Kinh tế quốc doanh được sắp xếp lại và củng cố, chú trong những ngành và lĩnh vực then chốt, mức thu hút lao động tăng ít. Kinh tế hợp tác được củng cố và phát triển theo những hình thức thích hợp, có lựa chọn kinh tế tư nhân, cá thể được đào tạo điều kiện rộng rãi, thu hút lao động lớn. Kinh tế hỗn hợp bằng liên doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp được phát triển, thu hút từ 10 - 15 tỷ Mỹ Kim vốn nước ngoài cần trên 20 vạn lao động và cần lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếu không nói là bất hợp lý (xem biểu 1).
Năm
CNKT
THCN/CNKT
CĐ - ĐH/CNKT
93 - 94
1
1,07
3,02
94 - 95
1
1,96
1,75
95 - 96
1
1,38
2,17
96 - 97
1
1,32
3,10
97 - 98
1
1,38
4,09
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển tỷ lệ này là 10 - 4 - 1. Như vậy, việc đào tạo của nước ta theo hình tháp ngược so với thế giới. Điều đó chứng tỏ đào tạo của ta chưa có chất lượng. Có thể nói những năm gần đây, xu hướng là tăng số lượng và tỷ trọng đào tạo của lao động có trình ĐH và trên ĐH, giảm tỷ trọng của lao động THCN, xu hướng này có những mặt tốt và mặt xấu: việc tăng trình độ ĐH và trên ĐH tức là chất lượng của lao động chất xám đã tăng lên, tăng lên trong nghiên cứu KH, trong quản lý và trong sự nghiệp (trong sản xuất kinh doanh gián tiếp). Giảm đội ngũ công nhân kỹ thuật tức là giảm lao động trực tiếp lao động làm ra sản phẩm của xã hội gây ra mất cân đối: số người trực tiếp tham gia sản phẩm ít, còn số người đứng gián tiếp lại nhiều.
Một cơ cấu hợp lý là phải có hình chóp, số người có trình độ cao thì càng ít (đỉnh hình chóp) còn dưới hình chóp là người có trình độ thấp hơn.
b. Số lượng người tốt nghiệp đai học trở lên so sánh giữa người kinh với người dân tộc thiểu số thì trong dân tộc thiểu số còn rất nhiều.
Tính 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, số có trình độ Đại học chỉ có 6650 người, tiến sỹ chỉ có 114 người. Trong người kinh, số lượng tương ứng là 608727; tỷ lệ tương ứng là 1,1% và 1,2% (số của dân tộc thiểu số so với số người kinh). Số sinh viên người dân tộc thiểu số ở các trường Đại học niên khoá 1993 - 1994 chỉ có 207 người. (Nguồn từ Đề tài, "Cung cầu lao động có trình độ cao và các chính sách điều tiết")
c. Về cơ cấu theo lĩnh vực đào tạo.
Về cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo lĩnh vực hiện nay, một vấn đề nổi lên là nhiều ngành văn hoá, khoa học và công nghệ thiết yếu chưa có hoặc thiếu nhiều cán bộ sau Đại học, có nhiều ngành trong các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật... chưa có người được đào tạo sau đại học. Trong tất cả những ngành này đều thiếu những người có khả nưang tìm tòi, khám phá ra những phát minh, sáng chế mới. Đại đa số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chưa phát huy được hết khả năng, năng lực của mình trong công việc. Số lượng cung cấp thì rất lớn nhưng chất lượng đáp ứng được yêu cầu lại rất ít.
d. Cơ cấu theo độ tuổi.
Hiện nay độ tuổi của những người có trình độ đại học trở lên rất cao, lực lượng trẻ có rất ít, nhất là số có trình độ sau đại học và có học hàm. Nói chung là 20% cán bộ có trình độ đại học, 32% tiến sỹ, 63% tiến sỹ khoa học đã trên 50 tuổi. Số cán bộ giảng dạy thâm niên trên 20 năm chiếm 29,28%, số cán bộ giảng dạy Đại học và cao đẳng, ở độ tuổi dưới 35 chiếm 51,65%.
e. Cơ cấu theo giới.
Về cơ cấu theo giới của đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vấn đề nổi bật hiện nay là lao động càng ở trình độ cao thì tỷ lệ nữ giới càng chiếm tỷ lệ nhỏ.
Mặc dù chiếm một tỷ lệ trong các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế xã hội nhưng lao động có trình độ nữ không thua kém gì so với nam giới. Lao động nữ có khả năng tiếp thu và phát huy khả nưng của mình chẳng kém gì nam giới. Vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích và ưu đãi với lao động nữ thật phù hợp. Góp phần thực hiện chiến lược "dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, công bằng".
2.3. Chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Chúng ta đã biết rằng, sinh viên là những người có vai trò quan trọng, là lực lượng lao động năng động nhất, có trình độ học vấn nhạy cảm với thời cuộc và những biến động xã hội, là lớp người có khả năng phân tích, xem xét cuộc sống và xã hội. Là nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho các cơ quan, các đơn vị kinh tế, là những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo có hệ thống trên nhiều lĩnh vực khoa học.
Thời gian qua, sinh viên đã từng bước phát huy được những thế mạnh của mình, để thực hiện mình sẽ là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nòng cốt là người chủ tương lai của đất nước. Trong sinh viên xuất hiện nhiều phong trào học tập ngoại ngữ, tin học, vi tính... đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ, chăm học, ham hiểu biết, nghiên cứu. Nhiều sinh viên đã đạt được các thành tích cao trong các kỳ thi toàn quốc và quốc tế. Nhiều sinh viên đã năng động hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Chúng ta thấy được sự cố gắng rất to lớn của Đảng Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp trồng người, đã từng bước đáp ứng phần nào về yêu cầu lao động trong số này đã phát huy được vai trò của mình, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay công tác nghiên cứu, công tác quản lý... nhiều người đã bằng chính sức lực của mình vươn lên thành những chuyên gia những nhà quản lý những nhà kinh doanh giỏi, làm giàu cho chính mình, cho đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mà đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chưa thật sự phát huy hết vao trò của mình, chưa có được những yêu cầu về chất lượng, về số lượng mong muốn.
Thứ nhất là do hệ thống GD - ĐT còn rất nhiều hạn chế, chưa đào tạo được đông đảo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thật cao có năng lực, trí tuệ cao trong lao động.
Thứ hai do những chính sách chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với đội ngũ lao động này chưa hợp lý, chưa đảm bảo được về đời sống vật chất cho họ để họ dốc hết năng lực, tâm huyết của mình vào sáng tạo.
Thứ ba do còn ảnh hưởng nhiều củan cơ chế quản lý bao cấp trớc đây, đã ăn sâu vào tư tưởng, suy nghĩ của nhiều người của nhiều đơn vị kinh tế.
II. Cầu và các nhân tố tác động tới cầu
1. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sự phân bố ở nước ta hiện nay.
1.1. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Nước ta có nguồn nhân lực rất dồi dào để bổ xung cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Điều đó được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau:
Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực không ngừng phát triển. Số học sinh tốt nghiệp PTTH tăng mạnh. Năm 1995 có 83 ngàn học sinh. Năm 1998 đạt tới 1,39 triệu học sinh, tăng 60%. Dự kiến đến năm 2010 là 2,37 triệu (10). Nguồn nhân lực trẻ chiếm 65,2% dân số trong độ tuổi từ 16 - 35 khoảng 26 triệu người. Những năm gần đây số lượng công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo kỹ thuật, tay nghề ở các trường dạy nghề chính quy tăng 2,3 lần từ năm 1994 - 1998. Tuy tăng như vậy nhưng so với những năm 1985 - 1986 vẫn chưa bằng. Sự gia tăng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sựn phát triển của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong những năm tới.
Tính đến năm năm 1995, cả nước có khoảng 2,7 triệu lao động đã được đào tạo kỹ thuật tay nghề ở các trường dạy nghề và đào tạo tại chỗ. Theo dự báo số lượng này sẽ tăng lên 19,7 triệu người vào năm 2010. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ, còn thiếu các số liệu đầy đủ như số lượng, chất lượng, những biến động.
1.2. Tình hình phân bố lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay.
a. Tình hình phân bố theo vùng.
Thực trạng của sự phân bố đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thời gian qua và nay là tập trung quá lớn ở các thành phố lớn. Điều đó gây nên sự mất cân đối giữa các vùng một cách sâu sắc, nhiều vùng, nhiều địa phương lại không đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, đã gây ra tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao giữa các vùng, gây lên sự lãng phí rất lớn. Đội ngũ lao động này chủ yếu tập tung ở các thành phố như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Nam Đà Nẵng... ở Hà Nội lực lượng lao động khoa học kỹ thuật chiếm 12,74% lao động của cả nước. Riêng số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 18,17%. Tỷ lệ này tương ứng ở TPHCM là 9,45% và 13,96%; Hải Phòng là 3,98% và 3,58%; Quảnh Nam - Đà Nẵng là 2,31% và 3,01%; ở Lai Châu là 0,42% và0,27%; ở Minh Hải là 0,45% và 0,45%.
b. Tình hình phân bố theo ngành.
Cùng với số người được tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước, việc phân bố, sử dụng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất hợp lý giữa các ngành. Lực lượng lao động này tập trung ở khu vực phi vật chất và hầu hết các cơ quan trung ương mà chủ yếu là khối sự nghiệp nghiên cứu và giáo dục đào tạo. Vì vậy bên cạnh dôi dư lực lượng lao động chất xám ở các cơ quan xí nghiệp thì những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội vẫn còn thiếu nhất là những ngành xã hội cơ bản hay khai thác.
c. Tình hình phân bố theo thành phần kinh tế.
Mặc dù nền kinh tế đã chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp với thành phần kinh tế quốc doanh là chủ yếu sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã qua hơn 15 năm, nhưng cho đến nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao trong các doanh nghiệp Nhà nước. Có tới 80,43% số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở thành phần kinh tế Nhà nước. Kế tiếp là ở thành phần kinh tế tập thể 10,71%.
2. Thực trạng về việc làm và sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay.
2.1. Thực trạng việc làm.
Năm 1998 được ghi nhận là một năm đầy biến động của thị trường lao động. Nổi bật là việc các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiến hành sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn tới một bộ phận lớn lao động không có việc làm. Tiếp đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp thuộc các loại hình khác phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động do gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Người lao động bị nghỉ việc hàng loạt. Ngoài ra, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng cùng với thiên tai liên tiếp xảy ra như lũ lụt, hạn hán đã tác động mạnh tới sản xuất nông lâm, ngư nghiệp khiến tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm số lượng lớn lan rộng tới các vùng nông thôn và miền núi...
Đối với lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng cùng chung tình trạng, nhưng so với cả nước thì có thấp hơn. Như phân tích ở trên, do sự phân bố giữa các ngành nghề, các vùng còn thể hiện sự mất cân đối và bất hợp lý, chỗ thì dư thừa, chỗ thì thiếu, nhiều chỗ đang có nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao xong vẫn không đáp ứng được. Ví dụ như khu chế xuất Tân Thuận cần tuyển 150000 công nhân bậc cao nhưng chỉ đáp ứng nổi 3000 lao động này. Tình hình việc làm của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được biểu hiện dưới sơ đồ sau:
Hiện tượng thất nghiệp trong giới có học ngày nay có xu hướng ngày càng mở rộng ở khu vực thành thị. Đó là hiện tượng số học sinh tốt nghiệp các trường đại học không muốn xa thành phố hoặc không chấp nhận việc làm có thu nhập thấp. Theo báo cáo hằng năm có khoảng hàng ngàn học sinh tốt nghiệp ra trường, chen nhau tìm việc làm ở Hà Nội, thành phố HCM,... nhưng không tìm được việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp. Thậm chí ở thành phố Hồ Chí Minh hàng vài trăm bác sỹ không có việc làm. Trong khi đó các vùng nông thôn miền núi lại thiếu nghiêm trọng lao động khoa học kỹ thuật. Số này ở thành thị muốn có việc làm với thu nhập cao, phải học thêm ít nhất 2 - 3 bằng nữa như ngoại ngữ, sử dụng vi tính, biết lái xe... để thi tuyển vào các văn phòng đại diện của các Công ty nước ngoài...
2.2. Thực trạng sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Theo kết quả điều tra tại một số cơ sở về việc sử dụng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngành nghề của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn nổi lên nhiều vấn đề bất hợp lý. Tỷ lệ lao động được sử dụng đúng ngành nghề và trình độ đào tạo còn rất thấp: Kết quả điều tra mẫu của đề tài KT 08.14 cho thấy tại nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo trong số 102 cán bộ khoa học kỹ thuật được điều tra thì chỉ có 42 người là được sử dụng đúng nghề và trình độ chuyên môn, chiếm 42/102. Hay tại Công ty xây dựng điện I, trong số 307 cán bộ khoa học kỹ thuật thì chỉ có 126 người được sử dụng đúng nghề đúng trình độ chuyên môn, chiếm 126/307. Như vậy, việc sử dụng lao động chất xám hiện nay phần đông là không đúng nghề và đúng trình độ chuyên môn. Tình trạng này không những phổ biến tại các doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước mà còn phổ biến tại khá nhiều các doanh nghiệp tư nhân.
Số cán bộ có trình độ Đại học, trên đại học đều chỉ làm việc tại cơ quan mình và phần lớn là tiến sỹ, phó tiến sỹ ở Hà Nội lị giữ chức vụ lãnh đạo, thời gian làm công tác quản lý chiến tới 80 - 85% quỹ thời gian. Do đó khả năng chuyên môn được phát huy khá ít. Trong cùng một lĩnh vực chuyê môn số tiến sỹ thực sự làm chức năng lãnh đạo tập thể, công tác nghiên cứu khoa học của ngành mình chưa nhiều.
Tóm lại, việc sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn nhiều bất hợp lý giữa công việc với trình độ chuyên môn gây ra một sự lãng phí sức lao động. Giải pháp cho vấn đề này là một công việc rất khó khăn, phức tạp, bởi vì đội ngũ này hiện nay đông nhưng chất lượng thực sự lại rất thấp cho nên phương hướng chính đó là phải nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ lao động có trình độ chuyê môn kỹ thuật cao đồng thời làm công tác điều tiết lao động giữa các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế...
3. Sự dịch chuyển đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và tác động của nền kinh tế thị trường đến sự dịch chuyển.
3.1. Sự dịch chuyển đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
a.Sự dịch chuỷen theo thành phần kinh tế.
Sự dịch chuyển của đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo thành phần kinh tế xuất hiện vào những năm 1989 - 1990. Khi nước ta tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần. Một bộ phận công nhân kỹ thuật bậc cao, có nhiều năm công tác tuổi đời khá cao, sức khoẻ hạn chế đã xin ra khỏi các doanh nghiệp Nhà nước, sang làm việc tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, hoặc tự tạo dựng việc làm cho bản thân và gia đình.
Một số doanh nghiệp Nhà nước lại tiến hành liên doanh với nước ngoài. Khi đó, đại bộ phận công nhân có tay nghề bậc cao trong doanh nghiệp được chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh. Do được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, công nghệ sản xuất đổi mới, hệ thống dây chuyền tự động hoá cao, nhiều công nhân kỹ thuật bậc cao không còn thích hợp, đặc biệt là yêu cầu về sức khoẻ, sự dẻo dai, tinh nhanh... Khi đó số công nhân này sẽ là sự yếu kém cho các doanh nghiệp liên doanh. Một số được các doanh nghiệp linh hoạt tạo nguồn vốn, giải quyết cho về theo chế độ thoả thuận. Một số phải nhờ hoặc một số tự bản thân thương lượng xin chuyển ra khỏi doanh nghiệp. Số công nhân bậc cao còn đủ sức khoẻ, đảm đương được công việc mới sẽ được doanh nghiệp đào tạo thêm để phát huy tay nghề.
b. Sự dịch chuyển theo vùng.
Sự dịch chuyển lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo vùng phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng, mức độ phát triển kinh tế của các khu vực, các tỉnh, các khu công nghiệp.
ở các khu vực phía Bắc, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở một số tỉnh đã chuyển dịch về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bởi vì, nơi đây là nơi tập chung nhiều tiềm lực về kinh tế, tiếp thu nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. ở đó họ có thể phát huy hết mọi khả năng của mình, có điều kiện tiếp cận và học hỏi thế giới.
Cũng như vậy, ở khu vực phía Nam, lực lượng động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở một số tỉnh chuyển dịch về TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... chuyển dịch về các các khu vực công nghiệp, khu chế xuất.
c. Sự chuyể dịch theo ngành.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo ngành ở nước ta đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng bổ sung theo ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ngành nông - Lâm nghiệp sẽ giảm dần từ 63% (2000) xuống 20% (2020). Công nghiệp - xây dựng tăng từ 20% (2000) lên 40% (2020).
Sự chuyển dịch có cấu trạo lao động này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhiều cơ hội chuyển đổi chỗ làm việc, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tạo ra sự chuyển dịch lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao từ ngành này sangn ngành kia và dịch chuyển trong phạm vi từng ngành. Hiện nay, ngành điện tử và điện, ngành kỹ thuật hoá chất, ngành chế tạo máy... đang thu hút được sự chuyển dịch của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhiều hơn.
3.2. Tác động của nền kinh tế thị trường đến sự dịch chuyển của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Khi đề cập đến nền kinh tế thị trường, một trong những nội dung quan trọng là quan tâm đến vấn đề thị trường và quy luật điều chỉnh theo quan hệ cung cầu. Thị trường sức lao động cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quan hệ cung cầu của thị trường sức lao động ở nước ta có sự can thiệp quản lý của Nhà nước đã tạo ra sự chuyển dịch của lực lượng ldd có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Điều đó được biểu hiện ở những nội dung sau:
Nền kinh tế thị trường càng phát triển và hiện đại thì mức độ cạnh tranh càng tăng, tính gay gắt quyết liệt càng cao. Các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ để giành ưu thế cạnh tranh, mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận.
Mặt khác nền kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của nền kinh tế thị trường. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong các ngành, các lĩnh vực, tập trung cho đầu tư vốn, nhanh chóng thừa hưởng các thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp.
Hiện nay ở nước ta đã có hơn 1500 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Trước tình hình đó, nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao càng lớn lao và cấp bách, chắc chắn sự chuyển dịch của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao càng mạnh mẽ và sôi động hơn.
Vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và xu thế hội nhập lao động trong khu vực và thế giới đã tạo điều kiện cho những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao học hỏi và làm việc ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển, những nước có nhu cầu tiếp cận lao động nước ngoài dưới các hình thức chuyên gia, xuất nhập khẩu lao động, nhận đấu thầu các công trình xây dựng...
Tuy vậy, việc sử dụng cán bộ khoa học và công nhân lành nghề còn tuỳ tiện là lãng phí hơn. Do chưa có nhận thức quan điểm đúng, nên việc sắp xếp bố trí và đề bạt có khi còn chưa đúng người, đúng việc, đúng năng lực và nguyện vọng. Vì vậy, nhìn chung sử dụng lao động thời gian này vẫn còn chưa thật sự có hiệu quả.
3.3. Ưu - nhược điểm của hiện tượng "chuyển dịch lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao" trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một hiện tượng đang được mọi người, mọi doanh nghiệp, mọi nhà lãnh đạo Nhà nước đặc biệt quan tâm đó là hiện tượng "Chuyển dịch lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao" từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân, các Công ty xí nghiệp liên doanh và văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Tuyệt đại đa số lớp trẻ muốn làm việc cho các Công ty liên doanh, các Công ty tư nhân, không muốn làm việc trong khu vực Nhà nước...những người có kiến thức, có khả năng, thường là lao động trẻ và ngày càng có xu hướng vào làm việc đông. Trong khi đó, không dám nói và tất cả nhưng hầu như hiện nay, tuyệt đại đa số sinh viên ra trường không muốn làm việc cho khu vực Nhà nước, không muốn tiếp tục nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ hiện đại hoặc là có trình độ kém hoặc là những người trình độ nhưng tuổi hầu như đã khá cao, chưa có chính sách tuyển dụng, đào tạo lớp cán bộ trẻ để bổ sung, nên tạo ra một sự hẫng hụt về đội ngũ lao động có trình độ này - tình trạng này đang xảy ra ở hầu hết các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn. Những người có trình độ, có thực tài thì dần dần cũng bị cuốn hút theo nền kinh tế thị trường, mà chuyển nghề, chuyển từ các Công ty Nhà nước sang các Công ty liên doanh, các tổ chức nước ngoài và các Công ty tư nhân.
Có thể nói rằng, những nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự chuyển chất xám đã nên trên đó là chính sách đãi ngộ, sử dụng cán bộ của Nhà nước và điều kiện làm việc.
Như trên đã nêu sự chênh lệch quá lớn mức thu nhập giữa lao động chất xám ở trong khu vực Nhà nước với khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là các Công ty liên doanh và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam đã là một nguyên nhân chính quyết rũ, thu hút lực lượng lao động này rời khu vực Nhà nước.
Một nguyên nhân quan trọng khác tác động tới hiện tượng chuyển dịch lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là chính sách sử dụng cán bộ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của Nhà nước trong nhiều năm qua.
Nguyên nhân nữa là do điều kiện lao động quá thiếu thốn và lạc hậu. Hiện nay tại các cơ quan Nhà nước, thiếu thốn từ sách báo, tài liệu nghiên cứu làm việc đến những trang thiết bị thiết yếu hiện nay như máy tính, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị văn phòng.
Qua phân tích và đánh giá trên, chúng ta thấy được sự dịch chuyển của nguồn lao động chất xám hiện nay là hoàn toàn biện chứng. Chúng ta phải có một quan niệm đúng đắn về hiện tượng này nởi vì chấp nhận nền kinh tế thị trường là đồng nghĩa với chấp nhận sự cạnh tranh, sức lao động là hàng hoá, có giá trị và giá trị sử dụng có thể được trao đổi trên thị trường.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch này không phải hoàn toàn là tiêu cực. Nó cũng có những ý nghĩa nhất định. Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong sự chuyển dịch này đã có điều kiện làm việc, học tập những công nghệ trang thiết bị tiên tiến của các nước phát triển. Họ có điều kiện học tập được tác phong làm việc, tác phong công nghiệp hoá. Làm việc với các liên doanh nước ngoài, trước hết giải quyết được vấn đề về thu nhập. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn khó khăn, vấn đề thu nhập của người dân cũng là một chuyện mà Nhà nước cần phải xem xét. Làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài, không chỉ là làm giàu cho họ mà cũng chính là làm giàu cho chính đất nước mình.
4. Nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
4.1. Về cơ cấu ngành kinh tế.
Từ nền kinh tế dựa trên cơ sở nông nghiệp lạc hậu chuyển dần sang phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến tài nguyên (khai thác, lọc và hoá dầu), phát triển ngành điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành dịch vụ dịch vụ, giao thông vận tải thông tin liên lạc... Một số ngành công nghiệp trọng điểm và dịch vụ sẽ phát triển với tốc độ trên 10%/năm.
Biểu đồ: Cơ cấu lao động theo ngành của Việt Nam (%)
Năm
Nông lâm
CN - XD
Dịch vụ
2000
63
20
17
2010 (dự đoán)
38
33
29
2020 (dự đoán)
20
40
40
4.2. Về cơ cấu thành phần kinh tế.
Kinh tế quốc doanh được sắp xếp lại và củng cố, chú trong những ngành và lĩnh vực then chốt, mức thu hút lao động tăng ít. Kinh tế hợp tác được củng cố và phát triển theo những hình thức thích hợp, có lựa chọn kinh tế tư nhân, cá thể được đào tạo điều kiện rộng rãi, thu hút lao động lớn. Kinh tế hỗn hợp bằng liên doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp được phát triển, thu hút từ 10 - 15 tỷ Mỹ Kim vốn nước ngoài cần trên 20 vạn lao động và cần lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
4.3. Về cơ cấu công nghệ.
Công nghệ truyền thông phải được hiện đại hoá cần thiết, một số đơn vị đi vào các ngành công nghệ hiện đại như lọc, hoá dầu, điện tử, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, phải cần đến hàng vạn cán bộ và công.
Như vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nước ta tất yếu sẽ hình thành những ngành mũi nhọn như khai thác và chế biến dầu khí cả ở phái nam và phía Bắc, khai thác và chế biến một số khoáng sản và tài nguyên biển. Một số ngành dịch vụ như du lịch quốc tế, vận tải quốc tế, một số ngành công nghệ cao như điện tử, vật liệu mới, chế biến nông lâm sản và thực phẩm. Đòi hỏi bám sát trình độ khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới, phải đào tạo 1-2 triệu kỹ sư, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ cao, không chỉ cho thành phần quốc doanh mà cả cho kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế hỗn hợp liên doanh.
Từ nay đến năm 2010, thị trường sức lao động sẽ được phát triển và mở rộng, nhưng cũng trong thời gian này, mỗi năm vẫn bình quân có xấp xỉ 1 triệu người đến tuổi lao động. Vì vậy việc đào tạo nghề, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không dừng lại ở số lao động có việc làm hiện tại mà còn phải thực hiện cả đối với người sắp bước vào tuổi lao động.
III. Hệ thống chính sách tác động đến cung cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay.
1.Chính sách về giáo dục đào tạo.
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 502.DOC