Với phương châm “ phát triển, an toàn, hiệu quả” . Tiếp tục thực hiện khẩu hiệu hành động của chi nhánh ngân hàng công thương Thanh hoá đã đề ra từ năm 2003 là " đổi mới phong cách giao dịch và điều hành , nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh" ngoài việc tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trong đó có tín dụng trung - dài hạn, NHCT Thanh hoá không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện trên các mặt:
Soạn thảo và ban hành các quy định, quy trình thẩm định cho vay của NHCT Thanh Hoá nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn chi nhánh.
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000
403.000
3.
Tiền gửi các TCTD
0
0
Nguồn: Báo cáo thống kê NHCT Thanh hoá (biểu 01).
Qua số liệu tại biểu 01 ta thấy quy mô nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Thanh hoá luôn ổn định và liên tục tăng trưởng. Tổng nguồn vốn huy động của NHCT Thanh hoá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ) đến 31/12/2003 đạt: 916 tỷ , tăng so với đầu năm là: 75 tỷ đồng, tốc độ tăng nguồn vốn bình quân là 20%, chiếm 26% thị phần nguồn vốn huy động trên địa bàn.
Cơ cấu nguồn vốn:
- Nguồn vốn huy động VNĐ đạt 654 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 71% trong tổng nguồn vốn huy động .
- Ngoại tệ quy VNĐ đạt 262 tỷ đồng chiếm 28% trong tổng nguồn vốn huy động.
- TGTCKT đạt 134 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 14% trong tổng nguồn vốn huy động.
- TGdân cư ( TK+ phát hành công cụ nợ ) đạt 703 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 79% trong tổng nguồn vốn huy động.
- TG kỳ hạn trên 12 tháng BQ đạt 465 tỷ đồng chiếm 46% trong tổng nguòn vốn huy động .
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn:
Tình hình cho vay và đầu tư
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
* Tổng dự nợ cho vay
846.185
100
947.682
100
Trong đó: Cho vay quốc doanh
617.500
73
657.032
69,33
Cho vay ngoài quốc doanh
228.685
27
290.65
30,67
Nguồn báo cáo thống kê NHCT TH( Biểu 02)
Do bám sát mục tiêu kinh doanh và thực hiện tốt các chương trình
phát triển kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Nên năm 2003 chi nhánh Thanh hoá đã đạt tổng dư nợ cho vay và đầu tư khác là 947 tỷ đồng đạt kế hoạch NHCTVN giao , tăng 101 tỷ đồng so với năm 2002 . Tuy nhiên năm 2003 là năm với phương châm là đổi chất và nâng cao chất lượng tín dụng , tăng trưởng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm tra , kiểm soát của Ngân hàng . Do vậy tốc độ tăng trưởng của chi nhánh chỉ ở 11% chiếm 17% thị phần cho vay trên địa bàn.
* Dư nợ cho vay nền kinh tế :
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (bao gồm nợ LQVA nợ khoanh ) đến 31/12/2003 đạt 947.682 triệu đồng, tăng so với 31/12/2002 là 101.502 triệu đồng với tốc độ tăng 11% so với 31/12/2002. Dư nợ chủ yếu là kinh tế quốc doanh tăng 39.532 triệu đồng so với đầu năm ,chiếm tỷ trong 69,3% so với tổng dư nợ cho vay, cho vay bằng VNĐ đạt 752.538 triệu đồng tăng 115.868 triệu đồng, tốc độ tăng 18,2% so với đầu năm, cho vay bằng ngoại tệ đạt 179.050 triệu đồng giảm 9.460 triệu đồng.
+ Về cơ cấu dư nợ :
- Cho vay ngắn hạn đạt 572.256 triệu đồng tăng 80.553 triệu đồng với tốc độ tăng 16,4% chiếm tỷ trọng 60,4% trên tổng dư nợ cho vay.
- Cho vay trung dài hạn đạt 375.431 triệu đồng với tốc độ tăng 6,5% chiếm tỷ trọng 39,6% trên tổng dư nợ cho vay .
- Cho vay kinh tế quốc doanh đạt 657.032 triệu đồng tăng 39.532 triệu đồng với tốc độ tăng 6,4% chiếm tỷ trọng 69,3% trên tổng dư nợ cho vay.
Cơ cấu đầu tư trong năm 2003 đã được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào khu vực kinh tế quốc doanh và cho vay các đơn vị thành viên của tổng Cty 90; 91 hoạt động trên địa bàn và các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh có tình hình SXKD ổn định. Mở rộng đầu tư cho vay T-Dài hạn cùng với việc đa dạng hoá loại hình đầu tư đã tạo ra sự tiếp cận giữa vốn tín dụng ngắn hạn với DN được thuận tiện hợn và ổn định được dư nợ cho vay của chi nhánh.
- Dư nợ cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh cũng được tăng trưởng đến 31/12/2003 dự nợ đạt 290.655 triệu đồng tăng 61.970 triệu đồng so với đầu năm; tốc độ tăng trưởng là 27%, số dư nợ tăng lên chủ yếu là mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Thực hiện cho vay các trương trình và dự án :
- Chương trình cho vay tài trợ uỷ thác, TD Việt Đức, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi tạo việc làm, cho vay DN vừa và nhỏ SMEDF đã được duy trì nên có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp mua sắm MMTB đổi mới công nghệ năng cao năng lực SXKD và tăng sức cạnh tranh, đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động trên địa bàn.
Trong năm 2003 đã giải ngân được 6 dự án với tổng số tiền đã giải ngân 2.930 triệu đồng; dư nợ đến 31/12/2003 là 15.206 triệu đồng giảm so với đầu năm là 4.199 triệu đồng. Quy định của chương trình còn nhiều vướng mắc trong thẩm định phê duyệt, hồ sơ còn nhiều phức tạp mất nhiều thời gian; nguồn vốn cho vay người cộng đồng còn ít nên đã hạn chế việc mở rộng cho vay từ các trương trình này.
- Chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, trong năm 2003 chi nhánh đã đầu tư cho vay đối với 710 khách hàng với tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2003 là 8.012 triệu đồng ( Trong đó CN Bỉm Sơn cho vay 693 hộ với dư nợ là 7.861 triệu đồng ,
Vốn vay phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu SXKD của bà con nông dân góp phần tạo thêm công ăn việc làm , nâng cao nhu nhập cho người lao động góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
* Tín dụng Trung, dài hạn từng bước ổn định và tăng trưởng vững chắc, trong năm 2003 đạt 375.431 triệu đồng tăng so với đầu năm 22.949 triệu đồng với tốc độ
tăng 6,5 % chiếm tỷ trọng 39,6% trên tổng dư nợ cho vay của toàn CN. Trong năm 2003 chi nhánh đã tiến hành giải ngân được một số dự án :
+Dự án 13 mạng cáp viễn thông tại tỉnh Thanh Hoá Với tổng số vốn cho vay : 20.026 triệu đồng đến 31/12/2003 đã giải ngân được 12.498 triệu đồng.
+ Dự án dây chuyền sản suất nhựa dân dụng với số vốn cho vay là 1.300 triệu đồng.
+ Dự án dây truyền sản xuất bao bì của công ty Hùng Vương với tổng số tiền cho vay 2.500 triệu đồng
+ Dự án đổi mới 10 xe TAXI của công ty Mai Linh vơi tổng số vốn đầu tư 1.400 triệu đồng .
Thẩm định hoàn chỉnh dự án sản xuất chế biến sữa diệt trùng của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn với tổng số vốn sẽ cho vay là 22.000 triệu đồng.
Từ nguồn vốn TD đầu tư cho vay trung dài hạn thực sự đã giúp cho các doanh nghiệp SXKD đạt hiệu qủa cao hơn, đã dần đổi mới công nghệ và nâng cao năng xuất lao động, cải tạo dây truyền SX tạo được nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Từ đó giúp cải thiện được vị trí của sản phẩm nội địa, kích thích được SX phát triển, tăng thêm nhiều việc làm cho người lao động.
* Nghiệp vụ bảo lãnh:
L/C nhập khẩu 45 món giấ trị 5.476 ngàn USD, tăng 847 ngàn USD so với năm 2002.
L/C xuất khẩu 24 món giá trị 582 ngàn USD, tăng 423 ngàn USD so với cùng kỳ năm 2002
2.2.1.3. Kết quả kinh doanh.
- Tổng doanh thu năm 2003 : 86.429 triệu đồng
- Tổng chi trong năm 2003 : 77.053 triệu đồng
Trong đó : Chi trích dự phòng rủi ro : 12.300 triệu đồng
- Lãi trong hoạt động kinh doanh trong năm: 9.376 triệu đồng
Trong năm 2003 cùng với việc mở rộng đầu cho vay các thành phần kinh tế NHCT TH đã mở rộng đựơc các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền, thanh toán mua bán ngoại tệ từ đó lợi nhuận thu được hàng năm tăng lên. Kết quả lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh là 21.676 triệu đồng. Sau khi trích dự phòng rủi ro : 12.300 triệu Số lãi trong hoạt động kinh doanh còn lại 9.376 triệu đồng cho thấy sự nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn CN đã phấn đấu liên tục đổi mới phong cách làm việc từ một đơn vị lỗ năm 1998 đến nay đã có lãi cao và đời sống CBCNV được cải thiện .
Năm 2003, là năm hoạt động của NHCT Thanh hóa đã có chuyển biến, toàn chi nhánh đã tập trung mọi nỗ lực để tăng thu, triệt để tiết giảm mọi chi phí, đặc biệt là tiết kiệm chi tiêu để đạt được mức lợi nhuận 9.376 tỷ .
2.2 . Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng công thương Thanh hoá.
2.2.1. Tình hình thực hiện quy trình tín dụng trung - dài hạn ở NHCT Thanh hoá:
* Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
Để tạo lập mối quan hệ tín dụng trung dài hạn với ngân hàng công thương, khách hàng phải gửi tới ngân hàng các hồ sơ, giấy tờ liên quan như sau:
Hồ sơ pháp lý (đối với doanh nghiệp vay vốn lần đầu) bao gồm:
- Quyết định thành lập.
- Đăng ký kinh doanh
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng
- Biên bản bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị (doanh nghiệp có HĐQT)
- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất (đối với doanh nghiệp đang hoạt động): Bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh , báo cáo chu chuyển tiền tệ.
Hồ sơ dự án vay vốn:
- Luận chứng kinh tế được duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng.
- Dự toán được duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Các quyết định về cấp quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và giấy phép xây dựng cơ bản (đối với dự án có XDCB)
- Hợp đồng nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu, hợp đồng vay vốn nước ngoài (nếu có), Giấy phép nhập khẩu, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá, thiết bị (đối với dự án nhập khẩu thiết bị).
- Các văn bản liên quan cần thiết khác.
Khi thẩm định hồ sơ thì hồ sơ dự án có thể là các hợp đồng dự thảo, các văn bản ghi nhớ những điều đã thoả thuận, DATKT, LCKTKT chưa được duyệt. Nhưng khi thẩm định để ra quyết định cho vay thì hồ sơ dự án phải là các hợp đồng chính thức, DATKT, LTKTKT phải có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
* Thẩm định dự án:
Từ đặc điểm của dự án đầu tư là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong thời gian dài và tiềm ẩn rủi ro cao nên tín dụng trung -dài hạn cũng mang tính rủi ro cao. Nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay trung - dài hạn, NHCT TH ngày càng chú trọng việc thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án là khâu quan trọng nhất trong quy trình nghiệp vụ cho vay trung dài hạn của nhctv, từ kết quả thẩm định dự án NHCT có cơ sở để ra quyết định đầu tư vốn một cách đúng đắn. Thông qua thẩm định dự án để xác định hiệu quả của dự án, thời gian hoàn vốn của dự án, khả năng trả nợ dự án và của chủ đầu tư, từ đó có cơ sở để ra quyết định cho vay và xác định kế hoạch thu hồi nợ. Thẩm định dự án có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được đầu tư vào dự án không hiệu quả, hạn chế rủi ro.
Về nguyên tắc thẩm định dự án phải được tiến hành trên tất cả các nội dung dự án. Tuy nhiên, NHCT tập trung vào phân tích đánh giá và rút ra kết luận một số nội dung sau:
- Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án.
- Thẩm định về phương diện thị trường, khả năng cạnh tranh của dự án.
- Thẩm định về phương diện tài chính của dự án.
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ của dự án.
- Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội của dự án.
- Ngoài ra còn phải thẩm định về tài sản đảm bảo và giá trị tài sản đảm bảo tiền vay.
Thực chất thẩm định dự án là đánh giá sức mạnh chung của dự án trên mọi khía cạnh. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mục tiêu của thẩm định, chủ để tham gia thẩm định có phương pháp thẩm định khác nhau. Đối với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương nói riêng thì thẩm định dự án nhằm mục đích sau:
- Thông qua thẩm định, từ những kết quả thu được ngân hàng có cơ sở quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư đúng đắn, đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn.
- Thông qua thẩm định, ngân hàng phát hiện và bổ sung thêm những giải pháp giúp cho chủ đầu tư nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn chế rủi ro cho chủ đầu tư.
- Thông qua thẩm định, ngân hàng đã tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn.
- Thông qua thẩm định ngân hàng xác định được hiệu quả đầu tư của dự án làm cơ sở để xác định khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư.
- Cũng thông qua thẩm định, NHCT TH rút ra được những kinh nghiệm để thẩm định các dự án sau được tốt hơn.
Công tác thẩm định và tổ chức quản lý tín dụng trung dài hạn của NHCT TH ngày càng toàn diện và có chất lượng hơn. Việc thẩm định dự toán từ chỗ ít kinh nghiệm, dần tiến đến áp dụng những phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề rộng hơn, kỹ thật thẩm định hoàn chỉnh hơn cả về phương pháp và thực hành.
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung, thường một bản thẩm định chỉ nêu chung chung về sự cần thiết phải đầu tư, tính toán hiệu quả trước và sau đầu tư, và chưa quan tâm đến yếu tố chiết khấu khi thẩm định dự án. Từ năm 1993 trở lại đây, các dự án mà NHCT TH cho vay đã được thẩm định trên nhiều phương diện như thẩm định trên phương diện thị trường, kinh tế xã hội, kỹ thuật và tài chính của dự án. Các chỉ tiêu tính toán trong thẩm định được mở rộng, từ chỗ chỉ tính toán khả năng sinh lời và nguồn trả nợ của dự án đến nay đã bổ sung chỉ tiêu phân tích như điểm hoà vốn, giá trị hiện tại rồng (NPV), tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) và được coi là tiêu thức quan trọng trong việc lựa chọn cũng như quyết định đầu tư. Bên cạnh đó các chỉ tiêu đánh giá về khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh, tuổi đời dự án ... cũng được tính toán và sử dụng.
Nguồn cung cấp thông tin cho việc phân tích và đánh giá ngày càng phong phú, từ đó căn cứ để phân tích, đánh giá, tính khả thi của dự án ngày càng chính xác. Hiện nay, ngoài nguồn thông tin từ khách hàng, ngân hàng còn thu nhập thông tin từ bạn hàng của họ, các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, thông tin từ CIC của ngân hàng Nhà nước.
* Ra quyết định cho vay:
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp và kết quả thẩm định dự án đối chiếu với điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành, NHCT-TH sẽ ra quyết định cho vay. Trên cơ sở quyết định cho vay, NHCT TH sẽ cùng với khách hàng ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh vay vốn.
* Giải ngân:
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng trung dài hạn đã ký kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp, NHCT sẽ phát tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án, theo tiến độ XDCB hoàn thành hoặc các chứng từ, hợp đồng nhập khẩu, mua bán máy móc thiết bị.
* Kiểm tra:
Căn cứ vào kết quả thẩm định dự án, tiến độ rút tiền vay, ngân hàng kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, quá trình hoạt động của dự án của chủ đầu tư, từ đó có biện pháp xử lý sai phạm kịp thời (nếu có).
* Thu nợ:
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký, cán bộ theo dõi có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp trả nợ vay ngân hàng (gốc và lãi) theo đúng thoả thuận của hợp đồng. Nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ như thoả thuận phải báo cáo ngay với lãnh đạo để có hướng xử lý kịp thời.
* Xử lý rủi ro:
Trường hợp dự án đi vào hoạt động nhưng không có hiệu qủa, doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng đúng hạn (kể cả gia hạn nợ) NHCT TH sẽ chuyển số tiền đó sang nợ quá hạn. NHCT TH sẽ căn cứ vào quy chế xử lý rủi ro hiện hành để XLRR đồng thời vẫn theo dõi để thu nợ khi doanh nghiệp có điều kiện trả nợ.
2.2.2. Thực trạng tình hình mở rộng cho vay trung dài hạn
2.2.2.1 Việc tạo lập nguồn để cho vay trung -dài hạn tại NHCT TH
Với nhận thức rằng: “Đầu tư chiều sâu cho doanh nghiệp là đầu tư cho tương lai của ngân hàng”, NHCT TH đã chủ động khai thác bổ sung các nguồn vốn tín dụng trung dài hạn cả bằng vốn trong nước và bằng ngoại tệ với lãi xuất hợp lý để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguồn vốn để cho vay trung - dài hạn của NHCT TH bao gồm:
Nguồn thứ nhất: Để cho vay trung - dài hạn là do tích luỹ được trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHCT-TH.
Nguồn thứ hai: Để cho vay trung - dài hạn là huy động của dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu dài hạn hoặc huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ dài hạn. Đến 31/12/2003 nguồn phát hành trái phiếu là 403 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của tín dụng trung - dài hạn.
Nguồn thứ ba: Là dựa vào nguồn vốn huy động tiền gửi ngắn hạn, nguồn này NHCT xem xét, tính toán trích ra một tỷ lệ phần trăm để cho vay trung - dài hạn .
Ngoài ra NHCT TH còn có các nguồn tài trợ uỷ thác của các tổ chức tín dụng nước ngoài như: Nguồn vốn tín dụng nước ngoài như: Nguồn vốn tín dụng EC (theo sự thoả thuận giữa chính phủ Việt Nam và cộng đồng châu Âu) nguồn vốn tín dụng Việt- Đức.
Nhìn chung nguồn vốn để cho vay trung - dài hạn của NHCT TH chủ yếu dựa vào nguồn huy động ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống), các nguồn khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đặc điểm nguồn vốn huy động của NHCT TH chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, nhưng khách hàng có thể gửi liền vài kỳ mới rút nên NHCT có thể sử dụng một phần để cho vay trung - dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn này xét về lâu dài không có hiệu quả, không chắc chắn và không có điều kiện để mở rộng nghiệp vụ tín dụng trung - dài hạn. Vì vậy NHCT TH cần phải tăng huy động vốn trung - dài hạn.
2.2.2.2. Tỷ trọng và cơ cấu dư nợ cho vay trung - dài hạn cuả Ngân hàng Công thương Thanh Hoá.
Năm 2001, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn của NHCT TH chiếm 40,7% tổng dư nợ, với số tuyệt đối là 260.039 tỷ đồng, đến năm 2002, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 40,9% tổng dư nợ, với số tuyệt đối là 346.787 tỷ đồng, năm 2003 chiếm 38% tổng dư nợ, với số tuyệt đối là 360.625 tỷ đồng (xem biểu tổng hợp cho vay trung dài hạn). Nguồn báo cáo thống kê NHCT TH( biểu 03)
tổng hợp cho vay trung dài hạn.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
A. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư
637.608
846.185
947.682
Trong đó: Dư nợ TD trung và dài hạn
260.039
346.787
375.431
- Bằng VND
116.423
175.339
222.601
- Bằng ngoại tệ (quy VND)
143.616
172.448
152.830
* Phân tích tín dụng trung - dài hạn
- Cho vay
249.618
239.410
360.225
- Tín dụng tài trợ uỷ thác
10.421
17.377
15.206
B. Tỷ trọng dư nợ TD T - DH/tổng DN
40,7%
40,9%
39%
2.2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế ( Biểu 04)
Cho vay trung - dài hạn theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Loại hình doanh nghiệp
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Dư nợ
%
Dư nợ
%
Dư nợ
%
1
DN Nhà nước
199.976
81.6
274.971
84.0
284.802
83.0
2
Cty TNHH
32.461
13.0
40.521
12.3
45.231
13.0
3
DN tư nhân, khác
12.573
5.0
16.258
5.0
14.246
4.0
Tổng cộng
245.010
100
326.992
100
344.279
100
Cơ cấu cho vay trung dài hạn thay đổi theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Cơ cấu cho vay trung - dài hạn theo
loại hình doanh nghiệp năm 2001
Cùng với việc đẩy mạnh kinh doanh, tăng trưởng dư nợ tín dụng thì tín dụng trung dài hạn tại NHCT TH cũng tăng lên cả số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay, tập trung chủ yếu vào DNNN như ngành xi măng, xây dựng, giao thông, Bưu chính viễn thông. Năm 2001, dư nợ cho vay trung và dài hạn NHCT TH đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là 199.976 triệu đồng (gồm cả ngoại tệ quy đổi ra VND) chiếm 81.6% trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn, thì đến năm 2002, số dư là 274.971triệu đồng, chiếm 84.0% tổng số dư cho vay trung - dài hạn. Năm 2003 dư nợ cho vay trung và dài hạn NHCT TH đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là 284.802 triệu đồng chiếm 83% trên tổng dư nợ .
2.2.2.2.2. Phân tích tín dụng trung - dài hạn theo ngành kinh tế.
Cho vay trung - dài hạn NHCT Thanh Hoá trong thời gian qua tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, thông tin liên lạc.( Biểu 05)
Dư nợ cho vay trung - dài hạn phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT
Phân theo ngành kinh tế
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Dư nợ
%
Dư nợ
%
Dư nợ
%
1
Nông, lâm nghiệp
34.267
14
38.432
12
41.912
12
2
Ngành Vật liệu XD
95.030
39
110.987
33
111.318
30
3
Ngành CN chế biến
93.624
38
112.308
42
149.248
41
4
Ngành thông tin
4.576
2
16.678
6
36.678
10
5
Các ngành khác
17.523
7%
23.589
7
25.123
7
Tổng cộng
245.010
100
326.992
100
364.279
100
Nguồn: Báo cáo thống kê NHCT VN
Qua biểu trên cho thấy năm 2001, ngành công nghiệp chế biến có số dư cho vay 93.624riệu đồng, chiếm 38%; ngành Vật liệu xây dựng là 95.030 triệu đồng, chiếm 39%%; ngành Thông tin liên lạc 4.576 triệu đồng, chiếm 2%. Đến năm 2002 cơ cấu đầu tư cho các ngành trên có sự thay đổi: Ngành công nghiệp chế biến có số dư cho vay 112.308 triệu đồng, chiếm 34%; Vật liệu xây dựng dư nợ 110.987 triệu đồng, chiếm 34%; Ngành thông tin liên lạc dư nợ 16.678 triệu đồng chiếm 5%. Cơ cấu tín dụng trung dài hạn có xu hướng đa dạng hơn trong quá trình phát triển. Năm 2003 ngành công nghiệp chế biến có số dư cho vay 149.248riệu đồng, chiếm 41%; ngành Vật liệu xây dựng là 111.318 triệu đồng, chiếm 30%; ngành Thông tin liên lạc 36.678 triệu đồng, chiếm 10%.
2.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn.
Mặc dù NHCT TH rất quan tâm đến chất lượng tín dụng song do một số nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng trung dài hạn còn hạn chế, thể hiện qua bảng sau:
Nợ quá hạn tín dụng trung - dài hạn.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
* Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
260.039
346.787
375.431
Trong đó: - Nợ trong hạn
254.895
337.930
373.107
- Nợ quá hạn
5.144
8.857
2.324
* Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ TD T-DH
1.97 %
2.55%
0.6%
Nguồn: Báo cáo thống kê NHCT TH.(Biểu 06)
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 có tăng một chút ít so với năm 2001 nhưng đến năm 2003 đã giảm mạnh xuống chỉ cón 0,6 % trên tổng DN trung dài hạn .
Chất lượng công tác thẩm định dự án, phương án SXKD chưa cao: một số phương án SXKD khách hàng lập chưa tính đủ các yếu tố chi phí hoặc số liệu chưa chính xác, thiếu tính khả thi nhưng CBTD chưa phát hiện được
Định kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ 1 số món vay chưa sát với tình hình SXKD dẫn đến còn phải ra hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ .
Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đã được quan tâm hơn , song còn một số biên bản kiểm tra nội dung ghi còn chung chung, mang tính hình thức, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay chỉ dừng lại ở việc kiểm tra số tiền nhập quỹ được đợn vị sử dụng như thế nào mà không kiểm tra xem số lượng hàng hoá có đúng với số tiền không, đã nhập kho hay chưa và kết quả kinh doanh ra sao.
Một số món vay vượt quá năng lực SXKD, quản lý của KH vay vốn ( nhiều DN có nguồn vốn CSH rất nhỏ so với quy mô hoạt động hoặc nguồn vốn CSH âm , nguồn vốn sử dụng vào SXKD chủ yếu là vốn vay tại các NHTM trên địa bàn như : Cty đường Nông Cống, Cty gốm XD Bỉm Sơn... )
Một số món vay thẩm định khách hàng vay vốn về tính khả thi và hiệu quả của phương án thấp, kiểm tra trước và sau khi cho vay chưa kịp thời và đầy đủ dẫn đến chất lượng đầu tư tín dụng còn nhiều hạn chế.
Qua khảo sát cũng như kiểm tra một số dự án vay vốn của NHCT TH, khả năng thu hồi vốn của chủ đầu tư không bảo đảm như kế hoạch ban đầu dẫn đến nhiều dự án phải gia hạn nợ, giãn hạn nợ. Thậm chí dự án phải điều chỉnh thời hạn cho vay gấp hơn hai lần thời hạn cho vay ban đầu. Phần lớn các dự án được điều chỉnh lại thời hạn cho vay do xác nhận không đúng thời gian thu hồi vốn, hoặc chủ đầu tư lý tưởng hoá thời gian thu hồi vốn, một số khác do thiên tai bão lụt hoặc làm ăn thua lỗ.
2.2.4. Những biện pháp mà NHCT TH đã thực hiện để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn:
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc mở rộng và cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn. NHCT TH thực hiện hàng loạt những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể:
2.2.4.1. Những biện pháp nhằm mở rộng tín dụng trung - dài hạn.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nền kinh tế, NHCT Thanh Hoá tích cực tìm mọi biện pháp mở rộng tín dụng trung dài hạn. Năm 2003, NHCT Thanh hoá đã chủ động chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng nhiều thành phần nhưng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Tăng cường công tác tiếp thị, tập trung mở rộng tín dụng trung dài hạn cho các doanh nghiệp lớn, các đơn vị thành viên Tổng công ty 90, 91, các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng. Thường xuyên tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp, đặc biệt là tín dụng trung -dài hạn trên tinh thần hợp tác kinh doanh, bình đẳng và cùng có lợi.
Đa số khách hàng của NHCT Thanh hoá còn lạc hậu về công nghệ nên nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn rất lớn. Tuy nhiên việc mở rộng tín dụng trung dài hạn còn chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy, đòi hỏi ngành Ngân hàng phải tích cực tìm giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng trung - dài hạn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ và phát triển.
2.2.4.2. Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHCT Thanh Hoá.
Với phương châm “ phát triển, an toàn, hiệu quả” . Tiếp tục thực hiện khẩu hiệu hành động của chi nhánh ngân hàng công thương Thanh hoá đã đề ra từ năm 2003 là " đổi mới phong cách giao dịch và điều hành , nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh" ngoài việc tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trong đó có tín dụng trung - dài hạn, NHCT Thanh hoá không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện trên các mặt:
Soạn thảo và ban hành các quy định, quy trình thẩm định cho vay của NHCT Thanh Hoá nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn chi nhánh.
Thường xuyên tập trung phân tích tình hình tài chính của từng khách hàng để quyết định mức đầu tư cho từng đơn vị , tiến hành sàng lọc , lựa chọn khách hàng nhằm thực hiện mục tiêu đổi chất trong công tác tín dụng , đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn. không cho vay mới đối với khách hàng coa tình hình sản xuất kinh doanh khong ổn định , tình hiành tài chính yếu kém, vốn chủ sỡ hữu không đảm bảo theo tỷ lệ quy định, các phương án khắc phục lỗ không khả thi hoạc có phương án nhưng nhiều năm nay khăc sphục chậm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 800.doc