MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Danh mục các từ viết tắt
Lời mở đầu 01
1. Lý do chọn đề tài 01
2. Mục tiêu của đề tài 01
3. Phạm vi nghiên cứu 02
4. Phương pháp nghiên cứu 02
5. Kết cấu của đề tài 02
Chương 1: Cơ sở lý luận 03
1.1 Khái niệm Thanh Toán Quốc Tế (TTQT) 03
1.2 Vai trò của TTQT 04
1.2.1 Đối với nền kinh tế 04
1.2.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 04
1.2.3 Đối với Ngân Hàng Thương Mại 05
1.3 Các phương thức TTQT 05
1.3.1 Phương thức chuyển tiền 05
1.3.2 Phương thức ghi sổ 07
1.3.3 Phương thức giao chứng từ nhận tiền 09
1.3.4 Phương thức thư ủy thác mua 11
1.3.5 Phương thức thanh toán nhờ thu 12
1.3.6 Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ 17
1.4 Các vấn đề về rủi ro trong thanh toán quốc tế 22
1.4.1 Quan niệm về rủi ro 22
1.4.2 Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế 23
1.5 Ma trận kết hợp điểm yếu - điểm mạnh với cơ hội - nguy cơ (SWOT) 26
1.5.1 Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ 26
1.5.2 Kết hợp SO, ST, WO, WT đề ra các chiến lược khả thi 29
Chương 2: Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Quảng Ngãi (Vietcombank Quảng Ngãi) 29
2.1 Giới thiệu về Vietcombank 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2 Mạng lưới Vietcombank 30
2.2 Giới thiệu về Vietcombank Quảng Ngãi 35
2.2.1 Quá trình thành lập và phát triển Vietcombank Quảng Ngãi 35
2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 35
2.2.1.2 Phương hướng và nhiệm vụ của Vietcombank Quảng Ngãi từ năm 2009 - 2015 36
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Quảng Ngãi 40
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 41
2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức 41
2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý 43
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu 44
2.2.5 Thị trường và đối thủ cạnh tranh 45
2.2.6 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi trong ba năm 2006, 2007, 2008 46
Chương 3: Tình hình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi 50
3.1 Đánh giá chung hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng 50
3.1.1 Hoạt động của Phòng TTQT 50
3.1.2 Các phương thức thanh toán đang áp dụng tại Ngân hàng 51
3.2 Quy trình hoạt động các phương thức TTQT tại Ngân hàng 52
3.2.1 Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền 52
3.2.2 Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu 54
3.2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 56
3.3 Tình hình thực hiện các phương thức TTQT 66
3.3.1 Tình hình thực hiện của phương thức chuyển tiền 68
3.3.2 Tình hình thực hiện của phương thức nhờ thu 69
3.3.3 Tình hình thực hiện của phương thức tín dụng chứng từ 70
3.4 Rủi ro phát sinh trong việc thực hiện TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi 71
3.4.1 Rủi ro về kinh tế 71
3.4.2 Rủi ro về tỷ giá và khâu thẩm định 72
3.4.3 Rủi ro tác nghiệp 73
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Vetcombank Quảng Ngãi 75
4.1 Phân tích ma trận SWOT 75
4.1.1 Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của Vietcombank Quảng Ngãi. 75
4.1.2 Phối hợp ma trận SWOT đề ra các chiến lược. 79
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 81
4.2.1 Chính sách nguồn nhân lực 81
4.2.1.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên TTQT 81
4.2.1.2 Chế độ ưu đãi nhân viên hợp lý 82
4.2.2 Chính sách Marketing 83
4.2.2.1 Chính sách giá 83
4.2.2.2 Chính sách khách hàng 87
4.2.3 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 90
4.2.3.1 Hiện đại hóa công nghệ thông tin của ngân hàng 90
4.2.3.2 Lập phòng Marketing 91
4.3.4 Hạn chế rủi ro trong TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi 92
4.3.4.1 Hạn chế rủi ro đối với môi trường vĩ mô 92
4.3.4.2 Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 92
4.3.4.3 Rủi ro luật pháp 93
Kết luận - Kiến nghị 95
Tài liệu tham khảo 98
Phụ lục 99
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2838 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh, dự án…
Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các nhu cầu vốn lưu động, vốn cố định của các thành phần kinh tế trong cả nước.
2
Nhận tiền gửi tiết kiệm
Có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
3
Bảo lãnh
Vay vốn, thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh khác.
STT
Nghiệp vụ
Ghi chú
4
Thực hiện chiết khấu
Các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, tín phiếu, thương phiếu và các chứng từ có giá khác.
5
Thanh toán
Trong nước và quốc tế về mậu dịch, phi mậu dịch thông qua mạng SWIFT.
6
Cung cấp các dịch vụ về thẻ quốc tế
Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế …
7
Cung ứng các sản phẩm thực hiện qua ATM
Rút tiền, thanh toán các dịch vụ, chuyển khoản…
8
Thực hiện mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc lữ hành và chi trả kiều hối.
(Nguồn: website Vietcombank)
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:
2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức:
Vietcombank Quảng Ngãi là chi nhánh thứ 23 của Vietcombank được thành lập theo quyết định số 439/TCCB – DT ngày 24/11/1998 của Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và đi vào hoạt động ngày 24/2/1999.
Hiện nay tổ chức bộ máy của Chi nhánh gồm có:
2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
Ra đời trong môi trường kinh tế thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, Vietcombank Quảng Ngãi đã tranh thủ thời cơ, tận dụng tối đa lợi thế, chủ động khắc phục khó khăn nên trong suốt hơn 10 năm qua (từ năm 1999 đến 2008) Vietcombank Quảng Ngãi đã mở rộng mạnh lưới, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, phát hành thẻ và đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích khác, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, mở rộng thị phần hoạt động, liên tục thu được lợi nhuận cao.
Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và hai phó Giám đốc. Giám đốc là người quyết định toàn bộ mọi hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Vietcombank Trung Ương và pháp luật về mọi quyết định của mình. Hai Phó Giám đốc cùng Giám đốc điều hành và quản lý mọi hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi.
Phòng Hành chính nhân sự: có chức năng thực hiện quản trị hành chính, quản trị bộ máy nhân sự.
Bộ phận Kiểm tra nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng, tổ trong chi nhánh.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chăm sóc khách hàng, điều tiếp vốn của Vietcombank Quảng Ngãi, lập kế hoạch hàng năm, quý của chi nhánh. Sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay trở lại nền kinh tế mà chủ yếu là lĩnh vực đầu tư và phát triển, cung cấp vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xem xét những hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, thẩm định các dự án có yêu cầu vay vốn, trực tiếp theo dõi các khoản nợ có phát sinh trong quá trình cho vay.
Phòng Khách hàng thể nhân: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chăm sóc khách hàng với đối tượng là thể nhân, hộ gia đình.
Phòng Quản lý nợ: có chức năng xử lý nghiệp vụ trên máy cho các hợp đồng tín dụng đã được duyệt, theo dõi các khoản nợ vay, lập các báo cáo,phân loại nợ.
Phòng Kế toán thanh toán: thực hiện các nghiệp vụ rút tiền chuyển tiền trong nước, tiết kiệm, tài khoản doanh nghiệp, thanh toán bù trừ liên hàng, tiền vay, tiền gửi các tổ chức tín dụng và quản lý toàn bộ hệ thống mạng máy vi tính phục vụ các hoạt động nghiệp vụ báo cáo thống kê của chi nhánh.
Phòng Ngân quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, ngoại tệ, trái phiếu và các giấy tờ có giá, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát phân loại lương tiền đảm bảo trong quá trình quản lý.
Phòng Kinh doanh dịch vụ: Quản lý hệ thống ATM, thực hiện các giao dịch liên quan đến khách hàng cá nhân như chuyển tiền, tiết kiệm, mua bán ngoại tệ, đổi ngoại tệ…
Phòng Thanh toán quốc tế: thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến doanh nghiệp như thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, nhờ thu, chuyển tiền đi nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước.
Tổ tổng hợp: Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh, lập báo cáo thống kê…
Các phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chuyển tiền, tiết kiệm… theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Vietcombank Quảng Ngãi.
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu:
Vietcombank Quảng Ngãi có trụ sở khang trang với diện tích sử dụng trên 2007m, đặt tại 345 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi. Tòa nhà có 4 tầng lầu, 10 phòng ban làm việc và 4 phòng ban giao dịch..
STT
Thiết bị kỹ thuật
Số lượng
Đơn vị tính
Ghi chú
1
Máy tính
145
Cái
Tính cả trụ sở và các phòng giao dịch
2
Máy in
100
Cái
3
Máy photocopy
15
Cái
4
Máy fax
12
Cái
Bảng 2.5: Thống kê thiết bị kỹ thuật của Vietcombank Quảng Ngãi
(Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Quảng Ngãi cung cấp)
Trên thực tế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế về số lượng. Số lượng máy tính trang bị đầy đủ cho từng nhân viên, nhưng số lượng máy photocopy tại trụ sở Hùng Vương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Hơn thế, cả phòng thanh toán quốc tế chỉ có một máy fax và 2 máy in, một số phòng còn lại không có và phải thường xuyên qua in nhờ phòng TTQT, còn máy photocopy dùng chung với phòng hành chính, đây cũng là một bất tiện cho các nhân viên TTQT…
2.2.5 Thị trường và đối thủ cạnh tranh:
Trải qua 10 năm phát triển với nhiều khó khăn và thuận lợi, Vietcombank Quảng Ngãi đã khẳng định vị thế là NHTM hàng đầu trên địa bàn với nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng tiện ích. Trong đó, TTQT luôn là thế mạnh của Vietcombank Quảng Ngãi. Các dịch vụ thanh toán quôc tế mà ngân hàng cung cấp như: chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.
Vietcombank Quảng Ngãi được sự tin tưởng, ủng hộ của nhiều khách hàng lớn như :
Bảng 2.6: Những khách hàng chủ chốt của Vietcombank Quảng Ngãi
STT
Những khách hàng lớn chủ yếu
1
Ban Quản Lý Dự án nhà máy Lọc Dầu Dung Quất
2
Tổ Hợp nhà thầu Technip
3
Công ty Thép Quảng Liên
4
Công ty công nghiệp nặng Doosan
5
Công ty TNHH Hoàn Vũ
6
Công ty TNHH Việt Tiến
7
Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Vinashin
8
Công ty Hyundai Engineering
9
Công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ
10
Công ty Đường Quảng Ngãi
11
Công ty vật tư nông lâm nghiệp Quảng Ngãi
12
Công ty Cổ phần Nông Sản Thực Phẩm Quảng Ngãi
13
Công ty công nghệ phẩm Đà Nẵng
14
Các doanh nghiệp ở Quảng Nam, Đà Nẵng
(Nguồn: Tài liệu báo cáo cuối năm của Vietcombank Quảng Ngãi)
Tuy nhiên Quảng Ngãi là một tỉnh còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp lớn còn ít; lại thêm nhiều ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn Quảng Ngãi. Đó là các ngân hàng sau:
STT
Ngân hàng
1
Xuất nhập khẩu (Eximbank)
2
Đầu tư và phát triển (BIDV)
3
Công thương (Vietinbank)
4
Liên Việt (LienVietbank)
5
Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
6
Đông Á (DongABank)
7
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Aribank)
8
Quốc tế Việt Nam (ViBBank)
9
Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
10
Việt Á (VietABank)
11
Quân đội (MB)
Bảng 2.7: Thống kê các Ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn Quảng Ngãi
(Nguồn: tổng hợp trên website của các ngân hàng)
Việc các ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn thành phố Quảng Ngãi dẫn đến cạnh tranh gây gắt trong một địa bàn nhỏ và không nhiều những doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn. Khách hàng thì ít mà đối thủ cạnh tranh thì nhiều. Điều này khiến cho Vietcombank Quảng Ngãi luôn cố gắng giữ thị phần, luôn duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.
2.2.6 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi trong ba năm 2006, 2007, 2008:
Đvt: Triệu đồng
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong ba năm 2006 - 2008
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
2007 - 2006
Chênh lệch
2008 - 2007
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
1
Tổng Nguồn Vốn
1.889.165
2.340.030
2.855.006
450.865
23,87
514.976
22,01
2
Tổng thu
150.693
243.064
372.560
92.371
61,30
129.496
53,28
3
Tổng chi
120.216
192.248
308.558
72.032
59,92
116.310
60,50
4
Lợi nhuận trước thuế
30.477
50.816
64.002
20.339
66,74
13.186
25,95
5
Lợi nhuận sau thuế
30.020
49.907
61.893
19.887
66,25
11.986
24,02
6
Nghĩa vụ nộp ngân sách
457,5
909,01
2.109,05
452
98,69
1.200
132,02
(Nguồn : Tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi)
Nhận xét:
Trong bảng số liệu 2.8 trên ta thấy Vietcombank Quảng Ngãi có xu hướng phát triển tốt, tốc độ tăng nhanh :
Về tổng nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng vọt từ 1.889.165 triệu đồng lên 2.340.030 triệu đồng tăng 450.865 triệu đồng , tức tăng 23,87% so với năm 2006.
Trong điều kiện thị trường vốn hết sức khó khăn trong năm 2008, Ban lãnh đạo Vietcombank Quảng Ngãi đã chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn, đặt công tác huy động vốn làm nhiệm vụ trọng tâm .
2006 2007 2008 năm
Triệu đồng
Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/08 đạt 2.855.006 triệu đồng,tăng 514.976 triệu đồng, tức tăng 22% so với năm 2007.
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn
Vốn huy động từ nền kinh tế đạt 879.780 triệu đồng. Do trong thời kỳ lạm phát, lãi suất tiền gởi có kỳ hạn hấp dẫn, nên nguồn vốn có kỳ hạn nói chung tăng mạnh với tỷ lệ tăng 89,58% và nguồn vốn không kỳ hạn giảm 53% so với năm 2007.
634 tỷ
246 tỷ
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động đồng nội tệ và đồng ngoại tệ
(Nguồn : Tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi)
Vốn huy động VND đạt 634 tỷ đồng, tăng 9,87% so với năm 2007, trong đó vốn có kỳ hạn ngắn hạn tăng mạnh với tỷ lệ 181%. Vốn huy động ngoại tệ đạt 14.678 USD, quy VND tương đương 246 tỷ đồng, giảm 58% so với năm trước.
Tình hình huy động vốn tại các Phòng giao dịch của Vietcombank Quảng Ngãi: Cả 4 Phòng giao dịch đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Với mức tăng bình quân gấp 2,1 lần so với năm 2007. So với kế hoạch được giao năm 2008, các phòng lần lượt: Phòng giao dịch Sơn Tịnh tăng 23%, Phòng giao dịch Bình Sơn tăng 38%; Phòng giao dịch Đức Phổ tăng 11%, Phòng giao dịch Hùng Vương tăng 33% so với chỉ tiêu được giao.
Về tổng thu và tổng chi:
Thu nhập năm 2006 đạt 150.693 triệu đồng, năm 2007 đạt 243.064 tăng 92.371 triệu đồng, hay tăng 61,3 % so với năm 2006 và chi 2007 tăng 59,92 % so với năm 2006.
Năm 2008 nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu nên tỉ lệ tổng thu giảm còn tỉ lệ tổng chi lại tăng. Tổng thu đạt 372.560 triệu đồng, tăng 129.496 triệu đồng, tăng 53,28% so với năm 2007. Chi năm 2008 tăng 116.310 triệu đồng, tức tăng 60,5% so với năm 2007.
Như vậy, so sánh mức chênh lệch năm 2007/2006 với 2008/2007 thì tổng thu giảm 37.125 triệu đồng , tăng 8,02%; còn tổng chi tăng 44.278 triệu đồng, tăng 0,58% (60,5%-59,92%).
Triệu đồng
2006 2007 2008 năm
Biểu đồ 2.3: Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong ba năm 2006 - 2008
Về lợi nhuận:
Lợi nhuận của Vietcombank Quảng Ngãi ổn định và tăng qua các năm.
Cụ thể năm 2006 lợi nhuận là 30.477 triệu đồng, đến năm 2007 lợi nhuận đạt tới 50.816 triệu đồng tăng 20.339 triệu đồng hay tăng 66,74% so với năm 2006.
Sở dĩ có mức tăng như vậy là do năm 2007 với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO làm cho nền kinh tế Việt Nam nhiều chuyển biến tích cực. Ngân hàng đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng, đặc biệt là các nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp, chuyên gia nước ngoài đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất, cộng với chính sách lãi suất phù hợp đã góp phần không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Ngãi.
Lợi nhuận 2008 tăng 25,95 % so với năm 2007. Mặc dù diễn biến thị trường tài chính-ngân hàng khá phức tạp, Vietcombank bước vào năm đầu tiên hoạt động với tư cách Ngân hàng Thương mại Cổ phần, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên, Vietcombank Quảng Ngãi đã đạt lợi nhuận tương đối cao. Lợi nhuận năm 2008 đạt mức 64.002 triệu đồng.
Chương 3:
3.1 Đánh giá chung hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi: 3.1.1 Hoạt động của Phòng TTQT:
Phòng TTQT của Vietcombank Quảng Ngãi thực hiện các nghiệp vụ sau:
STT
Nghiệp vụ
Ghi chú
1
Thanh toán xuất khẩu
Thực hiện nhiệm vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo ủy thác của khách hàng.
Tư vấn cho các đơn vị xuất khẩu và kinh doanh dịch vụ, thu tiền của các đơn vị nhập khẩu nước ngoài thông qua các hệ thống ngân hàng nước ngoài, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác.
2
Thanh toán nhập khẩu
Thực hiện nghiệp vụ nhờ thu, chuyển tiền, mở L/C để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, kiểm tra bộ chứng từ để đảm bảo an toàn cho nhà nhập khẩu.
Tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện thanh toán tiền hàng nhập khẩu, dịch vụ đối ngoại qua ngân hàng.
3
Phát hành thư bảo lãnh
Trong nước và ngoài nước có mức ký quỹ 100% và dưới 100% do phòng Khách hàng doanh nghiệp thẩm định và chuyển giao.
4
Chuyển tiền
Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài cho các doanh nghiệp.
Phòng thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi gồm 5 người hoạt động như sau :
Thanh toán viên (3 người): thực hiện và xử lý kịp thời các giao dịch theo đúng quy trình và chịu trách nhiệm về những rủi ro, khiếu nại phát sinh do làm trái quy trình. Xem xét kỹ các yêu cầu nghiệp vụ trước khi xử lý, xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan, có ý kiền đề xuất, nêu rõ tình hình đặc biệt (nếu có). Thanh toán viên (TTV) thực hiện kiểm tra, đối chiếu các giao dịch được duyệt…, phát hiện các sai sót và khắc phục kịp thời hoặc trình Kiểm soát viên (KSV) giải quyết, chuyển chứng từ giao dịch đến khách hàng và/hoặc đến các bộ phận nghiệp vụ khác có liên quan. Lưu hồ sơ, bảo quản hồ sơ,…
Kiểm soát viên (1 người): là người kiểm tra chứng từ sau TTV và chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc tuyên bố tình trạng của chứng từ trong trường hợp được phân công ủy quyền. Kiểm tra, ký kiểm soát, ký duyệt giao dịch trong phạm vi được ủy quyền. Trả lại TTV hồ sơ chưa hợp lệ, chuyển hồ sơ chứng từ đã thực hiện đến lãnh đạo phòng ký duyệt trong trường hợp vượt thẩm quyền. Chịu trách nhiệm về các giao dịch đã ký duyệt trên giấy và trên hệ thống.
Trưởng phòng (1 người): kiểm tra và ký duyệt các nghiệp vụ TTV/KSV viên đã xử lý. Trả lại TTV hồ sơ chưa hợp lệ, chuyển hồ sơ chứng từ đến lãnh đạo chi nhánh ký duyệt trong trường hợp vượt thẩm quyền. Chịu trách nhiệm cuối cùng về các giao dịch đã ký duyệt trên giấy tờ, chứng từ và/hoặc đã duyệt trên hệ thống. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý toàn bộ các nghiệp vụ và giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong thẩm quyền. Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và theo dõi việc thực hiện các chế độ, quy định, văn bản liên quan đến thanh toán.
3.1.2 Các phương thức thanh toán đang áp dụng tại Ngân hàng:
Vietcombank Quảng Ngãi đang áp dụng các phương thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ làm dịch vụ thanh toán của chi nhánh.
3.2 Quy trình hoạt động các phương thức TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi:
3.2.1 Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền:
Chuyển tiền đi nước ngoài:
Vietcombank thực hiện chuyển tiền đi cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và chuyển tiền một chiều phù hợp với quy định của pháp luật.
TTV kiểm tra bộ hồ sơ yêu cầu chuyển tiền gồm:
Lệnh chuyển tiền;
Các giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền là hợp pháp.
TTV thực hiện chuyển tiền:
TTV tiếp nhận yêu cầu chuyển tiền của các tổ chức, lệnh chuyển tiền phải theo mẫu của Vietcombank, ghi rõ đầy đủ các nội dung theo yêu cầu kèm theo các chứng từ có liên quan đến nội dung chuyển tiền.
TTV kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ: tên, địa chỉ, tài khoản người hưởng/người ra lệnh, ngân hàng người hưởng, kiểm tra số tiền chuyển, nguồn tiền…
Nếu đơn vị chuyển tiền không có ngoại tệ và cần mua ngoại tệ chuyển đi, doanh nghiệp phải làm đơn xin mua ngoại tệ, ghi rõ mục đích sử dụng, sau đo TTV trình lãnh đạo ký duyệt cho doanh nghiệp mua ngoại tệ.
Hoàn tất việc kiểm tra, TTV thực hiện việc chuyển tiền. Sau đó thu phí thanh toán chuyển tiền đi nước ngoài.
Thu phí chuyển tiền đi nước ngoài:
ĐVT: USD
Bảng 3.1: Mức phí chuyển tiền đi nước ngoài
STT
Dịch vụ
Số lượng
Mức phí
1
Phí dịch vụ
1.1
Phí của Vietcombank
0,2%
Tối thiểu
5
Tối đa
300
1.2
1.2.2 Phí ngân hàng nước ngoài thu :
(Nếu người chuyển tiền đồng ý trả phí này )
Chuyển đi bằng USD
1 món
20
Chuyển đi bằng EURO, JPY
1 món
40
Chuyển đi bằng ngoại tệ khác
1 món
30
STT
Dịch vụ
Số lượng
Mức phí
2
Điện phí
1 lệnh
5
3
Tra soát lệnh chuyển tiền ( bao gồm điện phí)
1 lần
10
4
Điều chỉnh/ huỷ lệnh chuyển tiền (bao gồm điện phí) + Phí trả ngân hàng nước ngoài
1 lần
10
(Nguồn: website Vietcombank)
Chuyển tiền đến từ nước ngoài:
Vietcombank tiếp nhận tiền từ nước ngoài, từ khách hàng và từ các ngân hàng trong nước chuyển đến khách hàng. Khách hàng có thể nhận tiền tại bất kỳ đâu trên toàn quốc và nhận tiền bằng Việt Nam Đồng hoặc ngoại tệ.
TTV yêu cầu khách hàng nên hướng dẫn người gửi tiền chuyển tiền từ một trong các ngân hàng Đại lý của Vietcombank và cung cấp cho ngân hàng nước ngoài các chi tiết rõ ràng, chính xác về người thụ hưởng.
Tên và số tài khoản của người thụ hưởng.
Ngân hàng người thụ hưởng: Là tên, địa chỉ và mã SWIFT của Vietcombank Quảng Ngãi.
Ví dụ: Bank For Foreign Trade of Vietnam, Quangngai Branch,
345 Hung Vuong, Quangngai City, Vietnam.
SWIFT CODE: BFTVVNVX027
Khi nhận được tiền từ ngân hàng nước ngoài, Vietcombank sẽ ghi có vào tài khoản theo đúng chỉ thị của người gửi ở nước ngoài và gửi giấy báo cho khách hàng.
Thu phí chuyển tiền đến từ nước ngoài:
Bảng 3.2: Mức phí chuyển tiền đến từ nước ngoài
STT
Dịch vụ
Mức phí (USD)
1
Chuyển cho người hưởng tại Vietcombank
1.1
Phí thu người hưởng
Miễn phí
1.2
Phí thu ngân hàng chuyển
Theo biểu phí ngân hàng đại lý
2
Chuyển cho người hưởng tại ngân hàng khác
2.1
Phí thu người hưởng
10
2.2
Phí thu ngân hàng chuyển
Theo biểu phí ngân hàng đại lý
STT
Dịch vụ
Mức phí (USD)
3
Thoái hối lệnh chuyển tiền (chỉ áp dụng khi Ngân hàng nước ngoài thoái hối đối với giao dịch của Vietcombank)
15
4
Điều chỉnh, tra soát lệnh chuyển tiền (bao gồm cả điện phí)
10
(Nguồn: website Vietcombank)
Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu:
Thông báo và thanh toán nhờ thu:
Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài gửi đến, TTV sẽ thông báo cho khách hàng ngay trong ngày. Bộ chứng từ sẽ được giao cho khách hàng sau khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Đối với nhờ thu trả ngay D/P (Document - against - Payment ): khách hàng cần thanh toán toàn bộ trị giá để được nhận bộ chứng từ.
Đối với nhờ thu trả chậm D/A (Document - against - Acceptance): khách hàng cần cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu.
Thu phí thanh toán nhờ thu:
Bảng 3.3: Mức phí thanh toán nhờ thu
STT
Dịch vụ
Mức phí
VND
USD
1
Bộ ủy nhiệm thu
1.1
Nhận bộ ủy nhiệm thu gửi đi nhờ thu
20.000
1.2
Huỷ uỷ nhiệm thu theo yêu cầu
10.000
2
Bộ chứng từ nhờ thu
2.1
Đăng ký/Mở giao dịch nhờ thu chứng từ gửi đến/đi
10
2.2
Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước
(thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu)
Tối thiểu
Tối đa
0,15%
10
200
2.3
2.3 Thanh toán nhờ thu trong nước gửi đến
Tối thiểu
Tối đa
0,15%
10
200
2.4
2.4 Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu)
Tối thiểu
Tối đa
0,2%
20
200
STT
Dịch vụ
Mức phí
VND
USD
2.5
Thanh toán nhờ thu nước ngoài gửi đến
Tối thiểu
Tối đa
0,2%
20
200
2.6
Sửa đổi/Điều chỉnh chỉ thị nhờ thu gửi đi nhờ thu theo yêu cầu (chưa tính điện phí)
10
2.7
Quản lý bộ chứng từ nhờ thu (trong trường hợp bộ hồ sơ thanh toán nhiều lần) (tính theo quý)
15
3
Huỷ bộ chứng từ nhờ thu theo yêu cầu
3.1
Trong nước
(chưa tính phí phải trả ngân hàng trong nước)
5
3.2
Ngoài nước
chưa tính phí phải trả ngân hàng nước ngoài)
10
4
Nhờ thu bị từ chối
Thu theo thực tế phải trả
5
Chuyển tiếp bộ chứng từ nhờ thu cho Ngân hàng khác
5.1
Trong nước
(chưa tính bưu phí theo thực tế phát sinh)
3
5.2
Ngoài nước
(chưa tính bưu phí theo thực tế phát sinh)
5
6
Tra soát nhờ thu theo yêu cầu của khách hàng
6.1
Tra soát trong nước
(chưa tính điện phí)
3
6.2
Tra soát ngoài nước
(chưa tính điện phí)
5
7
Điện phí
7.1
Điện phí, Telex phí, Fax, Gửi bằng thư bảo đảm/bằng hình thức chuyển phát nhanh
Thu theo mức phí của Bưu điện hoặc của hãng chuyển phát nhanh
7.2
SWIFT
Trong nước
5
Ngoài nước
10
(Nguồn: website Vietcombank)
Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:
3.2.3.1 Quy trình thanh toán xuất khẩu:
Sơ đồ 3.1: Quy trình thanh toán xuất khẩu
Thông báo L/C/Tu chỉnh L/C (nếu có)
Nhận và kiểm tra L/C
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra
Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Chiết khấu và thanh toán
Bước 1: Nhận và kiểm tra L/C
Nhận được L/C từ Ngân hàng Phát hành/Ngân hàng Thông báo khác, TTV kiểm tra các điều kiện sau:
Tính chân thật bề ngoài của L/C:
L/C nhận được bằng TELEX/SWIFT MT999 phải có xác nhận mã đúng, theo mẫu chuẩn của tổ chức SWIFT quốc tế.
L/C được tiếp nhận bằng thư phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ.
Trạng thái của L/C khi nhận: TTV kiểm tra trạng thái của L/C khi nhận không bị chập lỗi ( L/C nhận được bằng điện); không bị rách, mờ. Nếu bị lỗi trên thì thanh toán viên điện thông báo ngay cho nơi gửi yêu cầu chuyển phát lại, Vietcombank sẽ không chịu trách nhiệm nào đối với bất cứ hậu quả nào do việc chậm thông báo gây ra.
Thanh toán viên kiểm tra các điều khoản, điều kiện L/C:
Tên và địa chỉ ( hoặc tài khoản) người hưởng lợi phải đầy đủ, rõ ràng;
Tên và địa chỉ đầy đủ(hoặc SWIFT code) của NHTB khác( nếu có);
Các chỉ dẫn về việc thông báo L/C; thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi hay thông báo qua NHTB khác;
Loại L/C là không hủy ngang ( xác nhận, chuyển nhượng,…)
L/C phải dẫn chiếu UCP áp dụng.
Bước 2: Thông báo L/C, sửa đổi LC
L/C có đầy đủ điều kiện như quy định trên, TTV nhập thông tin về L/C, tạo hồ sơ L/C , lựa chọn hình thức thông báo, thu phí thông báo và giao thông báo L/C thích hợp
Các hình thức thông báo:
Thông báo sơ bộ
Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi: lập thư thông báo gửi người hưởng lợi
Thông báo qua ngân hàng thông báo khác: lập thông báo bằng SWIFT (MT710)/TELEX có mã/Thư theo mẫu (phụ lục).
Bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C sẽ được giao trực tiếp cho khách hàng tại trụ sở Vietcombank Quảng Ngãi hoặc qua dịch vụ bưu điện.
Duyệt giao dịch :
Toàn bộ nội dung của giao dịch, thư thông báo/điện, bút toán hạch toán phải được chuyển đến cấp có thẩm quyền duyệt.
Thông báo L/C phải được in thành 2 bản, đầy đủ chữ ký theo quy định hiện hành của NHNT về mẫu chữ ký được ủy quyền.
Thu phí thông báo L/C:
Bảng 3.4: Mức phí thông báo L/C
STT
Dịch vụ
Mức phí (USD)
1
Thông báo thư tín dụng
Thông báo qua 1 ngân hàng khác
25
Thông báo trực tiếp đến khách hàng
20
Vietcombank là ngân hàng thông báo thứ 2
20
2
Thông báo sửa đổi thư tín dụng
10
(Nguồn: website Vietcombank)
Bước 3: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Tiếp nhận bộ chứng từ:
Thanh toán viên tiếp nhận chứng từ do khách hàng xuất trình kèm L/C gốc, các sửa đổi L/C nếu có. Thanh toán viên cần kiểm tra:
Hồ sơ yêu cầu gửi chứng từ đòi tiền theo L/C gồm :
L/C gốc, các tu chỉnh L/C gốc (nếu có)
Thư thông báo L/C, tu chỉnh L/C(nếu có)
Bộ chứng từ
Khi tiếp nhận hồ sơ chứng từ thanh toán viên kiểm tra thư yêu cầu và các chứng từ đính kèm :
Về số tiền , số tài khoản công ty, các chữ ký và dấu công ty đã đủ chưa, kiểm tra chứng từ và số lượng thực nhận so vói liệt kê trên thư yêu cầu thanh toán
Ký nhận, ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ.
Sơ kiểm bộ chứng từ và đối chiếu bộ chứng từ với nội dung L/C và/hoặc các sửa đổi L/C(nếu có).
Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau
Kiểm tra bộ chứng từ:
Kiểm tra chứng từ ngay khi nhận chứng từ:
Kiểm tra bộ chứng từ phải đảm bảo đúng quy định của L/C và “các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng thương mại quốc tế ban hành (UCP)”
Kiểm tra sự nhất quán của các chứng từ với nhau
Tất cả sai biệt của các chứng từ so với quy định của L/C và UCP phải được ghi rõ lên phiếu kiểm chứng từ
Các chứng từ mà L/C yêu cầu : các chứng từ tương đối nhiều, gồm nhiều loại như: hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, hay chứng nhận xuất xứ.. (phụ lục). Như vậy, thanh toán viên phải kiểm tra chi tiết từng chứng từ, xem các chứng từ thỏa mãn yêu cầu cầu L/C chưa và các chứng từ có hợp nhất với nhau chưa (chẳng hạn như số L/C,số B/L trên hóa đơn và các chứng từ khác phải giống như trong L/C hay B/L, điều kiện hàng hóa ghi trong hóa đơn có giống với L/C và phù hợp với nhau không)
Nếu ngay khi xuất trình chứng từ, khách hàng có yêu cầu gởi chứng từ nhờ thu theo L/C ghi trên thư yêu cầu thì việc kiểm tra chứng từ được thực hiện như trường hợp chứng từ thanh toán theo hình thức nhờ thu D/A,D/P…
Sau khi kiểm tra, TTV ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ hàng x