Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng trực tiếp tại công ty bảo hiểm Bảo Việt tỉnh Đăklăk

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG, BÁN HÀNG TRỰC TIẾP

1.1. Bán hàng 2

1.1.1. Phân loại nghề bán hàng 2

1.1.1.1. Người bán lẻ 3

1.1.1.2. Người tạo đơn hàng 3

1.1.1.3. Người cung ứng các dịch vụ thương mại 4

1.1.1.4. Người bán hàng thương mại 4

1.1.1.5. Người chào hàng quảng cáo 4

1.1.1.6. Người chào hàng của những hãng dịch vụ 5

1.1.1.7. Người chào hàng những mặt hàng chuyên dụng 5

1.1.2. Vai trò của hoạt động bán hàng 6

1.1.3. Những điều kiện về thể chất, tâm lý, kiến thức và phẩm chất của người bán hàng 6

1.1.4. Những vấn đề của bán hàng trong thế kỷ 21 6

1.2. Bán hàng trực tiếp 7

1.2.1. Quá trình và kỹ thuật bán hàng 7

1.2.1.1. Bước 1: Thăm dò tìm kiếm và sàng lọc 8

1.2.1.2. Bước 2: Đánh giá khách hàng tiềm năng 8

1.2.1.3. Bước 3: Kế hoạch tiền tiếp cận 8

1.2.1.4. Bước 4: Phương pháp tiếp cận 8

1.2.1.5. Bước 5: Tiếp cận 8

1.2.1.6. Bước 6: Khắc phục những ý kiến phản đối 9

1.2.1.7. Bước 7: Kết thúc thương vụ 9

1.2.1.8. Bước 8: Tiếp tục theo dõi và duy trì sau khi bán hàng 9

1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của bán hàng trực tiếp 10

1.2.3. Vấn đề đạo đức 10

1.3. Trình tự thiết kế một chương trình xúc tiến bán hàng nhiều thành phần. 11

1.3.1. Xác định khách hàng mục tiêu và hình ảnh hiện tại. 11

1.3.2. Xác định mục tiêu của chương trình xúc tiến bán hàng 12

1.3.3. Thiết kế thông điệp 13

1.3.4. Xác định phương tiện truyền thông và lịch truyền thông 14

1.3.5. Xác định kinh phí xúc tiến bán hàng 15

1.3.6. Xác định cơ cấu của hỗn hợp xúc tiến bán hàng 15

1.3.7. Đo lường xúc tiến bán hàng 17

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI BẢO VIỆT ĐĂKLĂK

2.1. Tổng quan về Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt 18

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Đăklăk 18

2.1.1.1. Trụ sở Công ty 19

2.1.1.2. Các chi nhánh của công ty 19

2.1.1.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh 20

2.1.1.4. Hình thức – Vốn 20

2.1.1.5. Các loại bảo hiểm chính của Công ty 20

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý 21

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức . 21

2.1.2.2. Ban giám đốc 21

2.1.2.3. Phòng nghiệp vụ I 21

2.1.2.4. Phòng nghiệp vụ II 22

2.1.2.5. Phòng kế toán - thống kê 22

2.1.2.6. Phòng Quản lý đại lý 23

2.1.2.7. Phòng tổ chức hành chính 23

2.1.2.8. Phòng khai thác Khu vực Ea Kar 24

2.1.2.9. Phòng khai thác Khu vực Krông Buk 24

2.2. Nhân lực Công ty 24

2.2.1. Lực lượng lao động 24

2.2.2. Trình độ học vấn trong công ty: 25

2.2.3. Thu Nhập 25

2.3. Quy trình kinh doanh (Bán hàng trực tiếp) 26

2.3.1. Sơ đồ quy trình kinh doanh 26

2.3.2. Các bước của quy trình kinh doanh 26

2.3.2.1. Tạo mối quan hệ: 26

2.3.2.2. Tiếp xúc khách hàng 26

2.3.2.3. Ký hợp đồng: 27

2.4. Các hoạt động kinh doanh trong bảo hiểm Bảo Việt Đăklăk 28

2.4.1. Công tác khai thác bảo hiểm 28

2.4.2. Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng 28

2.4.3. Đánh giá được rủi ro 28

2.4.4. Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm) 32

2.4.4.1. Bổ sung tài sản được bảo hiểm và theo giỏi tình hình thu phí 32

2.4.4.2.Hoa hồng 33

2.4.4.3. Công tác giám định tổn thất 34

2.4.5. Công tác bồi thường 34

2.5. Sản phẩm và thị trường của Bảo Việt ĐăkLăk 36

2.5.1. Các Sản phẩm chính của Công ty 36

2.5.1.1. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 36

2.5.1.2. Nghiệp vụ bảo hiểm con người 37

2.5.1.3. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro kỹ thuật 38

2.5.2. Thị trường 39

2.5.3.1. Thị trường trong nước 39

2.5.3.2. Thị trường ngoài nước 39

2.5.3.3. Đối thủ cạnh tranh 39

2.6. Kết quả kinh doanh của Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt Đăklăk trong những năm gần đây 40

2.7. Nghiên cứu phát triển 45

2.8. Kết luận 46

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XÚC TIẾN BÁN HÀNG TRỰC TIẾP CHO BẢO VIỆT ĐĂKLĂK

3.1. Quan điểm phát triển 49

3.2. Mục tiêu của công ty 49

3.2.1. Mục tiêu dài hạn 49

3.2.2. Mục tiêu ngắn hạn 50

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xúc tiến bán hàng trực tiếp cho Bảo Việt Đăklăk 51

3.3.1. Hoàn thiện Marketing 51

3.3.1.1. Nội dung giải pháp 51

3.3.1.2. Phương pháp thực hiện 51

3.3.1.3. Hiệu quả mang lại 55

3.3.2. Mở rộng xúc tiến bán hàng 56

3.3.2.1. Nội dung giải pháp 56

3.3.2.2. Phương pháp thực hiện 56

3.3.2.2. Hiệu quả mang lại 60

3.3.3. Mở rộng thị trường 60

3.3.3.1. Nội dung giải pháp 60

3.3.3.2. Phương pháp thực hiện 61

3.3.3.3. Hiệu quả mang lại 63

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng trực tiếp tại công ty bảo hiểm Bảo Việt tỉnh Đăklăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hình, báo chí, cán bộ, ngành để tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm. Qua đó mới thuyết phục được khách hàng mua bảo hiểm. Mặt khác, công ty cử cán bộ đi xuống từng xí nghiệp, đơn vị kinh doanh để giải thích, vận động mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc chỉ gửi công văn, quy tắc cho họ trả lời vì khách hàng rất ngại đọc. Nên Cán bộ bảo hiểm chủ động đến gặp khách hàng, cùng họ đến cơ sở sản xuất, nghiên cứu quy trình sản xuất của họ…, chỉ cho họ những rủi ro mà họ có thể mắc phải và những hậu quả của nó. Cán bộ bảo hiểm giải thích rõ cho họ khi tham gia bảo hiểm được gì và mất gì, ước tính số phí mà họ phải trả, gây cho họ lòng tin và nhu cầu tham gia bảo hiểm. Kinh nghiệm cho thấy rằng, hướng tuyên truyền vận động nên tập trung vào những người “ăn nên làm ra”, có của ăn của để. Vì thế, Công ty đã chú ý tới các đơn vị các doanh nghiệp lớn có khả năng tài chính khai thác. 2.4.3. Đánh giá được rủi ro Công tác đánh giá rủi ro được tiến hành sau khi khách hàng gửi giấy yêu cầu bảo hiểm với mục đích giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Qua đó xác định tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng với các rủi ro mà công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm. Tuy nhiên trên thực tế , để đảm bảo sự chính xác, trung thực khi đánh giá rủi ro, cán bộ khai thác bảo hiểm sẻ đến làm việc trực tiếp với khách hàng, nghiên cứu thực tế kỹ hơn, hướng dẫn khách hàng trả lời trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra, cùng với sự cộng tác của cảnh sát điều tra. Cuối cùng trên cơ sở đánh giá rủi ro, cán bộ khai thác sẽ thỏa thuận với khách hành về tỷ lệ phí áp dụng. Vì vây công tác đánh giá rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó yêu cầu không những cán bộ bảo hiểm phải giỏi chuyên môn mà còn phải năng động, tận tình và cẩn thận. Bảng 3: Biểu phí các loại bảo hiểm Loại xe mục đích sử dụng Xe sd dưới 3 năm gt còn 70% Xe sd từ 3-6 năm gt còn 50-70% Xe sd 6-20 năm gt còn dưới 50% 1. Nhóm có tỷ lệ tổn thất thấp nhất (Ô tô các loại) - Bảo hiểm toàn bộ 1,55% 1,78% 2,05% - Bảo hiểm than vỏ 2,55% 2,93% 3,37% 2. Ô tô kinh doanh VT hàng hóa - Bảo hiểm toàn bộ 1,80% 2,07% 2,38% - Bảo hiểm than vỏ 2,80% 3,22% 3,70% 3. Ô tô kinh doanh VT hkhách - Bảo hiểm toàn bộ 2,05% 2,36% 2,71% - Bảo hiểm than vỏ 3,05% 3,51% 4,03% 4. Ô tô chở hàng đông lạnh - Bảo hiểm toàn bộ 2,60% 2,99% 3,44% - Bảo hiểm than vỏ 4,60% 5,29% 6,08% 5. Ô tô đầu kéo - Bảo hiểm toàn bộ 2,80% 3,22% 3,70% - Bảo hiểm than vỏ 4,60% 5,29% 6,08% 6. Taxi - Bảo hiểm toàn bộ 3,90% 4,49% 5,16% - Bảo hiểm than vỏ 5,90% 6,79% 7,80% BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI STT Loại xe Phí Bảo hiểm năm (đồng) I Mô tô 2 bánh 1 Từ 50 cc trở xuống 55.000 2 Trên 50 cc 60.000 II Xe mô tô 3 bánh , xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự 265.000 III Xe không kinh doanh vận tải 1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 345.000 2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 690.000 3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.104.000 4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.587.000 5 Loại xe vừa chở người vừa chở hàng 811.000 IV Xe ô tô kinh doanh vận tải 1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 630.000 2 6 chỗ ngồi theo đăng ký 774.000 3 7 chỗ ngồi theo đăng ký 900.000 4 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.044.000 5 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.170.000 6 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.260.000 7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.380.000 8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.518.000 9 13 chỗ ngồi theo đăng ký 1.639.000 10 14 chỗ ngồi theo đăng ký 1.777.000 11 15 chỗ ngồi theo đăng ký 1.915.000 12 16 chỗ ngồi theo đăng ký 2.036.000 13 17 chỗ ngồi theo đăng ký 2.174.000 14 18 chỗ ngồi theo đăng ký 2.295.000 15 19 chỗ ngồi theo đăng ký 2.433.000 16 20 chỗ ngồi theo đăng ký 2.553.000 17 21 chỗ ngồi theo đăng ký 2.691.000 18 22 chỗ ngồi theo đăng ký 2.812.000 19 23 chỗ ngồi theo đăng ký 2.950.000 20 24 chỗ ngồi theo đăng ký 3.088.000 21 25 chỗ ngồi theo đăng ký 3.209.000 22 Trên 25 ngồi theo đăng ký 3.209.000 + 30.000x(số chỗ ngồi – 25) V Xe ô tô chở hàng 1 Dưới 3 tấn 656.000 2 Từ 3 tấn đến 8 tấn 1.277.000 3 Từ 8 đến 15 tấn 1.760.000 4 Trên 15 tấn 2.243.000 BẢO HIỂM BẢO HIỂM CON NGƯỜI - Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 giờ: Tùy theo khách hàng tham gia BH + Số tiền bảo hiểm: Tối thiểu 1.000.000đ, tối đa 20.000.000đ + Phí bảo hiểm: Tỷ lệ phí (0.28%) x STBH - Bảo hiểm kết hợp con người: Phí bảo hiểm quy định chung là: 62.500đ/năm Bảo hiểm toàn diện học sinh: + Học sinh mẫu giáo: 13000đ/hs và 17000đ/hs + Học sinh trung học phổ thông: 16000đ/hs; 20.000đ/hs; 27000đ/hs. + Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: 32000đ/hs. Ứng với mỗi mức phí sẽ có mức trách nhiệm khác nhau. BẢO HIỂM CHÁY NỔ: Phí bảo hiểm = 0,4% x STBH - Tỷ lệ phí phụ thuộc vào: Ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất, loại tài sản được bảo hiểm, kết cấu công trình kiến trúc được bảo hiểm… - Trình độ tổ chức và trang thiết bị phương tiện phòng cháy chữa cháy của cơ sở được bảo hiểm. Như: Ông A có cửa hàng kinh doanh xăng dầu với tổng giá trị tài sản 1.000.000.000đ. Nếu mua bảo hiểm thì số tiền phải nộp là : 1.000.000.000đ x 0.4% = 4000.000đ (Chưa có VAT). 2.4.4. Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm) Công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng sau khi họ đã chấp nhận mức phí. 2.4.4.1. Bổ sung tài sản được bảo hiểm và theo giỏi tình hình thu phí Trên thực tế, có nhiều khách hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài sản được bảo hiểm sau khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Các công ty cần xem xét kỹ yêu cầu thay đổi như: giá trị bảo hiểm, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phí từ đó tính toán, điều chỉnh lại tỷ lệ phí, phí bảo hiểm cho thích hợp. Ngoài ra cán bộ khai thác cũng cần định kỳ đến thăm các đối tượng bảo hiểm, kiểm tra các công tác trong mục bảo hiểm, nêu ra các đề xuất để tăng cường công tác này. Đồng thời phải phối hợp với các phòng tài vụ để theo dõi đóng phí của khách hàng, nhắc họ tái tục khi thời hạn bảo hiểm sắp hết. 2.4.4.2. Hoa hồng Trong công tác khai thác không thể nhắc đến vấn đề hoa hồng. Đây là một khoản chi phí được tính theo tỷ lệ phần trăm đối với mức bảo hiểm. Khoản hoa hồng này, công ty trả cho người đứng ra tham gia bảo hiểm hoặc trả cho người môi giới nhằm động viên khuyến khích họ nhiệt tình công tác, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm . Đây cũng là hình thức tạo mối liên hệ lâu dài với khách hàng. - Về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới mức hoa hồng là: Vật chất: 10% TNDS: 5% Lái phụ, hàng hóa: 20% - Nghiệp vụ Bảo hiểm con người: 20% - Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro kỹ thuật: 10% - Nghiệp vụ bảo hiểm nhà tư nhân: 5% Có thể nói công tác hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho các công ty bảo hiểm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. 2.4.4.3. Công tác giám định tổn thất Khâu giám định tổn thất có vị trí quan trọng đối với công tác bồi thường. Các giám định viên bảo hiểm có nhiệm vụ xác định: Nguyên nhân rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, giá trị thiệt hại thực tế là bao nhiêu… Điều tra tai nạn Nhận được thông báo tai nạn, giám định viên bảo hiểm sẽ xuống hiện trường để nắm bắt tình hình và điều tra tai nạn. Mục đích của việc điều tra tai nạn là thu thập bằng chứng và sự kiện. Trên cơ sở đó giải đáp các câu hỏi: Tai nạn xảy ra như thế nào, ở đâu, khi nào, vì sao. Muốn như vậy phải thu thập nhiều tang vật và lời khai của nhân chứng. Người bảo hiểm cần có những khả năng phân tích tìm ra những câu hỏi xác thực vì lời khai của nhân chứng thường khác nhau và có khi mâu thuẫn với nhau. Ngoài việc tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện với các nhân chứng, giám định viên gặp gỡ, trao đổi với người được bảo hiểm, với công an điều tra. Qua đó đánh giá sơ bộ về mức thiệt hại. 2.4.5. Công tác bồi thường Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của Bảo Việt trong mọi trường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm (hoặc số tiền bảo hiểm) ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm và không vượt quá số tiền thực tế. Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm Nhận hồ sơ bồi thường, người bảo hiểm phải kiểm tra, xem xét hồ sơ có hợp lệ không. Trường hợp hồ sơ chịu trách nhiệm bảo hiểm nhưng không đầy đủ phải yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời và ngày trả lời khách hàng. Sau đó, cán bộ bồi thường xem xét đối chiếu với quy tắc bảo hiểm và văn bằng hướng dẩn của Tổng công ty để xác định trách nhiệm bảo hiểm. Xác định mức thiệt hại Các giám định viên xác định ngay tại thời điểm và địa điểm xảy ra tổn thất. Trên cơ sở biên bản giám định về mức độ thiệt hại cùng các biên lai, chứng từ xác minh kèm theo các hồ sơ khiếu nại, cán bộ bồi thường sẽ xác định mức thiệt hại thực tế của từng đối tượng bảo hiểm. Xác định số tiền bồi thường Số tiền được bồi thường dựa trên các cơ sở sau: Giá trị thiệt hại thực tế. Số tiền bồi thường (là giới hạn trên của số tiền bồi thường). Mức miễn thường: Sẽ không phải bồi thường nếu tổn thất bằng hoặc nhỏ hơn mức miễn thường. Trước khi tính toán số tiền bồi thường, người được bảo hiểm cần xem xét số tiền khách hàng đòi bồi thường là bao nhiêu. Nếu số tiền đó bằng hoặc nhỏ hơn mức miễn thường thì không tính toán mà có thể trả ngay cho khách hàng tổn thất không được bồi thường vì nằm trong phạm vi mức miễn thường. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường là phải tính chi tiết mức độ thiệt hại: Cụ thể: Đối với bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe: Tỷ lệ phí = 0,1% x STBH/người (Số tiền bảo hiểm tùy theo yêu cầu của chủ xe từ 10trđ-30trđ/người/vụ). Như trong trường hợp sau Tham gia bảo hiểm cho 3 người với MTN 20 triệu đồng/người. Trong thời điểm tai nạn một người chết và 4 người bị thương. Vì vậy Bảo Việt phải trả tiền lái xe cho người ngồi trên xe theo tỷ lệ 3/5 (Tỷ lệ số người tham gia BH và số người thực tế bị tai nạn) cụ thể như sau: Người thứ 1. Tử vong Số tiền chi trả là: 20.000.000đ(MTN) X 3/5 = 12.000.000đ Người thứ 2. Tỷ lệ thương tật 49% Số tiền bồi thường là: 49% x 20.000.000đ(MTN) x 3/5 = 5.880.000đ Người thứ 3. Tỷ lệ thương tật 10% Số tiền bồi thường là: 10% x20.000.000đ(MTN)x 3/5 = 1.200.000đ Người thứ 4. Tỷ lệ thương tật 2% Số tiền bồi thường là: 2% x 20.000.000đ(MTN) x 3/5= 240.000đ Người thứ 5. Tỷ lệ thương tật 6% Số tiền bồi thường là: 6% x20.000.000đ ( MTN) x 3/5= 720.000đ Đối với bảo hiểm y tế kết hợp: Chi phí y tế: 5trđ Tai nạn cá nhân: 30tr Sinh mạng cá nhân: 10trđ Phí bảo hiểm phải nộp/ năm là: 161.000đ Quyền lợi được bảo hiểm nếu như bị trong các trường hợp sau: Chi phí y tế: Trường hợp ông A tai nạn bị gãy xương cánh tay trái: - Chi phí y tế: Toàn bộ hết 2.000.000đ thì Bảo Việt chi trả 20.000.000đ ( Trong bảng tỷ lệ thương tật 15%) Về tai nạn: Trường hợp ông A tai nạn dẫn đến tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Bảo Việt sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm 30.000.000đ Về sinh mạng cá nhân: Ông A bị tai nạn dẫn đến tử vong hoặc thương tật bộ phận vĩnh viễn do ốm đau: Ông A bị cắt bỏ cánh tay từ bả vai xuống. Bảo Việt trả ông số tiền là 15.000.000đ. Đối với bảo hiểm hỏa hoạn: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí (%) x STBH: Tỷ lệ phí phụ thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh Các giám định viên sẽ kiểm tra chính xác mức độ thiệt hại và đưa ra mức bồi thường hợp lý. Trong trường hợp này không thể xác định ngay mà phải qua thời gian kiểm định và phối hợp với các cơ quan chức năng Lập hồ sơ bồi thường, giải quyết bồi thường và khiếu nại Trên cơ sở tính toán được số bồi thường như trên, cán bộ bồi thường sẽ lập hồ sơ bồi thường và trình lên Ban lãnh đạo Tổng công ty duyệt bồi thường. Sau đó có quyết định của lãnh đạo, cán bộ bồi thường sẽ thông báo cho khách hàng cụ thể về mức bồi thường, thời gian, địa điểm công ty bảo hiểm chi trả số tiền đó cũng như các giấy tờ cần thiết mà họ phải có. Nếu họ chấp nhận thì chuyển giao cho phòng kế toán - thống kê. Thông thường khách hàng phải chờ đợi 2-3 tháng hoặc lâu hơn mới nhận được tiền bồi thường. và khi khách hàng đến sữa chữa một số gara, sửa không được đảm bảo. Điều này ảnh hưởng đến quá trình khai thác 2.5. Sản phẩm và Thị trường của Bảo Việt Đăklăk 2.5.1. Các Sản phẩm chính của Công ty 2.5.1.1. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe: là nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định bắt buộc người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường, khắc phục hoặc sửa chữa những trách nhiệm gây ra đối với người khác. + Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách. - Những điểm loại trừ bảo hiểm: + Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới hoặc người bị thiệt hại. + Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ : lái xe có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá qui định của pháp luật hiện hành. + Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép. + Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa. + Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, xe đi đêm không có đèn chiếu sáng. - Quyền lợi của người được bảo hiểm: + Đối với con người: Được tính trên cơ sở các quy định tại hợp đồng vận chuyển (nếu có), chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường phục vụ sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất mát hoặc giảm sút. + Đối với tài sản: Được tính theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm về tài sản quy định tại biểu phí. - Hồ sơ bồi thường - Trách nhiệm của chủ xe cơ giới: + Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm . + Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản bảo vệ hiện trường tai nạn. + Chủ xe cơ giới phải trung thực trong việc thu thập và cung cấp các tài liệu, chứng từ trong bộ hồ sơ bồi thường và tạo thuận lợi cho Bảo Việt. 2.5.1.2. Nghiệp vụ bảo hiểm con người: Bảo hiểm kết hợp con người: Nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ công nhân viên không may bị rủi ro tai nạn, ốm đau nằm viện hoặc phẫu thuật. Nghiệp vụ này công ty triển khai hầu hết ở các đơn vị trên địa bản tỉnh với mức phí khác nhau tùy khả năng của từng đơn vị để chọn mức phí phù hợp - Quyền lợi của người được bảo hiểm: Trên cơ sở số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã chọn từng điều kiện bảo hiểm, khi rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm trả tiền. - Không thuộc trách nhiệm bảo hiểm: Hành động cố ý của người được bảo hiểm, người được bảo hiểm vi phạm pháp luật nghiêm trọng, người được bảo hiểm bị ảnh hưởng rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích. Bảo hiểm toàn diện học sinh: Là bảo hiểm học sinh đang theo học các trường: Nhà trẻ, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, các trường đại học. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho các em khi đang học trong trường, sinh hoạt, vui chơi không may bị tai nạn. 2.5.1.3. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro kỹ thuật: Đối tượng bảo hiểm: Các hạng mục xây dựng của công trình bao gồm cả trang thiết bị xây dựng, các công trình tạm, đồng thời có thể bảo hiểm cho cả máy móc xây dựng mục lắp đặt máy móc thiết bị và các cấu trúc thuộc công trình. Phạm vi bảo hiểm gồm hai phần: - Tổn thất vật chất của công trình: do cháy, nổ, lũ lụt, bảo tố, động đất, trộm cắp, sai sót trong khi xây dựng, lắp đặt và nói chung các sự cố bất ngờ. - Trách nhiệm đối với người thứ ba: gồm những trách nhiệm dân sự phát sinh theo luật định của người được bảo hiểm đối với các thiệt hại gây ra cho bên thứ ba trong quá trình lắp đặt như: + Thương tật thân thể hay thiệt mạng con người (không phải lao động thuộc công trình). + Thiệt hại về tài sản cho người khác: Mức trách nhiệm bảo hiểm được thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm: - Về tổn thất vật chất và toàn bộ giá trị công trình bao gồm: Chi phí xây dựng, lắp đặt, giá trị nguyên vật liệu, thiết bị lắp đặt (gồm cả cước chi phí chuyên chở, thuế hải quan). - Về máy móc xây dựng là giá trị thay thế mới của máy móc thiết bị. - Về trách nhiệm dân sự là mức trách nhiệm theo thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm. 2.5.2. Thị trường 2.5.2.1. Thị trường trong nước Hiện nay Công ty Bảo Việt có thị trường tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Tại Đăklăk thì trụ sở chính đóng trên địa bàn Thành phố Buôn Mê Thuột và tại 13 huyện, 1 thị xã trên địa bàn công ty đều có các đại lý điều này cho thấy mạng lưới bán hàng của công ty là rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Các cán bộ, công nhân viên cùng với sự cộng tác của cộng tác viên thường xuyên đi khai thác thị trường tùy theo mỗi nhân viên được phân công theo những địa bàn khác nhau để khai thác hết các khách hàng tiềm năng. Các đối tượng khai thác như: - Trường học: bán bảo hiểm toàn diện cho học sinh và sinh viên. - Liên kết với các ngân hàng cho vay vốn. - Showroom, cửa hàng xe, bảo hành xe, các hãng xe Taxi như: Taxi Ban Mê, các công ty hợp tác xã Vạn tải như Công ty xe khách Cao Nguyên, Công ty vận tải Đăklăk…Các cơ quan nhà nước có xe công vụ như Công an, Bộ đội, Bệnh viện… Bán bảo hiểm bắt buộc cho chủ phương tiện cơ giới và vật chất thông qua các kênh đại lý. - Dựa vào mối quan hệ rộng, quen biết nhiều: cán bộ, nhân viên của công ty Bảo Việt Đăklăk không những tốt về lĩnh vực chuyên môn mà còn tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, các đối tác làm ăn. Do đó khách hàng thấy tin cậy khi đặt niềm tin khi hợp tác với công ty. 2.5.2.2. Thị trường ngoài nước: Là Công ty con nên việc đầu tư lớn vươn ra ngoài nước thì phụ thuộc vào Tổng công ty sẽ quyết định. Hiện nay Bảo Việt ĐăkLăk chỉ tập trung phát triển thị trường trong nước. Vì với Đăklăk thị trường còn rất tiềm năng, nhiều người chưa biết đến nên có rất nhiều đố thủ cạnh tranh. Nên để chiếm lĩnh thị trường Đăklăk không phải điều đơn giản. 2.5.2.3. Đối thủ cạnh tranh Các công ty cùng hoạt động trong lĩnh lực Bảo hiểm Phi nhân thọ tại nước ta hiện nay rất nhiều và đa dạng. Do đó rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Bảo Việt theo thống kê trên địa bàn Tỉnh Đăklăk, hiện nay có 14 doanh nghiệp cùng hoạt động trên lĩnh vực Bảo hiểm Phi nhân thọ đó là: - Bảo hiểm Bảo Minh (Công ty bảo hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh). - Bảo hiểm Toàn Cầu. - Bảo hiểm AAA. - Bảo hiểm PJICO (Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX). - Công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện (PTI). - Bảo hiểm Ngân Hàng Nhà Nước. - Bảo hiểm Ngân Hàng Đầu Tư. - Bảo hiểm Ngân Hàng Khoáng Sản. - Bảo hiểm Ngân Hàng Quân Đội. - Bảo hiểm Ngân Hàng Viễn Đông. - Bảo hiểm Ngân Hàng Libiti. - Công ty bảo hiểm Dầu khí (PVIC). - Bảo Long (Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà rồng). Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng với cách “phục vụ khách hàng tốt nhất để cùng phát triển” và những thế mạnh của mình công ty luôn đứng vững trên thị trường. 2.6. Kết quả kinh doanh của Công ty Bảo Việt Đăklăk trong những năm gần đây: Doanh thu từ năm 2008 đến 2009: - Năm 2008: 54.0 Tỷ đồng. - Năm 2009: 58.0 Tỷ đồng. - Ước tính năm 2010: 68.0 Tỷ đồng Năm 2008 Công ty được Chính phủ phong tặng Huân chương lao động hạng 3 và các năm đều nhận danh hiệu xuất sắc toàn ngành. Qua kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2009 ta có thể nhận thấy doanh thu hàng năm của Công ty Bảo Việt Đăklăk đều tăng. Để có được như vậy phải nói đến đội ngũ cán bộ bán hàng trực tiếp, công nhân viên trong công ty đã cố gắng phấn đấu, làm việc hết sức mình không những đạt chỉ tiêu mà còn vượt chỉ tiêu mà Tổng công ty đề ra. Hiện tại trong năm 2010 thì trong 6 tháng đầu năm công ty đạt doanh thu là 32.6 tỷ đồng cố gắng phấn đấu đến cuối năm sẽ đạt doanh thu trên 68 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đó hiện nay mỗi nhân viên đều phấn đấu cố gắng hơn để làm vượt chỉ tiêu. BẢNG 4: KẾT QUẢ DOANH THU PHÂN THEO NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2008 ƯỚC ĐẾN 2010 Đơn vị: triệu đồng Nghiệp vụ bảo hiểm 2008 % 2009 % TTTL Kế hoạch 2010 % TTTL BH hàng hóa Vận chuyển nội địa 102 0.19 84 0.15 0.82 130 0.20 1.55 BH cháy và rủi ro 1 845 3.42 2 124 3.93 1.15 2 350 3.67 1.11 BH hàng hóa nhập khẩu 258 0.48 262 0.45 1.02 400 0.63 1.53 BH xây dựng, lắp đặt 2 372 4.39 2 795 5.16 1.18 3 270 5.11 1.17 BH nhà tư nhân 624 1.16 834 1.44 1.34 1 000 1.65 1.20 BH toàn diện học sinh 5 490 10.12 6 048 10.42 1.10 6 500 10.17 1.08 BH con người 1 923 3.56 2 539 4.38 1.32 3 000 4.69 1.18 BH TN dân sự ô tô 8 749 16.20 8 060 13.90 0.92 8 500 13.28 1.06 BH TN dân sự mô tô 2 870 5.31 3 347 5.77 1.17 3 500 5.47 1,05 BH vật chất ô tô 17 954 33.25 18 186 31.36 1.01 19 000 29.69 1.05 BH vật chất mô tô 4 634 8.58 5 395 9.30 1.16 6 000 9.38 1.11 TN chủ phương tiện với hàng hóa 149 0.28 155 0.27 1.04 200 0.31 1.29 TN chủ phương tiện với hkhách 588 1.09 632 1.09 1.07 750 1.17 1.19 BH người ngồi trên mô tô 934 1.73 1 256 2.17 1.34 1 400 2.19 1.12 BH máy bay cánh bằng 783 1.45 967 1.67 1.23 1 100 1.72 1.14 BH máy móc thiết bị xây dựng 293 0.54 326 0.56 1.11 500 0.78 1.53 BH tai nạn lái,phụ xe 743 1.38 837 1.44 1.13 1 000 1.56 1.20 BH kết hợp con người 1109 2.05 1327 2.29 1.20 1 500 2.34 1.13 BH y tế kết hợp 835 1.55 1088 1.88 1.30 1 400 2.19 1.27 BH khách du lịch 98 0.18 133 0.23 1.36 200 0.31 1.50 BH lòng trung thực 317 0.59 418 0.72 1.32 800 1.25 1.91 Khác 1330 2.46 1187 2.05 0.89 1 500 2.34 1.26 Tổng cộng 54 000 58 000 1.07 64 000 1.10 Theo nguồn Bảo Việt Đăklăk (TTTL: Tăng trưởng tỷ lệ của doanh thu năm sau so với năm trước, Doanh thu năm 2010 là doanh thu ước tính của Bảo Việt Đăklăk đưa ra) Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy doanh thu kinh doanh của công ty năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Tuy nhiên mỗi loại sản phẩm khác nhau thì doanh thu khác nhau và tốc độ tăng trưởng khác nhau. Nhìn chung các sản phẩm bảo hiểm tăng đều trong các năm, trong đó Bảo hiểm vật chất ô tô có doanh thu cao chiếm hơn 30% doanh thu của tổng các nghiệp vụ bảo hiểm hàng năm. Điều này cho thấy tại Bảo Việt Đăklăk hàng năm doanh thu chủ yếu từ bán Bảo hiểm cho xe cơ giới nhất là Bảo hiểm ô tô. Sở dĩ có được doanh thu tăng trưởng như vậy là do các nguyên nhân sau: - Một là: hiện nay Đăklăk là thị trường có nhiều Công ty xe khách, hợp tác xã vận tải có số lượng xe lưu thông trên địa bàn tỉnh, cả nước rất đông do vậy đây là thị trường tiềm năng cho công ty khai thác. - Hai là: Bảo Việt Đăklăk là công ty bảo hiểm nằm trong tập đoàn kinh tế lớn có tiềm lực và có uy tín trên thị trường Việt Nam lâu năm. Công ty làm ăn rất uy tín thể hiện trong công tác đền bù, giải quyết hậu quả cho khách hàng tham gia bảo hiểm tạo niềm tin đối với khách hàng khi gửi gắm mua sản phẩm công ty. - Ba là: Công ty chú trọng vào các loại hình bảo hiểm đang được khách hàng ưa chuộng đó là Bảo hiểm vật chất đối với xe máy và ô tô. Nên doanh thu từ các nghiệp vụ này cao và tăng theo từng năm. - Bốn là: Bảo Việt Đăklăk có đội ngũ cán bộ năng động giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống đại lý lớn mạnh bao phũ hầu hết các địa bàn từ thôn buôn đến thành thị do những năm gần đây công ty có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và các lớp tập huấn Đại lý nâng cao tính chuyên nghiệp của đại lý bảo hiểm BẢNG 5: THỰC TẾ BỒI THƯỜNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM Đơn vị: triệu đồng Năm Số vụ bồi thường Số tiền bồi thường Tiền bồi thường bình quân/vụ Quỹ dự trữ bồi thường Tỷ lệ bồi thường thực tế(%) 2008 695 31 520 45.35 40 500 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUN~1.DOC
  • docMCLC~1.DOC
Tài liệu liên quan