MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ AN PHÁT 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3
2. Các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp 4
3.Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 5
II, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ AN PHÁT 7
1, Thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 7
2, Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 12
PHẦN II: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ AN PHÁT 14
I, CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH 14
1, Thực trạng công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 14
2, Một số nhận xét về công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty 20
II, CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY 23
1, Nguồn vốn và cơ chế huy động vốn 23
2, Một số nhận xét về công tác tổ chức nguồn vốn và huy động vốn kinh doanh tại công ty 25
PHẦN III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY 28
I, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH 28
II, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 31
PHẦN KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ An Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở bao gồm các chỉ tiêu quan trọng, tiêu biểu nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ tiêu là một công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh của mình. Qua việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu, doanh nghiệp sẽ thấy được những kết quả đã đạt được trong năm của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó cũng tìm ra những gì chưa đạt được, những hạn chế. Qua đó tìm nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó, và cũng từ việc tìm ra nguyên nhân để tìm ra phương hướng giải quyết để đạt được hiệu quả cao hơn trong năm tới. Sau đây là những kết quả công ty có được sau 3 năm hoạt động thông qua các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biểu tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
( 2003 – 2005 )
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
So sánh giữu các năm
2003-2004
2004-2005
Số tuyệt đối
% so với năm trước
Số tuyệt đối
% so với năm trước
1
Doanh thu tiêu thụ
Tr .đồng
2.100
10.900
20.000
8.800
419
9.100
83,5
2
Tổng số công nhân viên
Người
15
30
45
15
100
15
50
3
Tổng số vốn kinh doanh
Tr. đồng
1.900
5.655
7.250
3.755
197,63
1.595
28,2
4a- Vốn cố định
Tr.đồng
650
655
750
5
0,769
95
14,5
4b-Vốn lưu động
Tr.đồng
1.250
5.000
6.500
3.750
300
1.500
30
4
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đồng
-45
150
310
195
433,33
160
106,67
5
Nộp ngân sách
Tr. đồng
0
58.3
120.5
58.3
-
62.2
106,69
6
Tiền lương bình quân/một người/tháng
Tr. đồng
1.1
1.2
1.3
0.1
9,09
0.1
8.33
7
Lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ
%
-2.14
1.38
1.55
3.52
164,5
0.17
12,32
8
Lợi nhuận/ vốn kinh doanh
%
-2.36
2.65
4.27
5.01
212,29
1.62
61,13
9
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
1.68
2.18
3.076
0.5
29,76
0.896
41,1
Bảng số 2
ở phần dưới đây là những phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát.
2, Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Qua biểu đồ tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng 8.800 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng 419%, có sự tăng doanh thu đột biến như vậy là do năm 2003 công ty mới đi vào hoạt động, đến năm 2004 thì hoạt động kinh doanh đã dần ổn dịnh. Công việc kinh doanh ổn định đã tiếp tục dẫn đến việc tăng doanh thu trong năm 2005 với mức tăng 9.100 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 83,5% so với năm 2004. Việc tăng doanh thu trong 2 năm liên tiếp với tỷ lệ tương đối cao là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty cho những năm tiếp theo.
- Số lượng công nhân viên của công ty tăng tương đối nhanh, từ 15 công nhân viên năm 2003, thì đến năm 2005 là 45 người, như năm 2005 tốc độ tăng lên tới 50%. Điều này cho thấy rằng công việc kinh doanh của công ty phát triển rất tốt. Bên cạnh đó, mức thu nhập hàng năm cũng tăng từ 1,1 triệu đồng/tháng (năm 2003) đến 1,3 triệu đồng/tháng(năm 2005). Đây là mức thu nhập tương đối cao so với mức thu nhập ở một doanh nghiệp tư nhân hiện nay tại Việt Nam.
- Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh từng năm từ 1.900 triệu đồng năm 2003, năm 2004 là 5.655 triệu đồng, tức là tăng 3.755 triệu đồng( tăng 197,63% ) và đến năm 2005 là 7.250 triệu đồng, tăng 1.595 triệu đồng( tăng 28,2 % ). Điều này thể hiện sự huy động vốn kinh doanh từ trong nội bộ và từ các nguồn vốn khác của công ty là rất tốt. Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ vốn cố định trong tổng nguồn vốn kinh doanh cao hơn so với tỷ lệ vốn lưu động. Như vậy việc khai thác các nguồn vốn của công ty vẫn còn chưa tốt, đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn cố định vẫn còn thiếu hiệu quả. Nếu như có sự điều chỉnh, thay đổi trong thời gian tới chắc chắn nguồn vốn kinh doanh của công ty sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.
- Lợi nhuận sau thuế: việc không có lợi nhuận trong năm 2003 do công ty mới đi vào hoạt động. Doanh thu chưa cao ( 2.100 triệu đồng ) vì chưa có nhiều khách hàng, thị trường nhỏ, trong khi các khoản chi phí lại cao hơn ( 2.145 triệu đồng ) so với doanh thu tiêu thụ. Vì thế công ty thua lỗ 45 triệu đồng. Nhưng ngay sau đó năm 2004 và năm 2005 công ty đã thu được lợi nhuận: năm 2004 là 150 triệu đồng, năm 2005 là 310 triệu đồng, và có tỷ lệ tăng 106,67%, tương ứng với mức tăng 160 triệu đồng. Việc lợi nhuận tăng cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ: chỉ tiêu này tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh thu tiêu thụ, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng nhưng với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận tăng là do chi phí giảm.
- Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh: chỉ tiêu này tăng trong năm 2004 nhưng sang năm 2005 lại tiếp tục tăng, điều này cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty có hiệu quả dẫn đến vòng quay vốn lưu động năm 2005 cũng tăng 41.1% so với năm 2004. Công ty cần có những sự điều chỉnh hợp lý và hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng các nguồn vốn cho những năm tiếp theo để tăng vòng chu chuyển vốn lưu động.
Phần II.
Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và cơ chế huy động vốn tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát
I, Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
1, Thực trạng công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty
Do thuộc loại hình Công ty cổ phần, nên công ty không chịu sự quản lý trực tiếp của bất kỳ cơ quan cấp trên nào, không như các công ty quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước cấp vốn kinh doanh, do nhà nước bao cấp, nếu kinh doanh thua lỗ thì nhà nước hỗ trợ... Vì vậy việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Công ty cổ phần hoạt động dựa trên luật doanh nghiệp do nhà nước ban hành, tự đề ra cơ chế quản lý cho mình. Vốn của công ty cổ phần là vốn tự cấp, chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm thảo luận và thông qua các điều lệ, phương hướng và kế hoạch phát triển, thông qua các nội quy và quy chế hoạt động...Công ty cổ phần có đặc điểm là nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu của công ty là những người tham gia góp vốn gọi là các cổ đông. Các cổ đông thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ tổ chức trực tiếp quản lý công ty, bao gồm: đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm, bầu ra các thành viên hội đồng quản trị công ty. Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của công ty thực hiện các nhiệm vụ do đại hội đồng cổ đông giao phó. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Giám đốc điều hành công ty có thể do hội đông quản trị bầu ra hoặc là đi thuê bên ngoài. Giám đốc điều hành là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
a, Quản lý nhân sự
Hiện nay công ty chưa có phòng nhân sự riêng nên công tác quản lý nhân sự được phối hợp thực hiện bởi giám đốc tài chính. Chính vì vậy việc bố trí nhân sự của công ty hiện nay vẫn còn chưa tốt, việc phân công công việc chồng chéo, chưa rõ ràng, xảy ra hiện tượng có những vị trí thì phải kiêm quá nhiều việc, trong khi một vài vị trí vẫn chưa được sử dụng hợp lý quỹ thời gian làm việc.
Công tác tuyển dụng được tiến hành chưa hiệu quả do việc kiêm nhiệm dẫn đến, một số vị trí tuyển dụng chưa phù hợp với yêu cầu công việc. Mặc dù vậy công ty vẫn luôn cố gắng trong công tác quản lý nhân sự, vì trong bất kỳ một tổ chức nào thì nguồn nhân lực luôn được coi là tài sản quý nhất. Hiểu được điều đó, sau 3 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn tăng cường đào tạo về cả chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ Lãnh đạo và công nhân viên của công ty dể có thể đảm bảo hoàn thành các yêu cầu đề ra và cung cấp ngày càng tốt hơn các sản phẩm và dich vụ tới khách hàng. Chắc chắn trong tương lai với sự lớn mạnh của mình, công ty sẽ củng cố thêm nguồn nhân lực của mình, thành lập ra một phòng nhân sự riêng. Đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu đặt ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đây là bảng cơ cấu nhân sự của công ty tính đến hết năm 2005.
Cơ cấu nhân sự của công ty tính đến tháng 12/2005
Chỉ tiêu
Năm
Tổng
số công nhân viên
Giới tính
Trình độ
Độ tuổi
Chức năng
Nam
Nữ
Đại Học & trên Đại Học
Cao đẳng & Trung Cấp
Lao động phổ thông
20 - 25 tuổi
26 - 30 tuổi
30 - 40 tuổi
Nhân viên công ty
Xưởng sản xuất
2003
15
9
6
10
4
1
4
9
2
15
0
2004
30
20
10
21
8
1
16
11
3
30
0
2005
45
28
17
25
11
9
28
12
5
35
10
Bảng số 3
Nhìn vào cơ cấu nhân sự của công ty chúng ta thấy quy mô lao động mỗi năm một tăng, cụ thể là năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2003, năm 2005 tiếp tục tăng 15 người. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng của công ty về quy mô lao động. Mặt khác, các cán bộ công nhân viên công ty chủ yếu ở độ tuổi dưới 30 tuổi: năm 2003 chiếm tỷ lệ 13/15 người, năm 2004 là 27/30 người, năm 2005 là 40/45 người, đây là độ tuổi còn rất trẻ, nhưng ngược lại cũng đã có đủ kinh nghiệm trong công việc. Bên cạnh đó đa số họ lại có trình độ đại học và trên đại học: năm 2003 là 10/15 người có trình độ đại học và trên đại học, năm 2004 là 21/30 người, còn năm 2005 là 25/45 người. Điều này chứng tỏ rằng đội ngũ các cán bộ công nhân viên công ty là những người có sức trẻ, có năng lực, năng động và sáng tạo. Với đội ngũ công nhân viên có đầy đủ trình độ và năng lực và với sự đoàn kết quyết tâm như vậy, triển vọng phát triển của Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát trong tương lai là rất lớn.
b, Quản lý tài sản
Đơn vị; tr.đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2003 -2004
2004 -2005
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Tài sản lưu động
1.250
5.000
6.500
3.750
300
1.500
30
Tài sản cố định + đầu tư dài hạn
650
655
750
5
0,77
95
14,5
- Nguyên giá TSCĐ
160
170
200
10
6,25
30
17,65
- Khấu hao
(30)
(60)
(80)
(30)
100
(20)
33.33
Tổng
1.900
5.655
7.250
3.755
197,6
1.595
28,2
Bảng số 4
Tài sản lưu động tăng nhanh theo từng năm: năm 2004 tăng 3.750 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 300% so với năm 2003 - đây là tỷ lệ tăng cao, năm 2005 tăng 1.500 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 30% so với năm 2004. Tài sản lưu động của công ty hàng năm tăng mạnh thể hiện khả năng huy động vốn kinh doanh của công ty tương đối tốt. Do kinh doanh thương mại, không có những tài sản cố định phục vụ cho sản xuất nên tài sản cố định của công ty không nhiều, chính vì vậy, công ty sử dụng phương pháp khấu hao lũy kế đối với tài sản cố định. Do là doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh không nhiều và cần có sự luân chuyển vốn liên tục, nên các khoản đầu tư dài hạn của công ty hàng năm tăng không đáng kể. Điều này cũng phù hợp với điều kiện hiện nay của công ty cũng như phù hợp với loại hình kinh doanh thương mại.
c, Quản lý nguốn vốn
Đơn vị; tr.đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2003 - 2004
2004 – 2005
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Nguồn vốn chủ sở hữu
1.000
2.255
3.250
1.255
125,5
995
44,12
Nguồn vốn đi vay
900
3.400
4.000
2.500
277,78
600
17,65
Tổng
1.900
5.655
7.250
3.755
197,6
1.595
28,2
Bảng số 5
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn công ty có thể thấy vốn chủ sở hữu hàng năm tăng như sau: năm 2004 tăng 1.255 triệu đồng ( tăng 125.5% ), năm 2005 tăng 995 triệu đồng ( tăng 44.12% ). Vốn chủ sở hữu của công ty tăng khá nhanh . Vốn đi vay năm 2004 tăng 2.500 triệu đồng ( tăng 277.78%), năm 2005 tăng 600 triệu đồng ( tăng 17.65%). Vốn đi vay hàng năm tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Điều này cho thấy việc huy động vốn kinh doanh của công ty rất tốt. Nhưng việc vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp hơn vốn đi vay sẽ rất khó để đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh do là vốn đi vay không phải thuộc sở hữu của công ty và phải tính đến các thời hạn trả nợ. Việc sử dụng nguồn vốn đi vay vào công việc kinh doanh cần phải được tính toán kĩ lưỡng và chính xác để đảm bảo chắc chắn đem lại lợi nhuận, hơn nữa đảm bảo việc thu hồi vốn đúng thời hạn.
d, Quản lý tài chính
Việc quản lý giá thành, tài chính được thực hiện bởi phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm quản lý giá thành , các khoản thu, chi, việc phân bổ nguồn vốn kinh doanh, các khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản tài chính khác.
Đơn vị: tr.đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2003 - 2004
2004 - 2005
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Doanh thu
2.100
10.900
20.000
8.800
419
9.100
83,5
Chi phí
2.145
10.750
19.690
8.605
401,2
8.940
83,2
Lợi nhuận
- Sản xuất
- Thương mại
- Bất thường
-45
150
310
195
433,3
160
106,7
0
20
20
110
230
120
109,1
40
60
20
50
Bảng số 6
Năm 2003 do công ty mới đi vào hoạt động chưa lâu nên có nguồn thu thấp, lợi nhuận chưa có, năm 2004 hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu phát triển, doanh thu tăng nhanh với mức 8.800 triệu đồng so với năm 2004 (tăng419%), nhưng do các khoản chi phí còn lớn ( 10.750 triệu đồng ), tăng 8.605 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 401.2 % so với năm 2003, vì vậy lợi nhuận chưa được cao ( 150 triệu đồng ). Đến năm 2005, doanh thu cũng đã tiếp tục tăng mạnh ở mức 9.100 triệu đồng ( tăng 83.5 % ), do hoạt động kinh doanh đã dần ổn định hơn, bên cạnh đó công ty còn có thêm doanh thu từ xưởng sản xuất và từ các hoạt động khác. Lợi nhuận năm 2005 tăng 160 triệu đồng ( 106.7 % ) so với năm 2004, trong đó cả lợi nhuận trong hoạt động thương mại và lợi nhuận bất thường đều tăng. Mặc dù vậy chi phí vẫn tăng 8.940 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 83.2 %. Với xu hướng tăng doanh thu thế này, và với việc điều chỉnh chi phí ở mức thấp hơn nữa, chắc chắn trong các năm tiếp theo lợi nhuận của công ty sẽ không ngừng tăng mạnh.
e, Quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Công ty An Phát trong quá trình phát triển đã thiết lập và duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng của mình, và với các đối tác trong và ngoài nước. Hiện nay công ty luôn cố gắng đảm bảo tốt việc cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, cung cấp ổn định liên tục cho các khách hàng của mình với chất lượng phục vụ tốt nhất. Tìm thêm nhà phân phối các sản phẩm chất lượng cao để bán ra thị trường. Việc tiêu thụ sản phẩm luôn được giám sát kiểm tra đảm bảo đạt mục tiêu doanh số đề ra với chất lượng cao, chiếm được lòng tin của khách hàng.
Công ty luôn suy nghĩ và hành động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều đó đã được thể hiện bởi lòng tin của khách hàng đối với công ty trong những lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong thời gian qua.
2, Một số nhận xét về công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
a, Ưu điểm
- Là doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, nên công ty có được những ưu điểm do loại hình công ty cổ phần mang lại, nhất là trong công tác quản lý. Công ty cổ phần có khả năng phối hợp các lực lượng kinh tế khác nhau, duy trì được mối quan hệ kinh tế giữa các thành viên của công ty. Các thành viên cùng tồn tại và phát huy các thế mạnh riêng do đó làm giảm đến mức thấp nhất sự ngưng trệ, sự gián đoạn của các hoạt động kinh doanh. Do quan hệ sở hữu trong công ty cổ phần là thuộc về các cổ đông nên quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng được mở rộng nhanh chóng, mà không một các nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện được.
- Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty, chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng, đó là một cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ. Vì công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên các bộ phận chức năng công ty không nhiều. Công ty chỉ có phòng kinh doanh và phòng kế toán, Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các bộ phận này là các phó Giám Đốc: phó Giám Đốc phụ trách tài chính, phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh và phó Giám Đốc phụ trách xưởng sản xuất. Và chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động công ty là Giám Đốc công ty. Cách tổ chức bộ máy quản lý này cũng phù hợp với một công ty nhỏ, đang trong quá trình phát triển. Các bộ phân chức năng công ty được tổ chức để làm sao đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm các khoản chi phí mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ, các công việc đặt ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sau 3 năm đi vào hoạt động ta có thể thấy rằng, mặc dù chỉ có 2 phòng ban chính (xưởng sản xuất mới đi vào hoạt động năm 2005) với số lượng công nhân viên không nhiều. Công ty không có đầy đủ các phòng ban, các công việc được phối hợp thực hiện, mặc dù vậy công ty vẵn hoàn thành tốt các nhiêm vụ của mình, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn phát triển.
b, Nhược điểm
Mặc dù có những ưu điểm nhưng trong công tác tổ chức quản lý và cơ chế quản lý của công ty Cổ phần Thương mại & Công nghệ An Phát cũng còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém.
- Do là công ty mới thành lập chưa được lâu, quy mô vẫn còn nhỏ, không có đầy đủ các phòng ban chức năng và không có đầy đủ từng vị trí cho từng công việc do đó dẫn đến việc kiêm nhiệm. Hội đông quản trị kiêm nhiệm điều hành dẫn đến sự quá tải về khối lượng công việc và thời gian đối với mỗi ủy viên trong hội đồng. Việc các thành viên trong hội đồng quản trị trực tiếp tham gia công tác điều hành dẫn đến việc hạn chế trong khâu kiểm tra giám sát, do họ chính là người điều hành vì thế hầu như không có thời gian cho việc kiểm tra mà lại là kiểm tra việc điều hành của chính bản thân mình.
- Việc phân công công việc còn chồng chéo, điều này là do việc tổ chức quản lý chưa tốt dẫn đến. Do hầu hết những thành viên trong hội đồng quản trị là những người trực tiếp tham gia công tác điều hành vì thế việc ra quyết định nhiều lúc không thống nhất. Điều này sẽ làm cho cấp dưới trở lên lúng túng và không thể thực hiện ngay quyết định đưa ra vì còn phải chờ sự thống nhất của cấp trên. Để khắc phục điều này, ban lãnh đạo công ty cần phải có những điều chỉnh trong nội bộ ban lãnh đạo công ty, cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các cấp quản lý, có sự bàn bạc trong việc giải quyết các sự việc và trong việc đưa ra các quyết định quản lý.
- Công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty hiện nay là chưa tốt. Như đã phân tích ở phần trên, công ty hiện nay chưa lập ra phòng kế hoạch kinh doanh riêng biệt, chuyên công tác lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho công ty. Vì thế việc lập kế hoạch kinh doanh hàng năm chủ yếu được thực hiện bởi ban giám đốc. Điều này dẫn đến các hạn chế của việc lập kế hoạch kinh doanh, do ban giám đốc không có đủ thời gian cần thiết để tập trung cho công việc này, và công tác kiểm tra kế hoạch sẽ hầu như không có hiệu quả vì việc thực hiện và việc kiểm tra là cùng do ban giám đốc đảm nhiệm. Mặt khác, công tác lập kế hoạch kinh doanh cần do những người có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện, ban giám đốc cần làm nhiệm vụ giám định, kiểm tra lại các kế hoạch và kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch.. Hiện nay công ty vẫn còn thiếu những người có chuyên môn trong vấn đề lập kế hoạch kinh doanh. Phòng kinh doanh và các nhân viên kinh doanh chủ yếu chỉ thực hiện các mệnh lệnh từ cấp trên mà ít có những đề xuất cho kế hoạch kinh doanh.
- Yếu trong công tác quản lý nhân sự, do việc quản lý nhân sự chưa được quản lý theo chuyên môn mà là quản lý theo cách kiêm nhiệm bởi giám đốc tài chính. Điều này là do quy mô công ty chưa lớn, việc lập phòng nhân sự riêng sẽ làm tăng chi phí quản lý dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh. Mặc dù vậy vẫn cần phải khắc phục những hạn chế như việc tuyển dụng chưa phù hợp với vị trí công việc, dẫn đến việc không đảm bảo mục đích tuyển dụng, làm hạn chế khả năng sáng tạo của nhân viên do công việc không đúng chức năng. Việc phân công công việc cho nhân việc cho nhân viên chưa tốt, dẫn đến có những người phải làm quá nhiều việc, mặt khác lại tạo sự nhàn rỗi cho một số ít người. Như vậy hiệu quả công việc sẽ không cao, công tác quản lý nhân sự cần có những điều chỉnh để nâng cao hiệu quả công việc và đặc biệt là hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
II,cơ chế Huy động nguồn vốn kinh doanh tại công ty
1, Nguồn vốn và cơ chế huy động vốn
Công ty Cổ phần Thương Mại và Công Nghệ An Phát thành lập ngày 29/01/2003, với vốn điều lệ ban đầu là 2,1 tỷ VNĐ. Có thể nói số vốn này không phải là nhiều, thể hiện quy mô nguồn vốn của công ty khi mới đi vào hoạt động là không lớn. Và trong quá trình kinh doanh chắc chắn công ty cần huy động thêm vốn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập như sau:
Nguyễn Mạnh Hà góp 510.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 24,29 % trong tổng vốn điều lệ.
Nguyễn Tư Minh góp 450.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 21,43 % trong tổng vốn điều lệ.
Đặng Thị Thanh góp 245.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 11,67 % trong tổng vốn điều lệ.
Nguyễn Việt Đức góp 255.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 12,14 % trong tổng vốn điều lệ.
Nguyễn Quang Thắng góp 90.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 4,29 % trong tổng vốn điều lệ.
Nguyễn Thanh Quý góp 150.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 7,14 % trong tổng vốn điều lệ.
Nguyễn Anh Văn góp 150.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 7,14 % trong tổng vốn điều lệ.
Nguyễn Thị Bích Lân góp 150.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 7,14 % trong tổng vốn điều lệ.
Phạm Phú Bình góp 100.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 4,76 % trong tổng vốn điều lệ.
Với số vốn ban đầu như vậy, công ty cần có những biện pháp để phát triển
thêm vốn từ các nguồn khác. Để thấy rõ điều này, sau đây là bảng biểu thể hiện nguồn vốn của công ty trong 3 năm.
Đơn vị: tr.đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh
2003 – 2004
2004 – 2005
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Số tuyệt đối
% tăng, giảm
Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nguồn vốn kinh doanh
- Lợi nhuận tích lũy
- Lợi nhuận chưa phân phối
1.000
2.255
3.250
1.255
125.5
995
44.12
1.000
2.200
3.050
1.200
120
850
38,64
-
-
50
-
-
50
-
-
55
150
55
-
95
172,73
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
900
3.400
4.000
2.500
277,78
600
17,65
900
3.400
4.000
2500
277,78
600
17,65
-
-
-
-
-
-
-
Tổng
1.900
5.655
7.250
3.755
197,6
1.595
28,2
Bảng số 7
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn công ty có thể thấy vốn chủ sở hữu hàng năm tăng như sau: năm 2004 tăng 1.255 triệu đồng ( tăng 125.5% ), năm 2005 tăng 995 triệu đồng ( tăng 44.12% ). Vốn chủ sở hữu của công ty tăng khá nhanh . Trong đó chủ yếu là tăng nguồn vốn kinh doanh với mức tăng năm 2004 so với năm 2003 là 1.200 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 120 %, và năm 2005 tăng 850 triệu so với năm 2004, tương ứng với mức độ tăng 38.64 %. Lợi nhuận tích lũy của công ty trong 2 năm 2003 và 2004 là không có, năm 2005 lợi nhuận tích lũy chỉ là 50 triệu đồng. Lợi nhuận chưa phân phối năm 2003 không có, năm 2004 là 55 triệu đồng và năm 2005 là 150 triệu đồng, tăng 95 triệu đồng so với năm 2004( tăng 172.73% ). Vốn đi vay năm 2004 tăng 2.500 triệu đồng ( tăng 277.78%), năm 2005 tăng 600 triệu đồng ( tăng 17.65%). Nợ phải trả của công ty tăng hàng năm chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn năm 2004 tăng 2.500 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng 277.78 %, năm 2005 tăng 600 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17.65 %. Nợ ngắn hạn của công ty tăng là do việc công ty sử dụng vốn từ các khoản như: vay ngắn hạn, nợ phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, và các khoản vay ngắn hạn khác. Trong đó công ty sử dụng chủ yếu là vốn từ các khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả cho người bán. Ngoài ra công ty còn huy động vốn kinh doanh từ việc đi vay vốn ở các nguồn vốn khác như vay vốn Ngân hàng, vay vốn từ các tổ chức, cá nhân... việc đi vay vốn là cần thiết, nó giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2, Một số nhận xét về công tác tổ chức nguồn vốn và huy động vốn kinh doanh tại công ty
a, Ưu điểm
Công ty An Phát thuộc loại hình công ty cổ phần, mà loại hình công ty cổ phần rất năng động và linh hoạt trong các hoạt động thu hút vốn kinh doanh. Đối với công ty cổ phần thì mọi vấn đề về sản xuất kinh doanh cũng như việc lập các phương án sản xuất kinh doanh đều do chính công ty quyết định mà không chịu sự điều khiển của nhà nước hay ngân hàng. Bởi vì vốn kinh doanh của công ty hoàn toàn là vốn tự cấp, vốn góp của các cổ đông công ty. Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn từ tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội. Mặt khác công ty cổ phần cũng là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ được sự tham gia đầu tư của nước ngoài. Ngoài ra công ty cổ phần thông qua việc gọi vốn trên thị trường chứng khoán, có khả năng tập trung vốn nhanh và nhiều để đủ sức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng giúp cho việc rút ngắn khoảng cách giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn.
Sau 3 năm đi vào hoạt động kinh doanh, với số vốn có được ban đầu là không nhiều. Nhưng bằng sự cố gắng của mình, công ty đã huy động vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đảm bảo cho h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát.docx