MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH THU VÀ CHI PHÍ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1 Lý luận chung về doanh thu và chi phí: 3
1.1.1 Lý luận chung về doanh thu: 3
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu: 3
1.1.1.2 Nội dung của doanh thu: 4
1.1.2 Lý luận chung về chi phí: 5
1.1.2.1 Khái niệm, phân loại chi phí: 5
1.1.2.2 Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp: 11
1.2 Lập kế hoạch doanh thu và kế hoạch giá thành sản phẩm: 14
1.2.1 Lập kế hoạch doanh thu: 14
1.2.1.1 Lập kế hoạch doanh thu từ hoạt động kinh doanh: 15
1.2.1.2 Lập kế hoạch doanh thu từ các hoạt động khác: 16
1.2.2 Lập kế hoạch giá thành sản phẩm- dịch vụ: 17
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí của doanh nghiệp: 19
1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: 19
1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: 22
1.4 ý nghĩa của việc nâng cao doanh thu và tiết kiệm chi phí đối với doanh nghiệp: 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ CHI PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY - XE ĐẠP - XE MÁY 25
2.1 Giới thiệu chung về công ty Điện máy – Xe đạp – Xe máy: 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công Điện máy – Xe đạp – xe máy: 26
2.1.2 Nhiệm vụ: 27
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty Điện máy- Xe đạp- Xe máy: 28
2.1. 4 Đặc điểm về lao động và cơ cấu bộ máy trong công ty: 30
2.1.4.1 Đặc điểm lao động: 30
2.1.4.2 Cơ cấu bộ máy trong công ty: 31
2.2 Về mặt tài chính: 34
2.2.2 Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty: 37
2.2.2.1 Tình hình sử dụng tài sản: 37
2.2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn: 41
2.3 Thực trạng quản trị doanh thu và chi phí, giá thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện máy – xe đạp – xe máy trong những năm gần đây (2002 - 2004): 43
2.3.1 Khái quát về doanh thu và chi phí của công ty Điện máy – xe đạp – xe máy: 43
2.3.2 Tình hình doanh thu của doanh nghiệp: 46
2.3.2.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: 47
2.3.3.2 Doanh thu từ hoạt động bất thường: 51
2.3.2.3 Doanh thu từ hoạt động tài chính: 52
2.3.3 Tình hình chi phí của doanh nghiệp: 53
2.3.4 Mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu: 57
2.4. Đánh giá chung về tình hình quản trị doanh thu và chi phí, giá thành tại công ty Điện máy – xe đạp – xe máy: 60
2.4.1 Những kết quả đạt được: 60
2.4.2 Những hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị doanh thu, chi phí của công ty: 62
2.4.2.1 Hạn chế: 62
2.4.2.2 Nguyên nhân: 64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO DOANH THU VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY XE ĐẠP – XE MÁY 69
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 69
3.1.1 Nhận định tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian tới: 69
3.1.1.1 Khó khăn 69
3.1.1.2 Thuận lợi 70
3.2 Một số giải pháp tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện máy – xe đạp – xe máy: 73
3.2.1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu: 73
3.2.2 Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh: 78
3.2.2 Các giải pháp khác nhằm nâng cao doanh thu và tiết kiệm chi phí: 79
3.2.2.1 Các giải pháp tài chính: 79
3.2.2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động: 85
3.3. Một số kiến nghị: 86
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3696 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu và tiết kiệm chi phí tại công ty Điện máy – xe đạp – xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m là tương đối nhỏ và chúng ít bị biến động. Tuy nhiên chỉ tiêu này ở công ty Điện máy – xe đạp – xe máy cũng tăng dần qua qua 3 năm. Năm 2002, tỷ trọng tài sản cố định chiếm 7,6% trong tổng tài sản, năm 2003 là 8,4%, và đến năm 2004 con số này đã là 8,6%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng công tác đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nhà xưởng để phục vụ tốt hơn công tác sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Điện máy – xe đạp – xe máy (năm 2002-2004)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
2003/2002
2004/2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A. TSLĐ và ĐTNH:
1. Tiền
2. ĐTTCNH
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. TSLĐ khác
6. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ và ĐTDH:
1. TSCĐ
2. ĐTTCDH
3. Chi phí XDCBDD
4. Các khoản kí quỹ, kí cược DH
65.890,6
17.433,7
30
29.097,9
15.972,8
3.383,1
0
98.052,6
5.705,7
2.191,9
1.154,8
0
87,94
23,26
0,04
38,82
21,31
4,51
0
12,06
7,6
2,92
1,54
0
73.642,8
11.140,5
30
34.237,3
25.993,8
2.241,0
0
11.537,7
7.122,2
2.191,9
2.223,5
0
86,45
13,07
0,04
40,19
30,52
2,63
0
13,55
8,4
2,6
2,6
0
87.508,5
14.880,6
30
43.211,3
26.400,1
2.986,3
0
11.686,2
8.549,6
2.191,9
944,5
0
88,23
15
0,03
43,6
26,6
3
0
11,77
8,6
2,2
0,95
0
7.752
-6.293
0
5.167
21
-1.141
0
2.485
1.417
0
1.069
0
111,76
63,9
100
117,66
162,7
66,2
0
127,45
11,76
100
192,5
0
13.865,7
3.740,1
0
8.974
406,3
745,3
0
148,4
1.427,3
0
-1.278,9
0
118,8
133,6
100
126,2
101,56
133,25
0
101,2
124,8
100
42,47
0
Tổng tài sản
74.943,2
100
85.180,6
100
99.194,7
100
1.123,7
113,65
14.014,1
116,45
A. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
3. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu:
1. Nguồn vốn quỹ
2. Nguồn kinh phí
70.333,2
70.332,6
0
0,592
4.610,6
4.610,6
0
93,848
93,847
0
0,0008
6,2
6,2
0
82.301,5
81.831,2
345,1
125,1
2.879,0
2.879,0
0
96,6
96,1
0,41
0,15
3,4
3,4
0
95.597,9
95.597,9
0
0
3.596,7
3.596,7
0
96,4
96,4
0
0
3,6
3,6
0
11.968,3
3
11.498,6
345,1
-1.731,0
-1.731,0
0
117
116,3
345,1
21131
62
62,44
0
13.296,3
13365,4
-345,1
-125,1
717,7
717,7
0
116
116,3
-345,1
-12510
124,9
124,9
0
Tổng nguồn vốn
74.943,2
100
85.180,6
100
99.194,7
100
1.123,7
113,65
14014,1
116,45
2.2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn:
Khi xem xét đến tình hình sử dụng vốn, điều mà các nhà quản trị tài chính quan tâm hàng đầu đó là cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp . Chính sách cơ cấu vốn có liên quan đến doanh thu mà doanh nghiệp thu được, nó thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh từ đó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy một cơ cấu vốn tối ưu luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các doanh nghiệp. Cơ cấu này phụ thuộc vào mức độ rủi ro trong kinh doanh, chính sách thuế, khả năng tài chính của doanh nghiệp và sự bảo thủ hay phóng khoáng của nhà quản lí doanh nghiệp.
Qua số liệu của bảng 2.1, cho ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm. Năm 2002, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 74943,2 triệu đồng, năm 2003 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 85180,6 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,65% (tăng thêm 1.123,7 trđ), năm 2004 nguồn vốn của doanh nghiệp tăng so với 2003 là 14.014,1 trđ tương ứng với tốc độ tăng 16,45%. Tổng nguồn vốn thay đổi chủ yếu là do sự biến động của hai thành phần chính là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Hai thành phần này quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu nợ phải trả tăng thì vốn chủ sở hữu giảm và ngược lại, nếu nợ phải trả giảm thì vốn chủ sở hữu tăng.
Trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng khá nhỏ. Nếu như năm 2002 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 6,2% thì đến năm 2003, con số này giảm mạnh chỉ còn 3,4% tương ứng với tốc độ giảm 62%, vào năm 2004 thì tỷ trọng nguồn vốn này có nhích lên song rất nhỏ chỉ là 3,6% tương ứng với tốc độ tăng so với năm 2003 là 24,9%. Trong khi đó nợ phải trả của năm 2004 chiếm tới 96,4% so với tổng nguồn vốn. Tỷ trọng công nợ tăng mạnh vào năm 2003 chiếm 96,6% trong tổng ngồn vốn, tăng so với năm 2002 là 17% tương ứng tăng 11.968,3 trđ. Với tỷ lệ chiếm 96,6% trong tổng nguồn vốn là nợ vay cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ là rất cao. Trong khi đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 3,6% vào 2004 là do hoạt động kinh doanh thua lỗ từ các năm trước tích luỹ lại, làm suy giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời ta thấy rằng trong 100% nợ phải trả thì có tới 99,58% là nợ ngắn hạn (chủ yếu là nợ ngân hàng). Như vậy, hầu hết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mặc dù chi phí trả lãi vay thấp hơn so với dùng nguồn dài hạn song thời gian đáo hạn ngắn sẽ gây khó khăn lớn cho công ty khi trả nợ và trả lãi vay. Trong khi đó tỷ trọng vốn vay dài hạn gần như bằng 0.
Tuy nhiên , việc sử dụng nợ ngắn hạn cao lại là một chính sách tài chính có lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ, đồng thời doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển rủi ro của mình cho chủ nợ.
Đánh giá chung tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty điện máy – xe đạp – xe máy cho thấy công ty đang nằm trong tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Đó là thực trạng, các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở vốn công – nợ là chủ yếu, hơn 90% vốn hoanh nghiệp là vốn đi vay từ bên ngoài, tỷ lệ này so với các doanh nghiệp trong cùng ngành là khá cao, điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty không mấy ổn định.
Hơn nữa trong điều kiện sản xuất kinh doanh như hiện nay, tỷ lệ nợ cao sẽ khiến công ty phải chịu gánh nặng về lãi suất tiền vay (thực tế năm 2003 công ty đã phải trả hơn 2,5 tỷ đồng tiền lãi). Nếu như tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lãi đủ lớn để bù đắp chi phí và lãi tiền vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ giảm sút.
Tỷ trọng tài sản lưu động của công ty giữ ở mức (86% - 88%) tuy hơi cao so với mức trung bình ngành (70% - 80%) song có thể coi là hợp lí đối với doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ trọng trong từng khoản nục của tài sản lưu động như các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho… cho thấy tỷ trọng của hai loại khoản mục này là khá cao, kết hợp với tỷ lệ phải trả cao ở phần nguồn vốn cho thấy công ty thường xuyên bị chiếm dụng vốn đồng thời thường xuyên đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Đây là một trong những dấu hiệu không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của Công ty điện máy – xe đạp – xe máy nói riêng và các doanh nghiệp nói chung: nợ đọng, chiếm dụng vốn… Do vậy công ty cần có những biện pháp tháo gỡ khắc phục khó khăn.
2.3 Thực trạng quản trị doanh thu và chi phí, giá thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện máy – xe đạp – xe máy trong những năm gần đây (2002 - 2004):
2.3.1 Khái quát về doanh thu và chi phí của công ty Điện máy – xe đạp – xe máy:
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định. Do vậy muốn đánh giá thực trạng doanh thu của doanh nghiệp ta cần xem xét sự biến động doanh thu qua các năm để từ đó có sự so sánh và hiểu rõ hơn tình hình doanh thu của công ty.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm (2002 - 2004) ở trang 42 ta thấy tình hình tăng giảm doanh thu qua các năm không ổn định. Năm 2002 tổng doanh thu của công ty là 266.520,5 trđ, năm 2003 đã giảm xuống chỉ còn 216.194,8 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 18%, nhưng đến năm 2004 chỉ tiêu doanh thu tăng thêm 104.945,4 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 2003 là 48,5%. Nguyên nhân chính của việc tăng doanh thu năm 2004 là do doanh nghiệp đã tổ chức tốt việc mở rộng quy mô kinh doanh, nhập khẩu uỷ thác, mặt hàng điện máy, hoá chất, nguyên vật liệu…, triển khai mặt hàng mới, thị trường mới, bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì nguồn thu chủ yếu từ việc bán mặt hàng xe máy, tuy nhiên mặt hàng này phụ thuộc rất nhiều vao các chính sách thuế của nhà nước, nên nguồn thu từ mặt hàng này không được ổn định lắm. Trong khi đó, doanh thu thuần ở năm 2004 là 321.133,6 trđ tăng so với năm 2003 là 105.226,4 trđ tương ứng với tốc độ tăng 48,7%, trong khi đó
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty (2002 - 2004)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
2003/2002
2004/2003
Mức
Tỷ lệ (%)
Mức
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
266.520,5
216.194,8
321.140,2
-50325,7
-18
104945,4
48,5
Các khoản giảm trừ:
814,4
287,5
6,636
-526,9
-64,6
-280,8
-97,7
Chiết khấu
227,4
0
0
227,4
-227,4
0
0
Giảm giá
0
0
0
0
0
0
0
Giá trị hàng bán bị trả lại
587,0
287,5
6,636
299,5
-51,1
-281
97,7
1. Doanh thu thuần
265706,1
215.907,2
321.133,6
-49798,9
-18,7
105226,4
48,7
Giá vốn hàng bán
252.601,7
204.041,4
305.722,3
-48560,3
-19,2
101680,9
-33,2
Lợi tức gộp
13104,4
11865,7
15.411,3
-1238,7
-9,45
3545,6
29,8
Chi phí bán hàng
11277,5
10685,2
12.419,8
-592,3
-5,25
1734,6
16,2
Chi phí quản lí
1562,8
2532,5
2.560,8
967,7
62
28,3
1,1
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
263,9
-1352
430,6
-1615,9
-612
1782,6
132
Thu nhập từ HĐTC
36,3
12,507
2,17
-23,8
-65,5
-10,337
-82,6
Chi phí HDTC
8,4
0
0
-8,4
0
0
Lợi nhuận từ HĐTC
27,9
12,507
2,17
-15.393
-55
-10,337
-82,6
Thu nhập bất thường
215,1
334,1
284,9
119
55
-49,2
-14,7
Chi phí bất thường
0,974
28,5
0
27,5
2826
-28,5
-2850
Lợi nhuận bất thường
214,1
305,6
284,9
91,5
42,7
-20,7
-6,8
Lợi nhuận trước thuế
506,06
-1033,9
717,7
-1539,9
-304
1751,6
169
Thuế lợi tức phải nộp
0
0
0
0
0
0
0
Lợi tức sau thuế
506,06
-1033,9
717,7
-1539,9
-304
1751,6
169
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy )
doanh thu thuần của năm 2002 là 265.706,1 trđ.
Doanh thu và chi phí là hai chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ số liệu của bảng 2.1, cho ta thấy tình hình chi phí thay đổi qua các năm.
Giá vốn hàng bán cũng biến đổi tương tự doanh thu, giảm mạnh ở năm 2003 nhưng tăng lên ở năm 2004. Tỷ lệ giá vốn hàng bán của năm 2004 so với 2003 tăng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (giá vốn hàng bán của năm 2004 tăng so với 2003 là 50% trong khi đó doamh thu thuần tăng 48,7%), do vậy tỷ lệ lãi gộp năm 2004 chỉ tăng là 29,8%. Tỷ lệ lợi nhuận thuần đạt được từ hoạt động kinh doanh là rất thấp.
Trên đây là việc phân tích khái quát tình hình doanh thu và chi phí của công ty qua số liệu của 3 năm liên tục (2002 - 2004). Hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp, do vậy trong 2 năm 2002, 2004 mặc dù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi tuy nhiên kết quả đạt được cũng không cao. Năm 2002, tổng lợi nhuận trước thuế là 506,06 trđ, năm 2003 công ty kinh doanh thua lỗ là -1.033,9 trđ, năm 2004 công ty khắc phục khó khăn, bước đầu kinh doanh có lãi tổng lợi nhuận trước thuế đạt 717,7 trđ. Điều này chứng tỏ việc quản lí chi phí ở doanh nghiệp chưa được tốt, doanh nghiệp cần xem xét lại công tác quản lí chi phí sao cho doanh thu thu vào không phải bù đắp chi phí quá lớn. Muốn nâng cao lợi nhuận cần thiết phải tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí.
Nhìn chung trong mấy năm qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong công tác tiêu thụ hàng hoá, công tác quản lí chi phí còn nhiều bất cập. Doanh thu thấp trong khi đó các khoản chi phí vẫn gia tăng. Tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần do vậy lãi không đủ bù đắp chi phí gây tổn thất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc kinh doanh thua lỗ trước đây của doanh nghiệp quá lớn cũng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp (vì lợi nhuận này dùng để bù đắp những khoản lỗ trước đây của doanh nghiệp). Do đó thuế thu nhập của doanh nghiệp vẫn bằng 0, vì nhà nước cho phép dùng khoản lợi nhuận này để bù đắp những khoản lỗ trong vòng 5 năm. Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động tài chính cũng giảm mạnh qua các năm làm cho tổng lợi nhuận trước thuế cũng giảm.
2.3.2 Tình hình doanh thu của doanh nghiệp:
Doanh thu của công ty điện máy – xe đạp – xe máy chia thành ba loại là doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động bất thường phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau của doanh.
Để xem xét một cách cụ thể, chi tiết hơn thực trạng doanh thu của công ty điện máy – xe đạp – xe máy ta tiến hành nghiên cứu từng bộ phận doanh thu trong tổng doanh thu của công ty (2002-2004).
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh thu bán hàng
2. Doanh thu tài chính
3. Doanh thu bất thường
266520,6
36,3
215,1
99,9
0,01
0,08
216194,8
12,5
334,1
99,8
0,006
0,14
321140,2
2,17
284,9
99,9
0,0007
0,0009
Tổng doanh thu
266772,0
100
216541,4
100
321427,07
100
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy)
Qua tìm hiểu cơ cấu doanh thu giúp ta xác định được phần doanh thu nào là chủ yếu trong tổng doanh thu của doanh nghiệp để có định hướng trong các chiến lược kinh doanh, từ đó tìm biện pháp nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.
Từ số liệu của bảng trên cho ta thấy doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn, gần như toàn bộ kết quả doanh thu của doanh ngiệp xấp xỉ 100% và cơ cấu này gần như không thay đổi qua các năm. Trong khi đó tỷ trọng doanh thu tài chính và doanh thu bất thường là rất nhỏ. Năm 2004 tỷ trọng doanh thu tài chính là thấp nhất chỉ chiếm 0,0007% trong tổng doanh thu, trong khi đó năm 2003 là 0,006% và năm 2002 là 0,01%. Điều này cho thấy trong những năm gần đây nguồn thu từ hoạt động này đang có xu hướng giảm. Đây cũng là một điều dẽ hiểu và hợp lí vì các khoản nợ của doanh nghiệp quá lớn do vậy mà doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đến hoạt động tài chính, do vậy thu nhập từ hoạt động này là rất thấp, thu nhập từ cả hai hoạt động tài chính và hoạt động bất thường chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng doanh thu.
Năm 2002 tỷ trọng doanh thu bất thường chiếm 0,08% trên tổng doanh thu, sang năm 2003 tỷ trọng loại doanh thu này tăng lên chiếm 0,14%, song lại giảm xuống vào năm 2004 và chỉ còn 0,009%. Trong khi đó doanh thu bán hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nhưng tốc độ tăng không cao, thậm chí còn giảm mạnh vào năm 2003. Mặc dù chỉ tiêu doanh thu bán hàng ở năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là 104.945,4 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 48,5%. Điều này càng khẳng định rằng, muốn lợi nhuận tăng cao nhất thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao doanh thu bán hàng bằng nhiều biện pháp thích hợp để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hoá có như vậy thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt kết quả cao. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên chú trọng đến các chính sách tài chính hợp lí nhằm thúc đẩy nguồn thu từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường (tuy thu nhập từ hai hoạt động này không ổn định nhưng doanh thu của nó cũng làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của toàn doanh nghiệp)
2.3.2.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:
Như đã phân tích ở phần trên, doanh thu bán hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty, đây là nguồn thu chủ yếu của công ty để bù đắp chi phí, trang trải nợ nần, do vậy chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty.
Qua bảng 2.1 ở trên ta thấy, doanh thu bán hàng thay đổi theo từng năm, doanh thu bán hàng năm 2002 là 266.520,5 trđ, đến năm 2003 chỉ tiêu này thấp hơn so với năm 2002 là 50.325,7 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 18%, đến năm 2004 thì doanh thu bán hàng cũng tăng lên đạt 321.140,2 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 48,5%.
Trong khi đó các khoản giảm trừ có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2002 các khoản giảm trừ là 814,4 trđ, năm 2003 giảm xuống còn 287,5 trđ và giảm mạnh ở năm 2004 chỉ còn 6,636 trđ so với 2003. Nếu xét kĩ từng khoản mục giảm trừ thì ta thấy rằng giá trị hàng bán bị trả lại chiếm phần lớn giá trị của khoản mục giảm trừ. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng giảm dần qua các năm. Điều này cũng cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng quan tâm đến chất lượng mặt hàng của mình. Nếu như năm 2002 giá trị hàng bán bị trả lại là 587 trđ, sang năm 2003 chỉ còn 287,5 trđ giảm 51,1% và đến năm 2004 chỉ còn 6,636 trđ giảm 97,7%.
Tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2002 là 265.706,1 trđ, đến năm 2003 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 215.907,2 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 18% so với năm 2002, đến năm 2004 thì doanh thu thuần tăng lên là 321.133,6 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 48,7%.
Để có cái nhìn cụ thể hơn, toàn diện hơn về doanh thu của công ty chúng ta xem xét tình hình tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của công ty trong 2 năm (2003-2004).
Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ hàng hoá tại công ty Điện máy – xe đạp– xe máy (2003-2004)
Mặt hàng
Đơn vị tính
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch 2003/2004
Xe máy
Tủ lạnh
Ti vi
Điều hoà
Máy giặt
Điện thoại di động
Máy xây dựng
Ô tô
chiếc
chiếc
chiếc
chiếc
chiếc
chiếc
chiếc
chiếc
2000
1500
800
300
170
1000
40
50
3000
2100
650
420
200
1800
45
60
1000
600
-150
120
30
800
5
10
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy)
Qua bảng trên ta thấy rằng, nhìn chung tình hình tiêu thụ hàng hoá ở năm 2004 đều tăng so với năm 2003. Mặt hàng xe máy là mặt hàng kinh doanh chính của công ty đã tăng trở lại vào năm 2004, tiêu thụ được 3000 chiếc tăng 1000 chiếc tương ứng với tỷ lệ tăng 50% so với năm 2003. Mặc dù thường xuyên bị cưỡng chế Hải quan do nợ thuế xe máy, bên cạnh đó là nguồn vốn của doanh nghiệp rất hạn hẹp… tuy nhiên năm 2004 doanh nghiệp đã thu được những kết quả đáng mừng: hầu hết các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng so với năm 2003. Cụ thể ta có thể tham khảo nội dung bảng: “ Kế hoạch – thực hiện chỉ tiêu doanh thu các loại mặt hàng của Công ty Điện máy – xe đạp – xe máy” trong hai năm 2003-2004 như sau:
Bảng 2.5: Kế hoạch – thực hiện chỉ tiêu doanh thu các loại mặt hàng tại Công ty điện máy – xe đạp – xe máy (năm 2004)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
KH 2003
Thực hiện 2003
KH 2004
Thực hiện 2004
Tổng doanh thu:
Trong đó từ:
Xe máy
Tủ lạnh
Ti vi
Điều hoà
Máy giặt
Điện thoại di động
Hạt nhựa
Ôtô, máy xây dựng
ống thép các loại
Trđ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Tấn
Chiếc
Cây
170,000
1,900
1,200
700
250
150
800
1,900
20
45
139,820
1,387
946
454
198
109
397
1,464
21
-
200,000
2,000
1,500
800
0
0
1,000
2,000
0
0
250,000
3,000
2,100
650
420
200
1,800
2800
105
90,000
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tất cả các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch doanh thu tiêu thụ các loại mặt hàng của năm 2003 đều không đạt, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tổng lợi nhuận của công ty bị sụt giảm, dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên đến năm 2004, tổng doanh thu của công ty đã đạt 250.000 trđ, tăng 50.000 trđ so với kế hoạch và tăng 60.180 trđ so với năm 2003. Những chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu bán hàng của các sản phẩm được xây dựng từ đầu năm 2004, chỉ tính đến 9 tháng thực hiện đầu năm 2004 các chỉ tiêu này đều vượt kế hoạch. Có được thành quả như vậy đó là do doanh nghiệp đã thay đổi phương thức bán hàng, xây dựng được hệ thống đại lí tiêu thụ trên toàn quốc, việc thay thế các nguồn hàng truyền thống trước đây bằng nguồn hàng mới như hoá chất, điện thoại di động, máy xây dựng đã từng bước đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đây có thể nói là những cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty điện máy – xe đạp – xe máy đã khắc phục khó khăn đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định.
Tóm lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có những dấu hiệu khởi sắc, các mặt hàng của công ty đang dần lấy lại thị trường, các mặt hàng kinh doanh chính của công ty như xe máy, tủ lạnh, điều hoà số lượng bán ra đều tăng, do đó làm tăng doanh thu bán hàng của công ty.
2.3.3.2 Doanh thu từ hoạt động bất thường:
Doanh thu từ hoạt động bất thường tại công ty Điện máy – xe đạp – xe máy chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu chủ yếu thu được từ hoạt động thanh lí, nhượng bán tài sản. Để tìm hiểu kĩ nguồn thu này, ta xem bảng doanh thu bất thường trong 3 năm 2002- 2004:
Bảng 2.6: Doanh thu bất thường (2002-2004)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Chênh lệch 2003/2002
Chênh lệch 2004/2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nhập BT
215,1
0,08
334,1
0,14
284,9
0,009
119
+55
-49,2
-14,9
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy)
Như đã phân tích ở trên ta thấy rằng tỷ trọng doanh thu bất thường chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận bất thường lại chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.
Ta thấy rằng doanh thu bất thường ở năm 2002 là 215,1 trđ chiếm 0,08% so với tổng doanh thu,đến năm 2003 chỉ tiêu này tăng lên và đạt 334,1 trđ chiếm 0,14%, song đến năm 2004 thì doanh thu từ hoạt động này giảm xuống và chỉ còn 284,9 trđ chiếm 0,009% trên tổng doanh thu.
Mặc dù hoạt động này chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu của doanh nghiệp tuy nhiên lợi nhuận này lại giữ một tỷ trọng khá cao trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong khi đó doanh thu bán hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao do việc gia tăng các yếu tố chi phí làm cho lợi nhuận chung giảm sút. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không mấy ổn định.
2.3.2.3 Doanh thu từ hoạt động tài chính:
Cũng giống như doanh thu bất thường, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ giữ một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Để xem kĩ sự biến động của chỉ tiêu này ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 2.7: Doanh thu hoạt động tài chính qua các năm (2002-2004):
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nhập từ hoạt động tài chính
36,3
12,5
2,17
-23,8
-65,5
-10,337
-82,6
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy)
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng chỉ tiêu thu nhập hoạt động tài chính đang giảm mạnh qua các năm. Nếu như năm 2002 thu nhập từ hoạt động tài chính là 36,3 trđ thì đến năm 2003 con số này chỉ còn 12,5 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 65,5%, và tiếp tục giảm mạnh ở năm 2004, con số này chỉ còn 2,17 trđ tương ứng với mức giảm là 82,6% điều này cho ta thấy quy mô thu nhập hoạt động tài chính ngày càng giảm với tốc độ nhanh. Thực tế hoạt động tài chính của công ty ngày càng co hẹp, các hoạt động đầu tư tính đến thời điểm hiện tại thì công ty chỉ còn liên doanh liên kết với công ty Shinil của Hàn Quốc trong việc sản xuất máy bơm nước, tuy nhiên hoạt động đầu tư này mang lại cho doanh nghiệp một số lãi rất ít, do vậy hiệu quả từ hoạt động tài chính này không cao.
Mặt khác công ty có một cơ sở hạ tầng không sử dụng đến nhiều như kho tại 229 phố Vọng cùng nhà văn phòng nhà xưởng. Thiết nghĩ nếu công ty tận dụng được cơ sở hạ tầng này bằng cách nâng cấp, sửa sang, tổ chức sắp xếp lại cơ sở làm việc, tạo điều kiện cho các đơn vị khác đến thuê sẽ góp phần làm tăng thêm thu nhập từ hoạt động này cho công ty.
Tóm lại trong những năm qua, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty còn nhiều hạn chế mặc dù trong những năm gần đây thị trường chứng khoán của nước ta đã có những bước phát triển song công ty vẫn chưa thực sự tham gia vào thị trường mới mẻ và năng động này. Các hoạt động tài chính của công ty mới chỉ dừng lại ở những hoạt động truyền thống như cho thuê tài sản, hợp tác liên doanh. Tuy nhiên ở lĩnh vực liên doanh này doanh nghiệp cũng chưa thu được những kết quả như mong muốn. Có thể nói bộ phận doanh thu từ hoạt động tài chính chưa có một vai trò đáng kể nào trong tổng lợi nhuận của công ty, công ty chưa phát huy hết khả năng hiện có của mình. Đây là một vấn đề đòi hỏi các nhà lãnh đạo công ty cần có những biện pháp và hướng đi đúng đắn cho hoạt động tài chính này.
2.3.3 Tình hình chi phí của doanh nghiệp:
Công ty muốn tăng lợi nhuận đòi hỏi phải giải quyết đồng thời cả hai vấn đề đó là nâng cao doanh thu và giảm chi phí. Vậy thực chất tình hình chi phí của doanh nghiệp trong những năm vừa qua như thế nào? Cũng giống như doanh thu, chi phí của doanh nghiệp cũng được chia ra làm 3 loại chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Trong đó chi phí cho hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy đối với công ty điện máy – xe đạp – xe máy thì việc nghiên cứu chi phí hoạt động kinh doanh là ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lí chi phí. Chính vì điều này nên trong phần phân tích thực trạng chi phí của doanh nghiệp, em xin được trình bày chủ yếu nội dung chi phí này.
Bảng 2.8: Tình hình chi phí kinh doanh của công ty điện máy – xe đạp – xe máy (2002-2004)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1. Giá vốn hàng bán
252601,7
95,2
204041,4
93,7
305722,3
95,3
2. Chi phí bán hàng
11277,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24898.DOC