MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3
I. Khái niệm, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 3
1.Khái quát về quá trình phát triển thanh toán quốc tế. 3
2. Khái niệm thanh toán quốc tế 4
3. Vai trò hoạt động thanh toán quốc tế. 4
3.1 Đối với kinh tế đối ngoại 4
3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. 5
3.3 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. 6
II. Các điều kiện áp dụng trong thanh toán 6
1. Điều kiện về tiền tệ. 6
2. Điều kiện đảm bảo hối đoái. 7
3. Điều kiện về thời gian thanh toán. 7
4. Điều kiện về địa điểm thanh toán. 7
5. Điều kiện về phương thức thanh toán: 7
III. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng chứng từ 8
1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance/ Tranfer) 8
1.1- Khái niệm: 8
1.2 - Các bên tham gia thanh toán : 8
1.3 - Nội dung của giấy uỷ nhiệm chuyển tiền: 9
1.4 - Các hình thức chuyển tiền: 10
2.Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 10
2.1- Khái niệm: 10
2.2 - Quy trình thanh toán L/C: 11
2.3 - Các loại thư tín dụng. 12
2.4- Kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở thư tín dụng: 13
2.5 - Hạch toán kế toán thư tín dụng. 14
2.6- Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ. 15
3. Nghiệp vụ uỷ thác thu kèm chứng từ. 16
3.1- Định nghĩa và ý nghĩa kinh tế: 16
3.2- Tiến trình thực hiện: 17
3.3- Thời hạn thanh toán: 18
3.4- Phân chia rủi ro: 18
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HƯNG YÊN .20
I. Quá trình hình thành và phát triển. 20
1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên. 20
2. Những nét khái quát về NHNo & PTNH tỉnh Hưng Yên. 20
3. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên. 21
3.1- Chức năng 21
3.2- Nhiệm vụ. 21
3.3 - Mô hình tổ chức của NHNo tỉnh Hưng Yên. 21
II. khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2004 của NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên. 22
1. Hoạt động huy động vốn. 23
2. Hoạt động sử dụng vốn. 25
3. Hoạt động kế toán, thanh toán, ngân quỹ. 26
III. Thực trạng thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp & PTnt tỉnh hưng yên. 27
1. Tình hình thanh toán chung. 27
2. Thực trạng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên. 28
2.1 Quy trình thanh toán L/C. 31
2.1.1.Thanh toán L/c hàng xuất khẩu. 31
2.1.2.Thanh toán L/C nhập khẩu. 32
2.2 Nghiệp vụ chuyển tiền 34
2.3 Thanh toán nhờ thu 36
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN . 37
I. Đánh giá công tác thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên. 37
1. Những kết quả đạt được. 37
2. Những tồn tại và nguyên nhân. 37
2.1 Tồn tại. 37
2.2 Nguyên nhân. 38
II. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh. 39
1. Về cơ chế chính sách. 39
2. Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế. 39
3. Mở rộng các hình thức huy động vốn ngoại tệ và đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn. 40
4. Giải pháp về khách hàng. 40
5. Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mạng lưới thông tin. 40
6. Đa dạng hoá và phát triển toàn diện các hình thức thanh toán. 41
7. Chỉnh sửa và bổ xung kịp thời các cơ chế theo hướng gắn chặt với thị trường để nâng cao hiệu quả. 41
III. Kiến nghị. 41
1. Kiến nghị với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước. 41
2. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam. 42
KẾT LUẬN 43
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tên,
- Giấy chứng nhận cân hàng địa chỉ của người nhận
- Vận đơn đường biển hoàn hảo được lập theo lệnh hoặc ký hậu để trống, hoặc theo lệnh của …thông báo cho…
- Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy xác nhận được phép xuất khẩu
- Vận đơn hàng không
- Vận đơn đường sắt
- Các chứng từ khác
2.5 - Hạch toán kế toán thư tín dụng.
* Khi mở thư tín dụng:
Thư tín dụng là trách nhiệm phải thanh toán có thể xảy ra với một Ngân hàng. Ngân hàng mở thư tín dụng cam kết trách nhiệm với người thụ hưởng, một cách không chắc chắn rằng các trách nhiệm thanh toán có phải thực hiện không tức là các điều kiện của L/C có được thoả mãn hay không (nhà nhập khẩu có tiền, hoặc chứng từ hàng xuất có sai sót gì không). Ngoài lý do này ra, Ngân hàng mở L/C còn xác định được tổng số tiền mà người xin mở L/C có thể phải trả là bao nhiêu, bắt buộc Ngân hàng mở L/C phải mở sổ hạch toán trước khi mở L/C.
Để thực hiện được điều này Ngân hàng ghi nợ khách hàng tài khoản L/C- (Debit account). Tiếp đó Ngân hàng ghi có số tiền đối ứng trên tài khoản thanh toán của mình. Tài khoản thanh toán này (còn gọi là L/C Credit account) tuy nhiên nó chỉ được hạch toán ngoại bảng mà thôi (để Ngân hàng theo dõi và biết được tổng số nợ có thể phải trả là bao nhiêu).
Việc hạch toán ghi nợ tài khoản mở thư tín dụng ( L/C Debit accout là công việc bắt buộc mỗi Ngân hàng mở L/C phải làm, thậm chí ngay cả khi khách hàng đã ký quỹ tiền mặt (Cash-cover). Thông qua việc hạch toán này mà trên sổ sách của Ngân hàng sẽ thể hiện chính xác số dư có tương đương để Ngân hàng sẵn sàng thanh toán khi Ngân hàng nước ngoài đòi tiền.
Ngoài ra, Ngân hàng mở thư tín dụng phải luôn luôn biết được trách nhiệm phải trả là bao nhiêu, hoàn toàn không phụ thuộc vào khách hàng đã ký quỹ tiền mặt toàn bộ hay một phần, hay là thư tín dụng đã được mở theo một hạn mức tín dụng nào đó.
* Tất toán tài khoản:
- Đối với thư tín dụng trả tiền ngay (L/C at sight). Khi thanh toán Ngân hàng phải tất toán đúng những tài khoản vừa nêu trên.
- Đối với tín dụng thư trả tiền theo thời hạn (L/C after sight), sau khi tiếp nhận chứng từ đã phù hợp với L/C Ngân hàng hạch toán chuyển đổi giữa nợ có thể phải trả sang nợ phải trả theo thời hạn.
2.6- Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ.
* Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, chính xác, với độ an toàn cao hơn các hình thức thanh toán khác, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Cụ thể:
- Đối với bên bán ( Nhà xuất khẩu): Đảm bảo chắc chắn thu được tiền nếu cung cấp bộ chứng từ hoàn hảo. Việc thnah toán không phụ thuộc nhà nhập khẩu do có Ngân hàng cam kết trả tiền. Do đó, nhà xuất khẩu nhanh chóng thu hồi vốn tránh ứ đọng vốn trong thanh toán.
- Đối với bên mua ( Nhà nhập khẩu): Chỉ trả tiền khi nhà xuất khẩu giao hàng đúng hợp đồng với bộ chứng từ hoàn hảo.
- Đối với ngân hàng: Các Ngân hàng thu được một khoản phí( phí mở L/C, phí sửa đổi, bổ xung L/C, phí tu chỉnh, phí thanh toán, phí xác nhận…) tận dụng được số tiền ký quỹ tạm thời nhàn rỗi khi mở L/C.
* Hạn chế:
- Bên bán có thể không trung thực trong việc lập chứng từ để nhận được tiền trong khi giao hàng không đúng với các điều khoản trong L/C. Ngân hàng chỉ khống chế về mặt hình thức của chứng từ, chưa thể kiểm soát tính hợp pháp hay trung thực của loại chứng từ đó.
- Bên mua có thể tìm ra lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán mặc dù hàng đã giao đúng L/C.
- Ngân hàng có thể gặp rủi ro nếu bên mua không chịu thanh toán cho ngân hàng.
3. Nghiệp vụ uỷ thác thu kèm chứng từ.
3.1- Định nghĩa và ý nghĩa kinh tế:
Phương thức thanh toán này thể hiện trách nhiệm tiếp theo của nhà nhập khẩu qua hợp đồng mua bán, ngày lần xuất trình đầu tiên của bộ chứng từ (bộ chứng từ này phải đợc mô tả kỹ trong hợp đồng mua bán) phải thanh toán (D/P) hoặc chấp nhận hối phiếu (D/A).
Nghiệp vụ uỷ thác thu được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm của nhà xuất khẩu vào khả năng và thiện chí thanh toán của nhà nhập khẩu. Không có Ngân hàng tham gia nào đảm nhận trách nhiệm thanh toán này.Trong trường hợp nhà nhập khẩu không có thiện chí hoặc không có khả năng nhận bộ chứng từ hay nói cách khác là không thanh toán hay chấp nhận hối phiếu thì nhà xuất khẩu phải chịu rủi ro là hàng hoá của mình phải bị đã vào kho ở nước nhập khẩu. Phí lưu kho nhà nhập khẩu phải chịu.
Trường hợp gửi bằng đường hàng không, nhà nhập khẩu thường nhận được hàng trước khi nhận được chứng từ (rủi ro thuộc về nhà xuất khẩu vì nếu hàng hoá kém phẩm chất hoặc tình hình trên thị trường mua bán có chuyển biến thì người mua sẽ từ chối nhận hàng và bộ chứng từ uỷ thác thu cũng không được thanh toán).
Xuất phát từ lý do trên mà việc gửi hàng thường được ngân hàng nhà nhập khẩu ghi nhận (consignee). Nhà nhập khẩu chỉ có thể sử dụng hàng hoá nếu Ngân hàng ông ta đồng ý cấp cho ông ta giấy bảo lãnh nhận hàng (indemnity). Đồng thời Ngân hàng buộc nhà nhập khẩu phải đăng ký tên cam kết trách nhiệm sẽ thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu ngày khi bộ chứng từ được xuất trình. Nghiệp vụ uỷ thác thu kèm chứng từ được thông qua quy định thống nhất về nghiệp vụ uỷ thác thu (ERI, Uniforms rules for collection) do phòng thương mại quốc tế Paris ban hành từ năm 1978, ICC publication nr.322.
3.2- Tiến trình thực hiện:
Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xuất trình cho Ngân hàng mình những chứng từ được quy định trong hợp đồng để gửi nhờ thu đồng thời nói rõ hình thức nhờ thu.
Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu hay còn gọi là Ngân hàng được uỷ nhiệm thu (Collection banker) mời người mua (nhà nhập khẩu hoặc người trả tiền) đến thanh toán hoặc chấp nhận bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa Ngân hàng thông báo cho nhà nhập khẩu biết là đã nhận được chứng từ và để cho nhà nhập khẩu (nhưng tuyệt đối không được giao cho nhà nhập khẩu bộ chứng từ) biết trước khi họ đồng ý thanh toán, chấp nhận hối phiếu. Nếu Ngân hàng không thông báo cho nhà nhập khẩu biết trước mà để xảy ra tình trạng người nhập khẩu không thanh toán thì Ngân hàng phải chịu hoàn toàn mọi rủi ro. Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc ký chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng được uỷ nhiệm thu phải thanh toán trị giá hoá đơn cho Ngân hàng nhận nhờ thu. Bộ chứng từ vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà xuất khẩu cho đến khi thực hiện thanh toán hoặc ký chấp nhận.
Những chỉ dẫn trong các mẫu uỷ thác thu phải rõ ràng dễ hiểu, nó phải qui định nếu giao chứng từ đối thanh toán (d/p) thì người mua phải được phép thanh toán bằng bản tệ hay không. ở một số quốc gia, do việc tìm mua ngoại tệ để thanh toán cho Ngân hàng nhận nhờ thu có thể kéo dài rất lâu nên nhà nhập khẩu được phép thanh toán ngay bằng bản tệ.
Ngay khi người mua (nhà nhập khẩu hay người trả tiền) đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu, Ngân hàng được uỷ nhiệm thu sẽ chuyển giao cho họ bộ chứng từ để họ tuỳ nghi sử dụng.
Ngân hàng được uỷ nhiệm thu chuyển cho Ngân hàng nhận nhờ thu trị giá bộ chứng từ theo đúng chỉ thị của Ngân hàng này(d/p), gửi hối phiếu đã được chấp nhận (d/a) hoặc giữ lại hối phiếu lại cho đến khi hạn thanh toán (Ngân hàng nhận nhờ thu ghi chú rõ điều kiện này trên hối phiếu gửi chứng từ uỷ thác thu).
3.3- Thời hạn thanh toán:
Việc định thời hạn thanh toán phải được thoả thuận theo đúng quy định của hợp đồng mua bán.
Thanh toán ngay có nghĩa là bộ chứng từ này sau khi được giao cho nhà nhập khẩu sẽ được nhà nhập khẩu thanh toán. ở một số quốc gia việc thanh toán bằng ngoại tệ hợp pháp chỉ được cho phép khi hàng hoá đã đến cảng hoặc một nơi nhất định nào đó. Trường hợp này, bộ chứng từ nhờ thu đến hạn thanh toán sau khi hàng đã đến.
Việc xem xét hàng trước không được chấp nhận trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng nhờ thu.
Trong trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không ký chấp nhận thì Ngân hàng được uỷ nhiệm thu phải thông báo ngay lập tức lý do cho Ngân hàng nhận uỷ thác biết. Ngân hàng được uỷ nhiệm thu trong trường hợp này phải xác nhận với Ngân hàng nhận nhờ thu rằng họ đang quản lý bộ chứng từ hoặc là Ngân hàng được uỷ nhiệm phải gửi trả lại ngay bộ chứng từ cho Ngân hàng nhận nhờ thu. Trong thực tế, Ngân hàng nhận nhờ thu trước nhằm giải quyết ổn thoả tình trạng trên, vì hàng hoá đang nằm tại nước nhà nhập khẩu nên người bán có thể tìm được một người mua khác.
3.4- Phân chia rủi ro:
* Phía người mua: Phương thức thanh toán này quy định người mua có trách nhiệm phải trả tiền ngay khi nhận bộ chứng từ mà không có sự kiểm tra hàng hoá trước, vì vậy người mua gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá mô tả trong chứng từ không được giao đúng về mặt số lượng cũng như loại hàng đã được thoả thuận trong hợp đồng.
* Phía người bán: Người xuất khẩu (người bán) phải rất tin tưởng vào khả năng và thiện chí thanh toán của người mua vì trong trường hợp này Ngân hàng không đảm nhận trách nhiệm thanh toán, vì vậy đôi khi người bán bị từ chối chứng từ mà vẫn giữ quyền sở hữu hàng hoá. Rủi ro ở đây là chi phí chuyên chở hàng hoá ngược lại chiếm phần lớn trị giá hàng.
* Tóm lại, quá trình thanh toán tín dụng chứng từ rất phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận của các bên tham gia, đặc biệt là khâu kiểm tra chứng từ, đồng thời các bên tham gia cũng cần hiểu biết sâu rộng về phương thức này. Đội ngũ thanh toán viên Ngân hàng cũng phải có trình độ, trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc .
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH HƯNG YÊN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm Bắc Bộ . Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên là 898 km. Hiện nay, tỉnh đã hình thành 2 khu kinh tế phát triển và có. Đó là khu công nghiệp nhẹ Phố Nối và khu đơn vị hành chính thị xã Hưng Yên.
2. Những nét khái quát về NHNo & PTNH tỉnh Hưng Yên.
Cùng với sự tái lập tỉnh (1997) NHNo tỉnh Hưng Yên được thành lập theo quyết định số 595/QĐ-NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHNo & PTNT VN. Chi nhánh có mạng lưới hoạt động gồm một trụ sở văn phòng tỉnh và 10 ngân hàng cơ sở (ngân hàng cấp II) được thành lập và hoạt động trên 10 huyện , thị xã trong tỉnh. Ngoài ra còn có 14 Ngân hàng cấp III trực thuộc các ngân hàng cơ sở hoạt động theo các cụm dân cư. Bên cạnh đó chi nhánh tổ chức hơn 420 tổ cho vay lưu động và gần 1300 tổ tín chấp tương hỗ làm vệ tinh đã nối dài cánh tay của NHNo xuống nông thôn.Từ khi thành lập đến nay chi nhánh NHNo tỉnh Hưng Yên đã có những bước phát triển đáng kể.
Nằm ở khu vực tập trung dân cư, các cơ quan các tổ chức kinh tế nên rất thuận lợi cho việc huy động cũng như sử dụng vốn. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh không ngừng đổi mới cơ chế nghiệp vụ theo cơ chế thị trường thực hiện phương châm “ Tăng cường huy động vốn để không ngừng mở rộng cho vay đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cần thiết, hợp lý cho các đối tượng, các thành phần kinh tế”.
3. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên.
3.1- Chức năng.
Chi nhánh được phép kinh doanh tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, các dịch vụ ngân hàng như: chuyển tiền, bảo quản các giấy tờ có giá .
3.2- Nhiệm vụ.
Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn trung và dài hạn trong nước và ngoài nước.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đồng ngoại tệ với các tổ chức cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thực hiện các dịch vụ cầm đồ.
Chuyển tiền điện tử nhanh, cho thuê két sắt cất giữ và quản lý chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản khác.
3.3 - Mô hình tổ chức của NHNo tỉnh Hưng Yên.
Về nhân sự và bộ máy tổ chức, tính đến ngày 31/12/2004 tổng số cán bộ của chi nhánh là 386 người do Giám đốc chi nhánh điều hành. Trong đó cán bộ có trình độ đại học chiếm 79% trong tổng số cán bộ của chi nhánh.
Hiện nay bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT Hưng Yên gồm có:
Ban giám đốc, đứng đầu là giám đốc, tiếp theo là các phó giám đốc có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh, tiếp theo là các trưởng, phó các phòng ban có trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh.
Các phòng ban chức năng gồm: Phòng tổ chức cán bộ, phòng vi tính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng hành chính quản trị, phòng thẩm định, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Các phó giám đốc
Phòng giao dịch
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
II. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NĂM 2004 CỦA NHNO & PTNT TỈNH HƯNG YÊN.
Năm 2004 là năm chi nhánh NHNo tỉnh Hưng Yên gặp khó khăn rất lớn trong công tác nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt ở mức thấp đã ảnh hưởng tới việc đầu tư cho vay tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên với kết quả tăng trưởng của năm 2003 về nguồn vốn, về dư nợ và với chất lượng tín dụng tương đối tốt, kết quả tài chính của năm 2004 đạt khá. Tổng thu nội bảng năm 2004 tăng 33% so với năm 2003. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đã được triển khai mở rộng đến ở 100% các chi nhánh cấp II đến cấp III trong toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng về nguồn huy động ngoại tệ khá cao và bước đầu đã sử dụng một phần vốn vào cho vay tại chỗ, tạo nguồn thu tốt hơn.
1. Hoạt động huy động vốn.
Bảng 1
Cơ cấu nguồn vốn năm 2003,2004
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Năm 2003
Năm 2004
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nguồn vốn huy động
876,6
962,6
1. Phân theo thời gian
876,6
100
962,6
100
- Tiền gửi không kỳ hạn
262,2
30
300,9
31.28
- Tiền gửi có kỳ hạn
614,4
70
661,7
68.42
2. Phân theo đối tượng
876,6
100
962,6
100
- Tiền gửi dân cư
553,2
61
618,6
64.2
- Tiền gửi từ các tổ chức khác
323,4
39
334,0
35.8
3. Phân theo loại tiền
876,6
100
962,6
100
- Nội tệ
840
95.8
876,0
91
- Ngoại tệ
36,6
4.2
86,6
9
4. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư
324,6
152,1
( Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh 2003,2004)
Xác định nguồn vốn để kinh doanh phải chủ động từ nguồn vốn tự lực tại điạ phương, ngay từ đầu năm, chi nhánh đã tập chung chỉ đạo đẩy mạnh huy động vốn. Bằng các giải pháp thiết thực như linh hoạt trong điều hành lãi suất, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, làm tốt chiến lược khách hàng. Tuy nhiên với ảnh hưởng của nền kinh tế cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh, công tác huy động vốn của chi nhánh năm 2004 gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu trên địa bàn. Từ chỗ là đơn vị thừa vốn ( kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997) đến quý III/2004 chi nhánh đã sử dụng vốn cấp trên.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho thấy: Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2003 đạt 876,6 tỷ. đến năm 2004 tổng nguồn vốn huy động tăng không đáng kể so với năm 2003 đạt 962,6 tỷ đồng.
Năm 2004 là năm đầu tiên chi nhánh đi vay các tổ chức tín dụng khác và huy động được nguồn tiền gửi dài hạn ( 5 năm). Mặc dù nguồn này không lớn ( đến 31/12/2004) chỉ còn 50 tỷ) nhưng cũng góp phần trong việc tháo dỡ khó khăn trong công tác nguồn vốn. Với nguồn đi vay của các tổ chức tín dụng khác, chi nhánh cũng chỉ xác định là những giải pháp tình thế chứ không coi đây là mấu chốt trong công tác nguồn vốn.
Chi nhánh coi trọng nguồn vốn tự huy động nhàn dỗi từ dân cư. Trong năm, chi nhánh đã tổ chức huy động 2 đợt tiết kiệm dự thưởng của điạ phương và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến từng thôn xã. Chính vì vậy đã giữ ổn định được nguồn tiền gửi tiết kiệm. Nguồn vốn có kỳ hạn từ một năm trở lên tăng trưởng khá so với đầu năm và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chiếm gần 50% và cao hơn so với năm 2003, điều này góp phần ổn định về kế hoạch kinh doanh. Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn năm nay cũng cao hơn năm trước, đến 31/12/2004 nguồn vốn này chiếm gần 40% trong tổng nguồn huy động, đây là loại nguồn vốn tuy không bền vững nhưng có lãi suất rẻ chính vì vậy đã góp phần cải thiện lãi suất đầu vào, tạo chênh lệch lãi suất lớn. Với cơ cấu vốn như hiện tại, có thuận lợi cho tài chính đồng thời đảm bảo được yếu tố vững chắc cho công tác kinh doanh. Tuy nhiên để thu hút tốt hơn nguồn vốn nhàn dỗi từ trong dân cư cần phải có giải pháp mở rộng địa bàn huy động vốn tại xã, tạo tiện ích tốt hơn trong huy động vốn cũng như trong chi trả.
2. Hoạt động sử dụng vốn.
Bảng 2 : Dư nợ năm 2003, năm 2004
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Năm
Năm 2003
Năm 2004
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
881,1
100
1,128,4
100
I. Phân theo thời gian
- Dư nợ ngắn hạn
485,5
53.83
652,5
57,8
- Dư nợ trung dài hạn
395,6
31.06
476,2
42,2
II. Phân theo TPKT
- Doanh nghiệp NN
104,9
11.9
91,9
8.1
- Doanh nghiệp ngoài QD
115,4
13,1
191,8
17
- Hộ tư nhân, cá thể
660,2
74,9
844,1
74,8
- Hợp tác xã
0,6
0,1
0,6
0,1
III. Theo đồng tiền
- DN nội tệ
871.9
99
1.092,8
96.8
- DN ngoại tệ quy đổi
9,2
1
35,6
3.2
IV.Nợ quá hạn
2,366
0.26
4,3
0.39
( Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2003,2004)
Đặc trưng của hoạt động kinh doanh Ngân hàng là đi vay và cho vay. Nên với số vốn huy động được, ngân hàng phải làm thế nào để thu được lợi nhuận cao. Như chúng ta đã biết khi huy động, Ngân hàng phải chịu một mức lãi
suất và đến hạn thì phải trả lãi cho họ. Do đó để khỏi thiệt hại Ngân hàng sẽ tìm cách cho vay hoặc đầu tư số tài sản này vào những dịch vụ sinh lời, số lãi thu được Ngân hàng sẽ trả lãi cho số vốn huy động và thanh toán các chi phí trong hoạt động.Do vậy điều cấp thiết là phải nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mô lẫn tín dụng
Đây là hoạt động cuối cùng thể hiện sự lớn mạnh, uy tín, hiệu quả trong kinh doanh của bất cứ một NH nào. Qua biểu 2 cho thấy : tính đến 31/12/2004 tổng dư nợ tại chi nhánh đạt 1,128,366 tăng 28% so với năm 2003. Tuy tổng dư nợ tăng nhẹ nhưng cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Bởi đây là những khoản nợ lành mạnh. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ có chiều hướng giảm so với năm 2003. Nếu cân đối với nguồn huy động vốn dài hạn thì chi nhánh đã đầu tư chưa triệt để vào cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ hợp lý để điều hành kinh doanh một cách chủ động khi có biến động về lãi suất. Với lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn loại cho vay ngắn hạn nên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao thì sẽ tạo ra lãi suất cho vay bình quân cao, vì vậy xu hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn là điểm bất lợi cho tài chính. Bình quân lãi suất đầu ra theo cơ cấu là 1,005%, trong đó bình quân lãi suất trung hạn là 1.045%; lãi suất cho vay ngắn hạn là 0.972%. Lãi suất cả hai loại cho vay đều thấp hơn trần lãi suất tối đa tại thời điểm hiện tại do một số địa bàn có cạnh tranh lớn đều phải hạ lãi cho vay vào các đối tượng DN có nhu cầu mức vay lớn.
3. Hoạt động kế toán, thanh toán, ngân quỹ.
* Dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng không ngừng đổi mới với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, thực hiện tin học hóa công nghệ thanh toán. Việc tổ chức thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn đa tạo được uy tín đối với khách hàng. Tổng số món thanh toán qua hệ thống chuyển tiền điện tử nội ngoại tỉnh tính đến 31/12/2004 của chi nhánh là 37.031 món đi và 37.071 món chuyển tiền đến. Trong đó nội tỉnh 39.835 món, ngoại tỉnh 34.213 món. Tổng doanh số thanh toán đi là 7.894.768 triệu, doanh số thanh toán chuyển tiền đến là 6.447.307 triệu. Trong năm đã thực hiện chi trả 5290 món chuyển tiền kiều hối với số tiền chi trả các loại ngoại tệ quy đổi theo USD là 6,515,139 USD.
* Dịch vụ bảo lãnh
Bảng 3 : Tổng hợp dịch vụ bảo lãnh năm 2004
Đơn vị tính : Triệu đồng
STT
LOẠI DỊCH VỤ
DS NHẬP
DS XUẤT
DƯ 31/12/04
1
Bảo lãnh thanh toán
2.908
2.808
100
2
Bảo lãnh thực hiện HĐ
1.891
1.805
558
3
Bảo lãnh dự thầu
18
18
4
Cam kết DV L/C trả ngay
8.577
11.941
1.243
Cộng
13.394
16.554
1.919
( Nguồn báo cáo tổng kết năm 2004)
* Kết quả kinh doanh.
Từ việc thực hiện tốt công tác huy động vốn , sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh, năm 2004 chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:
Tổng thu nhập : 118.676 triệu đồng
Tổng chi phí : 85.476 triệu đồng
Quỹ thu nhập : 33.200 triệu đồng
III. THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH HƯNG YÊN.
1. Tình hình thanh toán chung.
Khi chuyển đổi cơ chế, điều muốn đặt ra là hoạt động thanh toán của Ngân hàng cần được nâng lên kịp thời với nhịp độ phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và nhanh chóng tiếp cận với các hoạt động của các nước trong khu vực. Khi các phương thức thanh toán được mở rộng và các công cụ thanh toán được phát triển, hoàn thiện phù hợp với trình độ công nghệ thanh toán từng giai đoạn. Thanh toán trong hoạt động ngân hàng là một dịch vụ đa dạng và phong phú thường xuyên phát triển. Sự đa dạng của hoạt động Ngân hàng tạo nên yếu tố khách quan để hệ thống NHNo & PTNT đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, thay thế các phương pháp thanh toán thủ công truyền thống. Khi tin học đã được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng thì thanh toán sẽ được lựa chọn và ưu tiên. Năm 1991, Tổng giám đốc NHNo & PTNT ban hành quyết định 101/NH-QĐ về “ Thể lệ thanh toán qua Ngân hàng” đây là bước ngoặt trong hệ thống thanh toán theo thông lệ quốc tế đã thu hút ngày càng nhiều khác hàng đến giao dịch.
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nhìn vào biểu 4 cho thấy doanh số thanh toán quốc tế năm 2003 là 124,626 triệu đồng chiếm 0,86% tổng doanh số thanh toán chung. Năm 2004 doanh số quốc tế tăng đạt 205,452 triệu đồng chiếm 0,8% tổng doanh số thanh toán chung. So với năm 2003 doanh số thanh toán đã tăng 80,826 triệu đồng. Bên cạnh đó các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng lên đáng kể cụ thể: Năm 2003 doanh số thanh toán là 12,391,453 triệu đồng chiếm 84,6% tổng doanh số thanh toán chung. Năm 2004 doanh số thanh toán tăng 20,916,585 triệu đồng chiếm 81,3%, số tăng tuyệt đối 8,525,132, tỷ lệ tăng 76,7%. Nguyên nhân tăng là do các doanh nghiệp và khách hàng ngày càng tín nhiệm mở tài khoản sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng. Ngân hàng nắm rõ tong L/C xuất- nhập, từng món nhờ thu nên chủ động và đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh chóng và an toàn .
2. Thực trạng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên.
Hiện nay NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên có các hình thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu là thanh toán L/C, thanh toán nhờ thu, dịch vụ chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ thanh toán khác, được biểu hiện qua bảng 5 như sau:
Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng phát triển theo chiều hướng khá thuận lợi.
Năm 2003 doanh số hoạt động là 7,899,782USD tương đương 124,626 triệu đồng
Năm 2004 doanh số hoạt động là 5,450,266 USD tương đương 205,425 triệu đồng
Trong đó hình thức thanh toán TT tăng lên rất nhanh, các hình thức thanh toán khác cũng có tăng nhưng tăng nhẹ. Riêng hình thức thanh toán L/C lại giảm xuống đáng kể. Để phân tích sâu hơn các hình thức thanh toán, ta cần đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cụ thể của các hình thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
Thứ nhất: Thanh toán L/C
Là một hình thức thanh toán tín dụng chứng từ, khách hàng phải mở thư tín dụng thì người xuất khẩu mới giao hàng cho người nhập khẩu. NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên đã nghiên cứu áp dụng rộng rãi thể thức thanh toán này cho các nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh. Điều này được thể hiện qua bảng 6.
Năm 2003 doanh số thanh toán là 2,541,009 USD tương đương 40,086,957 triệu đồng, nhưng đến năm 2004 doanh số thanh toán là 1,02,,298 USD tương đương 18,951,677 triệu đồng. Như vậy doanh số năm 2004 so với năm 2003 đã giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể giảm 1,339,711 USD tương đương 21,135,280 triệu đồng, bằng 52,7% so với năm 2003.
Thứ hai: Thanh toán nhờ thu
Là hình thức thanh toán giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đã có mối quan hệ tín nhiệm lẫn nhau thông qua Ngân hàng, khi nhận hàng bắt buộc nhà nhập khẩu phải xuất trình bộ chứng từ, hoá đơn, vận đơn. Hình thức thanh toán này phải tuân thủ theo quy tắc thống nhất về nhờ thu. Hình thức thanh toán này được thể hiện rõ qua bảng 6.
Năm 2003 doanh số thanh toán nhờ thu 62,756USD tương đương 990,038,656 đồng chiếm 0,79%. Năm 2004 doanh số thanh toán tăng lên 147,239USD tương đương 2,322,842 triệu đồng chiếm 1,13% tổng doanh số thanh toán quốc tế, chênh lệch tăng so với năm 2003 là 84,483 USD tương đương 1,332,803 triệu đồng bằng 134,6%. Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu tăng lên chứng tỏ khách hàng của Ngân hàng ngày càng có tín nhiệm.
Thứ ba: Thanh toán kiều hối.
Là hình thức thanh toán khi nhận được các lệnh chuyển tiền đến của Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng căn cứ vào lệnh chuyển có, ghi có vào tài khoản người thụ hưởng có mở tài khoản tại Ngân hàng, hoặc khách hàng có chứng minh thư nhân dân hiện đang