LỜI NÓI ĐẦU. 4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 5
I. Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 5
1.Khái niệm. 5
2. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 6
II. Các nguồn vốn của doanh nghiệp. 7
1.Vốn tự có của doanh nghiệp. 7
2. Phát hành cổ phiếu. 7
3. Phát hành trái phiếu. 9
4. Các công cụ có thể chuyển đổi. 9
5. Các khoản phải trả, phải nộp. 10
6.Tín dụng thương mại. 10
7. Tín dụng ngân hàng. 11
8. Vay cán bộ công nhân viên. 13
9. Tài trợ nội bộ. 13
10. Tín dụng thuê mua. 14
III.Hiệu quả sử dụng vốn. 14
1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn. 14
2.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 16
3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 16
3.1.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định. 17
3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài vốn lưu động: 17
3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 19
IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động và sử dụng vốn. 19
1. Các nhân tố chủ quan. 19
1.1. Loại hình doanh nghiệp. 19
1.2. Đặc điểm kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. 19
1.3. Chi phí vốn. 20
1.4. Năng lực hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp. 21
1.5.Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 21
1.6. Trình độ quản lý và sử dụng vốn 22
2.Nhân tố khách quan. 22
2.1. Các quy định của Nhà nước, Tổng công ty. 22
2.2 Ngân hàng. 22
2.3 Các vấn đề khác. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI. 23
I.Giới thiệu tổng quan về Công ty Thiết bị Điện thoại (VITECO) 23
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Thiết bị Điện thoại 23
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Thiết bị Điện thoại. 25
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị Điện thoại. 26
II.Thực trạng hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị Điện thoại. 27
1. Thực trạng huy động vốn tại Công ty. 28
2.Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty. 29
2.1. Thực trạng sử dụng vốn cố định tại Công ty. 29
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty. 32
2.4.Thực trạng sử dụng toàn bộ vốn tại công ty. 35
III.Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị Điện thoại 35
1. Những kết quả đạt được 35
1.1. Về tình hình huy động vốn 36
1.2 Về tình hình sử dụng vốn. 36
2. Hạn chế 37
2.1. Về tình hình huy động vốn 37
2.2. Về sử dụng vốn 37
3.Nguyên nhân 37
3.1. Nguyên nhân chủ quan 37
3.2 Nguyên nhân khách quan 38
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI. 38
I. Định hướng phát triển của Công ty. 38
1. Mục tiêu của toàn ngành Bưu chính - Viễn thông. 38
2. Định hướng phát triển của Công ty. 39
II.Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị Điện thoại. 39
1.Các giải pháp huy động vốn. 39
1.1.Kế hoạch hoá nguồn vốn nhằm tạo ra chủ động trong hoạt động huy động và sử dụng vốn. 40
1.1.1.Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu 40
1.1.2.Dự đoán nhu cầu vốn bằng các chỉ tiêu đặc trưng 40
1.2. Các giải pháp huy động vốn. 42
1.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu 42
1.2.2 Mở rộng các hình thức huy động vốn. 42
2. Các giải pháp quản lý và sử dụng vốn. 44
2.1. Quản lý và sử dụng vốn lưu động 44
2.1.1. Biện pháp thu hồi và quản lý các khoản phải thu. 44
2.1.2.Quản lý tiền mặt. 46
2.1.3.Quản lý dự trữ. 47
2.2.Quản lý và sử dụng TSCĐ 47
2.3.Biện pháp về cơ cấu vốn 48
2.4. Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên trong Công ty. 48
III. Một số kiến nghị. 49
1.Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 49
2. Đối với Tổng công ty 50
3. Đối với Ngân hàng 51
KẾT LUẬN. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:. 52
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị Điện thoại - VITECO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cản trở cho việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Những quy định về cầm cố, thế chấp, tín chấp quá ngặt nghèo gây khó khăn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp.
2.3 Các vấn đề khác.
Các khó khăn tài chính thường xuất hiện do những biến động về giá cả, lạm phát... cũng ảnh hưởng đến huy động vốn.
Sự phát triển của kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán nói riêng có tác động lớn đến huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên công tác huy động và sử dụng vốn. Hệ thống pháp lý không ổn định, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và huy động và sử dụng vốn nói riêng.
chương II:
thực trạng hoạt động huy động và sử dụng vốn tại công ty thiết bị điện thoại - viteco
I.giới thiệu tổng quan về công ty thiết bị điện thoại (viteco)
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Thiết bị Điện thoại -viteco
Do yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành Bưu chính - Viễn thông nói riêng, cần phải phát triển cấp bách mạng lưới viễn thông để đẩy nhanh quá trình tiếp thu và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu, căn cứ vào nghị định số 115/HĐBT ngày 07/04/1990, Thông tư số 38/TCCP ngày 09/01/1991 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, theo đề nghị của Trưởng Ban tổ chức cán bộ, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đã ra quyết định số 640/QĐ-TCCB ngày 15/05/1991 thành lập Công ty Thiết bị Điện thoại, có trụ sở tại 12 Láng Trung- Hà Nội.
Theo yêu cầu quản lý Nhà nước về sắp xếp lại doanh nghiệp ngày 14/9/1996, tại Quyết định số 432/TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện Việt Nam thành lập lại Công ty Thiết bị Điện thoại có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Telecommunication Equipment Company (gọi tắt là VITECO), có trụ sở chính tại 203 Minh Khai-Hà Nội, có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và mở rộng quan hệ quốc tế.
Công ty Thiết bị Điện thoại (VITECO) là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, phụ trách lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các thiết bị chuyên ngành bưu chính viễn thông, điện tử và một số lĩnh vực khác nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để thực hiện những chỉ tiêu của Tổng công ty giao.
*Công ty Thiết bị Điện thoại có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Lắp ráp, nghiên cứu và sản xuất các thiết bị bưu chính viễn thông điện tử, tin học.
- Lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và trợ giúp vận hành khai thác các loại tổng đài, thiết bị đầu cuối, thiết bị viễn thông, điện tử cho các đơn vị trong và ngoài ngành phục vụ cho mạng lưới thông tin trên toàn quốc.
- Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài để lắp ráp SKD, CKD từng phần tổng đài kỹ thuật số, các thiết bị đầu cuối, khảo sát thiết kế các công trình viễn thông, tư vấn kỹ thuật chuyên ngành điện tử, viễn thông.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ điện tử viễn thông, điện tư, tin học phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
- Đảm nhận các dịch vụ liên quan đến phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ cho khách hàng.
- Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tuân theo các quy định của Nhà nước và pháp luật.
- Kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi Tổng công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước với tên gọi “Công ty Thiết bị Điện thoại” để giao dịch trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, tài khoản riêng, được Tổng công ty cấp vốn và được phép thu hút vốn từ các nguồn khác nhau, được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các cấu kiện, linh kiện, vật kiện điện tử liên quan đến tổng đài điện thoại theo kế hoạch của Công ty và Tổng công ty, được mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thiết bị Điện thoại có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ 1991-1994
Trong giai đoạn này, Công ty vừa được thành lập với số lượng cán bộ công nhân viên (CBCNV) là 20 người, toàn bộ số lượng CBCNV trong Công ty phải đảm nhận cả công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Do yêu đảm nhận thêm nhiệm vụ mà Tổng công ty giao đến cuối năm 1994, Công ty đã có đội ngũ CBCNV trên 50 người.
Giai đoạn 2: Từ 1994-1996
Đầu năm 1994 Công ty Thiết bị Điện thoại đã sát nhập thêm VTC; là một Công ty sản xuất và lắp ráp tổng đài kỹ thuật số có dung lượng vừa và nhỏ đầu tiên tại Việt Nam (DST). Do vậy, từ thời điểm này trở đi Công ty đã có thêm nhiệm vụ mới là: sản xuất và lắp ráp tổng đài dung lượng vừa và nhỏ cung cấp thêm cho mạng lưới thông tin liên lạc trong toàn quốc.
Ngày 14/9/1996 theo Quyết định số 432/TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện Việt Nam, Công ty Thiết bị Điện thoại được thành lập lại với tên giao dịch quốc tế viết tắt là VITECO.
Giai đoạn 3: Từ 1996 đến nay.
Trong giai đoạn này, Công ty Thiết bị Điện thoại đã được Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam giao cho từ chỗ bảo trì một vài loại tổng đài có trên mạng cho đến thời điểm này Công ty đã được Tổng công ty giao cho bảo trì tất cả các loại tổng đài như: TDX-1B, NEAX, E10(Pháp), EWSD, DMS, FETEX, HI COM, AXE...
Tóm lại, trong vòng 10 năm qua Công ty Thiết bị Điện thoại (VITECO) với đội ngũ 20 cán bộ, đảm trách nhiệm vụ đơn thuần, đến nay đội ngũ cán bộ của Công ty đã phát triển lên tới 120 cán bộ, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mà Tổng công ty giao phó.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Thiết bị Điện thoại.
Công ty Thiết bị Điện thoại tổ chức sản xuất xưởng lắp ráp và phân xưởng sản xuất. Công ty có một hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, có một phân xưởng lắp ráp và các trung tâm bảo trì, bảo dưỡng, nghiên cứu các tổng đài điện tử có chung một mô hình sản xuất với công nghệ hiện đại. Quy trình lắp đặt và sản xuất phù hợp hoàn toàn với quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục khép kín qua nhiều công đoạn khác nhau
Là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc, có đầy đủ tư cách pháp nhân nên bộ máy quản lý của Công ty cơ bản cũng giống như các doanh nghiệp Nhà nước khác. Công ty tiến hành quản lý theo hai cấp. Ban giám đốc Công ty lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp xuống các bộ phận. Giúp việc cho Ban giám đốc có các phòng ban chức năng và nghiệp vụ. Ngoài ra, Giám đốc Công ty còn phân cấp cho các trung tâm trực thuộc (có tài khoản và con dấu riêng) có quyền và nghĩa vụ theo quy chế do Công ty quy định. Cụ thể:
Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty.
Một Phó giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành Công ty theo phân công của Giám đốc.
Một Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán, thống kê của Công ty.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc tổ chức sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, giúp việc cho Ban giám đốc đảm bảo lãnh đạo hoạt động thông suốt. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
Phòng kế toán- tài chính:
Giám đốc về tài chính, làm tròn nhiệm vụ kế toán thống kê cụ thể là theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của công ty nên Công ty chọn mô hình tổ chức kế toán tập trung.
Phòng kế hoạch - đầu tư xây dựng cơ bản
Có nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn Công ty đồng thời phụ trách công tác xây dựng cơ bản của Công ty.
Phòng xuất nhập khẩu (vật tư)
Với nhiệm vụ quản lý vật tư, xuất nhập khẩu các linh kiện tổng đài, sửa chữa, làm thủ tục xuất nhập khẩu các loại tổng đài.
Phòng tổ chức hành chính:
Làm nhiệm vụ quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hoạt động linh hoạt, điều hòa hoạt động các phòng ban, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc.
Các trung tâm thuộc khối sản xuất bao gồm: Trung tâm CTTA, trung tâm VTC, trung tâm OMC
Sau đây là mô hình bộ máy quản lý của Công ty:
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty VITECO
Ban Giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng vật tư -xuất nhập khẩu
Phòng kế toán tài chính
Trung tâm
OMC
Trung tâm
VTC
Trung tâm
CTTA
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị Điện thoại.
Công ty Thiết bị Điện thoại được thành lập theo quyết định số 640/QĐ-TCCB ngày 15/5/1991 của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và được giao nhiệm vụ: Lắp ráp SKD các tổng đài, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các hệ thống tổng đài điện tử số, tiếp nhận công nghệ mới từ SKD đến CKD-IKD, sản xuất tổng đài điện tử số với dung lượng vừa và nhỏ phục vụ cho viến thông nông thôn, hải đảo, miền núi, đảm nhận các dịch vụ liên quan đến việc phát triển mạng lưới, tiêu thụ sản phẩm, cố vấn kỹ thuật, thiết kế, lắp đặt, trợ giúp kỹ thuật cho các Bưu điện tỉnh trong cả nước,xuất khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị, công nghệ viễn thông, điện tử phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Xét trên góc độ kinh doanh thì thực tế trong giai đoạn đầu của Công ty (từ 1991-1995) chủ yếu là nhập khẩu trang thiết bị, vật tư kỹ thuật dưới dạng SKD để phục vụ cho quá trình phát triển mạng lưới viễn thông của Ngành. Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty trong giai đoạn này là lập đề án, nhập khẩu thiết bị, lắp ráp SKD, hoàn thiện hệ thống, đo thử, kiểm tra, lắp đặt, hoà mạng, hướng dẫn đào tạo, bảo hành thiết bị trên mạng lưới.
Từ năm 1995 đến 2000, khi mà các hệ thống được lắp đặt trên mạng hết thời hạn bảo hành, nay Công ty còn thêm nhiệm vụ bảo hành, bảo dưỡng và trợ giúp kỹ thuật cho các hệ thống tổng đài trên mạng quốc gia.
Qua quá trình phát triển của mình, Công ty VITECO đã vươn lên mạnh mẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển và hiện đại hoá mạng lưới viễn thông Việt Nam, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục tăng trưởng, quy mô kinh doanh của Công ty liên tục phát triển, tình hình tài chính ổn định và phát triển, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày một tăng và ổn định. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này qua một số chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong những năm gần đây:
Bảng 1:
kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
của công ty viteco (1999-2001)
Đơn vị: triệu đồng
năm
Doanh thu
tỷ lệ tăng doanh thu
Kế hoạch
Thực hiện
1999
25.000
26.996
107%
2000
23.000
25.667
112%
2001
26.300
28.332
109%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty qua các năm)
Bảng 2:
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty viteco(1999-2001)
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Tổng doanh thu
26.996
25.667
28.332
2
Tổng chi phí
21.938
24.021
25.991
3
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
5.5971
1.646
2.341
4
Nộp Ngân sách
5.377
3.858
2.797
5
Vốn kinh doanh
18.178
15.026
15.908
6
Quỹ tiền lương thực hiện
3.776
3.609
3.865
7
Số lượng CBCNV (người)
120
120
120
8
Thu nhập bình quân người/năm
31,47
30,07
31,21
9
NSLĐ tính theo DT/người/năm
224,97
213,89
236,10
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng công ty qua các năm)
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng là rất khả quan, các chỉ tiêu như doanh thu, nộp ngân sách, thu nhập bình quân luôn có sự tăng trưởng và ổn định... Do sự tăng trưởng hàng năm như số liệu đã nêu trên, Công ty Thiết bị Điện thoại luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao.
Trên đà phát triển, Công ty Thiết bị Điện thoại sẽ ngày càng trưởng thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cải thiện đời sống CBCNV, không ngừng phát huy thế mạnh của mình để góp phần vào chiến lược tăng tốc của Ngành bưu chính –Viễn thông và công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hoá đất nước.
ii.thực trạng hoạt động huy động và sử dụng vốn tại công ty thiết bị điện thoại.
1. Thực trạng huy động vốn tại Công ty.
Trong những năm qua công ty không ngừng khai thác các nguồn vốn để phục cho hoạt động kinh doanh của mình nên nguồn vốn của công ty khá phong phú, bao gồm:
Các khoản phải trả, phải nộp.
Vốn chính phủ và Tổng công ty cấp.
Vay CBCNV.
Vay ngân hàng.
Tín dụng thương mại.
Do ưu thế là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nên khác với các doanh nghiệp khác, Công ty có thêm hai nguồn là: nguồn vốn chính phủ cấp (cấp khi thành lập Công ty và đến nay thì không được cấp bổ sung) và nguồn vốn Tổng công ty cấp. Hiện nay tuỳ thuộc tình hình doanh nghiệp có thể Tổng công ty cấp bổ sung.
Tuy nhiên vì công ty không tổ chức theo mô hình công ty cổ phần nên trong cơ cấu vốn không có nguồn do phát hành cổ phiếu, trái phiếu nên không có chi phí của cổ phiếu ưu tiên và cổ phiếu thường.
Chi phí vốn của Công ty thường là chi phí nợ vay. Chi phí của nợ vay là lãi suất tiền vay. Chi phí thực chính là lãi vay sau thuế. Đối với ngân hàng: lãi tiền vay là lãi suất trên thị trường.
Đối với vay CBCNV, lãi tiền vay được xác định lớn hơn tiền gửi và nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay trên thị trường. Lãi suất được định kỳ điều chỉnh theo lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên công ty mới vay ngắn hạn CBCNV nên sự biến động của lãi suất này là không lớn lắm (vay ngắn hạn CBCNV chiếm 0,45% tổng nguồn vốn năm 1999 và 0,19% năm 2000, đến năm 2001 thì Công ty không vay theo hình thức này nữa).
Việc xác định cơ cấu vốn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường vì như vậy sẽ tăng tính chủ động cho doanh nghiệp. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, việc xác định cơ cấu nguồn vốn phải tuân theo một tỷ lệ nhất định do Nhà nước quy định, chẳng hạn cơ cấu vốn của doanh nghiệp phải bao gồm trên 50% là vốn chủ sở hữu còn lại là nợ vay, nhưng hiện nay tỉ lệ này tuỳ thuộc từng doanh nghiệp
Công ty thiết bị Điện thoại đã tận dụng tối đa chính sách này. Như ta thấy trong bảng 3 dưới đây, trong giai đoạn 1999-2001, vốn chủ sở hữu chiếm từ 20- 31%, còn nợ phải trả chiếm từ 69-81% tổng nguồn vốn. Trong đó chủ yếu là vốn chiếm dụng của các đơn vị nội bộ, tín dụng thương mại và người mua ứng trước. Năm 1999, Công ty không vay ngân hàng sang năm 2000, Công ty đã vay dài hạn ngân hàng 570 triệu đồng. Quy mô vốn năm 2000 (74.102 triệu đồng) tăng 24,41% so với năm 1999 (59.564 triệu đồng) trong đó tăng là do nợ phải trả tăng 42,57% còn vốn chủ sở hữu giảm 17,44% chủ yếu là do lợi nhuận để lại giảm 77,49% trong vốn chủ sở hữu. Như vậy Công ty đã khai thác tận dụng được các khoản nợ, đã chiếm dụng một lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty cũng phải đối mặt với các khoản nợ này khi các khoản nợ đến hạn trả. Điều này cũng chứng tỏ Công ty đã thiết lập được mối quan hệ vững chắc, tạo được uy tín, tin cậy trên thị trường.
Sang năm 2001, quy mô vốn giảm 5,02% chủ yếu là do vốn vay nợ giảm 7,8%, còn vốn chủ sở hữu tăng 5,8%. Như vậy trong 3 năm từ 1999 đến 2001, cơ cấu nguồn vốn đang có những bước điều chỉnh, năm 2001 Công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu so với năm 2000 tuy rằng với tỷ lệ nhỏ và số tuyệt đối chưa bằng vốn chủ sở hữu năm 1999.
Trong vay nợ thì nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, nợ dài hạn đến năm 2000 Công ty mới vay chứng tỏ Công ty đã tận dụng triệt để chi phí thấp của nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của Công ty. Điều này đòi hỏi Công ty phải chủ động lên kế hoạch nguồn vốn cho những năm tiếp theo.
Chúng ta có thể xem xét thực trạng công tác huy động các nguồn vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua bảng cơ cấu nguồn vốn (bảng 3)
Qua bảng 3 ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty năm 2000 tăng 24, 41% so với năm 1999, và năm 2001 giảm 5,02% so với năm 2000. Nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao so với tổng nguồn vốn (khoảng 70%).
Tỷ suất tự tài trợ là tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn là 30,52% năm 1999 sau đó giảm còn 20,28% năm 2000 và 22,6% năm 2001. Vốn chủ sở hữu giảm nhưng tài sản tài sản tăng chủ yếu do nợ phải trả tăng chứng tỏ Công ty sử dụng nợ nhiều hơn. Điều này sẽ có lợi cho Công ty khi Công ty làm ăn có lãi trong kì thì lợi nhuận nhiều hơn (sử dụng thành công hệ số nợ làm đòn bẩy tài chính) nhưng sẽ vô cùng bất lợi khi Công ty làm ăn thua lỗ thì thua lỗ càng nhiều.
2.Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty.
2.1. Thực trạng sử dụng vốn cố định tại Công ty.
Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty sử dụng vốn cố định để đầu tư cho tài sản cố định của Công ty. Tài sản cố định là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Các tài sản cố định được phân loại theo công dụng kinh tế đó là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài sản cố định và tính toán khấu hao chính xác.
Công ty đánh giá tài sản cố định dựa trên nguyên tắc: nguyên giá xác định trên cơ sở mua hoặc chế tạo cộng chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử (nếu có).
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định từ năm 1996 đến năm 1999 của Công ty được tiến hành theo quyết định 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính và chế độ khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Đến năm 2000, Công ty thực hiện tiến hành trích khấu hao theo quyết định 166/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 30/12/1999 và công văn hướng dẫn số 2945/KTTKTC ngày 23/6/2000 của Tổng công ty. Quyết định này đã sửa đổi về khung thời gian sử dụng một số loại tài sản cố định như máy móc điện tử tin học, thiết bị văn phòng từ khung khấu hao 5-15 năm nay là 3-15 năm.
Việc xem xét tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản cố định cung cấp những thông tin khái quát về công tác đầu tư dài hạn doanh nghiệp cũng như việc bảo tồn và phát triển năng lực sản xuất máy móc và trang thiết bị tại doanh nghiệp.
Bảng 4: Tình hình tài sản cố định của Công ty Thiết bị Điện thoại năm 2001.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
TSCĐ hữu hình
Tổng cộng
Nhà cửa VKT
MM, thiết bị
Phương tiện VT
TB quản lý
I. Nguyên giá TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ
4.161
4.066
4.288
1.382
13.897
2. Số tăng trong kỳ
487
52
387
926
3. Số giảm trong kỳ
229
457
686
4. Số dư cuối kỳ
4.161
4.553
4.111
1.312
14.137
II.Giá trị hao mòn.
1. Dư đầu kỳ
483
3.840
1.386
892
6.601
2.Số tăng trong kỳ
97
208
180
198
683
3.Số giảm trong kỳ
220
149
369
4. Số cuối kỳ
580
4.048
1.346
941
6.915
III. Giá trị còn lại
1. Đầu kỳ
3.678
585
2.524
500
7.296
2. Cuối kỳ
3.581
864
2.405
372
7.222
Tỷ trọng (%)
49,6
12
33,3
5,1
100
(Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty qua các năm)
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và quy mô Công ty nhỏ nên tỉ trọng thiết bị quản lý nhỏ. Tỉ trọng nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị là ngang nhau. Trong đó tỉ trọng máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn nhất (32,20%), phương tiện vận tải là 29,1%, nhà cửa vật kiến trúc là 29,44% số dư cuối kỳ.
Công ty đã chú ý đầu tư vào máy móc thiết bị cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty vì Công ty phải sản xuất sản phẩm với trình độ kỹ thuật và công nghệ cao. Máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị điện tử nên hao mòn vô hình lớn, do đó nếu so giá trị còn lại thì không bằng nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải có khấu hao ít mặc dù Công ty đã quan tâm đầu tư đến máy móc thiết bị.
Tăng tài sản cố định chủ yếu là do mua sắm mới còn giảm chủ yếu là do thanh lý những tài sản không sử dụng được hoặc lạc hậu về kỹ thuật.
Nguồn tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định của Công ty chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn (57,48%) và nguồn tự bổ sung của Công ty (38,92%) còn lại là từ các nguồn khác như: nguồn ngân sách, vay dài hạn…
Để thấy rõ hơn thực tế sử dụng tài sản cố định ta hãy xem xét mức độ trang bị và tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định trong năm 2001.
Bảng 5: Mức độ trang bị và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2001.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
1. Nguyên giá TSCĐ
13.897
14.137
+240
2.Số lao động
120
120
0
3.Mức độ trang bị TSCĐ (1/2)
115,81
117,81
+2
4.Giá trị hao mòn
6.979
6.913
-66
5.Hệ số hao mòn (4/1)
0,50
0,49
6. TSCĐ mới đưa vào hoạt động
180
240
7.Hệ số đổi mới TSCĐ (6/1)
0,01
0,02
(Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty qua các năm)
Như vậy, do nguyên giá của tài sản cố định tăng lên 240 triệu đồng làm cho mức trang bị tài sản cố định bình quân công nhân tăng lên 2 triệu đồng chứng tỏ Công ty cũng lưu ý tiếp tục đầu tư tăng tài sản cố định.Trong năm Công ty đã đưa vào một bộ phận tài sản cố định mới trị giá 240 triệu đồng tương ứng với hệ số đổi mới tài sản cố định là 0,02. Tuy nhiên để đánh giá tình trạng cũ mới của tài sản cố định, người ta sử dụng hệ số hao mòn tài sản cố định. Hệ số hao mòn càng lớn, tài sản cố định càng cũ. Qua việc đánh giá hệ số hao mòn, ta có thể đánh giá được công tác đổi mới tài sản cố định có tốt hay không. Ta thấy hệ số này của năm 2000 là 0,50; năm 2001 là 0,49 chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của năm 2001 cao hơn vì Công ty đã quan tâm đầu tư vào tài sản cố định nhưng lượng tiền đầu tư chưa lớn.
Từ việc xem xét những biến động về mặt lượng và tình hình sử dụng tài sản cố định, ta xét đến thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty.
Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1999
2000
2001
So sánh (%)
giá trị
giá trị
giá trị
00/99
01/00
1.Doanh thu thuần
Triệu đồng
26.997
25.668
28.332
2.Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng
3.203
1.380
1.734
3. Nguyên giá TSCĐ bình quân
Triệu đồng
13.223
13.625
140.17
4. Vốn cố định bình quân
Triệu đồng
7.525
7.380
7.259
5. Hệ số sử dụng TSCĐ (1/3)
đồng
2,04
1,88
2,02
92
107,5
6.Hiệu quả sử dụng vốn cố định (1/4)
đồng
3,58
3,4
3,9
95
114,7
7.Doanh lợi vốn cố định (2/4)
đồng
0,4
0,18
0,23
45
127,8
(Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty qua các năm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ hệ số sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định, hệ số doanh lợi vốn cố định của Công ty. Như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 1999 đạt 3,58 năm 1999 tức là mỗi đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp đã thu về 3,58 đồng doanh thu, tỷ lệ này 3,4 đồng và 3,9 đồng vào năm 2000 và 2001. Hệ số phản ánh hiêụ quả sử dụng vốn cố định tương đối cao, tuy nhiên hệ số này trong năm 2000 giảm 5% so với năm 1999 và đến năm 2001 tăng so với năm 2000 là 4,71%.
Hệ số sử dụng tài sản cố định năm 1999 đạt 2,04 có nghĩa là 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 2,04 đồng doanh thu. Hệ số này đạt 1,88 vào năm 2000, giảm 8% so với năm 1999. Và đạt 2,02 vào năm 2001 tăng 7,45% so với năm 2000.
Doanh lợi vốn cố định năm 1999 đạt 0,4 nghĩa là một đồng vốn cố định tạo ra 0,4 đồng lợi nhuận sau thuế, hệ số này của năm 2000 giảm 55% so với năm 1999 và đến năm 2001 tăng 27,78% so với năm 2000 nhưng chỉ đạt 0,23 chưa cao bằng năm 1999.
Các chỉ số trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2000 là thấp hơn năm 1999 và năm 2001. Nguyên nhân là do doanh thu giảm, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế đất nước và có thể do doanh nghiệp không quản lý và sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Các hệ số này dần tăng lên vào năm 2001 chứng tỏ công ty đã quan tâm đến hiệu quả vốn cố định.
2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
Tài sản lưu động của công ty bao gồm:
Tiền gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Các khoản phải thu gồm: phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác, dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Hàng tồn kho gồm: nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Tài sản lưu động khác bao gồm: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký cược ký quỹ ngắn hạn.
Trước hết, để xem xét hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty ta sẽ nghiên cứu cơ cấu của tài sản lưu động. Qua đó có thể biết được tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm vừa qua.
Bảng 7: Cơ cấu tài sản lưu động.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
Lượng
Tỷ trọng (%)
2000/99
01/2000
1.Tiền
12.453
23,9
55.961
8,92
8.012
12,69
47,87
134,4
2.Các khoản phải thu
26.299
50,48
45.759
68,49
40.702
64,45
174,10
112,49
3.Hàng tồn kho
11.731
22,52
12.453
18,64
11.767
18,64
106,16
94,48
4.TSLĐ khác
1.617
2.633
2.676
TSLĐ
52.100
100
66.806
100
63.157
100
128,28
94,54
(Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty qua các năm)
Tài sản lưu động của năm 2000 tăng 28,23% so với năm 1999 điều này được giải thích bằng việc tăng các khoản phải thu. Trong cơ cấu tài sản lưu động, các khoản phải thu chiếm một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12043.DOC