Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình

Về sử dụng vốn: Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực bùng nổ toàn cầu giữa năm 1997 ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đầu tư nước ngoài giảm sút. Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa cải thiện cơ bản về tình hình tài chính và năng lực quản trị điều hành sản xuất, kinh doanh mà hệ quả là sức cạnh tranh yếu, sản phẩm hàng hoá chậm tiêu thụ, sức mua trong dân giảm sút.

Do vậy, ngân hàng đã thực hiện các quy chế cho vay chặt chẽ hơn, nhằm giảm bớt khả năng xảy ra rủi ro. Tuy nhiên dẫn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng gặp khó khăn đôi chút. Nhưng bước sang năm 1998 thì tình hình đó có phần vợi đi, cụ thể:

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp Phòng tín dụng công nghiệp Phòng Tín dụng ngoài quốc doanh Tổ tổng hợp 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình. Chi nhánh NHCT Ba Đình bước vào hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường với muôn vàn khó khăn, cản trở. Tuy nhiên với phương châm “phát huy sức mạnh nội lực đi lên bằng sức mình là chính”, cộng với sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam và sự tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, Chính phủ, của các chấp chính quyền, sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn hoạt động, các cán bộ nhân viên Chi nhánh NHCT Ba Đình để từng bước đẩy lùi khó khăn, vươn lên trở thành một trong những chi nhánh hoạt động năng độn và hiệu quả nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam. Hàng năm, Ngân hàng đã góp tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hệ thống NHCT và NSNN. Để có được kết quả đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên ngân hàng đã cố gắng không ngừng, trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, tu chỉnh đạo đức, kinh nghiệm tắc phong nghề nghiệp... để đáp ứng các yêu cầu mà nền kinh tế thị trường đặt ra. Do đó hàng năm Ngân hàng đã thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình và năm sau thường tăng hơn năm trước với tỷ lệ và tốc độ tăng trưởng cao. Điều này được thể hiện như sau: * Về huy động vốn: Bất kỳ một ngân hàng nào việc thu hút vốn đầu tư chiếm một vị thế hết sức quan trọng và do vậy mỗi ngân hàng cũng đều phải tính toán sao cho tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Trong thực tế, NHCT Ba Đình là một trong những Ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn với số lượng lớn, mặc dù hiện trạng kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ linh hoạt, Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện giúp các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng trong thời gian ngắn nhất, đồng thưòi mở rộng mạng lưới giao dịch xuống tận các địa phương nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư. Trong đó, cụ thể là việc bố chí những cán bộ chuyên môn nghiệp, liên tục cải tiến lề lối làm việc, đổi mới tác phong và thái độ phục vụ, đảm bảo chữ tín khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động. Nhờ sự cố gắng trên công tác huy động vốn của NHCT Ba Đình liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch. Số lượng khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ngày càng lớn từ 1.385 doanh nghiệp và hộ tư nhân năm 1997 lên 1.931 năm 1999 và 2.000 năm 2000. Số khách hàng gửi tiền cũng tăng mạnh, năm 2000 lên tới 90.000 người tăng hơn năm 1999 là 7.000 người. Hơn nữa số lượng vốn huy động được trong năm không chỉ đáp ứng được yêu cầu tín dụng tại chỗ mà hàng năm chi nhánh đều vượt kế hoạch điều vốn nộp NHCT Việt Nam, tạo môi trường giúp các NHCT khác đang có nhu cầu cho vay nhưng lại thiếu nguồn vốn. Để có thể đánh giá toàn diện về công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHCT Ba Đình ta có số liệu thực tế sau: Bảng 1: Tình hình HĐV qua các năm tại NHCT Ba Đình. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 So sánh 2000/99 Daonh số Tỷ trọng Giá trị (%) Giá trị (%) +/- (%) +/- (%) 1. Tiền gửi dân cư 744.270 58,5 1.022.031 63,2 112.934 52,3 277.761 37,3 107.290 10,5 2. Tiền gửi của các TCKT 453.663 35,7 547.668 36,4 932.011 43,1 94.005 20,7 384.343 70,1 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 73.329 5,8 5.695 0,4 83.305 4,6 -67.634 - 7,8 77.610 3,6 lần Tổng 1.271.265 100 1.615961 100 2.160.004 100 344.696 27,1 544.043 33,7 Trước hết chúng ta xem xét tình hình huy động vốn trong từng năm. Năm 1998 Ngân hàng đã huy động tổng số vốn bằng 1.271.265 triệu đồng. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư chiếm 58,5%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 35,7% và pháp hành kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng là 5,8% .Năm 1999 tổng số vốn huy động đạt 1.615.961 triệu đồng, tăng 27,1% so với năm 1998 đáng ghi nhận là tỷ lệ tiền gửi của dân cư tăng là 37,3% và các tổ chức kinh tế tăng lên tương ứng là 20,7% so với năm 98. Duy chỉ có kỳ phiếu và trái phiếu là giảm tỷ lệ giảm là - 7,8%. Năm 2000, tổng số vốn huy động đạt 2.160.004 triệu đồng tăng 33,7% so với năm 1999. Tổng số vốn huy động năm 2000 tăng cáo do tất cả các nguồn huy động của Ngân hàng đều tăng. Nhưng tỷ lệ tăng của mỗi loại khác nhau như tiền gửi của dân cư chỉ tăng có 10,5% , tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 70,1% và kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng tăng gấp 3,6 lần so với năm 1999. Đây là một trong những thành tích đáng khâm phục trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Khi mà bối cảnh của nền kinh tế không thuận lợi, bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM khác cùng hoạt động. Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền ta có bảng số liệu phản ánh sau đây: Bảng 2: Huy động vốn theo loại tiền: Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 So sánh 2000/99 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 1. Tiền gửi dân cư: 744.270 58.5 1.022.031 63,2 1.129.321 52,3 277.761 37,3 107.290 10,5 - VNĐ 612.406 48,1 828.842 51,2 743.263 34,4 216.436 35,3 -85.579 89,6 - Ngoại tệ 131.864 10,4 193.189 12 386.058 17,9 61.325 24,7 192.869 99,9 2. Tiền gửi TCKT 453.663 35,7 547.668 36,4 932011 43,1 94.005 20,7 384.343 70,1 - VNĐ 419.119 33 509.076 32 883.783 41 89.957 21,5 374.707 74 - Ngoại tệ 34.544 2,7 38.592 4,4 48.228 2,1 4.048 11,7 9.636 24,9 3. Kỳ phiếu 73.329 5,8 5.695 0,4 83.305 4,6 -67.634 -7,8 77.610 146 - VNĐ 56.542 0,5 186 0,01 83.139 3,8 -56356 0,3 82.953 446,9 - Ngoại tệ 16.787 5,3 5.509 0,39 166 0,8 -11278 -77,2 -5.343 3 Tổng số 1.271.265 100 1.615.961 100 2.160.004 100 344696 27,1 544.043 33,7 - VNĐ 1.088.067 86 1.345.218 83,2 1.725.552 80 257.151 23,6 380.334 28,3 - Ngoại tệ 183.198 14 270.743 16,8 434.452 20 87.545 47,7 163.709 60,5 Trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng, năm 1998, tổng vốn huy động đạt 1.615.961 triệu đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 1998; trong đó nguồn vốn VNĐ đạt 1.345.218 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,2% trên tổng nguồn vốn, tăng 23,6% so với năm 1998. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 270.743 triệu đồng, chiếm 20% trên tổng nguồn, vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng cũng có tỷ lệ tăng tương ứng với VNĐ, tăng là 47,7% so với năm 1998. Đến ngày 30/12/2000 tổng vốn huy động bằng 2.160.004 triệu đồng, tăng 33,7% so với năm 1999, trong đó nguồn vốn VND đạt 1.725.552 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80% trên tổng nguồn vốn, tăng 28,3% so với năm 1999. Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi ra VNĐ bằng 434.452 triệu đồng, chiếm 20% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng lên là 60,5% so với năm 1999. Kết quả trên đây cho chúng ta thấy rằng, nguồn vốn huy động cả VNĐ lẫn ngoại tệ đều vượt trên chỉ tiêu đề ra của Ngân hàng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công tác nguồn vốn của Ngân hàng và với những kết quả trên thì hàng năm Ngân hàng không lo thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh. * Về sử dụng vốn: Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực bùng nổ toàn cầu giữa năm 1997 ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đầu tư nước ngoài giảm sút... Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa cải thiện cơ bản về tình hình tài chính và năng lực quản trị điều hành sản xuất, kinh doanh mà hệ quả là sức cạnh tranh yếu, sản phẩm hàng hoá chậm tiêu thụ, sức mua trong dân giảm sút. Do vậy, ngân hàng đã thực hiện các quy chế cho vay chặt chẽ hơn, nhằm giảm bớt khả năng xảy ra rủi ro. Tuy nhiên dẫn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng gặp khó khăn đôi chút. Nhưng bước sang năm 1998 thì tình hình đó có phần vợi đi, cụ thể: - Về hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay các loại hình hàng năm tăng trưởng khá cao. Năm 1998 đạt 568.368 triệu động, năm 1999 là 723.305 triệu đồng, tăng 27,2% so với năm 1998. Năm 2000 là 1.014.371 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 1999 là 40,2%. Về dư nợ cho vay ở trên chi nhánh Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế đó là dự trữ thu mua, sản xuất kinh doanh thuộc các ngành công, thương nghiệp và tài trợ cho xuất nhập khẩu (Bảng 3). Trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn về tổng số tuyệt đối, tín dụng ngắn hạn tăng nhưng tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh những năm qua có sự biến động mạnh, tuy nhiên nhìn trong tổng số thì các năm đều tăng, trung bình khoảng 30%. + Đối với tín dụng ngắn hạn: Đây có thể nói là thế mạnh của chi nhánh. Năm 1998 dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đạt 443.145 triệu đồng, năm 1999 đạt 627.411 triệu đồng tăng 41,5% so với năm 98 tương tứng tăng 184.266 triệu đồng, năm 2000 đạt 888.864 triệu đồng tăng 41,6% so với năm 1999 tương ứng tăng là 261.453 triệu đồng. + Đối với tín dụng trung - dài hạn: Tín dụng trung - dài hạn ngoài việc tập trung chủ yếu phục vụ khách hàng truyền thống trong lĩnh vực công - thương nghiệp đã mở rộng sang cho vay xuất nhập khẩu tuy nhiên vẫn chưa cao. Dư nợ có sự biến động giảm mạnh từ 108.591 triệu đồng năm 1998 xuống còn 95.894 triệu đồng năm 1999. Nhưng lại có sự tăng đột biến ở năm 2000, năm 2000 đạt dự nợ cao nhất đạt 125.507 triệu đồng. Dự nợ tín dụng trung - dài hạn biến động tương ứng về cả số tương đối lẫn số tuyệt đối năm 99/98 là - 12.697 triệu hay -22%; năm 2000/1999 lại tăng lên là 29.613 triệu đồng hay + 30,8%. + Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh ở Chi nhánh NHCT Ba Đình những năm qua cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, tổng dự bảo lãnh các loại đến tháng 12 năm 1998 là 297.805 triệu đồng, năm 1999 tổng dự bảo lãnh tăng lên là 405.700 triệu đồng tăng 36,2% so với năm 1998; Năm 2000 đạt 440.973 triệu đồng tăng 8,7% so với năm 99. Bảng 3: dư nợ cho vay (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 1998 - 2000) Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 So sánh 2000/99 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 1. Cho vay ngắn hạn 443.145 78 627.411 87 888.864 88 184.266 41,5 261.453 41,6 - Quốc doanh 437.831 77 616.390 85 877.100 86 178.559 40,7 260.710 42,2 - Ngoài quốc doanh 5.314 1 11.021 2 11.764 2 5.707 107,3 743 6,7 2. Cho vay TD trung - dài hạn 108.591 19,1 95.894 13 125.507 12 -12.697 -22 29.613 30,8 - Quốc doanh 98.737 17 89.575 12 109.374 11 -9.162 -9,3 19.799 22 - Ngoài quốc doanh 9.854 2,1 6.319 1 16.133 1 -3535 -36 9.814 155 3. TD thương mại và Liên doanh 16.632 2,9 - - - - - - - - - Tổng số 568.368 100 723.305 100 1.014.371 100 154.937 27,2 291.066 40,2 * Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mặc dù nghiệp vụ mua bán ngoại tệ gặp nhiều khó khăn trong bước đầu thực hiện cơ chế quản lý ngoại hối mới. Phòng kinh doanh đối ngoại của chnn Ngân hàng đã chủ động khai thác nguồn ngoại tệ từ các đơn vị xuất khẩu, các Ngân hàng khác và NHCT Việt Nam, kịp thời đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, kinh doanh đa dạng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như: USD, DEM, FRF, JPY, GBP, EUR, CAD, ITL,... và bước đầu đã thu được một số thành công nho nhỏ. Bảng 4: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2000. Thứ tự Loại ngoại tệ Doanh số mua Doanh số bán So sánh 2000/1999 đạt 1 USD 53,200,000 53,300,000 130% 2 DEM 2,292,000 2,292,000 116% 3 JPY 778.207.000 788.207.000 2,15 lần 4 EUR 611,965 611,965 15,5 lần Tổng quy đổi ra USD 61,792,796 61,895,750 139% + Thu phí kinh doanh ngoại tệ đạt 798.216.387 đồng tăng 23% so với năm 1999. + Phí giao dịch ngoại tẹ đạt 276.808.172 đồng tăng 49% so với năm 1999. * Hoạt động về thanh toán quốc tế: Những năm gần đây chi nhánh đã thu hút được khách hàng lớn và tiềm năng như Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, chi nhánh Intimex Hải phòng; Tổng Công ty xuất nhập khẩu dệt may, Công ty xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp, Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ... Để mở rộng thêm quan hệ tind, làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế... nên số tiền mở L/C nhập khẩu và thanh toán L/C xuất tăng hơn so với năm trước. + Phí dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2000 đạt 3.131.765.339 đồng, tăng 16,9% so với năm 1999. Bảng 5: tình hình thanh toán tại Ngân hàng Đơn vị : USD Nghiệp vụ 1999 2000 So sánh 00/99 Số món Số tiền Số món Số tiền 1. L/C nhập 569 45,606,617 638 59,810,752 131% 2. Nhờ thu đến 41 1,240,400 80 2,822,275 228% 3.T/T 294 5,339,050 398 8,742,620 164% 4. Nhờ thu đi 5 47,400 25 751,244 16 lần 5.Thông báo L/C xuất 65 792,108 213 2,936,791 3,7 lần Mặc dù khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh lớn, song chi nhánh vẫn đảm bảo an toán không để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của NHCT. Mặt khác, chi nhánh còn tư vấn giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin của khách hàng nước ngoài để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. 2.3.1 Những kết quả đạt được. Tuy mới chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mấy năm trở lại đây, song Chi nhánh NHCT Ba Đình đã thu được những thành công không nhỏ trong lĩnh vực này. - Về quan hệ hợp tác: Trong hoạt động xuất nhập khẩu chi nhánh đã thiết lập nhiều mới quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn trong nước. Với uy tín có được của mình, hiện nay chi nhánh đã mở rộng quan hệ tín dụng xuất nhập khẩu với nhiều doanh nghiệp lớn ở tỏng nước như Công ty xuất nhập khẩu Nha Trang, Vina cà phê, Công ty may Chiến Thắng, dung dịch khoan và HP dầu khí, tinh dầu, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội... Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đã góp phần đa dạng hoá loại hình tín dụng của Ngân hàng trong quá trình hội nhập, kết hợp với các dịch vụ hoạt động ngân hàng quốc tế khác, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Ngân hàng và sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Bảng 6. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu giai đoạn 1998 -2000. Năm Doanh số cho vay Tăng so với năm trước 1998 94.452 - 1999 145.900 54,5 2000 259.802 78 Bảng 7 : Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu giai đoạn 98 - 2000 Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 So sánh 2000/99 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 1. TD ngắn hạn 443.145 100 627.411 100 888.864 100 184.266 41,5 261.453 41,6 - TD ngắn hạn XNK 88.629 20 146.815 23,4 248.882 28 58.186 65,6 102.067 69,5 - Cho vay khác 354.516 80 480.596 76,6 639.982 72 126.080 35,6 159.386 33 2. TD trung - dài hạn 108.591 100 95.894 100 125.507 100 -12.697 -2,2 29.613 30,8 - TD trung - dài hạn XNK 7.601 7 8.151 8,5 12.802 10,2 550 7,2 4.651 57 Cho vay khác 100.990 93 87.743 91,5 112.705 89,9 -13.247 -13 24.962 28,4 3. Tổng dư nợ 568.368 100 723.305 100 1.014.371 100 154.937 27,2 291.066 40,2 - TD XNK 96.230 17 155.929 21,6 243.449 24 59.699 62 87.520 56 - Cho vay khác 472.138 83 567.376 78,4 770.922 76 95.238 20,1 203.546 36 - Tín dụng ngắn hạn xuất nhập khẩu : Đây là loại tín dụng được sử dụng nhiều trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh hiện nay. Do đó trong 3 năm liên tiếp tín dụng ngắn hạn xuất nhập khẩu của chi nhánh luôn tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 98 dư nợ tín dụng ngắn hạn xuất nhập khẩu mới chỉ đạt 88.629 triệu đồng nhưng đến năm 99 đã là 146.815 triệu đồng và năm 2000 đạt là 248.882 triệu đồng. Năm 99 tăng tương ứng là 65,6% so với năm 98 và 69,5% so với năm 99. Điều này thể hiện sự cố gắn nỗ lực rất lớn của Ngân hàng trong lĩnh vực này. - Về cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng : Trong cơ cấu tín dụng theo khách hàng thì tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ, song cũng được nâng dần qua các năm, từ 7% năm 98 tăng lên 14% năm 99 và đạt 19% năm 2000. Về số tuyệt đối doanh số cho vay đối với thành phần này tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2000 đạt gấp 2,4 lần năm 99 và 7,5 lần năm 98. Điều này cho thấy xu hướng đa dạng hoá khách hàng đã được chú trọng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang được chi nhánh quan tâm hỗ trợ (bảng 7). Bảng 8 : Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 Tăng, giảm (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Cho vay DNNN 87.840 93 125.474 86 210.439 81 42,8 67,7 Cho vay DNNQD 6.612 7 20.426 14 49.363 19 208,9 141,7 Tổng số 99.452 100 145.900 100 259.802 100 54,5 78 - Đối với doanh nghiệp Nhà nước đây vẫy là đối tượng khách hàng lớn của chi nhánh trong tất cả các lĩnh vực và đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tỷ trọng tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước có giảm song vẫn tăng cao về tuyệt đối, điều này phản ánh thực tế khách hàng chủ yếu của chi nhánh vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước. - Về cho vay theo loại tiền: Trong những năm qua chi nhánh đã thực hiện khá linh hoạc trong việc sử dụng loại tiền cho vay. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ thường lớn hơn nhiều so với cho vay bằng nội tệ, chiếm 80% - 90% tổng dư nợ xuất nhập khẩu, trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ đạt 68 - 80% dư nợ ngắn hạn xuất nhập khẩu. Con số này cho thấy khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như sử dụng ngoại tệ để cho vay của Ngân hàng là khá lớn (bảng 8). Bảng 9: Dự nợ tín dụng xuất nhập khẩu theo loại tiền. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 So sánh 2000/99 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 1. TD ngắn hạn XNK 88.629 100 146.815 100 248.882 100 58.186 65,6 102.067 69,5 - Cho vay VNĐ 28.362 32 33.768 23 47.288 19 5.406 19 13.520 40 - Cho vay ngoại tệ 60.267 68 113.047 77 201.594 81 52.780 88 88.547 78,3 2. TD trung - dài hạn XNK 7.601 100 8.151 100 12.802 100 550 7,2 4.651 57 - Cho vay VNĐ - Cho vay ngoại tệ 7.601 100 8.151 100 12.802 100 550 7,2 4.651 57 3. Tổng dư nợ XNK 96.230 100 155.929 100 243.449 100 59.699 62 87.520 56 - Cho vay VNĐ 28.3620 29,4 33.768 21,7 47.288 19,4 5.406 19 13.520 40 - Cho vay ngoại tệ 67.868 70,6 122.161 78,3 196.161 80,6 54.293 81 74.000 60 Năm 98, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 60.267 triệu đồng chiếm 62,6% trong tổng số 96.230 triệu đồng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu, năm 1999 dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 113047 triệu đồng chiếm 72,5% trong tổng số 155.929 triệu đồng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu, năm 2000 con số này là 201.594 triệu đồng chiếm 82,8% trong tổng dư nợ xuất nhập khẩu. Như vậy tỷ trọng dư nợ xuất nhập bằng nội tệ có tăng tuy nhiên tăng châm. Điều này cũng cho thấy tín dụng xuất nhập khẩu sử dụng ngoại tệ là chủ yếu và như vậy chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu sẽ chịu tác động mạnh mẽ của tỷ giá hối đoái mà Ngân hàng sử dụng cũng như sự điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. - Tín dụng xuất khẩu: Những năm trước đây do đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công - thương nghiệp nên nhu cầu về tín dụng xuất khẩu rất thấp và Ngân hàng hầu như không quan tâm theo dõi riêng mà tín dụng xuất khẩu được lồng ghép vào cho vay theo món nói chung nhưng khoảng 3 - 4 năm trở lại đây do nhu cầu về vốn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng lên linh hoạt trong môi trường linh hoạt của chi nhánh. Chi nhánh mới thực sự coi hoạt động tín dụng xuất khẩu là một nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng và mặc dù mới đi vào hoạt động chính thức không lâu, tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng đã đạt được một số kết quả bước đầu khả quan, đán ứng nhu cầu vốn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể: Về quan hệ khách hàng: Hiện nay chi nhánh đã là nhà tài trợ của rất nhiều các Tổng công ty, các công ty có thế mạnh về xuất khẩu như: Tổng công ty dệt may, Tổng công ty xây dựng, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty chè.... Ngoài ra, Ngân hàng cũng đang quan tâm đến việc tài trợ cho các công ty liên doanh với nước ngoài. Về hoạt động nghiệp vụ: hoạt động nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu đã được triển khai ở nhiều địa bàn khác nhau trên cả nước và tại một số địa bàn có tiềm năng xuất khẩu mạnh như Nha Trang, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang... đã triển khai tốt hoạt động này và đang là các hạt nhân để thúc đẩy việc thực hiện tốt trong toàn hệ thống. Kết quả hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kết quả hoạt động toàn hệ thống: Dư nợ tín dụng xuất khẩu mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao so với tổng dư nợ song tăng trưởng liên tục qua các năm. Như năm 1998, dư nợ tín dụng xuất khẩu đạt 35.451 triệu đồng, chiếm 36,8% trong tổng dự nợ tín dụng xuất khẩu, năm 1998 đạt 45.980 triệu đồng chiếm 30% tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu, năm 2000 là 69.687 triệu đồng chiếm 28,6% trong tổng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu. (Bảng 9). 2.3.2. Hạn chế: Nói về những mặt hạn chế của ngân hàng hiện nay thì trước hết ta có thể nói chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình chưa phát triển hết khả năng hiện có vì: Thứ nhất: Nợ quá hạn của ngân hàng hiện nay: Những năm qua mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đi và ở mức thấp tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn còn cao so với mục tiêu dưới 1% của ngân hàng: Hơn thế nữa mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhưng về số tuyệt đối vẫn còn tăng như vậy cũng là không tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng trong đó có một số nguyên nhân chính là: Môi trường pháp lý, kinh doanh trong nước chưa đồng bộ chặt chẽ, thị trường quốc tế thời gian qua có nhiều biến động dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp thấp. Về phía ngân hàng do số lượng cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó khi xét duyệt cho vay lại thiếu sâu sát, chưa nghiên cứu kỹ đặc điểm từng ngành, thiếu thông tin trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (thông tin thị trường, giá cả đối thủ cạnh tranh....) nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy đủ, các báo cáo phân tích chưa thật đầy đủ trong khi công tác kiểm toán của các công ty, tổng công ty chưa đi vào nề nếp gây khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng. Thứ hai: Nguồn vốn cho xuất nhập khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay ngân hàng với nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn trung và dài hạn còn thấp, số tiền gửi thanh toán chưa cao, gây khó khăn trong việc triển khai các dự án tài trợ trung và dài hạn có giá trị lớn cũng như việc hạ thấp chi phí đầu vào. Nguyên nhân của hạn chế này là do nhiều phía: Đối với người gửi tiền họ có thể còn thiếu tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ, sự bùng nổ lạm phát những năm trước đây đã tác động đến tâm lý khách hàng khi đem gửi tiền vào ngân hàng bởi vậy họ thường chỉ gửi tiền trong thời gian ngắn. Đối với ngân hàng vì khách hàng có quyền tự do lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch do đó với một ngân hàng mới đi vào hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nên chưa tạo được mối quan hệ lâu dài và ổn định với bạn hàng, mặt khác do đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,do đó đối với các đơn vị này họ thường tìm đến các ngân hàng ngoại thương có tầm cỡ để giao dịch. Vì vậy với lĩnh vực xuất nhập khẩu thì các ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và ngân hàng công thương Ba Đình nói riêng thường gặp rất nhiều hạn chế. Mặt khác đối với ngân hàng còn hạn chế về mặt khách quan khác đó là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm,thuỷ hải sản thường mang tính thời vụ và phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó nhu cầu vốn thường không ổn định, gây khó khăn cho việc chuẩn bị vốn của ngân hàng. Thứ ba là về cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu chưa hợp lý, hình thức còn đơn điệu. Hiện nay tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh vẫn chủ yếu là phục vụ nhập khẩu, tín dụng xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ tập trung cho vay ngắn hạn. Trong cơ cấu cho vay theo loại tiền thì tỷ trọng cho vay bằng VNĐ còn nhỏ. Điều này một phần xuất phát từ thực tế ngân hàng đi vào hoạt động xuất nhập khẩu chưa lâu, mặt khác là do cho vay nhập khẩu buộc phải sử dụng bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, thì về hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng còn chưa đa dạng. Các hình thức hiện nay ngân hàng đang áp dụng mới chỉ là các hình thức truyền thống, nhiều hình thức tín dụng xuất nhập khẩu mới và khả năng thích ứng còn chưa được áp dụng dẫn đến các sản phẩm cung cấp không đa dạng và hạn chế khả năng được lựa chọn của khách hàng cũng như phân tán rủi ro cho ngân hàng. Về đối tượng khách hàng, do đặc thù về lĩnh vực hoạt động khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp Nhà nước. Với chính sách phát triển nền kinh tế đa thành phần của Đảng và Nhà nước. Hiện nay thì việc duy trì cơ cấu khách hàng như vậy là chưa thích hợp vì nó sẽ làm cho ngân hàng mất đi một thị trường rộng lớn là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... đang hoạt động có hiệu quả. Không có cơ sở thực sự nào để khẳng định doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1985.doc
Tài liệu liên quan