Lời nói đầu
Chương I: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh.
I. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
1. Khái niệm và bản chất.
1.1. Khái niệm.
1.2 Bản chất.
1.3. Phân biệt các loại hiệu quả.
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
1. Môi trường bên trong.
1.1. Nhân tố lao động.
1.2. Nhân tố tài sản vô hình.
1.3. Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp.
1.4. Nhân tố về Maketting.
1.5. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin.
2. Môi trường vĩ mô.
2.1. Các nhân tố về chính trị, pháp luật.
2.2. Các nhân tố về kinh tế.
2.3. Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ.
2.4. Các nhân tố về văn hoá- xã hội.
3. Môi trường tác ngiệp nghành.
3.1. Nghành hàng kinh doanh.
3.2. Khách hàng của doanh nghiệp.
3.3. Đối thủ cạnh tranh.
3.4. Số lượng và sức ép của nhà cung cấpvà các yếu tố đầu vào.
III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1. Chỉ tiêu tổng quát.
2. Hệ thống chỉ tiêu.
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.2. Hiệu xuất sử dụng vốn lưu động.
2.3. Khả năng sinh lợi của vốn.
2.4. Hiệu quả kinh doanh theo chi phí.
2.5. Hiệu quả sử dụng lao động.
Chương II: Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty vật tư bưu điện I
I. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty vật tư bưu điện I.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
2. Chức năng, nhiệm vụ và những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vật tư bưu điện I.
2.1 Chức năng của công ty.
2.2. Nhiệm vụ của công ty.
2.3. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.
3. Bộ máy quản lý và các quan hệ kinh tế trong quá trình kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I.
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
II. Đặc điểm, danh mục hàng hoá, thị trường xuất nhập khẩu, tiêu thụ của công ty ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
1. Đặc điểm hàng hoá.
1.2. Danh mục hàng hoá.
III. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I.
2.1 Về hoạt động nhập khẩu uỷ thác.
2.2. Hoạt động tự kinh doanh của công ty.
3. Hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
3.1. Phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh công ty trong thời gian qua.
3.2. Phân tích tỷ lệ lãi.
3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty.
4. đánh giá trung tình hình hoạt động công ty.
4.1. Nhóm nhân tố khách quan.
4.2. Các nhân tố chủ quan.
ChươngIII. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty vật tư bưu điện I.
I. Thuận lợi và khó khăn của công ty hiện tại.
1. Thuận lợi
Khó khăn.
II. Mục tiêu phương hướng của công ty vật tư bưu điện I.
III. những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
1.1 Phát huy nội lực.
1.2. Khắc phục những điểm còn hạn chế.
2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I.
2.1 Mở rộng thị trường nhiều tiềm năng như Miền Trung và Miền Nam.
2.2. Mở rộng thị trường thông qua mở rộng nghành hàng kinh doanh.
2.3 Giảm chí phí trong hoạt động kinh doanh.
2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức doanh nghiệp.
3. Những kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
3.1. Huy động vốn kinh doanh.
3.1.2 Huy động vốn ngắn hạn.
3.2. Giải pháp tăng doanh thu mở rộng thị trường.
3.3. Một số kiến nghị về chính sách của Nhà Nước nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty.
Kết luận
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vị mà tổng công ty bưu chính viễn thông có đề nghị để đạt mục tiêu kế hoạch kinh doanh chung phục vụ tổng công ty.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn,ngắn hạn, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của tổng công ty giao và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Làm tốt công tác dịch vụ kỹ thuật cho khách trong việc phát triển ngày càng lớn mạnh mạng nưới thông tin liên lạc, đồng thời hướng dẫn cho khách hàng thực hiện đúng điều lệ bưu chính viễn thông.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng sản xuất kinh doanh nội địa và các dịch vụ khác mà công ty ký kết.
Đổi mới hiện đại hoá công nghệ, trang thiết bị, và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển công ty.
Thực hiện chính sách cho cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài chính, tài sản tài chính, lao động tiền lương do công ty quản lý làm tốt công tác phân phối theo lao động đảm bảo đời sống công bằng và đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và cơ quan cấp trên.
2.3. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.
Là một trong hai đơn vị lớn của nghành bưu chính viễn thông hoạt động chủ yếu của công ty bưu điện I gồm:
Nhập uỷ thác vật tư thiết bị cho các công trình của nghành bưu chính viễn thông.
Công ty vật tư bưu điện I được tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam giao nhiệm vụ thay mặt công ty ký kết và thực hiện một số hợp đồng thiết bị hoàn chỉnh nàm trong kế hoạch phát triển chung của nghành với nước ngoài theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương và làm thủ tục trực tiếp nhận hàng hoá. Đây là hoạt động quan trọng được công ty tập trung nhiều nỗ lực để thực hiện. Hoạt động này đem lại cho công ty doanh số hoạt động lớn, hàng năm từ 400- 600 tỷ đồng. Song hoạt động uỷ thác có doanh số lớn không phải là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho công ty mà là hoạt động tự kinh doanh hàng hoá của công ty. Công ty phải thực hiện nhập khẩu hay tìm kiếm nguồn hàng trong nước để bán buôn hoặc bán lẻ. Chính sự kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty, đay cũng là nơi tập trung phần lớn lực lượng lao động trong công ty, là nơi thể hiện tính chủ động sáng tạo quyết đoán đẻ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn lực của chính mình nhằm khai thác vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu bưu điện các tỉnh, thành phố và các đơn vị kinh tế trong cả nước, doanh số hàng năm của hoạt đọng kinh tế này khoảng 130-150 tỷ đồng. Hoạt động này là hoạt động chính tạo ra việc làm và cuộc sống ổn định cho CBCNV trong công ty. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty:
Hàng nhập khẩu được căn cứ vào nhu cầu của thị trường và khả năng cung ứng của công ty những hàng hoá thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Hàng hoá xuất nhập khẩu là các sản phẩm thuộc nghành bưu điện và các sản phẩm thuộc nghành công nghệ thông tin do liên doanh đầu tư sản xuất và gia công chế biến. Hoạt động này mới được triển khai gần đây và sẽ được phát huy trong những năm tới.
3. Bộ máy quản lý và các quan hệ kinh tế trong quá trình kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I.
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
Công ty vật tư bưu điện I (COKYVINA) là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông, có con dấu riêng và có tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo qui định.
Công ty có tên giao dịch là COKYVINA và có trụ sở đặt tại 178 Triệu Việt Vương.
Cơ cấu tổ chức của công ty có ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng các trung tâm kinh doanh , các cửa hàng kinh doanh. Công ty có các đơn vị kinh doanh hổ trợ bao gồm :
Các kho ở Yên Viên –Gia lâm-Hà Nội.
Trạm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu.
Hệ thống kho tại lạch chay-Hải Phòng.
Cơ sở trạm vật tư bưu điện 2 Thanh hải – Đà Nẵng.
3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
3.2.1. Giám đốc.
Là người đứng đầu công ty điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, và trực tiếp phụ trách phần nhập khẩu uỷ thác cho các công trình của nghành, công tác tổ chức, công tác tài chính của công ty.
3.2.2. Phó giám đốc.
Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách công tác kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về công tác giám đốc giao cho
3.2.3. Phòng tổ chức hành chính.
Giúp giám đốc tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ,tuyển dụng, đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ cho công ty, giải quyết chế độ cho người lao động, làm công tác căn thư lưu chữ, công tác hành chính của công ty, đưa đón cán bộ đi công tác, chịu sự quản lý của giám đốc và phó giám đốc.
3.2.4. Phòng tài chính kế toán.
Giúp giám đốc quản lý tài chính của công ty ghi chép, cân đối nguồn vốn, phân tích lỗ lãi, chiụ sự quản lý của giám đốc.
3.2.5. Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phòng có chức năng nhiệm vụ:
+ Tổng hợp theo dõi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty báo cáo ban giám đốc sử lý.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, thống kê các số liệu báo cáo cục thống kê thành phố hà nội.
+ Đàm phán trình giám đốc công ty ký kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị ( hàng hoá tự kinh doanh của công ty).
+ Đàm phán trình giám đốc công ty kí kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế theo hình thức nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị trong ngoài ngành.
+ Trực tiếp làm thủ tục với hải quan để tiếp nhận và bàn giao hàng hoá cho kho của công ty đối với hàng hoá công ty tự kinh doanh, cho khách hàng đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác.
3.2.6. Phòng nghiệp vụ pháp chế ngoại thương.
+ Phối hợp các ban chức năng của tổng công ty đàm phán với phía đối tác nước ngoài trình giám đốc công ty kí kết hợp đồng ngoại thương.
+ Theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng ngoại thương với phía đối tác nước ngoài.
+ Trực tiếp làm thủ tục với hải quan để tiếp nhạn và bàn giao hàng hoá cho các chủ đầu tư hoặc vận chuyển hàng hoá tới chân công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
3.2.7. Các trung tâm kinh doanh từ 1-5.
Là các trung tâm tại Hà Nội, cùng với các cửa hàng của trạm tiếp nhận và cửa hàng của chi nhánh tiêu thụ hàng hoá nhập vế cho các đối tác trong và ngoài nước ngành Bưu điện.
3.2.8. Trung tâm vận chuyển và bảo quản hàng hóa( bao gồm hàng hoá tự kinh doanh, hàng hoá uỷ thác).
Khi hàng hoá vế cảng và sân bay, có nhiệm vụ vận chuyển đến các nơi để bảo đảm cung cấp hàng hoá và kiểm định chất lượng hàng hoá.
3.2.9. Trạm tiếp nhận hàng hoá tại Hải Phòng.
Tiếp nhận hàng hoá về bằng đường biển tại cảng hải phòng (gồm hàng hoá tự kinh doanh và hàng hoá uỷ thác)
3.2.10. Chi nhánh Đà Nẵng.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu khu vực miềm chung, tây nguyên gồm giám đốc, phó giám đốc chi nhánh có tài khoản ngân hàng, và một số phòng ban chức năng:
II. Đặc điểm, danh mục hàng hoá, thị trường xuất nhập khẩu, tiêu thụ của công ty ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
1. Đặc điểm hàng hoá.
Điểm chung nhất các hàng hoá kinh doanh của công ty đều phục vụ cho mạng nưới bưu chính viễn thông, các thiết bị vật tư phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng ( thiết bị đầu cuối ) chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ hàng hoá của công ty. Vật tư thiết bị hàng hoá của công ty có nhiều loại có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc điểm này yêu cầu người cán bộ kinh doanh ngoài những hiểu biết về thị trường, tiêu thụ còn phải nắm được những kỹ thuật để cung cấp sản phẩm của mình một cách tốt nhất cho khách hàng.
1.2. Danh mục hàng hoá.
Các hàng hoá của công ty đều phục vụ cho mạng nưới bưu chính viễn thông và khá đa dạng được thể hiện như sau:
Các thiết bị tổng đài công cộng: tổng đài trung tâm, tổng đài khu vực và vệ tinh tổng đài E10B Hà Nội, BOSCH…
Các thiết bị truyền dẫn:
Thiết bị truyền dẫn đầu viba đường trục 144Mb/s của siemens và alcatel.
Thiết bị đường đẫn cáp quang đường trục bắc- nam.
Thiết bị truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh: Viba DM1000, AWA, các thiết bị truyền dẫn SDH, PDH, các loại viba ít kênh khác.
Các loại cáp thông tin: là một trong những mặt hàng có doanh số lớn của công ty, chủng loại đa dạng phong phú từ loại 10 x 2 x 0.4 đến 300 x 2 x 0.5 ( loại có dây treo) và từ 100 x 2 x 0.4 đến 600 x 2 x 0.4 ( loại dùng để kéo cống).
Các loại thiết bị đầu cuối rất đa dạng phong phú thể hiện qua một số các mặt hàng sau:
Máy fax: conon 450 ( giấy nhật), CANON,B 340, B400, (giấy thường), PANASONIC KXF 580, KXF 380, KXF 780, BROTHER 290…)
Máy điện thoại kéo dài:SANYO CLT 39, CLT 6700, SANYO CLT 55, 75, 85, PANASONIC KXT 4301, 3911, SHARP CLT 25…
Tông đài điện tử cơ quan dung lượng nhỏ : PANASONIC KXT 6160D, KXT 123210B, Tổng đài SAT 20, 80, thuê bao.
Máy điện thoại các loại: siemens 802, PANASONIC KXT 2315, 2365 , NECAT1, NITSUCO ST5E…
III. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I.
2.1 Về hoạt động nhập khẩu uỷ thác.
Dù lợi nhuận đem lại của hoạt động này chiếm tỷ trọng nhỏ song vẫn được công ty quan tâm, được giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp vì đây là hoạt động chính trị hàng đầu của công ty, mang nặng tình nghĩa và nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển cuả ngành là chính, ngoài ra còn phục vụ cho các đơn vị khác trong ngoài ngành.
Những hàng hoá do công ty uỷ thác thì tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu và cấp cho công ty, đồng thời tổng công ty có thể chỉ các đối tác nhập khẩu, trên cơ sở đó công ty sẽ tiến hành các hoạt động công ty cần thiết để nhập khẩu. Vời hoạt động này công ty sẽ nhận được mức phí uỷ thác công ty là:
Giá trị hợp đồng
Mức phí uỷ thác (%)
Dưới 1 triệu USD
Từ 1 đến 3 triệu USD
Từ 3 đến 10 triệu USD
0,5
0,4
0.3
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh.
Còn đối với những đơn vị có nhu công ty cầu trong và ngoài ngành không do tổng công ty chỉ đạo, mức phí uỷ thác công ty có cao hơn vì công ty coi đây là một phần của hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.
Giá trị hợp đồng
Mức phí uỷ thác
Dưới 100.000 USD (hàng đơn giản)
Dưới 100.000 USD (hàng phức tạp)
Từ 100.000 USD trở lên
1,5
2
1
Nguồn : phòng kế hoạch kinh doanh.
Kết quả nhập khẩu uỷ thác công ty: Trong những năm qua công ty đã nhập khẩu cung cap thiết bị cho hàng trăm hạng mục, công tyông trình với giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Hàng hoá của công ty nhập khẩu vì đều có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Bảng 1: Tình hình doanh số hàng uỷ thác của công ty
Năm
Doanh số (đơn vị tính : Tỉ đồng)
1998
602
1999
433,768
2000
455,5
2001
500
2002
650
2003 (KH)
653.3
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh.
Qua số liệu trên cho thấy doanh số các năm có xu hướng tăng (1999 đến 2003) tình hình kinh tế ở một số nước Đông Nam á mất ổn định và trong nước số lượng các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tăng lên nhiều lần làm cho thị trường trở lên cạnh tranh rất gay gắt và hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty nhưng đem lại lợi nhuận ít cho công ty.
2.2. Hoạt động tự kinh doanh của công ty.
Trong khi hoạt động uỷ thác công ty có doanh thu cao nhưng có chiếm 20% lợi nhuận, do vậy lợi nhuận chính của công ty là do thu được từ hoạt động tự kinh doanh của mình, do khi thực hiện hoạt động uỷ thác tuy giá trị hợp đồng không lớn nhưng phí uỷ thác công ty thu được nhỏ. Có thể so sánh qua đánh giá tỷ trọng về doanh số và lợi nhuận của hàng hoá tự kinh doanh và uỷ thác như sau.
Bảng 2: Tỷ trọng về kinh doanh và số lợi nhuận của hàng tự kinh doanh và hàng uỷ thác.
Loại hàng
Doanh số
Lợi nhuận
1999
2000
2001
2002
2003(KH)
1999
2000
2001
2002
2003(KH)
Hàng uỷ thác
78,15
77,58
78,00
78,5
79
22,68
22,62
22,85
22,85
22,80
Hàng tự kinh doanh
21,85
22,42
22,00
21,5
21
77,32
77,38
77,25
77,25
77,20
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm công ty.
Qua bảng so sánh trên cho ta thấy hoạt động tự kinh doanh là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là nâng cao thu nhập cho CBCNV của công ty.
Trong hoạt động tự kinh doanh, Công ty hoạt động như một đơn vị thương mại, công ty tiến hành mua thiết bị vật tư bưu điện để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong ngoài nghành hay cá nhân người tiêu dùng. Do khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế, chủng loại mặt hàng mà ta sản xuất còn ít vì vậy nguồn hàng chủ yếu của công ty là nhập khẩu. Do vậy hoạt động tự kinh doanh của công ty được tiến hành như sau:
2.2.1 Hoạt động nhiên cứu thị trường.
Đây là hoạt động đầu tiên của mọi quá trình hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường nhu cầu của thị trường dẫn dắt mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Nhận thức đúng đắn vấn đề này công ty tích cực thực hiện nhiên cứu thị trường qua ba nhân tố cơ bản sau:
Một là: cung về vật tư bưu chính viễn thông.
Công ty vật tư bưu điện I có những thuận lợi nhất định như: có hiểu biết chuyên môn về mặt hàng kinh doanh, có mặt hàng lâu dài, đáng tin cậy … Mặc dù công ty nằm trong nghành bưu chính viễn thông được coi là nghành do nhà nước độc quyền quản lý nhưng đối với mặt hàng mà công ty đang kinh doanh là những vật tư thiết bị phục vụ cho việc phát triển mạng nưới bưu chính viễn thông hay coi là xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghành bưu chính và đất nước thì nhà nước không ngăn cấm hay khống chế kinh doanh mà cho vận hành theo cơ chế thị trường để nâng cao chất lượng hàng hoá cung cấp. Với quan điểm như vậy thì việc hiện đại hoá mạng nưới, tăng hiệu năng sử dụng và khai thác mạng lưới mới cao. Nhà nước chỉ quản lý thống nhất trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ của nghành bưu chính viễn thông. Vậy những công ty có cùng mặt hàng kinh doanh và cùng cạnh tranh với công ty trên thị trường rất nhiều (trên 100 doanh nghiệp lớn và nhỏ khác nhau) chỉ cần có đủ khả năng và tư cách pháp nhân tham gia thị trường.
Đối thủ cạnh tranh của công ty gồm có:
+ Các công ty cạnh tranh trong nội bộ nghành như: công ty vật tư bưu điện II (postmace) công ty cung ứng vật tư bưu điện hà nội.
+ Các đơn vị ngoài nghành có: công ty XNK thiết bị thông tin của bộ quốc phòng, các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài như Ninapeasing…
+ Ngoài ra còn có các công ty TNHH, công ty thương mại có chức năng xuất nhập khẩu cũng đứng ra nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có nhu cầu nhập khẩu để tự kinh doanh kiếm lời.
Trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh công ty vật tư bưu điện I có doanh số và tỷ trọng khá lớn trên thị trường, nhưng cũng thấy sự lớn mạnh lên của các đối thủ cạnh tranh cũng như cường độ cạnh tranh ngày càng tăng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tỷ trọng một vài mặt hàng của công ty so với các đơn vị khác
Mặt hàng
Năm
Tên đơn vị
Cokyvina
Postmace
Đơn vị khác
Tổng
Cáp thông tin
1999
39,5
39,5
21
100
2000
34,5
28,9
36,6
100
2001
34,6
20,5
44,9
100
2002
33
20
47
100
Máy điện thoại
1999
20,5
28
51,5
100
2000
20
17
63
100
2001
20,5
18
61,5
100
2002
21
19
60
100
Vật tư khác
1999
40
53,5
6,5
100
2000
39,5
53,2
7,3
100
2001
38
53,4
8,5
100
2002
37
53,5
9,5
100
Nguồn : Phòng nghiên cứu thị trường.
Rõ ràng ta thấy rằng tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường của công ty giảm dần qua các năm. Nguyên chính của nó là do ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này, xuất hiên thêm nhiều các liên doanh tham gia sản xuất mặt hàng công ty đang kinh doanh. Vì vậy, việc giữ vững thị phần là vấn đề bức súc trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Hai là: cầu hàng vật tư thiết bị bưu chính viễn thông.
Thị trường mà công ty đang tham gia kinh doanh là thị trường tiềm năng. Vấn đề đối với công ty hiện nay là làm sao để khai thác thị trường một cách có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều, bưu chính viễn thông là một trông hai nghành phát triển nhất ở nước ta, hiện nay chỉ đứng sau nghành giầu khí về doanh số. Trong 4 năm từ 1995-1998 nghành bưu điện đã huy động hơn 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho mạng nưới, đây là một khoản đầu tư rất lớn, đồng thời tạo ra một số lượng lớn các cơ hội cho các đơn vị kinh doanh thiết bị vật tư bưu diịen phục vụ cho phát triển mạng lưới của công ty. Trong những năm tới , tổng công ty bưu chính viễn thông tiếp tục đầu tư vốn vào phát triển mạng nưới, trung bình hàng năm khoảng 6000 tỷ đồng nhằm dạt được mục tiêu của mình thông qua chiến lược “Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn đến năm 2010”. Đây là một thuận lợi để công ty phát triển thị trường ngày một rộng lớn và ổn định.
Đối tượng phục vụ của công ty gồm:
+ 61 Bưu điện tỉnh thành trong cả nước.
+ Các đơn vị trong nghành như VTI(công ty điện toán truyền thông quốc tế ),VDC công ty điện toán và truyền số liệu ).
+ Các nhu cầu tiêu dùng cá nhân của người cuối cùng.
Thông qua việc xác định đối tượng phục vụ của mình, công ty nhiên cứu nhu cầu thị trường bằng những cách sau:
- Nắm bắt hướng đi của tổng công ty bưu chính viễn thông từ nhiều nguồn tin, từ chiến lược phát triển của nghành trong từng giai đoạn.
- Nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu của khách hàng bằng cách tiếp thu trực tiếp khách hàng. Đội ngũ cán bộ kinh doanh của công ty linh hoạt tiếp xúc với các bưu điện doanh nghiệp có nhu cầu để mời chào. trong năm 1999, nhờ quyết định nâng cấp cáp gốc từ 400 lên 1.200 đôi, cung cấp và mở rộng đường tuyến nội tỉnh bằng nhiều hình thức như viba, cáp quang. Công ty đã tích cực đầu tư nhiều vào những mặt hàng này và nhờ đóa lợi nhuận tăng lên ngày càng nhiều.
Nhập thăm dò: với những mặt hàng mới còn chưa quen thuộc trên thị trường công ty công ty vẫn nhập nhưng với số lượng ít để đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, thu hút khách hàng muốn có sự đổi mới đồng thời khuyến khích khách hàng tiếp súc với công nghệ mới. Nếu công ty bán được mặt hàng nào thì sẽ tiếp tục mở rộng việc kinh doanh mặt hàng đó.
Các mặt hàng về thiết bị bưu chính viễn thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi nhu cầu về mặt hàng này tăng thì cũng kéo theo việc sử dụng các vật liệu khác phục vụ nó. Khi mật độ sử dụng điện thoại ngày càng tăng cần phải có một mạng lưới các tổng đài, các loại dây cáp, thiết bị đấu mối để trang bị. Do vậy tiềm năng thị trường của công ty là rất lớn công ty có thể phát huy mọi năng lực của mình để phục vụ nó.
Ba là: Giá cả thị trường.
Giá cả của công ty là giá nhập cộng với chi phí kinh doanh khác, công ty phải tự hạch toán kinh doanh và phải tự cạnh tranh lên phải tính toán làm sao giá cả của mình không cao hơn giá cả của các mặt hàng cùng loại trên thị trường. Đây là một vấn đề khó khăn cho công ty vì công ty đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ nhiều phía.
Các liên doanh với nước ngoài sản xuất cáp, tổng đài như: Vinacleasing, LG Cable, Mactel, Nec đang ngày càng chứng tỏ thế mạnh trên thị trường.
Nguồn hàng nậu trốn thuế ngày càng nhiều.
Các công ty cùng kinh doanh loại hàng vật tư thiết bị, bưu chính viễn thông cạnh tranh để giành khách hàng.
Do các áp lực trên, đôi khi với một số mặt hàng công ty phải giảm giá, chịu lỗ để giữ khách hàng. Nhưng nhìn chung, công tác nhiên cứu thị trường của công ty đã nắm bắt được nhu cầu khách hàng để đáp ứng cho khách hàng. Những năm tới công ty vẫn tập trung phục vụ mặt hàng cáp các loại do nhu cầu rất lớn, đây là nguồn thu lớn trong quá trình tự kinh doanh của công ty, tiếp theo đó là các loại máy điện thoại ( cả thông thường và loại kéo dài) và một số loại vật tư thiết bị chuyên dùng khác. Sau khi nắm bắt nhu cầu, công ty phải tiến hành mua nàng để kinh doanh, để mua hàng có chất lượng cao, giá cả phải chăng công ty phải tạo cho được những nguồn hàng ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tạo đầu vào cho hoạt động kinh doanh là khâu mở đầu cho cả mọi quy trình.
2.2.2. Hoạt động tạo hàng và mua hàng của công ty.
Công ty có quan hệ bạn hàng rộng rãi trong và ngoài nước do vậy nguồn hàng của công ty hết sức phong phú và đa dạng.
* Nguồn hàng nhập khẩu: được chia làm hai mảng chính phục vụ cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động tự kinh doanh của công ty. Có nhiều hãng khác nhau tham gia là cung cấp cho công ty kể cả những nước công nghiệp phát triển và những nước công nghiệp đang phát triển.
Bảng 4: Thị trường hàng nhập và tỷ trọng của chúng
Năm
Tên nước
1998
1999
2000
2001
2002
Nhật
22
22
22
24
23,5
Đức
21
22
21
23
24
Pháp
21
22
12
23
24
Hàn Quốc
12
13
14
9
10
Singapor
18
16
17
11
8
Các nước khác
8
7
6
8
10,5
Nguồn: Phòng nghiên cứu thị trường.
Với hoạt động nhập khẩu uỷ thác, thị trường lớn công ty là nhật, đức, pháp, cùng trên các hãng nổi tiếng như: Nec, siemens, Alcatel. Phần lớn các công trình nhập khẩu uỷ thác là theo quyết định của tổng công ty và để phục vụ cho sự phát triển mạng nưới đó.
- Chủ trương của nghành bưu điện là đi thẳng, tiếp cận trực tiếp với công nghệ hiện hiện đại, công nghệ đón đầu và hơn nữa những loại vật tư thiết bị này thường có giá trị lớn, thời gian phục vụ lâu dài, không đễ thay thế trong thời gian ngắn vì vậy vấn đề chất lượng và kỹ thuật được đặt lên hàng đầu.
- Các hãng viễn thông lớn ở các nước trên thường có điều kiện tín dụng tốt, điều này rát quan trọng khi nguồn vốn của chúg ta còn hạn hẹp.
Vì vậy đây có thể là những nguồn hàng truyền thống của công ty trong lĩnh vực nhập khẩu uỷ thác. Nhưng dù nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho loại hình kinh doanh lào, khi lựa chọn đối tác để nhập công ty luôn luôn chú trọng tới danh tiếng của sản phẩm và uy tín của hãng cung cấp sản phẩm. Như mặt vhàng chủ lực cáp treo công tycó quan hệ với các hãng sản xuất cáp có uy tín, hàng hoá phù hợp về giá cả chất lượng như: LG, SHOWA, DEASUNG.
* Nguồn hàng trong nước: với những mặt hàng trong nước có khả năng cung cấp được công ty tiến hành mua để bán lại cho khách hàng, những người mua với số lượng nhỏ lẻ hơn. Hiện nay công ty đặt mua cáp của một số đơn vị sản xuất trong nước đó là hàng liên doanh như: VINA-DESAUNG, VINA S&C…
Trong thời gian tới, khi những mặt hàng này được sản xuất nhiều trong nước công ty có thể giảm lượng hàng nhập khẩu để mua trong nước.
* Ngoài ra công ty nhận làm đại lý tiêu thụ cho các đơn vị sản xuất trong nước. Các mặt hàng công ty làm đại lý cho một số loại cáp và thiết bị chuyên nghành của các đơn vị như: Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin, Công ty cáp VINADESUNG, công ty cáp SACOM, nhà máy vật liệu bưu điện …
Trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển loại dịch vụ này để làm phong phú thêm nguồn hàng của công ty đồng thời tận dụng được các nguồn lực trong nước tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội.
2.2.3. Hoạt đông tiêu thụ của công ty.
Đây là họat động quan trọng nhất thể hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại cũng như lợi nhuận thu về của công ty và tất nhiên nó sẽ là hoạt động được quan tâm nhất.
Ngoại trừ mặt hàng nhập khẩu uỷ thác, hàng tự kinh doanh của công ty sau khi nhập khẩu được phân phối cho các trung tâm và cửa hàng kinh doanh để xuất bán trong thị trường nội địa hoặc trực tiếp cho khách hàng tại ga, cảng đáp ứng kịp thời và có hiệu quả nhu cầu của khách hàng.
Công ty áp dụng phương thức quản lý tài chính tập trung và thực hiện cơ chế khoán trong từng khâu trong hoạt động kinh doanh, XNK dựa vào kết quả đạt được. Các trung tâm và cửa hàng kinh doanh được hưởng theo tỷ lệ doanh số bán. Các đơn vị kinh doanh căn cứ vào giá thị trường và giá nhập khẩu, các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh mà quyết định mức giá bán nhưng mức giá bán chỉ xê dịch trong một biên độ để phù hợp với kế hoạch kinh doanh chung toàn công ty.
+ Phương thức tiêu thụ
Công ty thực hiện bán buôn và bán lẻ trong đó bán buôn là chủ yếu . Nguồn thu chủ yếu của hoạt động tự kinh doanh là từ hoạt động bán buôn hay cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài nghành( chiếm từ 70- 80%)
Tiêu thụ theo mặt hàng kinh doanh.
Bảng 5: Tỷ trọng của một số mặt hàng chính của công ty(%)
Năm
Tên hàng
1998
1999
2000
2001
2002
Điện thoại các loại
35,5
8,5
6,8
6,9
7,0
Cáp các loại
24,7
59
70,5
73
75
Máy fax
7,25
1,63
2,7
1,2
1,5
Vật tư khác
10,6
16,9
27,6
18,4
19,6
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh.
Ta thấy rằng cơ cấu mặt hàng và số lượng từng loại có thay đổi qua từng năm nhưng mặt hàng chủ đạo của công ty luôn là cáp các loại và điện thoại các loại.
+ Ta thấy rằng mặt hàng điện thoại giảm mạnh qua các năm việc giảm mạnh nhu cầu về loại mặt hàng này là do cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á, việc kinh doanh với các hãng ở hàn quốc và các nước khác gặp nhiều khó khăn, đồng tiền các nước này mất giá hàng hoá nhập lậu nhiều cạnh tranh với công ty.
Mặt khác điện thoại được phục vụ chủ yếu trên địa bàn hà nội nơi mật độ điện thoại đã khá dày lên nhu cầu bị chững lại.
Từ đó công ty đã giảm tỷ trọng loại mặt hàng này và đầu tư thêm vốn vào kinh doanh các loại mặt hàng khác để đa dạng hoá mặt hang kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh ở những mặt hàng mới đem lại lợi nhuận cao.
+ Cáp tiêu thụ tăng dần qua các năm và có xu hướng được tiêu thụ mạnh. Đây là mặt hàng có giá trị cao doanh thu lớn đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
* Tiêu thụ theo thị trường
Có nhiều cách phân loại khác nhau để phân loại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24569.DOC