MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:TỔNG QUAN VỀTHUẾ- THUẾGTGT.1
1. Khái niệm vềthuế.1
2. Các đặc điểm của thuếNhà nước.2
2.1. Thuếlà một khoản động viên bắt buộc
gắn liền với quyền lực chính trịcủa Nhà nước.2
2.2. ThuếNhà nước là một hình thức động viên
mang tính chất không hoàn trảtrực tiếp.2
2.3. ThuếNhà nước thuộc phạm trù phân phối
chứa đựng các yếu tốkinh tế- xã hội.3
2.4. Trong nền kinh tếthịtrường hình thức thu thuếbằng tiền là phổbiến.3
3. Vai trò của thuếtrong nền kinh tếthịtrường.3
3.1. Thuếlà nguồn thu chủyếu của ngân sách Nhà nước.3
3.2. Thuếlà công cụquản lý và điều tiết vĩmô nền kinh tế.4
3.3. Thuếgóp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.5
4. Phân loại thuế.6
4.1. Căn cứvào đối tượng nộp thuế.6
4.1.1. Thuếtrực thu.6
4.1.2. Thuếgián thu.7
4.2. Căn cứvào đối tượng chịu thuế.7
5. HệthốngPháp luật vềthuế.8
5.1. Thuếgiá trịgia tăng.8
5.2. Thuếthu nhập doanh nghiệp.8
5.3. Thuếtiêu thụ đặc biệt.8
5.4. Thuếxuất khẩu, nhập khẩu.9
6. Thuếgiá trịgia tăng.9
6.1. Khái niệm vềthuếgiá trịgia tăng.9
6.2. Đối tượng chịu thuế.10
6.3. Đối tượng nộp thuế.10
6.4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuếGTGT.10
6.5 Căn cứtính thuếGTGT.11
6.5.1. Giá tính thuếGTGT.11
6.5.2. Thuếsuất thuếGTGT.11
6.6. Phương pháp tính thuếGTGT.13
6.6.1. Phương pháp khấu trừthuế.13
6.6.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.14
7. Cách sửdụng hóa đơn, chứng từ.15
8. Quy định vềviệc hoàn thuếGTGT.16
8.1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuếGTGT.16
8.2. Hồsơhoàn thuếGTGT.18
Chương II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢTHU THUẾGTGT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.19
1. Đặc điểm và tình hình kinh tế- xã hội tỉnhAn Giang.19
1.1. Đặc điểm tựnhiên và hành chính tỉnh An Giang.19
1.2. Đặc điểm dân cư.20
1.3. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh An Giang vài năm gần đây.20
1.3.1. Vềkinh tế.20
1.3.2. Vềvăn hóa – xã hội.24
2. Khái quát vềnhân sựcủa ngành thuếtỉnhAn Giang.25
3. Giới thiệu vềCục thuếtỉnh An Giang.26
3.1. Tình hình nhân sựtại Cục thuếtỉnh An Giang.26
3.2. Cơcấu tổchức của Cục thuếtỉnh An Giang.27
Sơ đồtổchức.29
3.3. Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban.30
3.3.1. Phòng Tổng hợp, dựtoán.30
3.3.2. Phòng Tuyên truyền và hỗtrợtổchức, cá nhân nộp thuế.30
3.3.3. Phòng Tin học vàxửlý dữliệu vềthuế.31
3.3.4. Phòng Quản lý doanh nghiệp.31
3.3.5. Phòng Thanh tra.32
3.3.6. Phòng Tổchức cán bộ.33
3.3.7. Phòng Hành chính - Quản trị- Tài vụ.33
4. Tình hình và kết quảthu thuếGTGT trong vài năm gần đây.34
Chương III:CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY TRÌNH HOÀN THUẾ
GTGT TẠI CỤC THUẾTỈNH AN GIANG.38
1. Điều kiện để đối tượng nộp thuế được hoàn thuếGTGT.38
1.1. Những trường hợp thông thường.38
1.2. Trường hợp đặc biệt.39
2. Trách nhiệm của đối tượng được hoàn thuếGTGT.39
3. Công tác quản lý hoàn thuếGTGT tại Cục thuếtỉnh An Giang.39
3.1. Trách nhiệm của Cục thuếvềgiải quyết hoàn thuế.40
3.1.1. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế.40
3.1.2. Thời gian xửlý hoàn thuế.40
3.1.3. Quy trình quản lý hoàn thuếtại Cục thuếtỉnh An Giang.41
3.1.4. Trách nhiệm của Cục thuếsau khi hoàn thuế
và công việc kiểm tra, thanh tra.44
3.2. Trách nhiệm của kho bạc Nhà nước.45
4. Vấn đềquản lý hóa đơn của cơquan thuế.46
4.1. Công tác quản lý hóa đơn của phòng Quản lý ấn chỉ.46
4.1.1. Công tác bán hóa đơn chocác cơsởkinh doanh.46
4.1.2. Công tác quản lý hóa đơn.46
4.2. Công tác quản lý hóa đơn tựin.47
4.2.1. Ưu điểm của việc sửdụng hóa đơn tựin.47
4.2.2. Những tồn tại trong việc sửdụng hóa đơn tựin.47
5. Tình hình thực hiệnhoàn thuếGTGT tại Cục thuếtỉnh An Giang.48
6. Phương hướng, nhiệm vụtrong năm 2004.53
Chương IV:MỘT SỐGIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊNHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝHOÀN THUẾTẠI CỤC THUẾTỈNH AN GIANG.54
1. Thuận lợi:.54
1.1. Vềchính sách thuế.54
1.2. Vềquản lý.54
2. Những tồn tại, hạn chế.56
2.1. Vềchính sách thuế.56
2.2. Trong công tác quản lý thuế.56
3. Một sốbiện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại.58
3.1. Tăng cường cung cấp dịch vụcho đối tượng nộp thuế.58
3.2. Đảm bảo công tác giải quyếthoàn thuế đúng theo quy trình nghiệp vụ.59
3.3. Tăng cường công tác quản lý hóa đơn.59
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra.61
3.5. Thực hiện phối hợp chặt chẽgiữa các bộphận trong ngành thuế,
giữa các ngành chức năng có liên quan với nhau.62
3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục vềthuế.62
3.7. Một sốgiải pháp khác.63
4. Kiến nghị.64
PHẦN KẾT LUẬN
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng hàng nông sản. Kết hợp với phát triển ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm để chế biến hàng nông sản do chính mình làm ra, nâng cao hiệu quả kinh tế, từ đó cải
thiện được đời sống của nhân dân trong tỉnh (nhất là người nông dân). Bên cạnh đó cần phải
có những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng tốc độ phát triển các ngành trong khu vực dịch vụ,
khu vực tỉnh còn tiềm năng phát triển lớn. Nâng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây
dựng và khu vực dịch vụ trong nền kinh tế tỉnh nhà.
1.3.2. Về văn hóa – xã hội:
- Về thu nhập của người dân: trong năm 2003, GDP bình quân là 6,2 triệu
đồng/năm/người, tăng 0,6 triệu đồng/năm/người so với năm 2002 tương đương 10,71%.
Trong năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhiều so với năm 2002, cụ thể là:
+ Số hộ nghèo: - Năm 2002 là: 29.970 hộ
- Năm 2003 là: 22.277 hộ, giảm 7.693 hộ
+ Tỷ lệ hộ nghèo: - Năm 2002 là: 6,7%
- Năm 2003 là: 4,96%, đã giảm 1.74%
- Về giáo dục và đào tạo: Trong năm 2003 toàn tỉnh có 693 trường học các cấp, tăng
17 trường so với năm 2002: có 1 trường đại học An Giang, 3 trường trung học chuyên
nghiệp, 2 trường nghiệp vụ, 6 trung tâm dạy nghề hoặc dịch vụ hỗ trợ việc làm, 7 trung tâm
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 25
giáo dục thường xuyên, 1 trường dạy nghề và nhiều cơ sở tư nhân khác… nhưng vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay. Số lượng lao động qua đào tạo vẫn còn rất ít so với yêu cầu,
năm 2001 là 9,6%, năm 2002 là 12,3%, năm 2003 ước khoản 15%. Vì vậy cần phải quan
tâm đến vấn đề đào tạo nhiều hơn nữa, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tri thức đủ đáp ứng
nhu cầu. Nâng cao năng lực làm việc của người lao động, năng suất lao động tăng cao góp
phần xây dựng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân trong
tỉnh.
- Về y tế, các hoạt động thể dục - thể thao, văn hóa thông tin, bảo vệ trật tự an
toàn xã hội được Tỉnh ủy và UBND các cấp quan tâm, đề ra nhiều chính sách lãnh đạo, chỉ
đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt.
Đặc biệt là việc xây dựng cụm tuyến dân cư tránh lũ, trong năm 2002 toàn tỉnh đã
xây dựng 82 cụm tuyến dân cư với quy mô 389,99 ha với tổng mức đầu tư là 337 tỷ đồng,
giải quyết chỗ ở cho 18.154 hộ. Sang năm 2003 tiếp tục xây dựng thêm 83 cụm tuyến dân
cư với qui mô hơn 243 ha nhằm giải quyết chỗ ở cho 13.155 hộ, có một số công trình đã
hoàn thành, còn lại thì đang trong quá trình xây dựng. Bên cạnh việc đầu tư nhà ở, tỉnh còn
đầu tư các chương trình giếng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các cụm tuyến dân cư
nhằm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân vùng lũ.
2. Khái quát về nhân sự của ngành thuế tỉnh An Giang:
Trên địa bàn tỉnh An Giang có Cục thuế tỉnh và 11 Chi cục thuế huyện, thị, thành.
Tổng số cán bộ trong toàn ngành trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2003 là: 1.127 người,
trong đó: số cán bộ trong biên chế là 849 người và số cán bộ theo hợp đồng là 278 người.
- Về giới tính:
Số lượng cán bộ nữ chỉ chiếm 18,3%, cán bộ nam chiếm đa số. Điều này phù hợp
với nhiệm vụ đặc thù của ngành thuế, nhất là ở các Chi cục thuế, vì cán bộ thuế phải trực
tiếp nhắc nhở và thu thuế các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ trên địa bàn. Thiết nghĩ công việc này
nam giới sẽ phù hợp hơn.
- Về trình độ:
+ Đại học và trên đại học có 246 người, chiếm tỷ lệ 21,83%
+ Cao đẳng có 14 người, chiếm 1,24%
+ Trung cấp có 604 người, chiếm 53,6%
+ Khác có 263 người, chiếm 23,34% nhưng trong đó theo hợp đồng có đến 196
người, chiếm 74,5% trong tổng số cán bộ có trình độ khác.
Cùng với sự phát triển của xã hội, để thích ứng được với sự thay đổi, quản lý thuế
một cách khoa học và đạt được hiệu quả ngày càng cao. Lãnh đạo ngành, lãnh đạo các Chi
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 26
cục cần đưa cán bộ đi đào tạo thêm để thích ứng nhanh chóng, kịp thời với những sự thay
đổi, nhằm quản lý thuế ngày một có hiệu quả hơn, tăng nguồn thu cho NSNN.
3. Giới thiệu về Cục thuế tỉnh An Giang:
Cục thuế tỉnh An Giang nằm tại số 10 Bùi Văn Danh, phường Mỹ xuyên, thành phố
Long Xuyên. Được thành lập vào ngày 20 tháng 3 năm 1990.
3.1. Tình hình nhân sự tại Cục thuế tỉnh An Giang:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tình hình nhân sự tại văn phòng Cục thuế tỉnh
An Giang có 97 cán bộ trong biên chế và 18 nhân viên theo hợp đồng. Sang năm 2004 về
nhân sự không có sự thay đổi nhiều so với năm 2003. Trong số 97 cán bộ công chức trong
biên chế gồm có 22 nữ chiếm 22,68%. Số Đảng viên chiếm trên 50%, cụ thể là 53 Đảng
viên. Về trình độ, về độ tuổi, về lý luận chính trị, về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại
ngữ, tin học… của cán bộ Cục thuế được thống kê như sau:
Về độ tuổi và tuổi nghề: Cán bộ ít tuổi nhất là 28 tuổi và các cán bộ trong văn phòng
Cục thuế đều có kinh nghiệm công tác lâu năm, kinh nghiệm làm việc ít nhất là 6 năm trở
lên.
Về độ tuổi Về tuổi nghề
Số tuổi Số cán bộ Số năm làm việc Số cán bộ
28 2 6 – 10 30
30 – 40 46 11 – 15 25
41 – 50 43 16 – 20 16
51 trở lên 6 Trên 20 26
Tổng 97 Tổng 97
Về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị:
Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị
Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng (%) Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng (%)
Đại học và trên đại học 71 73,20 Đại học 4 4,12
Cao đẳng 1 1,03 Cao cấp 1 1,03
Trung cấp 21 21,65 Trung cấp 15 15,46
Khác 4 4,12 Sơ cấp 12 12,37
Tổng 97 100,00 Tổng 32 32,98
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 23
+ Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 1.331.565 triệu đồng, tăng 12,77%, chiếm
12.73%. Trong đó các ngành đều có tốc độ tăng trưởng trên 10%, riêng lĩnh vực công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm vừa qua, ước giá trị sản xuất tăng
14,52%.
Hiện toàn tỉnh có 11.270 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp, với hơn 62.600 lao
động chuyên nghiệp. Ngoài ra còn hơn 10.164 cơ sở, giải quyết việc làm cho hơn 22.500 lao
động kinh tế phụ gia đình. Hiện nay sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những
bước tăng trưởng ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn
tỉnh.
+ Khu vực dịch vụ tăng mạnh, tăng 13,58% so với cùng kỳ, đạt 3.990.685 triệu
đồng. Hầu hết các lĩnh vực trong khu vực dịch vụ đều tăng trên 12%, riêng thuế nhập khẩu
chỉ tăng 6,47%.
Lượng gạo xuất khẩu chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ước năm
2003 xuất khẩu được 525 ngàn tấn, tương đương 92,4 triệu USD, so cùng kỳ tăng 63,4% về
lượng và tăng 48,6% về trị giá.
Về xuất khẩu thủy sản, tuy gặp nhiều khó khăn, lượng xuất khẩu sang thị trường
Mỹ giảm mạnh, giảm tương đương 30% so với cùng kỳ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao
(chiếm 25%), để giảm bớt rủi ro do phụ thuộc vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp thủy sản
đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như: Úc, Trung Quốc, Mêxicô, Ả Rập… và
trong năm lượng xuất sang Hồng Kông chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 26,4% trong
tổng lượng xuất khẩu thủy sản, đồng thời các doanh nghiệp này đã quan tâm đến thị trường
trong nước nhiều hơn, đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản.
Bên cạnh đó các mặt hàng rau quả đông lạnh, hàng may mặc, giày thể thao, hàng
thêu tay… giá trị xuất khẩu cũng tăng cao.
Lĩnh vực dịch vụ du lịch ước tổng doanh thu đạt 53,1 tỷ đồng tăng 20%, ước tổng
lượt khách đến tỉnh đạt 2,765 triệu người tăng 13,3% so với năm 2002…
Đạt được kết quả như trên là do Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tập trung vào phát triển
nông nghiệp – nông thôn, thắng lợi trong lĩnh vực nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến
sức mua trong xã hội, kéo theo hoạt động thương mại đã diễn ra sôi động, thêm vào đó các
doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn, thử thách để duy trì, phát triển sản xuất,
kinh doanh, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, kích thích nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó
Tỉnh ủy, UBND tỉnh có nhiều chính sách hiệu quả mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
trong và ngoài nước, tăng cường ưu đãi và thu hút đầu tư theo định hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 28
- Phó Cục trưởng Tô Đại Đồng giúp Cục trưởng trực tiếp phụ trách 3 phòng chức
năng:
+ Phòng Tổng hợp và dự toán
+ Phòng Quản lý doanh nghiệp I
+ Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ
Phụ trách Chi cục thuế các huyện và thị xã: Châu Đốc, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh
Biên.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
Trang 29
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH AN GIANGm
PHÒNG
TIN HỌC
VÀ XỬ LÝ
DỮ LIỆU
VỀ THUẾ
PHÒNG
TỔ CHỨC
CÁN BỘ
PHÒNG
THANH
TRA I
PHÒNG
THANH
TRA II
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH -
QUẢN TRỊ
-TÀI VỤ
PHÒNG
TỔNG
HỢP VÀ
DỰ TOÁN
PHÒNG
QUẢN LÝ
DOANH
NGHIỆP I
PHÒNG
TUYÊN
TRUYỀN
VÀ HỖ
TRỢ
PHÒNG
QUẢN LÝ
ẤN CHỈ
PHÓ CỤC TRƯỞNG
NGHUYỄN VĂN THÀNH
PHÓ CỤC TRƯỞNG
TÔ ĐẠI ĐỒNG
CỤC TRƯỞNG
TRỊNH THANH SƠN
PHÒNG
QUẢN
LÝ
DOANH
NGHIỆP
II
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 27
Về trình độ ngoại ngữ, tin học:
Ngoại ngữ Tin học
Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng
Chứng chỉ A 31 31,95 Chứng chỉ A 10 10,31
Chứng chỉ B 19 19,58 Chứng chỉ B 3 3,09
Chứng chỉ C 1 1,03 Đại học 3 3,09
Trung cấp 2 2,06
Tổng 51 52,56 Tổng 18 18,55
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ của Cục thuế tỉnh An Giang)
Lãnh đạo Cục thuế rất quan tâm đến trình độ chuyên môn và khả năng quản lý của
cán bộ ngành. Nhằm nâng cao khă năng quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ,
thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, thích ứng một cách nhanh chóng với
cách quản lý thuế khoa học và đạt được hiệu quả cao, Ban lãnh đạo rất quan tâm đến việc
thường xuyên đưa cán bộ tham gia học các lớp đào tạo ngắn, trung và dài hạn, đồng thời tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học.
3.2. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh An Giang:
Cơ cấu tổ chức của văn phòng Cục thuế tỉnh An Giang trong năm 2004 có sự thay
đổi so với những năm trước đó. Theo năm 2003, Cục thuế có 1 Cục trưởng, 3 phó Cục
trưởng và 12 phòng chức năng. Đến năm 2004 đã có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức như
sau: Cục thuế có 1 Cục trưởng, 2 Phó Cục trưởng và 10 phòng chức năng, cụ thể:
- Cục trưởng Trịnh Thanh Sơn lãnh đạo, chỉ đạo chung và toàn diện các nhiệm vụ
công tác chung của Cục thuế. Trực tiếp phụ trách 4 phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Thanh tra I
+ Phòng Thanh tra II
+ Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ
Phụ trách các Chi cục thuế: Thành phố Long Xuyên, huyện Thoại Sơn và An
Phú.
Quan hệ phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Hải quan.
- Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Thành giúp Cục trưởng Cục thuế trực tiếp phụ trách 3
phòng chức năng:
+ Phòng Quản lý doanh nghiệp II
+ Phòng Quản lý ấn chỉ
+ Phòng Tin học và quản lý dữ liệu về thuế
Phụ trách Chi cục thuế các huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Châu Thành.
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 29
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 30
3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
3.3.1. Phòng Tổng hợp và dự toán:
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức, chỉ đạo thực hiện
dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác (quy ước gọi là thu thuế) do Cục thuế
quản lý; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế. Một số nhiệm vụ cụ
thể như sau:
- Xây dựng, tổng hợp dự toán thu thuế.
- Tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc cơ quan Thuế cấp dưới trong việc thực hiện
dự toán thu; tổng hợp, đánh giá tiến độ thực hiện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác thu, đề xuất các biện pháp khai thác nguồn thu và chống thất thu NSNN.
- Chủ trì hoặc tham gia với các ngành trong việc khảo sát, điều tra doanh thu, thu
nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế khu vực ngoài quốc doanh.
- Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế
thuộc Chi cục thuế quản lý, trình lãnh đạo Cục thuế quyết định…
3.3.2. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế: (gọi tắt là phòng
tuyên truyền và hỗ trợ)
Giúp Cục trưởng Cục thuế tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, thực hiện các
hoạt động hỗ trợ cho tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc thực hiện Pháp luật thuế. Một
số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình về công tác tuyên truyền, giáo dục Pháp luật
thuế, công tác hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý; tuyên truyền, phổ biến
Pháp luật về thuế cho các tầng lớp nhân dân và các ban ngành trong xã hội.
- Chủ trì trong việc tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại với các tổ chức, cá nhân nộp
thuế, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện
Luật thuế. Từ đó đề xuất, báo cáo Tổng Cục thuế sửa đổi, bổ sung chính sách thuế và quản
lý thu thuế.
- Cung cấp các thông tin cảnh báo, trợ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, thiệt hại trong
sản xuất, kinh doanh và các thông tin hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế trên cơ sở hệ thống
thông tin do ngành thuế quản lý như là các hóa đơn không còn giá trị sử dụng, các doanh
nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp mất tích…
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 31
3.3.3. Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế:
Giúp Cục trưởng Cục thuế ứng dụng, quản lý, phát triển công tác tin học của Cục
thuế, xử lý dữ liệu và thống kê thuế. Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
¾ Nhiệm vụ về tin học:
- Tổ chức quản lý và phát triển công tác tin học tại Cục thuế theo chỉ đạo của Tổng
Cục thuế. Đề xuất kế hoạch, nhu cầu phát triển ứng dụng tin học vào công tác quản lý của
Cục thuế với Tổng Cục thuế. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, triển khai và vận
hành hệ thống tin học của Cục thuế.
- Tổ chức triển khai hệ thống tin học theo đúng các quy định của ngành thuế gồm:
lắp đặt trang thiết bị tin học, cài đặt phần mềm hệ thống và các chương trình ứng dụng thống
nhất trong ngành; trực tiếp vận hành quản trị hệ thống mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị
hệ thống mạng truyền thông kết nối với các Chi cục thuế trực thuộc và kết nối thông tin với
Tổng Cục thuế, đảm bảo an toàn hệ thống và dữ liệu…
¾ Nhiệm vụ về xử lý dữ liệu:
- Tổ chức công tác đăng ký thuế: tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, kiểm tra tờ khai,
nhập dữ liệu về những thông tin liên quan về việc xử lý tính thuế, cấp mã số thuế…; lập
danh bạ tổ chức và cá nhân nộp thuế; theo dõi, nhập các dữ liệu về số thu nộp vào tài khoản
tạm giữ, tài khoản nộp ngân sách từ kết quả thanh tra, kiểm tra về thuế.
- Thực hiện tính thuế, thông báo thuế, thông báo phạt nộp chậm, ấn định thuế.
- Thực hiện kế toán, thống kê thuế; in và truyền các báo cáo kế toán, thống kê thuế
về Tổng Cục thuế.
- Thực hiện và hướng dẫn Chi cục thuế về việc đối chiếu biên lai thuế, phí, lệ phí với
bộ thuế.
- Thực hiện các thủ tục hoàn tiền thuế cho đối tượng nộp thuế sau khi có quyết định
hoàn thuế của Cục trưởng Cục thuế; theo dõi và kế toán tài khoản tạm giữ, tài khoản quỹ
hoàn thuế.
3.3.4. Phòng Quản lý doanh nghiệp:
Phòng quản lý doanh nghiệp được phân ra thành 2 phòng: phòng Quản lý doanh
nghiệp I quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh và phòng Quản lý doanh
nghiệp II quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Cả 2 phòng này điều
giúp Cục trưởng Cục thuế quản lý, đôn đốc việc kê khai nộp thuế đối với các doanh nghiệp
thuộc phân cấp quản lý của Cục thuế; tổ chức thu phí; quản lý thu nợ đọng thuế; quản lý thu
thuế thu nhập cá nhân.
Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 32
- Tổng hợp tình hình hoạt động, giải thể, phá sản… đối với doanh nghiệp thuộc
phạm vi quản lý.
- Tổ chức quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp được phân công:
+ Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; lập biên bản các trường hợp vi
phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của Pháp luật.
+ Xem xét, kiểm tra các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ quyết
toán thuế của các doanh nghiệp.
+ Phối hợp với phòng Thanh tra trong việc thanh tra các hồ sơ hoàn thuế, quyết
toán thuế tại doanh nghiệp.
+ Quản lý theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ đọng
thuế, các vụ việc cần thanh tra chuyển sang phòng Thanh tra.
+ Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ của các doanh nghiệp, báo cáo tài
chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế và các tài liệu khác có liên quan
vào hồ sơ doanh nghiệp nộp thuế, phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra thuế và tra cứu các
tài liệu phục vụ cho công tác quản lý…
3.3.5. Phòng Thanh tra:
Phòng Thanh tra cũng được phân ra thành 2 phòng: phòng Thanh tra I và phòng
Thanh tra II. Thực hiện công tác thanh tra các đối tượng tương ứng với các đối tượng nộp
thuế mà phòng Quản lý doanh nghiệp I và II quản lý, mặt khác phòng Thanh tra II còn có
thêm chức năng thanh tra nội bộ ngành và chống thất thu.
Phòng Thanh tra giúp Cục trưởng Cục thuế thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo các Chi
cục thuế thực hiện công tác thanh tra các tổ chức, cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ
ngành trong việc chấp hành Pháp luật về thuế và các quy định của ngành; công tác cưỡng
chế về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể như
sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra các tổ chức và cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ
ngành thuế.
- Trực tiếp thanh tra các đối tượng nộp thuế do Cục thuế quản lý và các đối tượng
nộp thuế vượt quá khả năng và phạm vi thanh tra của Chi cục thuế; theo dõi đôn đốc các
quyết định sau thanh tra.
- Thực hiện các thủ tục cưỡng chế về thuế theo Luật định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế đối với các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc
thẩm quyền và những vụ việc được ủy quyền giải quyết…
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 33
3.3.6. Phòng Tổ chức cán bộ:
Giúp Cục trưởng Cục thuế về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, đào tạo, biên chế,
tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế. Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Sắp xếp bộ máy Cục thuế theo quy định.
- Thực hiện quy hoạch, sắp xếp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều
động, kỷ luật cán bộ… theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức; thực
hiện tuyển dụng, nâng lương, nâng ngạch, hưu trí thôi việc và các chế độ chính sách đối với
người lao động theo quy định; hướng dẫn và thực hiện công tác thi đua khen thưởng của
Cục thuế.
- Kiểm tra, xác minh, trả lời các đơn khiếu nại, tố cáo về cán bộ của Cục thuế, đề
xuất việc xử lý cán bộ…
3.3.7. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ:
Giúp Cục trưởng Cục thuế đảm bảo hậu cần cho hoạt động của Cục thuế; tổ chức
công tác văn thư, lưu trữ của Cục thuế. Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
¾ Hành chính cơ quan:
+ Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ,
chính xác công văn của Cục thuế (bao gồm cả tờ khai và hồ sơ về thuế) và in ấn tài liệu
phục vụ công tác của cơ quan.
+ Tổng hợp xây dựng kế hoạch của Cục thuế, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế
hoạch công tác nhằm đảm bảo thời gian và chất lượng; tổng hợp đánh giá tình hình và kết
quả thực hiện nhiệm vụ của văn phòng Cục thuế.
+ Quản lý việc sử dụng con dấu, khắc dấu theo quy định của Nhà nước…
¾ Quản lý tài chính:
+ Cụ thể hóa các quy định của ngành về công tác chi tiêu tài chính của Cục thuế;
thực hiện chi trả, cấp phát và phân bổ các khoản kinh phí và chi tiêu của Cục thuế theo kế
hoạch.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán
chi tiêu của các Chi cục thuế.
¾ Công tác quản trị:
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch về xây dựng cơ bản, trang thiết bị, các phương
tiện làm việc và trang phục của Cục thuế.
+ Bố trí địa điểm và phương tiện cần thiết phục vụ các buổi hội họp, các lớp tập
huấn, bồi dưỡng… của Cục thuế; bố trí, thực hiện công tác lễ tân ở cơ quan.
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 34
+ Tổ chức công tác bảo vệ cơ sở vật chất; thực hiện nội quy phòng cháy, chữa cháy;
duy trì trật tự, vệ sinh của Cục thuế…
* Đồng thời các phòng ban thực hiện thêm các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục
thuế giao và hỗ trợ các Chi cục thuế theo chức năng của mình.
4. Tình hình và kết quả thu thuế GTGT trong vài năm gần đây:
- Khi bắt đầu áp dụng luật thuế GTGT thay cho Luật thuế doanh thu, trong năm đầu
tiên tổng số thuế GTGT thu được thấp hơn tổng số thuế doanh thu đã thu năm trước đó. Cụ
thể, trong năm 1998 tổng số thuế doanh thu đã thu được là 140.996 triệu đồng, sang năm
1999 khi áp dụng luật thuế GTGT thì tổng số thuế GTGT là 92.796 triệu đồng chỉ bằng
65,82% so với năm 1998, giảm 48.200 triệu, tương đương 34,18%.
Nguyên nhân giảm là do thay đổi cơ chế chính sách, thay đổi phương pháp kê khai,
quản lý thuế làm cho có sự chênh lệch, lúng túng trong kê khai (phần lớn đối với các CSKD
nhỏ), một vài vấn đề cụ thể như sau:
+ Đối với số thu từ các doanh nghiệp Nhà Nước Trung ương: Thuế GTGT giảm trên
10 tỷ đồng so với dự toán đầu năm, trong đó: thu từ điện lực giảm gầm 8 tỷ đồng do việc
phân bổ thuế đầu vào từ tổng công ty khá cao, chênh lệch số thuế phải thu không đáng kể;
thu từ ngành bưu điện giảm trên 2 tỷ đồng… Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của công ty
lương thực trong năm không hiệu quả, tình hình tài chính doanh nghiệp mất cân đối nghiêm
trọng (-160 tỷ đồng), số dự toán thu trên 6 tỷ đồng không đảm bảo nộp NSNN.
+ Tình hình sản xuất của các đơn vị đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn đã dẫn
đến không đảm bảo số thu theo dự toán.
+ Đối với các hộ kinh doanh thuộc khu vực ngoài quốc doanh, nhất là đối với các hộ
thực hiện kê khai thuế, do bước đầu thực hiện kê khai thuế nên còn lúng túng, đã kê khai
không đúng thời gian quy định, chưa đúng với kết quả kinh doanh… Lợi dụng quy trình tự
tính thuế, tự kê khai thuế còn mới, trong giai đoạn đầu chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ,
có một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong kê khai nhằm mục đích trốn thuế.
Sau một thời gian các CSKD đã thích nghi với cơ chế mới, đã đưa hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình đạt được những kết quả khả quan. Nhiều CSKD đã mở rộng hoạt
động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trang thiết bị mới, nâng cấp trang thiết bị cũ. Đồng thời đã
khuyến khích nhiều đối tượng tham gia kinh doanh, thành lập các CSKD mới. Bên cạnh đó,
trình độ quản lý của các cán bộ thuế ngày càng tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác
hơn. Từ đó đã làm tăng nguồn thu thuế GTGT cho NSNN, đồng thời thực hiện công tác
chống thất thu ngày một hiệu quả hơn.
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 35
Số đối tượng nộp thuế và kết quả đóng góp của thuế GTGT trong NSNN cụ thể qua
3 năm 2001, 2002, 2003 như sau:
BẢNG TỔNG KẾT SỐ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ QUA 3 NĂM 2001, 2002, 2003
ĐVT: Đối tượng (ĐT)
Số đối tượng nộp thuế trong năm
2001 2002 2003
2002 so
với 2001
(số ĐT)
2003 so
với 2002
(số ĐT)
Tốc độ tăng
2002 so với
2001 (%)
Tốc độ tăng
2003 so với
2002 (%)
Khu vực QD - - - - - - -
Khu vực NQD 25.125 25.412 25.256 287 -156 1,14 -0,61
Theo PPnộp thuế:
+ Khấu trừ 1.424 1.514 1.712 90 198 6,32 13,08
° Phòng NQD qlý 265 216 325 -49 109 -18,49 50,46
° Các Chi cục qlý 1.159 1.298 1.387 139 89 12 6,86
+ Trực tiếp 23.701 23.898 23.544 197 -354 0,83 -1,48
Trên GTGT 383 477 248 94 -229 24,54 -48
Trên doanh thu 2.686 3.039 4.393 353 1354 13,14 44,55
Thuế khoán 20.638 20.382 18.903 -256 -1.479 -1,24 -7,26
(Nguồn báo tổng kết thu thuế của Cục thuế tỉnh An Giang năm 2001, 2002, 2003)
Qua tổng kết về số lượng đối tượng nộp thuế, ở khu vực quốc doanh số lượng doanh
nghiệp không thay đổi nhiều và ở khu vực CTN-NQD số lượng cũng không có biến động
lớn, chỉ dao động nhẹ trong khoản – 0,61% đến 1,14% trong 3 năm 2001 đến 2003.
Điều đáng quan tâm ở đây là mỗi năm số đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
dần dần tăng lên, đồng thời trong số đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, số đơn
vị kê khai thuế ngày càng tăng, nhất là số đơn vị nộp thuế theo doanh thu năm 2002 tăng
13,14% so với năm 2001 và trong năm 2003 tăng lên đến 44,55% so với năm 2002. Và số
đối tượng nộp theo phương thức khoán thuế ngày càng giảm dần, điều này phù hợp với xu
hướng chung, nhưng số đối tượng này vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số đối
tượng nộp thuế hiện nay, cụ thể là chiếm khoản 74,85% trong khu vực NQD năm 2003.
Vì vậy cần phải khuyến khích, hướng dẫn các đơn vị này thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MOT SO GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN QUY TRINH HOAN THUE GTGT TAI CUC THUE TINH AN GIANG.PDF