Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Trong thời gian qua, tuy đã có nhiều chương trình đào tạo lại, đào tạo bổ xung về nghiệp vụ, trình độ của cán bộ quản lý đã được nâng cao. Nhưng thực tế vẫn không thể đáp ứng được với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Hầu hết những cán bộ này đã quen với tác phong làm việc trong cơ chế bao cấp nên hiệu quả làm việc không cao. Không thể đối phó với các chủ doanh nghiệp với các hình thức trốn nộp BHXH rất tinh vi, nhiều thủ đoạn.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền BHXH thu được nhiều hơn hẳn so với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Từ năm 2000-2005, các khối này được điều chỉnh hệ số lương nên số tiền BHXH thu được cũng tăng lên. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước số lượng lao động được tham gia BHXH ít nên số tiên thu được không nhiều. Số tiền thu được vẫn tăng nhanh, nhưng vẫn còn bỏ sót nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động thường hạ mức lương xuống tối thiểu. II. Thực trạng quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sóc Sơn Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn được tổ chức theo cơ cấu hình tháp Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn. Giám Đốc PGĐ1 PGĐ2 Nghiệp vụ thu Nghiệp vụ chế độ chính sách Nghiệp vụ Kế Hoạch Tài chính Nghiệp vụ giám định chi Nghiệp vụ theo dõi khám chữa bệnh Giám đốc. - Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt của tổ chức. - Phụ trách trực tiếp công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và chính sách. - Chịu trách nhiệm ký những quyết định được hưởng chế độ theo phân cấp. - Chịu trách nhiệm toàn bộ chứng từ chi lương hưu, trợ cấp, ốm đau, thai sản. Phó giám đốc 1. - Chịu trách nhiệm thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y Tế. - Chịu trách nhiệm ký danh sách các đơn vị đăng ký danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp bảo hiểm xã hội, trích nộp bảo hiểm xã hội và tăng giảm số lao động hàng quý. Phó giám đốc 1 quản lý 3 phòng nghiệp vụ: Phòng nghiệp vụ thu: + Thu bảo hiểm xã hội 15% của doanh nghiệp, 5% của người lao động. + Thu bảo hiểm y tế 2% của doanh nghiệp, 1% của người lao động. Phòng nghiệp vụ chế độ chính sách: + Đăng ký tiếp nhận hưu trí, giải quyết chế độ tử tuất. Có hai loại là trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc giải quyết 1 lần và chi phí mai táng, tử tuất từ nơi khác chuyển đến. + Thanh toán hai chế độ ốm đau và thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. + Duyệt tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội: căn cứ vào hồ sơ gốc của chủ sử dụng lao động cung cấp, trên cơ sở đó bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn hướng dẫn đơn vị lập tờ khai cấp sổ bảo hểm. + Cấp phiếu khám chữa bệnh: Cấp phiếu khám chữa bệnh cho các đối tượng thuộc loại hình bảo hiểm bắt buộc và loại hình bảo hiểm tự nguyện. ư Loại hình bắt buộc: Danh sách lao động, quỹ tiền lương đăng ký của các đơn vị sử dụng lao động. Các đối tượng chính sách thuộc pháp lệnh ưu đãi người có công (Nghị định 28/CP). Đối tượng người nghèo. Thân nhân sĩ quan (Nghị định 63/CP). Đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. ư Loại hình tự nguyện: Bảo hiểm học sinh, sinh viên hàng năm (TTLT 77/2003-BTC-BYT ngày 7/8/2003. Bảo hiểm y tế tự nguyện toàn dân nếu được phát động. - Nghiệp vụ về kế hoạch tài chính: Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Phó giám đốc 2. - Chịu trách nhiệm ký chứng từ thanh toán trực tiếp, quyết toán quỹ 5% chăm sóc sức khỏe ban đầu của các đơn vị có y tế cơ sở. - Chịu trách nhiệm nội vụ cơ quan. Phó giám đốc 2 quản lý hai phòng nghiệp vụ: - Phòng nghiệp vụ giám định chi: Thanh toán trực tiếp các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý đã đi khám chữa bệnh nhưng chưa được hưởng quyền lợi do điều trị trái tuyến hoặc suất trình thẻ muộn sau 48 giờ hoặc khám chữa bệnh tự chọn. - Phòng theo dõi khám chữa bệnh: Theo dõi toàn bộ số thẻ có đăng ký khám chữa bệnh tại trung tâm y tế sóc sơn (kể cả khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú. 2. Nguồn nhân lực quản lý thu BHXH Từ khi BHXH Việt Nam tách ra khỏi Bộ Lao động và thương binh- Xã hội thì một phần lớn cán bộ quản lý ngành BHXH được chuyển từ đó sang. Do vậy, họ không thể nắm được tất cả những kiên thức về BHXH, họ chưa được đào tạo sâu về nghiệp vụ chuyên môn. Ngành BHXH đã có rất nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng trên như đào tạo bổ xung, đào tạo mới và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý thu BHXH. Chính vì vậy, trong một thời gian ngắn trình độ của cán bộ ngành BHXH đã được nâng cao, khắc phục được những khó khăn khi tách khỏi Bộ Lao động và thương binh - Xã hội. Nhiều cán bộ đã có trình độ cao đẳng, đại học, hoặc được cử đi học tập kinh nghiệm về BHXH của các tỉnh khác. Tuy nhiên, do yêu cầu ngày càng cao về nghiệp vụ quản lý cũng như tính chất phức tạp của BHXH, nhiều cán bộ quản lý đã tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế thị trường đòi hỏi luôn phải có những xử lý linh hoạt để thích nghi được với những biến động không ngừng của môi trường, mà nhiều cán bộ lại quen với tác phong trong thời kỳ kế hoạch tập trung trước đây nên hay mắc lỗi, đặc biệt là trong khâu quản lý thu BHXH. Quản lý thu BHXH đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là với Huyện ủy, Thành ủy và các tổ chức công đoàn, cơ quan thuế để nắm rõ hơn về tình hình của các doanh nghiệp, về tình hình tham gia BHXH cho người lao động. Nhưng trên thực tế mối quan hệ này lại ít được thực hiện. Nó chỉ được quan tâm khi BHXH không đạt được kết quả thu như cấp trên giao. Phòng nghiệp vụ thu mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lý, đặc biệt đã rất chú trọng đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, nhưng do không nắm bắt được tình hình nên không thể có những báo cáo chính xác, đầy đủ cho cơ quan quản lý cấp trên để kịp thời có biện pháp xử lý. 3. Tình hình thực hiện nghiệp vụ quản lý 3.1. Quản lý việc kiểm tra chấp nhận danh sách đăng ký của đơn vị sử dụng lao động Đây là việc làm hết sức khó khăn và phức tạp. Vì người sử dụng lao động luôn tìm cách tránh né nộp BHXH cho người lao động. Bằng các thủ đoạn như: sản xuất theo mùa vụ, lao động không ổn định, tiền lương dưới mức tối thiểu phải đóng bảo hiểm xã hội, thời gian ký hợp đồng dưới 3 tháng. Danh sách lao động tham gia BHXH luôn biến động, rất khó cho công tác quản lý, công tác thu BHXH. Cán bộ kiểm tra thì một phần do thiếu năng lực không thể kiểm tra một cách chặt chẽ, một phần chưa phối hợp với cơ quan thuế và huyện ủy trong công tác theo dõi tình hình của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp thường khai man số lao động, không tham gia đầy đủ BHXH cho mọi người mà chỉ tham gia BHXH cho bạn bè, người thân của mình. 3.2. Quản lý cấp tờ khai cấp sổ BHXH Tờ khai cấp sổ BHXH là tài liệu mang tính pháp lý ghi nhận quá trình lao động, tham gia và đóng BHXH, là tài liệu gốc để xem xét việc cấp sổ BHXH. - Theo báo cáo 2/2004 của phòng thu BHXH thì hiện tại huyện Sóc Sơn có: + 102 công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó: Ngừng kinh doanh: 8 Không tìm thấy:14 Lao động thời vụ: 13 Doanh nghiệp đang chuyển đổi: 2 Chưa hoạt động: 4 Dưới 10 lao động: 21 + Có 31 công ty cổ phần, trong đó: Không hoạt động: 5 Giải thể: 2 Không có trụ sở: 3 Lao động không ổn định: 7 + Có 17 hợp tác xã, trong đó: Đã bỏ kinh doanh: 4 Không có việc thường xuyên:1 Dưới 10 lao động: 4 + Doanh nghiệp tư nhân: 23 Đã bỏ kinh doanh: 1 Dưới 10 lao động:7 Khó khăn trong việc xác định địa điểm của doanh nghiệp, số lượng lao động trong từng doanh nghiệp, và có phải là doanh nghiệp hoạt động theo mùa vụ hay không đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xem xét số lao động được đóng BHXH, và do đó việc quản lý cấp tờ khai cấp sổ BHXH cũng gặp nhiều khó khăn. Theo tổng hợp số liệu báo cáo của BHXH huyện Sóc Sơn từ năm 2000 đến năm 2004 việc quản lý cấp tờ khai cấp sổ BHXH cho khu vực ngoài quốc doanh như sau: Bảng 4: Kết quả cung cấp tờ khai cấp sổ BHXH. Đơn vị: Tờ khai 2000 2001 2002 2003 2004 DN ngoài quốc doanh 73 82 91 97 102 Số DN tham gia BHXH 6 6 10 13 14 Tổng số lao động tăng lên 129 348 475 664 855 Số lao động được cấp tờ khai thêm hàng năm 98 151 179 198 205 Nguồn: BHXH huyện Sóc Sơn Tuy số tờ khai cấp sổ BHXH cho lao động khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên, nhưng vẫn còn nhiều đơn vị trốn nộp BHXH, nhiều đơn vị kê khai không chính xác số lao động hoặc tham gia không đầy đủ... 3.3. Quản lý cấp sổ BHXH Trên cơ sở số lao động đã được tham gia BHXH và số lao động được cấp tờ khai cấp sổ BHXH hàng năm tăng lên, Công tác quản lý cấp tờ khai cấp sổ BHXH được thực hiện hàng năm như sau: - Thực hiện duyệt hồ sơ cấp sổ BHXH thường xuyên đáp ứng yêu cầu cho đơn vị sử dụng lao động, năm 2000, BHXH huyện Sóc Sơn đã cấp tổng số 1446 sổ BHXH cho 77 đơn vị, đồng thời đã ký để chuẩn bị cấp sổ BHXH cho một số người lao động mới được cấp tờ khai trong năm. Hơn nữa, được sự quan tâm của BHXH thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn đã duyệt tờ khai cấp sổ BHXH cho cán bộ xã, thị trấn thực hiện theo NĐ 09/1998/NĐ-CP đã xong ở 23/26 xã, thị trấn. - Tính đến năm 2001, huyện Sóc Sơn đã có 160 đơn vị đăng ký với tổng số 13.657 lao động tham gia BHXH. Số lao động đã được cấp sổ BHXH là 11.581 sổ. Trong đó năm 2001 cấp thường xuyên 74 đơn vị được 1.250 sổ. Số còn lại trên địa bàn 2.071 hồ sơ thiếu các yếu tố đang được các đơn vị hoàn thiện để cấp tiếp. - Thực hiện đối chiếu tờ khai cấp sổ BHXH, giải quyết tồn tại ở các đơn vị có số lao động có thời gian công tác trước 1/1/1995 được tính là thời gian đã đóng BHXH theo quy định. Năm 2002 huyện Sóc Sơn đã có 2.976 lao động đăng ký đối chiếu tờ khai cấp sổ BHXH. Trong đó số lao động có thời gian công tác trước 1/1/1995 là 1.712 lao động, số lao động có thời gian công tác trước 1/1/1995 là 1.084 lao động. BHXH huyện Sóc Sơn cùng các đơn vị đã đối chiếu hồ sơ gốc với tờ khai cấp sổ BHXH được 2.536 hồ sơ đạt 100% kế hoạch được giao. Cùng với công tác cấp sổ BHXH, huyện Sóc Sơn đã xác nhận di chuyển sổ BHXH theo phân cấp là 396 sổ ở 89 đơn vị, trong đó di chuyển đến quận, huyện khác là 215 lao động. - Công tác cấp sổ BHXH đã đáp ứng thường xuyên cho các đơn vị sử dụng lao động. Sáu tháng đầu năm 2003 đã đối chiếu hồ sơ gốc với tờ khai cấp sổ BHXH ở 23 đơn vị chuyển về thành phố duyệt cấp 919 sổ BHXH cho người lao động, đồng thời di chuyển sổ BHXH cho người lao động 240 trường hợp, ghi bổ xung chốt sổ BHXH ở 33 đơn vị có 518 lao động nâng lương. - Để đáp ứng kịp thời quyền lợi cho người lao động giải quyết chế độ trên cơ sở có sổ BHXH. BHXH huyện Sóc Sơn đã đối chiếu hồ sơ gốc với tờ khai cấp sổ BHXH ở 31 đơn vị và đã cấp 317 sổ BHXH, đồng thời ký xác nhận 758 sổ BHXH để giải quyết chế độ hưu trí, di chuyển, hưởng chế độ một lần và giải quyết tuất. Tuy nhiên trong công tác quản lý cấp sổ BHXH cũng gặp phải một số khó khăn là: Các đơn vị đăng ký tham gia cho người lao động nhưng lại thường ở mức lương tối thiểu, đồng thời rất nhiều tờ khai cấp sổ BHXH không đạt yêu cầu khi xét duyệt để cấp Sổ BHXH, mà chủ yếu là ở khu vực ngoài quốc doanh. Đặc biệt, theo quyết định số 139/2002 QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của thủ tướng chính phủ về việc sát nhập BHXH với BHYT, đã làm cho công tác quản lý cấp sổ BHXH và cấp sổ BHYT đan xen rất phức tạp. 3.4. Quản lý thu BHXH Bảng 5: Kết quả thu BHXH. Đơn vị: Tỷ đồng STT Loại đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1 Doanh nghiệp nhà nước 4.87 10,06 12.34 13,52 16.91 2 Doanh nghiệp NQD 0,34 0,53 0,87 0,93 1,26 3 Hành chính sự nghiệp 4,02 5,8 6,71 7,9 9,69 4 Khối xã 0,17 0,29 0,34 0,45 0,57 5 Ngoài công lập 0,21 0,27 0,4 0,55 0,61 6 HĐND xã 0,1 0,13 0,2 0,24 0,29 7 Nhiễm chất độc HH 0,05 0,051 0,063 0,065 0,067 Nguồn: BHXH huyện Sóc Sơn Thực hiện nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999, NĐ số 10/2000NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 144.000đ/Thg lên 180.000đ/Thg và quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc quản lý thu BHXH. Huyện Sóc Sơn đã hướng dẫn 155 đơn vị có danh sách lao động quỹ tiền lương đăng ký trích nộp BHXH theo mẫu (C45) kể từ 01/01/2000 với 13.302 lao động với tổng với tổng quỹ tiền lương 62.516.046.673đ/năm. Trong đó khối doanh nghiệp có 33 đơn vị khối hành chính sự nghiệp, 96 đơn vị, xã, thị trấn. Số tiền thu được tính đến ngày 7/11/2000 là 9.411.153.072đ đạt 74% kế hoạch được giao. Công tác thu BHXH của huyện Sóc Sơn còn tồn tại ở 6 đơn vị doanh nghiệp: Việc làm thiếu ổn định do vậy nợ kéo dài trong nhiều năm, tính đến 31/12/2000 còn nợ 946.000.000Đ đó là đơn vị: công ty cơ khí 121, Lâm trường huyện Sóc Sơn, công ty dịch vụ nông nghiệp, công ty lương thực, công ty kinh doanh nhà Sóc Sơn, công ty phát triển nông lâm ngư. Vừa qua liên đoàn lao động huyện Sóc Sơn cùng với BHXH đến từng đơn vị kiểm tra đôn đốc. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đúng, đủ, kịp thời, BHXH huyện Sóc Sơn đã đối chiếu xong quý 3 năm 2000 và có những biện pháp tích cực đôn đốc thu BHXH quý 4/2000. Thực hiện NĐ77/2000 NĐ-CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu 180.000đ lên 210.000đ/Thg. Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của BHXH thành phố Hà Nội đối với các đơn vị doanh nghiệp, vì vậy công tác quản lý thu BHXH có nhiều thuận lợi. Danh sách lao động quỹ tiền lương đăng ký được các đơn vị sử dụng lao động lập kịp thời, đây là cơ sở đóc thu BHXH. Năm 2001 BHXH huyện Sóc Sơn có 160 đơn vị đăng ký cho 13.661 lao động so với cuối tháng12/2000 tăng 1 đơn vị và 201 lao động. Kết quả thu đến ngày 31/12/2001 BHXH huyện Sóc Sơn thu được 16.696.592.544đ đạt 99,3% kế hoạch được giao, vượt 131,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2002 BHXH huyện Sóc Sơn có 162 đơn vị đăng ký quỹ tiền lương trích nộp BHXH cho 14.475 lao động so với cùng kỳ năm ngoái tăng 2 đơn vị ngoài quốc doanh và số lao động tăng thêm là 700 lao động. Song quỹ tiền lương tăng không cao vì số lao động ngành giáo dục đóng cho giáo viên mầm non theo NĐ 73/1999NĐ-CP và khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước mức đăng ký đóng BHXH cho người lao động chỉ theo mức lương tối thiểu. Kết quả thu từ đầu năm đến 31/12/2002 là 16.379.744.000đ đạt 100% kế hoạch được giao, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Vì năm 2002 không có truy thu của năm trước. Có được kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo tích cực của BHXH thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy-HĐND-UBND huyện, cùng với sự phối kết hợp các ngành chức năng làm công tác tuyên truyền, kiểm tra các đơn vị thực hiện theo bộ luật lao động bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nhìn chung việc đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đã thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi để thực thi theo luật song vẫn còn những tồn tại đáng quan tâm. Khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn một số đơn vị cố tình nợ đọng BHXH kéo dài thêm 6 tháng đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu BHXH đồng thời gây thiệt hại đến quyền lợi của người lao động. Thực hiện quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy chế quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, công văn hướng dẫn số 127/BHXH-QLT của BHXH thành phố Hà Nội. BHXH huyện Sóc Sơn đã triển khai trên 169 đơn vị thuộc loại hình thu BHXH, BHYT bắt buộc. Các đơn vị đã lập danh sách lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH, BHYT theo nghị định 58/1998 NĐ-CP. Số thu so với cùng kỳ năm ngoái đạt còn thấp song những yếu tố khách quan có tác động trực tiếp đến công tác thu BHXH. Các văn bản hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu từ 210.000đ/Thg lên 290.000đ/Thg còn chậm. Một số lớn các doanh nghiệp mức thu 3% quỹ khám chữa bệnh đã chuyển cho ngành giao thông vận tải, một số đơn vị hành chính đã chuyển cho BHYT trước đây, do vậy tỷ lệ thu đạt thấp. Sóc Sơn thực hiện kế hoạch thu BHXH năm 2004 được BHXH thành phố giao 28 tỷ 500 triệu đồng. Được sự quan tâm của huyện ủy-HĐND-UBND huyện, sự chỉ đạo nghiệp vụ sâu sắc của BHXH thành phố Hà Nội từ đầu năm đến ngày 28/12/2004. BHXH huyện Sóc Sơn đã thu được 29.659.922.817 đồng vượt 4,06% kế hoạch. So với cùng kỳ năm ngoái vượt 13,56%. Trên địa bàn có 178 đơn vị có danh sách lao động quỹ tiền lương đăng ký trích nộp BHXH cho 21.448 đối tượng. Trong đó loại hình đóng 23% có 147 đơn vị với 15.011 lao động, loại hình đóng 18% có 26 đơn vị với 503 lao động. Loại hình đóng 3% BHYT có năm đơn vị với 5.934 đối tượng. So với cùng kỳ năm trước loại hình trích nộp BHXH 23% tăng 4 đơn vị ngoài quốc doanh có 67 lao động, một đơn vị hành chính sự nghiệp có 11 lao động. Như vậy việc thu BHXH ngoài sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về nghiệp vụ của BHXH thành phố Hà Nội còn có sự lãnh đạo của huyện ủy-UBND huyện cùng các ngành chức năng có liên quan. Với sự nỗ lực của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Song còn có những tồn tại đáng quan tâm, một số đơn vị doanh nghiệp còn chưa thực hiện trích nộp BHXH theo tháng như luật định, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đến nay, còn 4 đơn vị doanh nghiệp sử dụng 70 lao động còn nợ số tiền 103.315.160 đ như: Công ty ăn uống dịch vụ du lịch, Công ty phát triển nông lâm ngư, cửa hàng lương thực Sóc Sơn, Công ty sản xuất thương mại trà Thăng Long. Đề nghị huyện ủy-UBND huyện cùng các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo các đơn vị nói trên. Căn cứ vào báo cáo từ năm 2000-2004 thì thấy vấn đề nổi cộm nhất là sự trốn tránh đóng BHXH của chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ? III. Đánh giá tình hình quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1. Những thuận lợi Chính sách BHXH đã được bổ sung, sửa đổi, chuyển từ cơ chế bao cấp trước đây sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, thành lập quỹ BHXH hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, nó có những thuận lợi sau: - Nội dung đổi mới chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chính sách đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, quỹ BHXH từ chỗ chỉ có trên danh nghĩa, nay đã tồn tại với số dư ngày càng tăng, tạo điều kiện chi BHXH đầy đủ, kịp thời, giảm dần sự cấp phát từ ngân sách Nhà nước trong chi BHXH. - Các cấp ủy đảng và chính quyền từ trung ương đến địa phương luôn quan tâm chỉ đạo công tác BHXH, đặc biệt là từ khi có chỉ thị số 15/CT-TW ngày 16/5/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH đã tạo nhiều thuận lợi cho việc thực hiện chính sách BHXH. - BHXH Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm , chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình và sự cộng tác của các đơn vị sử dụng trong toàn huyện. - Sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, luôn khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng được giao. - Toàn ngành thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước, nhất là từ khi có Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới. Các phong tào thi đua của ngành luôn hướng vào giải quyết các chỉ tiêu, nhiệm vụ khó khăn, bức xúc với mục tiêu và thời gian thi đua cụ thể. Phong tào thi đua và công tác khen thưởng đã được BHXH các tỉnh, thành phố và toàn ngành sử dụng như một công cụ quản lý, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy từng cá nhân, từng tập thể, từng đơn vị và toàn ngành phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. 2. Những mặt còn tồn tại - Chưa có luật BHXH để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực BHXH. - Nhận thức về BHXH của mọi người dân nói chung và của người lao động noiư riêng còn nhiều hạn chế, chưa thấy rõ được bản chất ưu việt của BHXH, còn nhiều người nhầm lẫn BHXH với bảo hiểm thương mại. - Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống, cũng như giữa hệ thống với môi trường bên ngoài còn chưa chặt chẽ, gắn kết với nhau. - Còn một lực lượng lớn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, kể cả người lao động làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa được tham gia BHXH. - Chưa tổ chức được hình thức BHXH tự nguyện như luật định. - Trình độ của cán bộ công nhân viên chức trong BHXH huyện Sóc Sơn nói chung còn nhiều bất cập, còn hạn chế về cả chuyên môn nghiệp vụ lẫn năng lực công tác, chưa năng động, sáng tạo, còn làm việc theo lối hành chính, chưa quen với cách làm việc như hoạt động của một ngành dịch vụ, nên chưa đáp ứng được với tiến trình đổi mới sự nghiệp BHXH. 3. Nguyên nhân của những tồn tại 3.1. Từ chủ thể quản lý 3.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý thu BHXH còn hạn chế Ngày 26/1/1995 BHXH Việt Nam tách ra khỏi ngành lao động và thương binh xã hội. Vì vậy, đội ngũ làm công tác BHXH chủ yếu được hình thành trên cơ sở những cán bộ đã làm công tác BHXH thuộc hệ thống Lao động và thương binh xã hội. Do phải thuyên chuyển và tuyển dụng gấp để đáp ứng kịp thời nên còn có nhiều bất cập về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp BHXH vì hầu hết vẫn chưa được đào tạo cơ bản về BHXH. Trong thời gian qua, tuy đã có nhiều chương trình đào tạo lại, đào tạo bổ xung về nghiệp vụ, trình độ của cán bộ quản lý đã được nâng cao. Nhưng thực tế vẫn không thể đáp ứng được với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Hầu hết những cán bộ này đã quen với tác phong làm việc trong cơ chế bao cấp nên hiệu quả làm việc không cao. Không thể đối phó với các chủ doanh nghiệp với các hình thức trốn nộp BHXH rất tinh vi, nhiều thủ đoạn. Khi công nghệ thông tin phát triển, nó kéo theo một đòi hỏi rất lớn đối với người sử dụng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hệ thống máy tính, phần mềm hỗ trợ việc quản lý BHXH cũng ra đời. Muốn sử dụng được chúng thì cán bộ quản lý phải có trình độ cao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý BHXH huyện Sóc Sơn lại có trình độ vi tính thấp. Hầu như trước đây họ không được tiếp xúc với máy tính, cho nên máy tính chỉ có tác dụng như một cái máy chữ. Họ làm việc chủ yếu bằng tay, tính toán đơn thuần. Vậy thì làm sao có thể làm tốt được khi đối tượng quản lý ngày càng nhiều, ngày càng nhiều nội dung, và nhiều con số phức tạp. Hơn nữa chế độ bố làm BHXH thì sẽ có một suất cho con sau này đã làm hạn chế đi rất nhiều trong việc tuyển dụng những người có năng lực. Vì những người được này chưa chắc đã có năng lực, đã được đào tạo chuyên sâu. Khi làm việc thì cơ chế bố con chồng chéo, làm giảm đi tính nghiêm khắc, hiệu quả công việc. Thông tư liên tịch số 09/2002/TTLT-BTCCBCP-BLĐTBXH-BTC-BYT của ban tổ chức cán bộ chính phủ-Bộ lao động-Thương binh và xã hội-Bộ tài chính-Bộ y tế ngày 8/2/2002 hướng dẫn về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam tuy làm cho công tác quản lý BHXH gặp nhiều thuận lợi và thống nhất hơn trong công tác quản lý nhưng đã làm phát sinh một số khó khăn mới cho cán bộ quản lý thu BHXH. Đó là việc chồng chéo giữa các chế độ bảo hiểm gây ra khó khăn trong công tác thu, chi trả bảo hiểm. Cán bộ quản lý thu BHXH không được đào tạo các nghiệp vụ của BHYT nên khi làm việc dễ nhầm sang bộ phận khác. Thu nhập của cán bộ quản lý chỉ là mức lương hành chính nên rất thấp. Để có thêm thu nhập để phục vụ cho cuộc sống gia đình nên đã có trường hợp nảy sinh tiêu cực. Nắm được được điểm tâm lý này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp hối lộ khi cán bộ quản lý xuống thanh tra tình hình lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH…Do đó ảnh hưởng lớn đến khoản thu BHXH. Trong năm vừa qua BHXH huyện Sóc Sơn đã được BHXH thành phố Hà Nội nhận đào tạo lại và bổ xung nhiều cán bộ quản lý. Đặc biệt đã đầu tư cho một hệ thống máy tính mới đồng thời đào tạo tin học cho cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. 3.1.2. Khuôn khổ pháp luật về BHXH còn chưa đầy đủ Chính sách BHXH được thực hiện ở nước ta từ năm 1961 đến nay đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt, từ khi thực hiện các quy định của Bộ luật lao động và điều lệ BHXH được ban hành kèm theo nghị định 12/CP của chính phủ, chính sách BHXH đã thực sự đổi mới. Đối tượng của BHXH đã được mở rộng cho người lao động trong các thành phần kinh tế. Các quan hệ BHXH, nhất là các quan hệ tài chính BHXH đã được thể hiện rõ ràng. Với việc hình thành quỹ BHXH trên cơ sở sự đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, chính sách BHXH hiện hành còn nhiều hạn chế, một số nội dung của BHXH chưa thực sự phù hợp, chính sách BHXH vẫn còn đan xen với một số chính sách khác.Hơn nữa, có nhiều văn bản về BHXH do nhiều cơ quan ban hành điều chỉnh những mối quan hệ khác nhau của BHXH làm cho tính thống nhất của chính sách không được đảm bảo. Một số văn bản sửa đổi các quy định trong điều lệ BHXH làm cho việc thực hiện chính sách BHXH gặp khó khăn, làm cho hiệu lực của pháp luật về BHXH chưa hiệu quả. Cho đến nay còn nhiều văn bản đã ban hành từ lâu vẫn đang thực hiện, thậm chí tạo ra sự chồng chéo, trùng lắp khó theo dõi, khó thực hiện. Đặc biệt vấn đề nổi cộm nhất của BHXH hiện nay là việc trốn nộp BHXH cho người lao động của các doanh nghiệp vẫn chưa có được biện pháp xử lý. Vẫn biết là các doanh nghiệp đã vi phạm bộ luật lao động nhưng do không có các văn bản pháp luật quy định rõ ràng nên các cơ quan chức năng như BHXH cũng không thể cưỡng chế được chủ doanh nghiệp. Vẫn không có hình phạt thích đáng. Do vậy, không răn đe được người sử dụng lao động. 3.1.3. Máy tính, công nghệ thông tin còn thiếu Bước sang thời đại của máy tính và công nghệ thông tin thì mọi công việc sẽ được g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36233.doc
Tài liệu liên quan