Luận văn Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 5

1.1. Những vấn đề cơ bản về lạm phát 5

1.2. Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát 13

1.3. Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm 34

Chương 2: THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY 48

2.1. Thực trạng lạm phát ở Lào từ năm 1994 đến nay 48

2.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Lào trong những năm qua 63

2.3. Đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ từ năm 1994 đến nay 68

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 83

3.1. Định hướng xây dựng, phát triển và điều hành chính sách tiền tệ ở Lào giai đoạn 2005 - 2010 82

3.2. Những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 89

3.3. Một số kiến nghị 104

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 112

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với tốc độ lạm phát; đồng thời, áp dụng lãi suất cho vay với nền kinh tế cũng thấp hơn so với lạm phát và thấp hơn lãi suất tiền gửi. Chính sách lãi suất âm này đã làm tê liệt hoạt động của ngân hàng. Phần lớn tiền mặt nằm ngoài lưu thông hoặc bị cất giữ trong tay dân chúng, trong khi các đơn vị được vay vốn với lãi suất thấp nên cũng không quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn thậm chí còn dùng nguồn vốn vay để đầu cơ tích trữ vật tư, hàng hóa. Kết quả là lạm phát ngày càng tăng. Phải đến tháng 7 năm 2000, sự thay đổi trong điều hành lãi suất mới góp phần ngăn chặn lạm phát. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, CSTT đang được xây dựng đúng hướng và góp phần không nhỏ vào kiểm soát lạm phát mặc dù không tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc. Bảng 2.1: Tỷ lệ lạm phát từ năm 1994 - 6/2005 1996 1997 1999 2000 1998 1995 2004 2003 2002 2001 6/2005 60 50 40 30 20 10 120 110 100 90 80 70 130 0 23.14 7.81 19.50 15.84 19.65 6.74 5.35 10.46 15.49 10.63 128.38 90.12 1994 7.81 Năm Tỷ lệ l.phát 1994 6.74 1995 19.65 1996 15.84 1997 19.50 1998 90.12 1999 128.38 2000 23.14 2001 7.81 2002 10.63 2003 15.49 2004 10.46 Biểu 2.1: Tỷ lệ lạm phát từ 1994 - 6/2005 6/2005 5.35 2.1.1. Giai đoạn 1994 - 1996 2.1.1.1. Tỷ lệ lạm phát Trong thời kỳ này lạm phát bắt đầu có biểu hiện biến động từ một con số đến hai con số, đặc biệt là vào tháng 8/1995 tỷ lệ lạm phát lên tới 27,64%, đến cuối năm 1996 lạm phát là 15,84% nhưng chỉ số giá cả lại tăng lên tới 16,96%, tỷ giá hối đoái cũng có sự biến động năm 1994 là 1USD = 772 LAK (Kíp Lào) đến cuối năm 1996 là 1USD = 948,58 Kíp trong 2 năm đồng Kíp Lào mất giá trung bình 11,9%. Qua những con số nêu trên có thể thấy sự biểu hiện của lạm phát, sự tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm xuống từ 8,1% (1994) xuống 7% (1995) và đến 6.8% (1996) và tác động của lạm phát trong giai đoạn này không có tác hại đến nền kinh tế của Lào, lạm phát trong thời kỳ này đã chuyển từ dạng ẩn sang mở. Tuy nhiên, việc nhận thức đúng đắn về lạm phát để đưa ra những giải pháp kiềm chế trong thời gian này là hết sức cần thiết, và là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan có liên quan đặc biệt là NHNN Lào. Chúng ta có thể xem tỷ lệ lạm phát dưới đây: Bảng 2.2: Tỷ lệ lạm phát theo tháng từ năm 1994 - 1996 Đơn vị tính: % Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CN 1994 7.45 7.34 9.34 7.98 7.29 6.95 5.11 5.01 5.88 5.29 7.07 6.78 6.74 1995 7.93 8.51 10.54 14.75 21.12 18.99 19.56 24.67 27.05 26.98 26.86 25.66 19.65 1996 27.35 28.97 26.18 21.63 16.71 17.35 15.41 8.44 7.01 7.56 9.40 12.77 15.84 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1996. Bảng 2.3: So sánh tỷ lệ tăng trưởng của GDP, tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá cả 1994-1996 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 GDP 5.9 8.1 7.0 6.8 Tỷ lệ lạm phát 6.28 6.74 19.65 15.84 Chỉ số giá cả 11.47 12.24 14.64 16.96 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1996. - Vào năm 1994 tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức một con số, còn chỉ số giá cả ở mức hai con số, cụ thể là: Tính cả năm tỷ lệ lạm phát là 6,74%, chỉ số giá cả là 12,24%. Nói chung mức độ tỷ lệ lạm phát đã nêu trên cũng không ảnh hưởng đến nền kinh tế của Lào. - Vào năm 1995- 1996 tỷ lệ lạm phát có sự biến động từ một con số đến hai con số, tính trung bình năm (năm 1995 tỷ lệ lạm phát là 19,65% và đến năm 1996 là 15,84%). 2.1.1.2. Nguyên nhân của lạm phát Ngày 2 tháng 12 năm 1975, nước CHDCND Lào ra đời, trải qua các cuộc chiến tranh nửa thế kỷ, nền kinh tế Lào ở trong tình trạng yếu kém về mọi mặt, chủ yếu dựa vào viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Đến năm 1986 Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc của nền kinh tế Lào đó là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng với xu thế mở của và hội nhập với quốc tế. Như chúng ta biết từ những năm 80, nền kinh Lào mọi mặt điều yếu kém chủ yếu là dựa vào việc hỗ trợ của nước ngoài, sản xuất hàng hóa trong nước coi như không có. Đến năm 1991, Đại hội V Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã khai mạc, đánh giá thành tựu đạt được trong những năm qua và rút ra những khuyết điểm còn tồn tại trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV. Đại hội Đảng lần thứ V đã đề ra những chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đổi mới hệ thống chính trị nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Nền kinh tế đã khởi sắc và đã có chiều hướng phát triển rõ rệt, GDP tăng trưởng tương đối ổn định, trung bình là 7,3% (từ 1994 - 1996), chủ yếu là sự phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng góp phần không ít vào chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô của đất nước. Nguyên nhân lạm phát thời kỳ này bao gồm: 1. NHNN áp dụng CSTT nới lỏng về tỷ giá hối đoái có nghĩa là thị trường tự do quyết định tỷ giá. NHNN là người quản lý chỉ số giá cả tăng lên theo tỷ giá hối đoái. Chính phủ đã phải đưa ra một số biện pháp tăng cầu tiêu dùng nhằm tạo ra sự phát triển nhịp nhàng giữa chống lạm phát và tăng trưởng kinh tế. 2. Chính phủ phải chi tổng vốn đầu tư 198,2 tỷ Kíp Lào, so với năm trước tăng 35%, chủ yếu là chi xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn, làm cho việc cung tiền tiền lưu thông trong xã hội tăng lên. 3. Đầu tư nước ngoài vào Lào có dấu hiệu tăng lên so với năm trước, vì năm 1994 Lào đã có luật đầu tư nước ngoài vào Lào, đây cũng là một lý do làm cho lượng tiền trong xã hội tăng lên [29]. Thể hiện qua con số sau đây: Bảng 2.4: Tình hình đầu tư nước ngoài từ 1990-1996 Đơn vị tính: Triệu USD Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Số dự án 48 69 101 157 112 32 53 Số vốn đăng ký 91.62 123.10 110.71 125.7 547 603 975 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1996. Như vậy, sự gia tăng của chi tiêu Chính phủ, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tăng làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho giá cả tăng. 2.1.2. Giai đoạn 1997-1999 2.1.2.1. Tỷ lệ lạm phát Trong giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát là ở mức cao nhất trong lịch sử của Lào sau Đại hội IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đặc biệt là trong giai đoạn 1997-1998 Lào tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trực tiếp của các nước trong khu vực. Năm 1997 GDP tăng 7,2% nhưng 1998 GDP giảm xuống còn 4% và trong tháng 3-1999 tỷ lệ lạm phát đột biến lên tới 167 % trở thành (siêu lạm phát), tỷ giá hối đoái giữa đồng Kíp và đồng USD của NHNN quy định và thị trường tự do trong năm 1996 mất giá 5%, năm 1997 mất giá 26,7%, năm 1998 mất giá 61,94% và đến năm 1999 mất giá 54,34%, trong thời điểm nói trên nếu so sánh sự mất giá với đồng Baht Thái Lan cũng khá cao (xem bảng 2.5). Sau thời kỳ tăng nhẹ nhưng liên tục và tương đối đều đặn từ đầu năm, vào 1-1997 đến cuối quý I năm 1999 tỷ giá hối đoái giữa đồng Kíp và USD đã tăng vọt lên đến 6.000 K/USD vào tháng 4, sau đó tăng vọt lên đỉnh cao 9.320 K/USD vào tháng 7 năm 1999. Cũng trong thời gian đó, chỉ số giá cả cũng tăng vọt lên 167% vào tháng 3 năm 1999 từ mức 11,4% vào 1-1997. Còn năm 1998 là 62,75% trong tháng 5-1998 và đến tháng 6-1998 tăng vọt lên đến 101,5%, thì chỉ số giá cả bình quân hàng năm từ 1997 -1999 tương ứng là 19,31%, 87,35% và 133,9%. Rõ ràng năm 1999, nhất là trong nửa đầu năm 1999, mức lạm phát của Lào nghiêm trọng nhất trong giai đoạn 1997 - 1999. CHDCND Lào vẫn là nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm tới khoảng 52% GDP trong mấy năm trở lại đây; công nghiệp chiếm chỉ khoảng 23% và dịch vụ là trên 25%. Tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ quan trọng cho việc thực hiện các giải pháp tiền tệ - tài chính chống lạm phát. Thực tế này cũng chỉ ra rằng, CHDCND Lào còn có tiềm năng lớn trong tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, đồng thời có thể giảm tỷ lệ của khu nông nghiệp trong GDP nhưng tăng chất lượng của phát triển nông nghiệp thông qua chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học - công nghệ , lựa chọn các loại cây giống, các con giống có năng suất cao vào trong lĩnh vực này. Bảng 2.5: Tỷ lệ mất giá đồng Kíp Lào so với USD và Baht Thái Lan Đơn vị tính: % Năm 1996 1997 1998 1999 Kíp/USD -5 -29 -61,94 -54,34 Kíp/Baht -4,8 -14,06 -50,48 -56,88 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1999. Bảng 2.6: Tỷ lệ lạm phát theo tháng từ năm 1997-1999 Đơn vị tính: % Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CN 1997 11.44 11.97 12.44 12.28 16.23 15.93 19.57 25.69 27.64 26.85 25.12 26.56 19.50 1998 31.30 44.65 45.55 62.49 162.77 101.57 103.83 99.54 106.33 112.55 136.28 142.01 90.12 1999 150.80 150.42 167.06 159.21 155.44 128.66 135.71 140.17 122.62 121.10 94.33 86.46 128.38 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1999. Bảng 2.7: Tỷ lệ GDP, lạm phát và chỉ số giá cả từ năm 1997- 1999 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 1997 1998 1999 GDP 7.2 4.0 5.2 Tỷ lệ lạm phát 19.50 90.12 128.38 Chỉ số giá cả 20.27 38.54 88.02 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1999. 2.1.2.2. Nguyên nhân lạm phát (giai đoạn 1997 - 1999) Nói chung, lạm phát ở Lào là hiện tượng rất phức tạp, phản ánh cả ba cấp độ nguyên nhân lạm phát. (1) Lạm phát liên quan đến tiền tệ (tức là phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách). (2) Lạm phát liên quan đến giá cả (tức là sự bất cân đối về cung - cầu hàng hóa, kể cả tiền tệ, tín dụng và quan hệ kinh tế với bên ngoài). (3) Lạm phát liên quan tới cơ cấu (tức là những yếu kém về cơ cấu, thể chế thị trường và năng lực quản lý vĩ mô nền kinh tế). Thực tế có những nguyên nhân sau: 1. Khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực chủ yếu là từ Thái Lan, vì Lào nhập khẩu hàng tiêu dùng của Thái chiếm 95%, đặc biệt là khủng hoảng trực tiếp về lĩnh vực tài chính ngân hàng, riêng tỷ giá hối đoái giữa đồng kíp Lào và Bath Thái Lan đã làm cho nền kinh tế Lào chậm phát triển so với những 3 năm trước GDP tính trung bình = 7,3% còn 1997-1999 tính trung bình GDP = 5,46%, 2. ảnh hưởng lớn của thiên tai lũ lụt ở miền Trung và miền Nam, làm thiệt hại cho việc phát triển kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác mà chính phủ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng làm hệ thống thủy lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo lương thực thực phẩm trong những năm tới. Chính vậy nhà nước đầu tư số tiền lớn vào lĩnh vực xây dựng cơ bản quá mức cho phép. 3. Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách nhà nước đã được giảm xuống đáng kể, tỷ lệ thâm hụt NS/GDP đã giảm từ 12,58% năm 1998 xuống 8,9% năm 1999 và 6,4% năm 2000, thể hiện rất rõ nỗ lực của Chính phủ Lào trong việc sử dụng các biện pháp thắt chặt tài chính nhằm chống lạm phát và ổn định nền kinh tế, mặc dù việc thắt chặt này không phải dễ dàng do sức ép chi tiêu ngân sách rất lớn, nhất là tỷ trọng chi tiêu NSNN cho đầu tư phát triển (PIP) trên tổng chi NSNN của Lào rất lớn,chiếm khoảng 50% tổng chi NSNN. Nợ nước ngoài tăng lên nhanh từ 51,6% trong năm 1997, 101% trong năm 1998 và 73,4% năm 1999, thực tế xem bảng dưới đây: Bảng 2.8: Nợ nước ngoài, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại/ GDP từ 1997-2004 Đơn vị tính: % Chi tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nợ NNG/ GDP 51.6 101 73.4 65.7 69.1 70.9 65.6 81.7 TH TM/ GDP -18.9 -21.5 -17.3 -15.6 -10.9 -8.1 -5.8 -6.2 TH NS/ GDP -8.35 -12.58 -8.97 -6.5 -7.5 -5.1 -7.78 -3.8 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 2004 4. Thâm hụt lớn thương mại, nếu tính 3 năm từ 1996-1999 thâm hụt thương mại của Lào lên tới 1.162,8 triệu USD thâm hụt thương mại quá lớn, sản xuất hàng hóa trong nước yếu kém. Chính vì vậy, 95% hàng hóa nhập khẩu là từ nước ngoài đặc biệt là Thái Lan sau đó nền kinh tế Lào lại bị Đô la hóa và Baht hóa nặng nề, đồng thời với việc lưu hành trôi nổi một lượng lớn USD và tiền Baht nằm ngoài sự kiểm soát ngân hàng làm cho giá trị đồng Kíp mất giá. Một sự tăng cung ứng tiền kíp trên thị trường có thể rất nhạy cảm tạo ra sức ép làm giảm giá đồng kíp và đẩy lạm phát tăng lên xem bảng dưới đây. Bảng 2.9: Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mại năm 1996-1999 Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Xuất khẩu 323 317 341 301,5 Nhập khẩu 690 648 553 554.3 Thâm hụt thương mại -367 -331 -212 -252,8 Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1999. 5. Sự yếu kém của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng, chưa thực sự đóng vai trò quyết định trong lưu thông tiền tệ và điều hành thị trường tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối lỏng lẻo dễ gây rối loạn thị trường ngoại tệ. Mặt khác, do gắn chặt với đồng Bhat, khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở Thái Lan từ mùa hè 1997, sự mất giá của đồng Bhat kéo theo sự mất giá của đồng Kíp Lào trong hoàn cảnh thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng; các NHTM, nhất là các NHTM quốc doanh chưa thực sự là những tác nhân chủ chốt hoạt động trên thị trường tiền tệ tín dụng, hoạt động kém hiệu quả, nợ không sinh lời quá lớn. 6. Năng lực của NHNN Lào chưa đủ mạnh cả về luật NH, luật các tổ chức tín dụng, cơ cấu tổ chức, thể chế; chưa có các chính sách và quy chế cần thiết để giám sát và điều tiết thị trường tiền tệ; chưa có các công cụ đắc lực, hoặc đã có một số công vụ nhưng còn kém hiệu lực để điều tiết thị trường tiền tệ, tín dụng. Việc NHNN phát hành tín phiếu ngân hàng lãi suất cao (5%/tháng, tức 60%/ năm) trực tiếp huy động từ dân và doanh nghiệp vào cuối năm 1999. Xét về bản chất là biện pháp tài chính hơn là biện pháp tiền tệ (mà lẽ ra là yêu cầu các NH thương mại huy động lãi tiết kiệm với mức lãi suất cao. Nhà nước sẽ bù đắp mức chênh lệch lãi suất cho các NHTM); từ đó, chưa thực sự trao trách nhiệm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, tăng tính linh hoạt về chuyên môn của các ngân hàng thương mại và trách nhiệm của NH nhà nước nói riêng. 7. Trong bối cảnh lạm phát cần xem xét kỹ thêm việc phối hợp thực hiện nhịp nhàng các biện pháp chính sách tiền tệ (cung ứng tiền, dự trữ bắt buộc, lãi suất, tín phiếu và kỳ phiếu ngân hàng...) và biện pháp chính sách tài chính (thuế, chi tiêu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, công trái). Thị trường tiền tệ kém phát triển, quản lý vĩ mô đối với tiền tệ yếu tất yếu làm cho nạn đầu cơ tiền tệ gia tăng gây rối loạn thị trường tiền tệ nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. 8. Từ năm 1998, đặc biệt là năm 1999, lượng vốn ODA và FDI vào Lào đã giảm sút rất mạnh làm hẫng hụt lớn, đột biến cán cân vĩ mô đã được hình thành trước đó, trong đó có cân đối về tiền tệ, đồng thời ngoại tệ trở nên khan hiếm hơn nhiều so với các năm trước đây, tức thời kỳ giá trị đồng Kíp được củng cố. Giá ngoại tệ do vậy tăng lên là rất yếu. Tình hình này kết hợp với sự thiếu kiểm soát ngoại hối càng đẩy giá ngoại tệ lên cao, đến lúc bùng lên lạm phát. 9. Việc phát hành tiền bù đắp thâm hụt ngân sách, nhất là chi cho khối lượng lớn các công trình thuộc chương trình đầu tư công cộng đã làm trầm trọng thêm lạm phát, chưa kể việc chi tiêu lớn cho đầu tư công cộng, cho nhiều công trình lớn và bù đắp thâm hụt ngân sách liệu có đem lại hiệu quả thiết thực hay không. Nói chung các nguyên nhân và các vấn đề trên có thể nhận thức được tương đối dễ dàng, vì chúng bao giờ cũng biểu hiện rõ ràng thông qua các hiện tượng (chỉ số kinh tế vĩ mô) có thể quan sát được. 2.1.3. Giai đoạn 2000 đến nay Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế-xã hội của Lào có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ổn định và phát triển hơn những giai đoạn trước năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1999 là 7,28% và năm 2000 là 5,81%, năm 2001 là 5,76%, năm 2004 là 5,91%. 2.1.3.1. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000 đến nay Sau tháng 10 năm 1999, tỷ lệ lạm phát tại Lào đã giảm mạnh từ ba con số xuống hai con số và đến nay đã ổn ở mức hai con số và có khi ở mức một con số, năm 1999 giá cả lại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, việc nhận thức đúng đắn về lạm phát để đưa ra những giải pháp kiềm chế. Từ sau năm 1999, chúng ta đã kiểm soát được lạm phát ở mức 2 con số và 1 con số. Bảng 2.10: Tỷ lệ lạm phát theo tháng từ 2000-2004 Đơn vị tính: % Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CN 2000 75.7 58.7 45.4 34.8 31.03 21.4 10.57 6.63 9.61 8.35 11.03 10.56 23.14 2001 10.1 9.03 8.41 7.80 7.91 6.69 6.93 8.08 6.25 7.09 8.22 7.52 7.81 2002 7.18 7.22 7.17 7.43 6.68 9.07 11.23 12.63 14.4 14.25 14.00 15.19 10.63 2003 15.3 15.6 17.8 17.8 18.20 16.7 14.98 14.87 14.4 14.45 13.68 12.63 15.49 2004 12.5 12.9 11.9 11.9 12.32 12.6 12.13 9.21 7.38 6.77 8.13 8.66 10.46 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 2004. Bảng 2.11: So sánh tỷ lệ tăng trưởng GDP, lạm phát và CPI năm 2000-2004 Đơn vị tính: % Chi tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 GDP 5,81 5.76 5.91 5.84 6.20 Tỷ lệ lạm phát 23.14 7.81 10.63 15.49 10.46 Chỉ số giá cả 108.38 116.64 129.26 149.28 164.89 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 2004. 2.1.3.2. Nguyên nhân lạm phát Về mặt lý thuyết, mức giá gia tăng có thể do một số các nguyên nhân: 1. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao hơn mức cung ứng, với nguyên nhân này (nếu cung ứng tiền không tăng thêm), thì giá cả sẽ tăng đến mức độ khi cầu hàng hóa được hạn chế bằng mức cung do giá tăng. 2. Do chi phí sản xuất tăng làm giá thành sản phẩm tăng cao, qua đó làm tăng mức giá bán. 3. Do cung tiền của NHTW quá mức và mức quản lý ngoại hối của nền kinh tế Đô la hóa và Baht hóa cũng là một điều kiện quan trọng gây ra lạm phát. Về nguyên nhân của lạm phát trong giai đoạn này ta có thể nhận xét như sau: * Nguyên nhân khách quan: 1. Do nền kinh tế Lào là nền kinh tế nhập khẩu nên chịu tác động nhất định bởi sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Trong 8 tháng đầu năm 2003 - 2004, giá cả một số mặt hàng trên thế giới có biến động mạnh, như giá sắt thép, xăng dầu, phân bón, nhựa... nên có tác động nhất định đến sự tăng giá thành sản phẩm một số mặt hàng sản xuất tại Lào, nhất là chi phí vận chuyển hàng hóa, giá thành sản phẩm nông nghiệp, giá vật liệu xây dựng v.v... 2. Xu hướng giảm lãi suất, và sự giảm giá của đồng USD trên thị trường quốc tế, đã có tác động tích cực giảm chi phí khoản vay bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để NHNN Lào bình ổn tỷ giá, qua đó góp phần giảm áp lực lạm phát. * Nguyên nhân chủ quan: + Nguyên nhân từ điều hành chính sách tài khóa: 1. Trong năm tài khóa 2001 - 2002, nhu cầu xây dựng cơ bản của Nhà nước tăng quá lớn: Chi xây dựng cơ bản ngoài và vượt kế hoạch khoảng 1.798 tỷ Kíp. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nhu cầu về vật liệu xây dựng, qua đó đã đẩy chỉ số giá xây dựng nhà ở tăng 89,47% trong năm này. Để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản này ngân sách đã phát hành séc khống để thanh toán (thực chất là phát hành thêm tiền vào lưu thông ngoài mức tính toán về cung ứng tiền hàng năm của NHNN Lào căn cứ vào tốc độ tăng trưởng và lạm phát dự kiến 1 con số), đã làm tăng mức lạm phát trong năm 2001 - 2003 do độ trễ tác động của tiền cung ứng. Nguyên nhân này vừa xuất phát từ phía cầu vừa xuất phát từ phía cung tiền tệ. Theo số liệu thống kê về việc đầu tư xây dựng cơ bản quá mức dẫn đến phá vỡ các cân đối lớn của nền kinh tế, từ đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Sự mở rộng đầu tư quá mức không những không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc mà còn góp phần đẩy lạm phát lên cao. Đến nay hậu quả đã tương đối rõ nét, việc đầu tư quá mức trong các năm qua đã thực sự trở thành nhân tố cản trở mức tăng trưởng kinh tế, gây ra sự mất cân đối lớn trong ngân sách và hoạt động ngân hàng cũng như các ngành kinh tế khác. 2. Việc thất thu thuế và nguồn thu ngân sách: Trên thực tế, ba năm qua ngân sách hụt thu so với kế hoạch 390 tỷ Kíp, song chi không giảm, khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản vượt và ngoài kế hoạch 1.798 tỷ, làm cho mất cân đối ngân sách ngày càng trầm trọng (9% GDP). Đây là nguyên nhân quan trọng tăng nhu cầu chi tiêu trong xã hội (thất thu thuế sẽ làm tăng thu nhập khu vực phi chính phủ, qua đó tăng nhu cầu chi tiêu khu vực này; chi vượt tăng nhu cầu chi khu vực chính phủ), qua đó gây áp lực lạm phát. + Nguyên nhân từ điều hành CSTT 1.Về điều hành tỷ giá: Từ năm 2000 đến nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Lào về cơ bản đã kiểm soát được tỷ giá. Tỷ giá đã không còn là nhân tố làm gia tăng lạm phát như những năm trước đây.Từ năm 2003 đến 2004 tỷ giá và CPI có sự biến động không cùng chiều, nhất là tỷ giá giữa đồng Kíp với Đô la Mỹ. Từ năm 2000 - 2002, tỷ lệ mất giá của đồng Kíp so với ngoại tệ ở mức 2 con số là tương đối cao, nhất là đối với đồng Baht nên có tác động nhất định làm gia tăng giá thành sản phẩm (do nền kinh tế của Lào chủ yếu là nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Thái Lan chiếm tỷ trọng cao đến 95% tổng giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng). Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay giá trị đồng Kíp giảm giá không nhiều, song lạm phát vẫn tiếp tục ở mức cao hơn mức độ giảm giá của đồng Kíp so với ngoại tệ, nên thực chất là đồng Kíp lên giá (tốc độ mất giá của đồng Kíp so với Đô la Mỹ năm 2001 là 10,91%, năm 2002 là 11,4%, năm 2003 là 4,5%; năm 2004 là 0,7% và đến 6/2005 là 0,6%, tốc độ mất giá của đồng kíp so với đồng Baht năm 2001 là 1,11%, năm 2002 là 14,7%; năm 2003 là 7,6%; năm 2004 là 0,9% và đến 6/2005 là 0,9%). Do vậy, lạm phát trong năm 2003 đến nay không chịu tác động bởi yếu tố tỷ giá. 2. Về cung ứng tiền và lãi suất: Mức trả lãi suất huy động cao từ tín phiếu của NHNN Lào phát hành năm 1999 và kéo dài cho đến tận 3/2004 là hình thức tăng thêm tiền phát hành mới vào lưu thông (mức lãi suất tuy có giảm dần từng năm từ 60%/năm còn 24%/ năm vào 2002). Ngoài ra, năm 2002 NHNN Lào đã thanh toán khoảng 150 tỷ tín phiếu phát hành trong năm 1999 cũng đã cung ứng thêm lượng tiền vào lưu thông. Thêm vào đó, việc trả lãi suất huy động cao (tỷ lệ lãi suất thực trên 10%/năm) của các NHTM cho các khoản tiền huy động làm tăng thêm thu nhập kích thích tiêu dùng. Do vậy, việc cung ứng tiền và trả lãi suất cao là một trong những nguyên nhân tác động làm tăng mức giá trong năm 2002 -2004 nhất là chỉ số giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh (18,76%) trong năm tài khóa 2002 - 2003 chịu tác động một phần bởi tăng mức thu nhập từ lãi suất và tín phiếu đến hạn. 3. Mức độ Đô la hóa của nền kinh tế theo tiêu chí đánh giá của IMF (tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ/ tổng tiền gửi và tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ/M2) có xu hướng giảm mạnh từ mức 78,24% và 64,4% năm 2000 xuống mức 66,49% và 52,6% tháng 5/2004. Tuy nhiên, việc dùng ngoại tệ thanh toán mua bán hàng hóa với nhau trên thị trường không suy giảm, mặc dù cơ chế quản lý ngoại hối có thắt chặt việc thanh toán này, song hiệu lực áp dụng thấp. Thực tế NHNN Lào chưa kiểm soát được việc thanh toán với nhau bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như của dân cư. Do vậy, việc kiểm soát lạm phát qua việc khống chế mức tăng tiền tệ của NHNN Lào rất hạn chế. Nguồn kiều hối tăng mạnh hàng năm từ mức 0,6 triệu USD năm 2000 lên tới 14,8 triệu USD năm 2003 cũng phần nào giải thích việc tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế ngoài tầm kiểm soát NHNN Lào ngày càng tăng và có tác động nhất định đến sự tăng giá. 4. Nợ quá hạn lớn và gia tăng liên tục từ năm 2000 đến nay (năm 2000 tỷ lệ nợ xấu so với tổng dự nợ là 38%, năm 2001 là 35,7%, năm 2002 là 41,9%, năm 2003 là 48%). Tính đến 12/2003 nợ quá hạn tăng 205% so với mức nợ xấu cuối năm 2000. Tình trạng nợ quá hạn gia tăng liên tục trong hệ thống ngân hàng, phản ánh chất lượng tín dụng cho tăng trưởng kinh tế không có hiệu quả, một lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế đã không tạo ra sản phẩm, mà tạo ra sức ép lạm phát. + Nguyên nhân từ phía cung hàng hóa và nhân tố khác: 1. Cung hàng hóa về lương thực, thực phẩm giảm mạnh, tỷ trọng trong tổng hàng hóa nhập khẩu giảm từ 32,6% năm 2000 xuống còn 9,9% năm 2002 và khoảng 4% năm 2003, trong khi đó sản lượng lương thực, thực phẩm sản xuất trong nước tuy có tăng, nhưng mức tăng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, do vậy cũng có tác động đẩy giá lương thực thực phẩm tăng mạnh trong năm 2003 và 8 tháng đầu năm 2003 - 2004 ta có thể xem bảng sau đây: Bảng 2.12: Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2001-2004 (Tính theo mức giá năm 1999= 100 tính theo năm dương lịch) Đơn vị tính: % Năm 2001 2002 2003 2004 Chỉ số bình quân, trong đó 7,81 10,66 15,46 12,39 - Lương thực, thực phẩm 6,69 9,62 15,23 14,6 - Phi lương thực, thực phẩm 8,88 11,50 15,65 10,54 - Chỉ phí xây dựng nhà cửa 24,28 58,85 42,84 21 - Đồ dùng gia định 7,97 11,54 13,43 6,25 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Lào năm 2004. 2. Giá điện điều chỉnh tăng liên tục từ năm 2000 đến nay để đảm bảo kinh doanh không bị lỗ của ngành điện, do vậy cũng có tác động tăng giá trong hơn 3 năm qua. Tóm lại, từ phân tích trên cho thấy, lạm phát của Lào giai đoạn 2000 - 2004 đã giảm nhiều so với thời kỳ trước năm 2000,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN SANTY - 109.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc.doc
  • docMuc luc-bang.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan