MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 4
1.1. Sự cần thiết và vai trò của công tác thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.1.1. Tính tất yếu khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 5
1.2. Khái niệm và nguyên tắc chung về thanh toán không dùng tiền mặt. 6
1.3. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. 7
1.3.1. Thể thức thanh toán bằng Séc. 7
1.3.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền (UNC-CT). 10
1.3.3. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT). 13
1.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 13
1.3.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán. 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO & PTNT BẮC HÀ NỘI. 16
2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 16
2.1.1. Sự ra đời và phát triển. 16
2.1.2. Tình hình hoạt động: 17
2.2. Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 19
2.2.1. Khái quát tình hình thanh toán tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 19
2.2.2. Tình hình sử dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 20
2.2.3. Quy trình nghiệp vụ kế toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 22
2.3. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 28
2.3.1. Những kết quả làm được 28
2.3.2. Những tồn tại 29
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại 29
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 30
3.1. Đinh hướng phát triển của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội trong thời gian tới. 30
3.1.1. Định hướng phát triển chung 30
3.1.2. Định hướng phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 31
3.2. Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 32
3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 32
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng. 32
3.2.3. Chính sách khách hàng. 33
3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. 33
3.2.5. Thực hiện hợp tác liên kết liên ngành, đa ngành trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 34
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng và hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. 34
3.3.1. Kiến nghị chung đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước. 34
3.3.2. Một số kiến nghị đối với NHNo&PTNTVN. 35
3.3.3. Một số kiến nghị đối với NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 38
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện hoạt động của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng chuyển tiền.
Qui trình thanh toán:
Muốn được cấp séc chuyển tiền đơn vị phải lập UNC 3 liên, ghi nội dung mục đích, họ tên số chứng minh thư người cầm séc nộp vào Ngân hàng phục vụ mình.
Ngân hàng chuyển tiền yêu cầu người cầm séc ký tên vào mặt sau cuống séc rồi giao cả 2 liên séc chuyển tiền (Bản chính và bản điệp cho người cầm séc).
- Hạch toán khi cấp séc.
Một liên: UNC ghi nợ TKTG đơn vị chuyển tiền.
Một liên: UNC ghi có TK4271- Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc.
Một liên: UNC báo nợ.
Hạch toán khi thanh toán.
Khi người cầm Séc xuất trình Séc, ngân hàng chi trả hạch toán.
Nợ: TK Thanh toán liên hàng thích hợp ( Thanh toán liên hàng bằng thư hoặc điện tử)
Có: TK 4540 "Chuyển tiền phải trả" (Tên người cầm Séc)
Sau đó trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu trả tiền mặt ghi:
Nợ: TK 4540- Chuyển tiền phải trả đứng tên người cầm séc
Có: TK 1011- TK tiền mặt
- Tại Ngân hàng cấp séc:
Nợ: TK 4271: Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc.
Có: TK 5212: Liên hàng đến năm nay.
1.3.3. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT).
UNT là lệnh của người bán viết trên mẫu in sẵn do đơn vị bán lập, nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo các chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ đã được thoả thuận.
Phạm vi áp dụng của hình thức này là giữa các đơn vị mở tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng khác trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống.
Bên mua và bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT.
Qui trình thanh toán bằng UNT:
Đơn vị mua
Đơn vị bán
Ngân hàng
bên mua
Ngân hàng
bên bán
(4a)
(1)
(3)
(4b)
(2)
(5)
(1): Người bán giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua.
(2): Bên bán nộp UNT kèm hoá đơn giao hàng có chữ ký nhận ngày.
(3): NH bên bán chuyển UNT và bản sao hoá đơn giao hàng cho NH bên mua.
(4a): NH bên mua ghi nợ TK người mua và báo nợ cho người mua
(4b): Ngân hàng bên mua thanh toán cho Ngân hàng bên bán.
(5): Ngân hàng bên bán báo có và ghi có cho người mua.
1.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Thư tín dụng (TTD) là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo chứng từ của người bán đã giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua.
Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở TTD thanh toán mua hàng.
Thư TD dùng để thanh toán trong điều kiện đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao trong hợp đồng. Mỗi TTD chỉ thanh toán cho một người bán hàng (Về nguyên tắc chỉ thanh toán 1 lần). Ngoài ra, để tạo điều kiện cho Ngân hàng và các bên tham gia thanh toán kiểm soát an toàn cũng như tiết kiệm chi phí thanh toán người ta quy định mỗi TTD có thời hạn 3 tháng và mức tiền tối thiểu của TTD là 10 triệu đồng. Nếu không sử dụng hết tiền thì trả lại tài khoản đơn vị mở TTD, TTD không được thanh toán bằng tiền mặt.
TTD là cơ sở pháp lý để thực hiện mua bán hàng hoá và thanh toán nên trong TTD phải có đủ các yếu tố đảm bảo giao hàng thuận lợi, nhanh chóng đầy đủ chính xác.
Sơ đồ quy trình thanh toán bằng TTD
(4)
Bên bán
Bên mua
(6)
(5)
(3)
(8)
(1)
(2)
Ngân hàng
bên bán
Ngân hàng
bên mua
(7)
(1): Đơn vị mua xin mở L/C (lập 5 liên).
(2): Ngân hàng bên mua gửi 3 liên L/C đến Ngân hàng bên bán.
(3): Ngân hàng bên bán báo có cho đơn vị bán (Gửi 1 liên).
(4): Đơn vị bán giao cho đơn vị mua.
(5): Đơn vị bán lập 4 liên bảng kê hoá đơn chứng từ giao nhận hàng nộp cho Ngân hàng bên bán để thanh toán.
(6): Ngân hàng bên bán gửi giấy báo "Có" cho đơn vị bán.
(7): Ngân hàng bên bán hạch toán, gửi giấy báo nợ cho Ngân hàng bên mua.
(8): Ngân hàng bên mua lưu ký, gửi 1 liên L/C báo nợ cho bên mua.
Hiện nay, chính thức TTTTD chủ yếu được sử dụng trong thanh toán quốc tế đối với các đơn vị xuất nhập khẩu vì khi đó bên mua và bên bán không quen biết nhau và do đó khó có thể biết được khả năng tài chính của nhau. Do vậy thanh toán bằng L/C đối với các doanh nghiệp trong nước là rất ít.
1.3.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin hoc ứng dụng trong Ngân hàng.
Thẻ thanh toán có khả năng chi trả được nhiều loại tiền, nó sẽ dần thay thế hình thức gửi tiết kiệm một nơi, lấy nhiều nơi đang được áp dụng trong các Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành, bán cho các cá nhân và các doanh nghiệp để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, công nợ và lĩnh tiền mặt. Người dân có thể rút tiền tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay tại máy rút tiền tự động (ATM).
Thể thức thanh toán bằng thẻ mặc dù đã được quy định là một trong những thể thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, vốn và nền kinh tế nước ta chưa đủ điều kiện để sử dụng một cách phổ biến. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm đầu tư từng bước phù hợp với tình hình thực tế từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng như Ngân hàng Thương mại.
Chương II
Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Bắc Hà Nội.
2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.1.1. Sự ra đời và phát triển.
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 324/QĐ/HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam vào ngày 5/9/2001. Ngày 6/11/2001 là ngày khai trương với tên gọi là Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội có trụ sở chính tại 217 Đội Cấn.
Chi nhánh được thành lập với 28 cán bộ đầu tiên, với 5 phòng nghiệp vụ là: Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kế toán ngân quỹ, Phòng kiểm tra, kiểm toán Nội bộ, Phòng tổ chức nhân sự.
Cán bộ chủ yếu điều động ở các địa phương, từ trung tâm điều hành về(không có tuyển mới). Việc thành lập Chi nhánh Bắc Hà Nội đã làm cho số lượng thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam lên tới 1600 Chi nhánh trên phạm vi toàn quốc. NHNo&PTNT cũng là ngân hàng có số lượng chi nhánh lớn nhất, hoạt động rộng nhất từ trung ương đến các tỉnh thành, thị xã, quận huyện.Với sự nỗ lực của Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đến nay NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã thu hút được nhiều khách hàng, cá nhân cũng như các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Trước đây, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội có hai chi nhánh cấp II là Chi nhánh 99 Hoàng Quốc Việt, Chi nhánh 129-131 Kim Mã, 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch số 2 ở 61 Hàng Giấy, phòng giao dịch số Lô 6 dãy E khu D-74 Công Binh Ngọc Hà. Tuy nhiên, để bắt kịp với nhu cầu của xã hội đặc biệt với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức. Hiện nay, chi nhánh có 7 phòng ban:
Phòng nguồn vốn và kế hoạch.
Phòng kế toán- ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế.
Phòng hành chính sự nghiệp.
Phòng kiểm tra, kiểm soát Nội bộ.
Phòng tín dụng.
Phòng thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ.
Và 8 phòng giao dịch trực thuộc đó là các PGD số 1, PGD số 2, PGD số 3, PGD số 4, PGD số 5, PGD số 6, PGD số 7, PGD số 8.
Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc và mỗi phòng ban đều có các chức năng, nhiệm vụ riêng, độc lập với nhau nhưng luôn cùng hỗ trợ phối hợp với nhau để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình và mục tiêu chung của chi nhánh. Các PGD chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các phòng ban.
2.1.2. Tình hình hoạt động:
Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động của ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Ba Đình. Đó là một trong những thuận lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NHNo Bắc Hà Nội nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường có nhiều biến động, giá vàng, giá dầu tăng mạnh, đồng USD mất giá so với đồng EUR và các ngoại tệ tự do chuyển đổi khác. Các ngân hàng TMCP đồng loạt tăng vốn điều lệ, tiếp tục mở rộng mạng lưới đến hầu hết các phường, quận trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cạnh tranh về lãi suất, công nghệ, dịch vụ sản phẩm mới càng trở nên gay gắt… Với phương châm phát huy thuận lợi và hạn chế những khó khăn, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
a. Hoạt động nguồn vốn:
Ngay từ khi thành lập, công tác huy động vốn được chi nhánh quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua, công tác huy động của chi nhánh đã đạt được những thành quả đáng kể. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Tổng nguồn vốn
Tăng giảm so với năm trước
Số tiền
Tỷ lệ(%)
2005
4.046
-
-
2006
4.558
512
12.65
2007
5.409
851
18.67
Qua bảng số liệu, ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm, tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 4558 tỷ đồng tăng 512 tỷ đồng (tăng 12.7%) so với năm 2005. Đến năm 2007, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng. Số vốn huy động được là 5.409 tỷ đồng tăng 851 tỷ đồng, tương đương tăng 8.7% so với năm 2006.
b. Hoạt động tín dụng:
Tình hình dư nợ tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội theo thời hạn:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 2006/2005 tăng giảm (+,-)
So sánh 2007/2006 tăng giảm (+,-)
Dư nợ
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Ngắn hạn
647
923
1150
276
42,66
227
24,59
Trung và dài hạn
516,6
568
902
51,4
9,95
334
58,81
Tổng dư nợ
1163,6
1491
2052
327,4
28,14
561
37,63
Nợ xấu
1,868
34,8
23,6
Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ
0,16%
2,3%
1,15%
Nhìn vào tình hình dư nợ của chi nhánh ta thấy tổng dư nợ không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2006 tăng 28,14% so với 2005, năm 2007 tăng 37,63% so với 2006.Tuy nhiên, qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 thì tỷ lệ nợ xấu đang tăng lên cụ thể là: năm 2005 nợ xấu: 1868 triệu(chiếm 0,16% tổng dư nợ), năm 2006 nợ xấu: 34,8 tỷ(chiếm 2,3% tổng dư nợ), từ năm 2005 đến 2006 tỷ lệ nợ xấu tăng lên khá nhanh. Nhưng đến năm 2007 nợ xấu: 23,6 tỷ(chiếm 1,15% tổng dư nợ) đã có xu hướng giảm, chứng tỏ NH đã có những biện pháp hữu hiệu để quản lý vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu.
c. Kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng thu
276.451
391.212
486.849
Tổng chi
226.199
334.526
437.415
Chênh lệch thu chi
50.252
56.686
49.434
Quỹ lương xác lập theo đơn giá cả năm
7.778
9.422
7.620
Kết thúc năm tài chính 2007 NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đạt kết quả lợi nhuận là 49.434 triệu đồng với tổng thu là 486.849 triệu đồng đạt 148.6% so với kế hoạch, tăng 24.4% so với năm 2006. Đây là một năm kinh doanh khá là thành công của chi nhánh, trên các lĩnh vực đều có những chuyển biến tốt. Tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng qua các năm. Lợi nhuận qua các năm như sau: Năm 2006 đạt 56.686 triệu đồng, tăng 12.3% so với năm 2005 nhưng năm 2007 chỉ đạt 49.434 triệu đồng, giảm 12.8% so với năm 2006, có điều này là do chi phí hoạt động năm 2007 đã tăng 29.9% so với năm 2006, đây là hậu quả tất yếu của việc giá cả tăng một cách mạnh mẽ trong năm 2007.
2.2. Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2.1. Khái quát tình hình thanh toán tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Tổ chức thanh toán không dùng TM là một nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu được của NH, nó tác động đến quá trình lưu thông vốn, tiền tệ trong nền kinh tế. Nhận thức được điều này NH đã nhanh chóng đổi mới và phát triển công tác thanh toán không dùng TM, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng ứng dụng thành tựu tin học, hiện đại hoá công nghệ NH nhất là trong lĩnh vực thanh toán, quản lý và điều hành. Kết quả cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng điều này thể hiện thông qua tình hình thực hiện công tác thanh toán tại NH trong 2 năm 2006 - 2007.
Phương thức thanh toán
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Thanh toán bằng tiền mặt
7.659
14,1%
11.835
16,1%
T2 không dùng TM
46.532
85,9%
61.694
83,9%
Tổng cộng
54.191
100%
73.529
100%
Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2007 công tác thanh toán không dùng TM đạt 61.694 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 15.162 tỷ đồng tức là tăng 132,5%. Qua kết quả trên có thể thấy công tác thanh toán không dùng TM chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán chung, trong đó thanh toán bằng TM chiếm tỷ lệ 16,1% thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 83,9% trong tổng thanh toán chung, điều đó thể hiện lượng TM lưu thông trong hoạt động kinh tế đã được giảm bớt, giảm chi phí vận chuyển tiền lưu thông, tiết kiệm thời gian, hoạt động kinh tế được diễn ra kịp thời nhờ có lượng tiền được thanh toán nhanh chóng. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng TM, NH còn tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho các đơn vị thuận tiện, dễ dàng, giúp cho khách hàng có thể chuyển hoá một cách nhanh chóng từ TM sang chuyển khoản và ngược lại.
2.2.2. Tình hình sử dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
NH luôn thực hiện tốt vai trò trung tâm thanh toán nên nhiều khách hàng đã nhận thấy được lợi ích, sự tiện lợi, của công tác thanh toán không dùng TM. Thanh toán không dùng TM đã trở thành phương thức chủ đạo, khách hàng có khi có TM cũng chuyển vào TK của mình để sau đó thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản.
Nhìn chung tại NH công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thực hiện khá tốt, doanh số thanh toán dần qua các năm.
- Năm 2006 doanh số thanh toán đạt 46.532 tỷ đồng.
- Năm 2007 doanh số thanh toán đạt 61.694 tỷ đồng.
Để đánh giá chính xác tình hình áp dụng các thể thức thanh toán không dùng TM qua tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội ta xem xét nội dung của bảng dưới đây.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
1. Séc
2703,5
5,81%
3831,2
6,21%
2. Uỷ nhiệm chi
29371,1
63,12%
40107,3
65,01%
3. Uỷ nhiệm thu
3848,2
8,27%
5392,1
8,74%
4. Thư tín dụng
1000,4
2,15%
1715,1
2,78%
5. Loại khác
9608,8
20,65%
10648,3
17,26%
Tổng doanh số TTKDTM
46532
100%
61694
100%
Trong các thể thức được áp dụng tại NH thì Uỷ nhiệm chi là thể thức chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 65,01% trong tổng doanh số thanh toán không dùng TM năm 2007. Bên cạnh đó lại có thể thức thanh toán chiếm tỷ lệ nhỏ như Séc, Uỷ nhiệm thu. Sở dĩ hình thành như vậy là do các quy định cụ thể của mỗi thể thức thanh toán, mức độ tín nhiệm khác nhau của mỗi thể thức, mức độ tín nhiệm của khách hàng, trình độ trang bị kỹ thuật của NH và thói quen sử dụng các thể thức mang tính truyền thống của khách hàng.
a. Thể thức thanh toán bằng Séc.
Thanh toán bằng Séc là hình thức thanh toán đơn giản và thuận tiện nên đây là hình thức phổ biến. Séc được khách hàng sử dụng nhiều để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ cho người bán. Năm 2006 số tiền chi trả bằng Séc là 2703,5 tỷ đồng, năm 2007 tăng thêm 1127,7 tỷ lên 3831,2 tỷ đồng.
b. Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi.
Qua bảng số liệu trên ta thấy uỷ nhiệm chi là thể thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu thế ngày càng tăng. Với ưu điểm nổi bật là thủ tục đơn giản, thuận tiện, thời gian nhanh chóng. Tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thể thức uỷ nhiệm chi đã vượt trội hẳn so với các hình thức thanh toán khác. Trong năm 2006 thanh toán uỷ nhiệm chi đạt doanh số 29371,1 tỷ đồng chiếm 63,12% trong tổng số thanh toán chung. Sang năm 2007 con số này tiếp tục tăng và đạt 40107,3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 65,01% trong tổng số thanh toán chung.
Tại NH thường giải quyết khi: khách hàng trả nộp UNC sau khi kiểm soát xong.
- Nếu bên mua và bán có TK tại cùng NH thì được chi trả ngay.
- Nếu khách hàng mở TK khác NH, khác địa phương nhưng cùng hệ thống cũng được chuyển trả kịp thời. Vì hiện nay hệ thống NH thực hiện việc chuyển trả tiền qua hệ thống mạng máy tính rất kịp thời, chính xác và an toàn. Ngoài ra thanh toán bằng UNC linh động hơn séc ở chỗ: UNC người mua đã lấy hàng rồi mới gửi UNC tới NH, nếu TK không đủ số dư tiền gửi để thanh toán, thì NH chi trả lại cho KH mà không có xử lý gì.
Do vậy, hình thức này thường được áp dụng chủ yếu khi bên bán tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên mua, nên được giao hàng trước.
Hình thức này cũng có những tồn tại vì chỉ áp dụng giữa 2 đơn vị tín nhiệm lẫn nhau và dùng để thanh toán hàng hoá hay dịch vụ đã hoàn thành. Vì thế bản thân nó chứa đựng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Mặt khác thể thức thanh toán UNC có sự tách rời vận động của vật tư hàng hoá nên dẫn đến hiện tượng tín dụng thương mại lẫn nhau, gây rủi ro, thiệt hại cho khách hàng bán. Mặc dù có những mặt hạn chế nhưng thể thức thanh toán này luôn đứng đầu về doanh số.
c. Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu.
Thể thức thanh toán UNT tại NH chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thanh toán chung trong 2 năm 2006-2007.
Thanh toán UNT năm 2006 đạt 3848,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 8,27% trong tổng doanh số thanh toán chung, sang năm 2007, thanh toán bằng UNT tăng lên 5392,1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 8,74%.
Tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội; UNT chủ yếu áp dụng thanh toán cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nên thanh toán phần nhiều là qua phương thức thanh toán bù trừ
2.2.3. Quy trình nghiệp vụ kế toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.2.3.1. Thanh toán Séc.
Người thụ hưởng nộp séc vào NH kèm theo 3 liên Bảng kê nộp séc (BKNS). NH sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của séc, BKNS nếu đủ điều kiện thì sẽ thanh toán cho khách hàng, nếu không đủ điều kiện thì từ chối thanh toán có nêu rõ lý do. Tờ séc sau khi kiểm tra sẽ xử lý tuỳ theo người phát hành và người thụ hưởng mở tài khoản ở cùng hay khác NH.Thông dụng nhất là 2 loại séc chuyển khoản và séc bảo chi.
a. Séc chuyển khoản
ã Nếu người phát hành và người thụ hưởng đều có TK tại NHNo Bắc Hà Nội
NH kiểm tra số dư tài khoản người phát hành, nếu đủ số dư thì hạch toán:
Nợ TK: 4211"Tiền gửi Đơn vị phát hành"
Có TK: 4211"Tiền gửi Đơn vị thụ hưởng"
ã Nếu người phát hành có TK tại NHNo Bắc Hà Nội mà người thụ hưởng có TK ở NH khác thì người thụ hưởng có thể nộp séc vào NH nơi họ mở TK hoặc nộp vào NHNo Bắc Hà Nội. Nếu nộp vào ngân hàng bên thụ hưởng thì séc được chuyển về NHNo Bắc Hà Nội. Sau khi kiểm tra đối chiếu các yếu tố, hạch toán:
Nợ TK: 4211"Tiền gửi Đơn vị phát hành"
Có TK: 5012 "Thanh toán bù trừ"
ã Nếu người thụ hưởng có TK tại NHNo Bắc Hà Nội mà người phát hành séc có TK ở NH khác. Khi NH bên phát hành ghi nợ TK khách hàng thì NHNo Bắc Hà Nội hạch toán:
Nợ TK: 5012"Thanh toán bù trừ"
Có TK: 4211"Tiền gửi Đơn vị thụ hưởng"
b. Séc bảo chi
ã Nếu người phát hành và người thụ hưởng đều có TK tại NHBHN
Khi bảo chi séc
Nợ TK: 4211" Tiền gửi Đơn vị phát hành"
Có TK: 4271" Tiền gửi bảo đảm TT Séc" (người PH Séc)
Khi thanh toán séc
Nợ TK: 4271" Tiền gửi bảo đảm TT Séc"
Có TK: 4211" Tiền gửi Đơn vị thụ hưởng"
ã Nếu người phát hành có TK tại NHNo Bắc Hà Nội, người thụ hưởng có TK ở NH khác
Khi bảo chi séc
Nợ TK: 4211 " Tiền gửi Đơn vị phát hành"
Có TK: 4271" Tiền gửi bảo đảm TT Séc"
Khi thanh toán séc
Nợ TK: 4271" Tiền gửi bảo đảm TT Séc"
Có TK: 5012 ( Nếu ngân hàng bên bán tham gia thanh toán bù trừ)
Hoặc Có TK: 5191 ( Nếu ngân hàng bên bán khác địa phương)
ã Nếu người thụ hưởng có TK tại NHNo Bắc Hà Nội và người phát hành có TK ở NH khác thì khi nhận được Séc bảo chi do người thụ hưởng nộp (Séc và bảng kê nộp Séc), NHNo Bắc Hà Nội hạch toán.
Nợ TK: 5012 (Nếu ngân hàng bên mua tham gia thanh toán bù trừ)
Nợ TK: 5191 (Nếu ngân hàng bên mua ở khác địa bàn cùng hệ thống)
Có 4211( Tiền gửi Người thụ hưởng)
2.2.3.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (UNC).
Khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền, khách viết 02 liên UNC, kế toán kiểm tra các yếu tố trên UNC như:
+ Tên đơn vị trả tiền, chữ ký, mẫu dấu…
+ Số tài khoản tại NH
+ Tên đơn vị nhận tiền
+ Ngân hàng phục vụ người hưởng, số tài khoản của người hưởng…
+ Số tiền bằng số và bằng chữ phải khớp nhau.
Nếu các nội dung trên UNC đã đầy đủ và chữ ký, mẫu dấu, số tài khoản của đơn vị chuyển tiền đúng như trong hồ sơ đăng ký mở tài khoản, kế toán viên chuyển chứng từ cho kế toán trưởng ký.
Kế toán viên kiểm tra tài khoản của khách hàng nếu đủ số dư, kế toán hạch toán chuyển tiền cho khách hàng.
a. Nếu đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại cùng NHNo Bắc Hà Nội
Kế toán hạch toán rút chuyển khoản cho khách hàng.
Nợ TK: 4211 " Tiền gửi của đơn vị trả tiền"
Có TK: 4211 " Tiền gửi của đơn vị thụ hưởng"
b. Nếu đơn vị thụ hưởng có tài khoản khác Chi nhânh, khác tỉnh, thành phố.
Nợ TK: 4211 " Tiền gửi đơn vị trả tiền"
Có TK 5191
c. Nếu đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng cùng trên địa bàn Hà Nội, kế toán hạch toán chuyển tiền bằng thanh toán bù trừ :
Nợ TK: 4211 " Tiền gửi đơn vị trả tiền"
Có TK 5012 " Tài khoản thanh toán bù trừ"
2.2.3.3. Thanh toán bằng UNT
a. Đơn vị trả tiền có cùng tài khoản với đơn vị thụ hưỏng
Nợ TK: 4211 "Tiền gửi Đvị trả tiền"
Có TK: 4211 " Tiền gửi Đvị thụ hưởng"
b. Nếu người thụ hưởng có TK tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội mà người trả tiền có TK tại NH khác thì khi nhận được UNT, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội không chuyển UNT đó sang NH bên trả tiền( như phương pháp thanh toán liên hàng bằng thư) mà hạch toán ghi Nợ ngay cho NH bên trả tiền và ghi Có vào TK chờ thanh toán.
Nợ TK: 5012 (Nếu NH bên trả tiền trên địa bàn Hà Nội)
Nợ TK: 5191 (Nếu NH bên trả tiền khác địa phương)
Có TK: 4521 " Tiền giữ hộ và đợi thanh toán"
Khi nhận được điện (qua mạng thanh toán) NH bên trả tiền đã ghi Nợ TK người trả tiền thì NHNo&PTNT Bắc Hà Nội tất toán TK 4521
Nợ TK: 4521
Có TK: 4211 " Tiền gửi người nhờ thu"
2.2.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (TTD).
a. Thủ tục mở TTD
Tại NH bên mở TTD
Khi nhận được giấy xin mở TTD do khách hàng nộp thì tiếp nhận toàn bộ các chứng từ nêu trên và kiểm tra, chỉ nhận mở TTD trong trường hợp người thụ hưởng có mở TK tại một NH khác cùng hệ thống.
NH hạch toán:
Nợ TK: 4211( Tiền gửi Đơn vị thụ hưởng)
Có TK: 4272 " Tiền gửi bảo đảm thanh toán TTD"
b. Thủ tục thanh toán TTD
Tại NH phục vụ bên thụ hưởng
Khi nhận được 2 liên giấy mở TTD do NH bên mở TTD gửi đến, tiến hành kiểm tra sau đó gởi 1 liên cho bên thụ hưởng, còn 1 liên lưu lại NH và mở sổ theo dõi TTD đến.
Khi nhận được 4 liên bảng kê hoá đơn chứng từ do bên thụ hưởng nộp vào, NH kiểm tra đối chiếu các yếu tố, nếu đúng xử lý như sau:
- Ghi vào sổ theo dõi TTD đến đã được thanh toán
- Hạch toán:
Nợ TK: 5191
Có TK: 4211 " Tiền gửi người bán"
Tại NH bên mở TTD khi nhận được các chứng từ trên thì kiểm tra đối chiếu và xử lý và tất toán TTD
Nợ TK: 4272 " Tiền gửi bảo đảm thanh toán TTD"
Có TK: 5191
2.2.3.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán(TTT).
Hiện nay tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chỉ phát hành loại thẻ ghi Nợ.
Thẻ ghi Nợ được sử dụng để rút tiền tại các máy trả tiền tự động (ATM) và để thanh toán BHXH, BHYT, mua hàng tại các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.
Riêng đối với thẻ tín dụng, NH đang có chương trình phát hành và đang trong giai đoạn thí điểm nên em chỉ trình bày quy trình thanh toán thẻ ghi Nợ tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
a. Khi cấp thẻ.
- Khách hàng nhận bộ hồ sơ in sẵn, ghi đầy đủ các yếu tố và nộp phí mở TK và số tiền tối thiểu để mở thẻ
- Phòng thẻ chuyển bộ hồ sơ lên Trung tâm thẻ
Hạch toán số tiền khách hàng nộp.
Nợ TK: 1011 " Tiền mặt tại quỹ" : Tổng số tiền
Có TKTG chủ thẻ : Số tiền nộp vào thẻ
Có TK: 711 : Phí phát hành
Khi Trung tâm thẻ chuyển thẻ về thì NH trao trả cho chủ thẻ kèm theo mã pin, bảng hướng dẫn sử dụng thẻ.
Thanh toán viên hướng dẫn cho khách hàng cách đổi mã pin và cách sử dụng thẻ.
b. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ để mua hàng hoặc rút tiền tại máy.
- Nếu khách hàng rút tiền tại ATM, máy sẽ tự động chuyển dữ liệu về NH, kế toán hạch toán.
Nợ: TKTG chủ thẻ
Có: TK 1014 " Tiền mặt tại máy"
Nếu khách hàng thanh toán( mua hàng, trả bảo hiểm xã hội) thì cơ sở chấp nhận thẻ đem chứng từ hoá đơn đến yêu cầu NH thanh toán
NH hạch toán
Nợ: TKTG chủ thẻ
Có: TK cơ sở bán hàng
c. Nạp tiền vào máy
Tổ thẻ nhận tiền tạm ứng
Căn cứ vào phiếu chi tạm ứng, kế toán hạch toán
Nợ: TK tạm ứng ( Tên người nhận tiền)
Có: 1011
Sau khi hoàn tất việc nạp tiền vào máy tổ thẻ lập bảng kê số tiền đã đặt vào từng máy.
Căn cứ vào bảng kê, kế toán tất toán TK tạm ứng, hạch toán.
Nợ: 1014 " Tiền mặt tại máy" ( Chi tiết từng máy)
Có TK tạm ứng ( Tên người tạm ứng)
2.3. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
2.3.1. Những kết quả làm được
- Trong thời gian qua, công tác thanh toán không dùng TM đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, doanh số thanh toán không dùng TM được tiến hành nhanh chóng kịp thời, chính xác, không chỉ đem lại nguồn thu đáng kể cho NH mà còn góp phần nâng cao uy tín cũng như ưu thế cạnh tranh của NHNo Bắc Hà Nội trên thị trường. Tạo dựng được niềm tin vững chắc đối với khách hàng, củng cố được uy tín trong hoạt động thanh toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển dài hạn của NH.
- NH luôn quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và NN, của ban lãnh đạo NHNo&PTNTVN và biết vận dụng một cách sáng tạo, lôgic, từ đó xây dựng chiến lược phát triển với nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2731.doc