Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU. v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ. v

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.2

3. Đối tượng nghiên cứu.2

4. Phạm vi nghiên cứu.2

5. Phương pháp nghiên cứu .2

6. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài .3

7. Kết cấu luận văn .3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 4

1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.4

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .4

1.1.2 . Phân loại hiệu quả kinh doanh.7

1.1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh .8

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .11

1.2.1. Chỉ tiêu số tuyệt đối .11

1.2.2. Các chỉ tiêu số tương đối.13

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.15

1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô .16

1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô .18

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ

KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN. 24

2.1. Giới thiệu về Khách sạn Thái Nguyên .24

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .24

pdf78 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hệ với các tổ chức cơ quan, khách sạn bên ngoài, giải quyết các công việc hành chính hàng ngày để đảm bảo cho công việc kinh doanh của khách sạn. * Các phòng ban chức năng + Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý bộ máy tổ chức, theo dõi quản lý, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ chính của phòng bao gồm: - Thực hiện công tác quản lý lao động trong toàn Khách sạn nắm vững yêu cầu của hoạt động kinh doanh, tình hình cán bộ công nhân viên chức, giúp Giám đốc bố trí xây dựng bộ máy quản lý và bố trí sử dụng các cán bộ viên chức. 27 - Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, hưu trí, mất sức hoặc thôi việc, đồng thời làm công tác tuyển dụng, đào tạo hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân viên trong Khách sạn. - Giải quyết các vấn đề tiền lương, tiền thưởng y tế và bảo hiểm xã hội và phong trào thi đua trong toàn Khách sạn. + Phòng tài chính kế toán: vừa thực hiện chức năng tham mưu vừa thực hiện chức năng điều hành. Chịu sự lãnh đạo của Giám đốc, vạch ra và tổ chức thực hiện chiến lược tài chính của Khách sạn. + Phòng kỹ thuật vật tư: Xây dựng kế hoạch cung ứng nhằm đảm bảo cho sản xuất - kinh doanh được tiến hành tốt. Nhiệm vụ chính của phòng là lập kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch tháng, năm trình Giám đốc. + Phòng kinh doanh ăn uống: Có chức năng lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm ăn uống. Chịu trách nhiệm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày cho khách và tổ chức phục vụ các bữa tiệc theo yêu cầu. + Phòng kinh doanh lưu trú: Giúp Giám đốc nắm vững tình hình khách lưu trú, các thông tin về cơ cấu khách, nguồn khách. Có chức năng đón tiếp khách, giải quyết các yêu cầu của khách, quản lý và thực hiện các thủ tục thanh toán kịp thời cho khách. + Phòng kinh doanh tổng hợp: Giúp Giám đốc khách sạn lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng loại thị trường trong từng thời kỳ kinh doanh, xác định kênh phân phối hợp lý. + Phòng bảo vệ an ninh: Chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Giám đốc về toàn bộ công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ sản xuất và tài sản của Khách sạn, cụ thể: • Lập kế hoạch, phương án tổ chức và quản lý chỉ đạo công tác bảo vệ sản xuất, tài sản của Công ty, phát hiện xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của công nhân viên chức. • Lập phương án và tổ chức chỉ đạo công tác phòng chống cháy nổ, tổ chức phong trào dân quân tự vệ, quần chúng bảo vệ an ninh trật tự. 28 2.1.4. Nguồn vốn và tài sản Vốn điều lệ của Khách sạn đăng ký theo Giấy chứng nhận kinh doanh là 18 tỷ đồng. Tổng tài sản của Khách sạn tại thời điểm 31/12/2012 có 39.111.995.920 đồng, bao gồm tài sản ngắn hạn 24.781.986.816 đồng, tài sản dài hạn 14.330.009.104 đồng. Tổng nguồn vốn của Khách sạn thời điểm 31/2/2012 có 39.111.995.920 đồng, bao gồm nợ phải trả 2.641.374.259 đồng, vốn chủ sở hữu có 36.470.621.661 đồng. Trong khoản nợ phải trả có nợ ngắn hạn 2.227.447.240 đồng, nợ dài hạn 413.897.019 đồng. Qua phân tích trên, nguồn vốn của Khách sạn hiện nay thuận lợi, đủ điều kiện cho sản xuất kinh doanh của Khách sạn phát triển bình thường. 2.1.5. Nguồn nhân lực Tại thời điểm đánh giá (31/12/2012), tổng số CBCNV trong toàn Khách sạn là: 90 người. Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của khách sạn Giới tính Trình độ Độ tuổi STT Bộ phận SL Nam Nữ Thạc sĩ ĐH, CĐ Trung cấp Sơ cấp > 45 30-45 <30 1 Ban GĐ 2 2 2 2 2 Phòng TC hành chính 5 3 2 5 3 2 3 Phòng tài chính kế toán 6 1 5 6 3 3 4 Phòng kỹ thuật vật tư 7 5 2 4 1 1 2 4 1 5 Phòng KD ăn uống 25 9 16 16 5 2 2 11 12 6 Phòng KD lưu trú 18 6 12 15 3 3 5 5 8 7 Phòng KD tổng hợp 22 9 13 14 3 4 10 8 8 Phòng bảo vệ an ninh 5 5 2 3 Tổng 90 40 50 2 62 20 6 18 36 31 Tỷ trọng (%) 100 44,4 55,6 2,22 68,89 22,22 6,67 23,33 42,22 33,45 29 Qua bảng số liệu ta thấy: + Về giới tính: Lao động trong khách sạn có tỷ lệ nam giới chiếm 44,4%, nữ giới chiếm 55,6%. + Về trình độ học vấn: Trình độ Thạc sĩ có 2 người chiếm 2,22% thuộc ban Giám đốc, trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,98% chứng tỏ Khách sạn đã chú trọng tới việc đào tạo nâng cao trình độ lao động. Trình độ trung cấp chiếm 22,22% và còn lại 6,67% là sơ cấp. + Về độ tuổi: Lao động trong Khách sạn ở độ tuổi trên 45 chiếm 23,33%, độ tuổi từ 30-45 chiếm 42,22% còn độ tuổi dưới 30 chiếm 33,45%. 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tổng hợp của Khách sạn Thái Nguyên 2.2.1. Doanh thu Khách sạn Thái Nguyên là đơn vị kinh doanh tổng hợp. Tình hình thực hiện doanh thu của khách sạn được giới thiệu trong Bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu của khách sạn ĐVT: VNĐ So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 STT Tên chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (+;-) % (+;-) % 1 Tổng doanh thu 26.299.879.328 26.747.294.481 29.838.765.875 447.415.153 102 3.091.471.394 111,56 2 Doanh thu ăn uống 5.259.975.866 5.616.931.841 6.564.528.493 356.955.975 107 947.596.651 116,87 3 Doanh thu lưu trú 9.204.957.765 9.846.792.739 9.629.026.013 641.834.974 107 (217.766.726) 97,79 4 Doanh thu dịch vụ du lịch 2.629.987.933 2.942.202.393 3.282.264.246 312.214.460 112 340.061.853 111,56 5 Doanh thu cho thuê mặt bằng 3.944.981.899 3.477.148.283 4.774.202.540 (467.833.617) 88 1.297.054.257 137,30 6 Doanh thu vận tải 2.366.989.140 2.407.256.503 3.282.264.246 40.267.364 102 875.007.743 136,35 7 Doanh thu các dịch vụ khác 2.892.986.726 2.456.962.723 2.306.480.337 (436.024.004) 85 (150.482.386) 93,88 (Nguồn: Báo cáo hạch toán kết quả kinh doanh 2010 - 2012) Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng doanh thu của khách sạn tăng đều qua các năm, đặc biệt là doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú và vận tải. Cụ thể: Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 2% tương ứng tăng 447.415.153 đồng. Trong đó: 30 - Doanh thu ăn uống tăng 7% tương ứng tăng 356.955.975 đồng. - Doanh thu lưu trú tăng 7% tương ứng tăng 641.834.974 đồng. - Doanh thu dịch vụ du lịch tăng 12% tương ứng tăng 312.214.460 đồng. - Doanh thu cho thuê mặt bằng giảm 12% tương ứng giảm 467.833.617đồng. - Doanh thu vận tải tăng 2% tương ứng tăng 40.267.364 đồng. - Doanh thu các dịch vụ khác giảm 15% tương ứng giảm 150.482.386đồng Tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 11,56% tương ứng tăng 3.091.471.394 đồng. Trong đó: - Doanh thu ăn uống tăng 11,87% tương ứng tăng 947.596.651 đồng. - Doanh thu lưu trú giảm 2,21% tương ứng giảm 217.766.726 đồng. - Doanh thu dịch vụ du lịch tăng 8,46% tương ứng tăng 814.542.043 đồng. - Doanh thu cho thuê mặt bằng tăng 37,3% tương ứng tăng 1.297.054.257 đồng. - Doanh thu vận tải tăng 36,35% tương ứng tăng 875.007.743 đồng. - Doanh thu các dịch vụ khác giảm 6,22% tương ứng giảm 287.628.178 đồng 2.2.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Do kết quả sản xuất kinh doanh của Khách sạn tương đối tốt, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước nên Khách sạn bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Để đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn cần nghiên cứu đến chỉ tiêu đánh giá tổng hợp hiệu quả, thông qua các chỉ tiêu là tổng lợi nhuận, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước. Đánh giá hiệu quả hoạt động tổng quan quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng, đồng thời là một công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp nói riêng. Đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho Doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác thực trạng của sản xuất kinh doanh đang ở trình độ nào, chỉ ra những ưu, nhược điểm làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh, nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tồn tại như một nội dung độc lập trong quản lý sản xuất vừa có liên hệ chặt chẽ với các mặt 31 khác của hoạt động quản lý. Mọi quyết định trong quản lý kinh doanh dù ở cấp độ nào và lĩnh vực nào cũng đều được đưa ra trên cơ sở phân tích bằng cách này hay cách khác và ở những mức độ khác nhau. Do vậy, quá trình phân tích đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Khách sạn Thái Nguyên là một công việc đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa rất lớn, từ quá trình phân tích ta rút ra được những ưu, nh- ược điểm để tìm hướng đi tiếp theo cho Khách sạn trong những năm tới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đánh giá được một cách tổng quan chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của Khách sạn Thái Nguyên, ta đi đánh giá các chỉ tiêu tổng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Khách sạn. a. Đánh giá thực hiện tổng chỉ tiêu lợi nhuận Bảng 2.3: Các chỉ tiêu Lợi nhuận của Khách sạn giai đoạn 2010 ÷ 2012 (ĐVT: VND) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cộng 3 năm Lợi nhuận gộp 14.862.051.066 13.146.056.701 17.356.399.253 45.364.507.020 Lợi nhuận từ HĐ KD 9.807.902.723 12.438.162.583 10.871.629.023 33.117.694.329 Lợi nhuận khác 129.435.186 259.188.280 593.478.944 982.102.410 Tổng LN trước thuế 9.937.337.909 12.697.350.863 10.278.150.079 32.912.838.851 Tổng LN sau thuế 8.201.179.585 10.501.527.712 8.684.849.188 27.387.556.485 Nguồn: “Phòng Kế toán tài chính” Hàng năm Khách sạn luôn kinh doanh có lãi để có nguồn bù đắp các quỹ và nộp thuế thu nhập: Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ các nguồn thu nhập khác. Trong đó chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh là khoản lợi nhuận chính là chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của Khách sạn. Để có được các chỉ tiêu lợi nhuận tăng cao hơn, là do Khách sạn đã đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp và nhân tố bán hàng đã được tiết kiệm và có chi phí hợp lý. 32 b. Đánh giá thực hiện chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn để kinh doanh, thì đơn vị đã thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Ta xác định được tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các năm dựa vào công thức sau: LN D = VKD x 100 (%) Bảng 2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Bình quân Tổng nguồn vốn VNĐ 29.870.997.368 36.870.428.458 39.111.995.920 35.284.473.915 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Ta thấy hàng năm tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Khách sạn năm sau đều tăng so với năm trước. Với tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp bỏ ra nhỏ, nhưng lãi do tỉ số vốn đó mang lại cao, chính là mong muốn mà bất cứ doanh nghiệp kinh nào cũng mong đạt được. Để đánh giá được việc thu được lợi nhuận so với vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ, ta đánh giá cụ thể qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Qua chỉ tiêu vốn kinh doanh của 3 năm nghiên cứu ta thấy hiệu quả của công tác sử dụng vốn, công tác sản xuất kinh doanh của Khách sạn Thái Nguyên ngày một tốt hơn, các năm sau có hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn so với năm trước. 33 c. Tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn Nhà nước Bảng 2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Bình quân Vbq VND 28.397.491.067 35.698.020.153 37.235.310.831 33.776.940.684 Tổng LN VND 9.937.337.909 12.697.350.863 10.278.150.079 32.912.838.851 T % 37,09 38,02 38,18 37,76 Qua số liệu tính toán ta thấy Vốn chủ sở hữu bình quân 3 năm của Khách sạn là 33.776.940.684 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 3 năm đạt 37,76%. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu càng cao thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng thấp thể hiện việc sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp chưa có hiệu quả khi đó doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp khắc phục nhược điểm và phương hướng sản xuất kinh doanh tốt hơn để nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn. Theo Quy định 224/2006/QĐ-TTg thì Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên năm sau tăng cao hơn so với năm trước xếp loại A. Ta thấy, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn của Khách sạn Thái Nguyên các năm sau đều có hiệu quả cao hơn so với trước cho thấy hoạt động kinh doanh của Khách sạn đạt hiệu quả cao cần được duy trì và phát huy. Khi đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh doanh của Khách sạn Thái Nguyên ta thấy hầu hết các chỉ đều tăng lên, cho thấy hiệu quả kinh doanh của Khách sạn Thái Nguyên các năm sau đều tăng lên so với trước, vậy để có thể duy trì được hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo thì Khách sạn không những cần phải phát huy và kế thừa từ nền tảng của Khách sạn trước đây mà cần phải nghiên cứu để đầu tư mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá hiệu quả tổng hợp hoạt động của Khách sạn Thái Nguyên thông qua các chỉ tiêu Tổng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh ta thấy được tổng quan hiệu quả của Khách sạn Thái Nguyên. Vậy để thấy được các nhân tố tác động đến chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Khách sạn ra sao ta đi phân tích đến hiệu quả từng mặt trong sản xuất kinh doanh của Khách sạn. 34 d. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 +/- % +/- % 1 Doanh thu thuần 25.781,989 26.637,283 29.496,910 855,29 103,32 2.859,63 110,74 2 Lợi nhuận trước thuế 9.937,337 12.697,350 10.278,150 2.760,01 127,77 -2.419,2 80,95 3 Tổng tài sản Bq 21.718,56 20.591,46 25.522,27 -1.127,1 94,81 4.930,81 123,95 4 Sức sản xuất TSbq 1,19 1,29 1,56 0,1 108,97 -0,14 89,34 5 Sức sinh lời TSbq 0,46 0,62 0,4 0,16 -45,38 -0,22 64,52 Sức sản xuất của tổng tài sản: Doanh thu thuần SSXTS = Tổng tài sản bình quân Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2010 là: 25.781,989 SSXTS(2010)= 21.718,56 = 1,19 Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2011 là: 26.637,283 SSXTS(2011) = 20.591,46 = 1,29 Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2012 là: 29.496,910 SSXTS(2012)= 25.522,27 = 1,56 Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA): Lợi nhuận trước thuế SSLTS = Tổng tài sản bình quân = ROA Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) năm 2010 là: 9.937,337 SSLTS (2010) = 21.718,56 = 0,46 35 Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) năm 2011 là: 12.697,350 SSLTS (2011) = 20.591,46 = 0,62 Sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) năm 2012 là: 10.278,150 SSLTS (2012)= 25.522,27 = 0,4 e. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị tính:Triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 +/- % +/- % 1 Doanh thu thuần 25.781,989 26.637,283 29.496,910 855,29 103,32 2.859,63 110,74 2 Lợi nhuận sau thuế 8.201,179 10.501,527 8.684,849 2.300,348 128,05 -1.816,678 82,7 3 NV CSH bq 22.397,491 25.698,020 27.235,310 3.300,529 114,74 1.537,29 105,98 5 SSX của vốn CSH 1,15 1,04 1,08 -0,11 90,05 0,05 104,48 7 Sức sinh lời của vốn CSH 0,37 0,41 0,32 0,04 111,60 -0,09 78,03 Nguồn: “Phòng Kế toán tài chính” Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần SSXVCSH = Vốn chủ sở hữu bình quân =ROE Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 là: 25.781,989 SSXVCSH (2010)= 22.397,491 =1,15 Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 là: 26.637,283 SSXVCSH(2011)= 25.698,020 =1,04 Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 là: 29.496,910 SSXVCSHs(2012)= 27.235,310 =1,08 36 Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế SSLVCSH = Vốn chủ sở hữu bình quân =ROE Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2010 là: 8.201,179 SSLVCSH(2010) = 22.397,491 = 0,37 Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 là: 10.501,527 SSLVCSH(2011) = 25.698,020 = 0,41 Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2012 là: 8.684,849 SSLVCSH(2012) = 27.235,310 = 0,32 g. Hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 +/- % +/- % 1 Doanh thu thuần 25.781,989 26.637,283 29.496,910 855,29 103,32 2.859,63 110,74 2 Lợi nhuận sau thuế 8.201,179 10.501,527 8.684,849 2.300,348 128,05 -1.816,678 82,7 3 Tổng chi phí 17.839,985 20.416,624 19.279,679 1.560,869 118,03 -727,486 92,88 4 Sức sản xuất của chi phí 1,45 1,30 1,53 -0,14 90,28 0,23 117,27 5 Sức sinh lợi của chi phí 0,46 0,51 0,45 0,05 111,89 -0,06 87,58 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Sức sản xuất của chi phí: Doanh thu thuần SSXCP = Tổng chi phí Sức sản xuất của chi phí năm 2010 là: 25.781,989 SSXCP(2010) = 17.839,985 = 1,45 37 Sức sản xuất của chi phí năm 2011 là: 26.637,283 SSXCP(2011) = 20.416,624 = 1,3 Sức sản xuất của chi phí năm 2012 là: 29.496,910 SSXCP(2012) = 19.279,679 = 1,53 Sức sinh lợi của chi phí: Lợi nhuận SSLCP = Tổng chi phí Sức sinh lợi của chi phí năm 2010 là: 8.201,179 SSLCP(2010) = 17.839,985 = 0,46 Sức sinh lợi của chi phí năm 2011 là: 10.501,527 SSLCP(2011) = 20.416,624 = 0,51 Sức sinh lợi của chi phí năm 2012 là: 8.684,849 SSLCP(2012) = 19.279,679 = 0,45 2.3. Đánh giá hiệu quả bộ phận của Khách sạn Thái Nguyên Đi phân tích hiệu quả từng mặt của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta đánh giá được một cách chi tiết quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố tới chỉ tiêu cần phân tích như thế nào? Vậy để đánh giá hiệu quả từng mặt của chỉ tiêu ta lần lượt đi đánh giá bổ sung các chỉ tiêu năng suất lao động, tiền lương bình quân thì sẽ thấy được các mặt chi tiết tác động đến hiệu quả hoạt động của Khách sạn Thái Nguyên. 38 2.3.1. Phân tích tình hình lao động, tay nghề công nhân và chế độ đãi ngộ của Khách sạn Hiện nay, khách sạn có chính sách đãi ngộ với người lao động tốt: các cán bộ, công nhân viên của khách sạn được đào tạo đầy đủ, Khách sạn thường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho nhân viên, tổ chức các hội thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên chức. Đối với cán bộ quản lý Khách sạn đã cử tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho cán bộ. * Tổng số cán bộ, công nhân viên trong toàn khách sạn qua các năm là: Bảng 2.9: Số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Năm 2010 (người) 2011 (người) 2012 (người) Tuyệt đối (+-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+-) Tương đối (%) Tổng 84 92 90 8 109,52 -2 97,83 Qua bảng trên ta thấy: Số lượng lao động của khách sạn năm 2011 tăng 11,43% tương ứng tăng 8 người so với năm 2010 là do năm 2011 khách sạn đã đầu tư thêm để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các dịch vụ để chào đón và phục vụ khách nhân dịp Festival Trà quốc tế vì vậy đã tuyển dụng thêm một số lao động hợp đồng. Sang đến năm 2012 tình hình kinh doanh khó khăn hơn nên khách sạn thực hiện giảm bớt số lao động xuống còn 90 người. Bảng 2.10 : Đội ngũ tri thức của Khách sạn So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Trình độ 2010 (người) 2011 (người) 2012 (người) Tuyệt đối (+-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+-) Tương đối (%) Thạc sỹ 2 2 2 0 100 0 100 Đại học, cao đẳng 55 60 62 5 107,69 0 100 Trung cấp 19 22 20 15 250 -10 60 Sơ cấp 8 8 6 0 0 -2 75 Tổng 84 92 90 8 109,52 -2 97,83 39 Qua bảng đội ngũ tri thức ta thấy lao động trong khách sạn đã dần dần nâng cao trình độ học vấn cũng như tay nghề chứng tỏ họ đã có những đóng góp tích cực để nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn. Bên cạnh đó khách sạn cũng đã có những chính sách đãi ngộ khuyến khích, động viên người lao động như: + Có chế độ lương, thưởng hợp lý + Hàng năm người lao động được nghỉ phép theo tiêu chuẩn và được cộng thêm ngày nghỉ thâm niêm theo quy định của Bộ luật lao động. + Hàng năm Khách sạn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. + Việc trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động luôn được Khách sạn thực hiện tốt. + Tổ chức điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động. * Tình hình năng suất lao động và tiền lương của Khách sạn Bảng 2.11: Năng suất lao động và tiền lương của khách sạn năm 2010 – 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Nội dung ĐVT 2010 2011 2012 (+-) (%) (+-) (%) Tổng doanh thu Tr. đồng 25.781,989 26.637,283 29.496,910 855,29 103,32 2.859,63 110,74 Tổng số lao động bq Người 84 92 90 8 109,52 -2 97,83 Tổng quỹ lương Tr. đồng 4.132,968 5.796,276 5.768,190 13,801 128,06 10,88 101,74 Tỷ suất tiền lương % 0,16 0,22 0,2 0,06 - 0,02 Lương bình quân tháng Tr.đồng/ người 4,100 5,250 5,340 1,150 128.1 0,90 101.7 NSLĐ bình quân Tr.đồng/ người 306,928 289,536 327,743 -17,39 94,33 38,208 113,20 Mức tiết kiệm, lãng phí lao động Người 6,24 4,6 -11,8 Mức tiết kiệm chi phí tiền lương Tr. đồng 30,702 28,981 -75,627 (Nguồn số liệu được lấy từ Phòng Kế toán) 40 Qua bảng số liệu ta thấy: - Tổng quỹ lương của Khách sạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 28,06% tương ứng tăng 13,8 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,74% tương ứng tăng 10,88 triệu đồng. - Tỷ suất tiền lương của Khách sạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 37,5% tương ứng tăng 0,04 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,09% tương ứng giảm 0,02 triệu đồng. - Tiền lương bình quân của nhân viên Khách sạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 28,05% tương ứng tăng 13,801 triệu đồng/ người. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,73% tương ứng tăng 10,87 triệu đồng/ người. - Thu nhập bình quân của nhân viên Khách sạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 24,93% tương ứng tăng 14,757triệu đồng/ người. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 2,99% tương ứng giảm 2,209 triệu đồng/ người. - Năng suất lao động bình quân của nhân viên Khách sạn năm 2011 so với năm 2010 giảm 5,67% tương ứng giảm 17,39triệu đồng/ người. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 13,2% tương ứng tăng 38,208 triệu đồng/ người. - Năm 2011 so với năm 2010 Khách sạn đã sử dụng lãng phí 4,6 người lao động do năng suất lao động giảm. Năm 2012 so với năm 2011 năng suất lao động tăng lên nên Khách sạn đã tiết kiệm được 11,8 người. - Năm 2011 so với năm 2010 Khách sạn đã sử dụng lãng phí quỹ tiền lương là 28,981 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 Khách sạn đã tiết kiệm được 75,627 triệu đồng. 2.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Mỗi một doanh nghiệp đều có tài sản cố định nhất định. Nhưng để khai thác được tiềm năng thì phải phụ thuộc vào trình độ quản lý của từng doanh nghiệp. Để phân tích tiềm năng sử dụng tài sản cố định ta phải tiến hành phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng tài sản có hợp lý không. Ta có công thức tính như sau: 41 Sức sản xuất của tài sản cố định: Doanh thu thuần SSXTSCĐ = Tài sản cố định bình quân Sức sinh lợi của tài sản cố định: Lợi nhuận SSLTSCĐ = Tài sản cố định bình quân Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 +/- % +/- % 1 Doanh thu 25.781,989 26.637,283 29.496,910 855,29 103,32 2.859,63 110,74 2 LN TT 9.937,337 12.697,350 10.278,150 2.760,01 127,77 -2.419,2 80,95 3 Giá trị TSCĐbq 11258,510 10740,840 11258,363 855,294 103,32 2.859,637 110,74 4 Sức sản xuất TSCĐ 2,29 2,48 2,62 0,19 106 0,14 104 5 Sức sinh lời TSCĐ 0,88 1,18 0,91 0,3 133,93 -0,269 77,23 Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2010 là: 25.781,989 SSXTSCĐ(2010) = 11258,510 = 2,29 Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2011 là: 26.637,283 SSXTSCĐ(2011) = 10740,840 = 2,48 Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2012 là: 29.496,910 SSXTSCĐ(2012) = 11258,363 = 2,62 Sức sản xuất của TSCĐ từ năm 2010 đến năm 2012 tăng lên một cách rõ ràng. 42 Mức tăng sức sản xuất của năm 2012 so với năm 2010 và năm 2011 là: ±∆SSXTSCĐ(2012/2010) = 2,62 – 2,29 = 0,33 %∆SSXTSCĐ(2012/2010) = 2,62/ 2,29 x100% = 110 % ±∆SSXTSCĐ(2012/2011) = 2,62 – 2,4 = 0,14 %∆SSXTSCĐ(2012/2011) = 2,62/ 2,48 x100% = 104% Như vậy sức sản xuất của tài sản cố định năm 2012 tăng so với năm 2010 và 2011 là 0,33 (tương đương 110%) và 0,11 (tương đương 104%). Có sự tăng sức sản xuất của tài sản cố định năm 2012 so với năm 2011 và năm 2010 là do doanh thu năm 2012 tăng nhanh hơn mức tăng của tài sản cố định. Sức sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273590_6927_1951537.pdf
Tài liệu liên quan