MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẬP KHẨU 3
I. Hoạt động nhập khẩu và vai trò của kinh doanh nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 3
1. Khái niệm về nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 3
2. Các đặc điểm cơ bản của kinh doanh nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 3
3. Các hình thức nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 4
3.1. Theo sự quản lý của Nhà nước 4
3.2. Theo mục đích nhập khẩu 5
3.3. Theo sự quản lý của Nhà nước 6
4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình ở doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu 7
II. Hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu 8
1. Hiệu quả và phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 8
1.1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 8
1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 10
1.2.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân 10
1.2.2 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận 11
1.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh 12
2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 12
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình ở doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu 14
1. Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 14
1.1. Chế độ chính sách, môi trường luật pháp trong nước và quốc tế 14
1.2. Môi trường kinh tế, chính trị 15
1.3. Môi trường văn hoá xã hội 16
1.4. Đối thủ cạnh tranh 17
2. Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp 17
2.1. Nguồn nhân lực 17
2.2. Tiềm lực tài chính 18
2.3. Cơ sở vật chất và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp 18
2.4. Trình độ tổ chức quản lý hoạt động nhập khẩu 19
IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu 20
1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu 20
2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí 20
3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu 21
4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh 21
5. Hiệu quả sử dụng vốn 22
6. Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN HÌNH 24
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24
1. Sự ra đời và phát triển 24
2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 26
3. Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong quá trình hoạt động 28
4. Chế độ tài chính 30
II. Khái quát thực trạng hoạt động của Công ty trong thời gian qua 30
1. Đặc điểm chủ yếu của các mặt hàng sản xuất kinh doanh 30
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh 31
III. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình ở Công ty trong thời gian qua 34
1. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình theo mặt hàng nhập khẩu 36
2. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình theo thị trường nhập khẩu 37
3. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình theo các chỉ tiêu kinh tế 40
3.1. Lợi nhuận nhập khẩu 40
3.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí 41
3.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu 42
3.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh 43
3.5. Số vòng quay của vốn nhập khẩu 43
3.6. Mức sinh lợi của một lao động khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu 44
IV. Đánh giá chung về hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty trong thời gian qua 44
1. Những ưu điểm 44
2. Những hạn chế 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN HÌNH 48
I. Định hướng phát triển của ngành phát thanh truyền hình ở Việt Nam 48
II. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 49
1. Phương hướng phát triển của Công ty 49
2. Mục tiêu của Công ty 50
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 51
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng và củng cố quan hệ với bạn hàng 51
2. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 53
3. Giảm chi phí nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình 55
4. Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 56
4.1. Mở rộng các hình thức huy động vốn 56
4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 57
5. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu 59
6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác nhập khẩu 61
7. Cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu 62
IV. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 63
1. Cải cách chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 63
2. Hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp 64
3. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc huy động vốn 65
4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có năng lực 66
KẾT LUẬN 67
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty Phát triển Công nghệ và Truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in, các vật tư thiết bị khác phục vụ ngành văn hoá thông tin.
- Sản xuất: tạo mẫu, chế bản, in, quảng cáo, in các xuất bản phẩm, ấn phẩm khác, thiết bị Phát thanh - Truyền hình.
- Xây lắp Studio và các thiết bị phụ trợ khác.
- Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ, dịch vụ kĩ thuật, lắp đặt bảo hành các thiết bị được phép kinh doanh.
- Kinh doanh vật tư thiết bị ngành ảnh và Diafilm.
- Kinh doanh các thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, máy vi tính.
- Kinh doanh thiết bị y tế.
- Kinh doanh các nhạc cụ và thiết bị dạy học.
- Kinh doanh các loại ôtô, xe máy chuyên dụng.
- Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, vật liệu nước phục vụ thi công, xây dựng Studio.
- Sản xuất: các loại ảnh, ảnh siêu lớn dùng cho quảng cáo: Diafilm và các loại băng, đĩa thay cho diafilm, gia công cắt xén, kẻ giấy và sổ sách văn phòng phẩm.
- Lắp ráp máy vi tính, viết phần mềm ứng dụng.
- Thi công hệ thống lạnh cho studio.
- Tổ chức triển lãm, hội chợ, thông tin quảng cáo về ngành ảnh và diafilm.
- Mua bán bản quyền các chương trình trong và ngoài nước.
- Lắp ráp các thiết bị thu sóng vệ tinh, thiết bị thu truyền hình kĩ thuật số.
- Sản xuất các chương trình quảng cáo, cung cấp các dịch vụ về quảng cáo trên sóng phát thanh truyền hình, trên mạng viễn thông và Internet trong nước và quốc tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, cung cấp băng hình, video, phim truyện truyền hình theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là kiểu cơ cấu tổ chức liên hợp (trực tuyến - chức năng). Đây là kiểu cơ cấu được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất cho các doanh nghiệp theo đó ban giám đốc và cơ quan lãnh đạo cao nhất.
Các phòng ban trực thuộc Công ty:
+ Phòng Tổng hợp
+ Phòng Hành chính - Tổ chức
+ Phòng Kế hoạch - Tài vụ
+ Các phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu
+ Phòng Quản lý Kỹ thuật
Các tổ chức trực thuộc Công ty:
+ Chi nhánh Công ty phát triển Công nghệ và Truyền hình tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trung tâm Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình.
+ Trung tâm chế bản, in và quảng cáo.
+ Trung tâm in tranh tuyên truyền cổ động.
+ Xí nghiệp sản xuất kinh doanh in tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cửa hàng Dịch vụ Nhiếp ảnh và Diafilm.
+ Cửa hàng giới thiệu thiết bị nghe nhìn.
- Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin trực tiếp bổ nhiệm.
- Giám đốc: điều hành Công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh mà mọi người trong Công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành và SƠ ĐỒ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY TEKCAST
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PGĐ KINH DOANH
PGĐ KINH
TẾ
PGĐ KĨ THUẬT
CÁC PHÒNG
NGHIỆP VỤ
CÁC TRUNG TÂM
XÍ NGHIỆP, CHI NHÁNH TRỰC THUỘC
Phòng hành chính - Tổ chức
Các phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Phòng Kế hoạch- Tài vụ
Phòng Quản lý- Kĩ thuật
Phòng Tổng hợp
Trung tâm Công nghệ Điện ảnh -TH
Trung tâm chế bản, in và quản cáo
Trung tâm in tranh tuyên truyền cổ động
Chi nhánh dịch vụ nhiếp ảnh và Diafilm
Cửa hàng giới thiệu thiết bị nghe nhìn
Xí nghiệp sản xuất KD in tại TP HCM
Chi nhánh công ty tại TP HCM
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật, trước Bộ Văn hoá Thông tin và toàn thể công nhân viên của Công ty.
- Phó Giám đốc Công ty cũng do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin bổ nhiệm theo sự lựa chọn và đề nghị của Giám đốc. Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc.
Phó Giám đốc được quyền đôn đốc và nhắc nhở các thành viên trong phạm vi phụ trách của mình.
Được quyền kí kết các văn bản thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm về các văn bản đó.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền.
Tham mưu cho Giám đốc điều hành và quản lý lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Phòng Hành chính - Tổ chức: có chức năng theo dõi các quy chế chính sách của Công ty, giám sát các hoạt động và kỷ luật, thu nhận thông tin và các chính sách quốc gia để gửi về Công ty, đồng thời làm tất cả các công tác hành chính sự vụ của Công ty.
Giúp Giám đốc trong các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh tế của các đơn vị cơ sở, thực hiện các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng về cán bộ.
- Phòng Kế hoạch - Tài vụ: thực hiện chức năng lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán như giúp Giám đốc kiểm tra chỉ đạo điều hành các hoạt động tài chính, tiền tệ của Công ty. Đồng thời tiến hành các hoạt động quản lý tính toán về hiệu quả kinh doanh, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn… nhằm đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của Công ty.
- Phòng Quản lý - Kỹ thuật: có các nhiệm vụ sau
Kiểm tra cấu hình kỹ thuật các thiết bị thuộc dự án kinh doanh.
Lập phương án thiết kế và các bản vẽ thi công của mỗi dự án khi tham gia đấu thầu.
Tổ chức triển khai công tác lắp đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ.
Bảo hành, bảo trì và sửa chữa các sản phẩm mà Công ty cung cấp.
- Phòng Tổng hợp: làm công tác liên quan đến văn bản kinh doanh, các dịch vụ trước và sau bán hàng, công tác giao nhận vận chuyển.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 165 người, trong đó có 4 người trong ban giám đốc, còn lại được phân bổ vào các phòng ban, các trung tâm, chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng.
Cán bộ trong Công ty chủ yếu là tốt nghiệp các trường đại học Ngoại thương, đại học Bách khoa, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Văn hoá cho nên trình độ cán bộ ở đây luôn đảm bảo được những yêu cầu cơ bản cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
4. Chế độ tài chính
Công ty phát triển Công nghệ và Truyền hình là một đơn vị hạch toán độc lập có quyền và nghĩa vụ dân sự, được chủ động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, được sử dụng con dấu và tài khoản ngân hàng riêng tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Công ty hoạt động theo phương thức tự cân đối, tự trang trải chi phí do vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Công ty tự cố gắng phát triển vốn từ hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở xây dựng phương án kinh doanh năm, quý có nhiệm vụ bảo vệ kế hoạch kinh doanh trước Công ty. Các hợp đồng kinh tế lớn cũng phải xây dựng các phương án tài chính để có kế hoạch vốn và thực hiện huy động vốn bảo đảm cho kế hoạch kinh doanh. Hàng tháng thực hiện hạch toán trên cơ sở chứng từ gốc và lập hệ thống sổ sách kế toán, lên bảng cân đối phát sinh hàng tháng, các báo cáo tài chính theo quy định gửi về phòng tài vụ.
Hạch toán của Công ty bao gồm:
- Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ, và các khoản khác như thanh lý tài sản, từ các hoạt động tài chính.
- Chi phí bao gồm giá vốn, lương, bảo hiểm, chi phí giao dịch và các khoản khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Nộp vào ngân sách Nhà nước gồm các loại thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế nhập khẩu.
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
1. Đặc điểm chủ yếu của các mặt hàng sản xuất kinh doanh
TEKCAST là một doanh nghiệp có các sản phẩm sản xuất kinh doanh rất đa dạng, thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. Đa dạng hoá các sản phẩm trên cơ sở chuyên môn hoá đối với một số sản phẩm chính chủ yếu phục vụ ngành phát thanh truyền hình và ngành in. Các sản phẩm mũi nhọn được xác định là:
Sản xuất
- Tạo mẫu chế bản, in quảng cáo
- Sản xuất thiết bị phát thanh truyền hình
- Hoán cải đóng mới xe ôtô chuyên dùng
Kinh doanh
- Kinh doanh thiết bị vật tư ngành in.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị hình ảnh và diafilm, tổ chức triển lãm, hội chợ, thông tin quảng cáo về ngành ảnh và diafilm.
- Kinh doanh vật tư văn hoá điện ảnh, phát thanh truyền hình, điện tử, âm thanh, ánh sáng…
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2003-2006
Đơn vị: 1000VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1.Doanh thu
103.723.541
123.428.604
108.876.583
139.298.000
2.Chi phí
102.599.323
121.956.322
107.391.355
137.597.000
3.Lợi nhuận trước thuế
1.124.218
1.472.282
1.485.228
1.701.000
4.Thuế TNDN
314.781
412.239
415.864
476.280
5.Lợi nhuận sau thuế
809.437
1.060.043
1.069.364
1.224.720
Nguồn: Báo cáo Tài chính 2003-2006
Từ bảng 2.1 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm, mức độ tăng của năm 2005 có phần chậm lại hơn so với năm 2004. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2005 giảm 1.456.842.190 đồng so với năm 2004, tuy nhiên, song song với nó là việc giảm giá mua hàng, tăng các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, giảm đáng kể chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nếu so sánh giữa năm 2006 với năm 2005 ta thấy rằng doanh thu năm 2006 tăng 27,94% so với năm 2005 mà lợi nhuận chỉ tăng 14,53%. Trong khi đó doanh thu năm 2005 giảm 11,78% so với năm 2004 mà lợi nhuận lại tăng 9.321.000 đồng tức là tăng 0,88%. Mặc dù mức tăng lợi nhuận không đáng kể nhưng với mức doanh thu giảm mạnh so với năm 2004 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2005 là rất cao. Như vậy bên cạnh việc tăng doanh thu bán hàng thì muốn làm cho lợi nhuận cao Công ty phải chú trọng đến yếu tố chi phí, giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Số lượng, chủng loại các sản phẩm sản xuất kinh doanh chính trong 3 năm gần đây (2004 - 2005 - 2006) được tổng kết như sau:
Sản xuất
Tạo mẫu, chế bản, in, quảng cáo, in các xuất bản phẩm, ấn phẩm khác: 21 triệu cm2
Sản xuất: Các loại ảnh, ảnh siêu lớn dùng cho quản cáo; diafilm và các loại băng, đĩa thay cho diafilm, gia công cắt xén, kẻ giấy và sổ sách văn phòng phẩm: 1.820 triệu trang và 605 triệu tấn bao bì các loại.
Kinh doanh
Thiết bị ngành phát thanh truyền hình :
Trong đó :
- Các loại camera chuyên dùng trong phát thanh truyền hình: 1.025 bộ
- Các loại VTR chuyên dùng trong phát thanh truyền hình: 675 bộ
- Các loại Audio Mixer: 352 bộ
- Các loại thiết bị ghi âm lưu động: 215 bộ
- Các loại thiết bị phát thanh truyền hình khác: 730 bộ
- Băng chuyên dùng trong truyền hình: 197.000 chiếc
- Các hệ thống âm thanh: 395 hệ thống
- Hệ thống dựng phi tuyến tính, hệ thống thiết bị làm tin tự động, hệ thống phát hình phát sóng tự động, hệ thống chiếu phim, hệ thống sản xuất phim hoạt hình: 210 hệ thống
- Đèn sân khấu, trường quay các loại: 4.980 bộ
- Hệ thống dàn đèn, phông màn cho trường quay, hệ thống trang âm: 50 hệ thống
Vật tư, thiết bị ngành in: 46 máy
Thiết bị kiểm tra an ninh: 88 máy
Kinh doanh, hoán cải các loại ô tô chuyên dùng: 41 xe
Theo số liệu thống kê được ở trên thì lượng hàng hoá sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp chiếm phần lớn là thiết bị truyền hình.
Bảng 2.2: Tỉ suất doanh thu trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Đơn vị: 1000VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
103.723.541
123.428.604
108.876.583
139.298.000
Chi phí
102.599.323
121.956.322
107.391.355
137.597.000
Hiệu quả (%)
101,1
101,9
102,4
101,2
Nguồn: Báo cáo Tài chính 2003-2006
Bảng 2.2 cho thấy mặc dù doanh thu 2005 giảm đáng kể so với năm 2004 nhưng hiệu quả kinh doanh lại tăng, trong khi đó doanh thu 2006 tăng vọt nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm đáng kể. Điều đó nói lên tổng doanh thu chưa phải là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị mà nó còn phụ thuộc vào chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó.
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận của tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Đơn vị: 1000VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Lợi nhuận
809.437
1.060.043
1.069.364
1.224.720
Chi phí
102.599.323
121.956.322
107.391.355
137.597.000
Tỷ suất LN (%)
0,789
0,869
0.996
0,89
Nguồn: Báo cáo Tài chính 2003-2006
Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp đã bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Điều này một lần nữa khẳng định việc phấn đấu giảm chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2005, lợi nhuận của TEKCAST tăng không lớn so với năm 2004 nhưng do tìm cách giảm chi phí nên hiệu quả kinh doanh tăng lên rất lớn. Khi so sánh với năm 2003, xét về số tuyệt đối thì chi phí kinh doanh thậm chí còn tăng nhưng lợi nhuận thu được cũng tăng 259.927.000 đồng. Chi phí kinh doanh giảm được là do rất nhiều nguyên nhân, do công tác tổ chức tạo nguồn tốt, năng suất lao động tăng…
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn đảm bảo tình hình tài chính trong sạch, lành mạnh, đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, đó là các khoản thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập và các khoản thuế khác theo quy định của Nhà nước. Qua tất cả các đợt thanh tra và kiểm toán TEKCAST luôn được kết luận là đơn vị có tình hình tài chính trong sạch. Không những thế, Công ty còn có mối quan hệ tốt và luôn giữ uy tín đối với Ngân hàng giao dịch. Đảm bảo nguồn tín dụng để thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn.
III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH Ở CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
Tình hình nền kinh tế trong nước cũng như thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh của tất cả doanh nghiệp nói chung và Công ty phát triển Công nghệ và Truyền hình nói riêng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới nhưng với sự nỗ lực của mình Công ty đã phấn đấu không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh, từng bước khắc phục khó khăn và đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và thu được lợi nhuận cao. Là một doanh nghiệp thương mại chủ yếu tập trung vào hoạt động nhập khẩu, Công ty phát triển Công nghệ và Truyền hình đã thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu đem lại hiệu quả cao.
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty giai đoạn 2003-2006
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Kim ngạch NK TBPTTH
3.852.589
4.371.841
4.246.187
5.876.634
Tổng kim ngạch NK
4.314.209
4.957.601
4.576.740
6.422.550
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2003-2006
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình so với tổng kim ngạch nhập khẩu
Qua 4 năm gần đây nhất, kim ngạch nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty lần lượt là: Năm 2003 là 3.852.589 USD, năm 2004 là 4.371.841 USD, năm 2005 là 4.246.187 USD, năm 2006 là 5.876.634 USD. Như vậy kim ngạch nhập khẩu năm 2004 tăng so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 lại giảm, và tăng lên cao vào năm 2006.
Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu tăng 519.252 USD tức tăng 13,48% so với năm 2005. Năm 2005 lại giảm so với 2004 là 125.654 USD tức là giảm 2,87%. Đến năm 2006 tăng 1.630.447 USD tức là tăng 38,4%.
Hoạt động chính của Công ty là hoạt động nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu của Công ty cũng biến động thất thường tuỳ vào tình hình biến động của thị trường trong từng giai đoạn. Ngoài các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thiết bị phát thanh truyền hình thì Công ty cũng nhập khẩu các vật tư, thiết bị ngành in, thiết bị kiểm tra an ninh… với khoảng 20% - 30% kim ngạch nhập khẩu toàn Công ty.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty, chúng ta sẽ đi vào phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo các mặt hoạt động.
1. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình theo mặt hàng nhập khẩu
Bảng 2.5: Kim ngạch các mặt hàng thiết bị phát thanh truyền hìnhnhập khẩu của Công ty giai đoạn 2003-2006
Năm
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
1.Camera
953.000
1.003.040
932.210
1.490.325
2.VTR
816.520
925.037
930.000
1.075.000
3.Thiết bị ghi âm lưu động
250.000
305.702
340.052
780.075
4. Đèn sân khấu và hệ thống âm thanh
373.760
303.000
296.767
630.000
5.Các loại thiết bị PTTH khác
1.459.309
1.835.062
1.747.158
1.901.234
Tổng kim ngạch nhập khẩu
3.852.589
4.371.841
4.246.187
5.876.634
Đơn vị: USD
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2003-2006
Công ty Phát triển Công nghệ và Truyền hình nhập khẩu và cung cấp chủ yếu là các sản phẩm thiết bị phát thanh truyền hình, khoảng 70% - 80% kim ngạch nhập khẩu. Những mặt hàng thiết bị phát thanh truyền hình nhập khẩu chủ yếu:
Camera chuyên dùng
VTR chuyên dùng
Thiết bị ghi âm lưu động
Đèn sân khấu và hệ thống âm thanh
Các thiết bị phát thanh truyền hình khác
Riêng hai mặt hàng camera chuyên dùng và VTR chuyên dùng chiếm khoảng 50% kim ngạch nhập khẩu các thiết bị phát thanh truyền hình, trong đó camera chuyên dùng là 25%. Kim ngạch nhập khẩu các thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty tăng qua các năm, tuy đến năm 2005 có phần chững lại. Từ năm 2003 đến năm 2006 tăng lên từ 3.852.589 USD đến 5.876.634 USD, tăng 2.024.045 USD, tức là 52.5%.
2. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình theo thị trường nhập khẩu
Từ bảng 2.6 ta thấy 3 thị trường nhập khẩu chính của Công ty là: Đức, Nhật, Mỹ, trong đó thị trường Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao, vào khoảng 30%, với các sản phẩm của các hãng như:
- Các hệ thống thu, dựng, hoà âm chuyên dụng kỹ thuật số của Hãng DIGIDESIGN – AVDI - Mỹ
- Thiết bị âm thanh chuyên dụng của hãng QSC - Mỹ, Audio Technica - Mỹ, M-Audio-Avid - Mỹ
- Thiết bị phát hình tự động của hãng Seachange - Mỹ, hãng Nverzion - Mỹ
Bảng 2.6: Các thị trường nhập khẩu chính của Công ty TEKCAST
2006
Tỷ trọng (%)
20,62
15,5
18,15
6
11,23
21,5
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2003-2006
100
Giá trị (USD)
1.623.126
910.878
1.066.609
352.598
659.946
1.263.477
5.876.634
2005
Tỷ trọng (%)
30
16,33
21,05
5,2
8,07
19,35
100
n
Giá trị (USD)
1.273.856
693.402
893.822
220.802
342.667
821.638
4.246.187
2004
Tỷ trọng (%)
29,52
14,5
19,67
5,76
10,55
20
100
Giá trị (USD)
1.290.567
633.917
859.941
251.818
461.229
874.396
4.371.841
2003
Tỷ trọng (%)
32,16
15,87
20,72
4,3
7,5
19,45
100
Giá trị (USD)
1.238.993
611.406
798.256
165.661
288.944
749.329
3.852.589
Năm
Thị trường
Mỹ
Đức
Nhật
Canada
Singapore
Các nước khác
Tổng kim ngạch
Biểu đồ 2.3: Các thị trường nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty TEKCAST
Tiếp đó phải kể đến là thị trường nhập khẩu ở châu Á gồm Nhật và Singapore, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ Singapore có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 7,5% tổng kim ngạch nhập khẩu với giá trị 288.944 USD năm 2003 lên đến 11,23% với giá trị 659.946 USD vào năm 2006. Như vậy, về mặt giá trị, kim ngạch nhập khẩu từ Singapore đã tăng lên 2,3 lần. Về thị trường châu Á thì bạn hàng lớn nhất của Công ty là Nhật Bản, với tỷ trọng nhập khẩu là 18,15% vào năm 2006, đây là một trong những thị trường nhập khẩu chính của Công ty.
Cuối cùng là thị trường Canada và các nước khác như Anh, Trung Quốc, Thái Lan… cũng cung cấp cho Công ty khối lượng sản phẩm lớn bằng khoảng 1/4 tổng khối lượng nhập khẩu toàn Công ty. Đối với Canada, Anh đều là những thị trường đầy tiềm năng mà Công ty nên tập trung khai thác và củng cố mối quan hệ bạn hàng.
Công ty có những mối quan hệ lâu năm với các hãng có uy tín trên thế giới về thiết bị phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, âm thanh, đèn ánh sáng chuyên dùng, thiết bị thu phát sóng, viba và các thiết bị hỗ trợ hệ thống: SONY, IKEGAMI, HITACHI, PANASONIC, PINNACLE, EGRIPMENT, On-Air Systems Ltd, OMNEON VideoNetworks, SCORPUS, IFF, ETC, BARCO, COMPIX, ALESIS, TEKTRONIC, JONHSON CONTROL, PE, CLEARCOM, PHILIP, SANYO, TASCAM, ROLAND, SENNHEISER, SACHTLER, VINTEN, LIBEC, SOUNDCRAFT, SYNELEC...
Đó chỉ là những thị trường nhập khẩu chính của Công ty, ngoài ra Công ty còn có quan hệ làm ăn với tất cả các nước trên toàn thế giới, cả ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi.
Đối với Công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu thì vấn đề chọn nhà cung cấp rất được chú trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh sau này. Mặt hàng thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty chủ yếu là nhập khẩu ở các nước công nghệ hàng đầu như Mỹ, Đức, Nhật, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Điều này nói lên những nỗ lực không ngừng của Công ty trong việc tìm kiếm và quan hệ với các đối tác có khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu để phục vụ tốt nhu cầu trong nước. 3. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình theo các chỉ tiêu kinh tế
3.1. Lợi nhuận nhập khẩu
Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá cơ bản hiệu quả nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty Phát triển Công nghệ và Truyền hình
Bảng 2.7:Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Đơn vị: 1000VND
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Doanh thu bán hàng nhập khẩu
75.510.738
87.436.823
76.431.361
94.026.150
Chi phí nhập khẩu
74.785.673
85.454.795
73.595.296
89.603.166
Lợi nhuận nhập khẩu
725.065
1.982.028
2.836.065
4.422.984
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2003-2006
Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả nhập khẩu của Công ty Phát triển Công nghệ và Truyền hình, là nguồn kích thích lợi ích vật chất cho sự phát triển của Công ty. Năm 2003 lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu là 725.065.000 VND. Con số này đã tăng liên tục qua các năm, năm 2004 lợi nhuận nhập khẩu tăng 173,36% so với năm 2003 trong khi doanh thu bán hàng chỉ tăng 11.926.085.000 VND tức là tăng 15,79%. Đặc biệt là năm 2005 doanh thu bán hàng nhập khẩu giảm 12,59% mà lợi nhuận mà Công ty thu được vẫn tăng 43,09%. Đến năm 2006 lợi nhuận của Công ty là 4.422.984.000 VND, tăng 5,1 lần so với năm 2003 và tăng 1,56 lần so với năm 2005. Có được kết quả này là do Công ty đã hạ thấp được chi phí nhập khẩu để tăng lợi nhuận. Tuy lợi nhuận nhập khẩu tăng nhưng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty năm 2006 lại không cao bằng năm 2005 do năm 2006 lợi nhuận của Công ty tăng là do doanh thu bán hàng nhập khẩu tăng chứ không phải do Công ty tìm được cách để giảm chi phí nhập khẩu.
Như vậy, để tăng lợi nhuận nhập khẩu Công ty bên cạnh việc tìm cách tăng doanh thu bán hàng nhập khẩu thì yếu tố quan trọng là phải tìm biện pháp giảm các chi phí liên quan. Và từ đó cho ta thấy được muốn tìm hiểu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nếu chỉ căn cứ vào lợi nhuận nhập khẩu thôi thì chưa đủ mà còn phải phân tích trong mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố doanh thu và chi phí, đ. Đây mới chính là những nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
3.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu
Đơn vị: 1000VND
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Chi phí nhập khẩu
74.785.673
85.454.795
73.595.296
89.603.166
Lợi nhuận nhập khẩu
725.065
1.982.028
2.836.065
4.422.984
TSLNNK (%)
0,97
2,32
3,85
4,94
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2003-2006
Lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí đã tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2006, điều này lý giải được rằng chi phí nhập khẩu của Công ty năm 2006 tăng nhiều so với năm 2005 nhưng về giá trị tương đối thì thực chất lại giảm xuống. Năm 2003 tỷ suất doanh lợi nhập khẩu là 0,97% có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra phục vụ cho hoạt động nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình thì thu được 0,0097 đồng lợi nhuận. Nhờ thực hiện tốt việc giảm chi phí nhập khẩu nên con số này đã tăng lên là 3,85% năm 2005 và đến năm 2006 là 4,94% gấp hơn 5 lần so với năm 2003.
3.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu. Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình đem lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu
Đơn vị: 1000VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
75.510.738
87.436.823
76.431.361
94.026.150
Lợi nhuận
725.065
1.982.028
2.836.065
4.422.984
TSLNNK theo DT (%)
0,96
2,27
3,71
4,7
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2003-2006
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình theo doanh thu của Công ty năm 2003 là 0,96% tức là cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì đem lại cho Công ty 0,0096 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận tăng hơn 2 lần vào năm 2004 và lên đến 4,7% vào năm 2006, tức là vào năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu thu được từ việc bán sản phẩm thiết bị phát thanh truyền hình thì sẽ đem về cho Công ty 0,047 đồng lợi nhuận.
3.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh
Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh
Đơn vị: 1000VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Vốn kinh doanh
4.595.403
6.088.660
15.724.088
19.832.050
Lợi nhuận nhập khẩu
725.065
1.982.028
2.836.065
4.422.984
TSLNNK theo VKD (%)
15,78
32,55
18,04
22,3
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2003-2006
Mức lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh của Công ty khá cao, năm 2004 có sự tăng đột biến, gấp hơn 2 lần năm 2003, từ 15,87% lên đến 32,55% sau đó lại giảm xuống vào năm 2005 và tăng lên đạt 22,3% năm 2006 tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2004. Điều đó nói lên rằng năm 2004 Công ty đã sử dụng vốn kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất, Công ty cần tìm cách duy trì được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 185.doc