Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm TW I

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. Một số khái niệm và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.Khái niệm 3

2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6

1. Các nhân tố khách quan 6

1.1. Nhân tố môi trường và khu vực 6

1.2. Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân 7

1.3. Nhân tố môi trường ngành 9

2. Các nhân tố chủ quan 11

2.1. Bộ máy quản trị doanh nghiệp và trình độ quản lý 11

2.2. Lao động và tiền lương 11

2.3. Tình hình tài chính và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp 12

2.4. Đặc tính sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 13

2.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu 14

2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 14

2.7. Môi trường làm việc của doanh nghiệp 15

III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16

1. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 16

1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận 17

1.2. Các chỉ tiêu về doanh lợi 17

1.3. Các chỉ tiêu khác 18

2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận 19

2.1. Hiệu quả sử dụng vốn 19

2.2. Hiệu quả sử dụng lao động 21

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TW I 22

I. Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp dược phẩm TW I 22

1. Quá trình hình thành và phát triển 22

1.1. Hoàn cảnh ra đời 22

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp 23

2. Một số đặc điểm chủ yếu của xí nghiệp 24

2.1. Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh 24

2.2. Bộ máy tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của xí nghiệp 25

2.3. Một số nguồn lực chủ yếu của xí nghiệp 29

3. Vị thế của Xí nghiệp dược phẩm TW I trên thị trường 31

II. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp dược phẩm TW I trong thời gian qua 32

1. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thời kỳ 1998-2002 32

1.1. Động thái về vốn và nhân lực 32

1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng và cơ cấu sản phẩm 36

1.3 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 38

1.3.1. Về doanh thu 38

1.3.2. Về lợi nhuận 40

2 Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 41

2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh yếu tố 41

2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 49

2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 52

3. Đánh giá chung về hoạt động của Xí nghiệp trong những năm qua 54

3.1 Những mặt thành công 54

3.2 Những mặt chưa thành công và nguyên nhân 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TWI 56

I. Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới 56

1 Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp trong thời gian tới 56

2 Phương hướng Xí nghiệp trong thời gian tới 57

II.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của

 Xí nghiệp 58

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Nhận xét của đơn vị thực tập

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm TW I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng Tài vụ - Kế toán: Trực thuộc giám đốc, có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho giám đốc cũng như các phòng ban khác có liên quan. + Phòng Tổ chức Hành chính: Trực thuộc Giám đốc, giúp Giám đốc trong công tác tổ chức quản trị nhân sự và phụ trách các vấn đề phúc lợi. + Phòng Kỹ thuật: Do Phó giám đốc khoa học - công nghệ trực tiếp phụ trách, có chức năng theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất của Xí nghiệp, chỉ đạo về các vấn đề kỹ thuật cho các phân xưởng hay bộ phận sản xuất. + Phòng Kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, hàm lượng nguyên liệu khi đưa vào pha chế cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đem đi tiêu thụ. + Phòng Kinh doanh: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đàm phán ký kết các hợp đồng với khách hàng và thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác. + Phòng Marketing: Có chức năng thực hiện các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các thông tin về nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sản phẩm. + Phòng nghiên cứu: Chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất như nghiên cứu về tá dược, nghiên cứu về tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, nghiên cứu việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao. Ngoài ra, còn một số phòng ban khác làm nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như: phòng Bảo vệ, phòng Đời sống. Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nhiệp Dược phẩm Trung Ương I như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Dược phẩm TWI Giám đốc Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc khoa học công nghệ Phòng kế toán Phòng tổ chức Phân xưởng sản xuất thuốc viên Phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh tiêm Phân xưởng cơ điện Phòng Kinh doanh Phòng Marketing Phòng Kỹ thuật Phòng Kiểm nghiệm Phòng Nghiên cứu 2.3. Một số nguồn lực chủ yếu của xí nghiệp 2.3.1. Vốn và công nghệ Tổng vốn của Xí nghiệp Dược phẩm TWI tính đến tháng12/2002 là 57.990.998.591 đồng. Trong đó vốn lưu động chiếm 67,47% trong tổng vốn và vốn cố định chiếm 32,53%. Trước đây máy móc thiết bị của xí nghiệp rất đa dạng, cả thô sơ lẫn hiện đại, nhiều kiểu, nhiều chủng loại khác nhau và được hình thành từ nhiều nguồn nên rất thiếu tính đồng bộ. Hiện nay, do cạnh tranh về chất lượng sản phẩm đã thúc đẩy xí nghiệp mua sắm thêm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, dần dần tự động hoá trong sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp cũng được đổi mới, hoàn thiện. Từ kỹ thuật chủ yếu là dựa trên các loại thiết bị nhỏ, thủ công của phòng thí nghiệm, đến nay đã phát triển thành công nghệ bào chế hoàn chỉnh. Các phân xưởng sản xuất được trang bị máy móc tương đối hiện đại với dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín. Hoạt động sản xuất của xí nghiệp được thực hiện ở ba phân xưởng sau: Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc viên Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc tiêm Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh Trong mỗi phân xưởng lại có các loại máy chuyên dụng khác nhau. Mỗi loại phục vụ cho một dây chuyền sản xuất sản phẩm riêng. Quy trình sản xuất của mỗi loại sản phẩm mặc dù không giống nhau nhưng xét về thứ tự công việc thì đều trải qua các công đoạn như sau: + Nguyên liệu sau khi xuất kho sẽ được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định rồi mới chuyển sang công đoạn pha chế. Sau khi pha chế xong, bán thành phẩm của giai đoạn này được kiểm tra lại nhằm đảm bảo đầy đủ yếu tố về tỷ lệ, thành phần, các tính chất cần thiết. Các bước kiểm tra này đều do phòng kỹ thuật tiến hành thông qua các cán bộ của phòng tại từng phân xưởng. + Sau giai đoạn pha chế, kiểm nghiệm, các loại thuốc mới được đập viên, đóng ống theo từng loại. Sau khi được trình bày xong các loại thuốc này đều được kiểm tra về mặt lý, hoá sinh thông qua các tiêu chuẩn như: độ tan, độ cứng, độ bóng, độ bông, độ sơcác công đoạn kiểm tra này đều do phòng kiểm nghiệm tiến hành trên dây chuyền kiểm tra đồng bộ. Cuối cùng là công đoạn đóng hộp, đóng lọ, ép vỉ, phân ống và trình bày sản phẩm. Sơ đồ sau đây mô tả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của phân xưởng sản xuất thuốc viên NL chính Pha chế Đập viên Đóng chai Trình bày Kiểm tra Bao bì Sấy rửa Hấp sấy, tiệt trùng Tiêu thụ Nhập kho thành phẩm Chai lọ Tẩy rửa Hấp sấy Đóng ống Hàn ống Soi ống Nguyên liệu Pha chế Tiêu thụ Nhập kho Kiểm tra Trình bày In ống Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của phân xưởng sản xuất thuốc tiêm là kháng sinh 2.3.2. Lao động Nhận thức được vai trò của nguồn lực lao động, Xí nghiệp Dược phẩm TWI luôn luôn củng cố đội ngũ lao động của mình thông qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho lao động và tuyển dụng thêm lao động mới. Vì vậy, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, với tổng số lao động hiện có là 585 người, trong đó 58 người lao động ký kết hợp đồng theo mùa vụ. Đối với ngành dược, sản phẩm không cho phép có phế phẩm và luôn phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, vì vậy đòi hỏi người lao động không những phải có trình độ mà còn cần phải có sự cần cù, tỷ mỉ, trách nhiệm, và chuyên tâm. Với tổng số 585 lao động của xí nghiệp hiện nay thì 100 người có trình độ đại học ( chiếm 17,1% trong tổng số lao động của xí nghiệp), trung cấp 105 người (chiếm 18,15% trong tổng số) và 380 người là công nhân ( chiếm 64,75% trong tổng số). Thực trạng trên cho thấy trình độ đội ngũ lao động của Xí nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của ngành này 2.3.3. Nguyên vật liệu Do đặc tính riêng có của ngành nghề sản xuất kinh doanh nên số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư, nguyên liệu là yếu tố được xí nghiệp quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục. Để sản xuất ra hơn 150 mặt hàng xí nghiệp cần rất nhiều các loại hoá chất và tá dược khác nhau, phần lớn các loại nguyên liệu là đắt đỏ, quý hiếm và phải nhập khẩu từ một số nước Châu âu và Châu á như: Pháp, Thuỵ sỹ, áo, ấn Độ ý thức được rằng việc lựa chọn người cung ứng cũng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Xí nghiệp luôn thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với những nhà cung ứng của mình . Đó là các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Công ty Dược TWI, TWII, Traphaco Đây là những bạn hàng luôn đảm bảo khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời và đạt chất lượng tốt với giá cả hợp lý. 3. Vị thế của xí nghiệp trên thị trường Xí nhiệp Dược phẩm TWI là một trong những xí nghiệp lớn nhất của ngành dược Việt Nam có tổng doanh thu năm 2001 là 163,23 tỷ đồng chiếm 5% thị phần của ngành ( Chỉ đứng sau Xí nghiệp Dược Hậu Giang có mức doanh thu 180 tỷ và Xí nghiệp Dược TW 24 có mức doanh thu 170 tỷ ). Lợi thế của xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I là một trong những xí nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, sản phẩm có uy tín, có truyền thống và được người dân cả nước biết đến, được Nhà nước ưu đãi. Hiện nay xí nghiệp là một trong những doanh nghiệp có công nghệ hiện đại nhất trong ngành dược Việt Nam và có đội ngũ lao động chuyên môn, có trình độ và kinh nghiệm. Đây là những điểm mạnh của xí nghiệp so với một số đối thủ của mình. Nhưng điểm yếu của xí nghiệp là: hệ thống phân phối không đều và kém hiệu quả, thị trường đầu ra còn nhỏ bé, thị trường xuất khẩu hầu như chưa có . Vì vậy, để củng cố vị thế của mình trên thị trường thì xí nghiệp cần có các biện pháp thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như chính sách giá cả để cạnh tranh, hoặc có các hình thức như giảm giá , chia nhỏ sản phẩm , chính sách tín dụng ưu đãi Ngoài việc cạnh tranh với các đối thủ lớn thì việc hợp tác cũng không kém phần quan trọng để nâng cao vị thế cạnh tranh của thị trường hai bên bằng cách phân chia thị trường , hợp tác trong việc cung ứng nguyên vật liệu, để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường II. hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của xí nghiệp trong thời gian (1998 -2002) 1.Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thời kỳ (1998 - 2002) 1.1. Động thái về nhân lực và vốn Vốn và nhân lực là hai yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, muốn tối đa hoá lợi nhuận thì xí nghiệp phải sử dụng yếu tố đầu vào này một cách hiệu quả. Trước hết ta phân tích tình hình lao động của xí nghiệp. Động thái về nhân lực. Trong nền kinh tế thị trường, số lượng người lao động được sử dụng trong một doanh nghiệp phụ thuộc vào mức sản lượng của doanh nghiệp, mà mức sản lượng phụ thuộc khá nhiều vào cầu của thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Tình hình sử dụng lao động của xí nghiệp được trình bày ở bảng dưới đây. Bảng 1: Tình hình lao động làm việc ở xí nghiệp thời kỳ (1998 - 2002) Đơn vị : người Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng số lao động 537 550 558 570 585 Tăng so với năm trước 2,42% 1,45% 2,15% 2,63% Hợp đồng dài hạn 497 506 510 514 523 Tỷ lệ trong tổng số 92,55% 92% 91,4% 90,2% 89,4% Hợp đồng ngắn hạn 40 44 48 56 62 Tỷ lệ trong tổng số 7,45% 8% 8,6% 9,8% 10,6% Qua bảng trên ta thấy lực lượng lao động của xí nghiệp trong những năm qua luôn có sự gia tăng. Mặc dù lượng lao động gia tăng hàng năm gồm cả người làm theo hợp đồng dài hạn và người làm theo hợp đồng ngắn hạn nhưng tỷ trọng lao động hợp đồng ngắn hạn trong tổng số lao động có xu hướng ngày càng gia tăng và ngược lại hợp đồng dài hạn của xí nghiệp ngày càng có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng số. Đây cũng là một xu hướng tiến bộ trong sử dụng nguồn nhân lực của xí nghiệp vì lao động trong ngành dược là lao động theo mùa vụ nên xí nghiệp sử dụng hợp đồng ngắn hạn sẽ tiết kiệm được tiền lương, đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Bảng 2: Cơ cấu lao động dựa theo trình độ đào tạo của xí nghiệp năm (1998 - 2002) Đơn vị: người Trình độ 1998 1999 2000 2001 2002 Đại học 81 86 88 95 100 Tỷ lệ trong tổng số 15,07% 15,63% 15,84% 16,68% 17,1% Trung cấp 87 92 95 102 105 Tỷ lệ trong tổng số 16,18% 16,73% 17% 17,9% 18,15% Công nhân 369 372 375 373 380 Tỷ lệ trong tổng số 68,75% 67,64% 67,16 65,42% 64,75% Bảng cơ cấu lao động trên cho ta thấy bắt đầu có xu hướng gia tăng số lao động có trình độ. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên tính đến năm 2002 là 100 người chiếm 18,15% trong tổng số lao động. Nhưng tỷ lệ này còn thấp so với nhu cầu của xí nghiệp. Đặc biệt tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo cơ bản tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm hơn 64,75% (tính đến năm 2002), trong đó chỉ có 50% là được đào tạo qua các lớp sơ cấp dược và trung cấp ngắn hạn, còn cơ bản là chưa được qua đào tạo. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của xí nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp nên chú trọng trong công tác đào tạo đội ngũ lao động này để ngày càng hoàn thiện đội ngũ lao động này trong xí nghiệp. Trong công tác sử dụng lao động, xí nghiệp đã bố trí sắp xếp lao động hợp lý cho từng công đoạn sản xuất, áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Hàng năm, xí nghiệp tổ chức những khoá học đào tạo, bồi dưỡng cho công nhân viên và tổ chức thi nâng cao tay nghề. Những cán bộ quản lý và những người làm công tác kỹ thuật thì hàng năm được gửi vào các trường đào tạo về chuyên môn và quản lý ở trong nước và ngoài nước. Động thái về vốn của xí nghiệp. Vốn là nguồn lực không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng sau đây cho biết tình hình biến động vốn của Xí nhiệp Dược phẩm TWI trong thời gian qua. Bảng 3: Động thái về vốn của xí nghiệp Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 Vốn cố định 15.845.759.332 18.432.165.792 18.564.328.791 18.672.159.837 18.886.435.172 Tăng so với năm trước 16,32% 0,72% 0,58% 1,04% Tỷ trọng trong tổng vốn 30,31% 32,27% 32,37% 32,4% 32,53% Vốn lưu động 36.427.891.742 38.691.152.741 38.719.442.854 38.952.147.654 39.124.563.414 Tăng so với năm trước 6,22% 0,25% 0,41% 0,44% Tỷ trọng trong tổng vốn 69,69% 67,73% 67,63% 67,6% 67,47% Tổng vốn kinh doanh 52.273.651.074 57.126.318.533 57.355.771.645 57.624.307.491 57.990.998.591 Tăng so với năm trước 9,28% 0,4% 0,47% 0,64% Qua bảng ta thấy tổng vốn kinh doanh của xí nghiệp luôn có sự gia tăng cùng với sự gia tăng của sản lượng và doanh thu, điều này chứng tỏ xí nghiệp ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tốc độ gia tăng hàng năm của vốn cố định cao hơn tốc độ gia tăng của vốn lưu động vì thời gian qua xí nghiệp mua sắm máy móc thiết bị để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt năm 1999 lượng vốn cố định tăng 16,32% do năm 1999 xí nghiệp đã mua một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại của Pháp để thay thế một số máy móc đã quá cũ và lạc hậu. Lượng vốn lưu động của xí nghiệp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn ( hơn 60 %) trong tổng vốn kinh doanh của xí nghiệp. Do quy mô sản xuất ngày càng mở rộng nên lượng vốn lưu động của xí nghiệp luôn có sự gia tăng, năm 1998 là 36,43 tỷ thì đến năm 2002 là 39,12 tỷ. Tuy vậy, tỷ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn thì có xu hướng giảm do lượng vốn cố định tăng nhanh. 1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng và cơ cấu sản phẩm Bảng 4:Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt giá trị Đơn vị: VNĐ Năm Giá trị sản lượng kế hoạch Giá trị sản lượng thực hiện Tăng (giảm) so với kế hoạch Tăng (giảm) về thực hiện so với năm trước 1998 95.000.000.000 98.762.159.844 3,96% 1999 110.000.000.000 117.854.429.763 7,14% 19,33% 2000 120.000.000.000 125.783.267.498 4,82% 6,73% 2001 140.000.000.000 145.978.624.352 4,27% 16,06% 2002 145.000.000.000 154.323.469.785 6,43% 5,72% (Theo thời giá năm 1998) Trong vòng 5 năm qua sản lượng sản xuất của xí nghiệp luôn vượt mức kế hoạch. Đặc biệt năm 1999 sản xuất vượt mức kế hoạch là 7,14% do xí nghiệp đã đổi mới một số máy móc thiết bị nên mức sản lượng thực hiện tăng so với năm 1998 là 19,33%. Sản lượng sản phẩm sản xuất của xí nghiệp qua các năm không ngừng tăng lên và tăng nhanh vào năm 2001 do trong năm này xí nghiệp áp dụng hình thức giao khoán theo sản phẩm và xí nghiệp đã đưa vào sử dụng một số máy móc thiết bị mới, hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN do đó đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Hiện nay, xí nghiệp sản xuất trên 150 mặt hàng thuốc các loại gồm các loại sau: VitaminB1 các loại bao gồm ( 10mg, 25mg, 50mg), Vitamin C các loại, VitaminB6 các loại, VitaminB12 các loại, Theophylin các loại , Cloxit các loại, Penicilincác loại, Ambicilin các loại.Dưới đây là một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp có tỷ trọng doanh thu lớn. Bảng 5: Một số sản phẩm sản xuất chủ yếu của xí nghiệp Đơn vị: Nghìn đồng Mặt hàng Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Thuốc ống VitaminB1 10.872.159.643 7,12% 12.152.469.321 7,44% VitaminB6 9.421.164.397 6,17% 10.341.152.346 6,34% VitaminB12 7.124.356.469 4,67% 9.467.821.342 5,80% Novocain 5.982.154.330 3,92% 7.693.715.217 4,71% Penicilin 6.425.644.100 4,21% 6.427.321.102 3,94% Thuốc viên Vitamin B1 10.154.236.421 6,65% 11.123.465.784 6,81% Vitamin B6 8.172.224.567 5,35% 10.072.143.554 6,17% Penicilin 9.072.156.330 5,94% 9.854.761.536 6,04% Ampicilin 8.763.254.164 5,74% 9.648.321.902 5,91% Cloroxit 8.513.462.159 5,58% 8.637.549.327 5,29% Tổng 84.500.812.580 55,36% 95.418.721.431 58,45% Nhìn chung qua bảng cơ cấu sản phẩm sản xuất của xí nghiệp ta thấy tỷ trọng trong tổng doanh thu của các mặt hàng này về mặt giá trị thì vẫn tăng cùng chiều so với doanh thu. Điều này chứng tỏ trong những năm vừa qua xí nghiệp đã tập trung vào một số mặt hàng có doanh thu lớn của xí nghiệp và còn đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất ra. Các mặt hàng có doanh thu lớn của xí nghiệp thì hầu hết đều tăng lên qua các năm. Chính vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp cần duy trì các sản phẩm có mức doanh thu cao và mở rộng sản xuất các sản phẩm có triển vọng đạt mức doanh thu lớn trên thị trường. 1.3. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 1.3.1. Về doanh thu Bảng sau đây cho biết tình hình doanh thu của xí nghiệp qua các năm. Bảng 6 : Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu Đơn vị: VNĐ Năm Doanh thu kế hoạch Doanh thu thực hiện Tăng (giảm) so với kế hoạch Tăng (giảm) về thực hiện so với năm trước 1998 100.000.000.000 104.354.872.196 4,35% 1999 120.000.000.000 121.649.783.427 1,37% 16,57% 2000 130.000.000.000 137.884.492.150 6,06% 6,73% 2001 145.000.000.000 152.649.738.910 5,28% 16,06% 2002 155.000.000.000 163.234.721.119 5,31% 5,72% Nhìn chung doanh thu thực hiện hàng năm của xí nghiệp đều vượt mức kế hoạch đề ra nhờ đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng triệt để các biện pháp kinh tế , kỹ thuật, cũng như các biện pháp tổ chức quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần, nên mức doanh thu hàng năm đều tăng và đặc biệt tăng nhanh trong năm 1999 là 16,57% và năm 2001 là 16,06% . Về hệ thống kênh phân phối của xí nghiệp hiện nay nhìn chung phát triển hơn nhiều. Để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, xí nghiệp đã xây dựng được mạng lưới phân phối gồm nhiều Đại lý, chi nhánh, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm khác nhau trên cả ba vùng Bắc , Trung, Nam. Bảng 7: Cơ cấu kênh phân phối của xí nghiệp năm 2002 Đơn vị: VNĐ Đối tượng phân phối Các công ty dược phẩm cấp I Các công ty dược phẩm cấp II Bán trực tiếp Tổng cộng Giá trị 48.970.416.336 97.940.832.672 16.323.472.111 163.234.721.119 % giá trị 30% 60% 10% 100% Nếu như trước đây khách hàng chủ yếu của xí nghiệp là các Công ty Dược phẩm cấp một ( Đại lý mẹ- là những đơn vị có doanh số mua hàng của Xí nghiệp trên 150 triệu/ tháng, và tỷ lệ chiết khấu bán hàng là 1,8%) thì hiện nay các Công ty này chỉ chiếm 30% doanh thu của xí nghiệp. Trong khi đó sự xuất hiện của các Công ty Dược phẩm cấp hai mua hàng ngày càng nhiều chiếm tới 60% doanh thu của xí nghiệp ( đây là những đại lý con- có doanh số mua hàng của Xí nghiệp 40 triệu đồng/ tháng, và tỷ lệ chiết khấu là 1,2%) , họ đã trở thành khách hàng mục tiêu của xí nghiệp. ở khâu bán hàng trực tiếp xí nghiệp tỏ ra còn rất yếu kém, vì chưa có chính sách tiếp thị thích hợp với nhóm khách hàng này vì thế chỉ chiếm 10% doanh thu. Hiện nay, thị trường chủ yếu của xí nghiệp vẫn còn nằm ở khu vực phía Bắc chiếm 59% doanh thu. Với tỷ trọng 30,5% so với doanh thu thì thị trường ở Miền Trung là thị trường lớn thứ hai. Riêng ở thị trường Miền Nam chỉ chiếm 9,5% doanh thu, lý do chủ yếu là Xí nghiệp chưa tìm được ra biện pháp để thu hút khách hàng ở khu vực này. Đặc biệt đối với công tác xuất khẩu thì chỉ chiếm 1% doanh thu mà chủ yếu là Nhà nước đặt hàng viện trợ cho các nước Châu Phi, Lào, Campuchia 1.3.2. Về lợi nhuận Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí vì, tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường. Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận thời kỳ (1998 - 2002) Đơn vị: VNĐ Năm Lợi nhuận kế hoạch Lợi nhuận thực hiện Tăng (giảm) so với kế hoạch Tăng (giảm) so với thực hiện 1998 830.000.000 846.574.321 2,00% 1999 900.000.000 901.237.842 0,14% 6,46% 2000 950.000.000 986.423.717 3,83% 9,45% 2001 1.100.000.000 1.146.872.164 4,26% 16,27% 2002 1.130.000.000 1.412.321.464 8,64% 23,15% Nhìn chung lợi nhuận của xí nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, đặc biệt trong hai năm 2001 và 2002 đã hoàn thành mức kế hoạch 4,26% và 8,64% vì trong thời gian này xí nghiệp đã thực hiện chiến lược hạ giá thành, tăng doanh thu, tăng thị phần trên thị trường. Và hàng năm lợi nhuận của xí nghiệp đều tăng so với năm trước đây, điều này không phải bất cứ một doanh nghiệp Nhà nước nào cũng làm được. Đặc biệt năm 2001 và năm 2002 lợi nhuận của xí nghiệp tăng so với năm trước là 16,27% và 23,15% đây là một mức tăng rất cao sở dĩ đạt được kết quả này do trong năm 2001 xí nghiệp đã hoàn thành và đi vào sử dụng một số phân xưởng theo tiêu chuẩn GMP (đây là tiêu chuẩn chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc). Việc đưa vào sử dụng những phân xưởng theo tiêu chuẩn GMP cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của xí nghiệp, tăng doanh thu của xí nghiệp do đó làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây xí nghiệp làm ăn luôn luôn có lãi (ở Việt Nam hiện nay trong tổng số các doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 40% các doanh nghiệp làm ăn có lãi và 40% khi lỗ khi lãi, 20% làm ăn luôn luôn bị thua lỗ). 2. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các yếu tố 2.1.1. Hiệu quả sử dụng yếu tố lao động Bảng 9: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động của Xí nghiệp Dược phẩm TWI thời kỳ (1998 - 2002) Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị sản xuất 98.762.159.844 117.854.429.763 125.783.267.498 145.978.624.352 154.323.469.785 Tổng doanh thu 104.354.872.196 121.649.783.427 137.884.492.150 152.649.738.910 163.234.721.119 Tổng lợi nhuận 846.574.321 901.237.842 986.423.717 1.146.872.164 1.412.321.464 Tổng lao động 537 550 558 570 585 Năng suất lao động 183.914.637 214.280.781 225.418.042 256.102.850 263.800.803 Tỷ lệ tăng 16,51% 5,2% 13,61% 3,01% Lợi nhuân/1 laođộng 1.576.488 1.638.614 1.767.784 2.012.056 2.414.225 Tỷ lệ tăng 3,94% 7,88% 13,82% 19,99% Doanh thu/1 lao động 194.329.371 222.181.424 247.104.828 267.806.559 279.033.711 Tỷ lệ tăng 13,82% 11,72% 8,38% 4,19% Qua bảng ta thấy chỉ tiêu năng suất lao động của xí nghiệp nhìn chung đều tăng lên qua các năm. Xí nghiệp đã mua sắm một số máy móc thiết bị và áp dụng công nghệ hiện đại. Tới năm 2000 là 225.418.042 đồng tăng 5,2% so với năm 1999 và cho tới năm 2001 đă đạt 256102.850 đồng tăng 13,61% so với năm 2000. Xí nghiệp đã thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đối với người lao động cùng với việc đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống chỉ tiêu GMP trong những năm gần đây. 2.1.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ Xí nhiệp Dược phẩm TWI là một loại hình của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên TSCĐ chiếm một tỷ trong tương đối lớn trong tổng tài sản của xí nghiệp. Bảng 10 :Thực trạng TSCĐ cửa xí nghiệp thời kỳ (1998 - 2002) Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nguyên giá 25.523.604.764 30.008.588.922 31.551.964.233 32.792.591.993 34.330.758.399 Giá trị khấu hao 9.677.845.432 11.576.423.130 12.987.635.442 14.120.432.156 15.464.323.227 Gia trị còn lại 15.845.759.332 18.432.165.792 18.564.328.791 18.672.159.837 18.866.435.172 Từ số liệu trên bảng ta có thể tính toán được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm như sau: Sức sản xuất của VCĐ Tổng doanh thu Tổng giá trị VCĐ = + 104.354.872.196 15.845.759.332 Năm 1998: 18.432.165.792 Năm 1999: 121.649.783.427 18.564.328.791 Năm 2000: 18.672.159.837 Năm 2001: 152.649.738.910 163.234.721.119 18.866.435.172 = 6,586 = 6,600 = 7,427 = 8,175 = 8,652 Năm 2002: 137.884.492.150 Bảng 11: Tốc độ tăng về sức sản xuất của VCĐ Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sức sản xuất của VCĐ 6,586 6,600 7,427 8,175 8,652 Tăng so với năm trước 0,216% 12,539% 10,069% 5,833% Từ số liệu tính toán cho thấy sức sản xuất của VCĐ của xí nghiệp ngày càng tăng qua các năm. Sức sinh lời của VCĐ Tổng lợi nhuận Tổng giá trị VCĐ = 846.574.321 15.845.759.332 Năm 1998: = 0,053 18.432.165.792 Năm 1999: 901.237.842 = 0,049 18.672.159.837 Năm 2001: 1.146.872.164 = 0,061 1.412.321.464 18.866.435.172 = 0,075 Năm 2002: 18.564.328.791 Năm 2000: = 0,053 986.423.711 Bảng 12: Tốc độ tăng về mức sinh lời của VCĐ Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sức sinh lời của VCĐ 0,053 0,049 0,053 0,061 0,075 Tăng so với năm trước -8,481% 8,673% 15,594% 21,877% Sức sinh lời của VCĐ năm 1999 bị giảm so với năm 1998 là 8,481% vì trong năm này mức tăng của VCĐ lớn hơn mức tăng của lợi nhuận do việc mua sắm một lượng lớn máy móc thiết bị để đổi mới công nghệ sản xuất. Từ năm 2000 đến năm 2002 thì chỉ tiêu này lại tăng lên nhanh hàng năm, đây là một mức tăng đáng mừng. Tuy vậy, do máy móc thiết bị chiếm một tỷ lệ lớn trong VCĐ của xí nghiệp (83,33%) nhưng hệ số sử dụng máy móc thiết bị còn chưa cao, thiếu tính đồng bộ, chính sách khấu hao chậm làm cho thời gian thu hồi vốn chậm và máy móc để lâu bị lạc hậu vì, vậy làm cho hiệu quả sử dụng VCĐ vẫn chưa cao. 2.1.3. Hiệu quả sử dụng TSLĐ Bảng 13: Tình hình về TSLĐ của xí nghiệp thời kỳ (1998 - 2002) Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9483.doc
Tài liệu liên quan