Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học quản trị kinh doanh của đại học bách khoa Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .6

LỜI MỞ ĐẦU.7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Nội dung của luận văn.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐÀO TẠO .9

1.1 Chất lượng đào tạo với lợi ích của người được đào tạo, người tham gia đào

tạo và người sử dụng sản phẩm đào tạo .9

1.2 Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản

phẩm đào tạo .10

1.3 Các nhân tố và hướng biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo .16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CAO

HỌC QTKD CỦA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.26

2.1 Tổng quan về đào tạo cao học của ĐHBK HN, về đào tạo cao học QTKD.26

2.2 Đánh giá tình hình chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN.33

2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu phục vụ đề tài: . 34

2.2.2 Chất lượng sản phẩm đào tạo CH QTKD của ĐHBK HN trong 10 năm

gần nhất theo kết quả học tập . 35

2.2.3 Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả xin ý kiến người trực tiếp

tham gia đào tạo: . 36

2.2.4 Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả xin ý kiến của những người

điều phối quá trình đào tạo. . 38

pdf92 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học quản trị kinh doanh của đại học bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70 60 80 80 80 Chỉ tiêu (3) 70 60 60 70 60 60 60 60 40 62,7 60 60 60 70 70 70 70 70 60 Chỉ tiêu (1): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước. Chỉ tiêu (2): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với nhu cầu sử dụng. Chỉ tiêu (3): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với kỳ vọng. Tổng hợp lại điểm trung bình đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả xin ý kiến của những thầy cô trực tiếp tham gia quá trình đào tạo là 72 điểm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 38 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B 2.2.4 Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả xin ý kiến của những người điều phối quá trình đào tạo. Bảng 2. 4 Tổng hợp kết quả điều tra Chất lượng sản phẩm đào tạo theo ý kiến những người điều phối quá trình đào tạo Chỉ tiêu (1) 60 50 50 Chỉ tiêu (2) 60 50 50 Chỉ tiêu (3) 60 50 50 Chỉ tiêu (1): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước. Chỉ tiêu (2): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với nhu cầu sử dụng. Chỉ tiêu (3): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với kỳ vọng. Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước, với 3 phiếu trả lời thu được thì một phiếu là 60/100, 2 phiếu với đánh giá 50/100 điểm. Điểm trung bình cho yếu tố này là 53,3 điểm. Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với nhu cầu sử dụng và yếu tố so với kỳ vọng, kết quả thu được cũng như trên với 1 phiếu cho đánh giá 60/100 điểm và 2 phiếu với đánh giá 50/100 điểm. Tổng hợp lại, điểm trung bình cho chất lượng sản phẩm đào tạo theo đánh giá của những người trực tiếp tham gia điều phối là 53,3 điểm. 2.2.5 Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả xin ý kiến của người học Những người học là người chứng kiến nhiều nhất; suy ngẫm, đối phó suốt trong quá trình đào tạo về chất lượng của các yếu tố, chất lượng các công việc, chất lượng các công đoạn.., đối với nhiều người trong số họ chất lượng đã là kỳ vọng, là Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 39 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B mục tiêu số 1, là thứ họ theo đuổi và tìm cách đạt được. Do đó họ phải được tham gia đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo Bảng 2. 5 Tổng hợp kết quả điều tra chất lượng sản phẩm đào tạo theo ý kiến người học Chỉ tiêu (1): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước. Chỉ tiêu (2): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với nhu cầu sử dụng. Chỉ tiêu (3): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với kỳ vọng. Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với của đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước các học viên được hỏi cho đánh giá đa số từ 70-80 điểm. Điểm trung bình cho yếu tố này là 75,5điểm. Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra Điểm trung bình Chỉ tiêu (1) 80 70 70 70 70 70 80 80 80 80 90 75,5 80 80 70 70 80 80 80 60 60 80 80 Chỉ tiêu (2) 60 60 70 60 60 60 70 60 50 70 60 59,5 50 60 60 60 60 60 60 50 60 60 50 Chỉ tiêu (3) 70 70 60 70 70 70 50 60 80 70 80 65 70 70 70 50 60 70 50 50 70 70 50 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 40 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với nhu cầu sử dụng, các học viên được hỏi cho đánh giá đa số trong khoảng từ 60 đến 70 điểm. Điểm đánh giá thấp nhất là 50 điểm. Điểm trung bình là 59,5 điểm. Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với kỳ vọng, các đánh giá thu được đa số trong khoảng từ 60-70 điểm. Điểm trung bình cho yếu tố này là 65 điểm. Tổng hợp lại điểm trung bình cho chất lượng sản phẩm đào tạo theo ý kiến của học viên là 66,6 điểm. 2.2.6 Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả xin ý kiến phỏng vấn những người sử dụng Người sử dụng sản phẩm đào tạo là người nêu ra các yêu cầu cụ thể về chất lượng đối với sản phẩm đào tạo, kiểm định chất lượng sản phẩm đào tạo trên thực tế. Người sử dụng sản phẩm đào tạo tham gia đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo làm cho kết quả đánh giá có sức thuyết phục cao hơn. Bảng 2. 6 Tổng hợp kết quả điều tra chất lượng sản phẩm đào tạo theo ý kiến người sử dụng Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra Điểm trung bình Chỉ tiêu (1) 70 70 70 70 60 70 72,5 70 70 70 70 80 80 Chỉ tiêu (2) 70 70 60 70 60 60 64,1 60 60 60 60 60 60 Chỉ tiêu (3) 70 70 70 60 70 50 63,3 60 60 60 60 60 60 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 41 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Chỉ tiêu (1): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước. Chỉ tiêu (2): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với nhu cầu sử dụng. Chỉ tiêu (3): Chất lượng sản phẩm đào tạo so với kỳ vọng. Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với của đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước, các đánh giá thu được đều cho điểm đa số là 70 điểm. Điểm thấp nhất là 60 và cao nhất là 80. Điểm trung bình cho yếu tố này là 72,5 điểm. Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với nhu cầu sử dụng, các đánh giá thu được đa số là 60 và 70 điểm. Điểm trung bình là 64,1 Với yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo so với kỳ vọng, các đánh giá thu được đa số là 60 và 70 điểm. Điểm trung bình cho yếu tố này là 63,3 điểm. Điểm trung bình cho chất lượng sản phẩm đào tạo theo ý kiến người sử dụng sản phẩm đào tạo là 66,6 điểm. Với cách tiếp cận từ phía người sử dụng sản phẩm đào tạo, để có thể tiếp cận chi tiết hơn về chất lượng các mặt của sản phẩm đào tạo, người sử dụng được thiết kế riêng một bảng hỏi đánh giá về chất lượng các kỹ năng sau khi được đào tạo của người lao động. Từ điểm đánh giá này chúng ta có thể giải thích được tại sao các nhà sử dụng đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo thạc sỹ của trường Đại học Bách khoa không thua kém gì các trường khác tuy nhiên chất lượng đó so với nhu cầu sử dụng và so với kỳ vọng thì lại chưa hoàn toàn tương xứng: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 42 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Bảng 2. 7 Đánh giá các kỹ năng sau khi được đào tạo của học viên theo ý kiến người sử dụng Các yếu tố Điểm đánh giá trung bình Chất lượng kiến thức cơ bản 70,5 Chất lượng kiến thức chuyên môn 75 Kỹ năng tư duy 66 Kỹ năng chuyên môn 71,4 Kỹ năng giao tiếp 59,5 Người sử dụng có lẽ là những người có sự đánh giá khách quan và chính xác nhất trong các đối tượng tham gia đánh giá, bởi thế trong bảng tổng hợp, đánh giá của họ cũng có trọng số cao nhất. Qua bảng đánh giá trên chúng ta có thể nhận thấy các yếu tố về kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn được đánh giá cao hơn các kỹ năng nhưng cũng chỉ ở mức khá còn các kỹ năng còn lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình-khá. Đây là các đánh giá để chúng ta có phương hướng tìm ra các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đào tạo cũng như đề ra các biện pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng đó. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 43 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Bảng 2. 8 Tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố chất lượng sản phẩm đào tạo Đối tượng So với đối thủ cạnh tranh thành công nhất trong nước So với nhu cầu sử dụng So với kỳ vọng Điểm trung bình cho chỉ số Người trực tiếp tham gia quá trình đào tạo 84,2 69,2 62,7 72 Người trực tiếp tham gia quá trình điều phối. 53,3 53,3 53,3 53,3 Người học 75.5 59.5 65 66,6 Người sử dụng 72.5 64.2 63.3 66,6 Như vậy, tập hợp kết quả đánh giá chất lượng đào tạo thạc sỹ QTKD của ĐHBK HN theo 5 phía tiếp cận ta có bảng sau: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 44 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Bảng 2. 9 Kết quả đánh giá chất lượng đào tạo thạc sỹ QTKD của ĐHBK HN Tên chỉ số phản ánh chất lượng sản phẩm đào tạo Điểm cho/ Điểm tối đa 1. Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả học tập 15/20 2. Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả phỏng vấn những thầy, cô tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo. 14,4/20 3. Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả phỏng vấn người học. 10/15 4. Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả phỏng vấn những người điều phối quá trình đào tạo 8/15 5. Chất lượng sản phẩm đào tạo theo kết quả phỏng vấn những người sử dụng 20/30 Cộng 67,4 Như vậy, chất lượng sản phẩm đào tạo thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh của Đại học Bách khoa Hà Nội xếp loại B - số điểm không thực sự cao, cận trên của thang đo (từ 50 – 75 điểm) Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 45 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B 2. 3 Nhưng yếu tố trực tiếp quyết định tình hình chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Qua việc thu thập bảng hỏi và áp dụng phương pháp chung kết định lượng của GS.TS Đỗ Văn Phức như đã trình bày ở trên ta có thể rút ra kết luận về tình hình đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN như sau: Chất lượng sản phẩm đào tạo cao học của ĐHBK HN không thua kém gì các đối thủ cạnh tranh trong nước. Tuy vậy, kết quả lại chưa thực sự cao theo sự đánh giá của người sử dụng, của người điều phối quá trình đào tạo. Dựa vào phần cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, tôi xin phân tích những yếu tố trực tiếp quyết định tình hình chất lượng đào tạo cao học QTKD cua ĐHBK HN. Từ bản chất, mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý chất lượng đào tạo chúng tôi chiết xuất được các yếu tố trực tiếp quyết định chủ yếu tình hình chất lượng sản phẩm đào tạo như sau:  Mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu đào tạo; mức độ cụ thể hóa, hợp lý của tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm đầu ra, đầu vào và cho các yếu tố, các loại công việc tham gia vào quá trình đào tạo;  Mức độ đảm bảo chất lượng đầu vào;  Mức độ đảm bảo chất lượng của các loại yếu tố tham gia vào quá trình đào tạo như: chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng công tác điều phối... 1. Về mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu đào tạo; mức độ cụ thể hóa, hợp lý của tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm đầu ra, đầu vào và cho các yếu tố, các loại công việc tham gia vào quá trình đào tạo. Công việc đầu tiên của mọi hoạt động, quản lý hoạt động là dự báo, xác định, định hình nhu cầu để tạo cơ sở, căn cứ quan trọng cho nhiều công đoạn khác như: hoạch định chiến lược, đánh giá chất lượng... Công việc quan trọng đầu tiên của quản lý đào tạo là xác định nhu cầu các loại cán bộ, nhân viên cho phát triển kinh tế Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 46 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B - xã hội; đào tạo kỹ sư, cử nhân công nghệ, công nghiệp cho chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước. Nhu cầu đào tạo bao gồm: Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo; Số lượng từng ngành, chuyên ngành; Cơ cấu các ngành, chuyên ngành; Cơ cấu các loại trình độ trong từng ngành, chuyên ngành trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sử dụng kết quả xác định nhu cầu đào tạo người ta hoạch định chiến lược đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo. Đánh giá đúng nhu cầu đào tạo các loại cán bộ, nhân viên cho quá trình phát triển của đất nước giúp tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, cung vượt quá cầu, thêm vào đó chất lượng không được đảm bảo. Xác định nhu cầu đào tạo không những là xác định nhu cầu về số lượng từ nền kinh tế và chiến lược phát triển của đất nước để có quy mô và cơ cấu đào tạo chính xác mà còn là xác định nhu cầu đào tạo của người học, là những gì học viên cần học, là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, quan điểm để có thể đạt được một mục tiêu nhất định trong cuộc sống hay trong công việc của họ. Thông thường, nhu cầu học thường xuất phát từ những mong muốn hay nguyện vọng của chính người học nhưng đôi khi người học không tự mình thấy ngay được những nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của người làm công tác đào tạo để có thể thấy rõ. Đánh giá nhu cầu đào tạo của học viên giúp những người đào tạo hiểu rõ hơn về học viên và năng lực của họ trước khi đào tạo, giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học đang có với kỹ năng, kiên thức và thái độ mà người học cần phải có. Như vậy việc xác định nhu cầu đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác đào tạo nhưng công việc này thường không được tiến hành đầy đủ hoặc thậm chí hoàn toàn không tiến hành mà chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của các cấp lãnh đạo quản lý về nhu cầu số lượng học viên cũng như những kiến thức, môn học học viên cần phải học. Việc xác định và phân tích nhu cầu đào tạo phải được tiến hành trước tiên để có một chương trình đào tạo hiệu quả. Việc làm này không những làm hài hòa mục tiêu chung của xã hội mà còn đáp ứng những mục tiêu riêng biệt của từng nhóm học viên. Không xác định được nhu cầu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 47 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B đào tạo thì cũng khó để có thể cụ thể hóa tiêu chuẩn cho đầu ra, đầu vào cũng như các công việc và yếu tố tham gia quá trình đào tạo. 2. Về mức độ đảm bảo chất lượng đầu vào Chất lượng những người tuyển vào đào tạo (Chất lượng đầu vào) về mặt suy luận và thực tế quyết định một phần không nhỏ chất lượng sản phẩm đào tạo. Các tiêu chuẩn chất lượng đầu vào của ngành, chuyên ngành, loại hình đào tạo...phải được chuyển hóa, cụ thể hóa thành đề thi; quán triệt khi coi thi, chấm thi. Đánh giá chất lượng đầu vào trong nhiều trường hợp cần xác định lại các tiêu chuẩn chất lượng đầu vào; xem xét, đối chiếu với thực tế đề thi, kết quả chấm thi và điều tra chất lượng coi thi. Chất lượng đầu vào tốt góp phần đảm bảo chất lượng đầu ra: những học viên có đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản cho các ngành, chuyên ngành và loại hình đào tạo thì khả năng tiếp thu và chuyển hóa kiến thức nâng cao mới học mới nhanh và đạt hiệu quả cao. Thông thường chúng ta đánh giá chất lượng đầu vào qua các đề thi qua các năm. Với trường Đại học Bách khoa kỳ thi đầu vào cao học chưa thật sự có chất lượng cao để đảm bảo chất lượng đầu vào vì với cá nhân tôi, một cá nhân đã từng tham gia kỳ thi này thấy rằng đề thi của trường đạt tiêu chuẩn của những kiến thức cơ bản cần có của một học viên cao học tuy nhiên công tác coi thi lại chưa thực sự tốt. Cán bộ coi thi không nghiêm túc triệt để, trong phòng thi việc trao đổi, hỏi han, chép bài còn xảy ra tương đối nhiều. Thêm vào đó trong nhiều năm tiêu chuẩn để qua kỳ thi chỉ là 5 điểm mỗi môn trừ ngoại ngữ có tiêu chuẩn riêng nên các thí sinh thi đầu vào cũng chỉ cố làm, hỏi han, chép bài cho đủ 5 điểm. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đầu vào của học viên cao học, không phản ánh được đúng trình độ của học viên dự thi, không tuyển chọn được đúng những người đủ tiêu chuẩn, tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết để học cao học. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 48 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Bảng 2. 10 Tổng hợp kết quả điều tra chất lượng đầu vào đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của đại học Bách Khoa Hà Nội Đối tượng Tổng hợp kết quả điều tra Điểm trung bình Các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy 70 57 55 65 60 75 70,5 80 65 60 85 85 70 62 70 90 70 80 70 Cán bộ điều phối quá trình đào tạo 60 40 20 40 Qua việc điều tra bằng bảng hỏi về chất lượng đầu vào của đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy cũng như những cán bộ điều phối quá trình đào tạo đều không thực sự đánh giá cao. Kỳ thi vừa xong, tiêu chuẩn của trường là lấy điểm từ cao xuống thấp cho tới hết chỉ tiêu, theo tôi đó là cách làm đúng tuy nhiên công tác coi thi cũng cần phải quán triệt và điểu chỉnh đồng bộ theo. 3. Về mức độ đảm bảo chất lượng của các loại yếu tố tham gia vào quá trình đào tạo như: chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng công tác điều phối... Tiếp sau việc xem xét tác động, ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc chất lượng đầu vào là việc xem xét tác động, ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc chất lượng quá trình đào tạo. Chất lượng quá trình đào tạo là kết quả hợp thành của chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng điều phối quá trình đào tạo Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 49 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B  Về chất lượng cơ sở vật chất của đào tạo: Cơ sở vật chất của đào tạo bao gồm các loại: giảng đường; trang thiết bị thực nghiệm, giảng dạy; tài liệu học.Chất lượng cơ sở vật chất của đào tạo là kết quả hợp thành chất lượng của các yếu tố đó; là mức độ đạt những yêu cầu về mặt tổ chức, các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cụ thể, chi tiết, khắt khe nhất đối với từng loại cơ sở vật chất góp phần đảm bảo chất lượng cao nhất có thể của từng ngành, chuyên ngành, môn học Bảng 2. 11 Tổng hợp kết quả điều tra chất lượng cơ sở vật chất của chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh ĐHBK HN Đối tượng Tổng hợp kết quả điều tra Điểm trung bình Học viên cao học 55 75 60 70 70 90 74,8 80 65 65 65 70 75 90 70 80 80 80 100 100 60 95 60 65 Các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy 50 53 40 55 50 70 60,7 70 50 50 45 50 70 70 80 60 70 80 80 Cán bộ điều phối quá trình đào tạo 80 40 50 56,6 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 50 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Có thể nói cơ sở vật chất cho đào tạo cao học của Đại học Bách khoa tương đối tốt, phòng học khang trang, sạch sẽ, dụng cụ và thiết bị phục vụ cho công việc giảng dạy đầy đủ như phấn, bảng, máy chiếu....tuy nhiên với những môn học đại cương bắt buộc và học chung nhiều lớp như môn Triết thì nhà trường chưa bố trí được giảng đường lớn, giảng dạy ở phòng học tương đối nhỏ so với số lượng học viên nên khả năng bao quát của giáo viên giảm, sự tiếp thu của học viên cũng bị hạn chế do lớp quá đông, đôi khi quá nóng do điều hòa không đủ với số lượng học viên trong phòng. Trường cũng chưa có phòng máy tính phục vụ cho việc thực hành một số môn cho học viên. Các yếu tố khác như về khung cảnh sư phạm và khung cảnh thiên nhiên xung quanh đều được đảm bảo để học viên được tạo điều kiện học tập đạt hiệu quả cao.  Về chất lượng đội ngũ giáo viên: Chất lượng đội ngũ giáo viên là kết quả hợp thành của chất lượng họ được đào tạo; chất lượng kiến thức chuyên môn họ dùng truyền thụ và để làm chuẩn mực khi chấm thi môn học; chất lượng kiến thức và phương pháp họ hướng dẫn và đánh giá thực hành kỹ năng, làm luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên; chất lượng tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo của họ Các giáo viên tham gia giảng dạy cao học của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đều có trình độ từ tiến sỹ trở lên, đối với một số môn học, để đảm bảo trình độ người dạy, đảm bảo kiến thức học viên được truyền thụ trường mời thêm các giáo viên bên ngoài từ Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Hành chính quốc gia.đến giảng dạy. Nói chung, các giáo viên của trường tham gia giảng dạy đều là những giáo viên có trách nhiệm trong bài giảng, phương pháp giảng dạy, đánh giá, quan tâm đúng mức đến học viên trong quá trình học. Trong quá trình dạy giáo viên cũng chú ý kết hợp cả lý thuyết và thực hành, phát huy tối đa sự tham gia của học viên, lấy học viên làm trung tâm khi truyền dạy các môn học. Tuy vậy bên cạnh những mặt Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 51 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B tích cực đó vẫn còn một số mặt hạn chế còn tồn tại cần có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng quá trình giảng dạy, thông qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo cuối cùng. Trước khi bắt đầu môn học, giáo viên giới thiệu và cung cấp tài liệu đầy đủ cho học viên. Tuy nhiên, bên cạnh những môn học có giáo trình được biên soạn bài bản, đã được đánh giá chất lượng đầy đủ, được biên soạn một cách khoa học, xúc tích thì vẫn còn một số môn học tài liệu của giáo viên được biên soạn dưới dạng slide, văn bản word chưa qua kiểm định chất lượng, chưa thống nhất giữa các giáo viên dẫn tới việc khó đảm bảo chất lượng bài giảng, gây khó khăn cho học viên trong việc nghiên cứu, tiếp thu kiến thức môn học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng chú ý tới việc kết hợp giảng dạy cả kiến thức kết hợp những tình huống thực tế để học viên dễ nghe, dễ hiểu. Tuy nhiên trong cả khóa học, có những giáo viên được cử dạy nhiều môn nhưng không phải môn nào cũng chuyên sâu, dẫn tới tình trạng có môn thì giáo viên giảng rất nhiệt tình, dễ hiểu nhưng môn khác thì hời hợt, lý thuyết suông khiến học viên chán nản, không hiểu sâu cũng như không vận dụng được môn học đó. Kết thúc môn học, hình thức đánh giá chủ yếu của giáo viên là thi tự luận, bên cạnh những môn thi có đề thi phân loại được học viên, nhiều đề để tránh tình trạng học viên sao chép bài của nhau thì vẫn có những môn học đề thi chưa phân loại được, có khi giáo viên sử dụng nhiều lần một đề thi cho các khóa học, dẫn tới tình trạng học viên sao chép bài, sử dụng những bài giải có từ trước khiến cho việc đánh giá kết quả học bị sai lệch, học viên thụ động với kiến thức đã được học.  Về chất lượng điều phối quá trình đào tạo: Điều phối quá trình đào tạo là cho vận hành, phối hợp hoạt động của các thành tố của quá trình đào tạo; là thực hiện, hoàn thành các công việc sau:lập kế hoạch dạy – học; phân công giảng dạy; thanh tra dạy – họcChất lượng của điều phối quá trình đào tạo là chất lượng của những công việc này. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 52 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B Chất lượng điều phối quá trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh của Đại học Bách khoa có thể nói là cao, việc vận hành, phối hợp giữa các công việc lập kế hoach dạy- học, phân công giảng dạy, thanh tra khá nhịp nhàng, đồng bộ. Nhìn chung thời gian học, kế hoạch từng học kỳ được đảm bảo, không vượt quá thời gian từng kỳ học, đảm bảo thời gian học liên tục, không ngắt quãng ảnh hưởng tới học viên. Tuy vậy, bên cạnh đó có những trường hợp do giáo viên phụ trách môn học có kế hoạch công tác hoặc không thể giảng dạy mà những môn học tiên quyết lại học sau những môn nâng cao, chuyên ngành vì vậy mà học viên chưa có kiến thức cơ sở, kiến thức nền để phát triển và tiếp thu gây khó khăn không những cho học viên mà còn cho cả người giảng dạy, mất thời gian để giảng lại và củng cố những kiến thức của môn học tiên quyết. Để đảm bảo chất lượng quá trình điều phối cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo thì trong những khóa học tới, những cán bộ quản lý quá trình điều phối đào tạo cần khắc phục tình trạng trên, đảm bảo thứ tự môn học cho học viên. Bảng 2. 12 Tóm lược những bất cập chính yếu làm giảm điểm chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK Hà Nội Biểu hiện thấp kém của thực trạng các yếu tố Tác động làm giảm chất lượng sản phẩm đào tạo (HV: Tác động làm giảm động cơ học tập và làm giảm tập trung thời gian, chú ý cho tiếp thu kiến thức, trau dồi kỹ năng; GV: làm hạn chế việc thu hút được kiến thức và phương pháp truyền thụ chất lượng cao 1. Coi thi đầu vào có phần thiếu nghiêm túc, kém công bằng Một số không nhỏ học viên có ý thức, động cơ học tập, trí thông minh không đáp ứng yêu cầu được tuyển. Trong quá trình học tập họ sẽ tiếp tục duy trì và phát triển tình trạng: ít thiết tha học tập, thói quen quay cóp, “chạy chọt” được hình Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao học QTKD của ĐHBK HN Luận văn cao học Quản trị kinh doanh Page 53 Học viên Đoàn Hải Anh Lớp QTKD3- 2011B thành từ học phổ thông và đại học...Học cùng với những học viên được tuyển đúng họ làm ô nhiễm bầu không khí học tập, làm giảm động cơ học tập và làm giảm tập trung trung quắ trình tiếp thu kiến thức, tức là làm giảm chất lượng đào tạo. Những học viên ngòi nhầm lớp, nhầm cấp này sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu và chuyển hóa kiến thức mới, gây bức xúc cho các giảng viên, làm giảm hứng khởi giảng dạy của họ, tức là làm giảm chất lượng đào tạo. 2. Chưa chính th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273195_019_1951482.pdf
Tài liệu liên quan