MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ CỦA NÓ 4
1.1. Chức năng và vai trò của tín dụng 4
1.1.1. Khái niệm về tín dụng 4
1.1.2. Bản chất tín dụng 5
1.1.3. Chức năng của tín dụng 6
1.1.4. Vai trò của tín dụng 7
1.1.5. Các hình thức tín dụng 8
1.2. Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 10
1.2.1. Khái niệm 10
1.2.2. Sự cần thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 11
1.2.3. Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 12
1.2.4. Đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 16
1.2.5. Phân biệt tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các hình thức tín dụng khác 16
1.2.6. Các nội dung chính trong quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 17
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 21
1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phát triển 24
1.3.1. Tổ chức bộ máy và các hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển 24
1.3.2. Quan điểm về hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phát triển 24
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phát triển 25
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phát triển 27
1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quỹ Hỗ trợ phát triển 29
1.4. Kinh nghiệm hoạt động tín dụng đầu tư phát triển ở một số nước trong khu vực và trên thế giới 33
1.4.1. Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Hàn Quốc 33
1.4.2. Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Trung Quốc 34
1.4.3. Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Đài Loan 34
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 37
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Quỹ Hỗ trợ phát triển 37
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ chủ yếu của Quỹ Hỗ trợ phát triển 37
2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phát triển trong thời gian qua 38
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển 50
2.2.1. Những kết quả đạt được 50
2.2.2. Các hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguyên nhân 60
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN 75
3.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển qua Quỹ Hỗ trợ phát triển 75
3.1.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển qua Quỹ Hỗ trợ phát triển 75
3.1.2. Các mục tiêu hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 76
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển qua Quỹ Hỗ trợ phát triển 77
3.2.1. Các cơ sở khoa học của giải pháp 77
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển 80
3.3. Kiến nghị 97
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 97
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương 105
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước chuyển biến về chất và lượng trong lực lượng sản xuất, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã được các Bộ ngành, các địa phương và các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.
Trong hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ HTPT, cho vay đầu tư cho các dự án lớn của Chính phủ (Nhóm A) và cho vay theo các chương trình kinh tế có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động tín dụng của Quỹ HTPT đã tạo điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các chương trình lớn, dự án quan trọng và then chốt của nền kinh tế: Điện, than, xi măng, chế biến đường, phát triển bưu chính viễn thông, phát triển cây công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Với vai trò là một công cụ của Chính phủ trong việc thực thi chính sách hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước, Quỹ HTPT đã luôn bám sát thực tiễn kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu vốn và dẫn vốn cho nhiều dự án lớn quan trọng, có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đến nay trên 4.000 dự án (trong đó có 32 dự án nhóm A) đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tạo việc làm trực tiếp cho gần 410.000 người lao động và hàng triệu lao động gián tiếp, tăng thu cho NSNN hàng năm gần 1.400 tỷ đồng và tăng kim ngạch xuất khẩu ước tăng trên 360 triệu USD/ năm; Ngoài ra, trong thời gian qua gần 1.300 dự án với tổng số vốn hỗ trợ LSSĐT khoảng 750 tỷ đồng đã được Quỹ ký kết hợp đồng hỗ trợ lãi suất, góp phần thu hút hàng chục ngàn tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng cho ĐTPT; Sau gần 3 năm triển khai tín dụng HTXK ngắn hạn Quỹ HTPT đã cho vay gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện trên 5.500 hợp đồng xuất khẩu thuộc các nhóm mặt hàng được Chính phủ khuyến khích xuất khẩu...
Có thể nhận thấy một số kết quả cơ bản sau hơn 04 năm hoạt động của Quỹ HTPT thể hiện ở một số mặt cụ thể sau:
- Thông qua việc hỗ trợ các dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kinh tế-xã hội, thu hút và tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước với đặc điểm là tập trung sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành nghề cần khuyến khích phát triển. Tính đến thời điểm 31-3-2004, Quỹ HTPT đã cho vay đầu tư gần 7000 dự án với tổng số vốn cam kết trên 120.000 tỷ đồng, trong đó hầu hết là các dự án nhóm A của Chính phủ (59 dự án), các chương trình kinh tế lớn như cơ khí, đóng tàu biển, đóng mới toa xe đường sắt, điện, than, thép, xi măng, chế biến nông lâm thủy sản, dệt may, sản xuất hàng xuất khẩu, kiến cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở, trồng rừng nguyên liệu tập trung... Đến nay, gần 2.700 dự án vay vốn từ Quỹ đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, sản xuất kinh doanh, trong đó có nhiều dự án nhóm A của Chính phủ, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội rất thiết thực. Các dự án về cơ sở hạ tầng như thông tin liên lạc, giao thông đường bộ, thủy,... có một ý nghĩa rất quan trọng làm tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế khác.
Vốn đầu tư từ Quỹ HTPT đã được tập trung để triển khai một số chương trình kinh tế lớn của Chính phủ:
+ Chương trình kiên cố hóa kênh mương: Với đặc điểm nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, sản xuất hàng hóa chưa phát triển cao, để phát triển một cách toàn diện nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy, trong xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, Đảng ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, với cơ cấu: nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới và tín dụng giành cho nông nghiệp nông thôn được đặt trong hệ thống hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đó; Hàng năm, Chính phủ đã dành vốn tín dụng ĐTPT cho ngân sách tỉnh vay với lãi suất 0% để thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, ngân sách tỉnh trả nợ dần trong thời hạn 5-6 năm. Đến nay Quỹ đã cho vay 3.000 tỷ để thực hiện chương trình này, ngoài việc thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, nhờ có vốn của Quỹ HTPT cho vay đã làm thay đổi diện mạo nông thôn với việc tạo ra gần 30.000 km kênh mương nội đồng được cứng hóa, có thời hạn sử dụng lâu dài, hàng vạn km giao thông nông thôn đã được Quỹ đầu tư tạo tiền đề cho phát triển giao thông vận tải, sản xuất kinh doanh, đời sống nông dân ở nông thôn được cải thiện đáng kể.
+ Chương trình đóng tàu khai thác hải sản xa bờ: Trong thời gian qua, Quỹ đã cho các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và hộ ngư dân vay hơn trên 2000 tỷ để nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, đóng mới và cải hoán gần 1.000 con tàu có công suất lớn; Hơn 900 con tàu đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao năng lực và sản lượng khai thác xa bờ, tái tạo môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái biển, tạo khả năng khai thác lâu dài, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản tăng khá, đứng hàng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô, tạo thêm công ăn việc làm cho trên 700.000 ngư dân vùng ven biển, đời sống của một bộ phận bà con ngư dân đã được cải thiện đáng kể.
+ Chương trình mía đường: Thực hiện mục tiêu chương trình 1 triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính phủ, tính đến nay, Quỹ đã cho vay gần 1500 tỷ đồng để đầu tư 30 Nhà máy đường, trên 300 tỷ đồng để đầu tư vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy. Đến nay, chương trình 1 triệu tấn đường đã hoàn thành, thu hút trên 300.000 lao động trực tiếp, tạo thêm việc làm cho trên 700.000 lao động nông nghiệp, ổn định đời sống cho khoảng 1,4 triệu người, đời sống nông dân ở một số vùng trồng mía được cải thiện rõ rệt.
Có thể nói, nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ĐTPT toàn xã hội, thông qua vốn tín dụng ưu đãi của Quỹ HTPT, năng lực của một số ngành kinh tế đã có bước tăng trưởng nhất định, góp phần tăng năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế, các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: thông tin liên lạc, công trình giao thông đường bộ, thủy, khu công nghệ cao... có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề cho phát triển của các ngành khác; nhờ có vốn đầu tư của Quỹ HTPT mà công suất phát điện tăng hơn 2.000 Mega Watt; năng lực sản xuất thép tăng 1,6 triệu tấn; phân bón hóa chất tăng 650 nghìn tấn; xi măng tăng hơn 5 triệu tấn; sản xuất giấy tăng hơn 150 nghìn tấn; diện tích cà phê tăng hơn 100 nghìn héc ta...
Đến 31-3-2004, tổng dư nợ cho vay đầu tư của Quỹ HTPT đạt 65.600 tỷ đồng. Trong đó vốn trong nước thực hiện 32.500 tỷ đồng, vốn ODA cho vay lại thực hiện 32.100 đồng. Tỷ trọng của các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 36% năm 2001 lên 50,6% vào 2003, góp phần quan trọng vào tăng tốc giá trị công nghiệp từ 13,9% lên 16% trong năm 2003 và quý đầu năm 2004.
Hiệu quả đối với các doanh nghiệp
- Nguồn tín dụng từ Quỹ HTPT với chi phí vốn rẻ (lãi suất thấp) và các điều kiện tín dụng ưu đãi đã thực sự tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu Việt Nam đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
- Cải cách và tăng cường sức mạnh cũng như hiệu quả của khu vực tài chính là một yêu cầu đúng đắn và bức thiết, trong thời gian qua, thông qua các hoạt động của mình, Quỹ HTPT đã góp phần có những tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng như:
+ Hình thức cho vay trực tiếp để đầu tư các dự án tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính - tín dụng khác cùng cho vay, hình thành cơ cấu nguồn vốn đa dạng để đầu tư.
+ Hình thức hỗ trợ LSSĐT tạo điều kiện tích cực thúc đẩy tín dụng trung dài hạn của các tổ chức tín dụng. Tính đến nay, Quỹ HTPT đã hỗ trợ theo hình thức này cho 1.276 dự án với số vốn cam kết là 776 tỷ đồng, thu hút trên 21.000 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng cho ĐTPT.
+ Nhờ có lượng tín dụng lớn và dài hạn từ Quỹ HTPT cung cấp cho các doanh nghiệp, các ngân hàng có thêm khách hàng, thêm điều kiện để mở rộng và tăng qui mô cung ứng các dịch vụ tài chính, nhất là thanh toán và thanh toán quốc tế, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.
Những hoạt động bước đầu có hiệu quả của Quỹ trong thời gian qua đã góp phần vào sự tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán lên 11%, tổng dư nợ của toàn nền kinh tế tăng 16%, tăng tổng nguồn vốn huy động 12,4%.
Ngoài ra, thông qua việc huy động các nguồn vốn trung, dài hạn trong các thành phần kinh tế để thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Quỹ HTPT đã chấp hành nghiêm túc chủ trương huy động nội lực cho phát triển kinh tế đất nước của Đảng và Nhà nước.
- Như vậy, ngoài tác dụng như "vốn mồi" góp phần tăng nguồn tài trợ cho doanh nghiệp, các hình thức HTPT của Nhà nước thông qua Quỹ HTPT thực sự là nguồn tài chính đầu tư có tác dụng tích cực góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn vốn của Quỹ HTPT đã có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ:
Chiến lược xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua được đặc biệt chú trọng, chuyển hướng từ sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất để xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh để hội nhập. Môi trường đầu tư đã được cải thiện, thuận lợi hơn và đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước trong đó có tín dụng HTXK. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu nước ta trong thời gian vừa qua đã có tăng trưởng đáng kể.
Với đặc điểm là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đa số là nhỏ, vốn ít, rủi ro xuất khẩu cao, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ về vốn, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, từ cuối năm 2001 đến nay, Quỹ HTPT đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện xuất khẩu thông qua hình thức tín dụng ngắn hạn với tổng số vốn trên 8.500 tỷ đồng (trong đó năm 2002 thực hiện 3.222 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch Chính phủ giao, số cho vay năm 2003 là 6.230 tỷ đồng, bằng 206% kế hoạch cả năm, quý I/2004 đạt danh số cho vay là 2.500 tỷ đạt 46% kế hoạch năm), góp phần vào tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu là 28% tính đến cuối tháng 03/2004.
Trong quá trình triển khai nhiệm vụ tín dụng ngắn hạn xuất khẩu của mình, ngoài việc cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi theo chủ trương của Nhà nước nhằm khuyến khích xuất khẩu, Quỹ HTPT cũng đã tư vấn cho khách hàng nhằm hạn chế rủi ro trong xuất khẩu, đặc biệt là các rủi ro về thanh toán và rủi ro thương mại có thể xảy ra từ phía nhà nhập khẩu, đồng thời cũng tư vấn lựa chọn các dịch vụ tài chính thích hợp với doanh nghiệp. Biện pháp này đã được các doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá cao, một mặt vừa giúp giảm rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, vừa hạn chế rủi ro đối với khoản tín dụng mà Quỹ HTPT cung cấp, đồng thời góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Chính phủ giao.
Đồng thời với việc đẩy mạnh xuất khẩu, Quỹ HTPT cũng đặc biệt coi trọng việc hỗ trợ các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, coi việc sản xuất và xuất khẩu là hai mặt không tách rời trong chủ trương phát triển kinh tế, thực hiện đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Sản xuất một mặt vừa đáp ứng cầu trong nước và chiếm lĩnh thị trường trong nước, một mặt vừa là nguồn cung cho xuất khẩu, đáp ứng cho cầu về xuất khẩu vốn đang được đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường. Theo đó, Quỹ HTPT hỗ trợ cho các dự án đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh để xuất khẩu.
Có thể nói rằng, cùng với tín dụng ĐTPT, tín dụng HTXK là một trong những quyết sách kịp thời của Chính phủ, có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiệu quả đối với Quỹ HTPT
Với vai trò là một công cụ của Chính phủ, Quỹ là một tổ chức tài chính nhưng hoạt động trên công nghệ ngân hàng, các hoạt động của Quỹ gắn với các nhiệm vụ huy động vốn, thu hồi nợ gốc và lãi như ngân hàng chính sách, bởi vậy hiệu quả hoạt động của Quỹ HTPT gắn liền với các nhiệm vụ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao, trong thời gian qua nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Quỹ HTPT tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ĐTPT toàn xã hội, vốn tín dụng ưu đãi của Quỹ HTPT đã được giải ngân kịp thời đáp ứng được tiến độ của dự án, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã đáp ứng được cho nhiều chương trình kinh tế lớn của Nhà nước, các dự án quan trọng, trọng điểm, các ngành kinh tế then chốt, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một tổ chức tài chính nhà nước, được Chính phủ giao và quản lý số vốn lớn, thông qua các hình thức tín dụng, bên cạnh việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các dự án, các doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng từ Quỹ HTPT cũng thực hiện vai trò như lượng "vốn mồi", kích thích ĐTPT sản xuất của các doanh nghiệp, một mặt vừa là trung gian tài chính trực tiếp, một mặt vừa là kích thích tố cho tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính - tín dụng khác.
Hoạt động của Quỹ HTPT không vì mục mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, trong trường hợp thu không đủ bù chi thì NSNN sẽ cấp bù phần còn thiếu, trong thời gian qua, Quỹ HTPT luôn có biện pháp tích cực thu hồi nợ gốc và lãi đối với các dự án vay vốn tại Quỹ, trên cơ sở đó đã tự chủ được về tài chính, chênh lệch thu chi luôn (+), hàng năm, NSNN không phải cấp bù và từ năm 2003, Quỹ HTPT cũng đã giành 1% phí được hưởng (theo cơ chế tài chính được Thủ tướng quy định), để bù đắp một phần vốn NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất còn thiếu hàng năm, vì vậy, có thể nói rằng trong thời gian qua, hoạt động của Quỹ là đúng hướng, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn (gốc và lãi) ngày càng gia tăng theo tổng dư nợ, do đó, cần phải có biện pháp để giảm tỷ lệ này xuống thì hiệu quả đạt được của Quỹ sẽ được tốt hơn.
Nhờ kiểm soát chặt chẽ, giải ngân đúng nguyên tắc, đúng chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng các nguồn vốn ủy thác, đặc biệt là nguồn vốn ODA cho vay lại của Chính phủ, nên các tổ chức trong nước và quốc tế, Chính phủ các nước đã ủy thác cho Quỹ HTPT quản lý và cấp phát, giải ngân trực tiếp một số dự án như: Cấp phát vốn đầu tư XDCB cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quản lý và cấp phát vốn khấu hao của ngành điện, hàng không, quản lý Quỹ Phà (Đan Mạch), Dự án EU (hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ), Dự án cấp nước và điện nông thôn, Quỹ giống cây trồng do WB tài trợ...
* Chỉ tiêu định lượng
Trong thời gian qua, các chỉ tiêu hoạt động của Quỹ luôn đạt theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra:
- Doanh số và tốc độ tăng doanh số: Tốc độ huy động vốn năm sau cao hơn năm trước, dư nợ năm sau cao hơn năm trước.
Doanh số cho vay kỳ này
Tốc độ tăng doanh số = -1 x 100 > 1
Doanh số cho vay kỳ trước
Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng của Quỹ HTPT, còn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô và hình thức cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của Quỹ HTPT. Đây là tình hình tốt đối với Quỹ HTPT.
- Tổng vốn huy động: Căn cứ vào kế hoạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước được Chính phủ giao hàng năm, Quỹ HTPT đã chủ động trong huy động các nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu của kế hoạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước hàng năm với quy mô năm sau cao hơn năm trước, đây là chỉ tiêu biểu hiện quy mô số vốn mà Quỹ HTPT huy động từ các nguồn: ngân sách, vay nợ nước ngoài,... trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng cho vay của Quỹ HTPT lớn.
- Hiệu suất sử dụng vốn:
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn = x 100 >1
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của Quỹ hàng năm cao thể hiện Quỹ đã luôn chủ động được việc cân đối giữa huy động và sử dụng vốn, không để ứ đọng nguồn vốn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100
Tổng dư nợ
Với đặc điểm là cho vay chính sách, cho vay theo kế hoạch của Nhà nước đối tượng vay vốn của Quỹ là các dự án thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực khó khăn được Nhà nước khuyến khích đầu tư (đây là điểm khác biệt lớn giữa đối tượng vay vốn của Quỹ HTPT với các Ngân hàng thương mại), do đó, hoạt động tín dụng của Quỹ HTPT gặp rủi ro nhiều hơn với hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Quỹ HTPT trong quá trình cho vay.
Trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng chính sách trong lĩnh vực đầu tư của Quỹ HTPT là điều không thể thể tránh khỏi. Mặc dù tổng dư nợ tăng, nhưng dư nợ quá hạn cũng tăng theo về số tương đối và tuyệt đối, năm sau cao hơn năm trước (xem bảng 2.10; 2.11; 2.12).
Bảng 2.10: Tình hình dư nợ và nợ quá hạn vốn tín dụng ĐTPT (vốn trung và dài hạn)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I/2004
1
Dư nợ
21.848
30.281
32.500
Trong đó: + Nợ quá hạn
635
1020
1.290
2
Tỷ trọng (%)
2.9
3.3
3.9
(Nguồn: Báo cáo của Quỹ HTPT năm 2002, 2003, Quý I/2004).
Bảng 2.11: Tình hình dư nợ và nợ quá hạn vốn vốn ODA
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I/2004
1
Dư nợ
28.312
30.782
33.100
Trong đó: + Nợ quá hạn
70
93
133
2
Tỷ trọng (%)
0.02
0.03
0.04
(Nguồn: Báo cáo năm 2002, 2003, quý I/2004 của Quỹ HTPT).
Bảng 2.12: Tình hình dư nợ và nợ quá hạn vốn tín dụng HTXK ngắn hạn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I/2004
1
Dư nợ
1.015
2.000
2.100
Trong đó: Nợ quá hạn
8
212
100
2
Tỷ trọng (%)
0.007
0.106
0.047
(Nguồn: Báo cáo của Quỹ HTPT năm 2002, 2003, quý I/2004).
Tính đến 31-3-2004, tỷ lệ nợ quá hạn đối với vốn trung và dài hạn của Quỹ là 4%; Vốn ODA là 0.4%; vốn tín dụng HTXK là 4,7%, tuy chỉ tiêu này có tăng so với các năm trước nhưng đây là một tỷ lệ có thể chấp nhận được được coi như giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.
Hiệu quả hoạt động tín dụng là một khái niệm tổng hợp, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Quỹ HTPT có thể là chỉ tiêu định lượng hay định tính và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có thể là bổ sung cho nhau nhưng cũng có thể mâu thuẫn với nhau.
Do đó, để đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ HTPT thì phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống cả trên tầm vi mô cũng như vĩ mô. Đồng thời, cũng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có sự ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho đối tượng này hay đối tượng khác.
2.2.2. Các hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguyên nhân
2.2.2.1. Các hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
+ Công tác thanh toán chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Công tác thanh toán của Quỹ HTPT chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thể hiện ở các bất cập sau:
- Vốn luân chuyển chậm: Việc chuyển vốn thực hiện duy nhất qua tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nên chưa đa dạng hóa hình thức thanh toán, khi người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống ngân hàng nơi Quỹ HTPT mở tài khoản tiền gửi thì việc chuyển tiền thường bị chậm do phụ thuộc vào thời gian xử lý chứng từ tại ngân hàng và đường luân chuyển vốn nội bộ ngân hàng. Nguồn vốn của Quỹ HTPT bị đọng trên đường đi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ.
- Nguồn vốn của Quỹ HTPT chưa được quản lý tập trung do hệ thống Quỹ HTPT chưa tổ chức thanh toán điện tử nội bộ.
- Thiệt hại cho chủ đầu tư: Do vốn chuyển chậm nên dẫn đến thiệt hại cho chủ đầu tư vì tiền thanh toán cho nhà thầu không kịp thời nên phải chịu phạt chậm thanh toán. Trong trường hợp nhập khẩu thiết bị, chủ đầu tư phải mua ngoại tệ còn bị thiệt hại do chênh lệch tỷ giá ngoại hối.
- Rủi ro tỷ giá: Khi thu hồi nợ vốn vay ODA thường có nhiều rủi ro về tỷ giá. Trường hợp vốn thu hồi được ngay trong ngày chủ đầu tư trả nợ vay thì việc áp dụng tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra tiền đồng Việt Nam để thu nợ được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên do vốn luân chuyển chậm, nên Chi nhánh Quỹ chỉ nhận được tiền trả nợ sau 2 - 3 ngày, khi mà tỷ giá có thể thay đổi. Nhiều trường hợp biến động lớn dẫn đến thiệt hại cho NSNN.
- Khó khăn trong việc kiểm soát vốn vay: Do các hạn chế trong thanh toán của Quỹ HTPT hiện nay, chủ đầu tư mới chỉ mở tài khoản tiền gửi để gửi vốn ủy thác cấp phát (vốn tự có để đầu tư xây dựng cơ bản), chưa gửi các nguồn vốn khác, dẫn đến việc kiểm soát sử dụng vốn vay cũng như thu hồi nợ vay của Quỹ HTPT gặp nhiều khó khăn, không gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của Chủ đầu tư đã cam kết khi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
+ Tiến độ giải ngân các dự án chậm
Trong thời gian qua, Quỹ HTPT đã phấn đấu đảm bảo nhu cầu vốn theo kế hoạch cho các chương trình lớn của Chính phủ: Nâng cấp các nhà máy đóng tàu biển, đóng mới toa xe đường sắt, tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long,... cho đến nay, mặc dù nguồn vốn của Quỹ đã đáp ứng được nhu cầu giải ngân nhưng việc giải ngân các dự án vay vốn rất chậm, đặc biệt là các dự án nhóm A. Rất nhiều dự án nhóm A chậm tiến độ thực hiện dự án do phương án tài chính trong quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt không thực hiện được, như dự án Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy Bột giấy Kon Tum, Nhà máy Xi măng Thăng Long, Nhà máy sản xuất Giấy và Bột giấy Thanh Hóa,... Một số nguyên nhân cố hữu khác như đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu rất khó khăn và chậm chạm cũng làm chậm tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân dự án. Tiến độ giải ngân cho chương trình tôn nền vượt lũ 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có thể được đẩy mạnh hơn nếu như nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm tuyến dân cư được đảm bảo theo tiến độ. Thực tế ở các tỉnh này, tiến độ đầu tư nền nhà bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Quỹ HTPT được đảm bảo, nhưng phần đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, nước từ nguồn vốn NSNN còn chậm.
Số liệu cụ thể về công tác giải ngân vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước như sau:
- Đối với hoạt động cho vay bằng nguồn vốn trong nước, tiến độ giải ngân trong các năm 2001, 2002 chậm, không đạt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao: Năm 2001, kế hoạch cho vay ĐTPT bằng nguồn vốn trong nước 14.600 tỷ đồng, giải ngân 7.087 tỷ đồng, đạt 48,5% kế hoạch năm; năm 2002, kế hoạch cho vay ĐTPT bằng nguồn vốn trong nước: 12.480 tỷ đồng, giải ngân 9.376 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm; năm 2003, giải ngân 13.475 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2003 là 13.750 tỷ đồng).
- Đối với hoạt động cho vay vốn ODA cho vay lại: Số vốn giải ngân năm 2001 là 6.598 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2001: 9.800 tỷ đồng); năm 2002, số vốn giải ngân: 3.763 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2002: 9.000 tỷ đồng); năm 2003, số vốn giải ngân 3.282 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2003 là 7.000 tỷ đồng).
Tổng dư nợ vay tăng 7%, nhưng nợ quá hạn ngày càng gia tăng về số tuyệt đối là 1.290 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ vay vốn tín dụng trung, dài hạn bằng nguồn vốn trong nước (trong đó nợ quá hạn của 02 chương trình mía đường và đánh cá xa bờ chiếm 43% tổng số nợ quá hạn của toàn hệ thống).
+ Các hình thức hỗ trợ gián tiếp (hỗ trợ LSSĐT, bảo lãnh) chưa phát huy đúng vai trò trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.
Hình thức hỗ trợ LSSĐT mặc dù được coi là một trong những hình thức hỗ trợ tiên tiến của Nhà nước, sau khi dự án hoàn thành và đi vào sử dụng, nhưng qua thực tế cho thấy, hình thức này chưa thật sự phát huy hiệu quả và chưa được các chủ đầu tư quan tâm lựa chọn. Kết quả thực hiện hình thức này của Quỹ HTPT qua các năm mặc dù đạt những kết quả nhất định những vẫn còn nhỏ bé, chưa ngang tầm nhiệm vụ. Cụ thể như sau:
- Năm 2001, Quỹ HTPT ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 261 dự án, với số vốn cam kết 150 tỷ đồng, số thực cấp năm 2001: 1,6 tỷ đồng;
- Năm 2002, ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 471 dự án, với số vốn cam kết 285 tỷ đồng, số thực cấp năm 2002: 31,8 tỷ đồng, bằng 26,5% kế hoạch.
- Năm 2003, ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 350 dự án, với số vốn cam kết 215 tỷ đồng, số thực cấp: 117 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm;
- Quý I/2004, ký hợp đồng hỗ trợ LSSĐT cho 92 dự án, với số vốn cam kết 100 tỷ đồng, số thực cấp: 25 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch năm;
Việc mở rộng hỗ trợ LSSĐT không chỉ đơn giản là làm giảm áp lực về vốn đối với hệ thống Quỹ HTPT, mà điều quan trọng hơn là bằng một khoản "vốn mồi" của Nhà nước sẽ huy động được nhiều hơn nguồn vốn của xã hội để đầu tư vào các lĩnh vực ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Hơn nữa, với hình thức này sẽ đảm bảo nâng cao được hiệu quả đầu tư, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và sẵn sàng tham gia hội nhập của chủ đầu tư.
Tương tự như hình thức hỗ trợ LSSĐT, hình thức bảo lãnh tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng chưa phát huy được hiệu quả: Tính đến thời điểm hiện nay, tức là sau gần 4 năm hoạt động, Quỹ HTPT mới bảo lãnh vay vốn đầu tư cho 5 dự án với tổng số tiền bảo lãnh 27,5 tỷ đồng.
Tính đến nay, Quỹ HTPT chưa th