Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh tế cá thể tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng 4

 I- Những vấn đề chung về thuế 4

 1. Khái niệm và đặc điểm của thuế 4

 2. Vai trò của thuế 6

 3. Những yếu tố cơ bản của một sắc thuế 8

 II- Thuế giá trị gia tăng 10

 1. Quá trình ra đời và phát triển của thuế GTGT 10

 1.1. Một số khái niệm chung về GTGT và thuế GTGT 10

 1.2. Quá trình ra đời và phát triển của thuế GTGT 12

 2. Đặc điểm chung của thuế GTGT và tác động của nó đến

 một số vấn đề kinh tế 12

 3. Điều kiện áp dụng thuế GTGT 16

 III- Thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể 18

 1. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT hiện hành 18

 1.1- Phạm vi áp dụng 19

 1.2- Căn cứ tính thuế 19

 1.3- Phương pháp tính thuế 21

 1.4- Quy định về hoá đơn chứng từ 22

 1.5- Miễn giảm thuế 23

 1.6- Hoàn thuế GTGT 23

 1.7- Đăng ký kê khai nộp thuế và quyết toán thuế 24

 1.8- Xử lý vi phạm về thuế 25

 2. Thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể 25

 2.1. Sự tồn tại của thành phần kinh tế cá thể trong đIều kiện hiện nay ở

 Việt Nam 25

 2.2. Sự cần thiết phải quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế cá thể 27

 2.3. Thuế GTGT áp dụng đối với các hộ kinh doanh 28

 CHƯƠNG II: Thực trạng việc áp dụng thuế GTGT đối với các hộ

 kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng 33

 I- Khái quát vềthành phần kinh tế hộ cá thể và Chi cục thuế

 Quận Hai Bà Trưng 33

 1. Khái quát về các hộ cá thể trên địa bàn quận HBT 33

 2. Giới thiệu chung về chi cục thuế quận HBT 34

 2.1- Quá trình ra đời và chức năng nhiệm vụ của chi cục thuế quận HBT 34

 2.2- Bộ máy tổ chức quản lý thu thuế tại chi cục thuế HBT 35

 2.3- Đội ngũ cán bộ quản lý 38

 3. Tình hình công tác quản lý thu thuế trong những năm gần đây 38

 3.1- Kết quả thu NSNN của chi cục thuế trong thời gian qua 38

 3.2- Đánh giá kết quả thu NSNN và các mặt công tác khác tại

 Chi cục thuế quận HBT 39

 II- Thực trạng việc áp dụng thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể

 trong vài năm qua tại chi cục thuế HBT 43

 1. Quy trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh CTN 43

 1.1- Nội dung quy trình quản lý thu thuế 43

 1.2- Thực trạng việc thực hiện quy trình tại chi cục 47

 2. Kết quả về tình hình thu thuế GTGT dối với các hộ kinh doanh cá thể

 tại Chi cục thuế quận HBT 51

 2.1- Tình hình quản lý ĐTNT (theo bộ thuế môn bàI) 52

 2.2- Tình hình quản lý căn cứ tình thuế 54

 2.3- Quản lý thu nộp tiền thuế 58

 III- Đánh giá việc thực hiện thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể

 ở Chi cục thuế Quận HBT 60

 1. Những mặt đã đạt được 60

 2. Những khó khăn và tồn tại trong quá trình áp dụng 61

CHƯƠNG III: Kinh nghiệm một số nước, giải pháp và kiến nghị nhằm

 hoàn thiện việc áp dụng thuế GTGT dối với các hộ

 kinh doanh cá thể trên địa bàn quận HBT 64

 I- Kinh nghiệm của một số nước về áp dụng thuế GTGT đối với

 các hộ kinh doanh cá thể 64

 II- Mục tiêu, định hướng hoàn thiện thuế GTGT ở Việt Nam và những

 định hướng đối với việc phát triển kinh tế cá thể trong việc áp dụng

 thuế GTGT 68

 III- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế GTGT

 đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận HBT 72

 1. Giải pháp trong việc quản lý đối tượng nộp thuế 72

 2. Quản lý về GTGT tính thuế 76

 3. Giải pháp quản lý thu nộp tiền thuế 78

 4. Biện pháp nhằm tăng cường việc quản lý sổ sách kế toán, hoá đơn,

 chứng từ 79

 5. Biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế 81

 6. Biện pháp tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục luật pháp về thuế 82

 7. Các biện pháp về tổ chức cán bộ 82

 IV. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tiến trình hoàn thiện và tăng cường

 công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể

 trên địa bàn quận HBT 84

 1. Đối với Nhà nước 84

 2. Đối với Tổng cục thuế và Cục thuế Hà Nội 86

 3. Đối với chính quyền và các cơ quan chức năng khác có liên quan 87

 Kết luận 88

 Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh tế cá thể tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP Hà Nội về việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tham mưu với UBND Quận HBT thành lập tổ công tác liên ngành gồm công an, VKS, thuế, thanh tra nhà nước do cơ quan thuế làm tổ trưởng - tập trung xử lý thu hồi nợ đọng đạt kết quả tốt. * Thu phí, lệ phí. Số lượng phí và lệ phí thu được qua các năm đều cao vượt chỉ tiêu dự toán với số thu được năm 2000 là 2.101.412.000 đ đạt 105,07% so với kế hoạch, năm 2001 là 2.721.026.000 đ đạt 123,68% so với kế hoạch tăng 29,49% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ tiêu thu phí chỉ còn thu lệ phí chứng từ vé chợ, phí vệ sinh, vé phạt và các khoản thu khác do Quận quản lý thuộc diện điều chỉnh của luật thuế GTGT và thuế TNDN nên số phí, lệ phí thu hàng tháng chỉ còn khoảng 150 đến 160 triệu một tháng. * Thực hiện các công tác khác. Trong vài năm gần đây đơn vị đã chủ động phối hợp với các ngành nội chính: công an, quản lý thị trường, thanh tra Quận, VKS và Cục thuế Hà Nội xử lý truy thu số thuế phải nộp đối với các hộ cá thể. Thuế xây dựng nhà tư nhân, một khả năng thu lớn nhưng rất phức tạp và khó thu. Vì vậy, Chi cục thuế đã phối hợp với UBND Phường lực lượng công an và thanh tra đô thị phường hỗ trợ nên kết quả thu là 201.938.000 đ năm 2000 và 145.916.000 đ năm 2001. Phối hợp với phòng kinh tế Quận để tiến hành thu thuế kinh doanh vận tải. Các nguồn thu khác như trông giữ xe đạp, xe máy, cho thuê cửa hàng, cho học sing, sinh viên thuê nhà Chi cục đã chỉ đạo khai thác triệt để và đạt được những kết quả tốt. II -Thực trạng việc áp dụng thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể trong vài năm qua tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng 1. Quy trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh CTN 1.1- Nội dung quy trình quản lý thu thuế * Mục đích, yêu cầu của việc thực hiện quy trình: - Việc thực hiện quy trình nhằm mục đích cải tiến công tác thu thuế theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế chi cục. Xoá bỏ dần phương pháp một cán bộ thuế quản lý cố định một số ĐTNT. - Tăng cường công tác kiểm tra thuế phát hiện kịp thời các trường hợp trốn lậu thuế, chống thất thu, giảm hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. - Thực hiện ổn định mức thuế, tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế yên tâm phát triển, sản xuất kinh doanh. Đồng thời thực hiện việc công khai hoá mức thuế, đảm bảo cho sự công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. - Đảm bảo thi hành tốt các luật thuế từng bước đưa công nghệ tin học ứng dụng vào công tác quản lý thu thuế. * Chức năng nhiệm vụ của các cán bộ thuế trong quy trình Căn cứ vào các quy định tổ chức ngành thuế, có tổ đội và các đối tượng thuộc Chi cục thuế có liên quan trực tiếp đến quy trình quản lý thu thuế là: - Lãnh đạo chi cục thuế - Tổ kế hoạch nghiệp vụ - Các đội thuế xã phường - Tổ kiểm tra - Tổ quản lý ấn chỉ Trong đó ba bộ phận chính trực tiếp thực hiện hành thu là: Tổ kế hoạch- nghiệp vụ, các đội thuế và tổ kiểm tra với nhiệm vụ chính. + Đội thuế thực hiện ba nhiệm vụ: Quản lý đối tượng nộp thuế với việc hướng dẫn, giải thích cho đối tượng nộp thuế về chính sách và các thủ tục kê khai, nộp thuế, mở sổ sách kế toán, kiểm tra các thông tin kê khai đăng ký thuế và nộp thuế của các ĐTNT; xác định căn cứ tính thuế; đôn đốc thu nộp thuế đúng số lượng và thời hạn quy định. + Tổ kế hoạch, nghiệp vụ: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo chi cục về việc xác định mức thuế ấn định và các vấn đề liên quan; lập sổ danh bạ đối tượng nộp thuế; thực hiện công tác kế toán, thẩm hoạch biên lai, đối chiếu với kho bạc. + Tổ kiểm tra Kiểm tra phát hiện các đối tượng vi phạm để trình lãnh đạo; theo dõi tình hình thu nộp thuế; phát hiện vi phạm nếu như các nếu nghi ngờ các đối tượng vi phạm trốn lậu thuế theo luật thuế; kiểm tra việc chấp hnàh các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộ phận để chấn chỉnh sửa chữa kịp thời. * Nội dung quy trình ă Đăng ký nộp thuế, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế - Đăng ký nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Các cơ sở kinh doanh nộp theo phương pháp trực tiếp trên thuế TGTG nếu thực hiện đầy đủ chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán tự nguyện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì cơ quan thuế xem xét để thực hiện. - Kê khai thuế: Hộ kinh doanh phải lập các tờ khai thuế theo mẫu quy định và gửi cơ quan thuế cụ thể là: +Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT phải lập và nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày 10 hàng tháng, lập và gửi tở khai thuế TNDN chậm nhất là ngày 25 tháng 01 hàng năm. + Hộ kê khai trực tiếp trên doanh số bán ra thì lập và gửi tờ khai thuế TGTG và TNDN hàng tháng. + Đối với hộ buôn chuyến phải kê khai theo từng chuyến hàng + Đối với các hộ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp nếu đã thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách nếu tự nguyện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải lập và gửi đăng ký nộp thuế cho cơ quan thuế. - Nộp thuế Các hộ kinh doanh phải nộp thuế vào kho bạc nhà nước theo đúng số thuế, ngày nộp và địa điểm nộp thuế ghi trong thông báo thuế. - Quyết toán thuế. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với các cơ quan trong thời hạn 60 ngày từ ngày kết thúc năm. ă Quy trình xét miễm giảm thuế - Miễn thuế đối với các hộ xin nghỉ kinh doanh. Hộ cá thể nghỉ kinh doanh trong thàng từ 15 ngày trở nên được xét giảm 50% số thuế phải nộp của tháng, nếu nghỉ cả tháng thì được miễm giảm cả tháng đó. Việc xét miễm giảm thuế cho hộ kinh doanh được thực hiện như sau: +Hộ kinh doanh muốn xin nghỉ kinh doanh phải có đơn xin nghỉ kinh doanh nộp cho cơ quan thuế trước 5 ngày bắt đầu nghỉ. Đơn xin nghỉ phải có xác nhận của UBNN phường hoặc ban quản lý chợ. + Đội thuế nhận được đơn xin nghỉ phải xem xét cụ thể, xác nhận vào đơn và chuyển cho bộ phận kiểm tra của Chi cục thuế. + Đội kiểm tra nhận đơn và xác nhận Căn cứ vào đơn xin nghỉ đã có xác nhận, lãnh đạo Chi cục ra quyết định miễm giảm thuế. Các hộ kinh doanh được miễm giảm thuế trong thời gian nghỉ kinh doanh nếu ra kinh doanh sớm hơn hoặc muốn nghỉ thêm đều phải báo cáo với cơ quan thuế, trường hợp trở lại kinh doanh nhưng không khai báo được coi là trốn lậu thuế và bị xử lý theo quy định. - Miễm giảm thuế đối với các hộ kinh doanh có thu nhập thấp. Hộ kinh doanh có thu nhập thấp được quy định ở mức thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định đối với công chức nhà nước những hộ này sẽ được xem xét miễn thuế. Để thực hiện việc quản lý các cá nhân kinh doanh thuộc diện này, tránh bị lợi dụng để trốn thuế cần thực hiện theo các quy định về quy trình quản lý loại này. Đồng thời trong thời gian được miễm nộp thuế, nếu tình hình kinh doanh có thay đổi, thu nhập kinh doanh tăng nên vượt quá mức miễn nộp thuế thì hộ kinh doanh phải khai báo để cơ quan thuế đình chỉ quyết định miễm nộp thuế. Trường hợp kiểm tra, phát hiện thu nhập kinh doanh cao hơn mức miễn nộp thuế, cơ quan thuế được đình chỉ quyết định miễm nộp thuế và hộ kinh doanh phải nộp thuế kể từ tháng kiểm tra phát hiện. ă Quy trình quản lý hộ sản xuất kinh doanh. - Cấp mã số cho đối tượng nộp thuế. Hộ mới ra kinh doanh phải làm hồ sơ xin cấp mã số đối tượng nộp thuế. Đội thuế trực tiếp quản lý chịu trách nhiệm hướng đãn hộ kinh doanh làm hồ sơ theo đúng mẫu quy định nhận đơn và kiểm tra nội dung kê khai, nếu đã kê khai đầy đủ và đúng yêu cầu thì nhận và chuyển về Chi cục. Chi cục thuế nhận được hồ sơ của đội thuế chuyển về phải làm thủ tục chuyển lên bộ phận cấp mã số thuế của cục thuế để cục cấp mã số cho đủ hộ kinh doanh. Sau khi nhận mã số do cục chuyển về, Chi cục có trách nhiệm vào danh bạ thống kê đối tượng kinh doanh và chuyển cho hộ kinh doanh, đồng thời báo cho đội thuế biết để đội thuế đưa vào sổ bộ quản lý chính thức. Để quản lý chặt chẽ các hộ sản xuất, yêu cầu cơ quan thuế phải thực hiện quy định sau: + Tất cả các hộ kinh doanh bao gồm các hộ có tthu nhập thấp thuộc diện được miễn thuế đều phải được phản ánh trên sổ bộ thuế của cơ quan thuế. Đối với các hộ kinh doanh đã kinh doanh cố định phản ánh váo sổ bộ chính. + Đối với các hộ kinh doanh khác: Kinh doanh không thường xuyên, hộ vãng lai, kinh doanh theo thời vụ, kinh doanh có thu nhập thấp được phản ánh vào sổ bộ phụ. Các hộ tạm nghỉ kinh doanh cũng phải phản ánh vào sổ bộ thuế. - Tính thuế và lập sổ bộ thuế: Đối với các hộ kinh doanh không thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ cơ quan thuế sẽ ấn định mức doanh thu tính thuế. Để việc ấn định doanh thu được chính xác, phù hợp với thực tế kinh doanh, cơ quan thuế phải thực hiện các nội dung công việc sau: Thứ nhất: Cơ quan thuế phát tờ khai, hướng dẫn đôn đốc hộ sản xuất kinh doanh tự kê khai, nếu chưa đúng quy định thì yêu cầu hộ sản xuất, kinh doanh tự kê khai doanh thu bán hàng, sau đố kiểm tra nội dung kê khai, nếu chưa đúng yêu cầu hộ kê khai lại. Các số liệu phản ánh trên tờ khai là cơ sở để cơ quan thuế tham khảo khi xác định doanh thu, đồng thời là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của hộ sản xuất kinh doanh giải quyết khiếu nại. Thứ hai: Căn cứ vào tờ khai, cơ quan thuế tiến hành điều tra doanh thu thực tế qua việc điều tra gián tiếp: thông qua các cơ sở liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ hoặc điều tra trực tiếp tuỳ theo ngành nghề kinh doanh. Để có số liệu kiểm tra như trên cán bộ thuế phải căn cứ vào sổ sách kinh doanh và tự kê khai của chủ hộ, đồng thời có hình thức kiểm tra, điều tra tại nơi sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc kê khai xác định doanh thu. Kết quả điều tra phải lập thành văn bản cụ thể, có chữ ký xã nhận của chủ hộ sản xuất. Thứ ba: Căn cứ vào kết quả điều tra và tờ khai doanh thu tính thuế của các chủ hộ kinh doanh, đội thuế phân tích số liệu, so sánh giữa các hộ kinh doanh cùng ngành cùng địa bàn để đánh giá mức độ chính xác của tài liệu kê khai, tài liệu điều tra, qua đó phát hiện những bất hợp lý để có biện pháp giải quyết phù hợp. Thứ tư: Lập danh sách dự kiến mức doanh thu bán hàng của từng hộ, thống nhất trong đội thuế rồi đưa ra công khai. Thứ năm: Lãnh đạo chi cục thuế phân công bộ phận phân tích thuế kiểm tra lại, nếu phát hiện thấy còn bất hợp lý thì yêu cầu đội thuế xác định lại, sau đó lập sổ bộ thuế trình lãnh đạo duyệt. Để đảm bảo tính khách quan, các Chi cục phải tổ chức duyệt bộ để các bộ thuế và các bộ của phận Chi cục cùng tham gia. Khi duyệt bộ thuế lãnh đạo Chi cục sẽ duyệt luân thời hạn ổn định thuế cho các hộ kinh doanh. Căn cứ mức thuế và thời hạn ổn định đã được duyệt. Chi cục tổ chức công khai để UBND Phường, hội đồng thuế vụ và các hộ kinh doanh biết. - Tổ chức thu nộp tiền thuế vào NSNN: Yêu cầu chung là vận động các hộ kinh doanh đến kho bạc để trực tiếp nộp tiền thuế vào NSNN. ở những địa bàn xa kho bạc hoặc đối với những hộ kinh doanh nhỏ có thể tổ chức thu thập chung ở UBND phường, ban quản lý chợ, trụ sở đội thuế, trạm thuế. Nghiêm cấm cán bộ thuế một mình trực tiếp đến thu tại địa điểm hộ kinh doanh. Nếu trực tiếp thu tập trung, cán bộ thuế phải xuất ngay biên lai cho người nộp thuế, hết ngày phải kiểm kê biên lai, kiểm kê số tiền đã thu để làm thủ tục nộp ngay vào NSNN. Căn cứ vào hồi báo của kho bạc và bản lưu biên lai đã thanh toán bộ phận kế toán tiến hành chấm bộ để kịp thời tiến độ thu. Phát hiện ngay những trường hợp vi phạm thu lâu ngày nhưng không thanh toán hoặc thanh toán chậm để báo cáo lãnh đạo chi cục có biện pháp chấn chỉnh. Để tránh việc cán bộ thuế giữ tiền thuế nhiều và lâu ngày, tuỳ theo từng tình hình và đặc điểm của từng địa bàn phải quy định cụ thể lịch thanh toán biên lai nộp thuế vào ngân sách và thường xuyên kiểm tra cán bộ thực hiện đúng lịch đó. 1.2 - Thực trạng việc thực hiện quy trình thuế tại Chi cục Thực hiện các văn bản hướng dẫn về quy trình quản lý thu thuế tại cấp Chi cục đối với các hộ kinh doanh, trong những năm qua Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng đã từng bước đưa quy trình quản lý thu và các nghiệp vụ thu đi vào nề nếp. Điều này góp phần không nhỏ làm cho số thuế thu được từ các hộ tăng lên đặc biệt trong 3 năm gần đây việc thực hiện 2 luật thuế mới khiến cho việc thực hiện quy trình ngày càng quan trọng, phức tạp hơn. 1.2.1- Công tác kê khai nộp thuế . Hiện nay chi cục chủ yếu quản lý các hộ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và một số ít hộ thực hiện tốt chế độ sổ sách, hóa đơn chứng từ nên được phép nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy đối với các hộ nộp theo hình thức kê khai Chi cục luôn tổ chức hướng dẫn các hộ cách lập tờ khai thuế GTGT và thuế TNDN. Do số lượng hộ này chiếm tỉ lệ không lớn nên cán bộ thuế có điều kiện theo dõi sâu sát các hộ. Trong quá trình kê khai nộp thuế một số hộ chưa có tinh thần tự giác cố ý kê khai thấp hơn mức thuế phải nộp nhằm trốn thuế. Vì vậy mỗi năm Chi cục đều phải tiến hành kiểm tra, rà soát đối với loại ĐTNT này. 1.2.2- Cấp mã số thuế cho ĐTNT. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế khi áp dụng 2 luật thuế mới, trong các năm qua Chi cục luôn tiến hành cấp mã số thuế cho các ĐTNT. Cán bộ nộp thuế phường có nhiệm vụ đôn đốc, hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai hồ sơ xin cấp mã số thuế, sau đó chuyển về tổ đăng ký cấp mã số thuế cho đối tượng kinh doanh của chi cục và chuyển lên phòng vi tính Cục thuế tiến hành cấp mã số thuế. Đối với các hộ kinh doanh chưa có giấy phép kinh doanh, Chi cục tiến hành cấp mã số tạm thời để quản lý. Vì vậy hàng năm số đối tượng kinh doanh được đăng ký mã số thuế đều tăng trong đó có nhiều đối tượng khác nhau. Kết quả: Năm 1999 có thêm 555 hộ được cấp mã số, năm 2000 là 794 và năm 2001 là 1.238 hộ được cấp mã số mới. Như vậy đến hết năm 2001 Chi cục thuế đã có 14.128 đối tượng kinh doanh được đăng ký mã số thuế trong đó chủ yếu là đối tượng thu thuế GTGT và TNDN. Cụ thể: Đối tượng thu thuế GTGT và TNDN là 10.821 hộ. Đối tượng thu vận tải là 878 hộ. Đối tượng thuộc diện có thu nhập thấp là 2.429 hộ. Nhưng đồng thời trong các năm do tình hình hoạt động kinh doanh, một số hộ nghỉ bỏ kinh doanh đã xin huỷ bỏ mã số thuế: Năm 1999 có 649 đối tượng nghỉ kinh doanh đã làm thủ tục huỷ mã số thuế, năm 2000 có 915 trường hợp và năm 2001 là 2.125. Vì vậy thực tế Chi cục hiện nay chỉ quản lý 12.003 đối tượng có mã số thuế. Việc cấp mã số thuế cho các đối tượng kinh doanh đã tạo rất nhiều thuận lợi và nhanh chóng cho việc thu nộp thuế, đặc biệt hiện nay đang áp dụng hệ thống máy vi tính vào công tác quản lý, nên việc cấp mã số thuế là điều hết sức quan trọng và cần thiết. 1.2.3- Thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ. Từ nhiều năm nay, Chi cục đã triển khai thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn , chứng từ đối với các hộ kinh doanh cá thể khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng nhìn chung còn gặp khó khăn do tâm lý chung các hộ kinh doanh đều không muốn chấp hành nghiêm túc nhằm trốn lậu thuế. đây là trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện thuế GTGT và TNDN. Nhận thức được vấn đề này Chi cục thường xuyên cử cán bộ đi hướng dẫn cách ghi chép, thực hiện chế độ kế toán nếu có thể. Các hộ kinh doanh có thể sử dụng 2 loại hóa đơn: hóa đơn GTGT (đối với hộ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) và hóa đơn thông thường (đối với hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp). Kết quả cho thấy trong 2 năm gần đây việc sử dụng hóa đơn, chứng từ tại các hộ đã có nhiều tiến bộ, các hộ đã nhân thức được ý nghĩa của việc mua bán hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ để được khấu trừ và được chấp nhận vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN từ đó các hộ đã tự giác thực hiện hơn. Vì vậy tốc độ của việc thực hiện chế độ này đã tăng nhanh, kết quả: Năm 1999 Chi cục đã cấp hóa đơn cho 1.563 hộ kinh doanh, tăng 32% so với cùng kỳ năm trướcvà số hộ nộp theo phương pháp khấu trừ là 46 hộ ; năm 2000 con số trên là 1.530 ; đến năm 2001 thực hiện chỉ thị số 03/2000 Chính trị/ BTC ngày 10/4/2000 của BTC về việc đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán hộ sản xuất kinh doanh, chi cục thuế đã tham mưu với UBND Quận ký quyết định triển khai, kết quả là (bảng 6): Bảng 6: Tình hình thực hiện chế độ kế toán tại Chi cục thuế HBT: Năm Số hộ đã triển khai kế toán hộ Tỷ lệ % so với kế hoạch Tỷ lệ % so với năm trước 2000 2704 81,94 - 2001 3384 102,56 125,15 Trong đó (năm 2001): Số hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: 56 hộ Số hộ nộp thuế trực tiếp trênGTGT:18 hộ Số hộ nộp thuế theo doanh thu kê khai: 1.931hộ Số hộ nộp thuế theo doanh thu ấn định: 1.390 hộ. Hiện nay, ngày càng có nhiều hộ trên địa bàn có nhu cầu sử dụng hóa đơn GTGT nhưng ít được phê duyệt do chưa thực hiện đủ các điều kiện để được sử dụng. Các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn, chứng từ chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cán bộ thuế, hàng tháng phải quyết toán việc sử dụng hóa đơn với Chi cục. Nhìn chung công tác quản lý tài chính đang dần đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên không tránh khỏi những bất cập do trình độ hiểu biết còn hạn chế và một số tiêu cực khi sử dụng hai loại hóa đơn trên thị trường. 1.2.4- Công tác tổ chức thu thuế trực tiếp qua Kho bạc. Về mặt lý thuyết, các văn bản hướng dẫn về việc thu nộp thuế qua Kho bạc quy định cơ quan thuế chỉ có trách nhiệm kiểm tra tờ khai của hộ nộp thuế và ra thông báo thuế, còn các hộ kinh doanh phải có trách nhiệm tự giác đến Kho bạc để nộp thuế. Nhưng trên thực tế, các cán bộ thuế phải đến từng hộ để đôn đốc thu nộp. Công tác thu thuế trực tiếp qua kho bạc trên địa bàn được thực hiện ở 4 điểm thu: 44 Trần Nhân Tông, Chi cục thuế HBT, Chợ Mơ, Chợ Hoà Bình. Đặc biệt chi cục phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Quận về thời gian thu thuế. Với số điểm thu của Kho bạc trên địa bàn còn mỏng như vậy cộng thêm ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế, cán bộ thuế chưa kiên quyết dẫn đến kết quả thực hiện công tác này còn yếu. Toàn quận chỉ có khoảng trên 50% số hộ thực hiện nộp thuế trực tiếp qua K.B. đối với các hộ còn lại các cán bộ thuế viết biên lai và nộp thuế tại UBND phường hoặc tại chi cục thuế. Với số lượng nộp tiền thông qua cán bộ thuế còn lớn đã ảnh hưởng đến quỹ thời gian của các cán bộ thuế và dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực như xâm phạm tiêu tiền thuế, thất thu thuế . 1.2.5- Sự kết hợp giữa các bộ phận trong quy trình thu thuế. Bộ máy chi cục được sắp xếp theo hướng có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa 3 bộ phận: Đội thuế phường- xã, tổ kế hoạch-nghiệp vụ, tổ kiểm tra. Sự phối hợp này đã mang lại những kết quả nhất định trong công tác quản lý thu, giảm được thất thu thuế qua các năm. Tuy nhiên, việc phối hợp chỉ mới phát huy được chức năng của hai bộ phận, chưa thực hiện được vai trò kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Đây là vấn đề cần được lưu ý hơn để nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên trong chi cục, tạo điều kiện cho việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Như vậy, nhìn chung quy trình quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể được Chi cục thực hiện tốt, đạt số thu cao trong Cục thuế HN. Nhưng bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho việc thực hiện quy trình chưa triệt để, còn nhiều vấn đề cần xem xét khắc phục, nhằm áp dụng thu thuế được thống nhất trong cả nước và bớt cồng kềnh trong việc thực hiện. 2. Kết quả về tình hình thu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng Luật Thuế GTGT được áp dụng thực hiện từ 1/1/1999 đến nay đã được hơn 3 năm, với nhiều lần sửa đổi, bổ sung vì vậy là đơn vị cấp chi cục áp dụng luật thuế này, Chi cục thuế chịu sự chi phối rất nhiều của các thông tư chỉ thị thực hiện trong quá trình sửa đổi. Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện luật thuế mới này nhưng được sự quan tâm lãnh đaọ của quận uỷ, HĐND và Cục thuế Thành Phố, sự phố hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp cùng sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ công chức Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng. Kết quả thực hiện thuế GTGTđối với thành phần kinh tế cá thể trong những năm qua đạt được như sau (bảng 7): Bảng 7: Kết quả thu thuế GTGT tại Chi cục thuế Quận Hai BàTrưng Đơn vị tính: 1000đ Năm Tổng thu NSNN Tổng thu đối với TPKTCT Thuế GTGT Tỷ lệ % so với Tổng thu NSNN Tổng thu TPKTCT Cùng kỳ năm trước 1999 63.878.528 41.090.702 17.978.402 28,14 43,74 2000 68.311.698 42.107.162 18.556.858 27,16 44,07 103,22 2001 74.499.287 50.420.000 20.348.019 27,31 40,35 109,65 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm tại chi cục thuế qua các năm) Như vậy, trong 3 năm qua việc thực hiện thu thuế GTGT tại Chi cục luôn tăng mặc dù năm 2000 có sự sửa đổi việc thu thuế GTGT đối với một số mặt hàng và loại hình kinh doanh vì vậy sự cố gắng quản lý thu thuế đối với thành phần kinh tế này có tỷ lệ thuế năm 2000 và 2001 đều đạt tỷ lệ trên 100% so với các năm trước. Mặt khác tỉ lệ thuế GTGT thu được so với tổng số thu NSNN tại Chi cục đều chiếm trên 27% đó là số thu tương đối khá, có tác dụng khuyến khích tăng số thu từ loại thuế này từ việc quản lý doanh thu, hóa đơn, chứng từ. Vì trong thực tế loại thuế này mới bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam, lại thực hiện đối với thành phần kinh tế cá thể – là thành phần có nhận thức kém về những sự thay đổi điều chỉnh, sự hiểu biết về loại thuế này thấp. Do đó trong thời kỳ đầu mới áp dụng Chi cục luôn phải hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền việc áp dụng thuế GTGT thay thế cho luật thuế doanh thu trước đây. Đồng thời cũng giải thích rõ các vấn đề về các loại thủ tục, để có thể nộp đúng, nộp đủ thuế mà người nộp thuế không phải chịu thiệt khi nộp thuế và cũng không gây ra tình trạng thất thu thuế. Như vậy với sự nỗ lực cố gắng rất lớn Chi cục thuế đã đưa thuế GTGT vào cuộc sống và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Số thuế GTGT thu được qua các năm luôn được duy trì và tăng cao. Đặc biệt năm 2001 tỉ lệ tăng là 9,65% so với năm đầu tiên thực hiện tỉ lệ này đã tăng lên là 11,32%. Mặc dù tình hình thực tế kinh doanh trong Quận biến động thấp, có phần chững lại, sức mua, bán, lưu chuyển giảm nhưng Chi cục vẫn luôn đảm bảo số thu thuế GTGT hàng tháng đủ số lượng và đúng tiến độ. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện áp dụng 2 luật thuế mới là thuế GTGT và TNDN tình hình thu thuế GTGT cũng có nhiều thuận lợi hơn so với thuế TNDN vì thuế TNDN tác động trực tiếp đến lợi nhuận của người nộp thuế còn thuế GTGT chỉ là loại thuế gián thu nó tác động vào thu nhập của người tiêu dùng. Vì vậy khi hiểu rõ vấn đề, bản chất của thuế GTGT các ĐTNT cũng đã hợp tác giúp đỡ cán bộ thuế trong quá trình thu. Do đó kết quả thu thuế GTGT so với số thu hai luật thuế mới trong những năm qua đối với các hộ đạt được như sau (bảng 8): Bảng 8: So sánh tình hình thực hiện 2 luật thuế mới: Đơn vị tính: 1000đ Năm Số hộ thu thuế tháng Thuế TNDN Thuế GTGT Tỉ lệ % so với ồ hai loại thuế 1999 8.632 23.854.407 17.978.420 42,97 2000 8.534 21.338.488 18.556.858 44,55 2001 8.634 25.581.778 20.348.019 44,3 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện 2 luật thuế mới qua 3 năm) Trong quá trình thực hiện thuế GTGT, Chi cục thuế luôn phải cố gắng rà soát, điều tra số hộ kinh doanh, điều tra doanh thu của các hộ nộp thuế để công khai ổn định mức thuế đối với các hộ nhỏ, đảm bảo số thu thuế GTGT đối với thành phần này. Vì vậy để đi sâu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với các hộ trên địa bàn quận ta đi sâu xem xét các vấn đề sau. 2.1- Tình hình quản lý ĐTNT (theo bộ thuế môn bài) Qua ba năm thực hiện luật thuế GTGT trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng, ngành dịch vụ, thương mại phát triển tốt, giá cả đến nay đã tương đối ổn định. Chi cục thuế chỉ đạo kịp thời việc thực hiện phổ biến áp dụng luật thuế mới, đồng thời tiến hành kiểm tra rà soát đối tượng kinh doanh, nắm bắt kịp thời số lượng, số phát sinh, đối tượng kinh doanh sai quy định và xử lý kịp thời. Vì vậy công tác rà soát, phân loại hộ kinh doanh, đăng ký mã số thuế cho các đối tượng kinh doanh hàng năm Chi cục thuế đều đưa vào sổ bộ để quản lý thêm nhiều hộ với nhiều đối tượng khác nhau (xem bảng 9): Bảng 9: Báo cáo tình hình hộ phát sinh đưa vào sổ bộ thuế: Năm Số hộ đưa thêm vào quản lý Số hộ đã đăng ký mã số thuế Hộ huỷ mã số thuế Thực tế quản lý (hộ) 1999 555 12.996 649 12.345 2000 794 12.463 915 11.548 2001 1238 14.128 2125 12.003 (Nguồn: Báo cáo tình hình thu môn bài cuối năm qua 3 năm) Qua biểu trên ta thấy tình hình cấp mã số thuế, đưa số hộ đã dăng ký kinh doanh vào quản lý tại Chi cục đều tăng cao qua các năm, tỷ lệ tăng đạt 45%- 55% đây là một kết quả đáng kể của Chi cục thuế. Tuy nhiên khi phân tích tình hình các hộ nghỉ kinh doanh của Chi cục đạt kết quả chưa tốt, do đó hộ thực tế quản lý theo môn bài qua các năm đều suy giảm. Mặc dù theo quy định các hộ nghỉ, kinh doanh sẽ được xét giảm, miễn thuế, bỏ kinh doanh sẽ huỷ mã số thuế. Nguyên nhân nghỉ bỏ là do các yếu tố khách quan, chủ yếu là các hộ cho thuê nhà hết hợp đồng, một số hộ khó khăn do thời vụ, do các điều kiện khác tự nghỉ bỏ kinh doanh làm số thuế môn bài giảm đi. Bên cạnh đó công tác quản lý hộ nghỉ kinh doanh vẫn chưa chặt chẽ nên nhiều hộ lợi dụng sơ hở để kinh doanh trốn lậu thuế. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế GTGT còn căn cứ vào đối tượng kinh doanh theo bậc môn bài và từng đối tượng khác nhau. Công tác quản lý hộ kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33947.doc
Tài liệu liên quan