Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

XÂY DỰNG - LẮP ĐẶT 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm

xây dựng lắp đặt . 3

1.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng – lắp đặt và vai trò của ngành

xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. 3

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ xây dựng lắp đặt 5

1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 7

1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ. 9

1.2.1. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng. 9

1.2.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm lắp đặt. 16

1.2.3. Hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. 22

1.3. Công tác khai thác nghiệp vụ BHXDLĐ. 25

1.3.1. Đặc điểm của ngành xây dựng lắp đặt ảnh hưởng đến

công tác khai thác. 25

1.3.2. Vai trò của công tác khai thác. 28

1.3.3. Các kênh khai thác nghiệp vụ xây dựng – lắp đặt của BIC. 29

1.3.4. Quy trình khai thác. 30

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả khai thác. 35

1.4.1. Lý luận chung về kết quả khai thác. 35

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả khai thác. 36

1.5. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ. 38

1.5.1. Lý luận chung về hiệu quả khai thác. 38

1.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ. 39

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ

BẢO XÂY DỰNG LẮP ĐẶT TẠI QBE – BIDV VÀ BIC

GIAI ĐOẠN 2003- 2007. 41

2.1. Giới thiệu chung về BIC. 41

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 41

2.1.2. Các chi nhánh và văn phòng đại lý của BIC. 43

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh 44

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của BIC. 45

2.1.5.Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIC. 47

2.2. Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của BIDV - QBE và BIC

giai đoạn 2003 - 2007. 54

2.3. Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại

BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. 57

2.3.1. Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại

BIDV - QBE và BIC giai đoạn 2003 - 2007. 57

2.3.2. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ xây dựng lắp đặt tại BIDV –

QBE giai đoạn BIC giai đoạn 2003-2007. 71

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

XÂY DỰNG LẮP ĐẶT TẠI BIC. 75

3.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với nghiệp vụ xây dựng –

lắp đặt trong thời gian tới. 75

3.1.1. Thuận lợi. 75

3.1.2. Khó khăn. 80

3.2. Phương hướng phát triển của BIC trong thời gian tới. 84

3.2.1. Về phát triển mạng lưới. 84

3.2.2. Về mô hình tổ chức. 85

3.2.3. Về phát triển kinh doanh. 85

3.2.4. Về công nghệ thông tin. 86

3.2.5.Về công tác đào tạo, bổ sung nhân sự. 86

3.2.6.Về nghiệp vụ và các hoạt động khác. 87

3.3. Mục tiêu phát triển trong năm 2008. 88

3.4. Một số đề xuất, kiến nghị cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ

xây dựng – lắp đặt tại BIC. 89

3.4.1. Một số đề xuất đối với bản thân BIC. 90

3.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và hiệp hội

bảo hiểm Việt Nam. 100

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 104

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. + Phòng quản lý nghiệp vụ. + Phòng tái bảo hiểm. + Phòng đầu tư. + Phòng kiểm tra nội bộ. + Phòng tổ chức cán bộ. + Phòng kế toán. + Phòng giám định, bồi thường. + Phòng công nghệ thông tin. Và các chi nhánh đang mở rộng ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước: PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. Phát triển kinh doanh P.Khai thác P. Quản lý nghiệp vụ P. Tái bảo hiểm P. Công nghệ thông tin. CN Tp HCM CN Đà Nẵng CN Hà Nội CN Hải Phòng CN Bình Định CN Vũng Tàu P. Kiểm tra nội bộ P. Tổ chức cán bộ P. Kế toán P. Giám định-bồi thường P. Đầu tư CN Nghệ An CN Quảng Ninh CN Cần Thơ CN Hải Dương CN Tây nguyên CN Đồng Nai GIÁM ĐỐC Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức BIC. Trụ sở chính có vai trò định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh. Các chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng; phát triển thị trường và xử lý sau bán hàng. 2.1.5.Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIC. Mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2006, nhưng nhờ có sự kế thừa kinh nghiệm kinh doanh hoạt động bảo hiểm trong 6 năm với hình thức liên doanh, cùng với sự giúp đỡ từ BIDV và sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, BIC đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Hiện tại công ty đã có được đội ngũ cán bộ hơn 250 người, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội, 12 chi nhánh và 30 Phòng Kinh doanh khu vực đặt tại các tỉnh, thành phố cùng gần 1000 đại lý, công tác viên bảo hiểm trong cả nước. BIC nhanh chóng triển khai hơn 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm xây dựng-lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, hỏa hoạn, hàng hóa, con người, bảo hiểm xe cơ giới, trách nhiệm dân sự… tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài. Công ty đã tham gia bảo hiểm cho nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, Tổng công ty trong các lĩnh vực: thủy điện (Công trình thủy điện Dakmi 4, Nhà máy thủy điện Sê San 4, Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah…), xi măng (Nhà máy xi măng Bình Phước,Nhà máy xi măng Hạ Long), đường bộ (dự án tuyến tránh thành phố Vinh, dự án QL 1A đoạn tránh thành phố Đồng Hới…)… Công ty đã phát triển đều đặn hàng nghìn khách hàng thuộc các lĩnh vực chủ đạo như xây dựng-lắp đặt, bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm hàng hóa…Thị trường khai thác của BIC đã và đang mở rộng đáng kể cùng với sự phát triển mạng lưới tới các địa bàn tỉnh thành khác. Năm 2007, BIC đã thành lập thêm 2 chi nhánh tại Hải Dương và Quảng Ninh. Với những thành tích đạt được, năm 2006 BIC vinh dự được nhận bằng khen vì thành tích xuất sắc. Cùng với việc chuyển đổi BIDV trở thành một tập đoàn tài chính, hoạt động bảo hiểm đã được xác định là một trụ cột chính của Tập đoàn, đây sẽ là cơ hội phát triển rất lớn của BIC. 2.1.5.1. Khả năng tài chính. Khả năng tài chính BIC ngày càng cao, điều này thể hiện qua việc tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng vào cuối năm 2006 và đã tăng lên 500 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2007, trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ và bổ sung tại thời điểm 31/12/2006 đạt 43,799 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2005; năm 2007 mức trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ này tăng 150%. Tổng tài sản của BIC cuối năm 2007 đạt 730 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với cuối năm 2006 là 316 tỷ đồng. Về vốn, BIC đang là một trong 5 công ty bảo hiểm có vốn lớn nhất Việt Nam. Thị phần BIC năm 2006 là 0,63% với khẩu hiệu “tăng tốc”, năm 2007 thị phần BIC tăng lên 1,99% và nằm trong Top 10 công ty bảo hiểm lớn nhất trên tổng số các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. 2.1.5.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm. * Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIC năm 2006, 2007. Sau hai năm đi vào hoạt động, BIC đã đạt được những kết quả đáng mừng trong hoạt động Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIC năm 2006, 2007. Chỉ tiêu Năm 2006 (tỷ.đ) Năm 2007 (tỷ.đ) Tốc độ tăng trưởng(%) Tổng doanh thu phí BH 49,215 165,226 236 Lợi nhuận trước thuế 13,042 45,000 245 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIC năm 2007 Trong năm 2006, năm đầu tiên hoạt động sau khi BIDV mua lại phần vốn góp của QBE, BIC xác định đây là năm “Cơ cấu”, tức là thay đổi lại cơ cấu tổ chức, phương hướng phát triển cho phù hợp với chiến lược phát triển mới của công ty. Vì thế năm 2006 BIC phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do các yếu tố khách quan và chủ quan đưa lại, nhưng nhờ sự đồng thuận của Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, cùng với phương hướng phát triển đúng đắn, BIC đạt doanh thu phí là 49,214 tỷ đồng đưa BIC lên đứng vị trí thứ 11 trong số 21 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trường. Sang năm 2007, trên đà phát triển của năm 2006, BIC xác định mục tiêu cho mình đây là năm “Tăng tốc”, doanh thu phí của BIC đã đạt tới 165,226 tỷ đồng, tăng so 236% với năm 2006. Sau hai năm hoạt động với tư cách là thành viên của BIDV mà sắp tới là một trong ba trụ cột chính của tập đoàn , BIC đã khẳng định “sức trẻ” của mình với tốc độ tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, luôn đứng trong Top 3 các công ty có tốc độ phát triển nhanh của thị trường. Về lợi nhuận: Năm 2005 công ty chịu khoản lỗ tỷ giá và điều chỉnh vốn vượt mức thực. Đến năm 2006 mặc dù có nhiều khó khăn trong năm đầu hoạt động nhưng công ty đã có lãi ngay từ năm hoạt động đầu tiên này và lợi nhuận trước thuế của BIC trong năm này là 13,042 tỷ đồng. Và đến năm hoạt động thứ hai, cùng với sự mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động, lợi nhuận thu được đạt 45 tỷ đồng, tăng so với năm 2006. * Doanh thu phí bảo hiểm theo khu vực của BIC năm 2006, 2007. Do mới thành lập nên hệ thống chi nhánh của BIC còn ít, năm 2006 BIC ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, BIC có 8 chi nhánh được đặt tại một số tỉnh thành trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Sang năm 2007 BIC tăng cường thêm 3 chi nhánh nữa tại các tỉnh thành Hà Nội, Hải Dương và Đồng Nai, đưa tổng số chi nhánh lên 11 chi nhánh. Bảng 2.3: Doanh thu phí theo khu vực của BIC năm 2006, 2007. STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu phí (tỷ.đ) Tỷ trọng(%) Doanh thu phí (tỷ.đ) Tỷ trọng(%) 1 CN Hà Nội - - 43,123 26,1 2 CN Hồ Chí Minh 10,308 20,94 29,720 17,99 3 CN Đà Nẵng 2,090 4,25 6,990 4,23 4 CN Nghệ An 2,014 4,09 8,336 5,05 5 CN Hải Phòng 1,284 2,61 9,894 5.99 6 CN Hải Dương - - 1,907 1,15 7 CN Vũng Tàu 0,313 0,64 6,664 4,03 8 CN Bình Định 0,194 0,39 6,814 4,12 9 CN Cần Thơ 0,142 0,29 7,15 4,73 10 CN Tây Nguyên 0,505 1,03 7,92 4,53 11 CN Đồng Nai - - 5,29 3.23 12 TSC tại Hà Nội 32,365 65,76 31,42 18,85 Toàn công ty 49,215 100 165,26 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIC năm 2007 Năm 2006, kết quả khai thác qua các chi nhánh còn thấp, trong 49.215 tỷ doanh thu phí bảo hiểm trong năm 2006 có tới 32.365 tỷ doanh thu khai thác được là do trụ sở chính, chiếm 65,76% tổng doanh thu năm 2006, chỉ có 34,24% doanh thu phí còn lại là do các chi nhánh. Sang năm 2007, tổng doanh thu phí toàn công ty tăng từ 49,215 tỷ năm 2006 lên 165,225 tỷ năm 2007. Tuy nhiên doanh thu của công ty chủ yếu được khai thác bởi chi nhánh tại Hà Nội: 26,1%; chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 17,99% và trụ sở chính là 18,85%. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác qua các chi nhánh còn lại tăng đáng kể so với năm 2006 đặc biệt là các chi nhánh Vũng Tàu, Bình Định, Cần Thơ, Tây Nguyên, song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi nhánh BIC tại Hà Nội mặc dù mới được thành lập năm 2007 nhưng có nền tảng thuận là tách từ phòng kinh doanh của trụ sở chính, do đó nhân lực của chi nhánh có nhiều kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ cũ với khách hàng, thêm vào đó lại đóng tại thủ đô Hà Nội, nơi có lượng khách hàng tiềm năng lớn, do đó chi nhánh có nhiều điều kiện hơn trong việc khai thác thêm các hợp đồng bảo hiểm mới. Chính vì lý do này nên doanh thu phí bảo hiểm khai thác của chi nhánh Hà Nội là lớn nhất. * Doanh thu phí bảo hiểm của BIC theo loại hình nghiệp vụ năm 2006, 2007. Bảng 2.4: Phí bảo hiểm gốc của BIC theo loại hình nghiệp vụ năm 2006, 2007. Loại nghiệp vụ Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu phí (tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu phí (tỷ.đ) Tỷ trọng (%) 1. Kỹ thuật. 15,167 32,37 57,072 38,78 2. Cháy/ mọi rủi ro TS 10,754 22,94 22,627 15,38 3.Tiền. 8,938 19,07 - - 4. Xe cơ giới. 6,372 13,60 40,427 27,47 5.Hàng hóa vận chuyển 1,918 4,09 10,073 6,84 6.Tai nạn, sức khỏe. 1,323 2,82 8,602 5,86 7. Thân tàu và TN chủ tàu. 0,934 2,08 6,633 4,51 8. Trách nhiệm 0,395 0,84 1,324 0,88 9. Thiệt hại KD 0,215 0,46 0,406 0,28 10. Các loại hình bảo hiểm khác. 0,804 1,72 - - Tổng cộng 46,859 100 147,164 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007 của BIC Theo dõi bảng số liệu ta thấy: doanh thu phí từ loại hình bảo hiểm kỹ thuật là chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là bảo hiểm cháy/mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm xe cơ giới…Đây là các lĩnh vực khai thác bảo hiểm chủ đạo của công ty. Trong khi đó doanh thu phí từ các loại hình bảo hiểm khác như: thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm lại chiếm một tỷ trọng nhỏ vì đây không phải là loại hình bảo hiểm thế mạnh của BIC. Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng-lắp đặt, bảo hiểm cháy và xe cơ giới. Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm tài chính, bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và nhà điều hành… Ngoài ra năm 2007 cũng chứng kiến sự khởi đầu và thành công khá ấn tượng của chương trình bảo hiểm Bancassurance như sản phẩm BIC-Bảo an, BIC-Bình An, BIC-Bảo Phú…Chương trình này của BIC sẽ tiếp tục được mở rộng và triển khai mạnh mẽ trong năm 2008 nhằm tạo sự khác biệt và tận dụng tối đa lợi thế là thành viên của một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. 2.15.3. Hoạt động tái bảo hiểm của BIC. Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tái bảo hiểm của BIC năm 2006, 2007 Đơn vị: tỷ đồng Năm Doanh thu phí BH gốc Nhận TBH Nhượng TBH Trong nước Ngoài nước Trong nước Ngoài nước 2006 40,217 7,954 1,047 20,580 4,887 2007 147,879 18,529 7,792 70,346 12,806 Nguồn: Báo cáo thường niên của BIC. Tỷ lệ nhượng tái bảo hiểm năm 2006 là 53% và đến năm 2007 tỷ lệ này là 56% trong đó nhượng tái bảo hiểm trong nước chiếm 84,6%; nhượng tái bảo hiểm ngoài nước là15,4%. Tỷ lệ nhượng tái này được đánh giá là khá cao. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì BIC mới gia nhập thị trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, mặt khác khả năng tài chính còn hạn chế, việc nhượng tái với tỷ lệ lớn sẽ góp phần giúp công ty hạn chế rủi ro và có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn. Năm 2006, thu từ nhận tái bảo hiểm tạm thời của BIC chiếm tỷ trọng không lớn khoảng chỉ khoảng 21%. BIC nhận tái bảo hiểm từ nhiều công ty và chủ yếu là các công ty trong nước (chiếm 88,34%). Các công ty có tỷ lệ nhượng tái cao sang BIC chủ yếu từ PVI: 21,8%; Bảo Việt: 20,04%; Bảo Minh: 16,9%. Năm 2007, tỉ lệ nhận tái là 18%, trong đó tỉ lệ nhận tái trong nước là 70,39%. 2.1.5.4. Hoạt động giải quyết bồi thường. Để đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, BIC đã có quan hệ hợp đồng với nhiều công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như Công ty tái bảo hiểm SwissRe, Muniche, Aon Re, Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam( VINARE)… BIC cũng có quan hệ mật thiết với các công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: CunninghamLindsey, Crawford, Mc Larent… và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại. Nhận thức được uy tín của công ty thể hiện qua công tác giải quyết bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng. Hàng năm, BIC giải quyết hàng ngàn vụ tổn thất lớn nhỏ từ vài trăm ngàn đồng đến hàng tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và cuộc sống. Đặc biệt sau cơn bão số 6 năm 2006, công ty đã giải quyết bồi thường nhanh chóng hiệu quả cho các khách hàng tham gia bảo hiểm. Tỷ lệ bồi thường của công ty năm 2006 chiếm 41,26% tổng phí giữ lại ròng là đây là mức được đánh giá tốt so với bình quân thị trường. 2.1.5.5. Hoạt động đầu tư của BIC. BIC luôn chú trọng đến hoạt động đầu tư để gia tăng lợi nhuận. Từ năm 2006, BIC chú trọng cải tiến công tác đầu tư tài chính. Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các lĩnh vực đầu tư: BIC đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua các hình thức: đầu tư trái phiếu, cổ phiếu; góp vốn đầu tư; ủy thác đầu tư; đầu tư tiền gửi; và các loại hình đầu tư khác… Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính năm 2006 đạt 20.043 triệu đồng, ngoài ra chênh lệch giá trị trên danh mục đầu tư tại thời điểm 31/12/2006 là 19.926 triệu đồng. 2.2. Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của BIDV - QBE và BIC giai đoạn 2003 - 2007. Để có cái nhìn khái quát về hoạt động kinh doanh nói chung của công ty, thì kết quả kinh doanh chính một là chỉ tiêu sát thực nhất. Cho đến nay đã tròn 2 năm đi vào hoạt động kể từ khi tách ra khỏi liên doanh với QBE (10/04/2006 – 10/04/2008). BIC đã đạt được nhiều mặt đáng mừng không những về tốc độ tăng trưởng mà còn đang dần vươn lên chiếm lĩnh thêm nhiều thị phần, và phục vụ khách hàng tốt hơn Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003 - 2007. Chỉ tiêu Đ.vị 2003 2004 2005 2006 2007 1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc. Tỷ. đ 18,705 21,656 25,834 40,217 147,164 2. Lượng tăng liên hoàn của doanh thu phí. Tỷ. đ - 2,951 4,178 14,383 106,947 3. Tốc độ tăng của doanh thu phí. % - 15,78 19,29 55,67 265,92 4. Chi bồi thường Tỷ.đ 2,744 3,450 4,882 5,517 31,052 5.Tỷ lệ bồi thường % 14,67 16,02 18,9 13,72 21,10 6. Thị phần % 0,26 0,38 0,47 0,63 2,0 Nguồn: Phòng kế toán BIC Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy (Xét chung khi còn hoạt động liên doanh Việt – Úc để thấy rõ kết quả đạt được và xu hướng phát triển khi tách khỏi liên doanh): Doanh thu mỗi trung bình mỗi năm của công ty là 50,715 tỷ đồng. Đã tăng nhiều so với những năm trước nhưng so với các “đại gia” như Bảo Việt, Bảo Minh PVI hay PJICO con số này quả là rất khiêm tốn. Vì vậy trong những năm tới công ty cần đẩy mạnh hoạt động khai thác, tăng nhanh doanh thu mà quan trọng nhất là tăng kết quả khai thác. Ngay khi tách khỏi liên doanh hoạt động độc lập thì BIC ngay lập tức đã có bước bứt phá “ngoạn mục’’ về doanh thu khi đạt 40,217 tỷ đồng (phí bảo hiểm gốc) năm 2006 tăng 55,67% tương đương với tăng 14,383 tỷ đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, năm thứ 2 hoạt động khi đã tách khỏi liên doanh, doanh thu phí bảo hiểm gốc của doanh nghiệp tăng lên tới 147,164 tỷ đồng, tăng 265,92% triệu đồng tương đương tăng giá rị tuyệt đối là 106,947 tỷ đồng. Nguyên nhân thì nhiều nhưng quan trọng nhất là công ty đã thay đổi cơ chế hoạt động từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình. Qua các năm doanh thu đều tăng lên theo thời gian tuy tốc độ tăng giữa các năm không đều. Về chi bồi thường: chi bồi thường tăng qua các năm, nó phản ánh đúng quy luật khi mà số phí bảo hiểm công ty nhận được cũng cao hơn. Tỷ lệ chi bồi thường khá đều không có biến động mạnh. Năm thấp nhầt là năm 2006 tỷ lệ chi bồi thường chỉ có 13,72% do vừa tách khỏi QBE khả năng chấp nhận rủi ro không còn như khi còn thuộc QBE nữa vì vậy BIC đã cẩn trong hơn trong việc đánh giá rủi ro và chấp nhận bảo hiểm. Năm 2007 chi bồi thường tăng vọt lên 21,10% do điều khoản bảo hiểm, cam kết chấp nhận rủi ro của công ty mở rộng hơn để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, do đó khi rủi ro xảy ra, tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thướng của công ty cũng lớn hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thị phần của công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam theo thời gian cũng tăng dần lên. Nếu năm 2003 thị phần bảo hiểm Việt – Úc mới là 0,26% thì đến năm 2007 đã là 2% quả là con số rất đáng mừng.Công ty đang phấn đấu đến năm 2010 thị phần đạt ít nhất 6% trở lên. Ta thấy rằng thị phần tăng tương đối đều đặn, riêng năm 2007 là có bước nhảy vọt, nguyên nhân là do khi đã đi vào hoạt động và ổn định công ty đã lấy được lòng tin của khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần khắc phục. - Liên doanh BIDV – QBE là một liên doanh lớn với tiềm năng về tài chính, khoa học kỹ thuật, nhân sự nhưng qua các năm ta thấy thị phần của Việt – Úc cũng như BIC còn quá nhỏ bé. BIC hiện nay mặc dù đã nằm trong top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn nhất song thị phần còn khá khiêm tốn so với các “đàn anh đàn chị” khác như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, vì vậy để đạt mục tiêu xa hơn trong tương lai là lọt vào top 5 của thị trường thì BIC sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều. - Tỷ lệ bồi thường là khá cao và cao hơn so với các công ty khác trên thị trường bảo hiểm Việt Nam như Bảo Việt trung bình là 12,6%, Bảo Minh là 14,01%. Do vậy công ty cần xem xét lại tình hình khai thác, giám định bồi thường tổn thất… - Tốc độ tăng trưởng về doanh thu phí không đều giữa các năm. Do vậy dẫn đến sự không ổn định về kinh doanh, công ty cần có biện pháp tốt để khắc phục tình trạng này. 2.3. Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. 2.3.1. Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại BIDV - QBE và BIC giai đoạn 2003 - 2007. 2.3.1.1. Một số kinh nghiệm của BIC trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt. Cùng với sự phát triển và nỗ lực không ngừng của ngành bảo hiểm, cho đến ngày hôm nay bảo hiểm trong nhận thức người dân đã được nâng lên rõ rệt. Đối với các nhà đầu tư xây dựng họ càng nhận thức được sâu sắc vai trò của bảo hiểm đối với các công trình mà họ đang đeo đuổi. Bởi chỉ một vụ tổn thất sập cầu Cần Thơ thôi, đã làm mất mát bao nhiêu về người và của cho đất nước. Nhưng nhờ sự hỗ trợ “từ phía sau” của bảo hiểm đã giảm bớt được biết bao nhiêu tổn thất về vật chất, xoa dịu phần nào nỗi đau về tinh thần cho những người vừa mất đi người thân. Đây cũng là ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc của bảo hiểm. Sự cải thiện đáng kể trong nhận thức của các chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng, đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các công ty trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Trong những năm qua, BIC đã tiến hành bảo hiểm cho nhiều công trình xây dựng – lắp đặt lớn nhỏ thuộc các lĩnh vực khác nhau từ xây dựng dân dụng tới những dự án lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo hiểm nhà máy thuỷ điện, nhà máy xi măng, cầu đường các loại, cảng biển… Thông qua việc giải quyết các vụ tổn thất thuộc nghiệp vụ xây dựng – lắp đặt một cách nhanh chóng và thuận tiện, trình độ của cán bộ BIC đã chứng minh BIC hoàn toàn có khả năng đảm đương bảo hiểm cho các công trình lớn, thi công phức tạp, dài ngày tại Việt Nam. Bảng 2.7:Một số dự án lớn mà BIC đã bảo hiểm thành công. TT Công trình được BH Chủ đầu tư Tổng đầu tư dự án (tỷ đồng) Giá trị tham gia BH (tỷ đồng) Thời hạn hợp đồng Tỷ lệ đồng BH /nhận tái BH (%) Bắt đầu Kết thúc 1 Thuỷ điện Dakmi 4 TCT Đầu tư và Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp 4.150 tỷ 2.719 tỷ BIC là Cty đứng đầu 1/7/07 1/7/09 40 2 N.máy XM Bình Phước CTCP XM Hà Tiên 1 3.952 tỷ 3.952 tỷ là Cty BH gốc 7/2007 7/2009 100 3 Mariott Hotel Bitexco land 1.600 tỷ 1.600 tỷ là Cty BH phụ thuộc 1/9/07 12/9/09 100 4 Crown Plaza Cty TNHH Trần Hồng Quân 1.360 tỷ 1.140 tỷ BIC là Cty BH gốc 12/9/07 12/9/09 100 5 Xi măng Sông Thao Cty CP XM Hạ Long 1.371 tỷ 956 tỷ CTy đứng đầu 24/1/07 24/1/09 40 6 N.máy XM Hạ Long Cty CP XM Hạ Long 4.500 tỷ 3.338 tỷ CT đồng BH 1/7/06 1/7/08 20,83 7 Trạm nghiền nhà máy XM Hà Tiên 2 Tổng Cty XM Việt Nam 1.100 tỷ 965 tỷ BIC là Cty nhận TBH 15/9/05 18/9/07 43 8 Nhà máy thuỷ điện Sê San 4 BQLDAT§ 4- Tổng Cty điện lực 4.800 tỷ 3.587 tỷ BIC là cty nhận TBH 24/6/05 30/6/09 5 9 N.máy thuỷ điện Buôn Tua Srah BQLDAT§ 5-TCT điện lực 1.600 tỷ 1.353 tỷ BIC là Cty nhận TBH 01/2005 01/2009 24.1 10 N.máy thuỷ điện Sông Ba Hạ BQLDAT§ 3- TCT điện lực 2.700 tỷ 2.165 tỷ BIC là Cty nhận TBH 01/2005 01/2009 3 11 Tháp BIDV Cty liên doanh tháp BIDV 698 tỷ 523 tỷ BIC là Cty nhận TBH 17/11/2006 052 tháng 100 12 DA Tuyến tránh Vinh-Nghệ An Cty BOT tuyến tránh Vinh- CIENCO 4 324 tỷ 299 tỷ Là Cty BH gốc 1/12/03 1/06/06 100 13 DA QLộ 1A đoạn tránh TP Đồng Hới CTy TNHH BOT đường tránh TP Đồng Hới 395 tỷ 269 tỷ là Cty BH gốc 30/6/06 30/6/08 100 14 Cảng Gemadept Cty CP cảng Quốc tế Gemadept 427 tỷ 203 tỷ Đứng đầu đồng bh 15/1/07 15/1/08 70 15 T.Điện Hương Điền CTCP TĐ Hương Điền 1.016 tỷ 73 tỷ Cty đồng BH 12/2006 03/2009 30 16 Thép Việt Ý CT thép Việt Ý 596 tỷ 475 tỷ. Cty BH gốc 2/4/06 31/8/08 100 17 DA Bê tông đầm lăn CTCP Sông Đà 5 441 tỷ 441 tỷ 1/5/07 1/5/08 18 Thuỷ điện Sử pán CT T.Điện Sông Đà- Hoàng Liên 472 tỷ BIC là CTy BH gốc 20/10/2007 31/12/2010 100 Nguồn: Phòng khai thác BIC Với những kinh nghiệm tích luỹ được cùng sự hậu thuẫn của các Công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước, BIC là Công ty bảo hiểm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Việt Nam hiện nay. Không chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ trong nước, BIC còn vươn ra bảo hiểm cho các công trình lớn ở nước ngoài, cụ thể như các công trình thuỷ điện, công trình làm đường tại Lào và các nước trong khối ASEAN. Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng –lắp đặt của BIC trong năm 2007 đã tăng lên ngoài mong đợi từ 1,27% năm 2006 lên 6,39% năm 2007. 2.3.1.2. Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt của BIDV - QBE và BIC giai đoạn 2003 -2007. Với năng lực bảo hiểm rất lớn của công ty mẹ QBE, BIDV- QBE có khả năng chấp nhận rủi ro lớn nhất Việt Nam, đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ vững vàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp và đạt được nhiều kết quả đáng kể. Thừa hưởng những phẩm chất tốt đẹp đó, ngay sau khi mua lại phần liên doanh của phía đối tác nước ngoài BIC đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai hơn 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt, hoả hoạn, tài sản,…Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Năm 2006 khi là năm đầu tiên BIC tách ra khỏi liên doanh, hoạt động của Công ty nói chung cũng như hoạt động khai thác nghiệp vụ xây dựng lắp đặt nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, trong năm 2006 doanh thu khai thác từ nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt của công ty chỉ đạt hơn 8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn so với toàn thị trường. Song đến năm 2007 doanh thu của nghiệp vụ đã tăng vọt đạt 49,5 tỷ đồng. Bảng 2.8: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Số hợp đồng BH khai thác (hợp đồng) 45 35 37 43 275 2. Doanh thu phí BH khai thác (tỷ đồng) 4,230 4,980 5,503 8,487 49,500 3. Doanh thu phí bình quân một hợp đồng (tỷ.đ/hợp đồng) 0.094 0.142 0.149 0.197 0.18 4. Số hợp đồng huỷ bỏ (hợp đồng) 0 0 1 0 0 5. Tỷ lệ hỷ bỏ hợp đồng (%) 0 0 2,7% 0 0 Nguồn: Phòng kế toán BIC Qua bảng số liệu trên ta thấy: + Số hợp đồng bảo hiểm khai thác có xu hướng tăng trong dài hạn, tuy nhiên số hợp đồng có những biến động không lường trước được, lúc tăng lên lúc giảm xuống không theo xu hướng. Tuy nhiên, khi tách ra khỏi QBE số lượng hợp đồng khai thác được từ nghiệp vụ có xu hướng tăng và tăng đột biến trong năm 2007. Sở dĩ có kết quả chênh lệch như thế thế là do: năm 2006, năm đầu tiên tách khỏi QBE Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và công tác tổ chức nên kết quả khai thác chưa cao. Sang năm 2007 sau khi tổ chức đã đi vào quy củ lại có sự hỗ trợ đắc lực của BIDV, số hợp đồng khai thác được của nghiệp vụ đã tăng vọt lên 275 hợp đồng. + Mặc dù, số lượng hợp đồng tăng giảm không ổn định nhưng doanh thu phí khai thác và doanh thu phí bình quân một hợp đồng lại có xu hướng tăng dần. Năm 2003 doanh thu phí bình quân một hợp đồng là 0,094 tỷ đồng, năm 2006 là 0,197 tỷ đồng tức gấp 2,095 lần năm 2003, đến năm 2007 doanh thu phí bình quân một hợp đồng có giảm xuống còn 0,18 tỷ đồng/ hợp đồng. + Năm 2005 doanh thu phí bình quân là 0,149 tỷ đồng, một con số khá cao nhưng số vụ hủy bỏ hợp đồng lại chỉ có 1 vụ nguyên nhân là do công ty và phía khách hàng không thống nhất được khi người tham gia bảo hiểm đề nghị mở rộng phạm vi bảo hiểm quá yêu cầu nghiệp vụ cho phép. + Tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bình quân cả thời kỳ là 0,505% - một tỷ lệ mà không phải công ty bảo hiểm nào cũng có được. Để thấy rõ kết quả kinh doanh nghiệp vụ từ đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ, ta xem xét đánh giá kết quả trên một số tiêu chí sau: * Thị phần của nghiệp vụ trên thị trường bảo hiểm xây dựng – lắp đặt Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc một công ty có thể tồn tại và tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường đã là khó, việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan