MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ 1
MỤC LỤC HÌNH - SƠ ĐỒ 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM 6
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 6
1.1 Khái niệm hoạt động nhập khẩu 6
1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu 7
1.3 Nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 8
2.1 Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu của Việt Nam 8
2.2 Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu 9
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 10
2.3.1 Nhân tố bên trong công ty 10
2.3.2 Nhân tố bên ngoài công ty 11
2.4 Quy trình nhập khẩu tại Việt Nam 14
2.4.1 Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước 15
2.4.2 Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán 15
2.4.3 Thuê phương tiện vận tải 16
2.4.4 Mua bảo hiểm 16
2.4.5 Làm thủ tục hải quan 16
2.4.6 Nhận hàng 17
2.4.7 Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu 17
2.4.8 Khiếu nại 18
2.4.9 Thanh toán 19
2.4.10 Thanh lý hợp đồng 19
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG 20
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG 20
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 20
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 21
1.2.1 Chức năng 21
1.2.2 Nhiệm vụ 22
1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 22
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 22
1.3.2 Giới thiệu các bộ phận chuyên nhiệm 23
1.4 Phương tiện sản xuất 26
1.5 Sơ lược hoạt động kinh doanh của công ty 2006-2007-2008 27
1.6 Chiến lược của công ty 31
1.7 Định hướng phát triển trước mắt và lâu dài 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG 35
2.1 Hoạt động nhập khẩu thép của Việt Nam trong những năm gần đây 35
2.1.1 Các quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây 35
2.1.2 Các thị trường chính cung ứng thép cho Việt Nam 35
2.1.3 Hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam trong năm 2007-2008 36
2.1.4 Dự báo tình hình nhập khẩu thép trong năm 2009 38
2.2 Các sản phẩm nhập khẩu chính tại công ty 40
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu thép tại công ty 41
2.3.1 Nhân tố bên trong công ty 41
2.3.2 Nhân tố bên ngoài công ty 43
2.4 Hoạt động nhập khẩu thép tại công ty 46
2.4.1 Tình hình nhập khẩu thép tại công ty 46
2.4.2 Quy trình hoạt động nhập khẩu thép tại công ty 54
2.4.3 Đánh giá hoạt động nhập khẩu thép tại công ty 67
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG 80
CHƯƠNG 1. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP 80
1.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán trong nước 80
1.1.1 Đối với thị trường nhập khẩu 80
1.1.2 Đối với thị trường xuất bán trong nước 81
1.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu 82
1.2.1 Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng 82
1.2.2 Tăng cường liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu 83
1.3 Nhóm giải pháp tín dụng thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu 84
1.4 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện kinh doanh nhập khẩu và hợp lý hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 85
1.4.1 Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý 85
1.4.2 Hợp lý hóa cơ cấu mặt hàng thép nhập khẩu 86
1.4.3 Chú trọng kỹ năng đàm phán trong kinh doanh 87
1.4.4 Quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng 88
1.5 Nhóm biện pháp về tổ chức cán bộ, trình độ nghiệp vụ của nhân viên 89
1.6 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong nhập khẩu 89
CHƯƠNG 2. CHỨNG MINH TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 91
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 94
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần sắt thép Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên ở trung tâm thành phố đang gặp phải.
Hệ thống Ngân hàng: Một khi ngân hàng siết chặt vốn cho vay sẽ nhiều công trình trọng điểm phải giãn, hoãn tiến độ, thậm chí là dừng do không thể vay vốn để tiếp tục tiến độ xây dựng, mua nguyên vật liệu trong đó bao gồm cả thép, khiến cho tiêu thụ thép giảm mạnh. Tất yếu khiến cho nhu cầu thép trong thị trường sẽ sụt giảm. Công ty sẽ phải giảm sản lượng nhập khẩu ngay trong giai đoạn đó. Ngoài ra các hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng cũng tác động rất lớn đến khâu thanh toán (mở L/C, nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa nhập khẩu) tại công ty, vì hiện nay bất kỳ hình thức thanh toán với nước ngoài đều phải thông qua ngân hàng để nhà nước có thể quản lý hoạt động nhập khẩu.
Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu tùy vào điều kiện Incoterm mà hai bên thỏa thuận mà Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long sẽ phải tiến hành mua bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân (điều kiện CFR, CPT…)
Hoạt động xây dựng trì trệ: ngành xây dựng là ngành tiêu thụ chủ lực mặt hàng thép, cho nên bất kỳ sự biến động nào của nó đều ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến hoạt động nhập khẩu thép nói chung và bản thân Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long nói riêng. Ví dụ: trong năm 2007-2008 do giá thép tăng quá cao trong một thời gian dài đã làm ảnh hưởng dây chuyền đến các hoạt động xây dựng. Rất nhiều công trình xây dựng trọng điểm, những công trình có vốn đầu tư lớn cho đến nay vẫn chưa khắc phục, chưa giải quyết được hậu quả của việc tăng giá thép. Vì khi giá thép tăng, các nhà thầu phải đàm phán, làm lại các thủ tục, hồ sơ giấy tờ bổ sung trình duyệt và chờ quyết toán khá phức tạp, cần phải có một thời gian dài mới giải quyết được. Chính vì vậy mà ở rất nhiều công trình, các nhà thầu đã có số nợ lên đến cả chục tỷ đồng nhưng vẫn chưa thanh toán cho các đơn vị kinh doanh thép, buộc các đơn vị này phải ngưng cung ứng thép, khiến thép tồn kho nhiều. Và chính bản thân Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long cũng không thể tránh khỏi những tác động đó, trong năm 2008 công ty đã phải cắt giảm sản lượng nhập khẩu nhưng vẫn bị ứ đọng thép trong kho.
Hoạt động nhập khẩu thép tại công ty
Tình hình nhập khẩu thép tại công ty
Giá trị xuất nhập khẩu
Từ khi thành lập, công ty đã thực hiện các hợp đồng nhập khẩu là chủ yếu, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm chủ lực là thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép mạ kẽm, thép tấm, thép tròn,……
Bảng 26 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009
(Trích nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Tổng cộng
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Năm 2005
5,096,150.000
100
0
0
5,096,150.000
100
Năm 2006
6,603,170.730
99.98
1,535.925
0.02
6,604,706.655
100
Năm 2007
31,000,694.400
100
0
0
31,000,694.400
100
Năm 2008
42,610,015.200
100
0
0
42,610,015.200
100
6 tháng đầu năm 2009
10,268,450.000
100
0
0
10,268,450.000
100
Biểu đồ 22 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long
Qua bảng trên ta có thể thấy rõ tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu đã tăng nhanh trong năm 2007 và 2008, đây cũng là năm mà ngành thép có những chuyển biến mạnh mẽ nhất, trong năm 2005 và 2006 thì kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của công ty chỉ tăng nhẹ. Nhìn nhận trong 6 tháng đầu năm 2009 kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của công ty tăng ít và do ảnh hưởng những tác động xấu của những tháng cuối năm 2008.
Kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của năm 2007 tăng hơn 24,359,987.745 USD ( khoảng 369.37%) so với năm 2006. Tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của năm 2008 tăng hơn 11,609,320.800 USD (khoảng 37.45%) so với năm 2007. Như vậy có thể nói trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu đã từ con số 6,603,170.730 USD năm 2006 đã tăng lên đến 42,610,015.200 USD năm 2008, tức là đã tăng 36,005,308.545 USD trong vòng 3 năm qua.
Điều này chứng tỏ tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của công ty tăng đều qua từng năm. Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình Xuất Nhập Khẩu sắt thép tại công ty. Chính hoạt động nhập khẩu đã mang lại nhiều giá trị cho tình hình Xuất Nhập Khẩu tại công ty. Điều này có được là do giá sắt thép trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng khoảng trên 1,000 USD/tấn (tức là tăng khoảng 20%) so với thời điểm trước đây. Năm 2006 giá trị kim ngạch Xuất Khẩu chỉ đạt 1,535.925 USD chỉ chiếm 0.02% tổng tỷ trọng của kim ngạch Xuất Nhập Khẩu. Điều này cho thấy công ty chỉ tập trung vào hoạt động nhập khẩu.
Số liệu trên cũng thể hiện rõ mục tiêu của công ty là giảm xuất khẩu, từ 0.02% năm 2006 xuống còn 0% vào năm 2007 và 2008. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu chênh lệch nhau rất nhiều, điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nhưng sự mất cân đối này phù hợp với mục tiêu hiện nay của công ty là chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn.
Chính sách phát triển kinh tế nước ta đối với ngành sắt thép là chỉ tập trung vào hoạt động nhập khẩu. Việc đẩy mạnh nhập khẩu, giảm xuất khẩu của công ty là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta nói chung cũng như đối với ngành sắt thép nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Công ty nhập khẩu các loại sản phẩm sắt thép từ các thị trường nước ngoài là chủ yếu và sau đó phân phối lại cho các công ty xây dựng khác
Bảng 27 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008
( Trích nguồn: Phòng kinh doanh)
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị (usd)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (usd)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (usd)
Tỷ trọng (%)
Thép cuộn cán nóng
2,450,228.724
37.11
16,898,478.517
54.51
21,045,086.507
49.39
Thép cuộn cán nguội
2,006,954.668
30.39
5,967,633.672
19.25
16,541,207.901
38.82
Thép mạ kẽm
1,512,813.097
22.91
4,805,107.632
15.50
3,016,789.076
7.08
Loại khác
633,174.241
9.59
3,329,474.579
10.74
2,006,931.716
4.71
Tổng cộng
6,603,170.730
100
31,000,694.400
100
42,610,015.200
100
Biểu đồ 23 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu trong năm 2006, 2007, 2008
Theo bảng số liệu trên, ta thấy giá trị của các loại thép tăng đều qua từng năm trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, chứng tỏ tình hình nhập khẩu tại công ty qua từng năm ngày càng tiến triển tốt.
Tổng giá trị năm 2007 tăng 24,397,523.670 USD ( khoảng 369.48%) so với tổng giá trị năm 2006. Trong đó các loại thép cuộn chiếm giá trị và tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty từ năm 2006-2007. Trong đó thép cuộn cán nóng chiếm giá trị và tỷ trọng cao hơn hẳn thép cuộn cán nguội, trong năm 2007 thép cuộn cán nóng tăng 14,448,249.793 (khoảng 589.67%) so với thép cuộn cán nóng năm 2006.
Tổng giá trị năm 2008 tăng hơn 11,609,320.800 USD (khoảng 37.45%) so với tổng giá trị năm 2007. Trong đó các loại thép cuộn chiếm giá trị và tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty từ năm 2007-2008. Trong năm 2008 thép cuộn cán nóng tăng 4,146,607.990 (khoảng 24.54%) so với thép cuộn cán nóng năm 2007.
Có thể nói tình hình nhập khẩu thép tại công ty tăng đều qua từng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá sắt thép trên thị trường có chiều hướng tăng từ 430USD/tấn năm 2006 đến hơn 1000 USD/tấn năm 2008. Giá tăng cao làm cho tình hình nhập khẩu tại công ty cũng vì thế mà tăng theo. Công ty chủ yếu nhập khẩu các loại thép cuộn để phục vụ trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, chế tạo máy,…Chính vì thế nên giá trị và tỷ trọng của các loại thép cuộn chiếm khoảng gần một nửa so với tổng giá trị và tỷ trọng của các sản phẩm thép khác nhập khẩu tại công ty. Đặc biệt là sản phẩm thép cuộn cán nóng.
Sản lượng thép nhập khẩu
Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đã tăng lượng nhập khẩu một cách vượt bậc qua từng năm thể hiện những thành tựu trong hoạt động kinh doanh tại công ty, lượng thép nhập khẩu trong năm 2008 con số thật ấn tượng đây cũng là năm mà ngành thép có những chuyển biến phức tạp.
Những số liệu đã cho ta thấy quy mô kinh doanh của công ty đã mở rộng nhanh chóng đi kèm là sự gia tăng ở số lượng thép nhập khẩu. Và lượng nhập khẩu được chia đều trong 4 quý của năm, lượng nhập khẩu luôn luôn tăng cao trong quý 2, quý 3 sau đó giảm dần, đây cũng là quy luật nhập khẩu thép của hầu hết các công ty vì những tác động của ngành xây dựng, yếu tố thời tiết mưa nhiều của nước ta vào những tháng cuối năm.
Năm 2007, năm 2008 là hai năm công ty tăng lượng nhập khẩu lên cao do ảnh hưởng của thị trường thế giới và trong nước (nhu cầu và giá thép tăng cao). Nhưng bước sang năm 2009 những ảnh hưởng xấu của năm trước cùng với lượng hàng còn tồn kho nên công ty chỉ nhập khẩu rất ít để theo dõi những biến động thị trường, chờ giá thép tăng trở lại. Dự báo 6 tháng cuối năm công ty sẽ tăng lượng nhập khẩu trở lại khi mà thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, ổn định.
Bảng 28 Sản lượng thép nhập khẩu của năm 2005-2009
(Trích nguồn: Phòng kinh doanh) ĐVT: tấn
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Tổng
Năm 2005
3,533.427
1,153.360
4,598.430
3,455.158
12,740.375
Năm 2006
3,594.310
5,326.320
4,103.885
2,331.696
15,356.211
Năm 2007
13,165.893
25,461.646
14,913.732
15,349.161
68,890.432
Năm 2008
14,166.497
36,645.166
9,890.108
10,314.921
71,016.692
6 tháng đầu năm 2009
6,408.567
10,153.450
_
_
16,562.017
Biểu đồ 24 Sản lượng thép nhập khẩu
Trong năm 2008 tổng sản lượng nhập khẩu của công ty là 71,016.692 tấn, lượng nhập khẩu này chia trong các quý, nhưng đặc biệt giảm trong quý 3 do ảnh hưởng của tính thời vụ. Thời gian này nước ta bước vào mùa mưa, thời tiết không thuận lợi nên có rất ít các dự án, công trình xây dựng thực hiện. Đều này khiến cho nhu cầu về thép trong nước giảm sút nên sản lượng nhập khâủ cũng kéo theo giảm đi.
Thị trường nhập khẩu chính của công ty
Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế trên quy mô toàn cầu như hiện nay đã làm cho thị trường thế giới sôi động hẳn lên và cũng mỗi lúc một phức tạp hơn. Việt Nam gia nhập WTO nên có nhiều công ty cũng như tập đoàn tập trung đầu tư và kinh doanh tại đất nước này. Đây vừa là cơ hội và cũng vừa là thử thách đối với các công ty kinh doanh về lĩnh vực sắt thép nói chung và Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long nói riêng. Nhưng nhìn chung trong những năm qua, với sự nhiệt tình và tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng tìm kiếm thêm thị trường mới cũng như duy trì mối quan hệ tốt với thị trường cũ.
Thị trường cung cấp sắt thép chính cho công ty là các công ty xây dựng có trụ sở tại Hải Phòng, Hà Nội …… Ngoài ra thị trường nước ngoài cũng là những bạn hàng cung cấp lâu dài của công ty như: Trung Quốc, Úc, Newzealand, Nga, Ukraine…
Công ty chuyên nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn từ nhiều nơi trong cùng lãnh thổ cũng như nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài rồi sau đó phân phối lẻ tại các công ty chuyên kinh doanh sắt thép và các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng.
Thị trường hoạt động kinh doanh chính của công ty
Công ty có thị trường kinh doanh rộng rãi hơn 8 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành Thép, cùng với lực lượng lao động năng động, Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đã liên tục phát triển, hội nhập sâu rộng và đang vững bước tiến đến cổ phần hóa.
Những khó khăn trong thời kỳ hội nhập đã ảnh hưởng đến toàn ngành Thép nói chung và công ty nói riêng. Nhưng với kinh nghiệm và tư duy hội nhập của riêng mình, công ty đã vạch định hướng đi phù hợp với tình hình mới, nên đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Bên cạnh đó, xác định được tầm quan trọng của hệ thống phân phối, công ty đã thiết lập mạng lưới phân phối rộng khắp từ TP. HCM đến các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cùng với kinh nghiệm tích lũy được và tính chuyên nghiệp trong hoạt động, công ty đã thành công trong việc xác lập sự hợp tác chiến lược với các nhà sản xuất trong nước, cũng như các đối tác ở nước ngoài. Thông qua đó, công ty đã nâng tầm hoạt động của mình trong ngành Thép như việc cung cấp thép cho các công trình lớn và quan trọng: Hùng Vương Plaza, A&B Tower, Saigon Pearl, Bệnh viện Việt Pháp, Nhà máy Bia Tiger...
Chuyên sâu trong lĩnh vực hoạt động là một nét riêng của công ty. Không những cung cấp các sản phẩm thép hoàn chỉnh (hạ nguồn) cho các công trình và nhà dân dụng, công ty còn đẩy mạnh trong hoạt động cung cấp thép phế liệu (thượng nguồn) cho các nhà máy, bằng các nguồn thu mua trong nước, cũng như nhập khẩu từ nước ngoài.
Đạt được những thành quả như ngày hôm nay, công ty đã đặt chữ “Tâm” và “Đức” của người lãnh đạo và chất lượng của lực lượng lao động được xem là yếu tố hàng đầu. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo có tầm nhìn sâu, rộng định hướng chiến lược cho Công ty, đặt biệt coi trọng quyền lợi của khách hàng và các đối tác trong toàn bộ hoạt động của mình cả trước mắt và trong lâu dài. Có như vậy, Công ty mới liên tục phát triển, vững bước tiến lên trong thời kỳ hội nhập.
Quy trình hoạt động nhập khẩu thép tại công ty
(2.4.2.4)
(2.4.2.6)
(2.4.2.4)
Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long
Ngân hàng mở L/C
(2.4.2.4)
(2.4.2.5)
(2.4.2.4)
(2.4.2.7)
Ngân hàng thông báo
Nhà xuất khẩu thép
Cảng nhập khẩu
Hải quan nhập khẩu
Công ty bảo hiểm
(2.4.2.2)
(2.4.2.3)
Sơ đồ 22 Sơ Đồ Quy Trình Nhập Khẩu thép tại Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long
Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhà cung ứng và khách hàng tiêu thụ sản phẩm
Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm lựa chọn khách hàng của công ty do Phòng Xuất Nhập Khẩu và Giám Đốc phụ trách kinh doanh thực hiện. Công tác này được thực hiện dựa trên sự xem xét và đánh giá từ việc tham khảo trên sách báo, Internet, có thể từ lời mời gọi của chính đối tác này nếu họ muốn hợp tác làm ăn với công ty ……
Trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu và Giám Đốc phụ trách kinh doanh của công ty sẽ cùng nhau nghiên cứu xem nên tìm kiếm thị trường nào và tìm kiếm khách hàng nào đáng tin cậy để thực hiện việc mua hàng. Việc tìm kiếm thêm nhiều thị trường và khách hàng mới cũng rất quan trọng đối với công ty vì thông qua đó công ty có thể chiếm lĩnh được nhiều thị trường nhập khẩu hơn nhằm chứng tỏ vị thế và uy tín của công ty trong lĩnh vực sắt thép, đồng thời cũng nhằm đa dạng hóa nhiều mẫu mã sản phẩm cho công ty để phục vụ ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty vẫn giữ mối quan hệ lâu dài với các đối tác cũ của công ty.
Để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa được tốt hơn, công ty phải tham khảo giá cả hàng hóa từ nhiều thị trường khác nhau trong và ngoài nước. Thông tin về giá cả hàng nhập được thu thập thông qua báo chí trong và ngoài nước, thông tin trên các trang web chuyên ngành để phục vụ cho việc định giá và giá bán trong nước. Đồng thời qua đó công ty sẽ tìm được các khách hàng thích hợp cho mình.
Giao dịch, soạn thảo và ký kết hợp đồng
Sau khi một danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, họ là những đối tác trong và ngoài nước có những mặt hàng mà công ty cần nhập theo nhu cầu trong nước. Phòng kinh doanh sẽ gửi thư hay email đến những khách hàng này, trong thư chủ yếu là giới thiệu về công ty và ngỏ ý muốn mua hàng của họ. Mọi giao dịch sau này chủ yếu được tiến hành qua fax, email hay điện thoại.
Nội dung thương lượng thường xoay quanh các vấn đề như sau: chất lượng của hàng hóa như thế nào? Phẩm chất có tốt không? Số lượng hàng hóa mà đối tác có thể cung cấp là bao nhiêu? Giá cả hàng hóa là bao nhiêu? Có phù hợp với giá cả của thị trường hay không? Đóng gói ký mã hiệu như thế nào? Thời gian giao hàng là bao lâu? Thời gian có được quy định đúng trong hợp đồng hay không? Công ty và nhà cung cấp sẽ sử dụng phương thức thanh toán nào cho hợp lý? Các điều khoản chung khác trong hợp đồng.
Việc giao dịch có thể tiến hành trực tiếp thông qua văn phòng đại diện hay nhà môi giới của đối tác tại Việt Nam. Đó là đối với các nhà cung cấp là các công ty nước ngoài. Còn đối với các công ty trong nước thì việc giao dịch có thể tiến hành trực tiếp tại trụ sở chính của công ty.
Sau khi đã thỏa thuận việc giao dịch thương lượng, nhân viên xuất nhập khẩu của công ty sẽ soạn thảo hợp đồng mua hàng của nhà cung cấp và fax qua cho họ hoặc gửi qua mail để họ xem thử các điều khoản trong hợp đồng có đúng như đã thương lượng không? Khi hai bên đã đồng ý thì đại diện của công ty(có thể là các Trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu của cả hai công ty) sẽ thực hiện việc kí kết hợp đồng tại một địa điểm mà hai bên đã quy định.
Các điều khoản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Commodity (tên hàng): phải xác nhận được tên gọi của hàng hóa cần mua
Ví dụ: thép cuộn cán nóng ( Hot rolled steel coil)
Quality (chất lượng): của sản phẩm thép, quy định tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, tác dụng, hiệu suất.
(Nguồn: vinanet.com.vn)
Ví dụ: một số chi tiết trong hợp đồng nhập khẩu thép ghi ở mục quality-quantity
Marterials: prime quality non skin-passed hot rolled steel coils as per MMK standard production and mills specification no STO MMK 350-99 for SS400 marterial and specification no STP MMK 352-2004 for SAF 1006 both of which from an integral part of this contract, mill edge
Hình 2.12 Việc ký kết hợp đồng
Coil’s weight: 14-16.5 mt or 18-22mt approx (in seller option)
Coil ID: 850mm (+20/-40)
Nominel thicknesses tolerances for SAE 1006
Orgin: MMK/ Russia
Quantity (số lượng): bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
ví dụ: 2.00mm x 1250mm x coil
2.95mm x 1500mm x coil
Price (giá cả): xác định đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp qui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.
ví dụ: USD 476/MT CFR Ho Chi Minh city port Viet Nam- incoterm 2000.
Shipment (giao hàng): xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.
Ví dụ: Loading port one of Russian for eastern ports
Discharging port: Ho Chi Minh city port, Viet Nam
Transhipment: allowed
Partial shipment: allowed
Shipment time: January 2009/ latest February 10, 2009
Packing and marking (bao bì và ký mã hiệu): thỏa thuận về yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá cả bao bì, ký mã hiệu.
Hình 2.13 Soạn thảo hợp đồng cần cẩn trọng
(Nguồn: tuoitre.com.vn)
Ví dụ: mill’s export standard packing and marking (tiêu chuẩn bao bì và ký mã hiệu xuất khẩu)
Payment (thanh toán): quy định đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ là căn cứ để trả tiền.
ví dụ: by irrevocable letter of credit payable at sight for 100% contract value in US dollar to be receivecs by seller lasted within November 28, 2008. L/C should be opened through one of first class Vietnamese banks acceptable to the seller. L/C can be confirmed by advising bank at beneficiary’s account.
Dịch: bởi thư tín dụng không hủy ngang trả ngay khi trình phiếu (cho) 100% hợp đồng giá trị trong đô la Mỹ để là nhận bởi người bán kéo dài trong Tháng mười một 28, 2008. L/C cần phải được mở thông qua một trong số ngân hàng Việt nam lớp đầu tiên những ngân hàng chấp nhận được đối với người bán. L/C có thể được xác nhận bởi ngân hàng thông báo tại tài khoản (của) người thụ hưởng.
Warranty ( bảo hành): thời gian và nội dung bảo hành.
Penalty (phạt và bồi thường thiệt hại): qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện toàn bộ hay một phần do nguyên nhân chủ quan gây ra.
Insurance (bảo hiểm): thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm cần mua và loại chứng thư bảo hiểm cần lấy.
ví dụ: to be covered by buyer we recommend that you insure your cargoes adequately so that you can claim your losses from your insurance company in case of short delivery of cargo or your cargo arrived damaged or containinated with seawater etc
Dịch: được chịu trách nhiệm mua bởi người mua chúng tôi khuyến cáo rằng bạn bảo hiểm những hàng hóa (của) các bạn đầy đủ vì thế mà bạn có thể đòi hỏi những sự mất mát (của) các bạn từ công ty bảo hiểm (của) các bạn trong trường hợp của sự giao hàng thiếu (của) hàng hóa hay hàng hóa (của) các bạn đến bị hư hại hay với nước biển …
Force majeure (bất khả kháng): là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau: không thể lường trước được, không thể vượt qua, xảy ra từ bên ngoài.
Claim and inspection (khiếu nại): là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng chất lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.
Arbitration (trọng tài): qui định các nội dung: ai là người đứng ra phân xử, luật áp dụng, địa điểm tiến hành trọng tài, cam kết chấp hành tài quyết, phân định chi phí trọng tài.
Other terms and condition ( các điều khoản và điều kiện khác)
Mua bảo hiểm
Trong hợp đồng nhập khẩu thép của Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long thông thường qui định điều kiện cơ sở giao hàng là điều kiện CFR incoterm 2000, nhà nhập khẩu cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trước khi tiến hàng mở L/C, công ty bảo hiểm mà công ty chọn mua là Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, Công ty bảo hiểm Bảo Minh là những công ty có uy tín cao. Công ty cần làm những công việc sau:
Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm: căn cứ vào đặc tính của hành hóa, phương thức vận chuyển...để chọn điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Làm giấy yêu cầu bảo hiểm: căn cứ vào hợp đồng và L/C điền đủ các nội dung sau trong giấy yêu cầu bảo hiểm
Tên người được bảo hiểm
Tên hàng hóa được bảo hiểm
Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm
Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần bảo hiểm
Tên tàu biển hay phương thức vận chuyển.
Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu
Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải và nơi nhận hàng hóa được bảo hiểm
Ngày tháng phương tiện chở hàng được bảo hiểm bắt đầu rời bến
Giá trị hàng hóa được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm
Nơi thanh toán bồi thường
Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm
Sau khi nộp giấy yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm, người bảo hiểm tính phí bảo hiểm và công ty sẽ đóng phí bảo hiểm và nhận giấy chứng nhận bảo hiểm theo yêu cầu.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm…
Mở L/C
Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long luôn luôn sử dụng thư tín dụng không thể hủy ngang (irrevocable letter of credit) là loại L/C sau khi mở ra thì ngân hàng mở L/C và nhà nhập khẩu không thể sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C.
Hình 2.14 Lựa chọn ngân hàng có uy tín để mở L/C
(Nguồn: vietnamnet.com.vn)
Vị trí công ty là người mua, nhập khẩu sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để mở thư tín dụng theo các quy định của hợp đồng được ký kết.
Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long (The applicant for the credit) là người nhập khẩu hàng hóa, người mua.
Ngân hàng mở thư tín dụng (The issuing bank or opening bank): là Ngân hàng đại diện, thường là ngân hàng cung cấp tín dụng cho Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long.
Nhà xuất khẩu thép (The Beneficiary): người hưởng lợi thường là người bán
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng tại nước người bán, nhận thông báo thư tín dụng của ngân hàng mở thư tín dụng, chuyển đến nhà xuất khẩu toàn bộ nội dung thư tín dụng dưới hình thức văn bản. Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của nhà xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ này tới cho Ngân Hàng mở thư tín dụng theo quy định của UCP.
Ngân hàng thông báo
Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long
Nhà xuất khẩu thép
Ngân hàng mở L/C
(6)
(4)
(2)
(5)
(1)
(3)
(4)
(4.)
Sơ đồ 23 Quy trình nghiệp vụ mở L/C
(1) Công ty tiến hành làm giấy đề nghị mở L/C và ký quỹ, gửi tới Ngân hàng mở L/C và yêu cầu Ngân hàng tiến hành mở L/C cho người bán hưởng,
(2) Căn cứ vào giấy đề nghị mở L/C Ngân hàng sẽ tiến hành phát hành L/C theo yêu cầu gửi bản chính L/C cho người bán thông qua Ngân hàng thông báo.
(3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C và chuyển bản chính L/C cho người bán.
(4) Nếu chấp nhận L/C thì người bán sẽ gửi hàng đến cảng Nhập khẩu quy định trong hợp đồng của công ty. Người bán đồng thời xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo (nếu không chấp nhận thì sẽ yêu cầu công ty và Ngân hàng mở L/C tiến hành tu chỉnh cho đến khi chấp nhận mới giao hàng).
(5) Ngân hàng mở L/C thông báo đã nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì Ngân hàng mở L/C yêu cầu người mở phải ký quĩ bổ sung bằng vốn tự có hoặc nhận nợ (bất động sản hay hàng hóa) và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu tiến hành nhận hàng. Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ thì Ngân hàng mở L/C sẽ thông báo cho ngân hàng phục vụ người bán biết và chờ sự chấp nhận của người mua về sự bất hợp lệ đó để nhận hàng.
(6) Ngân hàng mở L/C tiến hành thanh toán cho người bán.
Nhận bộ chứng từ
Công ty cổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN TOT NGHIEP-TONG THI HONG YEN-105401286-05DQN.doc