyết toán nên công ty phải ký nợ với nhiều khách hàng. Điều này cho thấy cho thấy công ty đã có khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cũng phần nào chứng tỏ công ty rất có uy tín trong quan hệ làm ăn với khách hàng. b. Lao động Nguồn nhân lực của công ty đã không ngừng gia tăng nhanh chóng qua các thời kỳ. Hiện nay công ty có 1905 cán bộ công nhân viên làm việc thường xuyên với mức lương trung bình 1.170.000 đồng/người/tháng. Trong số 1905 cán bộ công nhân viên có 1693 người là công nhân trực tiếp sản xuất. Công nhân có tay nghề bậc 4 trở lên là 632 người và những loại khác. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hiện có 13 người. Trình độ của các cán bộ trong phòng từ đại học trở lên, trong đó mỗi người hoặc mỗi nhóm sẽ đảm nhận việc thực hiện hoạt động nhập khẩu với từng nhóm hàng cụ thể. Số liệu về hiện trạng đội ngũ lao động ở công ty cho thấy tỷ lệ cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo chiếm khoảng 70 %. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty hiện nay đã có thể đảm nhận thi công các công trình cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng ở mọi quy mô với tiêu chuẩn quốc tế. ii-phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của công ty trong những năm gần đây 1. Sự cần thiết phải nhập khẩu thiết bị ngành nước Hiện nay và những năm tiếp theo, nhu cầu về xây dựng ở nước ta là rất lớn. Thị trường xây dựng diễn ra sôi động và đa dạng. Đó là quy luật khách quan phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Trước hết, trong khi mở cửa nền kinh tế để thực hiện thu hút vốn đầu tư và khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài thì hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam cần phải được nâng cấp. Để làm được việc này, ngay từ bây giờ và trong những năm tới Việt Nam cần phải nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở như đường xá, thông tin liên lạc… trong đó không thể không kể đến hệ thống cấp thoát nước. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhấn mạnh là ở Việt Nam hiện nay, quá trình đô thị hoá đang điễn ra rất nhanh. Việc phân định các đơn vị hành chính địa phương, tái lập các tỉnh mới, huyện mới… sẽ đòi hỏi phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có cả hệ thống cấp thoát nước phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp. Các khu công nghiệp ngày càng phát triển thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng nói chung, hệ thống cấp thoát nước nói riêng ngày càng trở nên cấp bách. Hơn nữa, đời sống của nhân dân ta cũng ngày một nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nước gia tăng. Trong khi đó, các nhà máy nước trên toàn quốc hầu như đã cũ, hỏng cần được tu sửa, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Hệ thống cấp thoát nước ở vùng đông dân cư, những khu cao ốc, khu công nghiệp cũng đang rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước. Những vùng sâu vùng xa trước kia dùng nước thiên nhiên nhưng nay nguồn nước này không còn đảm bảo an toàn nữa. Vì vậy, có thể nói rằng nhu cầu nước sạch hiện nay là rất lớn và cần được giải quyết một cách cấp bách Như vậy một vấn đề cấp thiết đặt ra là các nhà máy nước phải được sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng những nhu cầu cấp bách đang đặt ra. Để thực hiện việc đó thì nhu cầu về vật tư thiết bị ngành nước sẽ là rất lớn. Trong khi đó ở Việt Nam chưa sản xuất nhiều và còn nhiều lọai chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa thỏa mãn người tiêu dùng. Không còn cách nào khác là chúng ta phải tiến hành hoạt động nhập khẩu. Chính vì vậy, việc nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Hơn nữa việc nhập khẩu thiết bị cũng là để thách thức các doanh nghiệp trong nước trong việc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng ngoại, tạo chỗ đứng vững trên thị trường. 2. Tình hình nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước của WASEENCO trong những năm gần đây. Công ty WASEENCO bắt đầu thực hiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành nước từ năm 1995. Hiên nay hoạt động này đã đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động của toàn công ty. Do vậy việc phân tích tình hình nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây sẽ cho thấy rõ vai trò của hoạt động này cũng như thực trạng tình hình thực hiện công tác nhập khẩu tại đây. Trên cơ sở đó sẽ thấy những thuận lợi, khó khăn của công ty trong công tác nhập khẩu , xác định nguyên nhân ảnh hưởng và tìm biện pháp khắc phục . Do công ty hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước rất có uy tín nên được Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch đầu tư tín nhiêm giao cho thực hiện các dự án lớn. Ngoài ra, công ty còn được sự tín nhiệm của rất nhiều khách hàng và bạn hàng nên đã trúng thầu được nhiều hợp đồng nhập khẩu uỷ thác lớn, nhất là các hợp đồng uỷ thác từ các nhà thầu nước ngoài. Vì vậy, hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Để đánh giá chi tiết hơn hoạt động nhập khẩu của công ty, chúng ta đi vào nghiên cứu thực trạng nhập khẩu của công ty qua các tiêu thức sau: a) Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Trong quá trình kinh doanh , công ty luôn tìm cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu trong nước về vật tư thiết bị ngành nước. Trong cơ chế mở cửa, kinh doanh ngày càng khó khăn, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh. Đến nay, các mặt hàng nhập khẩu của WASEENCO chủ yếu phục vụ cho hoạt động của chính công ty và một số hợp đồng uỷ thác. Hình thức nhập khẩu này là nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu tự doanh. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách của Nhà nước hướng vào nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất với mục tiêu nhập khẩu để hướng về xuất khẩu, đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Vì vậy, các mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là các loại máy móc thiết bị cho ngành xây dựng nói chung và đặc biệt là vật tư thiết bị cấp thoát nước như máy bơm, máy mén khí, các thiết bị khử trùng… Trong mấy năm gần đây, ngoài những mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân công ty, công ty đã tìm cách khai thác, đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của các đơn vị khác trong ngành cũng như trên thị trường nói chung. Để xem xét cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty WASEENCO , ta có bảng sau: Bảng 2 : Cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty Đơn vị: Tỷ đồng Năm Danh mục 1999 2000 2001 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị hàng OECF/ ADB 72,1 44% 83,2 46% 83,96 42% Vật tư thiết bị CTN 91,15 56% 99,3 54% 114,6 58% Tổng 163,25 100% 182,5 100% 198,56 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các năm Nhóm hàng OECF : Qua bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu loại hàng này luôn chiếm một tỷ trọng cao. Đây là do công ty đã được Bộ kế hoạch và đầu tư giao cho việc nhập khẩu uỷ thác vật tư thiết bị thuộc trương trình vốn vay OECF. Năm 2001, giá trị của mặt hàng này đạt 83,96 tỷ đồng, bằng 100,9% năm 2000 và bằng 116,4 % năm 1999. Kết quả này có được là do trong năm qua công ty chú trọng vào việc hoàn thành các dự án nhập khẩu uỷ thác đã ký hợp đồng thuộc nguồn vốn OECF. Trong năm tới dự báo kim ngạch nhập khẩu loại hàng này tiếp tục tăng vì công ty dự định sẽ tiếp tục thực hiện các dự án cung cấp vật tư thiết bị cho 23 thị trấn , thị tứ trong cả nước thuộc nguồn vốn OECF. Ta cũng nhận thấy rằng tỷ trọng của mặt hàng này có xu hướng giảm. Đó là do sự giảm sút của nền kinh tế thế giới nói chung trong một vài năm gần đây dẫn đến đầu tư giảm. Nhóm hàng vật tư thiết bị cấp thoát nước: Đây là nhóm hàng chủ lực của công ty, thể hiện kết quả nhập khẩu tự doanh của công ty qua các năm. Nhận thấy tỷ trọng và kim ngạch mặt hàng này có xu hướng tăng, chứng tỏ công ty ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động nhập khẩu tự doanh vật tư thiết bị cấp thoát nước. So với năm 2000, năm 2001 kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này đã tăng lên đáng kể (115.4%) . Điều này thể hiện một hướng đi mới của công ty là nhập khẩu hàng vật tư chuyên ngành nước phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Những phân tích trên đây cho thấy kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm đặc biệt nhóm hàng vật tư thiết bị chuyên ngành nước. Điều này thể hiện phương châm không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động của ban lãnh đạo công ty. Bảng 3: Danh mục hàng vật t thiết bị cấp thoát nớc nhập khẩu của công ty. Năm Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1- Máy bơm 32 36 38.4 2- Van 14.4 15 15.5 3- ống thép 44 48 52 4- Máy khoan 11.2 13.2 14 5- Máy nén khí 1.6 1.9 2.15 6- Máy kinh vĩ 9 8 11 7- Thuỷ bình 12.5 14.26 16 8- Thiết bị khử trùng 12.3 15 15 9- Bơm gió 10.5 14 16.6 10- Các loại khác 15.75 17.14 17.91 Tổng 163.25 182.5 198.56 Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm của công ty Qua bảng số liệu về danh mục mặt hàng nhập khẩu ta thấy công ty có cơ cấu mặt hàng khá đa dạng với tổng giá trị thực hiện năm 2001 là 198,5641 tỷ đồng. Trong đó mặt hàng máy bơm, van ống thép luôn chiếm tỷ trọng cao vì đây lầ những mặt hàng cơ bản sử dụng cho việc xây lắp và tu sửa hệ thống cấp thoát nước. Công ty đặc biệt chú trọng vào việc nhập khẩu các loại vật tư thiết bị chuyên ngành vì đây chính là ưu thế của công ty. Kế hoạch trong năm tới, công ty dự định sẽ không ngừng phát huy uy tín và mối quan hệ sẵn có, tiếp tục khai thác thêm hợp đồng mới, tìm hiểu thị trường để phát triển mặt hàng nhập khẩu phong phú hơn nữa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Trong đó việc khai thác triệt để khả năng kinh doanh vật tư thiết bị cấp thoát nước là mục tiêu chủ yếu của công ty. Mặt khác, tiếp tục thực hiện nhập khẩu từ các nước có uy trên thị trường quốc tế. Đảm bảo hàng nhập khẩu về có chất lượng tốt, duy trì uy tín với các bạn hàng. Đó là cơ sở để công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. b) Thị trường nhập khẩu Trên thực tế thị trường nước ngoài rất phức tạp. Để tiến hành nhập khẩu hàng hoá, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng và chất lượng hàng nhập khẩu kể cả việc nghiên cứu chính sách và tập quán thương mại của thị trường đó để lựa chọn nguồn hàng phù hợp với nhu cầu trong nước. Được sự giúp đỡ của Bộ xây dựng, của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, của đại diện thương mại của Việt Nam ở các nước và đặc biệt là sự giới thiệu ban đầu của các bạn hàng trong nước, đến nay công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và có quan hệ với bạn hàng trên nhiều nước, trong đó đáng kể là Nhật bản, Hàn quốc, và một số nước ASEAN khác, Mỹ, Đức, Pháp… Có thể xem xét tình hình nhập khẩu theo thị trường qua bảng sau . Bảng 4: Một số thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1999 2000 2001 Chỉtiêu Tên thị trường Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Nhật bản 72,1 44% 83,2 46% 72,3 36% Hàn Quốc 61,15 38% 62,4 34% 66,66 34% ASEANvà các nước khác 30 18% 36.9 20% 59,6 30% Tổng 163,25 100% 182,5 100% 198,56 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Qua bảng trên ta thấy Nhật Bản là thị trường quan trọng của công ty. Hàng nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là các loại máy bơm, van và một số ít phụ kiện khác. Ưu thế của thị trường này là khả năng cung ứng lớn, thiết bị tiên tiến hiện đại, cơ cấu đồng bộ, cùng với khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ tốt. Tuy nhiên ta thấy rằng năm 1999 tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này là 44% nhưng đến năm 2001 chỉ còn lại 36%. Điều này cho thấy công ty bắt đầu mở rộng sang các thị trường mới, mà không chỉ bó hẹp ở thị trường truyền thống. Thị trường Hàn Quốc: Công ty nhập khẩu từ thị trường này các loại ống thép, loại hàng này không đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Yêu cầu về loại sản phẩm này là độ bền. Thị trường Hàn Quốc có khả năng cung ứng với số lượng lớn và giá thành tương đối rẻ so với thị trường khác. Các loại vât tư không đồng bộ, thiết bị lẻ được nhập khẩu từ các nước ASEAN khác và các nước phát triển để phục vụ cho nhu cầuvề nâng cấp tu sửa hoặc thay thế cho các nhà máy nước cũ. Loại này mang tính chất bổ sung cho các thị trường khác. Đồng thời cũng là những bước tiếp cận đầu tiên vào thị trường mới. Theo các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, năm 2000 trở về trước thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản và Hàn Quốc còn với các thị trường khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nhưng qua các số liệu trên ta thấy thị trường của công ty đang ngày càng mở rộng. Năm 2001 ở thị trường các nước phát triển và ASEAN khác đã đạt tới 30%. Thị trường nhập khẩu trong những năm qua phần nào đã phản ánh khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục nâng cao uy tín của công ty bằng chất lượng và sự đa dạng của hàng nhập khẩu. c) Các phương thức nhập khẩu chủ yếu cảu WASEENCO thời gian qua. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước, cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập đã được áp dụng cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Cơ chế mới đã thực sự đặt các doanh nghiệp trước các thử thách khắc nghiệt của thị trường. Trong quá trình chuyển đổi, không ít các doanh nghiệp đã gặp khó khăn không thích ứng được với cơ chế mới, làm ăn thua lỗ, giải thể, nhưng cũng không ít các doanh nghiệp năng động thích nghi được với cơ chế mới, biết gắn công tác xuất nhập khẩu phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Công ty xây dựng cấp thoát nước WASEENCO cũng là một đơn vị điển hình đó. Hiện nay, hoạt động nhập khẩu của công ty được tiến hành bằng ba phương thức: phương thức nhập khẩu trực tiếp, phương thức nhập khẩu uỷ thác và phương thức nhập khẩu đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị. Phương thức nhập khẩu trực tiếp: Nhập khẩu trực tiếp là phương thức mà đơn vị kinh doanh nhập khẩu chủ động nghiên cứu thị trường và sản phẩm ở cả trong và ngòai nước, tiến hành nhập khẩu để tiêu thụ trong nước thu lợi nhuận. Đây chính là phương thức nhập khẩu chủ yếu của WASEENCO hiện nay và thường áp dụng với những sản phẩm có giá trị cao, quan trọng hay sản phẩm mới thử lần đầu thuộc chuyên ngành cấp thoát nước. Khách hàng đối với hàng nhập khẩu tự doanh của công ty là các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành xây dựng ở trong nước. Khi thực hiện phương thức nhập khẩu tự doanh công ty phải trực tiếp lập phương án kinh doanh. Công ty cần xây dựng phương án cho từng mặt hàng, từng thị trường, đánh giá mức độ tiêu thụ, dự toán chi phí nhập khẩu và tiêu thụ, đảm bảo sử dụng tiền vốn bỏ ra một cách có hiệu quả. Với phương châm nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, công ty tiến hành nghiên cứu thị trường , tìm kiếm nguồn hàng và khách hàng tiêu thụ, thông qua đó từng bước đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của công ty . Phương thức nhập khẩu uỷ thác: Thực hiện chiến lược đa dạng hoá các phương thức kinh doanh, nâng cao hiệu quả đồng vốn và tăng kim ngạch hàng nhập khẩu, ngoài phương thức nhập khẩu tự doanh, công ty còn áp dụng phương thức nhập khẩu uỷ thác. Là một công ty được quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp có uy tín trên thị trường, công ty được các đơn vị bạn hàng trong nước tin cậy uỷ thác cho việc nhập khẩu những trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của mình. Theo phương thức này, công ty là bên nhận uỷ thác, còn các đơn vị sản xuất, thương mại trong nước là bên uỷ thác. Sau khi thực hiện xong hợp đồng, các chi phí nhập khẩu bao gồm cả tiền hoa hồng cho người nhập khẩu do bên uỷ thác chịu. Nhập khẩu uỷ thác đem lại lợi ích cho cả công ty và bên uỷ thác. Thông qua hoạt động uỷ thác sẽ góp phần nâng cao trình độ, nghiệp vụ, ngoại ngữ, uy tín của cán bộ trong công ty , đồng thời tăng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của công ty. Khi tiến hành phương thức này, các bên tham gia phải chú ý đến giá cả, tính toán kỹ lưỡng tất cả các khoản như giá mua, giá bán, các khoản phụ chi khác …tất cả phải được tính vào giá mua. Thêm vào đó còn có các điều khoản về thời hạn thanh toán, địa điểm giao hàng…. Điều đáng chú ý là, công ty không chỉ đơn thuần nhận uỷ thác nhập khẩu rồi nhận phí uỷ thác mà trong nhiều trường hợp công ty đã ứng trước tiền để tiến hành nhập khẩu cho bên uỷ thác. Việc làm này đã có tác dụng tích cực trong việc lôi kéo khách hàng và phát triển thị trường, nâng cao uy tín của công ty . Do nắm bắt được nhu cầu của thị trường và nhanh nhạy trong kinh doanh, bên cạnh việc duy trì một tỷ lệ nhập khẩu tự doanh cao, hàng năm công ty đã thực hiện một khối lượng lớn hàng nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị: Phương thức này chủ yếu được áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp. Theo đó, các đơn vị xây lắp khác sau khi trúng thầu nhưng không có khả năng nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động của mình liền tiến hành tổ chức đấu thầu nhập khẩu. Trên cơ cở các hồ sơ mời thầu, doang nghiệp tổ chức đấu thầu sẽ xem xét các yếu tố như giá cả, nguồn lực... trên cơ sở đó sẽ chọn ra nhà thầu tốt nhất cho đơn vị mình. Nhập khẩu đấu thầu có đặc điểm: +Hợp đồng ràng buộc trách nhiệm giữa các bên là hợp đồng đấu thầu. + Giá cả của hàng hoá được hình thành không phải trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên mà là mức giá do bên đấu thầu đưa ra khi dự thầu. Có thể thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tự doanh, nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu đấu thầu qua các năm như sau: Bảng 5: Giá trị nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu. Đơn vị : Tỷ đồng Năm 1999 2000 2001 Hình thức nhập khẩu Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nhập khẩu tự doanh 86,25 63% 65,7 36% 33,76 17% Nhập khẩu đấu thầu 50 37% 73 40% 123,11 62% Nhập khẩu uỷ thác 35 26% 43,8 24% 41,70 21% Tổng 136,25 100% 182,5 100% 198,56 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Qua bảng số liêu trên ta thấy, trong ba phương thức nhập khẩu của công ty thì phương thức nhập khẩu tự doanh và đấu thầu luôn chiếm tỷ trong cao hơn. Bởi vì hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty chủ yếu là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của chính công ty. Bên cạnh đó, do nhu cầu của các đơn vị uỷ thác luôn có xu hướng giảm nên kim ngạch và tỷ trọng của phương thức nhập khẩu uỷ thác có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Đây cũng chính là kết quả của việc nhà nước ta mở rộng quyền kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có đủ nguồn lực để có thể trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu. Ta cũng nhận thấy phương thức nhập khẩu đấu thầu luôn chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà có nhiều dự án đầu tư xây dựng cấp thoát nước được tiến hành. Đây cũng là đặc điểm riêng có của một doanh nghiệp có uy tín trong ngành xây dựng nên đã được các đơn vị khác tin tưởng giao cho việc nhập khẩu phục vụ các gói thầu. d) Về phương thức thanh toán Trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu thiết bị cấp thoát nước của công ty thường được thanh toán bằng USD theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Theo phương thức này, sau khi đàm phán ký kết hợp đồng, công ty làm đơn xin mở L/C không huỷ ngang tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với số tiền thường là 100% gía CIF của hợp đồng cho bên hưởng lợi là người bán khi người nàycó đủ bộ chứng từ gồm: +Hoá đơn thương mại ( 4 bản ) +Bộ vận đơn đường biển, trung chuyển và chuyển tiếp theo lệnh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có đóng dấu “cước phí trả trước” và ghi rõ “WASEENCO, 52 Quốc Tử Giám, Hà Nội”: 3 bản +Giây chứng nhận bảo hiểm: 2 bản +Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại xác nhận: 4 bản +Hoá đơn “hãng phát chuyển nhanh” nêu rõ bộ chứng từ không chuyển nhượng gửi đi cho người mua. Người bán sẽ gửi 1/3 bộ chứng từ vận chuyển đường biển gốc đến WASEENCO bao gồm các chứng từ nói trên. Thanh toán trong ngoại thương có nhiều phương thức như: phương thức nhờ thu, phương thức ghi sổ; phương thức chuyển tiền… Lựa chọn phương thức nào phải đảm bảo an toàn cho cả hai bên đồng thời tiết kiệm được chi phí. Đối với các hợp đồng làm ăn mới thì thanh toán bằng L/C là hợp lý. Nhưng với các đối tác đã quen thì việc áp dụng phương thức này không tiết kiệm được chi phí. e) Về phương thức lựa chọn đối tác. Những hợp đồng nhập khẩu của công ty hiện nay thường là những hợp đồng có giá trị lớn. Vì vậy việc lựa chọn đối tác phù hợp sẽ có tác dụng đáng kể đối với hoạt động nhập khẩu của công ty. Hiện nay công ty áp dụng hai phương thức chủ yếu là chào hàng cạnh tranh và thương lượng trực tiếp. Chào hàng cạnh tranh : hình thức này áp dụng cho những gói thầu nhập khẩu hàng hoá có giá trị nhỏ (dưới 2 tỷ đồng) để bổ sung vào cơ cấu chủng loại còn thiếu hoặc đáp ứng nhu cầu đột xuất của khách hàng. Sử dụng hình thức này có một ưu thế là công ty mua được giá rẻ trên cơ sở cạnh tranh của các nhà cung ứng. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác thường kéo dài, trong nhiều trường hợp không đáp ứng kịp thời nhu cầu của công ty và của khách hàng. Thương lượng trực tiếp: Công ty thường sử dụng hình thức này để lựa chọn nhà cung ứng cho những gói thầu có giá trị lớn (hơn 2 tỷ đồng). Trên cơ sở các đơn chào hàng, các thông tin thu thập được, công ty chọn ra một nhà cung ứng để tiến hành thương lượng đàm phán. Trong thời gian qua, cơ cấu chủng loại hàng hoá nhập khẩu của công ty ít thay đổi , do đó hình thức chọn nhà cung ứng này tỏ ra thích hợp, vì tiết kiệm được chi phí và thời gian đấu thầu. Hơn nữa, các nhà cung ứng này thường cung cấp nhiều lần cho công ty, nên thời gian đàm phán và ký kết hợp đồng tương đối ngắn. Các hãng hay được chọn trong thời gian qua là MITSHUBISI, TOMEN c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33878.doc
Tài liệu liên quan