Mục lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. ĐỐI TƯỜNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỐN 4
2.1.1. Vốn và tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp 4
2.1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp 8
2.2. Một số vấn đề về huy động vốn 13
2.2.1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn 13
2.2.2. Các phương thức huy động vốn trong doanh nghiệp 14
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 18
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 19
2.3.1. Khái niệm hiệu quả trong sử dụng vốn 19
2.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 19
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 20
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 24
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đặc điểm chung về công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam 27
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt Nam 27
3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 29
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31
3.1.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 33
3.1.5. Tình hình lao động của Công ty 37
3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 39
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 42
3.2.2. Phương pháp so sánh 42
3.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn 42
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG TRỪ MỐI VIỆT NAM 43
4.1.1. Phân tích sự biến động về nguồn vốn của công ty. 43
4.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty 46
4.1.3. Phân tích thực trạng các loại vốn tại công ty 48
4.1.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của công ty 56
4.2.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty 58
4.2.2. Tình hình sử dụng vốn cố định 60
4.2.3. Tình hình sử dụng vốn lưu động 65
4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 72
4.3.1. Phân tích khả năng luân chuyển vốn 72
4.3.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn 78
4.4. Đánh giá chung về công tác huy động và sử dụng vốn tại công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt Nam 83
4.4.1. Công tác huy động vốn 83
4.4.2. Sử dụng vốn 86
4.5. Biện pháp nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả tại công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam 88
4.5.1. Phương phướng phát triển của công ty trong các năm tới 88
4.5.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 91
4.5.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 92
PHẦN V: KẾT LUẬN 96
5.1. Kết luận 96
5.2. Kiến nghị 97
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Phòng trừ mối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty, nhất là trong việc huy động và sử dụng vốn
- So sánh theo chiều dọc xác định tỉ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ kinh doanh để thấy được số biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu cụ thể qua các niên độ kế toán liên tiếp.
3.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn xác định mối quan hệ của các chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, từ đó giúp cho việc xác định các nhân tố cần tác động để phát huy hay hạn chế những ảnh hưởng của nó.
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn như ROA, ROI, ROE...
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG TRỪ MỐI VIỆT NAM
Nền kinh tế thị trường đã tạo cho doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận đa dạng các nguồn vốn, giúp doanh nghiệp cân nhắc, lựa chọn nguồn vốn huy động và thời gian huy động vốn sao cho có lợi nhất. Chính vì vậy, huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp là vần đề quan trọng, muốn nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cần thiết phải xem xét thực trạng tài chính, tình hình sử dụng các nguồn vốn kinh doanh cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó xác định tính hiệu quả trong công tác huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
4.1.1. Phân tích sự biến động về nguồn vốn của công ty.
Huy động vốn trong doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, bởi huy động vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để các hoạt động này được diễn ra liên tục và hiệu quả, đồng thời huy động vốn phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, xác định mức độ biến động của nguồn vốn trong doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tình hình biến động nguồn vốn của công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam trong 5 năm (2004 - 2008) được thể hiện qua bảng 4.1
Qua bảng 4.1, nhận thấy trong 5 năm tổng nguốn vốn của công ty biến động tăng, mức tăng bình quân là 37.7%/năm, tốc độ tăng này là khá cao. Tuy nhiên, sự tăng lên của nguồn vốn chủ yếu là do tăng nợ phải trả phải, tốc độ tăng bình quân của nợ phải trả là 48.1%/năm trong khi đó tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chỉ là 16.3%, chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng được hết nhu cầu về vốn trong kinh doanh của công ty.
Bảng 4.1: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty trong 5 năm (2004 – 2008)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
BQ
A. Nợ phải trả
1,508.495
2,346.412
3,383.090
4,439.865
7,249.569
155.6
144.2
131.2
163.3
148.1
1.Nợ ngắn hạn
1,508.495
2,346.412
3,383.090
4,439.865
6,953.514
155.6
144.2
131.2
156.6
146.5
2. Nợ dài hạn
296.055
B. Nguồn vốn CSH
1,030.516
1,067.573
1,159.791
1,750.646
1,883.654
103.6
108.6
150.9
107.6
116.3
1. Vốn CSH
1,019.902
1,044.070
1,118.555
1,685.963
1,785.421
102.4
107.1
150.7
105.9
115.0
2. Quỹ khác
10.614
23,504
41.237
64.683
98.233
221.4
175.5
156.9
151.9
174.4
Tổng NV
2,539.011
3,413.985
4,542.881
6,190.511
9,133.223
134.5
133.1
136.3
147.5
137.7
ĐVT: VNĐ
( Nguồn phòng kế toán công ty)
(Nguồn số liệu phòng ké toán công ty)
Nợ phải trả của công ty tăng cao là chủ yếu là do sự tăng đột biến của năm 2008. Năm 2008 nợ phải trả của công ty là 7,249,569,034 đồng, tăng 63.28% so với năm 2007 nguyên nhân là do năm 2008 công ty nhận được nhiều hợp đồng thi công có giá trị lớn, kéo theo lượng vốn huy động lớn. Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, năm 2004, 2005, 2006, 2007 nợ phải trả của công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn, chứng tỏ nhu cầu sử dụng vốn lưu động của công ty là rất lớn, năm 2008 nợ phải trả của công ty có thêm nợ dài hạn, đây là khoảng vay dài hạn ngân hàng ANZ trong 3 năm công ty sử dụng để mua ôtô. Như vậy, tỉ lệ nợ ngắn hạn là rất lớn, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của công ty, làm cho công ty luôn đặt trong trạng thái phải thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm vốn của các cổ đông đóng góp và quỹ thuộc vốn chủ sở hữu được trích từ lợi nhuận sau thuế. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có sự biến động không lớn. Tốc độ tăng bình quân là 16.3%/năm. Năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu tăng đột biến, nguyên nhân là do công ty huy động vốn cổ phần từ các thành viên trong công ty được 500 triệu đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc nâng cao khả năng tự chủ về tài chính.
Như vậy, tổng nguồn vốn của công ty tăng cao qua các năm là do sự tăng lên của các khoản nợ ngắn hạn, tốc độ tăng nợ ngắn hạn của công ty (46.5%) điều này khẳng định nhu cầu vốn lưu động của công ty là rất lớn và công ty chưa linh động điều phối các nguồn vốn làm giảm khả năng tự chủ về tài chính, xu hướng phụ thuộc vào bên ngoài ngày càng tăng, sự tăng cao này đã làm cho doanh nghiệp đặt trong tình trạng lao đao về vốn thi công các công trình. Vì vậỵ, công ty cần có những biện pháp thích hợp giảm tỉ lệ nợ ngắn hạn, có thể tìm kiếm các nguồn vay trung và dài hạn, hoặc huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu, giúp công ty chủ động nguồn vốn kinh doanh của mình.
4.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty
Để huy động vốn một cách thích hợp đòi hỏi công ty phải cân đối các nguồn vốn của mình, xác định loại vốn vay phù hợp để đáp úng nhu cầu kinh doanh của mình. Xác đinh cơ cấu các loại vốn cho phép công ty thấy được các loại vốn của mình đang được sử dụng như thế nào để có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Dựa vào bảng 4.2 ta nhận thấy tình hình biến động cơ cấu của nguồn vốn trong 5 năm qua có sự thay đổi không đáng kể. Nợ phải trả ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong công ty, năm 2004 tỉ trọng nợ phải trả trong tổng vốn là 59.41%, đây được xem là mức độ hợp lý về cơ cấu giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong các công ty, trong các năm tiếp theo cơ cấu này tăng lên đáng kể, tỉ trọng nợ phải trả năm 2008 đã chiếm 79.38%. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực phòng trừ mối có đặc điểm sản xuất kinh doanh và hoạch toán kinh doanh tương tự các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên thường thấy các công ty này duy trì tỉ lệ nợ phải trả trong khoảng 70 – 80% trong tổng vốn. Tuy nhiên, trong nhưng năm tới công ty cần phải chú ý, cân đối tỉ lệ nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Vì vậy, công ty nên tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn, giảm thiểu các chi phí về vốn để đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu về vốn kinh doanh đồng thời luôn cân đối các nguồn vốn tránh sự lệ thuộc quá sâu vào một loại nguồn vốn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự tăng lên của nợ phải trả chủ yếu lại là sự tăng lên của các khoản nợ ngắn hạn, năm 2004 - 2007 tỉ trọng nợ ngắn hạn chiếm 100% nợ phải trả của công ty, năm 2008 tỉ trọng nợ ngắn hạn giảm còn 95.92% do công ty đã sử dụng nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng ANZ. Nhận thấy công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam là một đơn vị kinh doanh dịch vụ có chu kỳ quay vòng vốn nhanh, do đó tỉ trọng nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nợ phải trả cũng là hợp lý, tuy nhiên công ty nên xác định lại số nợ ngắn hạn này để đưa nó
Bảng 4.2: Tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn công ty qua các năm 2004 -2008
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
GT
(VNĐ)
CC
(%)
GT
(VNĐ)
CC
(%)
GT
(VNĐ)
CC
(%)
GT
(VNĐ)
CC
(%)
GT
(VNĐ)
CC
(%)
A. Nợ phải trả
1,508.495
59.413
2,346.412
68.73
3,383.090
74.47
4,439.865
71.72
7,249.569
79.38
1.Nợ ngắn hạn
1,508.495
100
2,346.412
100
3,383.090
100
4,439.865
100
6,953.514
95.92
2. Nợ dài hạn
296.055
4.08
B. Nguồn vốn CSH
1,030.516
40.587
1,067.573
31.27
1,159.791
25.53
1,750.646
28.28
1,883.654
20.62
1. Vốn CSH
1,019.902
98.97
1,044.070
97.8
1,118.555
96.44
1,685.963
96.31
1,785.421
94.78
2. Quỹ khác
10.614
1.03
23,504
2.20
41.237
3.56
64.683
3.69
98.233
5.22
Tổng NV
2,539.011
100
3,413.985
100
4,542.881
100
6,190.511
9,133.223
100
(Nguồn phòng kế toán)
về một tỉ lệ hợp lý sao cho không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bởi nợ ngắn hạn lớn sẽ gây áp lực trả nợ cho công ty, tạo ra những rủi ro như làm mất uy tín với người bán, khách hàng, nhà nước… từ đó giảm kết quả sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng không đáng kể, trong khi đó nhu cầu vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng dẫn đến tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng vốn bị giảm sút đáng kể, năm 2004 vốn chủ sở hữu chiếm 40.59% nhưng năm 2008 đã giảm xuống chỉ chiếm 20.62% trong tổng vốn. Hàng năm nguồn vốn này tăng lên do sự đóng góp của các cổ đông và đồng thời do sự tăng lên của các quỹ trích từ lợi nhuận hàng năm nhưng con số này không đáng kể. Tuy nhiên tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng vốn vẫn giảm, chứng tỏ nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Vì vậy, công ty cần lập kế hoạch huy động vốn đóng góp từ nhiều nguồn hơn nữa, có thể huy động thêm vốn cổ phần để làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
4.1.3. Phân tích thực trạng các loại vốn tại công ty
Nguồn vốn kinh doanh là một nhân tố quan trọng có tính quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy muốn có vốn doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích thực trạng các loại vốn theo nguồn hình thành giúp nhà quản lý xác định nguồn vốn huy động hợp lý cho hoạt động kinh doanh của mình với chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Vốn kinh doanh trong công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
a) Phân tích thực trạng nợ phải trả
Nợ phải trả là một bộ phận quan trọng của nguồn vốn kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhìn chung nợ phải trả ở công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn vốn và ngày càng tăng nhanh về mặt giá trị. Nợ phải trả tại công ty bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tình hình nợ phải trả của công ty được thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3: Kết cấu nợ phải trả của công ty trong 5 năm (2004 – 2008)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
GT
(Tr. Đ)
CC
(%)
GT
(Tr. Đ)
CC
(%)
GT
(Tr. Đ)
CC
(%)
GT
(Tr. Đ)
CC
(%)
GT
(Tr. Đ)
CC
(%)
A. Nợ ngắn hạn
1,508.495
100
2,346.412
100
3,383.090
100
4,439.865
100
6,953.514
95.92
Vay và nợ ngắn hạn
20.700
1.37
0
-
Phải trả người bán
8.983
0.60
12.289
0.52
17.627
0.52
27.524
0.62
44.109
0.63
Người mua trả tiền trớc
454.830
30.15
689.593
29.39
992.593
29.34
1,248.083
28.11
1,650.005
23.73
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
80.038
5.31
104.552
4.46
124.552
3.68
90.772
2.04
120.942
1.74
Phải trả người lao động
0.168
0.01
0
-
-
-
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
943.775
62.56
1,539.977
65.63
2,248.317
66.46
3,073.485
69.23
5,138.458
73.90
B. Nợ dài hạn
-
-
-
-
296,05
4.08
Vay và nợ dài hạn
296,05
100
( Nguồn số liệu phòng kế toán)
Qua bảng 4.3 ta nhận thấy, nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả của công ty, chiếm 100% trong 4 năm (2004-2007) và chiếm 95.92% năm 2008, chứng tỏ công ty huy động vốn chủ yếu từ nguồn ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn của công ty bao gồm các khoản vay nợ ngân hàng, nợ phải trả người bán, nợ phải trả cho khách hàng do khách hàng ứng trước số tiền thực hiện hợp đồng, nợ phải trả cho người lao động, nợ phải trả nhà nước và các khoản phải trả ngắn hạn khác. Qua bảng 4.3 cho thấy cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty khá đặc biệt, khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác luôn chiếm tỉ trọng lớn, tiếp sau là các khoản người mua trả tiền trước, nợ nhà cung cấp, người lao động và nhà nước chiếm tỉ trọng rất thấp, các khoản vay ngắn hạn hầu như không có. Điều này được giải thích như sau:
Do mới thành lập năm 2003, năm 2004 mới chính thưc hoạt động, với số vốn còn ít ỏi, chi phí kinh doanh lớn do công ty phải đầu tư trang thiết bị máy móc với trang trải các chi phí kinh doanh khác nên với số vốn ít ỏi công ty phải tiến nhờ đến nguồn vốn vay ngân hàng đến cuối năm 2004 số tiền vay ngắn hạn còn phải trả ngân hàng là 20.700.000 đồng và đến năm 2005 công ty đã thanh toán các khoản nợ này và không sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng nữa, chứng tỏ công ty đã tự chủ được về mặt tài chính và tìm kiếm được các nguồn vốn đầu tư mới hiệu quả mà giảm thiểu được các khoản chi phí lãi vay, giảm được chi phí sản xuất kinh doanh.
Với chính sách khoán toàn bộ giá trị công trình cho chủ nhiệm công trình, chủ nhiệm công trình có trách nhiệm thuê lao động, điều phối nguyên vật liệu, máy thi công cần thiết cho công trình. Cuối tháng, tập hợp hoá đơn chứng từ cho kế toán ghi sổ, và sau khi thực hiện xong hợp đồng thì tập hợp toàn bộ chứng từ để lập hồ sơ quyết toán công trình. Trong quá trình thi công chủ nhiệm công trình được tạm ứng 20% giá trị hợp đồng, sau khi nghiệm thu, quyết toán công trình, chủ nhiệm công trình sẽ nhận được toàn bộ giá trị quyết toán công trình, trừ đi số đã tạm ứng.
Bảng 4.4: Thực trạng nợ phải trả của công ty trong 5 năm (2004 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
BQ
Nợ ngắn hạn
1.457,1
1.985,4
2.956,3
4.513,3
7.100,4
145.0
147.2
149.5
163.0
151.0
Vay và nợ ngắn hạn
20,7
-
Phải trả ngời bán
8,98
12,3
17,63
27,52
44,12
136.8
143.4
156.1
160.3
148.9
Người mua trả tiền trớc
454,8
569,6
752,6
1.018,08
1.450,0
125.2
132.1
135.3
142.4
133.6
Thuế và các khoản phải nộp nhà nớc
80,04
124,55
164,55
220,33
293,56
155.6
132.1
133.9
133.2
138.4
Phải trả người lao động
0.17
-
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
892,35
1.278,92
2.021,51
3.247,41
5.312,75
157.7
154.61
155.6
162.3
157.7
Nợ dài hạn
-
-
-
-
296,05
Vay và nợ dài hạn
296,05
Nợ phải trả
1.457,1
1.985,4
2.956,3
4.513,3
7.396,5
145.0
147.2
149.5
156.6
149.5
(Nguồn số liệu phòng kế toán công ty
Như vậy, công ty chỉ quản lý đến chủ nhiệm công trình, chủ nhiệm công trình là người chịu trách nhiệm toàn bộ về công trình thực thi. Vì vậy, công ty theo dõi chi tiết cho từng đối tượng là các cán bộ thi công. Các khoản phải trả phải nộp khác của công ty chiếm tỉ trọng cao, đây chính là những khoản nợ mà công ty nợ của chủ nhiệm công trình hay là giá trị các công trình chưa được quyết toán vào cuối năm tài chính mà các chủ nhiệm công trình đảm nhiệm. Qua bảng 4.4, nhận thấy tốc độ tăng các khoản nợ phải trả này xu hướng tăng cao phản ánh khối lượng các công trình được thực hiện ngày càng lớn, tốc độ tăng bình quân 5 năm (2004 - 2008 ) là 73.09%. Năm 2004, phải trả cho chủ nhiệm công trình là 943,775,322 đồng, chiếm 62.56% trong tổng số nợ phải trả của công ty.đến năm 2008 tổng số nợ phải trả cho chủ nhiệm công trình đã tăng lên là 5,138,457,875 đồng.
Phải trả người bán là khoản vốn mà công ty chiếm dụng của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Hiện nay, công ty là bạn hàng thân thiết của Trung tâm phòng trừ mối và sinh vật có hại. Các khoản phải trả người bán này, trong năm thường có phát sinh lớn, tuy nhiên để giữ uy tín với người bán, công ty thường thanh toán đúng thời hạn, không để quá lâu, cuối năm tài chính các khoản nợ này còn lại không lớn. Số tiền phải trả cho người bán không ngừng tăng cao qua các năm với tốc độ tăng trung bình là 48.86%, nếu xét về mặt cơ cấu, số nợ này lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số nợ phải trả của công ty, chiếm dưới 1% do đó sự tăng nhanh này là không đáng lo ngại. Tuy nhiên, công ty cần phải luôn quan tâm đến khoản nợ này, muốn khai thác tốt nguồn vốn ngắn hạn này công ty phải chứng tỏ được tình hình tài chính lành mạnh và khả năng trả nợ của mình..
Do sau khi kí kết hợp đồng và đi vào thực hiện công ty sẽ được tạm ứng 30% giá trị hợp đồng, đây được xem là số tiền người mua trả trước cho công ty. Nó sẽ được bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của công ty, giúp công ty trang trải các chi phí trong quá trình thi công. Nợ phải trả do người mua đặt tiền trước chiếm tỉ trọng không lớn lắm và ổn định chiếm khoảng 20% trong cơ cấu nợ phải trả của công ty, nhưng so với các khoản phải trả khác đây cũng là một khoản nợ lớn thứ hai sau các khoản phải trả cho chủ nhiệm công trình. Tốc độ tăng khoản ứng trước của người bán cao nhưng ổn định, bình quân tăng 33.623%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả, có uy tín trong lĩnh vực phòng trừ mối. Khoản nợ người mua trả tiền trước là khoản nợ giúp công ty tăng thêm vốn kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, một số khách hàng khó tính khi tạm ứng họ yêu cầu bảo lãnh. Theo nguyên tắc bảo lãnh công ty sẽ không được sử dụng hết số tiền mà khách hàng tạm ứng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính công ty.
Phí và lệ phí phải nộp Nhà nước nhưng chưa phải nộp hoặc doanh nghiệp trì hoãn chưa nộp cũng được coi là nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên tỉ trọng của khoản vốn này trong tổng nợ phải trả và trong cả nguồn vốn của công ty không cao, bởi đây là khoản nghĩa vụ với nhà nước, bao giờ công ty cũng phải có trách nhiệm nộp đầy đủ và đúng hạn, thậm trí nộp trước khi có các nghiệp vụ phát sinh. Hơn nữa, mặc dù đây là nguồn vốn không có chi phí nhưng khi tận dụng nó uy tín của công ty sẽ bị giảm sút, tăng sự phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy 5 năm tuy có tăng lên về mặt giá trị nhưng tốc độ tăng đã giảm dần, chứng tỏ công ty luôn mong muốn tạo được uy tín của mình trong mắt cơ quan quản lý nhà nước, khẳng định doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và tài chính minh bạch.
Như vậy, nợ phải trả của công ty tăng lên qua các năm chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên các khoảng nợ này lại là những khoản chiếm dụng của công ty với nhà cung cấp, người bán, nhà nước và các đối tượng khác, công ty không bị gánh nặng trả lãi vay, tuy nhiên áp lực trả nợ lại rất lớn. Vì vậy, trong việc quản lý sử dụng các khoản nợ phải trả này công ty cần phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản nợ, chủ nợ, thời gian thanh toán, tình hình thanh toán và các phương thức thanh toán, để từ đó có kế hoạch huy động và sử dụng vốn thích hợp, đảm bảo sự tự chủ về mặt tài chính.
b) Phân tích thực trạng nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Thực trạng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam được thể hiện qua bảng 4.5
Qua bảng 4.5 ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành chủ yếu vốn góp của các cổ đông và bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Trong vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu, khoảng 97 – 99% trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, trong 5 năm công ty chỉ có 1 lần tăng vốn vào năm 2007 thêm 500 triệu đồng do việc mở rộng thị trường khiến vốn ban đầu không còn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.
Nguồn vốn góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là các khoản có nguồn gốc từ lợi nhuận bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo quyết định của hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty, lợi nhuận sau thuế được phân phối: trích 10% cho quỹ đầu tư phát triển, 5% cho quỹ dự phòng tài chính, 5% cho quỹ khen thưởng, 3% cho quỹ phúc lợi và 77% chia cổ tức cho các cổ đông đóng góp. Như vậy, sau khi trích lập các quỹ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, số lợi nhuận sau thuế còn lại đều được chia cho các cổ đông, tức là số lợi nhuận thu được trong năm đều đã được phân phối hết. Là một công ty còn non trẻ, tuy đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhưng do chi phí kinh doanh còn quá lớn, nên lợi nhuận thu được vẫn đang còn rất nhỏ. Việc trích lập các quỹ với tỉ lệ trên cho đến năm 2008 số tiền tại các quỹ vẫn là một con số khá nhỏ, do đó chỉ thực sự cần thiết công ty mới huy động nguồn vốn từ các quỹ này.
Công ty phân phối hoàn toàn số lợi nhuận thu được trong năm không để lại làm vốn hoạt động với mong muốn các cổ đông thấy được giá trị các khoản đầu tư của mình khi đầu tư vào công ty, tạo được sự gắn bó lâu dài
Bảng 4.5: Thực trạng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong 5 năm ( 2004- 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
BQ
1. Vốn CSH
1,019.902
1,044.070
1,118.555
1,685.963
1,785.421
102.4
107.1
150.7
105.9
115.0
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
1,000.0
1,000.0
1,000.0
1,500.0
1,500.0
133.33
130.00
136.54
140.85
135.12
- Quỹ đầu tư phát triển
13.268
29.380
51.546
80.854
125.792
221.44
175.45
156.86
155.58
175.47
- Quỹ dự phòng tài chính
6.634
14.690
25.773
40.427
61.396
221.44
175.45
156.86
151.87
174.42
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
10.614
23,504
41.237
64.683
98.233
221.4
175.5
156.9
151.9
174.4
- Quỹ khen thởng, phúc lợi
10.614
23,504
41.237
64.683
98.233
221.4
175.5
156.9
151.9
174.4
3. Nguồn vốn chủ sở hữu
1,030.516
1,067.573
1,159.791
1,750.646
1,883.654
103.6
108.6
150.9
107.6
116.3
(Nguồn số liệu phòng kế toán công ty)
của các cổ đông góp, nên tuy không giữ lại lợi nhuận thu đựoc hàng năm để làm vốn kinh doanh nhưng công ty vẫn chủ động được nguồn vốn của mình đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
4.1.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của công ty
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có lúc tạm thời thặng dư nhưng có lúc tạm thời thiếu hụt vốn. Lúc tạm thời thặng dư doanh nghiệp cần tìm nơi đầu tư vốn để sinh lợi, lúc tạm thời thiếu hụt vốn doanh nghiệp cần tìm nguồn tài trợ để bù đắp thiếu hụt nhắm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra lien tục và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, huy động vốn có tác động quan trọng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải huy động cả nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Nhìn chung, trong các năm qua công ty không sự dụng nhiều hình thức huy động vốn, hình thức huy động chủ yếu của công ty là huy động từ các cổ đông đóng góp, các khoản chiếm dụng.
a) Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp
Đây là hình thức chiếm dụng vốn của khách hàng và nhà cung cấp. Do sản phẩm của công ty kinh doanh là kết quả của các công trình phòng trừ mối, khi công trình hoàn thành, nghiệm thu thì mới được xác định doanh thu trong kỳ, và được thanh toán tiền. Trong quá trình thi công công ty chỉ nhận được số tiền tạm ứng hợp đồng trị giá 30% giá trị hợp đồng, vì thế để có vốn thực hiện công trình, công ty đã sử dụng vốn của nhà cung cấp, hay nói cách khác là chiếm dụng vốn của khách hàng. Với hình thức này công ty không phải trả lãi khoản vốn chiếm dụng, vì thế tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo uy tín với nhà cung cấp, các khoản nợ này đề được thanh tóan đúng hạn, nhất là vào cuối năm tài chính, công ty cân đối các khoản thu chi trong doanh nghiệp và tiến hành thanh toán làm giảm nợ, chính vì thế cuối năm các khoản còn phải trả cho người bán chiếm tỉ lệ nhỏ, và không tăng đáng kể qua các năm.
b) Vay ngân hàng
Đây là hình thức huy động vốn mà công ty rất ít sử dụng, do nhu cầu vốn của công ty là ngắn hạn, và cần ngay, việc vay ngân hàng mất nhiều thời gian. Trong năm đầu, do vốn kinh doanh còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu, công ty có vay ngắn hạn ngân hàng và đến năm 2005 đã thanh toán hết. Năm 2008 công ty đang phát triển mạnh, nhu cầu vốn lưu động là rất lớn, trong khi đó công ty muốn mua 1 xe ôtô để phục vụ nhu cầu kinh doanh, nguồn vốn có trong công ty nếu huy động thì sẽ làm cản trở khả năng cung cấp vốn để thực hiện các công trình, do đó công ty vay dài hạn ngân hàng trong 3 năm. Điều đó, chứng tỏ công ty chủ động được nguồn vốn kinh doanh của mình, vay ngân hàng chỉ là giải pháp tạm thời khi nhu cầu vốn trong doanh nghiệp tăng cao.
c) Nợ các đối tượng khác
Trong hoạt động thi công của công ty, chủ nhiệm công trình là người có trách nhiệm huy động các nguồn lực phục vụ cho hoạt động thi công của mình. Các công trình thi công được phân bố rải rác khắp nơi trên đất nước, do lao động trong công ty chủ yếu là các kỹ thuật viên, chính vì thế khi thi công các công trình, lao động trong công ty huy động không đáng kể, chủ nhiệm công trình chủ yếu sử dụng nguồn lao động phổ thông tại địa phương có công trình thi công, đồng thời các chi phí thi công khác đều do chủ nhiệm công trình thực hiện và tập hợp các chứng từ cụ thể để quyết toán với kế toán. Khi công trình được quyết toán, các chi phí thi công được thanh toán. Do đó, các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ các chủ nhiệm công trình.
Công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 59. LINH.doc