Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY 2

1.1. CÁC NGUỒN VỐN CHO VAY CỦA NHTM 2

1.1.1. Định nghĩa nguồn vốn tín dụng 2

1.1.2. Các nguồn vốn tín dụng Ngân hàng 2

1.1.3. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn 4

1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay 4

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay 5

1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY 7

1.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại 7

1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân 7

1.3.3. Đối với Cán bộ Ngân hàng 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẮC NGHỆ AN 9

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 9

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An 9

2.1.2. Nhân sự và cơ cấu tổ chức 10

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 11

2.2.1 Tình hình huy động vốn 10

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 13

2.2.3. Hiệu quả cho vay 17

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 19

2.3.1. Kết quả đạt được 19

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 20

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 24

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN TRONG CÁC NĂM TỚI (2006 – 2007) 24

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT BẮC NGHỆ AN 25

3.2.1. Thẩm định chặt chẽ dự án cho vay 25

3.2.2. Đảm bảo quy trình cho vay 26

3.2.3. Kiểm tra thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay 27

3.2.4. Tư vấn cho đơn vị vay vốn để sử dụng vốn vay có hiệu quả 28

3.2.5. Đào tạo nâng cao trình độ Cán bộ quản lý và Cán bộ tín dụng Ngân hàng 28

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 29

3.3.1. Đối với NHNN 29

3.3.2. Đối với NHCT Việt Nam 30

3.3.3. Đối với cơ quan địa phương 31

KẾT LUẬN 33

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHTM nói chung và Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An nói riêng có khả năng phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh. Hiểu rõ được tầm quan trọng này, Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng thị trường tới tất cả các thành phần kinh tế. Do vậy, khách hàng có quan hệ giao dịch với giao dịch Ngân hàng qua các năm đều tăng. Ngay từ khi thành lập NHCT Bắc Nghệ An đã chú trọng đến việc mở rộng huy động vốn bằng hình thức huy động bằng lãi suất linh hoạt, cùng với việc phục vụ tận tình trong cách giao dịch của cán bộ NHCT Bắc Nghệ An, doanh số huy động tiền gửi các loại đã từng bước tăng. Do vậy, Chi nhánh đã có nguồn vốn tương đối dồi dào, đảm bảo được nguồn vốn tín dụng, trung hạn và một phần dài hạn. Bảng 1.2: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 05/04(%) Giá trị % Giá trị % Tổng nguồn vốn huy động 84.000 124.000 148 1. Phân theo tính chất - TG không kỳ hạn - TG có kỳ hạn 56.400 27.600 100 67,1 32,9 98.200 25.800 100 79,2 20,8 174,1 93,5 2. Phân theo khách hàng - Tền gửi TCKT - Tiền gửi dân cư 54.300 29.700 100 64,6 35,4 96.500 27.500 100 77,8 22,2 178 92,6 3. Phân theo loại tiền - Vốn huy động VND - Vốn huy động ngoại tệ (quy ra VND) 72.200 11.800 100 86 14 109.500 14.500 100 88,3 11,7 152 123 (Nguồn: Phòng kế toán – Tổng hợp Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qua các năm tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Điều này được thể hiện cụ thể: Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt mức 84.000 triệu đồng đến năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 124.000 triệu đồng, tăng 40.000 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu tiền gửi phân theo tính chất thì tiền gửi không kỳ hạn năm sau cao hơn năm trước biểu hiện: Năm 2005 đạt 98.200 triệu đồng, tăng 41.800 triệu đồng so với năm 2004. Sở dĩ như trên do nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của Công ty Xi măng Hoàng Mai và một số doanh nghiệp khác luôn duy trì ở mức cao, lãi suất thấp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây chính là nhân tố giảm chi phí đầu vào. Mặt khác, do nguồn vốn dồi dào nên Chi nhánh thường xuyên gửi vốn điều hoà trong toàn hệ thống. Ngược lại thì tiền gửi có kỳ hạn lại có xu hướng giảm cả về mặt giá trị và tỷ trọng biểu hiện: Năm 2004 tiền gửi có kỳ hạn đạt 27.600 triệu đồng, chiếm 32,9% so với tổng nguồn vốn, thì đến năm 2005 con số này đã giảm xuống 25.800 triệu đồng, chiếm 20,8% so với tổng nguồn vốn. Nguyên nhân tiền gửi không kỳ hạn giảm là do Ngân hàng chưa đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi của đơn vị, doanh nghiệp. Năm 2005 vốn huy động VND đạt 109.500 triệu đồng. Vốn huy động ngoại tệ quy ra VND năm 2005 cũng tăng hơn năm 2004 là 2.700 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm: Năm 2004 tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ quy ra VND là 14% so với tổng nguồn vốn huy động, nhưng đến năm 2005 con số này giảm xuống 11,7% so với tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước không ổn định, sự lên xuống bất thường về tỷ giá giữa đồng tiền trong nước và các đồng tiền khác (đặc biệt là đối với đồng USD) đã tạo ra tâm lý không an toàn cho khách hàng khi gửi tiền bằng USD. Trong cơ cấu tiền gửi phân theo khách hàng thì tiền gửi TCKT tăng qua các năm về cả mặt giá trị và tỷ trọng biểu hiện: Năm 2005 đạt 96.500 triệu đồng, tăng 42.200 triệu đồng so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 77,8% so với tổng nguồn vốn huy động. Ngược lại, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư lại giảm xuống: Năm 2005 giảm 2.200 triệu đồng so với năm 2004. Về tỷ trọng của nguồn vốn này cũng có xu hướng giảm theo thời gian: Năm 2004 nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm 35,4% so với tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2005 khoản tiền này giảm chỉ chiếm 22,2% so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động này giảm do Chi nhánh có chính sách tăng huy động tiền gửi TCKT bằng các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của họ, nguồn vốn này đã giúp Chi nhánh ổn định được nguồn vốn trong việc sử dụng vốn. 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh khác của NHTM nói chung và Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An nói riêng, còn sử dụng vốn mà chủ yếu là cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng, nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. ý thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nói trên trong thời gian qua Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với hiệu quả cho vay đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro để đạt được mục tiêu chung của Ngân hàng là “ phát triển, an toàn và hiệu quả”. Điều này được thể hiện cụ thể ở doanh số cho vay và dư nợ. Doanh số cho vay Nhìn chung doanh số cho vay qua các năm đều tăng, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để có thể đánh giá được hiệu quả cho vay. Doanh số cho vay được chia theo thời gian và chia theo thành phần kinh tế. Doanh số cho vay theo thời gian Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay theo thời gian tăng đều qua các năm cụ thể: Bảng 2.2 : Doanh số cho vay theo thời gian của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An Đơn vị : Triệu đồng Doanh số cho vay Năm 2004 Năm 2005 05/04 (%) Giá trị % Giá trị % 1. Ngắn hạn 51.300 73 79.500 78 ,7 155 2. Trung và dài hạn 19.315 27 21.500 21,3 111,3 Tổng 70.615 100 101.000 100 143 (Nguồn: Phòng kế toán – Tổng hợp Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An) Tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 73% - 78,7% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng đáng kể biểu hiện qua các năm: Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là: 51.300 triệu đồng, chiếm 73% so với tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là: 79.500 triệu đồng, tăng 155% so với năm 2004. Tình hình doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên đáng kể về mặt giá trị, biểu hiện: Năm 2004 doanh số cho vay trung và dài hạn là 19.315 triệu đồng, đến năm 2005 con số này đã tăng lên 21.500 triệu đồng, tăng 111,3% so với năm 2004, nhưng xét về tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm biểu hiện: Năm 2004 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 27% so với doanh số cho vay, đến năm 2005 con số này chỉ là 21,3%. Như vậy, trong những năm qua mặc dù đã chú trọng cho vay trung và dài hạn nhưng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Bảng 3.2: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 05/04 (%) Giá trị % Giá trị % 1. DNNN 49.900 70,7 73.500 72,8 147,3 2. Công ty TNHH, DNTN 3.115 4,4 5.800 5,7 186,2 3. Cá nhân 17.600 24,9 21.700 21,5 123,3 Tổng 70.615 100 101.000 100 143 (Nguồn: Phòng kế toán – Tổng hợp Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An) Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế thì chủ yếu cho vay đối với DNNN là lớn, một phần rất nhỏ là Công ty TNHH, DNTN và cá nhân… cụ thể là trong những năm qua thì doanh số cho vay đối với DNNN tăng lên đáng kể biểu hiện: Năm 2004 doanh số cho vay chỉ là 49.900 triệu đồng chiếm 70,7% so với tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 con số này đã tăng lên 73.500 triệu đồng, tăng 147,3% so với năm 2004. Đối với thành phần Công ty TNHH, DNTN doanh số cho vay cũng tăng lên: Năm 2004 doanh số cho vay là 3.115 triệu đồng, đến năm 2005 doanh số cho vay là 5.800 triệu đồng, tăng 186,2% so với năm 2004. Trong khi đó doanh số cho vay theo thành phần cá nhân chỉ đứng sau thành phần DNNN cũng tăng lên đáng kể về giá trị biểu hiện: Năm 2004 doanh số cho vay cá nhân là 17.600 triệu đồng, đến năm 2005 doanh số cho vay tăng lên là 21.700 triệu đồng. Nhưng thực tế, qua bảng số liệu trên, doanh số cho vay theo thành phần cá nhân về tỷ trọng có xu hướng giảm biểu hiện: Năm 2004 tỷ trọng cho vay chiếm 24,9% so với tổng doanh số cho vay, nhưng đến năm 2005 con số này chỉ là 21,5%. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do loại hình cá nhân hoạt động mang tính chất nhỏ lẻ, các dự án hay kế hoạch lớn hầu như không có mà chủ yếu vay để hỗ trợ gia đình về tiêu dùng như: Mua sắm, tài sản, chi sửa nhà cửa… Tình hình dư nợ Khi xem xét hiệu quả cho vay, ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay chúng ta xem xét đến chỉ tiêu dư nợ mà Chi nhánh đã đạt được trong các năm. Nhìn chung tình hình dư nợ qua các năm đều tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với khả năng hiện có của Ngân hàng. Dư nợ cho vay được chia theo thời gian và theo thành phần kinh tế. Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian Dựa theo bảng số liệu về tình hình dư nợ cho vay theo thời gian ta thấy rằng dư nợ cho vay đều tăng qua các năm cả về ngắn hạn, trung và dài hạn. Cụ thể như sau: Bảng 4.2: Dư nợ cho vay theo thời gian của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An Đơn vị: Triệu đồng Dư nợ cho vay Năm 2004 Năm 2005 05/04 (%) Giá trị % Giá trị % 1. Ngắn hạn 26.000 76,5 30.000 68,2 115,3 2. Trung và dài hạn 8.000 23,5 14.000 31,8 175 Tổng 34.000 100 44.000 100 129,4 (Nguồn: Phòng kế toán – Tổng hợp Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An) Xét về mặt giá trị dư nợ cho vay ngắn hạn tăng qua các năm cụ thể: Năm 2005 tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 30.000 triệu đồng, tăng 4.000 triệu đồng so với năm 2004. Nhưng xét về mặt tỷ trọng thì dư nợ cho vay ngắn hạn lại có xu hướng giảm biểu hiện: Năm 2004 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 76,5% so với tổng dư nợ cho vay, nhưng đến năm 2005 con số này chỉ chiếm 68,2%. Nguyên nhân là do Công ty Xi măng Hoàng Mai đang giao dịch tại 2 Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hoàng Mai và Ngân hàng Công thương Bắc Nghệ An cả tiền gửi và tiền vay, do đó các nhu cầu cho vay vốn ngắn hạn cũng như tiền gửi thanh toán của đơn vị được phân phối ở cả hai Ngân hàng, nên mức tăng dư nợ và số dư tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh bị hạn chế, ảnh hưởng đến chỉ tiêu dư nợ của năm 2005. Ngược lại, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng cả về mặt giá trị cũng như tỷ trọng cụ thể như sau: Năm 2004 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 8.000 triệu đồng chiếm 23,5% so với tổng dư nợ cho vay, đến năm 2005 con số này tăng lên là 14.000 triệu đồng, chiếm 31,8% tổng dư nợ cho vay, tăng 175% so với năm 2004. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do chủ trương phát triển kinh tế, khuyến khích ưu đãi các Công ty tư nhân, Công ty TNHH, DNNN …họ cần vốn để đầu tư dây truyền sản xuất như: Sản xuất máy móc nội địa, chế biến nông sản thực phẩm, xuất nhập khẩu… nên họ đặt quan hệ với Ngân hàng để được vay vốn trung và dài hạn đầu tư chiều sâu và xây dựng mới. Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Nhìn chung tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế trong những năm qua đều tăng. Bảng 5.2: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 05/04 (%) Giá trị % Giá trị % 1. DNNN 19.000 55,9 18.000 40,9 94,7 2. Công ty TNHH, DNTN 1.000 2,9 4.000 9,1 400 3. Cá nhân 14.000 41,2 22.000 50 157,1 Tổng 34.000 100 44.000 100 129,4 ơ(Nguồn: Phòng kế toán - Tổng hợp Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An) Trong đó dư nợ cho vay đối với thành phần cá nhân tăng lên đáng kể cụ thể: Năm 2004 dư nợ cho vay cá nhân là 14.000 triệu đồng, đến năm 2005 dư nợ cho vay tăng lên 22.000 triệu đồng, chiếm 50% so với tổng dư nợ cho vay. Tiếp đến dư nợ cho vay đối với Công ty TNHH, DNTN có tăng nhưng chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ: Năm 2004 dư nợ cho vay đối với Công ty TNHH, DNTN chỉ là 1.000 triệu đồng chiếm 2,9% so với tổng dư nợ cho vay, đến năm 2005 con số này tăng lên 4.000 triệu đồng chiếm 9,1% so với tổng dư nợ cho vay. Còn lại là dư nợ cho vay đối với DNNN bị giảm cả về mặt giá trị cũng như tỷ trọng cụ thể: Năm 2004 dư nợ cho vay DNNN là 19.000 triệu đồng, đến năm 2005 con số này đã bị giảm xuống 18.000 triệu đồng. Về tỷ trọng cũng bị giảm qua các năm: Năm 2004 chiếm 55,9% so với tổng dư nợ cho vay, đến năm 2005 bị giảm xuống chỉ còn 40,9% so với tổng dư nợ cho vay. Lý giải điều này là do năm 2005 có những lúc tổng dư nợ cho vay đạt cao nhất 83.000 triệu đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2005 giảm xuống do hợp đồng tín dụng cho vay vốn lưu động Công ty Xi măng Hoàng Mai đến hạn nên cuối năm tổng dư nợ cho vay chỉ đạt 44.000 triệu đồng. Mặt khác Công ty Xi măng Hoàng Mai thuộc DNNN nên đã giải thích được dư nợ cho vay cả về mặt giá trị và tỷ trọng năm 2005 bị giảm. 2.2.3. Hiệu quả cho vay Hiệu quả cho vay của NHTM nói chung và Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An nói riêng được thể hiện qua các tiêu chí sau: Chỉ tiêu nợ quá hạn Nhìn chung chỉ tiêu nợ quá hạn qua các năm có xu hướng giảm dần. Đây là điều kiện rất tốt tạo đà phát triển cho Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An. Có thể nói chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu đầu tiên và dễ nhận biết nhất một khoản vay có vấn đề hay không. Tuy nhiên không phải lúc nào có nợ quá hạn cũng là hậu quả của việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, khách hàng muốn vay một khoản tiền với thời gian phù hợp với thời gian luân chuyển và tiến độ của dự án xin vay vốn, tuy nhiên nhiều lúc Ngân hàng chỉ có thể cho vay với thời hạn ngắn hạn hơn thời hạn yêu cầu của khách hàng nhưng do một số nguyên nhân mà khách hàng phải chấp nhận vay vốn. Kết quả là khi hết hạn cho vay như đã ký trong hợp đồng thì doanh nghiệp chưa có thể trả nợ do chưa đến kỳ hạn thu hồi vốn vì vốn vay đang lưu chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, phải chờ đến cuối kỳ sản xuất thì khách hàng mới trả nợ được Ngân hàng. Dựa theo phụ lục 2 về tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An ta thấy: Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn 2 năm đều ở con số khá lý tưởng. Năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là: 0,041% thì đến năm 2005 con số này giảm xuống chỉ còn 0,0046%. Trong khi đó kế hoạch của NHCT Việt Nam giao đối với Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An với tỷ lệ nợ quá hạn không quá 5%. Chính vì vậy con số trên đáng khích lệ, đạt 100% so với kế hoạch được giao và đã được NHCT Việt Nam công nhận là đơn vị xuất sắc. Để đạt được kết quả này Chi nhánh đã thực hiện tốt các bước trong quá trình cho vay đối với khách hàng. Chỉ tiêu số vòng quay của vốn Số vòng quay của vốn = Thu nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn Chỉ tiêu số vòng quay vốn ngắn hạn, trung và dài cho ta biết một đồng vốn ngắn hạn, trung và dài hạn cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn được thu về đúng hạn để tiếp tục cho vay. Dựa theo phụ lục 3 về tình hình quay vốn theo thời gian của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An ta thấy: Năm 2004 chỉ tiêu số vòng quay của vốn ngắn hạn là 1,73 cho thấy rằng trong năm 2004 một đồng vốn cho vay ngắn hạn thì chỉ có 1,73 đồng thu về đúng hạn để tiếp tục tái đầu tư. Đến năm 2005 số vòng quay của vốn ngắn hạn đã tăng lên đáng kể 2,54. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Chi nhánh rất có hiệu quả, doanh số thu nợ gần bằng doanh số cho vay. Vốn của Ngân hàng được luân chuyển nhanh làm tăng mức lợi nhuận của Ngân hàng. Tương tự như vậy, chỉ tiêu số vòng quay của vốn trung và dài hạn có tăng lên qua các năm. Năm 2004 chỉ tiêu số vòng quay của vốn trung và dài hạn là 1,3, đến năm 2005 con số này tăng lên không đáng kể chỉ là 1,37. Mặc dù có sự tăng trưởng lên ở chỉ tiêu số vòng quay của vốn trung và dài hạn nhưng chỉ tiêu này vẫn còn thấp. Điều này cũng phản ánh một thực tế là doanh nghiệp chưa có một kế hoạch vay vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất của chính mình, do đó xảy ra tình trạng khi đến hạn trả nợ cho Ngân hàng thì dòng tiền của doanh nghiệp chưa về. Đây là một yếu tố gây cản trở rất lớn đối với việc mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An 2.3.1. Kết quả đạt được Mặc dù trong những năm qua, bên cạnh những thuận lợi có được từ đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu một cách hợp lý giữa các thành phần kinh tế cũng như các ngành nghề kinh doanh, thì hệ thống Ngân hàng nói riêng cũng như các ngành nghề khác không phải là không gặp ít khó khăn như là: Sự thay đổi liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước … điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã thực sự trở thành Ngân hàng có quan hệ tốt với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chi nhánh luôn xác định mọi hoạt động của Chi nhánh khởi đầu từ khách hàng, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hoạt động của mình. Điều này thể hiện rõ ở những kết quả sau: • Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng rõ rệt, đặc biệt doanh số cho vay DNNN là 49.900 triệu đồng năm 2004 lên đến 73.500 triệu đồng năm 2005. Điều này có thể thấy Chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn đối với DNNN. • Nếu xét về doanh số cho vay theo thời gian thì doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng biểu hiện: Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 51.300 triệu đồng thì đến năm 2005 con số này lên đến 79.500 triệu đồng. • Về tình hình nợ quá hạn, nếu xét nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ quá hạn rất nhỏ cụ thể: Năm 2004 nợ quá hạn là 14 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn là 0,041%, đến năm 2005 con số này giảm xuống còn 2 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống mức thấp là 0,0046%. Qua đó ta thấy Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã đạt xuất sắc kế hoạch được giao. Để đạt được kết quả nói trên là do Ngân hàng đã và đang thực hiện một số hoạt động quan trọng sau: • Trong quan hệ cho vay, Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc cho vay, đặc biệt chú ý đến an toàn và hiệu quả cho vay. • Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh khi vay vốn với khối lượng lớn Chi nhánh có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách hàng. • Thêm vào đó, Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thẩm định trước khi cho vay và làm tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay từ đó phân loại khách hàng thông qua hội nghị khách hàng được tổ chức thường xuyên, Chi nhánh nắm bắt được thông tin từ phía khách hàng và trao đổi các biện pháp đem lại hiệu quả cho Chi nhánh và khách hàng. • Một nguyên nhân không thể bỏ qua là công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ của Chi nhánh. Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh là những nhân viên trẻ, năng động sáng tạo, nhiệt tình với công việc không ngừng học hỏi kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ. Ban Giám đốc đã phân công nhiệm vụ cho các Phó Giám đốc phù hợp với năng lực sở trường của từng người và đã phát huy được nhiệm vụ được giao. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm phối hợp với các chi bộ đoàn thể để động viên thi đua, khen thưởng cũng như xử lý kịp thời, kiên quyết với những thiếu xót. 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân * Tồn tại Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực tế cho vay tại Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An. Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được chúng ta cần phải nói đến một số tồn tại sau đây: • Doanh số cho vay theo thời gian cụ thể là doanh số cho vay trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh số cho vay và lại có xu hướng giảm dần biểu hiện: Năm 2004 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là 27% so với tổng doanh số cho vay nhưng đến năm 2005 con số này giảm còn 21,3% sovới tổng doanh số cho vay. Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn trong khi đó nhu cầu về vốn trung và dài hạn để cải tiến thiết bị công nghệ, dây truyền công nghệ… nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn tại Chi nhánh. Khi đó Chi nhánh sẽ mất một khoản lợi nhuận đáng kể và một lượng khách hàng lớn. • Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế thì tỷ trọng cho vay đối với các Công ty TNHH, DNTN còn quá nhỏ so với nhu cầu mà các Công ty này cần, điều này có thể thấy rõ: Năm 2004 doanh số cho vay đối với Công ty TNHH, DNTN là 3.115 triệu đồng chiếm 4,4% so với tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 doanh số cho vay là 5.800 triệu đồng chiếm 5,7% so với tổng doanh số cho vay, trong khi đó đối tượng này rất cần vốn. Nhưng để vay vốn của Ngân hàng thì thường rất khó, thông thường phải có tài sản thế chấp. Đây là một điều hết sức khó khăn đối với Công ty TNHH, DNTN. • Tín dụng là công tác trọng tâm, mặc dù được đầu tư cả về mặt nhân lực và thời gian. Tuy nhiên dư nợ cho vay vẫn đang rất khiêm tốn so với khả năng hiện có. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế đối với Công ty TNHH, DNTN rất thấp cụ thể: Năm 2004 dư nợ cho vay là 1.000 triệu đồng, đến năm 2005 con số này chỉ là 4.000 triệu đồng, chiếm 9,1% so với tổng dư nợ cho vay. Hơn thế nữa dư nợ cho vay đối với DNNN cũng bị giảm dần cả về giá trị và tỷ trọng: Năm 2004 tỷ trọng dư nợ cho vay chiếm 55,9%, đến năm 2005 con số này giảm xuống thấp còn 40,9% trong tổng dư nợ cho vay • Chi nhánh chưa thực sự đóng vai trò vừa là cấp tín dụng, vừa là tư vấn đáng tín cậy cho các chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh doanh. • Hiệu quả cho vay trung và dài hạn trong những năm qua đã có sự chuyển biến, tuy nhiên hiệu quả còn chưa thực sự đạt được kế hoạch đề ra. Điều này biểu hiện chỉ tiêu số vòng quay của vốn còn thấp: Năm 2004 chỉ tiêu số vòng quay của vốn trung và dài hạn chỉ là 1,3, đến năm 2005 con số này tăng lên không đáng kể chỉ là 1,37. * Nguyên nhân • Về vấn đề bảo đảm tiền vay: Cũng như hầu hết các Ngân hàng khác, Chi nhánh coi tài sản thế chấp là điều kiện bắt buộc hàng đầu khi quyết định cho vay. Coi tài sản thế chấp là vật thay thế các khoản vay đến hạn không trả được. Trong khi đó đối với các doanh nghiệp nhiều khách hàng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo khoản vay của mình. Mặt khác, theo nguyên tắc Ngân hàng chỉ cho vay 70% giá trị tài sản đảm bảo thế chấp nhưng trên thực tế nhiều món vay đạt xấp xỉ 100%. Hơn nữa các Cán bộ tín dụng không thể thẩm định chính xác tất cả các loại tài sản. Nhiều khoản vay được thế chấp bằng tài sản không đủ điều kiện tiêu chuẩn và một số đã bị hao mòn vô hình làm giảm giá trị, nên Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc thanh lý chúng để thu hồi vốn. Có trường hợp, số thu không đủ bù số vốn sau khi trừ chi phí. • Việc quyết định cho vay và chất lượng các khoản vay phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định của Cán bộ tín dụng. Có thể nói đội ngũ cán bộ của Chi nhánh là đội ngũ năng động, sáng tạo, có chuyên môn trình độ, kinh nghiệm vững vàng, tuy nhiên không thể tránh khỏi việc thẩm định dự án còn gặp những sai xót. Hơn nữa Chi nhánh chưa có một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường, về lĩnh vực kinh tế xã hội, pháp luật để vừa tư vấn cho các cán bộ Chi nhánh khi cần, vừa tư vấn cho khách hàng vay vốn vì lợi ích của cả hai phía. • Một nguyên nhân cần nói đến để giải thích sự tồn tại dư nợ cho vay vẫn đang rất khiêm tốn so với khả năng hiện có đó là xuất phát từ nền kinh tế còn chậm phát triển, sản xuất kinh doanh nhỏ là chủ yếu. Trong khi đó có tới 3 Chi nhánh NHTM, Ngân hàng chính sách và quỹ tín dụng nhân dân, tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt, rất nhiều khách hàng kinh doanh ổn định có uy tín là khách hàng truyền thống NHNo & PTNT, việc tìm kiếm khách hàng mới đòi hỏi phải có thời gian. Mặt khác hai trung tâm phát triển thương mại dịch vụ là Cầu Giát, Hoàng Mai, các hộ kinh doanh chưa tiếp cận được vốn vay NHCT do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng đầu tư của Chi nhánh. • Một số nguyên nhân khác: Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi đang hoàn thiện. Tuy nhiên khi hướng dẫn triển khai và thực hiện thì nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số không đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực thấp. • Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: Đó là các doanh nghiệp này thường có những dự án thiếu tính khả thi, ít có kinh nghiệm quản lý, thị trường đầu tư bấp bênh. Ngoài ra, tình hình tài chính của các doanh nghiệp này chưa được phản ánh đầy đủ trên các sổ sách kế toán, do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn, có những doanh nghiệp thậm chí sổ sách còn chưa phản ánh hết thực trạng của đơn vị như công nợ, nguồn vốn. Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An 3.1. Định hướng công tác tín dụng của Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An trong các năm tới (2006 – 2007) Căn cứ vào tình hình hoạt động những năm vừa qua và những chỉ tiêu công tác tín dụng được NHCT Việt Nam giao cho, Chi nhánh NHCT Bắc Nghệ An đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ trong các năm tới (2006 – 2007). Cụ thể như sau: * Các mục tiêu, nhiệm vụ - Nguồn vốn huy động tăng từ 15 – 20% so với năm 2005. - Dư nợ cho vay tăng 60% so với năm 2005, về số tuyệt đối đạt mức 70.400 triệu đồng. - Tỷ lệ nợ quá hạn không quá : 5% - Việc làm, đời sốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32809.doc
Tài liệu liên quan