MỤC LỤC
Chương I: Các nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại và hiệu quả huy động 1
1.1. Các nguồn vốn của NHTM. 1
1.1.1. Định nghĩa về vốn và nguồn vốn của NHTM. 1
1.1.2. Kết cấu nguồn vốn của NHTM. 1
1.1.3. Tương quan giữa vốn và nguồn vốn của NHTM. 4
1.2. Hiệu quả huy động vốn của NHTM. 5
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn. 5
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn. 5
1.2.2.1. Giá thành của một đơn vị vốn huy động. 5
1.2.2.2. Hệ số vốn được sử dụng. 5
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. 6
1.2.3.1. Nhân tố khách quan 6
1.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. 8
1.3.1. Giảm khối lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông 8
1.3.2. Giảm sức ép lạm phát, tạo cân đối tiền hàng 8
1.3.3. Nâng cao lợi nhuận cho NHTM 9
Chương 2:Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng long 10
2.1. Tổng quan về Ngân hàng VPBank- Chi nhánh Thăng Long. 10
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của VPBank-Chi nhánh Thăng Long. 10
2.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh. 12
2.2. Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại NH VPBank Thăng Long. 12
2.2.1. Kết quả huy động vốn 12
2.2.2. Chi phí huy động vốn 15
2.2.3. Cân đối giữa vốn huy động và sử dụng vốn 16
2.3. Kết quả, tồn tại và nguyên nhân 16
2.3.1. Những kết quả đạt được 16
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 17
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng long. 19
3.1. Định hướng công tác huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long. 19
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long. 20
3.2.1. Giảm thấp chi phí huy động vốn 20
3.2.2. Thực hiện Marketing hiệu quả 22
3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 23
3.2.3. Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong HĐV và cho vay 24
3.2.4. Huy động vốn trên cơ sở sử dụng vốn 25
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm và tạo đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 26
3.3. Một số kiến nghị. 27
3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam. 27
3.3.2. Đối với NHTW. 28
3.3.3. Đối với VPBank Hội sở 28
Kết Luận 30
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4124 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại VPBank-Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp NHTM hoạt động kinh doanh mà công tác huy động vốn còn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước như :
- Huy động vốn tạo điều kiện cân bằng cung cầu tiền tệ, giảm sức ép lạm phát, nâng cao sức mua của tiền. Lạm phát là khi mà lượng tiền lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, làm cho giá cả các loại hàng hoá không ngừng tăng lên. Trong khi đó nếu nghiệp vụ huy động vốn của NHTM hoạt động không hiệu quả thì lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội còn cao dẫn đến nguy cơ xảy ra lạm phát. Vì thế nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dã góp phần làm giảm lạm phát, và ổn định nền kinh tế.
- Huy động vốn đảm bảo yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế : Đây là một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới. Để thực hiện được điều đó thì quan trọng hơn cả là nguồn vốn đầu tư. Càng có nhiều nguồn vốn thì cơ hội để phát triển nền kinh tế càng lớn. Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn góp phần không nhỏ đảm bảo nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
1.3.3. Nâng cao lợi nhuận cho NHTM
Huy động vốn còn là một hoạt động hết sức quan trọng vì nó là kênh cung cấp đầu vào trong hoạt động của NHTM. Có thể nói rằng hoạt động kinh doanh của NH có phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc huy động vốn. Ngoài ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nghiệp vụ huy động vốn còn có một số ý nghĩa khác như :
Phản ánh trình độ kinh doanh và uy tín của NHTM.
Tăng thêm lợi nhuận cho NHTM.
Huy động vốn quyết định thị phần đầu tư tín dụng.
Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ giảm áp lực lạm phát.
Góp phần tăng nguồn lực tài chính của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Chương 2
Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng long
2.1. Tổng quan về Ngân hàng VPBank- Chi nhánh Thăng Long.
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của VPBank-Chi nhánh Thăng Long.
- Tên gọi : Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Joint-Stock Commercial Bank for Private Enterprises.
- Tên viết tắt : VPBANK.
- Trụ sở chính : Số 08 Lê Thái Tổ, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12/08/1993.
Vốn điều lệ : 750.000.000.000 đồng
Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4/9/1993.Những năm từ 1994 đến 1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank. Trong giai đoạn này VPBank đã đạt được kết quả khả quan : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 36%/năm trong hai năm 1995 và 1996; chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên VPBank đã gặp phải một số khó khăn nhất định, một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á, một phần do những sai lầm chủ quan từ phía Ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian từ 1997 đến 2000 là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong thời gian này, VPBank được sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan thuộc Chính phủ và NHNN trong việc khắc phục những khó khăn nên tình hình của VPBank đã có biến chuyển thuận lợi và tạo đà phát triển bền vững.
Trở thành ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động theo phương châm : lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của VPBank Chi nhánh Thăng Long
Ban giám đốc
Chi nhánh cấp 2
KIM Liên
Chi nhánh cấp 2
Nguyễn chí thanh
Chi nhánh cấp 2
Phạm ngọc thạch
phòng giao dịch trực thuộc phạm văn đồng
Phòng giao dịch kho quỹ
Phòng kế toán
Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp
Phòng phục vụ khách hàng cá nhan
Phòng thẩm định tài sản bảo đảm
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính tổ chức
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2007)
2.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh.
VPBank chi nhánh Thăng Long hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dich vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau :
Thực hiện huy động và quản lý vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm…đối với các pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước bằng nội têh và ngoại tệ theo quy định của NHNN và của VPBank.
Thực hiện cho vay và quản lý các khoản vay ngắn hạn, trung, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo quy định của NHNN và của VPBank.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền trong nước và ra nước ngoài thông qua WESTERN UNION, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng.
Các hoạt động ngân quỹ, mua bán giấy tờ có giá
Phát triển nhân lực, đào tạo nhân viên…
2.2. Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại NH VPBank Thăng Long.
2.2.1. Kết quả huy động vốn
a. Kết cấu nguồn vốn huy động
Bảng 2.1 : Tình hình HĐV năm 2005- 2007 của VPBank Thăng Long.
( phân theo kỳ hạn )
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
06/05
(%)
07/06
(%)
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
840.343
100
1.260.472
100
2.121.040
100
149
168
Ngắn hạn
697.485
83
983.168
78
1.696.832
80
140
172
Trung, dài hạn
142.858
17
277.304
22
424.208
20
194
152
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2007 )
b. Tổng vốn huy động
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế trong hệ thống Ngân hàng.
Nhìn vào bảng 2.1 , tình hình huy động vốn của VPBank cho thấy mức tăng trưởng liên tục và rõ rệt. Nếu năm 2005 tổng nguồn vốn huy động chỉ là 840.343 trđ thì đến năm 2006 đã đạt 1.260.472 trđ, tăng 420.129 trđ ( 20% so với năm 2005 ). Đến năm 2007, chi nhánh đã huy động được 2.121.040 trđ, tăng 68.27% so với năm 2006 và 152% so với năm 2005. Trong sự tăng trưởng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, có sự tăng giảm qua các năm lần lượt là 83%, 78%, 80%.
Mặt khác, hoạt động tín dụng cảu VPBank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.2 : Cơ cấu dư nợ tín dụng thep kỳ hạn năm 2005-2007
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
757.400
1.024.880
2.043.435
Cho vay ngắn hạn
407.823
471.445
1.020.075
Cho vay trung, dài hạn
347.300
522.212
1.009.330
Cho vay khác
2700
1223
14.029
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2007 )
Như vậy, tổng vốn huy động lớn hơn dư nợ số vốn thừa sẽ cho thị trường liên ngân hàng vay.
Trong cơ cấu cho vay trả góp mua nhà và mua ô tô có kết quả tăng lên rõ rệt, cũng đã được phản ánh và thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.3 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng đối với khách hàng thể nhân.
Cho vay trả góp
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
2005
2006
2007
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Mua ô tô
10%
5%
20%
47%
36%
49.2%
0%
0%
5%
Mua nhà
40%
25%
30%
34%
41%
48%
80%
85%
86.7%
( Nguồn : Sao kê tín dụng của VPBank Thăng Long 2005-2007 )
Tình hình về mức tăng trưởng của vốn huy động (tỷ lệ tăng tương đối và tuyệt đối ) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4 : Tình hình tăng trưởng vốn huy động
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
1.Tổng vốn huy động.
840.343
1.260.472
2.121.040
2.Số tăng tuyệt đối(06/05; 07/06)
420.129
860.568
3.Số tăng tương đối(%)
49
68
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 )
Để có được sự tăng trưởng ổn định này là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm huy động và tăng cường các chiến dịch khuyến mại với cơ cấu quà tặng phong phú, có giá trị lớn như chung cư cao cấp, ô tô, biệt thự…Mặt khác, trong những năm gần đây, VPBank đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời thương hiệu của ngân hàng cũng chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức của dân cư và các doanh nghiệp do vậy việc huy động vốn cũng thuận lợi hơn.
c. Nguồn vốn huy động
+ Nguồn vốn nội tệ :
Tiền gửi tiết kiệm 293 trđ, là nguồn vốn ổn định, lãi suất đầu vào thấp, thuận lợi cho cân đối vốn.
Tiền gửi kỳ phiếu 1.141 trđ là nguồn vốn lớn thứ hai của NH VPBank Hà Nội chủ yếu là loại 12 tháng và một bộ phận 24 tháng. Nguồn vốn này ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trung hạn, nhưng lãi suất đầu vào cao nên hiệu quả kinh doanh thấp và thường có rủi ro về lãi suất.
Tiền gửi các TCTD là 1452 trđ là nguồn vốn lớn trong tổng nguồn vốn của VPBank Hà Nội, lãi suất đầu vào thường cao hơn đầu vào của các nguồn vốn khác và thường xuyên không ổn định.
+ Nguồn vốn ngoại tệ :
Tiền gửi tiết kiệm 347 trđ, chiếm 88.7% nguồn ngoại tệ và 8.15% tổng nguồn vốn, tăng 57.8% một phần do lãi suất nhưng chủ yếu do tâm lý của người gửi muốn được hưởng tỷ giá tăng.
Tiền gửi các TCTD chiếm 11%.
2.2.2. Chi phí huy động vốn
Bảng 2.5 : Chi phí huy động vốn
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
TT
Số tiền
TT
Số tiền
TT
Tổng chi phí
7.676
100
10.687
100
15.061
100
- Huy động vốn
4.945
65,5
6.844
60
9.878
65,6
- Chi phí khác
2.722
35,5
3.843
40
5.183
34,4
( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2007 )
Qua bảng trên, hoạt động HĐV thì chi phí HĐV là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác HĐV của NH, càng linh hoạt và thuận tiện thì khả năng HDV của NH càng lớn. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu cũng như trong tâm lý của dân cư. Tuy nhiên, mức độ chi phí còn phụ thuộc vào đặc điểm từng khu vực, khả năng của NH. Chi phí này còn bao gồm các khoản như :
- Trả lãi người gửi tiền : Lãi suất là công cụ chủ yếu để điều chỉnh gián tiếp lượng tiền cung ứng trong lưu thông, do vậy mức lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút được đông đảo khách hàng.
- Công tác tuyên truyền quảng cáo, quản lý : Có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và NH nói riêng, do vậy chi phí cho khoản mục này cung~ chiếm vị trí không nhỏ.
- Và các khoản chi phí khác.
Do lãi suất huy động vốn những năm qua gia tăng vì các NHTM cạnh tranh nguồn vốn. Đây là xu hướng bất lợi đối với NHTW.
Chi phí huy động vốn trong cơ cấu tổng chi phí luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2005 là 4.945 trđ chiếm 65.6% tổng chi phí, năm 2006 là 6.844 trđ chiếm 60% và năm 2007 là 9.878 trđ chiếm 65.5%. Do vậy việc tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để cho vay đầu tư ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả lượng chi phí bỏ ra cũng như hiệu quả hoạt động ngành.
2.2.3. Cân đối giữa vốn huy động và sử dụng vốn
Cân đối giữa vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Có một nguyên tắc tối ưu đó là vốn và nhu cầu sử dụng vốn phải tương đương nhau, tức là Cung = Cầu về vốn. Tuy nhiên do sự biến động của vốn nói riêng và nền kinh tế nói chung mà mối tương quan giữa vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn có một số biến động cụ thể là :
Khi cung = cầu : Bất cứ một NHTM khi hoạt động kinh doanh đều mong đạt được tiêu chí này vì điều đó thể hiện kết quả kinh doanh của NH thực sự mang lại hiệu quả cao. Huy động được vốn lớn và sử dụng tốt số vốn đã huy động được qua đó thu về một khoản chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay.
Khi cung > cầu : Trong trường hợp này sẽ có rủi ro xảy ra vì NH đã không đầu tư và không cho vay được. NH phải trả lãi suất cho số vốn huy động trong khi đó lại không thể thu được lãi suất từ việc cho vay vốn.
Khi cung < cầu : Nếu tình hình kinh doanh của NH rơi vào tình trạng này có nghĩa là NH không huy động được vốn kéo theo đó không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn. Biện pháp quan trọng nhất là làm sao tăng cường huy động vốn, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đã đến hạn, giảm rủi ro đến mức tối thiểu.
2.3. Kết quả, tồn tại và nguyên nhân
2.3.1. Những kết quả đạt được
Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thăng Long nhìn chung là phát triển khá tốt, tốc độ tăng trưởng cao. Các chỉ tiêu và huy động vốn và dư nợ đều tăng mạnh năm sau so với năm trước; huy động tăng 68.27%, trong khi dư nợ tăng 96.38% và dự kiến trong những năm tiếp sau các chỉ tiêu này sẽ còn tăng lên cao nữa.
Khi trở thành một chi nhánh mới, chỉ tiêu tổng tài sản của VPBank Thăng Long đạt gần 982 tỷ đồng, nhưng sau 2 năm hoạt động, chỉ tiêu tổng tài sản của chi nhánh đã tăng thêm 750 tỷ đồng, đạt 1.682 tỷ đồng.
Về kênh phân phối VPBank, VPBank đã đứng vị trí thứ 4 về mạng lưới hoạt động trong hệ thống các Ngân hàng TMCP với 78 chi nhánh và điểm giao dịch thành phố trên toàn quốc. VPBank vẫn đang tiếp tục mở rộng thêm các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, để tiến tới nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc lên 100 điểm.
Do các nỗ lực về hoạt động Marketing nên trong năm 2007, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với kế hoạch của Ban Giam Đốc chi nhánh Thăng Long giao cho các đơn vị trực thuộc.
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
a. Về sản phẩm
VPBank chưa có một sản phẩm truyền thống mang “ấn tượng” VPBank, chỉ gần đây ngân hàng mới có sản phẩm “Tiết kiệm VNĐ được bù đắp trượt giá USD” và “Tiết kiệm VNĐ bảo đảm USD”. Sản phẩm ngân hàng chưa phong phú, đa dạng như một số ngân hàng thương mại cổ phần khác như : Techcombank, Sacombank, ACB…
b. Về chính sách giá cả
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ nên hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng là “mua” và “bán” quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ. Khi mua vốn, ngân hàng phải trả cho khách hàng một số tiền lãi để được sử dụng khoản vốn đó trong một thời gian nhất định. Ngược lại, khi ngân hàng bán quyền sử dụng vốn cho khách hàng, khách hàng cũng phải trả một khoản tiền lãi vay trên cơ sở thoả thuận giưa khách hàng với ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ này khách hàng cũng phải trả cho ngân hàng một khoản tiền phí theo quy định của ngân hàng.
Trong thực tế, giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng được biểu hiện dưới ba hình thức phổ biến như sau:
Lãi là lượng tiền phải trả để được quyền sử dụng một khoản nào đó trong một khoảng thời gian nhất định gồm lãi tiền gửi và tiền vay.
Phí là khoản tiền khách hàng phải trả khi sử dụng dich vụ NH.
Hoa hồng là khoản tiền khách hàng trả cho NH khi NH thực hiện nghiệp vụ môi giới cho khách hàng như hoa hồng trả cho các dịch vụ môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán.
c. Về chính sách khách hàng
VPBank còn thiếu một chính sách khách hàng đối với khách hàng cá nhân nhất quán trên toàn bộ hệ thống, chưa có sự phân đoạn thị trường để có những sản phẩm huy động vốn, sản phẩm dịch vụ riêng cho từng nhóm khách hàng riêng biệt. Một chính sách marketing tốt phải đưa ra chiến lược quản lý khách hàng, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý, các yếu tố thuộc thói quen hành vi…Không phải mọi khách hàng đều có nhu cầu như nhau đối với các loại dịch vụ ngân hàng và mang lại lợi nhuận như nhau cho ngân hàng, nên cần có sự phân đoạn để có những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
d. Về kênh phân phối
Hiện đại sử dụng công nghệ thông tin như Ngân hàng điện tử : Internet Banking, Phone Banking…, VPBank vẫn chưa áp dụng vào sản phẩm dịch vụ của mình, nếu đưa vào sử dụng thì ngân hàng sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn nữa.
e. Về đội ngũ cán bộ, nhân viên
Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, việc quản lý quan hệ khách hàng còn chưa thật sâu sát, khoa học nên vẫn còn tình trạng nợ xấu, chưa có khả năng bán chéo sản phẩm hoặc đưa ra những tư vấn cần thiết cho khách hàng. Đội ngũ cán bộ ngân hàng trẻ, nhiệt tình, đoàn kết tuy nhiên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. VPBank chưa có sự chuẩn bị về cán bộ nguồn để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của ngân hàng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng long.
3.1. Định hướng công tác huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long.
VPBank luôn hướng tới mục tiêu “Xây dựng VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc, tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần trong cả nước”, và tại Hà Nội, VPBank chi nhánh Thăng Long là đơn vị đi đầu trong hệ thống.
Để trở thành một ngân hàng lớn mạnh, có quy mô hoạt động lớn, có vị thế trên thương trường, định hướng công tác huy động vốn năm 2008 của VPBank Thăng Long như sau :
Mục tiêu năm 2008 : Tổng nguồn vốn 6.300 tỷ đồng trong đó tiền gửi dân cư chiếm tới 50% tương đương 3.150 tỷ
Làm tốt công tác phát triển sản phẩm như tổ chức các đợt huy động vốn do VPBank phát hành : xây dựng kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn tại chi nhánh như kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn phù hợp và đợt tiết kiệm dự thưởng nhằm giữ vững thị phần về nguồn vốn từ dân cư trên địa bàn; thường xuyên tổ chức phân tích nghiên cứu các sản phẩm cạnh tranh của các TCTD khác trên địa bàn để xây dựng các ấn phẩm huy động vốn mới. Phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đồng thời tiếp tục cải tiến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống theo định hướng ngân hàng bán lẻ.
Triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi ( Corebank )
Triển khai hoạt động của trung tâm thẻ, cung cấp dịch vụ thẻ ngân hầng tới khách hàng.
Nghiên cứu, xây dựng đề án và thành lập, đưa vào hoạt động các công ty trực thuộc của ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh địa ốc, chứng khoán, bảo hiểm…
Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác phát triển thương hiệu.
Phát triển mạng lưới chi nhánh VPBank đến tất cả các đô thị lớn. Ưu tiên tiếp tục mở rộng các điểm giao dịch tại hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng tuyển dụng đối với nhân viên mới, bảo đảm đủ trình độ để tiếp thu công nghệ mới và đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Lựa chọn đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài để bán cổ phần theo tỷ lệ tối đa được phép bán. Thông qua việc này VPBank có thể tận dụng được sự hỗ trợ về đào tạo, tư vấn về công nghệ của các cổ đông là ngân hàng nước ngoài.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VPBank-Chi nhánh Thăng Long.
3.2.1. Giảm thấp chi phí huy động vốn
+ Tìm nguồn vốn rẻ thông qua các hình thức như : Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, tăng thời gian giao dịch. Sử dụng hiệu quả các khoản nợ hợp pháp…..( thuế, lợi nhuận ).
+ Giảm thiểu chi phí quản lý sao cho công tác quản lý vẫn đạt hiệu quả cao mà hạn chế chi phí bỏ ra.
+ áp dụng chính sách lãi suất huy động vốn phù hợp :
Bảng 3.1 : Biểu lãi suất tiền gửi và tiết kiệm ( trả lãi cuối kỳ )
( áp dụng từ ngày 24/11/2007)
Đơn vị tính : Triệu đồng
Loại kỳ hạn
VNĐ
USD
Dưới 100 triệu
Từ 100 triệu đến 500 triệu
Trên 500 triệu
CN
TCKT
% năm
% năm
% năm
% năm
% năm
Không kỳ hạn
3.36
3.48
3.6
1.5
1.5
1 tháng
6.96
7.08
7.2
4.0
3.7
2 tháng
7.56
7.68
7.8
4.15
3.85
3 tháng
8.28
8.4
8.52
4.4
4.1
4 tháng
8.4
8.52
8.64
4.5
4.2
6 tháng
8.52
8.64
8.76
4.6
4.3
7 tháng
8.64
8.76
8.88
4.65
4.35
9 tháng
8.76
8.88
9.0
4.7
4.4
12 tháng
9.24
9.36
9.48
5.0
4.7
13 tháng
9.36
9.48
9.6
5.1
4.8
24 tháng
9.48
9.6
9.72
5.2
4.9
36 tháng
9.6
9.72
9.84
5.3
5.0
( Nguồn : Biểu lãi suất của VPBank )
Sao cho thu hút được nhiều nguồn vốn nhất từ dân cư, các tổ chức kinh tế trong mọi thành phần kinh tế. Trong huy động vốn, lãi suất luân là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng bởi điều tất yếu là khách hàng luôn chọn nơi có lãi suất tiền gửi cao hơn để gửi tiền.
Ngân hàng VPBank Thăng Long cần có những biện pháp tăng cường vốn huy động nhằm hấp dẫn người gửi nhưng vẫn hạn chế được sự gia tăng lãi suất đầu ra cụ thể :
- Nâng cao lãi suất với tiền gửi trung và dài hạn, hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc ngắn hạn, đảm bảo lãi suất trung bình vẫn không tăng lên đối với toàn bộ nguồn vốn huy động.
- Có biện pháp khuyến khích khách hàng duy trì số dư tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn ban đầu.
- Chính sách lãi phù hợp với từng đối tượng người gửi, từng khu vực, từng thời điểm cụ thể
Hiện nay nhu cầu vốn trung và dài hạn nhằm phục vụ những dự án đầu tư ngày càng cao. Chính vì vậy NH cần đưa ra mức lãi suất phù hợp, cùng với các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin cần thiết, thường xuyên liên tục cho khách hàng tạo uy tín và sự tin tưởng của khách hàng đối với NH.
3.2.2. Thực hiện Marketing hiệu quả
a. Quảng bá sâu rộng về Marketing đối với các tầng lớp dân cư :
Tổ chức hội nghị khách hàng có thể là hội nghị khách hàng cá nhân hoặc hội nghị khách hàng doanh nghiệp hoặc cũng có thể là hội nghị khách hàng nói riêng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,…để đông đảo dân chúng biết về các dịch vụ ấy.
Đa dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch.
Công bố các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu hút người dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về thông tin
b. Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn và cho vay đối với dân cư :
Chia thành sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng cá nhân; sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, như vậy khách hàng sẽ dễ dàng và thuận tiện trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tăng thêm một số dịch vụ khác bổ sung, hỗ trợ cho sản phẩm gốc. Ví dụ như hiện nay ngân hàng đang áp dụng sản phẩm tài khoản tiền gửi” Siêu lãi suất”- đây là một chính sách ưu đãi cho khách hàng vay vốn…
c. Xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả :
Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh : Việc nghiên cứu phải thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, giá cả ( lãi suất ), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng…với các đối thủ gần gũi ( các ngân hàng cùng địa bàn )
Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng : Một con người hay một ngân hàng cũng vậy, phải có những đặc điểm phân biệt giữa ngân hàng này với ngân hàng khác. Hoạt động của NHTM cũng phải tạo ra những đặc điểm-hình ảnh của mình, cái ngân hàng mình có mà ngân hàng khác không có. Như vậy, Marketing của NHTMải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân hàng mình. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường, lãi suất, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuếch trương-giao tiếp…
3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư luôn là một tiềm năng cho mọi tổ chức kinh doanh, chính vì vậy việc khai thác huy động triệt để nguồn vốn nhàn rỗi đó để có thể chủ động trong kinh doanh thì VPBank Thăng Long cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút người gửi đông hơn nữa, cụ thể là vốn trung và dài hạn để mở rộng cho vay phục vụ chủ yếu cho việc kinh doanh có hiệu quả. Phải thực hiện các hình thức huy động vốn hiện có, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách gửi tiền, từ đó có thể sẽ có hiệu quả cao trong huy động vốn.
Xuất phát từ nhu cầu đa dạng và phong phú của dân cư để đưa ra nhiều kỳ hạn huy động vốn khác nhau để khai thác triệt để các nguồn vốn trong dân cư. Hiện nay, nếu VPBank Thăng Long thường xuyên duy trì kỳ hạn huy động tiền gửi 1, 3, 6, 9, 12 và 24 tháng thì NH cũng phải áp dụng các kỳ hạn tương tự nhưng trả lãi trước để nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời triển khai mạnh mẽ các thể thức tiết kiệm mới là tiết kiệm gửi góp và tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, sản phẩm này chưa có trên địa bàn. Làm tốt được điều đó thì mới có khả năng thoả mãn nhu cầu tài sản tài chính khác nhau của công chúng, có thể áp kết hợp tổ chức khuyến mại cho khách hàng tăng thêm sức hấp dẫn.
- Đối với khách hàng mở tài khoản, theo quy định khi đến hạn thì họ mới được rút tiền và lãi suất đã quy định. Nhưng trong thực tế họ lại muốn rút ra trước thời hạn vì một mục đích nào đó, để đảm bảo quyền lợi của họ thì ngân hàng có thể cho họ rút một phần trong toàn bộ số tiền gửi trước khi đến hạn, hưởng lãi suất đã thấp hơn, thay vì họ phải rút toàn bộ nếu muốn rút trước hạn và hưởng lãi không kỳ hạn. Điều này giúp cho người gửi yên tâm hơn khi món tiền dài hạn vào ngân hàng.
- Phát triển mở rộng các tài khoản cá nhân giúp ngân hàng thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp, đồng thời với phát triển tài khoản cá nhân, hiện đại hoá quá trình thanh toán qua ngân hàng, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông. Ngân hàng VPBank có thể áp dụng các hình thức huy động dài hạn, có mục đích như : hình thức tiết kiệm hưu trí bảo thọ, tiết kiệm mua nhà ở, tiết kiệm bảo đảm theo giá vàng…Việc này vừa thoả mãn được yêu cầu của người dân là họ muốn tiết kiệm cho con cái họ sau này, thay vì bỏ ống mà không sinh lợi hay mua sắm tài sản…vào thời điểm nào đó ở tương lai.
- Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, ngân hàng cần huy động nguồn vốn ngoại tệ, vốn nước ngoài. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của ngân hàng. Huy động vốn bằng vàng vì vàng là phương tiện được sử dụng để trao đổi, buôn bán nên nó cũng có thể dùng để gửi vào ngân hàng. Khi có một lượng vốn dư thừa dưới dạng vàng, việc gửi trực tiếp vàng vào ngân hàng sẽ tiết kiệm cho khách hàng thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2735.doc